Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Tài liệu Bạn là một người thân thiện và tốt tính. Nhưng đôi lúc lại lúng túng trong việc giao tiếp với những người xung quanh. ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (649.37 KB, 3 trang )

Bạn là một người thân thiện và tốt
tính. Nhưng đôi lúc lại lúng túng trong
việc giao tiếp với những người xung
quanh.

Vậy hãy tham khảo một vài điều dưới đây, để khắc phục các nhược điểm của bạn.




1/ Cẩn thận lời nói khi trò chuyện, nói ít hơn những gì bạn suy nghĩ.
Thẳng thắn và chân thực là một diều cần thiết trong giao tiếp và trong các mối
quan hệ. Tuy nhiên không phải lúc nào điều này cũng cần và cũng đúng. Hãy biết
tiết kiệm lời nói sau những suy nghĩ của mình khi cần thiết bạn nhé. Bởi đôi khi
chỉ một lời nói không dè chừng của bạn, cũng sẽ khiến cho ai đó bị tổn thương, mà
lẽ ra việc đó là không cần thiết.
Tất cả những suy nghĩ của bạn, cũng không nên đi quá xa khi chính bạn chưa thực
sự hiểu về một ai đó. Bạn nghĩ rằng mình đã hiểu về họ, nhưng sự thực lại đang đi
ngược lại, khi khoảng thời gian biết họ là chưa nhiều. Luôn khiêm tốn và lịch sự
trong từng câu nói sẽ khiến bạn được mọi người quý mến.

2/ Luôn vui vẻ và cởi mở.
Đối với người lạ, có thể là lần đầu tiên giao tiếp hãy trả lời họ bằng một nụ cười từ
bạn. Nét mặt khi giao tiếp là một phần quan trọng để bạn đánh giá về một ai đó.
Hãy cứ thật thoải mái, nhưng cũng cần giữ chừng mực. Không gò bó câu chuyện,
nhưng không quá bốc đồng. Nhiệt tình giúp đỡ mọi người cũng là yếu tố ghi điểm.
Có thể xuất hiện những lời nói bàn tán không hay. Nhưng đừng quá quan tâm đến
điều đó, thời gian sẽ giúp bạn chứng minh lòng tốt của mình.
3/ Không nên hứa quá nhiều.
Hãy thực hiện điều bạn nghĩ bằng hành động hơn là bằng lời hứa. Lời hứa sẽ giúp
bạn và ai đó có thêm quyết tâm, nghị lực nhưng cũng sẽ khiến họ mất hết niềm tin


khi lời hứa không được thực hiện. Niềm vui sẽ được nhân lên gấp nhiều lần, khi
bạn tạo cho ai đó một bất ngờ bằng kết quả thay vì những câu hứa cửa miệng.
4/ Biết lắng nghe và thông cảm với mọi người.
Luôn luôn đặt mình vào vị trí của người khác, để hiểu và thông cảm với họ. Đừng
giảng giải, đừng khuyên ngăn quá nhiều. Bởi đôi khi những lời bạn nói chỉ là lí
thuyết, và nó quá khác so với thực tế việc mà người đó đang phải chịu đựng. Sự
cảm thông của bạn sẽ trở nên quý giá hơn so với những lời nói triết lí.

5/ Tôn trọng ý kiến của người khác và không bảo thủ.
Biết lắng nghe, học hỏi những ý kiến từ mọi người là điều cần thiết. Trong một
cuộc tranh luận, đừng luôn cho rằng ý kiến của mình là đúng, hay mình đang rất
hiểu đối phương nghĩ gì. Bởi thực tế, bạn cần im lặng để tiếp thu ý kiến từ người
khác. Đừng bảo thủ với ý kiến cá nhân, hãy biết nhận lỗi khi mình đã sai và biết
phân tích cho mọi người hiểu khi ý kiến của mình là đúng.
6/ Không nên nịnh bợ kẻ trên và coi thường kẻ dưới .
Đừng bao giờ nhún nhường, sợ sệt trước quyền lực. Cũng đừng khinh thường
những người đang đứng dưới mình, bởi chính họ sẽ là những người nhân tài để
giúp đỡ bạn. Thái độ không đúng của bạn, chỉ chứng tỏ bạn là một người kém cỏi
trong giao tiếp. Không chứng tỏ rằng bạn tài năng và đứng trên người khác.
7/ Đừng quá lo lắng về khả năng làm việc của mình.
Hãy cứ tự tin và làm những gì bạn cho là đúng. Đừng bao giờ nghĩ rằng mình
không thể, vì khi đó sẽ đánh mất cơ hội của chính mình. Đôi khi sự do dự, chần
chừ và kém tự tin của bạn trong mắt người khác sẽ khiến bạn trở thành một người
lười biếng, ỷ lại và chốn việc. Dù có không thành công, nhưng vẫn có quyền ngẩng
cao đầu và mỉm cười vì bạn đã cố gắng hết sức mình.
Hãy tự tin vào chính mình và luôn khiêm tốn để hòa đồng với mọi người trong giao
tiếp bạn nhé

×