Tải bản đầy đủ (.doc) (113 trang)

CHấT lượng đội ngũ cán bộ nữ diện ban thường vụ thành ủy cần thơ quản lý trong giai đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (384.09 KB, 113 trang )

1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Khi nói về cán bộ và vai trị của cơng tác cán bộ, những nhà kinh điển
của Chủ nghĩa Mác- Lênin đã từng đưa ra nhiều luận điểm nổi tiếng. C.Mác
đã từng viết: “Muốn thực hiện tư tưởng thì cần có những con người sử dụng
lực lượng thực tiễn”[ 10,tr.81]. Lênin đã khẳng định: “Trong lịch sử chưa hề
có một giai cấp nào giành được quyền thống trị nếu nó khơng đào tạo ra
được trong hàng ngũ của mình những lãnh tụ chính trị, những đại biểu tiên
phong có đủ khả năng tổ chức và lãnh đạo phong trào” [,28,tr.473].Lúc sinh
thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh ln đặc biệt quan tâm đến vấn đề cán bộ và công
tác cán bộ. Người cũng đã có nhiều những bài nói, bài viết về vấn đề này.
Khi dự báo xu hướng phát triển của nhân loại ở thế kỷ XXI, các nhà
khoa học đã nhận định: một trong những dấu hiệu nổi bật nhất của giai đoạn
văn minh đương đại là lao động trí tuệ, nguồn lực con người, trong đó sự tiến
bộ của phụ nữ sẽ là một trong những động lực quan trọng quyết định sự
thành công trên con đường phát triển của các quốc gia và cả nhân loại. Việc
giải phóng phụ nữ, phát huy tiềm năng của phụ nữ là đòi hỏi khách quan và
bức thiết của sự phát triển xã hội trong đó sự bình đẳng và tiến bộ về giới sẽ
tạo điều kiện khai thác và phát huy một cách có hiệu quả hơn tiềm năng của
phụ nữ ở mức độ cao để phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội.
Quán triệt quan điểm của Đảng, lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh về
xây dựng đội ngũ cán bộ, thực hiện các nghị quyết của Đảng và đáp ứng xu
hướng phát triển của nhân lọai, từ Đại hội IX đến Đại hội XII, Đảng bộ Thành
phố Cần Thơ đã đặc biệt quan tâm và thực hiện công tác quy hoạch cán bộ,
góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ,trong đó có
đội ngũ cán bộ nữ. Tuy nhiên, đội ngũ cán bộ, cơng chức nói chung, đội ngũ
cán bộ chủ chốt (CBCC), cán bộ nữ nói riêng của thành phố chưa tương xứng



2

với yêu cầu, nhiệm vụ. Đến nay, công tác cán bộ nữ, nhất là công tác quy
hoạch CB nữ diện Ban Thường vụ Thành uỷ thành phố Cần Thơ quản lý còn
nhiều bất cập; đội ngũ cán bộ nữ vừa thừa, vừa thiếu, lực lượng thay thế trước
mắt và lâu dài chưa thật sự đảm bảo cho sự phát triển bền vững của thành phố.
Cần Thơ là một thành phố trẻ, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền
Tây Nam bộ và cũng là nơi thu hút đầu tư tập trung mạnh trong nước và quốc
tế với nhiều dự án, vốn đăng ký đầu tư lớn, không những phục vụ sự phát
triển của thành phố Cần Thơ, mà còn cho cả vùng ĐBSCL.. Công cuộc phát
triển KT-XH thành phố Cần Thơ đã và đang đặt ra những vấn đề cấp thiết, đặc
biệt là xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý của Đảng và chính quyền,
đủ sức hồn thành nhiệm vụ chính trị của địa phương và thúc đẩy tồn vùng
cùng phát triển. Muốn có được đội ngũ cán bộ chủ chốt tốt, có năng lực và
trình độ, phải chủ động xây dựng quy hoạch đội ngũ cán bộ cho những năm
trước mắt và lâu dài. Có quy hoạch, kiện toàn đội ngũ CBCC diện Ban
Thường vụ Thành ủy quản lý đủ về số lượng, có chất lượng cao thì Đảng bộ
thành phố mới đủ khả năng lãnh đạo, tổ chức toàn dân thực hiện thắng lợi sự
nghiệp mà Nghị quyết của Bộ Chính trị và của Đảng bộ thành phố đề ra.
Chiếm 50,8% dân số và 50,6% lực lượng lao động xã hội, phụ nữ
Thành phố Cần Thơ đã và đang tích cực tham gia vào hầu hết các lĩnh vực
hoạt động, góp phần đáng kể vào sự phát triển kinh tế - xã hội, của thành phố
và đất nước. Từ thực tiễn cách mạng Việt Nam, Đảng và Nhà nước nhận thức
rất rõ: “Tăng tỷ lệ cán bộ nữ tham gia quản lý Nhà nước, quản lý kinh tế, xã
hội là điểm quan trọng để thực hiện quyền bình đẳng, dân chủ của phụ nữ, là
điều kiện để phát huy tiềm năng, trí tuệ và nâng cao địa vị xã hội của phụ nữ”.
Các quan điểm, chủ trương, phương hướng mà các chỉ thị, nghị quyết đưa ra
làm kim chỉ nam cho nhận thức và hành động của các cấp, các ngành đối với
công tác cán bộ nữ, một nhiệm vụ hết sức quan trọng trong tồn bộ cơng tác



3

cán bộ của Đảng.Những chủ trương ra đời đã tác động tích cực đến phụ nữ và
cơng tác cán bộ nữ, đội ngũ cán bộ nữ được trưởng thành về số lượng và chất
lượng. Bên cạnh những kết quả đạt được, cơng tác cán bộ nữ vẫn cịn nhiều
hạn chế, chưa tương xứng với vị thế của đội ngũ cán bộ nữ trong sự nghiệp
đổi mới đất nước. Trong các tổ chức chính trị xã hội như: Cơng đồn, Đồn
thanh niên, Hội nông dân, tỷ lệ cán bộ lãnh đạo là nữ cũng rất thấp. So với
nam giới trên tất cả các lĩnh vực, ở vị trí càng cao thì tỷ lệ nữ lãnh đạo quản lý
càng thấp.
Vì vậy, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ nữ diện Ban Thường vụ
Thành ủy quản lý, qua đó nâng cao chất lượng và phát triển đội ngũ cán bộ nữ
lãnh đạo, quản lý nói chung và xây dựng phát triển đội ngũ cán bộ nữ do Ban
Thường vụ Thành ủy quản lý nói riêng là vấn đề cấp thiết. Với ý nghĩa đó, tơi
lựa chọn vấn đề “Chất lượng đội ngũ cán bộ nữ diện Ban Thường vụ
Thành ủy Cần Thơ quản lý trong giai đọan hiện nay" làm đề tài luận văn
thạc sỹ, chuyên ngành Xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Đã có nhiều chỉ thị, nghị quyết, chủ trương, báo cáo tổng kết, đánh giá
của Đảng về công tác cán bộ nữ và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ ở các
cấp, các ngành khác nhau. Đây cũng là vấn đề được nhiều nhà khoa học quan
tâm, nghiên cứu với những cấp độ và cách tiếp cận khác nhau. Đặc biệt, gần
đây có nhiều cơng trình khoa học của các nhà khoa học, các học viên nghiên
cứu một số vấn đề có liên quan đến đề tài như:
2.1.Các đề tài khoa học cấp nhà nước ,cấp bộ, cấp tỉnh, thành phố:
- Luận văn thạc sĩ của Trần Minh Thấu: “Công tác quy hoạch và đào
tạo cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở Đồng Nai trong giai đoạn hiện nay”, Học viện
Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2000.



4

- Luận văn thạc sĩ của Trương Thị Mỹ Trang: “Quy hoạch đội ngũ cán
bộ chủ chốt của hệ thống chính trị các xã ở tỉnh Quảng Ngãi trong giai
đoạn hiện nay”, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2004.
- Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thị Lan: “Công tác quy hoạch tạo
nguồn cán bộ lãnh đạo, quản lý của thành phố Hồ Chí Minh - thực trạng và
giải pháp”, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2005.
- Luận văn thạc sĩ của Trần Cát Điền: “Công tác quy hoạch cán bộ chủ
chốt cấp quận thuộc diện Thành uỷ thành phố Hồ Chí Minh quản lý trong
giai đoạn hiện nay”, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2005.
- Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Ngọc Lâm: “Quy hoạch đội ngũ cán bộ
lãnh đạo chủ chốt thuộc diện Trung ương quản lý trong quy hoạch chung về
cán bộ ở các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc nước ta hiện nay”, Học viện
Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2006.
- Luận văn thạc sĩ của Hoàng Nguyên Hòa: “Chất lượng quy hoạch đào
tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh vùng. Đồng bằng Bắc bộ nước ta
giai đoạn hiện nay”, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2007.
- Luận văn thạc sĩ của Trần Thị Thanh Nhàn: “Quy hoạch đội ngũ cán
bộ chủ chốt thuộc diện Ban Thường vụ Quận uỷ Hoàng Mai, thành phố Hà
Nội quản lý giai đoạn hiện nay”, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia
Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2007.
- Luận văn thạc sĩ của Đặng Thị Ngọc Thịnh: “Chất lượng đội ngũ cán
bộ lãnh đạo , quản lý là nữ thuộc diện Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh
quản lý hiện nay-Thực trạng và giải pháp”, Học viện Chính trị - Hành chính
quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2008.
2.2.Các lọai sách xuất bản:
- Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (2007), Văn kiện Đại hội đại biểu phụ
nữ toàn quốc lần thứ X, NXB Phụ nữ, Hà Nội.

- Quốc Hội (2007), Luật Bình đẳng giới.


5

2.3. Các bài đăng tạp chí:
- “Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt các cấp, trước nhất là người đứng
đầu”(1997) của Chu Văn Rỵ, đăng trên Tạp chí Cộng sản, số 5.
- “Tiếp tục đổi mới chỉnh đốn Đảng, làm tốt quy hoạch cán bộ và
nhiệm vụ trọng yếu của công tác xây dựng Đảng về tổ chức trong năm 1998”
(1998) của Nguyễn Văn An đăng trên Tạp chí Xây dựng Đảng, số 3.
- “Xây dựng và thực hiện tốt công tác quy hoạch cán bộ trong thời kỳ
mới” (1999) của PGS, TS Tô Huy Rứa đăng trên Tạp chí Cộng sản, số 3.
- “Cơng tác quy hoạch đội ngũ cán bộ chủ chốt của hệ thống chính trị một số giải pháp chủ yếu” (2002) của TS Ngô Kim Ngân đăng trên Tạp chí
Lịch sử Đảng, số 6.
- "Về vấn đề cán bộ và quy hoạch cán bộ" (2003) của Hà Đăng, đăng
trên Tạp chí Cộng sản, số 8.
- “Mối quan hệ giữa đánh giá, quy hoạch, đào tạo và luân chuyển cán bộ
lãnh đạo, quản lý”(2003) của Nguyễn Duy Hùng, Tạp chí Xây dựng Đảng, số 5.
- “Quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp
hố, hiện đại hố đất nước”(2003) của PGS, TS Trần Đình Hoan, đăng trên
Tạp chí Cộng sản, số 33.
Các cơng trình khoa học, các đề tài, luận văn nêu trên đã tiếp cận vấn
đề cán bộ , công tác cán bộ ở những giác độ khác nhau, đề cập đến các đối
tượng cán bộ khác nhau.Tuy nhiên chưa có đề tài nào nghiên cứu hệ thống ,
cụ thể về đề tài “ Chất lượng đội ngũ cán bộ nữ diện Ban thường vụ Thành ủy
Cần Thơ quản lý trong giai đọan hiện nay”.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
* Mục đích:
Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến đề tài,

đánh giá đúng thực trạng, luận văn đề xuất mục tiêu, phương hướng và những


6

giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ nữ diện Ban
Thường vụ Thành ủy Cần Thơ quản lý đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đổi mới,
* Nhiệm vụ:
- Phân tích, làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan đến chất lượng
đội ngũ cán bộ nữ diện Ban Thường vụ Thành ủy Cần Thơ quản lý giai đọan
hiện nay.
- Phân tích, đánh giá đúng thực trạng công tác cán bộ nữ và thực trạng
chất lượng đội ngũ cán bộ nữ diện Ban Thường vụ Thành ủy Cần Thơ quản lý .
Chỉ rõ nguyên nhân của thực trạng và rút ra những kinh nghiệm từ thực tiễn.
- Đề xuất mục tiêu, phương hướng và những giải pháp chủ yếu nhằm
nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ nữ diện Ban Thường vụ Thành ủy Cần
Thơ quản lý trong giai đọan hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
- Đối tượng nghiên cứu của luận văn: Luận văn đi sâu nghiên cứu chất
lượng đội ngũ cán bộ nữ diện Ban thường vụ Thành ủy Cần Thơ quản lý trong
giai đoạn hiện nay.
- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài chỉ nghiên cứu chất lượng đội ngũ cán bộ
nữ diện Ban thường vụ Thành ủy Cần Thơ quản lý từ năm 2000 đến nay và đề
xuất phương hướng, giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ nữ diện
Thành Ủy Cần Thơ đến năm 2020.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
- Cơ sở lý luận: Đề tài được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa
Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng ta về cán bộ và
công tác cán bộ, đồng thời kế thừa kết quả nghiên cứu của các cơng trình
khoa học có liên quan đã được cơng bố.

- Phương pháp nghiên cứu: Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở
phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, kết hợp giữa lý luận và thực


7

tiễn; đồng thời sử dụng các phương pháp nghiên cứu lịch sử và lơgic, phân
tích và tổng hợp, thơng kê, so sánh, kết hợp giữa điều tra và khảo sát, đặc biệt
coi trọng phương pháp tổng kết thực tiễn.
6. Những đóng góp về khoa học và ý nghĩa của luận văn
-Luận văn góp phần làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về nâng
cao chất lượng đội ngũ cán bộ nữ diện Ban thường vụ Thành ủy Thành phố
Cần Thơ quản lý trong giai đọan hiện nay.
-Kết quả của luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo , vận dụng
cho Đảng bộ thành phố .Đề tài cũng có thể dùng làm tài liệu trong nghiên cứu
giảng dạy ở trường Chính trị thành phố, các trung tâm bồi dưỡng chính trị
quận huyện trong thành phố Cần Thơ.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục
số liệu, nội dung của luận văn gồm 3 chương, 6 tiết.


8

Chương 1
CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ NỮ DIỆN BAN THƯỜNG VỤ
THÀNH ỦY CẦN THƠ QUẢN LÝ - NHỮNG VẤN ĐỀ
LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. KHÁI QUÁT VỀ THÀNH PHỐ CẦN THƠ, THÀNH ỦY VÀ ĐỘI NGŨ
CÁN BỘ NỮ DIỆN BAN THƯỜNG VỤ THÀNH ỦY CẦN THƠ QUẢN LÝ.


1.1.1. Khái quát về thành phố Cần Thơ
1.1.1.1. Đặc điểm địa lý tự nhiên
Thành phố Cần Thơ nằm trong vùng trung - hạ lưu vực sơng Hậu, có
diện tích tự nhiên 1.389,6 km2, vị trí địa lý từ 105 độ 13’ 38” đến 105 độ 50’
35” độ kinh Đông; 09 độ 55’ 08” đến 10 độ 19’ 38” độ Bắc, là trung tâm vùng
ĐBSCL, cách biển Đông 75 km, cách thủ đô Hà Nội 1.877 km và cách thành
phố Hồ Chí Minh 169 km về phía bắc (theo đường bộ). Thành phố Cần Thơ có
địa giới hành chính chung với 5 tỉnh: phía Đơng giáp các tỉnh Đồng Tháp và
Vĩnh Long, phía Bắc giáp tỉnh An Giang, phía Tây giáp tỉnh Kiên Giang, phía
Nam giáp tỉnh Hậu Giang.
Cần Thơ là 1 trong 5 đô thị lọai I của cả nước .Ngày 01/01/2004 tỉnh
Cần Thơ được chia tách thành thành phố Cần Thơ trực thuộc Trung ương
và tỉnh Hậu Giang ngày nay. Ngày 24 tháng 6 năm 2009,thủ tướng Chính phủ
Nguyễn Tấn Dũng đã ký quyết định số 889/QĐ-TTg về việc công nhận
Thành phố Cần Thơ là đô thị loại I trực thuộc Trung ương. Cần Thơ có 9 đơn
vị hành chính, gồm 5 quận (Ninh Kiều, Bình Thủy, Cái Răng, Ơ Mơn, Thốt
Nốt) và 4 huyện (Vĩnh Thạnh, Cờ Đỏ, Thới Lai, Phong Điền), trong đó quận
Ninh Kiều là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của thành phố. Tồn thành
phố có 85 đơn vị hành chính cấp xã và tương đương (trong đó có 37 xã,44
phường, 04 thị trấn), chia ra 318 ấp, 308 khu vực.


9

Nằm ở trung tâm ĐBSCL, Thành phố Cần Thơ có vị trí hết sức quan
trọng, hội tụ những điều kiện tự nhiên lý tưởng với những vùng sinh thái rộng
lớn, nước ngọt quanh năm , “ Cần Thơ gạo trắng nước trong...”. Đặc biệt, Cần
Thơ có những tuyến giao thơng huyết mạch như quốc lộ 1A, quốc lộ 91, có
cầu Cần Thơ - cây cầu lớn nhất vùng Đông Nam Á nối Cần Thơ với thành

phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành phố thuộc vùng ĐBSCL , có sân bay
Quốc tế Cần Thơ mở rộng đường bay trong nước và đến các nước trong khu
vực ASEAN; có cảng Cần Thơ, cảng Cái Cui, có hệ thống giao thơng thủy bộ
tỏa đi các tỉnh trong khu vực và cả nước, ra biển Đơng, ngược lên Phnơm
Pênh (Campuchia). Bên cạnh đó, Cần Thơ cịn là trung tâm khoa học – cơng
nghệ của vùng với trường Đại học Cần Thơ, Đại học Y dược và nhiều trường
Đại học khác.Có Viện lúa ĐBSCL, Trung tâm công nghệ phần mềm và hệ
thống các trường dạy nghề... Đó là những nguồn lực quan trọng đảm bảo cho
Cần Thơ phát triển kinh tế theo hướng toàn diện, bền vững.
1.1.1.2. Đặc điểm kinh tế, văn hóa - xã hội:
Hiện nay dân số thành phố Cần Thơ có 1.199.817 người, mật độ dân số
là 856 người /km2 .Dân số thành phố tăng khá nhanh với tốc độ 4,44%/năm
trong giai đọan 2005-2010 và quy mô khỏang 1.438.800 người vào năm
2015, nguyên nhân do tốc độ di dân từ các tỉnh ĐBSCL đến thành phố
ngày một tăng. Mật độ dân số ngày càng cao là một áp lực lớn đối với
việc phát triển kinh tế, giải quyết các vấn đề xã hội, nhất là đối với việc
ổn định và nâng cao chất lượng đời sống dân cư của Cần Thơ.Trên địa bàn
thành phố Cần Thơ có 7 dân tộc đang sinh sống (Kinh, Hoa, Khmer,
Chăm, Mường, Tày, Nùng). Người Kinh chiếm 96,68% dân số, sống tập
trung ở các triền sông và các vùng đô thị. Đồng bào các dân tộc thiểu số
có 38.445 người, người Khmer chiếm khá đơng, khoảng 22.000 người,
chiếm tỷ lệ 1,9%; người Hoa chiếm 1,4%; số người dân tộc thiểu số cịn
lại như Nùng, Tày... có số lượng không nhiều.


10

Cần Thơ là một trong những địa phương có đơng tín đồ của những tơn
giáo lớn như: Phật giáo 31.160 người, chiếm 2,68%; Thiên chúa giáo 90.119
người, chiếm 7,77%; Phật giáo Hòa hảo 194.099 người, chiếm 16,74%; Phật

giáo Khmer 20.336 người, chiếm 1,75%; Cao đài 17.722 người, chiếm
1,52%; Tin lành 6.103 người, chiếm 0.52%; Cơ đốc phục Lâm 982 người,
chiếm 0,08%; Tịnh độ Cư sĩ 7.478 người, chiếm 0.64%...Tính chung, người
theo đạo ở Cần Thơ chiếm 31,79% dân số. Ngoài các tôn giáo, trong đồng
bào của các dân tộc anh em cịn có những tín ngưỡng riêng của mình.
Từ khi Đảng ta thực hiện đường lối đổi mới KT-XH, tỉnh Cần Thơ -nay
là thành phố Cần Thơ – đã có bước phát triển nhảy vọt. Những năm 19761985 GDP bình quân tăng 4,99 %/năm; những năm 1985-2000 GDP bình
quân tăng 9,42 %/năm; những năm 2001-2005 GDP bình quân tăng
13,5%/năm; năm 2010 tăng trưởng GDP đạt 15,3%. Thu nhập bình quân đầu
người ở Cần Thơ năm 2010 là 1.950 USD, tăng 200 USD so với năm 2009.
Trên cơ sở gắn phát triển kinh tế gắn với phát triển xã hội, đời sống các mặt
vật chất và tinh thần của nhân dân trong thành phố đã được cải thiện rõ rệt.
- Tiềm năng kinh tế
Thành phố Cần Thơ là vùng khá giàu tiềm năng, lại ở vị trí trung tâm của
vùng. Từ lâu, Cần Thơ đã được coi là thủ phủ của miền Tây Nam bộ và vị thế
của Cần Thơ một lần nữa được nâng lên tầm cao mới khi trở thành thành phố
trực thuộc Trung ương từ ngày 01-01-2004. Qua các thời kỳ lịch sử, thành
phố luôn là một trong những điểm sáng trên bản đồ kinh tế của vùng và khu
vực Nam bộ.
Cần Thơ có nguồn tài nguyên đất đai màu mỡ, nhất là khu vực phù sa
nước ngọt bồi đắp thường xuyên, thích hợp cho canh tác lúa, cây hoa màu,
cây lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày, cây ăn quả đặc sản nhiệt đới,
tạo điều kiện thuận lợi để Cần Thơ phát triển theo hướng toàn diện.


11

Là vùng đồng bằng trẻ, tài nguyên khoáng sản của Cần Thơ khơng nhiều,
chủ yếu là sét (gạch ngói), sét dẻo, than bùn và cát sơng. Sét (gạch ngói) tuy
khơng có mỏ lớn, nhưng phổ biến ở tầng gần mặt đất, dày 1-2 m, phân bố

rộng khắp. Bên cạnh đó, sét dẻo nằm cách mặt đất 1-2 m, vỉa dày 5-6 m,
chứa nhiều khống vật và rất mịn, có thể dùng trong các ngành tiểu thủ cơng
nghiệp. Ngồi ra, Cần Thơ cịn có nhiều than bùn với nhiều mỏ nhỏ, vỉa dày
trên 1 m, rộng 15-30 m, kéo dài khoảng 30 km, trữ lượng 30-150 nghìn tấn.
Cần Thơ ở khu vực hội tụ phù sa nhiều năm của sông Mê Cơng, có sơng Hậu
chảy qua thành phố dài 65 km. Tổng lượng phù sa của sông Hậu là 35 triệu
m3/năm (chiếm gần 1/2 tổng lượng phù sa sông Mê Công). Bên cạnh đó, Cần
Thơ cịn có hệ thống kênh rạch nhỏ dày đặc, cho nước ngọt quanh năm, tạo
điều kiện cho nhà nông làm thủy lợi và cải tạo đất. Cần Thơ có nguồn tài
nguyên động vật dồi dào, nhiều loại như: gà nước, le le, trích, trăn, rắn, rùa,
nhiều loại cá như cá lóc, cá rơ, cá sặc rằn, cá trê, cá bống, cá linh, cá ba sa, cá
chép, cá mè, tôm càng xanh, tép bạc, tép đất... sinh sơi nảy nở quanh năm.
Cần Thơ có nhiều khả năng phát triển mạnh công nghiệp. Hiện nay Cần
Thơ đang xây dựng và phát triển 2 khu cơng nghiệp có cơng nghệ cao thu hút
được nhiều nhà đầu tư nước ngoài là Khu cơng nghiệp Trà Nóc, Khu cơng
nghiệp Nam sơng Cần Thơ. Sản xuất công nghiệp của thành phố không ngừng
phát triển, giá trị sản xuất thực hiện năm 2010 là 19.286. tỷ đồng, tăng 15,8. %
so năm 2009. Công nghiệp khai thác mỏ, điện, xi-măng, công nghiệp xay xát
tăng cao. Các khu công nghiệp được đầu tư mở rộng, nhiều dự án với tổng vốn
đăng ký năm 2010 trên 100 triệu USD, thu hút hơn 50.000 lao động.
Trong phát triển của thành phố, các yếu tố hạ tầng kỹ thuật như hệ thống
giao thông, thông tin liên lạc, hệ thống cung ứng năng lượng, cấp thoát nước
ở Cần Thơ hiện nay đã tương đối hoàn chỉnh và đang trong xu thế nâng cấp,
mở rộng có ý nghĩa quan trọng góp phần phát triển kinh tế cũng như nâng cao


12

vai trò của thành phố Cần Thơ trong sự phát triển vùng kinh tế trọng điểm ở
ĐBSCL. Hệ thống vận tải đường hàng không phát triển, sân bay Quốc tế

Cần Thơ đi vào họat động là một sự phát triển vượt bậc của thành phố .Hệ
thống đường bộ, đường thủy đang được nâng cấp và mở rộng trong vùng và
sang cả Campuchia sẽ góp phần cho thành phố Cần Thơ tăng tốc thật sự là
thành phố động lực cho sự phát triển KH-XH hội khu vực ĐBSCL.
Tóm lại, trong những năm qua, nhất là khi trở thành thành phố trực thuộc
Trung ương, thành phố Cần Thơ đã có những chuyển biến mạnh mẽ, góp phần
củng cả nước thực hiện thắng lợi các mục tiêu và nhiệm vụ KT-XH, đã tạo
được những tiền đề vững chắc cho bước phát triển trong giai đoạn mới là đẩy
mạnh CNH, HĐH, vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân
chủ, văn minh”. Những kết quả ấy đã có tác động và ảnh hưởng tích cực của
đội ngũ CBCC của thành phố, đồng thời cũng đặt ra nhiều vấn đề mới, đòi hỏi
cơng tác quy hoạch CBCC của thành phố phải có chất lượng ngày càng cao,
đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn cách mạng hiện nay.
- Đặc điểm văn hóa
Theo Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 20-01-2003 và Nghị quyết số 45NQ/TW ngày 17-02-2005 của Bộ Chính trị, thành phố Cần Thơ hiện nay
được Trung ương xác định là thành phố động lực có sức lan tỏa và sức hút đối
với vùng ĐBSCL và cả nước.
Vùng đất Cần Thơ được khai mở và chính thức có mặt trên bản đồ Việt
Nam năm 1739 với tên gọi Trấn Giang. Từ vùng đầm lầy hoang sơ đến vùng
gạo trắng nước trong, thủ phủ của miền Tây Nam bộ với danh xưng Tây Đô là
hành trình đầy gian khổ, nhưng cũng rất đỗi tự hào của con người Cần Thơ.
Để được như ngày hôm nay, người Cần Thơ dám chấp nhận thách thức và
luôn biết sáng tạo, bản lĩnh. Năm 2005 Đảng và Nhà nước giao trọng trách
cho Cần Thơ vị thế thành phố “đầu tàu”, thành phố động lực của vùng
ĐBSCL (Nghị quyết 45-NQ/TW của Bộ Chính trị).


13

Lịch sử phát triển ĐBSCL ln ẩn chứa tính đột biến, bao hàm khả năng

sáng tạo của những lưu dân mở cõi, luôn phải đối mặt với thách thức. Cần Thơ
đã phát triển từ bản lĩnh đó. Từ khi mới thành lập, vùng đất mới Trấn Giang Cần Thơ đã thu hút cư dân từ miệt Hà Tiên, Rạch Giá, Cà Mau đổ về, từ vùng
Đồng Nai đổ xuống, từ miền Bắc, miền Trung vào, thậm chí cả người Khmer
hội tụ về sinh sống lập nghiệp. Khi những lưu dân đầu tiên đặt chân lên vùng
đất này, Cần Thơ chỉ là vùng đầm lầy, hoang sơ, lau sậy bạt ngàn. Hành trình
khai phá đất đai, chinh phục thiên nhiên, chống giặc ngoại xâm đã góp phần
hình thành bản lĩnh và tính cách đặc trưng của cư dân vùng ĐBSCL nói chung
và Cần Thơ nói riêng: cương trực, bao dung, độ lượng, trọng nhân nghĩa, cần
cù, chịu khó, yêu nước, thương nòi và hiện nay những phong cách ấy nhân lên
xây dựng con người Cần Thơ “trí tuệ - năng động - nhân ái - hào hiệp - thanh
lịch” mà Nghị quyết 45 –NQ/TW của Bộ Chính trị đã khái quát. Lịng u
nước, thương nịi, khí phách ấy được khẳng định, tôn vinh bằng tên tuổi của
hàng loạt văn thân, sĩ phu yêu nước và những chiến sĩ cách mạng kiên trung
như: cụ Cử trị, Lê Quang Chiểu, Châu Văn Liêm...Cũng từ đặc điểm nêu trên
mà Cần Thơ – Nam bộ là nơi xuất phát các phong trào “hũ gạo nuôi quân”,
“con gà, cây chuối dân quân”, “bà má chiến sĩ” trong thời kỳ kháng chiến
chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, góp phần cùng quân và dân cả nước
chiến thắng thực dân đế quốc, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
1.1.1.3. Khái quát hệ thống chính trị thành phố Cần Thơ:
Trong hệ thống chính trị của TP Cần Thơ , Đảng bộ Thành phố Cần
Thơ có 15 Đảng bộ trực thuộc , bao gồm 9 Đảng bộ quận huyện ủy, Các
Đảng bộ trực thuộc khác bao gồm Đảng Ủy Cơng An, Qn sự, Đảng bộ khối
Dân chính Đảng, Đảng bộ khối doanh nghiệp, Đảng bộ trường Đại học Cần
Thơ, Đảng bộ sở cảnh sát phòng cháy chữa cháy. Mặt trận tổ quốc và các
địan thể chính trị xã hội trong hệ thống chính trị với tỉ lệ tập hợp đòan


14

viên- Hội viên vào tổ chức là 79,4% dân số. Các cơ quan chính quyền với

bộ máy ngày càng tinh gọn và tham gia thực hiện tốt công cuộc cải cách
hành chính nhà nước.
Trên cơ sở những quy định của Trung ương, Cần Thơ tiếp tục củng cố,
cụ thể hóa chức năng, nhiệm vụ của từng tổ chức trong hệ thống chính trị cơ
sở cho sát với tình hình của Đảng bộ, khắc phục tình trạng trùng lắp, chồng
chéo nhiệm vụ. Thành ủy Cần Thơ chỉ đạo cấp ủy đảng và các tổ chức trong
hệ thống chính trị kiểm điểm, đánh giá việc xây dựng và thực hiện quy chế
hoạt động, qua đó phát huy tính chủ động, sáng tạo, vừa giữ được mối quan
hệ mật thiết, đồng bộ, gắn kết nhiều mặt hoạt động của các tổ chức.Thành
phố chú trọng đổi mới, nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của chính
quyền và các đồn thể chính trị - xã hội, phát huy dân chủ để nhân dân
tham gia xây dựng và thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị, chú trọng
thực hiện có hiệu quả cải cách hành chính, trước hết là thể chế hóa các thủ
tục hành chính, giảm bớt thủ tục rườm rà, tránh gây phiền hà cho dân.
Đồng thời, đội ngũ cán bộ các cấp cũng dần được nâng cao về nhận thức, lý
luận và năng lực thực tiễn.
Với nỗ lực của mình, những năm qua, hoạt động của hệ thống chính trị ở
Cần Thơ có nhiều tiến bộ. Phương thức lãnh đạo, lề lối làm việc của các cấp
ủy đảng và tổ chức cơ sở đảng từng bước được đổi mới, cải tiến; việc nắm và
thực hiện các nguyên tắc xây dựng Đảng ngày càng đạt hiệu quả cao hơn. Vai
trị hạt nhân chính trị của tổ chức cơ sở đảng ngày càng được khẳng định,
UBND các cấp đã từng bước thực hiện tốt vai trị quản lý nhà nước, tổ chức
thực hiện có hiệu quả nghị quyết của Đảng bộ, của HĐND; bước đầu thực
hiện có hiệu quả quy chế dân chủ ở cơ sở, phát huy tốt sức dân trong thực
hiện các nhiệm vụ KT- XH, quốc phòng – an ninh, nâng cao đời sống
nhân dân. Hoạt động của HĐND các cấp có bước trưởng thành, tính chất


15


đại diện của đại biểu và tính sát hợp của các mội dung nghị quyết có
nhiều tiến bộ. Các đồn thể chính trị - xã hội được củng cố, tăng cường,
có bước đổi mới về nội dung và phương thức hoạt động, gắn kết tốt hơn
lợi ích và nhiệm vụ của đồn viên, hội viên.
1.1.1.4. Đặc điểm, vai trị, chức năng, nhiệm vụ của Thành ủy Cần Thơ
Ban chấp hành Đảng bộ thành phố có số lượng là 55 đ/c; 6 nữ; BCH
đảng bộ các quận huyện và đơn vị trực thuộc có 161 đ/c; 19 nữ.
Số lượng, cơ cấu độ tuổi, trình độ mọi mặt của BCH Đảng bộ TP Cần Thơ.
- Tuổi đời
+ Nhỏ nhất : 40 tuổi
+ Lớn nhất : 59 tuổi .
+ Bình quân : 49,18
- Bậc đào tạo :
+ Tiến sĩ : 06 ( trong đó có 01 nữ)
+ Thạc sĩ : 13
+ Đại học : 35 (trong đó có 05 nữ)
+ Trung cấp : 01
- Chuyên ngành nhiều nhất :
+ Kinh tế : 13.
+ Luật : 09
+ Xây dựng Đảng : 04
+ Một số chuyên ngành khác : XXH, Y khoa, XD, nuôi trồng thủy
sản,sinh học ....
- Lý luận chính trị:
+ Cử nhân : 30
+ Cao cấp : 25

- Chức năng, nhiệm vụ của Thành ủy Cần Thơ: Theo quy định của điều lệ
Đảng và quy chế làm việc của Ban chấp hành,Thành ủy Cần Thơ có nhiệm vụ:
-Quyết định Quy chế làm việc của Thành ủy, chương trình làm việc

tồn khóa của Thành ủy, Quy chế làm việc của Ủy ban Kiểm tra Thành ủy.


16

- Cụ thể hóa và lãnh đạo thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc,
các Nghị quyết, Chỉ thị của BCH Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thứ Trung
ương Đảng. Xây dựng nghị quyết chuyên đề thực hiện các công tác trọng tâm
của thành phố.
- Quyết định những chủ trương, chính sách, biện pháp về phát triển
kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phịng, xây dựng kiện tồn hệ thống
chính trị của thành phố thơng qua các hội nghị định kỳ (3 tháng, 6 tháng, năm
hoặc chuyên đề). Kịp thời có chủ trương, giải pháp xử lý những phát sinh phù
hợp với đường lối chung của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
- Quyết định phương hướng, nhiệm vụ về cơng tác chính trị, tư tưởng,
tổ chức, cán bộ theo thẩm quyền được Điều lệ Đảng quy định; quyết định về
phân cấp quản lý cán bộ của Trung ương, của Thành ủy.
- Quyết định nhận sự để xin ý kiến Trung ương đưa ra ứng cử chức
danh Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân và Ủy ban
Nhân dân thành phố.
- Quyết định nhân sự ứng cử chức danh Phó Chủ tịch Hội đồng Nhân
dân, Ủy ban Nhân dân thành phố để xin ý kiến Hội đồng nhân dân thành phố.
- Xét kỷ luật Thành ủy viên và ủy viên Ủy ban Kiểm tra Thành ủy; xem
xét giải quyết khiếu nại kỷ luật Đảng theo quy định của điều lệ Đảng.
- Lãnh đạo xây dựng ngân sách và quản lý ngân sách của Đảng bộ.
- Chuẩn bị các nội dung và nhân sự Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố
lần thứ XIII nhiệm kỳ 2015-2020.
1.1.2. Khái quát về đội ngũ cán bộ nữ diện Ban Thường vụ Thành
uỷ Cần Thơ quản lý
1.1.2.1.Quan niệm về đội ngũ cán bộ diện Ban Thường vụ Thành ủy

Cần Thơ quản lý
Khái niệm cán bộ: Theo từ điển Tiếng Việt ,cán bộ là “người làm cơng
tác có nghiệp vụ chuyên môn trong cơ quan nhà nước” hoặc “người làm công


17

tác có chức vụ trong một cơ quan chính quyền,một tổ chức,phân biệt với
người thường,khơng có chức vụ” [49,trang 125-126].Đây là định nghĩa nhưng
cịn sơ lược.Từ cách định nghĩa này,có thể thấy khái niệm cán bộ dùng để nói
tới nghề nghiệp xã hội của một người nào đó cần phải đảm bảo 2 yếu tố sau:
-Phải là người làm công tác có nghiệp vụ,chun mơn,nghĩa là đang
làm những cơng việc thuộc những lĩnh vực riêng hoặc có liên quan đến những
kiến thức riêng của một nghề hay một ngành khoa học kĩ thuật.
-Phải là người đang làm việc cho một cơ quan Nhà nước,nghĩa là đang
thuộc biên chế Nhà nước và được hưởng lương từ ngân sách Nhà nước.
Như vậy cán bộ là một khái niệm tương đối rộng,dùng để chỉ một bộ
phận trong hệ thống của bộ máy chính trị .Điều này đã được Hồ chí Minh
khẳng định “Cán bộ là những người đem chính sách của Đảng, của Chính phủ
giải thích rõ cho dân chúng hiểu rõ và thi hành.Đồng thời đem tình hình của
dân chúng báo cho Đảng,Chính phủ hiểu rõ,để đặt chính sách cho
đúng”[40,trang 25].Vì thế tương ứng trong các hệ thống chính trị sẽ có sự
phân loại cán bộ Đảng,cán bộ Nhà nước,cán bộ đoàn thể.Dựa vào chun
mơn cũng có thể phân loại cán bộ thành:Cán bộ chính trị,cán bộ quân sự,cán
bộ kinh tế,cán bộ khoa học,kĩ thuật…Tuy nhiên,hiện nay để củng cố,xây dựng
đội ngũ cán bộ đáp ứng được nhiệm vụ công tác trong thời kỳ mới của đất
nước,nhằm thực hiện CNH,HĐH,hướng tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh,xã
hội công bằng,dân chủ,văn minh,rất cần thiết phải phân biệt các loại cán bộ
mà trước hết là cán bộ lãnh đạo,quản lý.
- Quan niệm về cán bộ lãnh đạo quản lý.

Trước hết cần làm rõ khái niệm “lãnh đạo” và “quản lý”. “Lãnh đạo” là
một quá trình thúc đẩy nhiều người đi theo một chiều hướng nhất định nhằm
đạt được mục tiêu đề ra . “Quản lý” là quá trình hoạt động điều hành một tổ
chức,một nhóm người thực hiện các nhiệm vụ nhằm đạt được mục tiêu đề


18

ra.Như vậy,cán bộ lãnh đạo,quản lý là những người được bầu ra hoặc được bổ
nhiệm để giữ một trọng trách (chức vụ) trong một tổ chức,đơn vị hoặc một
phong trào nào đó,có quyền hạn và trách nhiệm thực hiện chức năng lãnh
đạo,quản lý,quy tụ sức mạnh tập thể để thực hiện mục tiêu chung.Người cán
bộ lãnh đạo,quản lý là người có quyền lực,vừa ra những quyết định có tính
chất quan trọng nhất cho phù hợp với sự thay đổi của hoàn cảnh và điều kiện
khách quan,mà trước hết là những quyết định có tính chiến lược về đơn vị
mình,đồng thời cũng là người điều hành,tổ chức,sắp xếp,bố trí để thực hiện
những nhiệm vụ này.Vì vậy,cán bộ lãnh đạo,quản lý vừa là người ra quyết
định,vừa là người điều hành,quản lý.Và cán bộ lãnh đạo,quản lý không chỉ
giỏi chuyên môn nghiệp vụ mà cịn phải có năng lực phẩm chất điều khiển,có
khả năng tổ chức cơng việc và đồn kết cộng đồng.Nhìn chung,người lãnh
đạo,quản lý phải hội tụ 4 đặc điểm sau:
-Phải là người có uy tín.Đại diện cho số đơng,cho tập thể,có kinh
nghiệm,tri thức phong phú,có tầm nhìn xa,rộng.
-Phải có khả năng phân tích,xác định vấn đề trong các tình huống,ngay
cả khi tình huống chưa rõ ràng.
-Phải có khả năng quan hệ rộng,gây ảnh hưởng,có khả năng sử dụng
đúng người,đúng việc cũng như khả năng hướng dẫn,kiểm soát người khác
thực hiện cơng việc có hiệu quả.
-Có khả năng giao tiếp,xúc cảm với trạng thái tâm lý của người khác.
- Quan niệm về đội ngũ cán bộ nữ diện Ban Thường vụ Thành ủy Cần

Thơ quản lý hiện nay.
Theo quy định phân cấp quản lý tổ chức bộ máy và cán bộ từ Trung
ương đến địa phương.Thành ủy đã ban hành quy định phân cấp quản lý cán
bộ,trong đó quy định các chức danh cán bộ lãnh đạo,quản lý thuộc diện Thành
ủy quản lý như sau:


19

(Bao gồm cả chức danh cán bộ do Ban Thường vụ Thành ủy quản lý và
chức danh do Ban thường vụ Thành ủy ủy quyền cho Thường trực Thành ủy
quản lý).
1.Các ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy và Thành ủy viên;
2.Phó Chủ tịch HĐND,Phó Chủ tịch UBND Thành phố (Chủ tịch HĐND
và Chủ tịch UBND Thành phố do bộ Chính trị quản lý);
3.Ủy viên thường trực,Trưởng các ban của HĐND Thành phố;
4.Chủ nhiệm,Phó Chủ nhiệm,các thành viên Ủy ban kiểm tra của Thành ủy;
5.Trưởng,phó các ban thuộc Thành ủy và tương đương;
6.Bí thư,phó bí thư,ủy viên thường vụ quận,huyện ủy;
7.Chủ tịch,phó chủ tịch HĐND,UBND quận,huyện;
8.Bí thư,phó bí thư,ủy viên thường vụ đảng ủy cấp trên cơ sở;Bí thư,phó
bí thư đảng ủy cơ sở trực thuộc Thành ủy;
9.Chủ tịch,phó chủ tịch Ủy ban Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể Thành
phố,các tổ chức chính trị,xã hội,nghề nghiệp;Bí thư, phó bí thư Thành đồn
Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh;
10.GĐ,phó GĐ các sở,ban,ngành và các cơ quan tương đương;
11.Tổng biên tập,GĐ,phó tổng biên tập và phó GĐ báo,đài do Thành phố
quản lý (Báo Cần Thơ ,Đài phát thanh truyền hình Thành phố);
12.Trưởng –phó các cơ quan thuộc ngành dọc trung ương đóng trên địa
bàn thành phố .

1.1.2.2. Đặc điểm, vai trò của đội ngũ cán bộ nữ diện Ban Thường vụ
Thành ủy Cần Thơ quản lý hiện nay
- Đặc điểm của đội ngũ cán bộ nữ diện Ban Thường vụ Thành ủy Cần
Thơ quản lý
Đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý là nữ diện Thành ủy quản lý là đội
ngũ cán bộ nữ giữ chức vụ cao và quan trọng trong hệ thống chính trị ở cấp


20

thành phố và cấp quận,huyện…do đó có ảnh hưởng lớn đối với đội ngũ cán
bộ của Thành phố nói chung và đặc biệt đối với đội ngũ cán bộ nữ.Tính đến
năm 2010, đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý là nữ thuộc diện Thành ủy quản
lý có 67 người, chiếm tỉ lệ 15,22 % (trên tổng số 440 cán bộ lãnh đạo, quản
lý diện Thành ủy quản lý).
-Đây là đội ngũ cán bộ có trình độ, có năng lực, có kinh nghiệm trong
lãnh đạo, quản lý.Hầu hết các đồng chí đều vững vàng về chính trị, chịu khó
học hỏi, kinh qua nhiều nhiệm vụ chủ chốt ở cơ sở hoặc các đơn vị chuyên
ngành.Bên cạnh đó có khoảng 11,9% cán bộ nữ trẻ tuổi, có trình độ, năng
động, trưởng thành trong các phong trào quần chúng cơ sở và tại chỗ, cầu tiến
vươn lên, tự tin nhận nhiệm vụ cao và trở thành cán bộ nguồn kế cận trong
thời kì mới.
-Đây là đội ngũ cán bộ được đào tạo, bồi dưỡng cơ bản 100% đều có ít
nhất một bằng đại học, trong đó 23,88% có trình độ sau đại học, 97% đã qua
cao cấp hoặc cử nhân chính trị.Nhìn chung đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý
là nữ diện Thành ủy quản lý đều có cố gắng, nỗ lực trong học tập, được tạo
điều kiện thuận lợi hơn để học tập, nâng cao trình độ học vấn chung cũng như
đào tạo chuyên ngành như quản lý nhà nước, luật, tài chính, quản lý doanh
nghiệp, thương mại, đầu tư, xây dựng đảng, đồn thể, văn hóa, xã hội,…chính
vì vậy đây là đội ngũ cán bộ phần lớn đảm đương tốt nhiệm vụ, tự tin, dám

nghĩ, dám làm và có ý chí, nghị lực vươn lên tự khẳng định mình so với
những nhiệm kỳ trước đây, trình độ của đội ngũ này được nâng cao hơn, có
chất lượng hơn.
-Đây là đội ngũ hầu hết đều trải qua những nhiệm vụ quản lý, lãnh đạo ở
địa bàn quận, huyện, các phòng, ban chun mơn của sở, ngành và có một số
đồng chí đã trưởng thành từ nguốn cán bộ ở phường, xã.Trong đó có một số
đồng chí ở các cơ quan trung ương hoặc các tỉnh khác được luân chuyển về.


21

Tuy chiếm tỉ lệ 15,22 % trên tổng số đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý
diện Thành ủy quản lý, nhưng TPCT cũng rất phấn khởi là nơi đã bắt đầu
làm tốt công tác cán bộ nữ, là một trong những tỉnh, thành phố đứng thứ hạng
cao trong cả nước về tỉ lệ nữ đại biểu Quốc Hội, nữ đại biểu HĐND các cấp
nhiệm kỳ 2011-2016 .
-Đội ngũ cán bộ, lãnh đạo, quản lý là nữ diện Thành ủy quản lý
về cơ cấu đã dần có tỉ lệ tương đối đồng đều ở các khối, các ngành và cấp
quận, huyện.Trong đó, cao nhất là khối các cơ quan mặt trận, đồn thể, khối
tài chính, ngân hàng, các ngành văn hóa, xã hội và ngành tư pháp.
-Tuy nhiên, đặc điểm chung của đội ngũ này hiện nay là tuổi đời bình
qn chung cịn khá cao ( 47,6 tuổi), nguồn cán bộ nữ kế cận cịn mỏng; trình
độ ngoại ngữ, tin học để tự tiếp cận với những thông tin, đối tác nước ngoài
hoặc trước yêu cầu hội nhập quốc tế hiện còn hạn chế, cơ cấu cán bộ nữ một
số ngành cịn rất ít (khối Đảng, khối nhà nước và các doanh nghiệp).Điều này
đòi hỏi trong thời gian tới phải tăng cường hơn nữa công tác quy hoạch, đào
tạo bồi dưỡng cán bộ nguồn, cán bộ nữ trẻ để kế thừa đội ngũ cán bộ lãnh
đạo, quản lý là nữ hiện nay ở Thành ủy TPCT.
- Vai trò của đội ngũ cán bộ nữ diện Ban Thường vụ Thành ủy Cần Thơ
quản lý

Riêng TPCT, sau ngày giải phóng đất nước, cơng cuộc xây dựng lại
thành phố khơng chỉ bằng lịng dũng cảm mà địi hỏi phải có năng lực, tri
thức, đội ngũ cán bộ nữ Thành phố đã tiếp tục phát huy truyền thống vẻ vang
của phụ nữ Cần Thơ , vừa phấn đấu tiếp cận công việc, vừa học, vừa làm
cùng Đảng bộ, chính quyền Thành phố chung tay xây dựng chính quyền cách
mạng, phát triển kinh tế, giữ gìn an ninh, chính trị, trật tự đơ thị của Thành
phố và ổn định đời sống người dân.Không chỉ bằng lịng nhiệt tình và trách
nhiệm mà bằng cả tình thương, khả năng sáng tạo, bằng sự đảm đang, tháo


22

vát, dám nghĩ, dám làm vượt qua mọi thử thách của thời kỳ khó nhất để tự
khẳng định mình và có mặt trên hầu hết các lĩnh vực hoạt động, nổi bật nhất
là xây dựng mạng lưới kinh doanh phân phối lương thực, hàng hóa thiết yếu
đến đời sống người dân, thành lập hệ thống nhà giữ trẻ, trường mẫu giáo, xây
dựng chính quyền, đồn thể cơ sở, tổ chức các phong trào quần chúng sâu
rộng trong các tầng lớp nhân dân…Cũng chính từ trong phong trào đã góp
phần phát hiện, xây dựng và đào tạo một lực lượng cán bộ nữ kế tiếp đảm
nhận những trọng trách trong thời kỳ mới.
Ngày nay, trong sự nghiệp đẩy mạnh CNH – HĐH đất nước, TPCT với vị
trí, nhiệm vụ chính trị của mình là trung tâm kinh tế, khoa học kỹ thuật,
thương mại, dịch vụ ,là đầu mối giao lưu quan trọng của khu vực đồng bằng
sơng Cửu Long, có vị trí trung tâm chính trị sau thủ đơ Hà Nội và TP Hồ Chí
Minh, trước u cầu của tình hình mới, vai trò của đội ngũ cán bộ nữ càng đòi
hỏi quan trọng hơn nữa.Với sự quan tâm, tạo điều kiện của Đảng, với nhiều
chương trình kế hoạch vì sự tiến bộ và phát triển của phụ nữ, với sự tự nỗ lực
không ngừng đã thúc đẩy chị em ý thức vươn lên và đã có bộ phận đơng đảo
cán bộ nữ của Thành phố khắc phục khó khăn, hạn chế do yếu tố giới, phấn
đấu rèn luyện, học tập, nâng cao trình độ văn hóa, chun mơn, nghiệp vụ, trở

thành cán bộ giỏi, năng động sáng tạo đảm đương những cương vị lãnh đạo,
quản lý trên nhiều lĩnh vực, góp phần tạo ra một đội ngũ cán bộ nữ, đặc biệt
cán bộ lãnh đạo, quản lý nữ có năng lực, trình độ, có phẩm chất đạo đức tốt,
được sự tín nhiệm của tập thể và được tin tưởng giao những trọng trách quan
trọng trong hệ thống chính trị của Thành phố.
Có thể thấy vai trị của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý là nữ nói
chung và cán bộ lãnh đạo, quản lý là nữ thuộc diện Thành ủy TP CT quản lý
nói riêng giai đoạn hiện nay thể hiện ở những điểm chủ yếu sau:
Một là,đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý là nữ thuộc diện Thành ủy quản
lý là một trong những lực lượng đi đầu, nòng cốt trong việc tổ chức nghiên


23

cứu, quán triệt cụ thể hóa đường lối, chủ trương, nghị quyết, chỉ thị của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước, thơng qua q trình hoạch định, xây
dựng các nghị quyết, quyết định, kế hoạch, chương trình hành động, chính
sách cụ thể trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội ở địa phương, đơn
vị.Do những chủ trương,chính sách của Đảng, Nhà nước phần lớn là ở tầm vĩ
mơ, mang tính bao qt, địi hỏi phải qn triệt sâu sắc, vận dụng một cách
sáng tạo, linh hoạt, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của từng địa
phương, đơn vị thì mới đi vào cuộc sống, đem lại hiệu quả thiết thực.
Đội ngũ này còn thể hiện vai trị to lớn có tính chất quyết định của mình
đến giới nữ trong việc tổ chức thực hiện thắng lợi đường lối, chủ trương,
chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước cũng như các nghị quyết, quyết
định, kế hoạch, đề án, chương trình…cụ thể của Thành phố, vì đây là một
trong những người lãnh đạo, quản lý, điều hành hoạt động của Thành ủy,
HĐND, Ủy ban nhân dân thành phố; các cơ quan, ban, ngành, sở, đoàn thể
của Thành phố; cấp ủy, HĐND, Ủy ban nhân dân cấp huyện và các Đảng ủy
cấp trên cơ sở trực thuộc Thành ủy.Thơng qua q trình chỉ đạo hoạt động

thực tiễn họ tổng kết được những kinh nghệm và đưa ra được những bài học
quý báu để bổ sung góp phần hồn thiện chủ trương, chính sách của Đảng và
Nhà nước.
Hai là, đội ngũ cán bộ, lãnh đạo, quản lý là nữ diện Thành ủy quản lý
đóng vai trị nịng cốt trong việc xây dựng hệ thống chính trị của Thành phố
vững mạnh, vì đây là một bộ phận khơng nhỏ trong những người đứng đầu
các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị của cấp thành phố và quận,
huyện, chịu trách nhiệm chính trong việc tuyên truyền, tổ chức, vận động,
hướng dẫn, kiểm tra các hoạt động của cán bộ, đảng viên và nhân dân của
Thành phố; chỉ đạo xây dựng và củng cố, kiện toàn hệ thống tổ chức, bộ máy,
xây dựng đội ngũ đảng viên, đoàn viên, hội viên trong các tổ chức cơ sở Đảng


24

và các tổ chức chính trị – xã hội. Đồng thời có vai trị quan trọng trong việc
tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sắp xếp đội ngũ cán bộ và đề ra các
chủ trương, giải pháp nhằm không ngừng đổi mới nội dung, phương thức lãnh
đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước cũng như hoạt động của các tổ chức
đồn thể chính trị - xã hội nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao trong thời kỳ
mới, thời kỳ đẩy mạnh CNH – HĐH đất nước.
Ba là, đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý là nữ diện Thành ủy quản lý cịn
có vai trị quan trọng trong việc nịng cốt xây dựng và giữ gìn sự đoàn kết,
thống nhất của Đảng, trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và các lực
lượng quần chúng nhân dân của Thành phố.
Nếu đội ngũ này có năng lực, có phẩm chất đạo đức tốt và có đủ trình độ
lãnh đạo, quản lý thì các cơ quan, tổ chức của Thành phố trước hết là các cơ
quan lãnh đạo đảng, chính quyền, đồn thể, doanh nghiệp,… của Thành phố
sẽ mạnh, sẽ quy tụ được đội ngũ cán bộ, đảng viên quần chúng, nội bộ sẽ
đoàn kết thống nhất và đồng lòng quyết tâm thực hiện mọi nhiệm vụ thắng

lợi.Còn ngược lại, đội ngũ này nếu thối hóa, biến chất hoặc trình độ, năng
lực khơng đáp ứng được u cầu nhiệm vụ thì hiệu quả lãnh đạo, quản lý
củng thiếu hiệu lực, khơng hồn thành nhiệm vụ, thậm chí gây mất đoàn kết
nội bộ, tổ chức bộ máy yếu kém, trì trệ.
Với những vai trị to lớn đó, địi hỏi đội ngũ cán bộ, lãnh đạo, quản lý là
nữ nói chung và đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý là nữ diện Thành ủy quản lý
nói riêng phải có đủ phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực trình độ; phải là
những cán bộ mẫu mực trong công tác, học tập, rèn luyện để mọi người noi
theo, hết lòng, hết sức phục vụ, ra sức thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ được
giao cũng như cùng phấn đấu hoàn thành chính trị của Thành phố.
Tóm lại , vai trị cán bộ nữ và đội ngũ cán bộ, lãnh đạo, quản lý là nữ ln gắn
với nhiệm vụ chính trị, với tổ chức và phong trào quần chúng của từng thời kỳ


25

cách mạng.Nhờ đánh giá đúng đắn vai trò của cán bộ nữ, đội ngũ cán bộ nữ
của Đảng và Nhà nước mà hơn 80 năm qua đã động viên được phụ nữ cả
nước nói chung và cán bộ nữ nói riêng đã chung vai sát cánh cùng các phong
trào cách mạng làm nên những chiến công đáng tự hào của phụ nữ Việt Nam
với 8 chữ vàng Bác Hồ trao tặng “Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm
đang”.Trong hịa bình, xây dựng đất nước đặc biệt trong công cuộc đổi mới
đất nước, các tầng lớp phụ nữ đặc biệt đội ngũ cán bộ nữ đã góp phần quan
trọng trong thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội, đem lại những thành tựu
to lớn trên mọi mặt của đời sống xã hội.Trong thành quả của sự nghiệp 20
năm đổi mới đất nước, tại Đại hội Đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ X năm
2007, Ban chấp hành Trung ương Đảng đã trao tặng Đại hội bức trướng mang
dòng chữ “Phụ nữ Việt Nam đồn kết, bình đẳng, năng động và phát triển góp
phần đẩy mạnh tồn diện cơng cuộc đổi mới đất nước”.
1.2. CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ NỮ DIỆN BAN THƯỜNG VỤ

THÀNH ỦY CẦN THƠ QUẢN LÝ – QUAN NIỆM VÀ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ

1.2.1. Quan niệm về chất lượng đội ngũ cán bộ nữ diện Ban
Thường vụ Thành ủy Cần Thơ quản lý
- Quan niệm về chất lượng
Chất lượng theo quan niệm chung nhất “là cái tạo nên phẩm chất, giá trị
của một con người, một sự vật một sự việc” [39,tr.342].Nói cách khác chất
lượng là hệ thống những yếu tố cơ bản để hình thành những giá trị, tính chất
tốt đẹp của từng con người, từng sự vật.
Chất lượng đội ngũ cán bộ được tạo nên bởi nhiều yếu tố bao gồm số
lượng cán bộ, cơ cấu cán bộ, cấu trúc bộ máy, cơ chế điều hành, phương thức
quản lý, lãnh đạo…Chất lượng đội ngũ cán bộ được cấu thành từ chất lượng
của từng người cán bộ.


×