Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Nhận xét đặc điểm lâm sàng và điều trị xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch trên nhóm bệnh nhân nam giới quản lý tại khoa Huyết học lâm sàng Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp năm 2020-202

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (979.19 KB, 7 trang )

Công trình nghiên cứu KHOA HC TRNG I HC Y DƯỢC HẢI PHÒNG

NHẬN XÉT ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ ĐIỀU TRỊ XUẤT HUYẾT GIẢM
TIỂU CẦU MIỄN DỊCH TRÊN NHÓM BỆNH NHÂN NAM GIỚI QUẢN LÝ
TẠI KHOA HUYẾT HỌC LÂM SÀNG BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT TIỆP
NĂM 2020-2021
Đoàn Thị Út1, Nguyễn Ngọc Ánh1, Vũ Mạnh Tân1, Phạm Văn Linh1
TÓM TẮT

46

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng xuất
huyết giảm tiểu cầu miễn dịch ở bệnh nhân nam
giới và nhận xét kết quả điều trị xuất huyết giảm
tiểu cầu miễn dịch ở bệnh nhân nam giới điều trị
tại khoa Huyết học lâm sàng bệnh viện Việt Tiệp
năm 2020-2021. Đối tượng và phương pháp:
Nghiên cứu mô tả trên 31 bệnh nhân xuất huyết
giảm tiểu cầu miễn dịch nam giới. Kết quả
nghiên cứu: Tuổi trung bình của nhóm đối tượng
nam giới người lớn trong nghiên cứu là
59.6±18.4 tuổi (tuổi thấp nhất là 18, tuổi cao nhất
là 101 tuổi), tập trung chủ yếu ở nhóm có tuổi
trên 30 (93,55%). Triệu chứng xuất huyết thường
gặp trên nhóm đối tượng nghiên cứu là xuất
huyết dưới da (61.29%) và xuất huyết niêm mạc
(m i, chân răng, kết mạc mắt). Có 3,23% bệnh
nhân có xuất huyết nội tạng nặng. Số lượng tiểu
cầu trung bình của nhóm đối tượng lúc vào viện
là 26,33 ± 28,17 G/l, trong đó 67,74% bệnh nhân
có số lượng tiểu cầu lúc vào viện ở mức dưới 30


G/l. Số lượng tiểu cầu tăng dần sau 3 ngày, 7
ngày, 2 tuần, 6 tháng điều trị. Tuy nhiên v n cịn
35,48% nhóm đối tượng có số lượng tiểu cầu ở
mức dưới 30G/l sau 2 tuần; Tỷ lệ này giảm còn
25,8% và 16,13% sau 3 tuần và 6 tháng điều trị.
Trường Đại Học Y Dược Hải Phòng
Chịu trách nhiệm chính: ồn Thị Út
Email:
Ngày nhận bài: 11.2.2022
Ngày phản biện khoa học: 19.2.2022
Ngày duyệt bài: 10.5.2022
1

320

Thời gian trung bình nằm viện là 14,24±6,37
ngày. Có 74,19% bệnh nhân được điều trị khởi
đầu bằng methylprednisolon ở mức liều 1-2
mg/kg/ngày trong đó có 52,17% phải phối hợp
them với thuốc ức chế miễn dịch sau 3 tuần điều
trị; 6,45% bệnh nhân có chỉ định cắt lách sau 6
tháng. Tác dụng không mong muốn thường gặp
sau điều trị bằng corticoid trên nhóm đối tượng
nghiên cứu là tăng bạch cầu (82.61%); viêm loét
dạ dày (47.82%); loãng xương (30.43%) và rối
loạn điện giải (26.09%).
Từ khoá: Xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch,
người lớn, nam, đặc điểm lâm sàng, điều trị.

SUMMARY

REMARKS ON CLINICAL
CHARACTERISTICS AND
TREATMENT FEATURES OF
IMMUNE THROMBOCYTOPENIC
PURPURA IN A GROUP OF MALE
PATIENTS HOSPITALIZED, TREATED
IN AND FOLLOWED UP BY CLINICAL
HEMATOLOGY DEPARTMENT OF
VIET-TIEP HOSPITAL
IN 2020-2021 PERIOD
Objectives: Study was done to describe
characteristics of immune thrombocytopenic
purpura (IPP) in a group of male patients
hospitalized and followed up in the Clinical
Hematology Department of Viet Tiep Hospital
during 2020-2021 period and to draw some
remarks on the treatment including the
medication induced adverse effects. Subjects


TạP CHí Y học việt nam tP 515 - tháng 6 - sè ĐẶC BIỆT - 2022

and Methods: A descriptive prospective study of
31 patients with immune thrombocytopenic
purpura. Results: Mean age of 31 IPP-diagnosed
patients studied was 59,6±18.4 (ranging from 18
to 101 years old). Most of patients were aged 30
or older (93,55%). Common bleeding symptoms
in studied group were subcutaneous (61.29%)
and mucosal purpura (nose, tooth roots, eye

conjunctiva); There was 3.23% of patients
presenting severe internal bleeding. The average
platelet count at admission was 26.33 ± 28.17
G/l. Of which 67.74% had platelet count below
30 G/l at admission. The level of platelet count
increased gradually, especially after 2 weeks, 3
weeks and 6 months of treatment with respective
percentages of ones having platelet count above
30 G/l level were 35.48%, 25.8% and 16.13%
respectively. The mean length of hospital stay
was 14.24±6.37 days. There were 74.19% of
patients
started
treatment
with
methylprednisolone with doses at 1-2 mg/kg/day,
of which 52.17% had to combine with
immunosuppressive medications after 3 weeks of
treatment; 6.45% of patients had to undergo
splenectomy after 6 months of medication
treatment. Adverse effects of treatment with
corticosteroids were leukocytosis (82.61%);
inflammatory and/or ulcerative peptic disorders
(47.82%); osteoporosis (30.43%) and electrolyte
disorders (26.09%).
Keyword:
Immune
thrombocytopenic
purpura, adult, men, clinical features, treatment.


I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch
(XHGTCMD) là bệnh do tự kháng thể chống
lại protin trên màng tiểu cầu làm phá hủy tiểu
cầu ở hệ liên võng nội mô gây giảm tiểu cầu
trong máu ngoại vi. XHGTCMD là một
trong những bệnh rối loạn chảy máu thường
gặp nhất trong các bệnh về máu và cơ quan

tạo máu, đứng đầu trong các bệnh rối loạn
cầm máu. Tại khoa Huyết học lâm sàng hàng
năm có một lượng lớn bệnh nhân đến khám
và điều trị do giảm tiểu cầu, song chưa có
nghiên cứu nào đánh giá về đặc điểm và kết
quả điều trị bệnh XHGTCMD đặc biệt trên
đối tượng nam giới. ể có cơ sở chỉ định
điều trị hợp lý chúng tôi thực hiện đề tài:
―Nhận xét đặc điểm lâm sàng, kết quả điều
trị xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch ở bệnh
nhân nam giới điều trị tại khoa huyết học lâm
sàng bệnh viện Hữu Nghị Việt Tiệp năm
2020-2021‖ với mục tiêu: Mô tả đặc điểm
lâm sàng xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch
ở bệnh nhân nam giới điều trị tại khoa Huyết
học lâm sàng bệnh viện Việt Tiệp năm 20202021 (1) và nhận xét kết quả điều trị xuất
huyết giảm tiểu cầu miễn dịch ở nhóm đối
tượng nghiên cứu (2).
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Bệnh nhân nam giới được chẩn đoán xuất

huyết giảm tiểu cầu miễn dịch điều trị nội trú
tại khoa Huyết học lâm sàng bệnh viện Hữu
Nghị Việt Tiệp. Chẩn đoán xuất huyết giảm
tiểu cầu miễn dịch dựa vào hội chứng xuất
huyết, số lượng tiểu cầu giảm < 100 G/l đồng
thờ loại trừ các nguyên nhân gây giảm tiểu
cầu khác. Các trường hợp kh ng đủ các
thông tin (lâm sàng và xét nghiệm) cần cho
nghiên cứu bị loại ra kh i nhóm đối tượng
nghiên cứu.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu có thiết kế mơ tả tiến cứu trên
nhóm đối tượng nghiên cứu 31 người bệnh
nam giới được chẩn đoán xuất huyết giảm
tiểu cầu miễn dịch.
Các chỉ tiêu nghiên cứu gồm: (1) Các
thông tin nhân khẩu và lâm sàng (tuổi, các
321


Công trình nghiên cứu KHOA HC TRNG I HC Y DƯỢC HẢI PHÒNG

triệu chứng: xuất huyết dưới da, chảy máu
m i, chân răng, đái máu, xuất huyết tiêu hóa,
thời gian điều trị, thuốc điều trị, kết quả điều
trị); (2) Các thông tin cận lâm sàng (công
thức máu lúc vào viện và các thời điểm 3
ngày, 1 tuần, 2 tuần, 3 tuần, 6 tháng sau điều
trị bằng corticosteroid (corticoid) (3) Tác
dụng phụ của điều trị corticosteroid (dự kiến

gồm. các thay đổi về số lượng bạch cầu, tăng
đường máu, tăng huyết áp, viêm loét dạ dày,

cushing, rối loạn điện giải, mất ngủ, mụn
nhọt da).
Tiêu chuẩn chẩn đoán xuất huyết giảm
tiểu cầu miễn dịch: Người bệnh có hội chứng
xuất huyết (da, niêm mạc, phủ tạng), có số
lượng tiểu cầu dưới 100 G/l đồng thời loại
trừ các nguyên nhân gây giảm tiểu cầu thứ
phát khác.
Số liệu được xử lý sử dụng phần mềm
SPSS với các thuật toán thống kê phù hợp.

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1 Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi
Nhóm tuổi
n
%
<30
2
6.45
30 - 39
4
12.90
40 - 49
3
9.68
50 - 59
5

16.13
60 - 69
5
16.13
>70
12
38.71
Tổng
31
100
X±SD
59.6 ± 18.41
Nhận xét: Trong 31 BN nghiên cứu của chúng tôi, tuổi > 70 chiếm tỷ lệ cao nhất 38.71%,
chỉ có 6.45% bệnh nhân có tuổi < 30. Tuổi trung bình là 59.6 ± 18.41 tuổi.
3.2. Triệu chứng xuất huyết trên nhóm người bệnh nghiên cứu
%
Triệu chứng lâm sàng
n
Xuất huyết dưới da
19
61.29
Chảy máu m i
5
16.13
Chảy máu chân răng
6
19.35
Xuất huyết kết mạc mắt
3
9.68

ái máu
3
9.68
Xuất huyết tiêu hóa
1
3.23
Tổng
31
100
Nhận xét: Triệu chứng xuất huyết thường gặp nhất ở bệnh nhân giảm tiểu cầu miễn dịch là
xuất huyết dưới da (61.29%) và xuất huyết niêm mạc, xuất huyết nội tạng nặng chỉ chiếm
3.23%.

322


TạP CHí Y học việt nam tP 515 - tháng 6 - sè ĐẶC BIỆT - 2022

3.3. Số lượng tiểu cầu lúc vào viện
Số lượng tiểu cầu (G/l)
n
%
X±SD
< 10
12
38.71
5.45 ± 2.58
10 - 30
9
29.03

19.7 ± 5.63
30 – 50
6
19.35
37.23 ± 3.34
50 – 80
2
6.45
61.32 ± 6.67
80 - 100
2
6.45
92,25 ± 14.22
Tổng
31
100
26.33 ± 28.17
Nhận xét: Số lượng tiểu cầu lúc vào viện trung bình là 26.33 ± 28.17 G/l. Có 67.74 %
bệnh nhân có số lượng tiểu cầu lúc vào viện < 30 G/l.
3.4. Giá trị tiểu cầu sau điều trị
Thời điểm
X ± SD
p
Lúc vào viện
26.33 ± 28.17
Sau 3 ngày
52.67 ± 46.31
< 0.05
Sau 7 ngày
80.2 ± 85.91

<0.01
Sau 2 tuần
104.3 ± 107.15
<0.01
Sau 6 tháng
141.07 ± 108.68
<0.01
Nhận xét: Số lượng tiểu cầu tăng dần sau 3 ngày, 7 ngày, 2 tuần và 6 tháng điều trị. Tuy
nhiên v n cịn có 35,48% người bệnh có số lượng tiểu cầu ở mức dưới 30G/l sau 2 tuần; Tỷ lệ
này là 25,8% và 16,13% sau 3 tuần và sau 6 tháng điều trị. Thời gian trung bình nằm viện
14.24± 6.37 ngày.
3.5. Các phương pháp điều trị được tiến hành trên nhóm bệnh nhân
Phương pháp điều trị
n
%
Corticoid
11
35.48
Corticoid + ức chế miễn dịch
12
38.71
Cắt lách
2
6.45
Truyền KTC máy
5
16.13
Kh ng điều trị
25.81
8

Nhận xét: Có 76.67% bênh nhân được điều trị khởi đầu bằng methylprednisolon, trong đó
38. 71% bệnh nhân phải phối hợp với ức chế miễn dịch sau 3 tuần điều trị.
3.6. Các tác dụng không mong muốn của corticoid
Tác dụng không mong muốn
n
%
Tăng đường máu
5
21.74
Tăng huyết áp
3
13.04
Viêm loét dạ dày
11
47.82
Cushing
5
21.74
Loãng xương
7
30.43
323


Công trình nghiên cứu KHOA HC TRNG I HC Y DƯỢC HẢI PHÒNG

Rối loạn điện giải
16
Tăng bạch cầu
19

Mất ngủ
6
Mụn, trứng cá
2
Nhận xét: Các tác dụng không mong muốn hay gặp của corticoid
(82.61%) rối loạn điện giải (69,57%) và viêm loét dạ dày (47.82%).
IV. BÀN LUẬN
Tuổi trung bình trên nhóm người bệnh
người lớn trong nghiên cứu của chúng tôi là
59.6±18.41 tuổi (tuổi nh nhất là 18, cao
nhất là 101 tuổi). Nhóm tuổi trên 30 chiếm
93.55%, nhóm tuổi trên 70 chiếm 38,71%.
Như vậy trong nghiên cứu của chúng tôi ở
bệnh nhân nam giới xuất huyết giảm tiểu cầu
miễn dịch ít gặp trên đối tượng người lớn trẻ
tuổi mà chủ yếu gặp ở đối tượng trung và cao
tuổi. ặc điểm này khác biệt với các nghiên
cứu khác bệnh thường gặp ở nữ giới trẻ tuổi
(16-30 tuổi). Trong nghiên cứu của Trần Thị
Quế Hương, nhóm tuổi 16 tới 30 chiếm
53.1% [6]. Nghiên cứu của Lê Thị Diệu Hiền
trên nhóm bệnh nhân nam giới có 28.6%
bệnh nhân trong độ tuổi 16 tới 30 tuổi;
66.67% bệnh nhân tuổi 30-49 tuổi; khơng có
bệnh nhân > 60 tuổi [1]. Tuổi trung bình
trong nghiên cứu của ch ng t i c ng cao hơn
các nghiên cứu khác như nghiên cứu của
Nguyễn Văn
ng và cộng sự có tuổi trung
bình 33.9±14.1 tuổi [4]. Do số lượng người

bệnh trong nghiên cứu chúng tơi cịn nh (31
bệnh nhân) nên sự phân bố người bệnh theo
nhóm tuổi có thể chưa thật sát với sự phân bố
thực tế.
Xuất huyết là triệu chứng khiến bệnh nhân
vào viện. Nghiên cứu này của chúng tôi chủ
yếu gặp xuất huyết dưới da (61.29%) và
niêm mạc (45.16%). Chỉ có 3.23% bệnh
nhân có xuất huyết nội tạng nặng. Kết quả
324

69.57
82.61
26.08
8.69
là tăng bạch cầu

này tương đồng với các nghiên cứu khác như
nghiên cứu của Lương Thị Thanh Duyên có
59.04% bệnh nhân có xuất huyết dưới da và
niêm mạc. Nghiên cứu của Ng Chí Cương
có tỷ lệ bệnh nhân xuất huyết niêm mạc là
45% [2]. iều này có thể giải thích do vai trị
của tiểu cầu trong q trình đ ng cầm máu
hình thành các đinh cầm máu bít tạm thời các
điểm chảy máy nh nên lâm sàng những
bệnh nhân giảm tiểu cầu thường chỉ có các
biểu hiện xuất huyết nhẹ và vừa. Xuất huyết
nội tạng nặng thường chỉ xảy ra ở bệnh nhân
có kèm theo tổn thương tại chỗ (viêm loét,

tổn thương thành mạch phối hợp)
Trong nghiên cứu này của chúng tôi, số
lượng tiểu cầu trung bình lúc vào viện là
26.33 ± 28.17 G/l trong đó có 67.74 % bệnh
nhân có số lượng tiểu cầu lúc vào viện ở mức
dưới 30 G/l. Kết quả này tương tự như một
số nghiên cứu khác như nghiên cứu của
Nguyễn Văn
ng và cộng sự tại bệnh viện
trung ương Huế có 51.2% bệnh nhân nhập
viện có số lượng tiểu cầu dưới 20 G/l; nghiên
cứu của Lâm Thị Mỹ và cộng sự có 57.6%
bệnh nhân có số lượng tiểu cầu giảm nặng.
Xuất huyết là triệu chứng chủ yếu, là lý do
khiến bệnh nhân nhập viện thường chỉ xảy ra
ở những bệnh nhân có số lượng tiểu cầu
giảm nặng. iều này giải thích cho ghi nhận
về số lượng tiểu cầu thấp trên nhóm đối
tượng.


TạP CHí Y học việt nam tP 515 - tháng 6 - sè ĐẶC BIỆT - 2022

Có 76.67% bênh nhân được điều trị khởi
đầu bằng methylprednisolon với mức liều từ
1 tới 2 mg/kg/24h. Có 8 bệnh nhân khơng
được điều trị do có số lượng tiểu cầu ở mức
trên 30G/l và khơng có xuất huyết trên lâm
sàng. Theo d i q trình điều trị chúng tơi
thấy số lượng tiểu cầu tăng dần sau 3 ngày, 7

ngày, 2 tuần và 6 tháng điều trị. Tuy nhiên,
có tới 35.48% người bệnh v n có số lượng
tiểu cầu ở mức dưới 30G/l sau 2 tuần. Tỷ lệ
này tương ứng ở mức 25,8% và 16,13% sau
3 tuần và sau 6 tháng điều trị.
Thời gian trung bình nằm viện 14,24±
6,37 ngày. Tỷ lệ bệnh nhân có số lượng tiểu
cầu ở mức trên 30G/l sau 2 tuần điều trị
trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn
trong một số nghiên cứu trên đối tượng trẻ
em và phụ nữ. Ở trẻ em thể cấp tính thường
chiếm ưu thế với 80-90% tiểu cầu trở về bình
thường sau 2 tuần điều trị. Trong nghiên cứu
này của chúng tôi, trong số 23 bệnh nhân
được điều trị với corticoid có 16 bệnh nhân
được ngừng corticoid, các trường hợp cịn lại
có tình trạng bệnh chuyển mạn tính và phụ
thuộc corticoid.
Các tác dụng phụ tương đối ít ở những
bệnh nhân điều trị thuốc trong một thời gian
ngắn, hay gặp tình trạng rối loạn điện giải,
mất ngủ, đau bụng thượng vị, tăng bạch cầu.
Với những trường hợp điều trị bằng corticoid
trong một thời gian dài, các tác dụng phụ có
thể có ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ và chất
lượng cuộc sống của người bệnh. Tỉ lệ bệnh
có biểu hiện viêm loét dạ dày sau điều trị gặp
khá cao (47.82%), đặc biệt bệnh nhân điều trị
bằng methylprednisolon và các trường hợp
điều trị dài ngày. Hội chứng Cushing và

loãng xương gặp lần lượt với các tỉ lệ là
21,74% và 30.43%. Nghiên cứu của
Buchman (2001) về những tác dụng không

mong muốn thường gặp khi dùng corticoid
ngắn ngày ghi nhận các tác dụng phụ chủ yếu
gồm mất ngủ, tăng cân, tăng huyết áp. Một
số tác dụng ít gặp hơn gồm Cushing, viêm dạ
dày, rối loạn cảm xúc dạng hưng cảm [7].
Nghiên cứu của Nguyễn Văn ng ghi nhận
95,6 % bệnh nhân có biểu hiện tăng bạch
cầu, đặc biệt là bạch cầu trung tính tạm thời
sau điều trị corticoid. Nghiên cứu của
Nguyễn Ngọc Sáng (2004) c ng đã ghi nhận
tình trạng tăng bạch cầu sau điều trị corticoid
[3]. Y văn nghiên cứu c ng ghi nhận tình
trạng tăng bạch cầu trong quá trình điều trị
bằng corticoid đồng thời ghi nhận tình trạng
sự thay đổi trong cơng thức bạch cầu và hình
thái gia tăng các hạt bào tương liên quan tới
độc tính của bạch cầu hạt đưa tới giả thuyết
tình trạng tăng bạch cầu ghi nhận trên nhóm
người bệnh điều trị bằng corticoid có thể liên
quan tới nhiễm trùng tiềm tàng bên cạnh tình
trạng tăng bạch cầu do corticoid (tương tối
hiếm) [8]. Ghi nhận này có thể là cơ sở cho
các nghiên cứu nối tiếp liên quan tới tình
trạng tăng bạch cầu sau điều trị corticoid.
Tình trạng hạ kali và hạ canxi máu chiếm tỷ
lệ 69,57% (chung cho cả hai loại) trong

nghiên cứu của chúng t i trong đó chủ yếu
gặp hạ kali máu. Nghiên cứu Phan Quang
Hòa (2008) c ng đã ghi nhận có 9/19
(47,3%) bệnh nhân có hạ kali sau điều trị
corticoid. Tình trạng hạ canxi rõ rệt tăng cao
với bệnh nhân được điều trị bằng corticoid
với thời gian trên 2 tháng [5].
V. KẾT LUẬN
Từ kết quả nghiên cứu, có thể rút ra một
số nhận xét khái quát có ý nghĩa gợi mở.
Xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch ở bệnh
nhân nam giới gặp chủ yếu ở lứa tuổi trên 30,
với biểu hiện xuất huyết dưới da và niêm
325


Công trình nghiên cứu KHOA HC TRNG I HC Y DƯỢC HẢI PHỊNG

mạc, ít gặp các biểu hiện xuất huyết nội tạng
nặng. Khoảng 2/3 số các trường hợp có số
lượng tiểu cầu trung bình lúc vào viện ở mức
dưới 30 G/l song số lượng tiểu cầu trung
bình của nhóm v n ở mức trên 20 G/l.
Số lượng tiểu cầu tăng dần sau 3 ngày, 7
ngày, 2 tuần và 6 tháng điều trị. Tuy nhiên
v n còn khoảng 1/3 các trường hợp số lượng
tiểu cầu v n còn ở mức dưới 30G/l sau 2 tuần
điều trị; Tỷ lệ này là 1/4 và 1/6 các trường
hợp sau 3 tuần và sau sau 6 tháng điều trị.
Thời gian điều trị nội trú trung bình là 14

ngày.
Các tác dụng phụ tương đối ít ở những
bệnh nhân điều trị thuốc thời gian ngắn, hay
gặp tình trạng rối loạn điện giải, mất ngủ,
đau bụng thượng vị, tăng bạch cầu. Với
những bệnh nhân điều trị lâu dài bằng
corticoid, các tác dụng phụ có thể ảnh hưởng
ảnh hưởng đến sức khoẻ và chất lượng cuộc
sống của người bệnh, cần được theo dõi quản
lý tốt để có thể phát hiện sớm và điều trị kịp
thời.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Thị Diệu Hiền, Lê thị Thảo (2010),‖ ặc
điểm lâm sàng ở bệnh nhân xuất huyết giảm
tiểu cầu v căn tại khoa nội 2 bệnh viện Việt
Tiệp Hải Phòng năm 2010‖, Tạp chí Y học
thực hành (815), số 4/2012, 22-23. (4)

326

2. Ngơ Chí Cương (2004), ―Nghiên cứu một số
đặcđiểm tế bào và lâm sàng ở bệnh xuất huyết
giảm tiểucầu chưa r nguyên nhân‖, Luận văn
tốt nghiệp ác sĩ đa khoa, khoá 1998-2004, tr
22-30. (5)
3. Nguyễn Ngọc Sáng (2004), ánh giá kết quả
điều trị 105 trường hợp xuất huyết giảm tiểu
cầu nguyên phát ở trẻ em tại bệnh viện trẻ em
Hải Phòng, Y học Việt Nam, 497: 52–55. (6)
4. Nguyễn Văn Bông và cộng sự (2011),

―Nghiên cứu một số tác dụng lhoong mong
muốn của Corticosteroid trong bệnh xuất
huyết giảm tiểu cầu tự miễn ở người lớn tại
BVTW Huế‖, Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập
15 * Phụ bản của Số 4 * 2011, 332- 336. (2)
5. Phan Quang Hòa (2008), Nghiên cứu tác
dụng không mong muốn của corticoid trong
điều trị một số bệnh máu, Y học Việt Nam,
344(2): 437-444. (8)
6. Trần Quế Hương, Nguyễn Thị Hồng Nga
(2000),― iều trị xuất huyết giảm tiểu cầu
chưa r nguyên nhântại trung tâm Huyết học Truyền máu Thành phố. Hồ Chí Minh 19992000‖, Y học Việt Nam, tr 62-68 (1)
7. Buchman AL (2001), Side Effects of
Corticosteroid Therapy, Journal of Clinical
Gastroenterology, Volume 33, 4: 289-294. (3)
8. Shoenfeld Y, Gurewich Y, Gallant LA,
Pinkhas J (1981), Prednisone-induced
leukocytosis. Influence of dosage, method and
duration of administration on the degree of
leukocytosis. Am J Med 1981; 71:773. (7)



×