Tải bản đầy đủ (.doc) (136 trang)

Luận văn thạc sĩ xây dựng đảng-phát triển tổ chức đảng trong các doanh nghiệp tư nhân ở tỉnh hà giang giai đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.95 MB, 136 trang )

1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Một trong những thành tựu to lớn của công cuộc đổi mới 25 năm qua ở
nước ta là đã hình thành một nền kinh tế đa thành phần, trong đó “Kinh tế tư
nhân có vai trị quan trọng, là một trong những động lực của nền kinh tế”. Từ
năm 2000 trở lại đây, đặc biệt từ khi có Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5
của Ban Chấp Hành Trung ương khoá IX (3-2002) về tiếp tục đổi mới cơ chế,
chính sách, khuyến khích và tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân, Đại hội
X và những tư tưởng chỉ đạo của Hội nghị Trung ương 6, khố X là tiếp tục
kiện tồn hệ thống tổ chức cơ sở đảng, Tăng cường công tác kết nạp đảng và
thành lập tổ chức đảng ở các doanh nghiệp tư nhân, khu vực kinh tế tư nhân
đã có những bước đổi mới, đóng góp ngày càng nhiều vào sự nghiệp phát
triển kinh tế- xã hội của đất nước, khẳng định vai trị động lực của mình trong
q trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố, hội nhập quốc tế của Việt Nam.
Nhận thức rõ hơn về vai trò của kinh tế tư nhân, Đảng ta đã ra những
văn bản Nghị quyết lãnh đạo, chỉ đạo để khuyến khích tạo điều kiện phát triển
kinh tế tư nhân. Một trong những bước đột phá về đổi mới tư duy của Đảng
có sự đổi mới tư duy về vấn đề đảng viên làm kinh tế tư nhân ngày càng phù
hợp với thực tiễn chung của nền kinh tế - xã hội nước ta. Điều đó khơng chỉ là
chủ trương đúng cả về lý luận, thực tiễn mà còn là chủ trương hết sức quan
trọng cho chính bản thân đảng.
Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, phát triển kinh tế nhiều thành
phần, định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN), mở cửa hội nhập quốc tế, trong
những năm qua, nhất là 10 năm gần đây, các DNTN (DNTN), công ty trách
nhiệm hữu hạn (TNHH), công ty cổ phần tư nhân ở Hà giang phát triển
nhanh, đa dạng về hình thức tổ chức, quy mơ, ngành nghề và lĩnh vực SXKD
góp phần giải quyết việc làm cho hàng loạt lao động, góp phần phát triển kinh
tế - xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hố đất nước. Sự phát triển
bền vững của các DNTN phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có vai trị của



2
tổ chức đảng (TCĐ) trong doanh nghiệp. Thực tế cho thấy, nhiều DNTN có
TCĐ và đảng viên tiên phong, gương mẫu thì doanh nghiệp phát triển ổn
định, quyền lợi của người lao động được bảo đảm tốt, mâu thuẫn phát sinh
giữa người lao động và người sử dụng lao động được giải quyết kịp thời và
hiệu quả.
Mặc dù đã có sự phát triển các loại hình doanh nghiệp nhưng với quy
mơ sản xuất, kinh doanh cịn nhỏ lẻ, đơn điệu, sức cạnh tranh về sản phẩm,
hàng hoá và cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cịn thấp, chưa có nhiều sản
phẩm tạo thương hiệu trên thị trường, tính chun mơn hố ngành nghề chưa
cao. Trong quá trình SXKD, một số DNTN bộc lộ những hạn chế như tự phát,
coi trọng lợi ích cá nhân nên có biểu hiện kinh doanh khơng lành mạnh, hàng
kém chất lượng, trốn lậu thuế, gian lận thương mại, huỷ hoại môi trường sinh
thái, vi phạm hợp đồng lao động, ít chú ý đến cải thiện điều kiện lao động, nơi
ăn ở của công nhân và người lao động. Điều đó khơng chỉ gây thiệt hại về
kinh tế mà cịn tác động tiêu cực tới mơi trường văn hoá - xã hội. Từ thực tế
hoạt động của DNTN và từ những khó khăn trên ở tỉnh Hà Giang đang đặt ra
nhiều vấn đề cần nghiên cứu và giải quyết nhằm định hướng cho các DNTN
hoạt động đúng hướng, có hiệu quả, phát huy vai trị của DNTN đóng góp
nhiều hơn nữa vào sự phát triển kinh tế - xã hội, phát huy tiềm năng, lợi thế
của tỉnh Hà Giang; đồng thời hạn chế và loại trừ các tiêu cực trong quá trình
hoạt động của các DNTN.
Quan điểm của Đảng ta khẳng định, ở đâu có quần chúng thì ở đó cần
phải có sự lãnh đạo của Đảng bằng tổ chức và bằng đội ngũ đảng viên; xác
định phát triển kinh tế là trọng tâm, xây dựng đảng là nhiệm vụ then chốt.
Quán triệt quan điểm đó, ngày 23-01-1996 Bộ chính trị (khố VIII) đã ra Chỉ
thị 07-CT/TW “Tăng cường cơng tác xây dựng Đảng, các đồn thể nhân dân
trong các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài” Và
Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương (khoá IX) đã ra Nghị quyết “

Tiếp Tục đổi mới cơ chế chính sách, khuyến khích và tạo điều kiện phát triển


3
kinh tế tư nhân”, trong đó chỉ rõ “ Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, phát
huy vai trò của mặt trận tổ quốc, các đoàn thể nhân dân và các hiệp hội doanh
nghiệp đối với việc phát triển kinh tế tư nhân”. Đại hội X và những tư tưởng
chỉ đạo của Hội nghị Trung ương 6, khoá X là tiếp tục kiện toàn hệ thống tổ
chức cơ sở đảng. Tiếp đó, ngày 29/7/2010, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã
có kết luận số 80-KL/TW về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chỉ thị số 07CT/TW của Bộ Chính trị (khố VIII) trong tình hình mới. Xác định vị thế
pháp lý, thể chế hố về mặt nhà nước vai trị, chức năng, nhiệm vụ của các
loại hình cơ sở. Chú ý xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong các doanh nghiệp
cổ phần, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tổ
chức cơ sỏ đảng ở vùng sâu, vùng xa. Tập trung củng cố các cơ sở yếu kém.
Tăng cường công tác kết nạp đảng và thành lập tổ chức đảng ở các doanh
nghiệp tư nhân. Như vậy, phát triển các DNTN là hướng quan trọng để phát
triển kinh tế đất nước, muốn cho các DNTN hoạt động có hiệu quả, vấn đề là
phải xây dựng, phát triển TCĐ trong các DNTN vững mạnh, đủ sức lãnh đạo
doanh nghiệp phát triển theo định hướng XHCN. Quán triệt đường lối, quan
điểm của Đảng, trong những năm qua Tỉnh Hà Giang đã đề ra nhiều chủ
trương, biện pháp nhằm phát triển các TCĐ trong các DNTN. Nhờ vậy mà
công tác phát triển TCĐ trong các DNTN đã đạt được những kết quả nhất
định. Số lượng TCĐ và đảng viên trong các DNTN được tăng lên. Nhiều TCĐ
đã thể hiện được vai trị, đóng góp tích cực vào sự phát triển của doanh
nghiệp được chủ doanh nghiệp tin tưởng tạo điều kiện thuận lợi trong tổ chức
hoạt động.
Tuy nhiên, công tác phát triển TCĐ trong các DNTN ở Hà Giang cịn
nhiều yếu kém cần phải khắc phục. Nhìn chung việc thành lập TCĐ trong các
DNTN còn chậm, số lượng TCĐ và đảng viên trong các DNTN còn chiếm tỉ
lệ thấp so với số lượng doanh nghiệp, số người lao động trong các doanh

nghiệp và chưa tương xứng với sự phát triển của doanh nghiệp. Chất lượng
hoạt động của TCĐ trong các DNTN còn nhiều hạn chế. Đến nay, nhiều chủ


4
doanh nghiệp, người lao động vẫn chưa hiểu rõ, hiểu đúng về vai trị, mục đích
hoạt động của TCĐ, các tổ chức đồn thể chính trị - xã hội trong doanh nghiệp.
Từ tình hình thực tế đặt ra cho cấp uỷ và TCĐ ở tỉnh Hà Giang phải
quan tâm đến công tác phát triển TCĐ trong các DNTN, nhất thiết phải có sự
lãnh đạo, chỉ đạo, tập trung thống nhất của của cấp uỷ đối với các doanh
nghiệp nói chung và các TCCSĐ trong DNTN nói riêng; phải có những
nghiên cứu khoa học để làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề, tìm ra
những giải pháp tiếp tục phát triển TCĐ trong các DNTN ở tỉnh Hà Giang.
Với những kiến thức đã được học và nghiên cứu trong Học viện Chính trị Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh và kiến thức thu nhận qua thực tế công tác
những năm qua, tác giả chọn đề tài: “Phát triển tổ chức đảng trong các
DNTN ở tỉnh Hà Giang giai đoạn hiện nay” với hy vọng góp phần nhỏ bé
vào việc nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của TCĐ trong các
DNTN ở tỉnh Hà Giang.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Phát triển tổ chức đảng trong DNTN đó được đề cập trong nhiều Văn
kiện của Đảng. Các nhà nghiên cứu và thực tiễn cũng đó có nhiều cơng trình
nghiên cứu về vấn đề Phát triển tổ chức đảng trong doanh nghiệp tư nhân.
Trong những số này, các tác giả đó đề cập đến vị trí, vai trị của tổ chức cơ sở
Đảng; kinh nghiệm thành lập và xây dựng các tổ chức đảng, đồn thể đối với
các loại hình doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên
địa bàn có khu cơng nghiệp. Các nhà chun mơn cũng quan tâm nghiên cứu,
phân tích mổ xẻ các vấn đề, như:
Nhiều cuộc hội thảo chuyên đề, hội thảo khoa học, các nhà nghiên cứu
đó tổng kết thành những đầu sách như: "Phấn đấu vào Đảng để thực hiện lý
tưởng cao đẹp của chúng ta", Nxb Thanh niên, Hà Nội, 1992; "Tổ chức đảng

ở doanh nghiệp ngoài quốc doanh và phương thức hoạt động trong cơ chế thị
trường hiện nay", Nxb Lao động, Hà Nội, 1999; "Làm người cộng sản trong
giai đoạn hiện nay", Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003; "Công nhân công


5
nghiệp trong các doanh nghiệp liên doanh ở nước ta thời kỳ đổi mới", Nxb
Khoa học xã hội, Hà Nội, 2003 “Đảng viên làm kinh tế tư nhân, thực trạng và
giải pháp”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2010, v.v...
- Đề tài khoa học cấp bộ năm 1999 ‘Tổ chức đảng ở doanh nghiệp
ngoài quốc doanh và phương thức hoạt động trong cơ chế thị trường hiện
nay”, do PGS.TS Trần Trung Quang làm chủ nhiệm.
- Đề tài khoa học cấp bộ năm 2002: “Chi bộ trong doanh nghiệp ngoài
quốc doanh ở một số thành phố - thực trạng và kiến nghị” do TS. Đỗ Xuân Định
làm chủ nhiệm…Các đề tài khoa học nói trên đó tập trung làm rõ vai trò, đặc
điểm, nội dung và phương thức hoạt động của các tổ chức cơ sở đảng trong các
doanh nghiệp ngoài nhà nước giai đoạn hiện nay, đưa ra các giải pháp củng cố tổ
chức đảng đã có và phát triển mới các tổ chức đảng ở những nơi chưa có.
- Nguyễn Thế Vịnh về đề tài: "Tăng cường kết nạp đảng viên là cơng
nhân trong các xí nghiệp cơng nghiệp ở thị xã Ninh Bình tỉnh Ninh Bình",
Chuẩn hóa thạc sĩ xây dựng Đảng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh,
1995; đề tài này, tác giả làm rõ lý luận cơ bản phải tăng cường công tác phát
triển đảng viên là công nhân; đồng thời chỉ ra thực trạng kết nạp đảng viên ở
thị xã Ninh Bình; đưa ra phương hướng và giải pháp tăng cường công tác phát
triển đảng viên là công nhân ở các doanh nghiệp công nghiệp quốc doanh
thuộc Đảng bộ thị xã Ninh Bình tỉnh Ninh Bình.
Những năm gần đây cũng đó có một số luận văn, luận án nghiên cứu về
công tác phát triển đảng nói chung, cơng tác phát triển đảng trong các doanh
nghiệp ngồi nhà nước nói riêng như: “Xây dựng và nâng cao chất lượng tổ
chức đảng trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi ở thành phố Hồ

Chí Minh giai đoạn hiện nay”, luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thị Thu Hiền, Học
viện CTQG, Hà Nội 2005; Luận văn thạc sỹ của Nguyễn Tiến Doanh Học viện
CT-HCQGHCM, Hà Nội, 2009 “Phát triển tổ chức Đảng trong các doanh
nghiệp ngoài nhà nước”; Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Văn Thắng, Học viện
CT-HCQGHCM, Hà Nội, 2009 với đề tài; "Công tác phát triển đảng viên trong


6
các doanh nghiệp ngoài nhà nước ở tỉnh Phú Thọ giai đoạn hiện nay"; Luận văn
thạc sỹ của Lê Văn Nam Học viện CT-HCQGHCM, Hà Nội, 2009 với đề tài
“Chất lượng tổ chức đảng trong các DNTN ở Thành phố Hà Nội giai đoạn hiện
nay” là những luận văn đã có những nghiên cứu khá sâu về các tổ chức đảng và
công tác phát triển đảng ở những doanh nghiệp ngoài Nhà nước hiện nay.
Trần Thu Thủy với bài: "Kinh nghiệm phát triển đảng viên mười doanh
nghiệp ngoài quốc doanh", Tạp chí Xây dựng Đảng, số 6, 2003; Nguyễn Đức
Hạt: "Tăng cường xây dựng tổ chức Đảng, đoàn thể trong doanh nghiệp ở
các khu cơng nghiệp", Tạp chí Xây dựng Đảng, số 11, 2004; bài: "Vai trò của
tổ chức cơ sở Đảng ở một doanh nghiệp tư nhân", Tạp chí Xây dựng Đảng, số
8, 2004...; bài "Vai trò của tổ chức cơ sở đảng ở một doanh nghiệp tư nhân",
Tạp chí xây dựng Đảng (số 8),2004;
- Trên báo Nhân dân, Lâm Huệ Nữ có bài: "Cơng tác xây dựng tổ chức
Đảng và các đoàn thể trong doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở Đồng Nai", số
ra ngày 7/12/2004; Nguyễn Đình Khánh với bài: "Hội nghị công tác xây dựng
tổ chức Đảng, đồn thể trong doanh nghiệp ở các khu cơng nghiệp", số ra
ngày 23/10/2004; "Phát triển đảng viên trong doanh nghiệp tư nhân" tác giả
Ngun Cơng Hun, đăng trên tạp chí Xây dựng Đảng số 3, trang 27, xuất
bản năm 2006; ;" vấn đề phát triển chủ DNTN vào Đảng", tác giả Vĩnh Trọng,
đăng trên tạp chí Xây dựng Đảng số7, trang 48, xuất bản năm 2010; "Suy
nghĩ về bài "Vào Đảng làm gì?" tác giả Đăng Minh Hân, đăng trên Tạp chí
Xây dựng Đảng số 7, trang 56, xuất bản năm 2010.

Các cơng trình đã tiếp cận vấn đề dưới nhiều góc độ và mức độ khác
nhau, luận giải những vấn đề lý luận và thực tiễn về xây dựng, củng cố TCĐ.
Các đoàn thể nhân dân; thực trạng hoạt động của TCĐ và công tác phát triển
đảng viên trong các loại hình doanh nghiệp, nêu nên những ưu điểm, hạn chế,
yếu kém, nguyên nhân và rút ra những bài học kinh nghiệm. Trên cơ sở đó tác
giả đưa ra các giải pháp để tháo gỡ khó khăn, vương mắc của thực trạng,
nhưng đến nay, chưa có cơng trình nào đi sâu nghiên cứu một cách có hệ
thống về phát triển TCĐ trong các DNTN ở tỉnh Hà Giang.


7
3. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn
* Mục đích của luận văn
Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của công tác phát triển TCĐ trong các
DNTN ở tỉnh Hà Giang. Trên cơ sở đánh giá thực trạng, từ đó đề xuất các giải
pháp đẩy mạnh cơng tác phát triển TCĐ trong các DNTN ở tỉnh Hà Giang
trong thời gian tới.
* Nhiệm vụ của luận văn
Để đạt được mục đích nói trên, luận văn có nhiệm vụ:
- Làm rõ khái niệm, đặc điểm TCĐ trong các DNTN ở t ỉnh Hà Giang;
những quan niệm, nội dung, những yêu cầu mới đặt ra địi hỏi phải đẩy mạnh
cơng tác phát triển TCĐ trong các DNTN ở tỉnh Hà Giang.
- Khảo sát, đánh giá đúng thực trạng TCĐ trong các DNTN ở tỉnh Hà
Giang từ 2001 đến nay, chỉ rõ ưu, khuyết điểm, hạn chế, nguyên nhân và rút
ra kinh nghiệm.
- Đề xuất phương hướng và giải pháp chủ yếu đẩy mạnh phát triển
TCĐ trong các DNTN ở tỉnh Hà Giang đến năm 2020.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
* Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là công tác phát triển TCĐ trong

các DNTN, công ty TNHH, công ty cổ phần tư nhân ở tỉnh Hà Giang.
* Phạm vi nghiên cứu
Luận văn chủ yếu tập trung khảo sát công tác phát triển TCĐ trong các
DNTN, công ty TNHH, công ty cổ phần tư nhân ở tỉnh Hà Giang. Thời gian
khảo sát, nghiên cứu thực tiễn từ 2001 đến 2011. Phương hướng, giải pháp đề
xuất trong luận văn có giá trị đến năm 2020.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
* Cơ sở lý luận
Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng ta về Xây dựng Đảng


8
và vấn đề phát triển đảng viên; đồng thời, luận văn kế thừa các kết quả nghiên
cứu của các công trình khoa học đã được cơng bố.
* Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác - Lênin, kết
hợp các phương pháp chủ yếu như: điều tra, khảo sát, tổng kết thực tiễn,
nghiên cứu tài liệu, thống kê, so sánh; lịch sử- logic, phân tích- tổng hợp...
6. Đóng góp về khoa học và ý nghĩa của luận văn
Luận văn góp phần làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn của công
tác phát triển TCĐ trong các DNTN ở tỉnh Hà Giang, bước đầu rút ra kinh
nghiệm và đề xuất những giải pháp đẩy mạnh công tác phát triển TCĐ trong
các DNTN ở tỉnh Hà Giang và những giải pháp chủ yếu đẩy mạnh phát triển
TCĐ trong các DNTN ở tỉnh Hà Giang đến năm 2020.
Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu cho
các cấp uỷ đảng trong việc chỉ đạo thực tiễn đẩy mạnh phát triển TCĐ trong
các DNTN ở tỉnh Hà Giang trong những năm tới.
Luận văn cũng có thể là tài liệu tham khảo cho nghiên cứu, giảng dạy,
học tập môn Xây dựng Đảng ở các trường chính trị, học viện khu vực.
7. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục;
nội dung của luận văn gồm 2 chương 5 tiết.


9
Chương 1
PHÁT TRIỂN TỔ CHỨC ĐẢNG
TRONG CÁC DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN Ở TỈNH HÀ GIANG NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN VÀ TỔ CHỨC ĐẢNG TRONG DOANH
NGHIỆP TƯ NHÂN Ở TỈNH HÀ GIANG

1.1.1. Khái quát tình hình kinh tế-xã hội và Đảng bộ tỉnh Hà
Giang.
1.1.1.1. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Hà Giang
Hà giang được thành lập ngày 20/8/1891. Là vùng có vị trí chiến lược
quan trọng về chính trị, kinh tế và an ninh quốc phòng của cả nước. Trong
lịch sử đấu tranh bảo vệ tổ quốc, Hà Giang luôn là phên dậu, là trấn biên bảo
vệ tổ quốc việt nam ở biên giới phía bắc. Trong lịch sử dựng nước và giữ
nước, các dân tộc tỉnh Hà Giang đã vượt qua mn vàn khó khăn thử thách
của thiên nhiên để tồn tại và phát triển.
Là tỉnh miền núi cao biên giới phía bắc và là nơi địa đầu của tổ quốc,
với diện tích tự nhiên là 7.945,79 km2. Phía bắc và tây bắc giáp nước Cộng
hồ Nhân Dân Trung Hoa. Phía đơng giáp tỉnh Cao Bằng. Phía tây giáp tỉnh
Lào Cai, Yên Bái. Phía nam giáp tỉnh Tuyên Quang.
Thực hiện NQ của Quốc Hội khoá V kỳ họp thứ 2 ngày 27/12/1975 về
việc giải thể các khu tự trị, hợp nhất các tỉnh. Đầu tháng 4 năm 1976 tỉnh Hà
Tuyên được thành lập trên cơ sở hợp nhất 2 tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang.
Sau 15 năm, để phù hợp với tình hình mới, ngày 12/8/1991 Quốc Hội khoá
VIII đã họp và quyết định chia tỉnh Hà Tuyên thành 2 tỉnh Hà Giang và Tuyên
Quang. Hiện nay toàn tỉnh có 195 xã, phường, thị trấn; với 10 huyện và 1

thành phố, gồm Thành phố Hà Giang và các huyện Quản Bạ, Yên Minh,
Đồng Văn, Mèo vạc, Bắc mê, Bắc quang, Quang bình, Vị xun, Xín Mần,
Hồng Su Phìn, trung tâm tỉnh đặt tại thành phố Hà giang. Hà Giang có 22


10
dân tộc, Hà Giang khơng có điều kiện “mưa thuận, gió hịa” nhưng được coi
là “đất lành cho chim đậu”. Trước Cách mạng Tháng Tám Hà Giang chỉ có
trên 10 vạn dân. Hiện nay với tổng số dân là 724.537 người, theo điều tra dân
số ngày 1 tháng 4 năm 2009. Bao gồm dân tộc: Mông (chiếm 32,0 % tổng dân
số toàn tỉnh), Tày (23,3 %), Dao (15,1 %), Việt (13,3 %), Nùng (9,9 %)... mỗi
dân tộc đều có bản sắc văn hố riêng của mình từ ngơn ngữ, nơi cư trú, hoạt
động kinh tế, phong tục tập quán trong đời sống văn hố. Nhóm ngơn ngữ
chính của cư dân ở Hà Giang là nhóm: Việt - Mường; Tày - Thái; Hmông Dao; Tạng - Miến; Hoa và các ngôn ngữ khác.
Hà Giang là một tỉnh miền núi cao điều kiện tự nhiên khơng thuận lợi,
những yếu tố kìm hãm, cản trở sự phát triển kinh tế - xã hội còn rất lớn. Mặc
dù vậy, sau hơn 20 năm đổi mới, đặc biệt là từ khi chia tách tỉnh (1991), Đảng
bộ và nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã lập được nhiều thành tựu về phát
triển kinh tế. Đời sống của nhân dân từng bước được ổn định, cải thiện;
chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng; kết cấu hạ tầng được quan tâm xây
dựng và tu bổ. Giao thông được coi là “huyết mạch kinh tế”.
Trước đổi mới kinh tế Hà Giang chủ yếu là nông - lâm, sản xuất hàng
hóa nhỏ, nhiều vùng cịn sản xuất độc canh, tự cấp tự túc, kinh tế chậm phát
triển. Sau đổi mới, nhất là từ khi tái lập tỉnh đến nay kinh tế Hà Giang đã có
sự chuyển biến tích cực. Trong sự nghiệp đổi mới Hà Giang đã có bước phát
triển về mọi mặt. Đời sống của nhân dân từng bước được cải thiện.
Kinh tế tăng trưởng khá nhanh, giá trị tăng thêm của nền kinh tế đạt tốc độ
tăng bình quân năm 12,7%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực,
tăng tỷ trọng các ngành dịch vụ, công nghiệp - xây dựng, giảm tỷ trọng các
ngành nơng - lâm nghiệp. Thu nhập bình qn đầu người đạt 7,5 triệu

đồng/người/năm, tăng 4,3 triệu đồng so với năm 2005. Thu ngân sách trên địa
bàn tăng mạnh, đạt trên 600 tỷ đồng (tăng gần gấp 3 lần so với năm 2005, vượt
trên 200 tỷ đồng so với Nghị quyết). An ninh lương thực từng bước được đảm
bảo, bình quân lương thực đầu người đạt 460 kg (tăng 90 kg so với NQ, tăng 95


11
kg so với năm 2005). Giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá thực tế) đạt 1.300 tỷ
đồng, gấp 3,5 lần so với năm 2005. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ thị
trường xã hội đạt 2.250 tỷ đồng (gấp hơn 2 lần so với năm 2005) [10].
Với sự cố gắng vươn lên; năng động, sáng tạo; khai thác và sử dụng
hợp lý các nguồn lực đầu tư; tổ chức thực hiện với sự đồng thuận, quyết tâm
chính trị cao, nên đã giành được những thành tựu to lớn và tương đối toàn
diện trên nhiều lĩnh vực. Thành tựu nổi bật là: Đã thanh toán xong nợ cũ xây
dựng cơ bản từ 2005 trở về trước; duy trì tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế ở
mức độ cao. Đổi mới mạnh mẽ và đem lại hiệu quả cao trong chuyển đổi cơ
cấu cây trồng, vật ni có giá trị kinh tế cao, như: Phát triển chăn nuôi đại gia
súc, trồng rừng kinh tế, trồng cây cao su, cây cải dầu,vv... có tác động tích cực
làm thay đổi mơ hình, phương thức sản xuất, quan hệ sản xuất trong nông
nghiệp, nông dân và nông thôn. Phát huy nội lực, khai thác, quản lý và sử
dụng lồng ghép có hiệu quả các nguồn lực, nhất là nguồn vốn của Trung ương
để xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, tạo ra diện mạo mới
từ nông thôn đến thành thị. Bước đầu đã thu hút được các thành phần kinh tế
đầu tư vào một số lĩnh vực thế mạnh của tỉnh như: Thuỷ điện, khống sản,
dịch vụ, du lịch. Hồn thành phân giới cắm mốc, bảo vệ vững chắc chủ quyền
biên giới quốc gia, đảm bảo biên giới hồ bình, hữu nghị, hợp tác và phát
triển. Cơng tác cán bộ có sự đổi mới và chuyển biến tích cực.
Những thành tựu đạt được trong những năm vừa qua, chính là kết quả,
sự kế thừa và phát huy những thành quả của 25 năm đổi mới; 20 năm thực hiện
cương lĩnh của Đảng; 10 năm thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội

của đất nước. Góp phần quan trọng đưa Hà Giang từ một tỉnh nghèo nàn, lạc
hậu; kinh tế chủ yếu là tự cung, tự cấp; phức tạp về an ninh, chính trị, trật tự an
tồn xã hội, vv...trở thành một tỉnh có kinh tế - xã hội ổn định và từng bước
phát triển; hạ tầng cơ sở từng bước được bổ sung và cải thiện; quốc phòng - an
ninh được giữ vững; hệ thống chính trị được xây dựng và củng cố vững mạnh.


12
Tuy nhiên, thành tựu mà tỉnh đạt được chưa tương xứng với tiềm năng,
thế mạnh của tỉnh; Nguồn ngân sách của Hà Giang vẫn do Trung ương cấp là
chính. Tỷ lệ thu ngân sách từ kinh tế địa phương chỉ chiếm trên 10% so với
tổng thu ngân sách. Mức chi cho đầu tư phát triển hàng năm đều tăng, song so
với nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển vẫn chưa đáp ứng được, chất lượng,
hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp; hội nhập kinh tế quốc tế
cịn nhiều mặt hạn chế; kết quả xóa đói giảm nghèo chưa bền vững, tỷ lệ hộ
cận nghèo còn lớn; đời sống nhân dân cịn nhiều khó khăn; mức thu nhập bình
qn đầu người/năm cịn thấp so với bình quân chung của cả nước và khu
vực; trình độ phát triển so với một số tỉnh trong khu vực còn có những khoảng
cách đáng kể; tỉnh có 6 huyện/62 huyện đặc biệt khó khăn, nghèo nhất cả
nước, vv...Vì vậy, “Hà Giang vẫn là tỉnh nghèo, chưa thốt ra khỏi tình trạng
của một tỉnh đặc biệt khó khăn”. Là một tỉnh nghèo, nhu cầu đầu tư lớn,
nhưng nguồn lực hạn hẹp đặc biệt là vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng
chưa đáp ứng yêu cầu phát triển của địa phương, huy động các nguồn lực cịn
gặp nhiều khó khăn. Chưa khai thác tốt các tiềm năng của địa phương, chưa
có giải pháp để biến khó khăn thành cơ hội phát triển. Những khó khăn này
gây cản trở lớn đến sự lãnh đạo của các cấp uỷ đảng đối với công tác phát
triển kinh tế - xã hội tỉnh Hà Giang.
1.1.1.2. Khái quát Đảng bộ tỉnh Hà Giang
Đảng bộ tỉnh Hà Giang từ khi ra đời đến nay đã trải qua 15 kỳ Đại hội.
Mỗi kỳ Đại hội đều đánh dấu những bước ngoặt quan trọng trong lịch sử của

Đảng bộ tỉnh Hà Giang . Mỗi kỳ Đại hội như những mốc son mới khẳng định
sự vững bền, lớn mạnh của Đảng bộ qua từng thời kỳ cùng với cả nước
trường kỳ kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ; xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Sau mỗi một mốc son, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, chính quyền và
đồng bào nhân dân các dân tộc Hà Giang đã đạt được những thắng lợi kỳ diệu
trên mọi lĩnh vực kinh tế - chính trị, văn hóa - xã hội, quốc phòng - an ninh.


13
Sau khi giành được chính quyền và thành lập được chính quyền dân
chủ nhân dân, vào ngày 25.12.1945 Đảng bộ tỉnh Hà Giang ra đời, thực hiện
những nhiệm vụ cấp bách mà Đảng và Bác Hồ kêu gọi để xây dựng và củng
cố chế độ mới. Đảng bộ tỉnh ra đời đánh dấu một bước ngoặt trọng đại trong
lịch sử phát triển của đồng bào các dân tộc Hà Giang.
Trong giai đoạn từ 1945 đến 1975, Đảng bộ tỉnh đã trải qua 6 kỳ Đại
hội. Đại hội lần thứ I được tổ chức trong 3 ngày từ ngày 10 đến ngày
13.4.1950. Dự Đại hội có 93 đại biểu thay mặt cho 1.355 đảng viên trong tồn
tỉnh. Báo cáo chính trị trình Đại hội nêu rõ: “Đảng bộ đã quyết định thanh
toán nạn mù chữ cho đảng viên. Những đảng viên đã thoát nạn mù chữ phải
cố gắng tiếp tục học văn hóa để mỗi năm lên một lớp. Nhân dân các dân tộc
Hà Giang hăng hái thi đua nâng diện tích Đơng - Xn 1950 - 1951 lên gấp
đơi diện tích Đơng - Xn 1949 - 1950... Các chiến sỹ ngoài mặt trận đã dũng
cảm quyết tâm chiến đấu, tiêu hao, tiêu diệt quân xâm lược Pháp và tay sai ở
Hồng Su Phì và n Bình...”. Đại hội diễn ra trong thời điểm toàn dân tộc
đang giành được những thắng lợi to lớn trong cuộc kháng chiến chống thực
dân Pháp. Dưới sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, quân và dân Hà Giang cũng đã giành
nhiều chiến thắng oanh liệt trong các trận đánh đồn Pháp ở Xỉn Khâu, Hồ
Thầu; đánh đuổi giặc Pháp rút chạy khỏi huyện Hồng Su Phì. Tỉnh ủy cũng đã
chỉ đạo các lực lượng thực hiện chủ trương tiễu phỉ và tàn quân Quốc dân Đảng
tại Hồng Su Phì thành cơng. Sau Đại hội lần thứ I, Đại hội lần thứ II được tổ

chức vào năm 1951; Đại hội lần thứ III được tổ chức vòng 1 vào năm 1960,
vòng 2 vào năm 1961; Đại hội lần thứ IV được tổ chức vào tháng 8.1963; Đại
hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hà Giang lần thứ V được khai mạc ngày 27.3.1971.
Sau 4 năm, tháng 3.1975, Đại hội lần thứ VI Đảng bộ tỉnh được tổ chức. Có thể
nói, trong giai đoạn này, đất nước chưa được thống nhất 2 miền, cả nước phải
trải qua các cuộc kháng chiến chống Nhật, Pháp, Mỹ xâm lược. Hòa cùng khí
thế chống giặc ngoại xâm của cả dân tộc, Đảng bộ, nhân dân Hà Giang cũng
kiên cường, dũng cảm trong chiến đấu, hăng say trong lao động, sản xuất,


14
giành được những thành tựu vô cùng to lớn. Từ Đại hội lần thứ I mới chỉ có
1.355 đảng viên, đến Đại hội VI, tồn tỉnh đã có trên 1 vạn đảng viên, điều đó
chứng tỏ sự phát triển lớn mạnh của Đảng bộ qua từng Đại hội.
Sau khi đất nước được độc lập và thống nhất, Bộ Chính trị và BCH
Trung ương Đảng đã quyết định hợp nhất tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang
thành tỉnh Hà Tuyên để đáp ứng được tình hình và nhiệm vụ mới của đất
nước. Sau khi được hợp nhất, Đảng bộ tỉnh Hà Tuyên đã trải qua 4 kỳ Đại hội
(từ 1975 - đến 1991). Đây cũng là thời kỳ tỉnh Hà Tuyên gặp phải nhiều khó
khăn, thử thách, nền kinh tế chậm phát triển, bên cạnh đó, sự sụp đổ của hệ
thống Xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu đã tác động mạnh
mẽ tới tư tưởng của toàn thể cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân. Đứng
trước tình hình đó, Đảng bộ tỉnh Hà Tun đã đề ra các chủ trương, đường lối
khéo léo, phù hợp với thực tế để đối mặt và vượt qua muôn vàn khó khăn
bước vào thời kỳ đất nước đổi mới một cách vững chắc.
Trước tình hình mới, tháng 8.1991, Trung ương quyết định chia tách
tỉnh Hà Tuyên thành 2 tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang theo địa giới hành
chính cũ trước khi hợp nhất. Vào thời điểm này, Hà Giang vẫn là tỉnh nghèo
nhất nước, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn, nền kinh tế chủ yếu là
nơng, lâm nghiệp, sản lượng hàng hố ít ỏi... Đến tháng 9.1991, Đảng bộ tỉnh

Hà Giang được tái lập. Ngày 15.1.1992, Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI được
tổ chức. Trên cơ sở xác định những mục tiêu chủ yếu trong 4 năm 1992 1995, Đại hội đã đề ra 10 chương trình phát triển kinh tế - xã hội; xác định 3
vùng kinh tế của tỉnh để tạo đà cho sự phát triển, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của
từng vùng, quyết tâm thực hiện mục tiêu: Ổn định tình hình KT - XH, từng bước
cải thiện đời sống nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Tháng 4.1996, Đại hội lần thứ
XII được tổ chức; Đại hội lần thứ XIII diễn ra vào tháng 12.2000; Đại hội lần
thứ XIV được tổ chức vào 14.12.2005. Đại hôi đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ
XV, nhiệm kỳ 2010 - 2015, họp từ ngày 02/10/2010 đến ngày 05/10/2010. Với
chủ đề “Nâng cao năng lực và sức chiến đấu của các tổ chức Đảng, đoàn kết, đổi


15
mới, phấn đấu thốt khỏi tỉnh đặc biệt khó khăn, kém phát triển”, Đại hội đã đề
ra Phương hướng, mục tiêu tổng quát, bốn đổi mới, tám đột phá, mười lăm
chương trình trọng tâm. Mười chín chỉ tiêu chủ yếu, sáu nhiệm vụ chủ yếu, bảy
nhóm giải pháp chủ yếu. Đại hội kêu gọi toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân
các dân tộc trong tỉnh tiếp tục phát huy truyền thống đồn kết, nhất trí, khắc phục
khó khăn, nêu cao tinh thần chủ động, sáng tạo, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu
nước, quyết tâm phấn đấu thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng
bộ tỉnh lần thứ XV, góp phần cùng cả nước thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại
hội đại biểu lần thứ XI của Đảng trong thời kỳ đổi mới. Toàn tỉnh triển khai thực
hiện tốt khẩu hiệu hành động: “Quyết tâm khơng cam chịu đói nghèo; biến
khó khăn thành cơ hội phát triển; vì Hà Giang phát triển, hãy làm việc nhiều
hơn, tốt hơn, hiệu quả hơn”. Với những cơ hội và thách thức mới, Đảng bộ tỉnh
tiếp tục có những đổi mới trong lãnh đạo, chỉ đạo nhân dân các dân tộc trong
tỉnh đạt được những thành tựu mới, to lớn hơn, kỳ diệu hơn. Tồn Đảng bộ hiện
có 16 đảng bộ trực thuộc tỉnh; 872 tổ chức cơ sở đảng, tăng 94 tổ chức so với
năm 2005, với gần 4,9 vạn đảng viên [10].
1.1.2. Doanh nghiệp tư nhân và các tổ chức đảng trong các doanh
nghiệp tư nhân ở tỉnh Hà Giang

1.1.2.1. Một số quan niệm
- Doanh nghiệp
Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế được thành lập để thực hiện các hoạt
động kinh doanh, thực hiện các chức năng sản xuất, mua bán hàng hóa hoặc làm
dịch vụ, nhằm thỏa mãn nhu cầu con người và xã hội. Đồng thời, thơng qua hoạt
động hữu ích đó mà doanh nghiệp thu được lợi nhuận. Theo Điều 4 của Luật
doanh nghiệp do Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 8 thơng qua ngày 29 tháng 11
năm 2005 thì có thể hiểu khái niệm doanh nghiệp và kinh doanh như sau:
Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao
dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm
mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh.


16
Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một số hoặc tất cả các cơng đoạn
của q trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ
trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi.
- Doanh nghiệp tư nhân bao gồm:
+ Công ty trách nhiệm hữu hạn
Theo Điều 63 của Luật Doanh nghiệp do Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ
8 thơng qua ngày 29 tháng 11 năm 2005 thì Cơng ty TNHH một thành viên
được hiểu như sau: Công ty TNHH một thành viên là doanh nghiệp do một tổ
chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (gọi chung là chủ sở hữu công ty).
Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản
khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ công ty. Cơng ty TNHH một
thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng
ký kinh doanh và không được quyền phát hành cổ phiếu.
Theo Điều 38 của Luật Doanh nghiệp do Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ
8 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005 thì Cơng ty TNHH hai thành viên trở
lên được hiểu như sau: Công ty TNHH hai thành viên trở lên là doanh nghiệp,

trong đó: Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên không
vượt quá năm mươi. Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa
vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn cam kết góp vào
doanh nghiệp. Phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng theo
quy định tại các điều 43,44,45 của Luật Doanh nghiệp. Công ty TNHH có tư
cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Công ty này không được quyền phát hành cổ phiếu.
+ Công ty cổ phần
Theo Điều 77 của Luật Doanh nghiệp do Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ
8 thơng qua ngày 29 tháng 11 năm 2005 thì Cơng ty cổ phần được hiểu như
sau: Cơng ty cổ phần là doanh nghiệp trong đó: Vốn điều lệ được chia thành
nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Cổ đơng có thể là tổ chức, cá nhân. Số
lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa. Cổ đông chỉ


17
chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp
trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp. Cổ đơng có quyền tự do
chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác trừ trường hợp quy định tại
khoản 3, Điều 81 và khoản 5, Điều 84 của Luật Doanh nghiệp. Công ty cổ
phần có quyền phát hành chứng khốn các loại để huy động vốn.
Cơng ty cổ phần có các loại là: Cơng ty cổ phần phải có cổ phần phổ
thơng. Người sở hữu cổ phần phổ thông là cổ đông phổ thông; Cơng ty cổ phần
có thể có cổ phần ưu đãi. Người sở hữu cổ phần ưu đãi gọi là cổ đông ưu đãi.
Cổ phần ưu đãi gồm các loại là: Cổ phần ưu đãi biểu quyết; Cổ phần ưu
đãi cổ tức; Cổ phần ưu đãi hoàn lại; Cổ phần ưu đãi khác do Điều lệ cơng ty
quy định. Chỉ có tổ chức được Chính phủ ủy quyền và cổ đơng sáng lập được
quyền nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết. Ưu đãi biểu quyết cổ đơng sáng lập
chỉ có hiệu lực trong ba năm kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh. Sau thời hạn đó, cổ phần ưu đãi biểu quyết của cổ đông

sáng lập chuyển đổi thành cổ phần phổ thông. Người được quyền mua cổ
phần ưu đãi cổ tức, cổ phần ưu đãi hoàn lại và cổ phần ưu đãi khác do Điều lệ
công ty quy định hoặc do Đại hội đồng cổ đông quyết định.
Mỗi cổ phần của cùng một loại đều tạo cho người sở hữu có các quyền,
nghĩa vụ và lợi ích ngang nhau. Cổ phần phổ thơng không thể chuyển đổi
thành cổ phần ưu đãi, nhưng cổ phần ưu đãi có thể chuyển đổi thành cổ phần
phổ thông theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông.
+ Doanh nghiệp tư nhân
Theo Điều 141 của Luật Doanh nghiệp do Quốc hội khóa XI, kỳ họp
thứ 8 thơng qua ngày 29 tháng 11 năm 2005 thì DNTN được hiểu như sau:
DNTN là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng
toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. DNTN khơng
được phát hành bất kỳ loại chứng khốn nào. Mỗi cá nhân chỉ được quyền
thành lập một DNTN.


18
DNTN có những đặc điểm riêng là: DNTN là một đơn vị kinh doanh do
một người bỏ vốn ra và tự làm chủ, Chủ doanh nghiệp và chủ sở hữu là một
quyền, đồng thời họ cũng là người trực tiếp quản lý doanh nghiệp. Chủ
DNTN chịu trách nhiệm vô hạn về các khoản nợ trong kinh doanh của doanh
nghiệp. DNTN là loại doanh nghiệp không bị ràng buộc của pháp luật quy
định về vốn góp tối thiểu để thành lập doanh nghiệp và về nhân sự (số lượng
thành viên và mối quan hệ). DNTN có mức vốn kinh doanh khơng thấp hơn
mức vốn pháp luật quy định phù hợp với quy mô và ngành nghề kinh doanh.
Nguồn vốn của chủ DNTN là tự do có, có thể tự do có, thừa kế, đi vay…Số
lượng vốn góp vào doanh nghiệp nhiều hay ít là do họ (chủ doanh nghiệp)
quyết định. Lãi và lỗ trong kinh doanh thì chủ doanh nghiệp được hưởng hay
phải chịu trách nhiệm tồn bộ. Người ta cịn gọi DNTN là công ty trách
nhiệm vô hạn. DNTN thường chỉ có một người chủ hoạt động chính và được

vợ (chồng), các con hỗ trợ thêm trong tính tốn làm hóa đơn, lập bảng kê
khai, làm thủ quỹ, thư ký hoặc bán hàng. Người chủ này thường là người lao
động chính, họ thường phải kéo dài thời gian làm việc, thuê số lượng lao động
rất nhỏ và chủ yếu tận dụng lao động trong gia đình là chính.
Khái niệm DNTN được sử dụng trong luận văn là vận dụng theo cách
gọi trong một số văn bản của Đảng như: Quy định số 16-QĐ/TW/1996; Quy
định số 100-QĐ/TW/2004; Quy định số 15-QĐ/TW/1996…đó là cách gọi
chung của ba loại hình doanh nghiệp ngồi quốc doanh thuộc thành phần kinh
tế tư nhân bao gồm: Công ty TNHH; Công ty cổ phần và DNTN (theo luật
doanh nghiệp). Vì vậy: khi nói TCĐ trong các DNTN là muốn nói đến tổ chức
cơ sở đảng trong cả ba loại hình doanh nghiệp đó là cơng ty TNHH, công ty
cổ phần và DNTN.
Như vậy, khái niệm DNTN trong Luật doanh nghiệp chỉ là một trong ba
loại hình doanh nghiệp được nghiên cứu trong luận văn là công ty tư nhân
(viết tắt là CTTN). Khái niệm DNTN được sử dụng trong luận văn bao gồm
có ba loại hình doanh nghiệp, đó là Cơng ty TNHH, cơng ty cổ phần và
CTTN (gọi chung là DNTN).


19
1.1.2.2. Quá trình phát triển doanh nghiệp tư nhân ở tỉnh Hà Giang
giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2011
Thực hiện đường lối đổi mới, phát triển kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa và chủ động hội nhập quốc tế, trong những năm qua, nhất là
trong 10 năm gần đây, các DNTN ở nước ta phát triển nhanh, đa dạng về quy
mô, ngành nghề, lĩnh vực SXKD, hình thức sở hữu. Sự ra đời, hoạt động và
phát triển của các DNTN đã khai thác tiềm năng của đất nước, giải quyết việc
làm cho hàng triệu lao động, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh sự
nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Xây dựng và phát triển nền kinh tế nhiều thành phần là một chủ trương

lớn của Đảng và Nhà nước nhằm huy động các tiềm lực trong xã hội để phát
triển đất nước. Thực hiện chủ trương trên tỉnh Hà Giang đã có nhiều giải pháp
tích cực khơi thơng nguồn lực trong nước, thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài
tạo điều kiện để các thành phần kinh tế phát triển bình đẳng. Do vậy, nhiều
DNTN đã được thành lập, đi vào hoạt động và ngày càng có xu hướng phát triển
nhanh về số lượng, đa dạng về quy mô, ngành nghề SXKD. Các DNTN đã góp
phần khai thác tiềm năng, tạo thêm việc làm, cải thiện đời sống người lao động,
tăng thu ngân sách, kim ngạch xuất khẩu và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. DNTN
phát triển rất phong phú và đa dạng, gồm nhiều loại hình tổ chức, có quy mô
ngành, nghề, SXKD và hoạt động ở nhiều ngành kinh tế khác nhau. Mục tiêu
kinh doanh của các doanh nghiệp tập trung đầu tư vào các lĩnh vực tạo ra lợi
nhuận nhanh, vốn đầu tư thấp như thương mại, dịch vụ, du lịch...Một số doanh
nghiệp đã đầu tư vào các lĩnh vực lâu dài, đòi hỏi vốn lớn, kỹ thuật cũng như
công nghệ cao, công nghệ chế biến, điện máy, nông nghiệp sạch, du lịch sinh
thái nhưng chủ yếu về xây dựng cơ bản, giao thông, thủy điện là chính.
- Căn cứ vào việc cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, đăng ký
hoạt động theo luật doanh nghiệp. Năm 2000, tỉnh Hà Giang mới chỉ có 92
DNTN (trong đó có 56 cơng ty TNHH, 36 DNTN). Năm 2001 tăng lên 168
NDTN (trong đó có 92 cơng ty TNHH, 01 công ty cổ phần, 73 DNTN). Năm


20
2003 tồn tỉnh có 298 DNTN (trong đó có 174 công ty TNHH, 06 công ty cổ
phần, 116 DNTN). Năm 2005 tồn tỉnh có 391 DNTN (trong đó có 223 công
ty TNHH, 22 công ty cổ phần, 142 DNTN). Năm 2007 tồn tỉnh có 557
DNTN (trong đó có 325 cơng ty TNHH, 71 công ty cổ phần, 139 DNTN).
Năm 2009 tồn tỉnh có 855 DNTN (trong đó có 603 cơng ty TNHH, 169 cơng
ty cổ phần, 153 DNTN). Tính đến tháng 6/2011 tồn tỉnh có tổng số 954
doanh nghiệp tư nhân. Có thể nói số lượng DNTN ngày càng tăng mạnh.
Nhưng thực tế, tồn tỉnh có khoảng gần 500 doanh nghiệp đang hoạt động

thường xuyên và ổn định. Tổng số người lao động trong tất cả các doanh
nghiệp hiện nay là hơn 23 nghìn người.
- Về cơ cấu ngành nghề, lĩnh vực hoạt động của các DNTN khá đa dạng
phong phú. Trong các lĩnh vực SXKD của các DNTN, các doanh nghiệp chủ
yếu tập trung đầu tư chủ yếu vào lĩnh vực xây dựng cơ bản, giao thơng là
chính mà chủ yếu là các DNTN và các công ty TNHH. Đây là ngành có tốc độ
tăng tương đối nhanh, vì trong những năm qua tỉnh Hà Giang chú trọng đẩy
nhanh tốc độ xây dựng cơ sở hạ tầng, chỉnh trang đơ thị và hiện nay có rất
nhiều dự án cơng trình xây dựng đã và đang được tiến hành. Như Đường giao
thông, thông tin, truyền thông, bệnh viện, trường học, kè chống sạt lở, các
cơng trình thủy lợi, hồ chứa nước sinh hoạt,vv...), Cơng trình thuỷ điện: Nậm
Ngần, sơng Miện 1, Sông Miện 5, Nho Quế 3. Đồng thời đây cũng là khu vực
có số lao động chiếm tỷ lệ cao khoảng 16 nghìn lao động.
- Đứng thứ hai là lĩnh vực thương mại chủ yếu tập trung vào các hoạt
động bán buôn, bán lẻ sửa chữa mô tô, xe máy, các hoạt động liên quan đến
kinh doanh tài sản thông qua nhiều phương thức như đại lý, ủy thác, mua bán
tại nhà. Tiếp theo là nghành công nghiệp, chủ yếu là công nghiệp chế biến,
chế tạo, công nghiệp khai khống. Các cơ sở sản xuất cơng nghiệp tăng cả về
số lượng, quy mô và hiệu quả SXKD. Giá trị sản xuất công nghiệp đến năm
2010 (theo giá thực tế) đạt 1.300 tỷ đồng, gấp 3,5 lần so với năm 2005. Tồn
tỉnh có 3.852 cơ sở cơng nghiệp, tăng 625 cơ sở so với năm 2005 như Nhà


21
máy chế biến bột giấy Hải Hà; Nhà máy sản xuất giấy vệ sinh Phúc Hưng;
Các nhà máy luyện Feromangan Ban Mai; Gạch 19/5; Gỗ Công nghiệp; Bê
tông áp fan và xi măng; Khống sản: Chì kẽm Ao Xanh, Na Sơn; sắt Tùng Bá;
ăng ti mon Mèo Vạc, vv... [6].
Hiện tại, trên địa bàn tỉnh có 954 doanh nghiệp, tuy nhiên, có tới 59%
doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực XDCB; 12% doanh nghiệp hoạt động

trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, còn lại doanh nghiệp hoạt động trong
lĩnh vực thương mại dịch vụ; doanh nghiệp kinh doanh tổng hợp đa ngành
nghề. Nhìn vào thực tế trên cho thấy, tuy số lượng doanh nghiệp đông nhưng
phần lớn phụ thuộc vào nguồn vốn ngân sách Nhà nước rót vào lĩnh vực đầu tư
xây dựng hệ thống hạ tầng cơ sở, doanh nghiệp trực tiếp làm ra của cải vật
chất, làm ra sản phẩm hàng hóa có hàm lượng chất xám cao rất ít. Điều này lý
giải vì sao gần 1 nghìn doanh nghiệp đang hoạt động nhưng năm vừa qua mới
chỉ đóng góp cho ngân sách Nhà nước gần 290 tỷ đồng, số tiền trên là rất quan
trọng, góp phần thúc đẩy KT-XH của tỉnh phát triển nhưng quá khiêm tốn!
- Về vốn đăng kí kinh doanh của các DNTN. Sự phát triển nhanh số
lượng DNTN đã kéo theo sự gia tăng nguồn vốn đầu tư sản xuất, kinh doanh.
Năm 2001, tổng số vốn của các DNTN khoảng 100.000 triệu đồng. Theo kết
quả điều tra của cục thống kê, đến năm 2006 tổng nguồn vốn kinh doanh là
2.732.361 triệu đồng, năm 2009 tổng số vốn là 8.432.710 triệu đồng (tính đến
tại thời điểm ngày 31 tháng 12 năm 2009) đến tháng 3 năm 2011 tổng vốn
đăng kí kinh doanh là 8,475,715.444 đồng.
- Về kết quả SXKD của các DNTN. Doanh thu của các DNTN đều
tăng, năm 2006 là 1.173.223 triệu đồng, năm 2009 doanh thu thuần của các
doanh nghiệp của tỉnh là 3.993.811 triệu đồng, trong đó DNTN là 3.177.257
triệu đồng, tổng doanh thu thuần của các doanh nghiệp nói chung từ năm
2006 đến năm 2009 là 28.355.767 triệu đồng, trong đó DNTN là 19.470.942
triệu đồng, điều này cho thấy hoạt động kinh doanh của các DNTN rất tốt,
đem lại hiệu quả cao. DNTN đã đóng góp đáng kể vào nguồn thu ngân sách


22
của tỉnh Hà Giang. Năm 2006, tổng thuế và các khoản nộp ngân sách từ các
loại doanh nghiệp là 88.160 triệu đồng trong đó DNTN là 70.822 triệu đồng,
năm 2009 thu từ các loại doanh nghiệp 327.864 triệu đồng, trong đó DNTN
đóng góp là 264.911 triệu đồng. Tổng cộng từ năm 2006 đến năm 2009 tổng

thuế và các khoản nộp ngân sách từ các loại doanh nghiệp là 763.361 triệu
đồng, trong đó DNTN là 627.897 triệu đồng. Doanh thu năm 2010 đạt gần 5
nghìn tỷ đồng, nộp ngân sách nhà nước gần 290 tỷ đồng.
Các doanh nghiệp đã có nhiều cố gắng trong xây dựng và phát triển
doanh nghiệp, thể hiện được tính năng động và thích ứng hơn với xu thế phát
triển của xã hội, nhiều doanh nghiệp SXKD có hiệu quả, làm ăn có lãi. Đối
với các doanh nghiệp nhà nước, đã tập trung thực hiện cổ phần hố theo chủ
trương của Chính phủ, thơng qua việc chuyển đổi mơ hình đã duy trì hoạt
động SXKD có hiệu quả. Một số doanh nghiệp đã mạnh dạn vươn ra đầu tư,
SXKD tại thị trường các tỉnh bạn và liên doanh, liên kết với nước ngồì…
Dưới sự lãnh chỉ đạo của cấp uỷ, các Doanh nghiệp đã bám sát vào chủ
trương, định hướng phát triển kinh tế, xã hội và cơ chế chính sách của tỉnh,
kịp thời điều chỉnh và xác định hướng SXKD phù hợp, tiến hành đầu tư có
hiệu quả và mang tính ổn định bền vững.
Trong q trình hoạt động các DNTN đã bám sát đường lối, chủ
trương, định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, kịp thời điều chỉnh xác
định hướng sản xuất, kinh doanh phù hợp, đầu tư hiệu quả có chiều sâu mang
tính ổn định và bền vững, các DNTN đã góp phần quan trọng vào chuyển dịch
cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, khai thác tiềm năng thế mạnh của tỉnh, thúc
đẩy tăng trưởng kinh tế, đóng góp hiệu quả trong công tác an sinh xã hội và
thực hiện ngày càng tốt hơn nghĩa vụ với ngân sách nhà nước, giải quyết việc
làm cho người lao động, tăng thu nhập cải thiện đời sống của nhân dân, góp
phần tích cực xóa đói giảm nghèo, mở rộng thị trường, thu hút vốn đầu tư
nước ngoài vào địa phương.


23
Thời gian qua, phần lớn DNTN phát triển nhanh chóng nhờ vào các cơ hội
kinh doanh thuận lợi và sự lựa chọn đúng ngành hàng, đúng thời điểm, hơn là nhờ
vào các chiến lược dài hạn, được xây dựng cẩn trọng và bài bản. Vì vậy, khi đã

phát triển đến một quy mơ nào đó, chủ doanh nghiệp bắt đầu cảm thấy lúng túng
trong việc định hướng kinh doanh cũng như trong việc quản lý điều hành doanh
nghiệp. Khi đó, chỉ cần một ngoại lực từ thị trường hơi mạnh một chút hoặc có
biến động về chính sách điều hành vĩ mô là doanh nghiệp sẽ gặp vấn đề.
Trên thực tế, sự phát triển của DNTN rất gian nan. Môi trường kinh
doanh cũng như những hạn chế về vốn, công nghệ và đặc biệt là cơ hội sớm
tiếp cận thông tin các biến động chính sách vĩ mơ của Nhà nước… đã khiến
cho các DNTN luôn phải đi sau về cơ hội, đối mặt với độ rủi ro cao nên khó
có thể nhanh chóng lớn mạnh.
1.1.2.3. Đặc điểm các doanh nghiệp tư nhân ở tỉnh Hà Giang
DNTN ở tỉnh Hà Giang có những đặc điểm sau:
- Về nguồn gốc của các doanh nghiệp khá đa dạng, DNTN được hình
thành tư nhiều nguồn khác nhau, một số doanh nghiệp được thành lập mới
ngay từ đầu do yêu cầu phát triển của nền kinh tế thị trường và nhu cầu phát
triển của địa phương. Một số lượng lớn doanh nghiệp được phát triển đi lên từ
kinh tế hộ, một số doanh nghiệp được chuyển đổi từ các hợp tác xã tiểu thủ
công nghiệp trước đây hoặc sau cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước.
- DNTN có sự phát triển nhưng quy mơ sản xuất, kinh doanh cịn nhỏ
lẻ, đơn điệu. Quy mơ về vốn và lao động chủ yếu là nhỏ và vừa, máy móc
thiết bị, cơng nghệ, trình độ quản lý doanh nghiệp còn hạn chế, sức cạnh tranh
về sản phẩm hàng hóa và cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cịn thấp, chưa có
nhiều sản phẩm tạo thương hiệu trên thị trường, tính chun mơn hóa ngành
nghề chưa cao. Phân theo quy mơ nguồn vốn, trên 500 tỷ có 04 doanh nghiệp,
từ 200 đến dưới 500 tỷ có 15 doanh nghiệp, từ 50 đến 200 tỷ có 77 doanh
nghiệp, từ 10 đến 50 tỷ có 283 doanh nghiệp, từ 01 tỷ đến 05 tỷ có 598 doanh
nghiệp, từ dưới 0,5 tỷ đến dưới 1 tỷ có 321 doanh nghiệp. Tổng số vốn kinh


24
doanh của các doanh nghiệp đang hoạt động đến năm 2009 là 20.501.393

triệu đồng. Về quy mô sử dụng lao động hiện nay hoạt động trong tất cả các
nghành nghề, lĩnh vực và mọi vùng trong tỉnh. Số Lao động trong các DNTN
chiếm tỷ lệ cao, khoảng trên 16 nghìn người. Cụ thể: phân theo quy mơ lao
động tính đến năm 2009 từ 500 đến 599 người có 05 doanh nghiệp, từ 300
đến 499 người có 26 doanh nghiệp, từ 200 đến 299 ngườii có 34 doanh
nghiệp, từ 49 đến 199 người là 284 doanh nghiệp, từ 10 đến 49 người là 898
doanh nghiệp, từ 05 đến 09 người là 188 người, dưới 5 người có 74 doanh
nghiệp. Nói chung, các doanh nghiệp do hầu hết mới được hình thành và phát
triển nhanh chóng mấy năm gần đây nên tài sản, vốn liếng cịn ít, khả năng
cạnh tranh, năng xuất lao động, hiệu quả SXKD còn thấp.
- DNTN hoạt động trong các nghành nghề, lĩnh vực đa dạng nhưng chủ
yếu tập trung vào lĩnh vực xây dựng cơ bản, giao thơng thuỷ điện là chính do
thời gian qua tỉnh Hà Giang thực hiện đẩy mạnh chủ trương phát triển Hà
Giang trở thành thành phố, giải quyết những khó khăn cơ bản về giao thơng,
khắc phục địa hình hiểm trở, chương trình hạ sơn, chủ trương từng bước nâng
cao đời sống nhân dân, xây dựng hồ nước, thủy điện...nên các doanh nghiệp
tập trung hầu hết vào lĩnh vực này góp phần thực hiện chủ trương nghị quyết
của tỉnh với mục tiêu hướng nội tìm kiếm lợi nhuận trong phạm vi hẹp.
- Các DNTN phân bố không đồng đều trên địa bàn tỉnh, chủ yếu tập
trung ở thành phố Hà Giang và hai huyện Bắc Quang, Quang Bình và Vị
Xuyên vì đây là huyện có cơ sở hạ tầng, giao thơng, thơng tin liên lạc và vị trí
địa lý thuận lợi tỉnh. Cịn các huyện khác như Hồng Su Phì, Xín Mần, Quản
Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc ở xa thành phố, các điều kiện để phát
triển SXKD khó khăn hơn, do vậy số doanh nghiệp ở đây không nhiều.
- Chủ DNTN đa dạng về tuổi đời, giới tính. Một số là cán bộ, công
chức, hoạc làm ở doanh nghiệp nhà nước, lực lượng vũ trang đã nghỉ hưu.
Một số được hình thành phát triển trong thời kỳ đổi mới, một số là đảng viên,
đa phần các chủ doanh nghiệp có trình độ học vấn chun mơn tương đối khá,
am hiểu tình hình kinh tế - xã hội của đất nước và của địa phương.



25
- Lực lượng lao động trong các DNTN chủ yếu là lao động phổ thơng,
trình độ học vấn, trình độ chun mơn nghiệp vụ, trình dộ chính trị cịn thấp,
ít được đào tạo, chủ yếu vừa học vừa làm nên kỹ năng và kinh nghiệm còn
nhiều hạn chế. Lao động thời vụ là chính, số lượng biến động theo thời gian,
hoạt động phân tán, nhỏ lẻ.
1.1.3. Tổ chức đảng trong doanh nghiệp tư nhân ở tỉnh Hà Giang vai trò, chức năng, nhiệm vụ và đặc điểm
1.1.3.1. Khái niệm tổ chức đảng
* Theo Điều 10, Điều lệ ĐCSVN đã thông qua tại Đại hội Đại biểu toàn
quốc lần thứ XI ghi rõ:
1. Hệ thống tổ chức của Đảng được lập tương ứng với hệ thống tổ chức
hành chính của nhà nước.
2. TCCSĐ được lập tại đơn vị cơ sở hành chính, sự nghiệp, kinh tế
hoặc cơng tác, đặt duới sự lãnh đạo cấp ủy huyện, quận, thị xã, thành phố trực
thuộc tỉnh.
* Điều 21:
- Điểm 2: ở xã, phường, thị trấn, cơ quan, hợp tác xã, doanh nghiệp,
đơn vị sự nghiệp, đơn vị cơ sở trong quân đội, công an và các đơn vị cơ sở
khác có từ 3 đảng viên chính thức trở lên, lập TCCSĐ;
- Điểm 3: TCCSĐ dưới 30 đảng viên, lập chi bộ cơ sở, có các tổ đảng
trực thuộc.
- Điểm 4: TCCSĐ có từ 30 đảng viên trở lên, lập đảng bộ cơ sở, có các
chi bộ trực thuộc đảng ủy.
Có thể khái quát khái niệm TCCSĐ như sau: TCCSĐ là tổ chức đảng ở
một đơn vị cơ sở (xã, phường, trường học, bệnh viện, nhà máy, xí nghiệp, cơ
quan, đơn vị sự nghiệp, đơn vị cơ sở trong qn đội, cơng an) có từ 3 đảng
viên chính thức trở lên.
Như vậy, khái niệm tổ chức đảng dùng chỉ để tất cả các tổ chức của
Đảng như tổ đảng, chi bộ, đảng bộ, chi ủy, đảng ủy các cấp, ban thường vụ cấp

ủy, các cơ quan tham mưu, giúp việc của các cấp ủy các cấp, các ban cán sự


×