Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

(LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng mô hình cấu trúc tài chính cho các doanh nghiệp ngành viễn thông việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 121 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM
KHOA SAU ĐẠI HỌC
------oOo------

HỒNG THỊ ÚT TRINH

XÂY DỰNG MƠ HÌNH CẤU TRÚC TÀI CHÍNH
CHO CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH VIỄN
THƠNG VIỆT NAM.
Chuyên nghành: Kinh tế Tài chính – Ngân hàng
Mã ngành: 60.31.12

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học: TS. LÊ THỊ LANH

Tp.Hồ Chí Minh - Năm 2009

TIEU LUAN MOI download :


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của cá nhân và chưa từng được
cơng bố. Số liệu được sử dụng trong mơ hình là số liệu thực tế tổng hợp từ các báo
cáo tài chính của 13 Cơng ty hoạt động trong ngành Viễn thông qua các năm từ
2005-2008. Nội dung của luận văn đảm bảo khơng sao chép của bất cứ cơng trình
nào khác.
Mặc dù tác giả đã rất nỗ lực và cố gắn nhưng luận văn này chắc chắn không tránh
khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của Thầy Cơ và các bạn
để luận văn được hồn chỉnh hơn.


Người thực hiện
Hoàng Thị Út Trinh
Học viên cao học Lớp TCDN – Đêm 2 - Khóa 16
Trường đại học kinh tế Tp. HCM

TIEU LUAN MOI download :


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian qua, với sự nỗ lực của bản thân và sự giúp đỡ nhiệt tình từ phía
thầy cơ và bạn bè, tơi đã hồn thành luận văn “Xây dựng mơ hình cấu trúc tài
chính cho các DN Viễn thơng Việt nam”. Qua đó, tơi xin chân thành cảm ơn:
- TS. Lê Thị Lanh – Giáo viên hướng dẫn trực tiếp- đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp
đỡ và động viên tơi rất nhiều để tơi có thể hồn thành luận văn này.
- Q Thầy Cơ khoa sau đại học đã tạo điều kiện để tơi có thể thực hiện và hoàn
thành luận văn này.
- Bạn bè và người thân – những người đã ở bên cạnh và động viên tơi để tơi có thể
hồn thành luận văn này.

TIEU LUAN MOI download :


NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC CỦA LUẬN VĂN.
Chương 1: Cơ sở lý luận chung về cấu trúc tài chính của DN.
Chương 1 luận văn đã trình bày được những lý luận nền tảng về cấu trúc tài chính
của DN. Đó là nền tảng lý thuyết để các DN Việt nam nói chung và DN viễn thơng
nói riêng có thể tiếp cận và ứng dụng trong công tác quản trị tài chính tại DN mình
mà nhất là ứng dụng vào việc xây dựng cấu trúc tài chính.
Chương 2: Thực trạng cấu trúc tài chính của các DN Viễn thơng Việt nam
Chương 2 của luận văn đã phản ảnh thực trạng về cấu trúc tài chính của 13 Cơng ty

đại diện cho ngành viễn thơng. Qua đó, có thể giúp ban quản trị của các Cơng ty có
cái nhìn sâu sắc hơn về cấu trúc các nguồn tài trợ mà họ đang sử dụng, mà cụ thể là
cấu trúc tài chính đang tồn tại những hạn chế nào và nguyên nhân của những hạn
chế đó là gì.
Chương 3: Xây dựng mơ hình cấu trúc tài chính của các DN Viễn thơng Việt
nam.
Chương 3 tập trung xây dựng mơ hình cấu trúc tài chính cho các DN Viễn thơng
Việt nam
Mơ hình 1: Hê số tổng nợ trên vốn chủ sở hữu (Y1 = DE)
Mơ hình 2: Hê số nợ ngắn hạn trên vốn chủ sở hữu (Y2 = DSE), sau đó luận văn suy
luận ra mơ hình nợ dài hạn trên vốn chủ sở hữu (DLE)
Mơ hình 3: Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (Y3 = ROE)
Cả 3 mơ hình này đều rất phù hợp với thực tế tại các Công ty ngành viễn thông
được khảo sát. Thông qua 3 mơ hình này, các Cơng ty ngành Viễn thơng có thể biết
được cấu trúc tài chính của mình đang chịu sự tác động của những nhân tố nào, mức
tác động và khuynh hướng tác động của chúng ra sao. Song, giá trị lớn nhất của mơ
hình là giúp các cơng ty trong ngành có thể dự báo được cấu trúc tài chính và tỷ suất
sinh lời trong tương lai. Đây cũng chính là giá trị thực tiễn mà luận văn đạt được.
Hạn chế của luận văn
Bên cạnh những kết quả đạt được, luận văn vẫn cón nhiều hạn chế. Trước hết, các
yếu tố vĩ mô chưa được đưa vào xem xét khi xây dựng mơ hình cấu trúc tài chính

TIEU LUAN MOI download :


cho các DN ngành Viễn thơng. Chính điều này phần nào ảnh hưởng đến kết quả của
mơ hình. Ngồi ra, do hạn chế trong việc công bố thông tin, tác giả chưa thể tiếp
cận số liệu của những Công ty có tên tuổi và uy tín thuộc tập đồn Bưu chính Viễn
thơng Việt nam như Cơng ty Viễn thơng Quốc tế; Công ty Viễn thông Liên tỉnh;
Công ty Dịch vụ viễn thông GPC, Công ty Dịch vụ viễn thông VMS…Bênh cạnh

đó, số liệu của Viettel, Sfone tác giả cũng chưa thu thập được. Việc bỏ sót những
DN này trong quá trình nghiên cứu sẽ khiến cho việc phân tích ngành chưa thật tổng
qt vì những DN bỏ sót nêu trên là những DN lớn trong ngành. Thiết nghĩ, nếu có
được nhiều thời gian hơn nữa, tác giả sẽ bổ sung những biến vĩ mơ vào mơ hình và
sẽ thu thập thêm nguồn số liệu để khắc phục hạn chế trên, khi đó mức độ giải thích
của mơ hình sẽ tốt hơn.

TIEU LUAN MOI download :


MỤC LỤC
YUZ
LỜI CAM ĐOAN.
LỜI CẢM ƠN.
NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC CỦA LUẬN VĂN.
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CÁC TỪ VIẾT TẮT.
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU.
DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ.
CÁCH TRÌNH BÀY SỐ LIỆU.
LỜI MỞ ĐẦU 1
Chương 1.
NGHIỆP.

TỔNG QUAN VỀ CẤU TRÚC TÀI CHÍNH CỦA DOANH
3

1.1 Cấu trúc tài chính DN........................................................................................3
1.1.1 Khái niệm ......................................................................................................3
1.1.2 Thành phần của cấu trúc tài chính.................................................................3
1.1.3 Các chỉ tiêu phản ảnh cấu trúc tài chính........................................................4

1.1.4 Địn bẩy tài chính tác động đến tỷ suất sinh lời. ..........................................5
1.1.5 Các lý thuyết cấu trúc vốn hiện đại ...............................................................6
1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính. ..............................................8
1.2.1 Tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA) ...............................................................8
1.2.2 Tài sản cố định hữu hình ...............................................................................9
1.2.3 Thuế thu nhập doanh nghiệp. ........................................................................9
1.2.4 Khả năng thanh toán hiện hành. ....................................................................9

TIEU LUAN MOI download :


1.2.5. Tỷ lệ tăng trưởng. .......................................................................................10
1.2.6 Quy mô DN. ................................................................................................10
1.2.7 Đặc điểm riêng của tài sản DN....................................................................10
1.2.8 Sự phát triển và tính hiệu quả của thị trường tài chính. .............................11
1.2.9 Các đặc tính của ngành kinh doanh.............................................................11
1.2.10 Các nhân tố khác ......................................................................................12
1.3 Đặc điểm ngành Viễn thông ............................................................................12
1.4 Giới thiệu mơ hình cấu trúc tài chính của các Cơng ty niêm yết trên TTCK
Việt nam ...............................................................................................................13
Kết luận chương 1 ...................................................................................................19
Chương 2. THỰC TRẠNG CẤU TRÚC TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH
NGHIỆP VIỄN THƠNG VIỆT NAM..................................................................20
2.1 Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của các DN Viễn thơng điển hình.
...............................................................................................................................20
2.1.1 Doanh thu ....................................................................................................20
2.1.2 Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) ......................................................21
2.1.3 Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) .....................................................22
2.1.4 Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE)................................................23
2.1.5 Khả năng thanh toán hiện hành (Rc). ..........................................................24

2.2 Tỷ lệ Tài sản cố định hữu hình trên tổng tài sản. .........................................27
2.3 Thực trạng cấu trúc tài chính của các DN Viễn thông Việt nam. ...............27
2.3.1 Thực trạng cơ cấu nợ ngắn hạn. ..................................................................27

TIEU LUAN MOI download :


2.3.2 Thực trạng cơ cấu nợ dài hạn. .....................................................................29
2.3.3 Thực trạng cơ cấu nợ ...................................................................................30
2.3.4 Thực trạng cơ cấu vốn chủ sở hữu. .............................................................31
2.3.5 Thực trạng cấu trúc tài chính.......................................................................32
2.4 Tác động của địn bẩy tài chính đến tỷ suất sinh lợi.....................................33
2.5 Ưu và nhược điểm trong cấu trúc tài chính của các DN Viễn thơng. .........34
2.6 Ngun nhân của những hạn chế chủ yếu trong cấu trúc tài chính của các
DN Viễn thông Việt nam.....................................................................................35
2.6.1 Nguyên nhân khách quan ............................................................................35
2.6.1.1 Nguyên nhân từ những chính sách, cơ chế của nhà nước. .......................35
2.6.1.2 Các nguyên nhân khách quan khác. .........................................................36
2.6.2 Nguyên nhân chủ quan. ...............................................................................42
2.6.2.1 Tỷ lệ vốn chiếm dụng cịn khá cao...........................................................42
2.6.2.2 Khả năng thanh tốn hiện hành cao..........................................................42
2.6.2.3 Hiệu quả kinh doanh giảm sút. .................................................................42
2.6.2.4 Tỷ lệ tài sản cố định hữu hình thấp. .........................................................42
2.6.2.5 Tính khả thi và hiệu quả kinh tế của dự án chưa cao. ..............................42
2.6.2.6 Chưa chú trọng đúng mức đến công tác quản trị tài chính doanh nghiệp.
...........................................................................................................................44
2.6.2.7 Thơng tin tài chính được công bố chưa đầy đủ và chi tiết. ......................45
2.6.2.8 Chưa tiếp cận các kênh huy động vốn từ trái phiếu doanh nghiệp và thuê
mua tài chính......................................................................................................45


TIEU LUAN MOI download :


Kết luận chương 2 ...................................................................................................45
Chương 3. XÂY DỰNG MƠ HÌNH CẤU TRÚC TÀI CHÍNH CHO CÁC DN
VIỄN THƠNG VIỆT NAM....................................................................................47
3.1 Xây dựng mơ hình cấu trúc tài chính cho các DN ngành Viễn thơng.........47
3.1.1 Thiết lập mơ hình.........................................................................................47
3.1.2 Phân tích tương quan và thống kê mô tả các biến. ......................................48
3.1.2.1 Thống kê mơ tả các biến...........................................................................48
3.1.2.2 Phân tích tương quan giữa các biến..........................................................50
3.1.3 Ước lượng các tham số (β) của mơ hình. ....................................................51
3.1.3.1 Mơ hình hệ số tổng nợ trên vốn chủ sở hữu (Y1 = DE)..........................51
3.1.3.2 Mơ hình hệ số nợ ngắn hạn trên vốn chủ sở hữu (Y2 = DSE)..................54
3.1.3.3 Mơ hình tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (Y3 = ROE) ......................58
3.2 Kiểm chứng mô hình trong thực tế.................................................................64
3.2.1 Kiểm chứng mơ hình hệ số tổng nợ trên vốn chủ sở hữu (Y1 = DE) .........64
3.2.2 Kiểm chứng mơ hình hệ số nợ ngắn hạn trên vốn chủ sở hữu (Y2 = DSE) 65
3.2.3 Kiểm chứng mơ hình tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (Y3 = ROE).....66
3.3 Vận dụng mơ hình để dự báo cấu trúc tài chính BQ cho ngành Viễn thơng.
...............................................................................................................................67
3.4 Hạn chế của mơ hình........................................................................................69
3.5 Điều kiện để ứng dụng thành cơng mơ hình kinh tế lượng trong việc xây
dựng mình cấu trúc tài chính cho các DN Viễn thông Việt nam. ...................69

TIEU LUAN MOI download :


3.6 Giải pháp để hoàn thiện và hỗ trợ xây dựng mơ hình cấu trúc tài chính của
các DN Viễn thông Việt nam. .............................................................................70

3.6.1 Nâng cao hiệu quả kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn của các DN viễn
thông. .................................................................................................................70
3.6.2 Xây dựng kế hoạch thanh toán nợ cho các nhà cung cấp............................71
3.6.3 Chun mơn hóa một bộ phận làm cơng tác quản trị tài chính DN. ...........71
3.6.4 Minh bạch thông tin.....................................................................................71
3.6.5 Đảm bảo chất lượng của số liệu kế tốn......................................................72
3.6.6 Nâng cao vai trị của hệ thống kiểm sốt nội bộ .........................................73
3.6.7 Chú trọng công tác thu thập và lưu trữ thông tin. .......................................73
Kết luận chương 3. ..................................................................................................74
KẾT LUẬN

.........................................................................................................75

PHỤ LỤC.
TÀI LIỆU THAM KHẢO.

TIEU LUAN MOI download :


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CÁC TỪ VIẾT TẮT
Ký hiệu/Từ viết tắt

Ý nghĩa

DE

Hệ số tổng nợ trên vốn chủ sở hữu

D SE


Hệ số nợ ngắn hạn trên vốn chủ sở hữu

DLE

Hệ số nợ dài hạn trên vốn chủ sở hữu

ROA

Tỷ suất sinh lời trên vốn tổng tài sản

ROE

Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu

FA
TAX

Tỷ lệ tài sản cố định hữu hình trên tổng
tài sản
Tỷ lệ thuế thu nhập hiện hành trên lợi
nhuận trước thuế và lãi vay

Rc

Khả năng thanh tốn hiện hành

RD

Chi phí sử dụng nợ


GROWTH

Tỷ lệ tăng trưởng tài sản

EBIT

Lợi nhuận trước thuế và lãi vay

TSCĐHH

Tài sản cố định hữu hình

TSLĐ

Tài sản lưu động.

TNDN

Thuế thu nhập doanh nghiệp

Đvt

Đơn vị tính

DN

Doanh nghiệp

CTCP


Cơng ty cổ phần

CSH

Chủ sở hữu

BQ

Bình qn

WACC

Chi phí sử dụng vốn bình qn

VNPT

Tổng Cơng ty Bưu chính viễn thơng
Việt Nam

TIEU LUAN MOI download :


Viettel

Tổng Công ty viễn thông Quân đội

EVN Telecom

Công ty viễn thông Điện lực


VTI

Công ty Viễn thông Quốc tế.

IDD (International Direct Dial)

Gọi quốc tế quay số trực tiếp

VoIP (Voice of Internet Provider)

Điện thoại trên nền Internet

ADSL (Asymmetrical Digital Subscriber
Mạng vòng thuê bao phi đối xứng
Loop)
Tuyến cáp quang biển băng thông rộng
AAG (Asia America Gateway)
nối trực tiếp giữa Đông Nam á và Mỹ
NGN (Net Generation Netwowk)

Mạng thế hệ tiếp theo

TIEU LUAN MOI download :


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 Các đặc trưng của Nợ so với vốn cổ phần.
Bảng 1.2 Các chỉ tiêu phản ảnh cơ cấu trúc tài chính.
Bảng 1.3 Tác động của địn bẩy tài chính đến tỷ suất sinh lời.
Bảng 2.1 Doanh thu ngành Viễn thông từ 2005 – 2008.

Bảng 2.2 EBIT ngành Viễn thông giai đoạn 2005 – 2008.
Bảng 2.3 Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) BQ ngành từ 2005 – 2008.
Bảng 2.4 Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) BQ ngành từ 2005 – 2008.
Bảng 2.5 Khả năng thanh toán hiện hành (Rc) BQ ngành từ 2005 – 2008..
Bảng 2.6 Tỷ lệ TSCĐHH trên tổng tài sản BQ ngành từ 2005 – 2008.
Bảng 2.7 Cơ cấu nợ ngắn hạn BQ ngành từ 2005 – 2008.
Bảng 2.8 Cơ cấu nợ dài hạn BQ ngành từ 2005 – 2008.
Bảng 2.9 Cơ cấu nợ BQ ngành từ 2005 – 2008.
Bảng 2.10 Cơ cấu vốn chủ sở hữu BQ ngành từ 2005 – 2008.
Bảng 2.11 Cấu trúc tài chính BQ ngành từ 2005 – 2008.
Bảng 2.12 Tác động của địn bẩy tài chính đến tỷ suất sinh lời của các DN Viễn
thông từ 2005 – 2008.
Bảng 2.13 Chi phí sử dụng vốn bình qn của các DN Viễn thông từ 2005 – 2008.
Bảng 2.14 Bảng so sánh giá cước thuê kênh quốc tế một số tốc độ kênh trước và sau
này 01/09/07.
Bản 3.1 Thống kê mô tả các biến.

TIEU LUAN MOI download :


Bảng 3.2 Ma trận hệ số tương quan.
Bảng 3.3 Kết quả hồi quy về tác động của các biến độc lập đến hệ số tổng nợ trên
vốn chủ sở hữu (Y1 = DE).
Bảng 3.4 Kết quả hồi quy về tác động của các biến độc lập đến hệ số nợ ngắn hạn
trên vốn chủ sở hữu (Y2 = DSE).
Bảng 3.5 Kết quả hồi quy về tác động của các biến độc lập đến tỷ suất sinh lời trên
vốn chủ sở hữu (Y3 = ROE).
Bảng 3.6 Chênh lệch của hệ số tổng nợ trên vốn chủ sở hữu (DE) giữa mô hình và
thực tế của các Cơng ty trong ngành năm 2008.
Bảng 3.7 Chênh lệch của hệ số nợ ngắn hạn trên vốn chủ sở hữu (DSE) giữa mơ

hình và thực tế của các Công ty trong ngành năm 2008.
Bảng 3.8 Chênh lệch của tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) giữa mơ hình
và thực tế của các Công ty trong ngành năm 2008.
Bảng 3.9 Giá trị trung bình ngành một số chỉ tiêu giai đoạn 2005 – 2008.
Bảng 3.10. Dự báo cấu trúc tài chính và ROE BQ ngành giai đoạn 2009 – 2013.

TIEU LUAN MOI download :


DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ
Đồ thị 2.1 Biến động tổng doanh thu ngành từ 2005 – 2008.
Đồ thị 2.2 Tốc độ tăng trưởng doanh thu ngành từ 2005-2008.
Đồ thị 2.3 Biến động EBIT ngành từ 2005-2008.
Đồ thị 2.4 Tốc độ tăng trưởng EBIT ngành từ 2005-2008.
Đồ thị 2.5 Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) BQ ngành từ 2005-2008.
Đồ thị 2.6 Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) BQ ngành từ 2005-2008.
Đồ thị 2.7 Khả năng thanh toán hiện hành BQ ngành từ 2005-2008.
Đồ thị 2.8 Cơ cấu nợ ngắn hạn BQ ngành giai đoạn 2005-2008.
Đồ thị 2.9 Cơ cấu nợ dài hạn BQ ngành giai đoạn 2005-2008.
Đồ thị 2.10 Cơ cấu nợ BQ ngành từ 2005-2008.
Đồ thị 2.11 Cơ cấu vốn chủ sở hữu BQ ngành từ năm 2005-2008.
Đồ thị 2.12 Hệ số đòn cân nợ BQ ngành từng năm từ 2005-2008.

TIEU LUAN MOI download :


CÁCH TRÌNH BÀY SỐ LIỆU
1. Dầu phẩy (,) thể hiện phân cách phần thập phân.
Ví dụ: 0,5 đồng được đọc là không phẩy năm đồng.
2. Dấu chấm (.) thể hiện phân cách phần ngàn.

Ví dụ 1.200 đồng được đọc là một ngàn hai trăm đồng

TIEU LUAN MOI download :


1

LỜI MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài.
Có thể nói công nghệ thông tin truyền thông là một trong những yếu tố chính có ý
nghĩa quan trọng tác động tới sự phát triển của nền kinh tế tri thức. Trong những
năm qua, ngành Viễn thơng Việt Nam đã có những bước tiến vượt bậc, góp phần cải
thiện rõ nét đời sống nhân dân, cụ thể: Nếu năm 1995, cả nước chỉ có trên 700.000
máy điện thoại, đạt mật độ 1 máy/100 dân và 57% số xã trong cả nước có điện
thoại, đến cuối năm 2008 tổng số thuê bao điện thoại trên toàn mạng là 82,25 triệu
máy, thuê bao di động chiếm 85,5%, mật độ điện thoại là 97,5 máy/100 dân. Tồn
quốc có trên 20,67 triệu người sử dụng Internet đạt mật độ 24,20%. Tổng số thuê
bao băng rộng đạt 2 triệu. Doanh thu Bưu chính – Viễn thơng năm 2008 đạt 92.445
tỷ đồng, tăng gần 38% so với năm 2007. Nộp ngân sách nhà nước 11.831 tỷ đồng,
tăng 22% so với năm 2007. Các DN viễn thông đã phát triển được hơn 14.700 trạm
BTS.Với sự phát triển đầy triển vọng đó, ngành Viễn thơng đã góp phần to lớn vào
sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của đất nước và trở thành ngành kinh tế mũi
nhọn.
Sau hai năm gia nhập WTO, tính đến T9/2009 các DN viễn thơng Việt Nam vẫn
chưa thực sự phải đối mặt với cạnh tranh gay gắt với các DN viễn thơng nước
ngồi. Có thể nói cạnh tranh trong nước chính là bước tập dượt cho cạnh tranh nước
ngoài và là giai đoạn quan trọng để các DN viễn thông Việt Nam từng bước tích tụ
các nguồn lực, nâng cao năng lực cạnh tranh, vượt qua các rào cản, thách thức và
chủ động đón bắt các vận hội của hội nhập kinh tế quốc tế.
Vấn đề đặt ra là các DN viễn thông cần phải chuẩn bị những gì để có thể cạnh tranh

được với những DN ở các nước có nền cơng nghiệp phát triển vốn, trình độ cơng
nghệ, kinh nghiệm quản lý. Có thể nói, trong thời gian này và sắp tới, việc nâng cao
năng lực tài chính; linh hoạt và chủ động trong việc huy động vốn, đồng thời sử
dụng nguồn vốn có hiệu quả là một trong những bước chuẩn bị quan trọng đối với
các DN viễn thông Việt nam. Chính vì lẻ đó vấn đề “Xây dựng mơ hình cấu trúc
tài chính cho các DN ngành Viễn thơng Việt nam” trở nên cấp thiết hơn bao giờ
hết. Thông qua việc xây dựng mơ hình này tác giả hi vọng sẽ trang bị cho các DN
viễn thông một nền tảng lý luận cơ bản về cấu trúc tài chính. Theo đó, các DN trong
ngành sẽ có cái nhìn tổng qt về thực trạng cấu trúc tài chính mà họ đang sử dụng
và điều quan trọng hơn là các DN sẽ biết phải làm thế nào để có thể xây dựng cho
mình một cấu trúc tài chính dựa trên những chỉ tiêu kinh tế sẵn có. Điều này hết sức
có ý nghĩa bởi lẻ một cấu trúc tài chính thích hợp sẽ giúp các DN trong ngành tiết
kiệm được chi phí thuế TNDN do được hưởng lợi ích từ tấm chắn thuế và hơn hết là
sẽ làm gia tăng giá trị DN.

TIEU LUAN MOI download :


2

Mục đích và phương pháp nghiên cứu
Bằng phương pháp duy vật biện chứng, tác giả sử dụng và kết hợp những kiến thức
cơ bản của tài chính doanh nghiệp hiện đại để xây dựng nên cơ sở lý luận chung về
cấu trúc tài chính DN.
Sử dụng phương pháp thống kê mô tả và so sánh, tác giả tiến hành đánh giá thực
trạng cấu trúc tài chính của các DN Viễn thông giai đoạn 2005 – 2008.
Kết hợp giữa lý luận và thực trạng cùng với sự hỗ trợ tính tốn của phần mềm SPSS
17.0, tác giả xây dựng mơ hình cấu trúc tài chính cho các DN ngành Viễn thơng
Việt nam bằng mơ hình hồi quy đa biến trong kinh tế lượng đi kèm với những giải
pháp nhằm hoàn thiện cấu trúc tài chính giúp các DN trong ngành nhận ra được cấu

trúc tài chính của ngành đang chịu sự tác động của những nhân tố nào và có thể dự
báo cấu trúc tài chính trong tương lai như thế nào. Và đây cũng chính là mục đích
nghiên cứu của luận văn.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu về cấu trúc tài chính của
các DN ngành Viễn thông Việt nam bằng cách sử dụng số liệu của 13 Cơng ty đã cổ
phần hóa hoạt động trong ngành trong giai đoạn từ 2005 – 2008. Danh sách các
Công ty sử dụng trong luận văn (Phụ Lục 1)
Kết cấu của luận văn
Ngoài lời mở đầu, các danh mục, kết luận và phụ lục, luận văn được kết cấu gồm 3
chương như sau:
Chương 1. Tổng quan về cấu trúc tài chính của doanh nghiệp
Chương 2. Thực trạng cấu trúc tài chính của các doanh nghiệp Viễn thơng Việt na
Chương 3. Xây dựng mơ hình cấu trúc tài chính cho các doanh nghiệp Viễn thông
Việt nam.

TIEU LUAN MOI download :


3

Chương 1. TỔNG QUAN VỀ CẤU TRÚC TÀI CHÍNH CỦA DOANH
NGHIỆP.
1.1 Cấu trúc tài chính DN
1.1.1 Khái niệm
Cấu trúc tài chính là sự kết hợp giữa nợ ngắn hạn, nợ dài hạn và vốn cổ phần
được dùng để tài trợ cho các quyết định đầu tư ở một DN. Trong khi đó, cấu trúc
vốn là sự kết hợp giữa nợ ngắn hạn thường xuyên, nợ dài hạn và vốn cổ phần.
Như vậy, cấu trúc vốn chỉ là một phần của cấu trúc tài chính.
Cấu trúc tài chính tối ưu: là một hỗn hợp giữa nợ và vốn cổ phần cho phép tối
thiểu hóa chi phí sử dụng vốn bình qn của DN. Với một cấu trúc tài chính có

chi phí sử dụng vốn bình qn được tối thiểu hóa, tổng giá trị các chứng khốn
của DN (và, vì vậy giá trị của DN) được tối đa hóa.
1.1.2 Thành phần của cấu trúc tài chính.
Từ khái niệm trên, cấu trúc tài chính gồm có hai thành phần: Nợ (nợ ngắn hạn +
Nợ dài hạn) và vốn chủ sở hữu.
Nợ : là các nguồn vốn được hình thành do vay mượn (vay ngân hàng, phát hành
trái phiếu…) các khoản mua chịu hàng hóa, dịch vụ của nhà cung cấp, các khoản
nợ tích lũy khác như các khoản phải trả công nhân viên, các khoản phải nộp nhà
nước…)
Vốn chủ sở hữu: lại được hình thành từ nguồn lợi nhuận giữ lại dùng để tái đầu
tư, từ phát hành cổ phiếu ưu đãi hay cổ phiếu thường, nguồn kinh phí và các quỹ
Bảng 1.1 Các đặc trưng của nợ so với vốn chủ sở hữu
Đặc trưng

Nợ

Vốn chủ sở hữu

Đáo hạn

Nợ ln có tính chất đáo
hạn vì nợ phải được chi trả
vào thời gian quy định
trong thoả thuận giữa DN
và chủ nợ.

Khơng có tính chất đáo hạn. Một
chủ sở hữu muốn lấy lại tiền đã đầu
tư thì phải hoặc là tìm một người
khác mua lại cổ phần của mình

hoặc khi thanh lý DN.

Tính chắc
DN trả lãi định kỳ cho
Cổ tức chia cho các cổ đông tuỳ
chắn của trái khoản nợ không phụ thuộc thuộc vào quyết định của hội đồng
quyền đối
vào kết quả hoạt động kinh quản trị và nó thay đổi theo mức lợi

TIEU LUAN MOI download :


4

với lợi nhuận doanh. Chi phí lãi vay là
một khoản chi phí tài
chính cố định.

nhuận mà DN thu được.

Quyền có
tiếng nói
trong điều
hành

Chủ nợ khơng có tiếng nói
trực tiếp trong việc điều
hành DN.

Trái quyền

đối với Tài
sản

Trái quyền trên tài sản
Trái quyền đối với tài sản của các
thường quan trọng khi một chủ sở hữu luôn đứng sau các chủ
DN lâm vào cảnh khó
nợ.
khăn, nhất lá khi tài sản
đang bị thanh lý. Các trái
quyền của các chủ nợ đối
với tài sản luôn được ưu
tiên hơn trái quyền của các
chủ sở hữu

Chi phí sử
dụng vốn

Chi phí sử dụng nợ vay rẻ
hơn vốn cổ phần bởi vì:
- Rủi ro đối với chủ nợ
thấp hơn theo ưu tiên trái
quyền trước chủ sở hữu.
- Lãi vay tạo ra cho DN
tấm chắn thuế nên gánh
nặng thuế TNDN của DN
giảm bớt đi

Các chủ sở hữu (nhất là cổ đơng
thường) có tiếng nói trực tiếp trong

việc điều hành DN.

Chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu
cao hơn nợ bởi vì chủ sở hữu rủi ro
hơn chủ nợ, cụ thể:
- Chủ sở hữu được chia cổ tức sau
khi DN chi trả lãi vay và nộp thuế.
- Nếu DN phá sản, chủ sở hữu sẽ
được phân chia tài sản sau cùng
(sau chủ nợ và chính phủ)

1.1.3 Các chỉ tiêu phản ảnh cấu trúc tài chính.
Bảng 1.2. Các chỉ tiêu phản ảnh cấu trúc tài chính.
Tỷ số (TS)
Ý nghĩa
Tỷ số này thể hiện bao nhiêu % tài sản của
Nợ
x 100 DN được tài trợ bằng nợ. Tỷ số này càng
Nợ /Tài sản =
Tổng tài sản
cao thể hiện DN sử dụng càng nhiều nợ.
TS tự Vốn chủ sở hữu
tài trợ =
Tổng nguồn vốn

Trong 100 đồng tổng nguồn vốn, có bao
nhiêu đồng vốn CSH. Trị số của chỉ tiêu
x 100
càng lớn, chứng tỏ khả năng tự đảm bảo về
mặt tài chính càng cao, mức độ độc lập tài

chính của DN càng tăng và ngược lại.

TIEU LUAN MOI download :


5

Chỉ tiêu này phản ảnh cứ 1 đồng vốn chủ sở
hữu thì “gánh” bao nhiêu đồng nợ. Nếu hệ
Nợ
Nợ /vốn
x
100
=
số này lớn hơn 1, nghĩa là cấu trúc tài chính
chủ sở
Vốn chủ sở hữu
nghiêng về nợ, và ngược lại.
hữu

Thông qua các chỉ tiêu nói trên, chúng ta có thể đo lường sự đóng góp của nợ và
vốn chủ sở hữu vào tổng nguồn vốn của DN. Nếu vốn chủ sở hữu đóng góp
nhiều hơn nợ thì khả năng tự tài trợ vốn của DN cao. Ngược lại, nếu nợ đóng
góp nhiều hơn vốn chủ sở hữu sẽ phản ảnh một tỷ số tỷ số đòn bẩy cao.
1.1.4 Đòn bẩy tài chính tác động đến tỷ suất sinh lời.
Địn bẩy tài chính có khả năng làm gia tăng tỷ suất sinh lời mong đợi của vốn cổ
phần nhưng cũng ngay lúc đó chúng sẽ đưa cổ đơng đến một rủi ro lớn hơn: tỷ
suất sinh lời cao sẽ trở nên cao hơn nữa nhưng nếu tỷ suất sinh lời trên vốn đầu
tư thấp thì tỷ suất sinh lời mong đợi trên vốn cổ phần thậm chí càng thấp hơn.
Giả sử chúng ta có một dự án với tổng vốn đầu tư là 1.000USD, EBIT: 200USD

(giả sử thuế TNDN =25%, lãi vay 10%). Có ba phương án tài trợ vốn như sau:
Bảng 1.3 Tác động của địn bẩy tài chính đến tỷ suất sinh lời.
PA 1

PA 2

PA 3

Tổng nguồn vốn, trong đó:

1.000

1.000

1.000

Vốn cổ phần

1.000

500

400

0

500

600


200

200

200

0

50

60

200

150

140

Thuế TNDN

50

37,5

35

Lãi sau thuế

150


112,5

105

ROA

15%

15%

15%

ROE

15%

22,5%

26,25%

Nợ vay
EBIT
Lãi vay
Lãi sau trước thuế

Như vậy khi tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA) cao hơn lãi vay, việc sử dụng
càng nhiều nợ sẽ làm cho tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) tăng lên.

TIEU LUAN MOI download :



6

Tuy nhiên, rủi ro của việc sử dụng đòn bẩy tài chính là nếu tỷ suất sinh lời trên
tài sản thấp hơn chi phí sử dụng vốn vay sẽ làm giảm sút tỷ suất sinh lời mong
đợi của cổ đông. Ví dụ rủi ro xảy ra và đầu tư 1.000USD chỉ thu về được
950USD vào cuối thời điểm đầu tư và kết quả là nếu ở PA 1: ROA = ROE = 5%; PA 2: ROA = -5%, ROE = -20%; PA 3: ROA = -5%, ROE = -27,5%.
Chúng ta có thể biểu diễn mối quan hệ giữa ROA, ROE và chi phí sử dụng nợ
sau thuế (RD) bằng cơng thức như sau:
Nợ
ROE = ROA + (ROA – RD) x
Vốn chủ sở hữu
Khi RD = 0, DN không vay nợ: ROE = ROA. Khi DN có vay nợ, nếu ROA = RD
thì địn bẩy tài chính khơng có tác dụng, nhưng nếu có sự khác biệt giữa ROA và
RD thì ROE có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn ROA. Sự khác biệt giữa ROA và ROE
chính là tác động của địn bẩy tài chính được xác định theo cơng thức: (ROA –
RD)x (Nợ/Vốn chủ sở hữu)
1.1.5 Các lý thuyết cấu trúc vốn hiện đại
Theo quan điểm truyền thống: Quan điểm về cấu trúc vốn truyền thống cho
rằng khi một DN bắt đầu vay mượn, thuận lợi vượt trội hơn bất lợi. Chi phí nợ
thấp, kết hợp với thuận lợi về thuế sẽ khiến WACC giảm khi nợ tăng.
Tuy nhiên, khi tỷ lệ giữa nợ và vốn CSH tăng, tác động của tỷ lệ vốn vay so với
tổng vốn buộc các CSH tăng lợi tức yêu cầu của họ (nghĩa là chi phí vốn CSH
tăng). Ở mức tỷ lệ nợ và vốn CSH cao, chi phí nợ cũng tăng bởi vì khả năng
DN không trả được nợ là cao hơn (nguy cơ phá sản cao hơn). Vì vậy, ở mức tỷ
số giữa nợ và VCSH cao hơn, WACC sẽ tăng.
Vấn đề chính của quan điểm truyền thống là khơng có một lý thuyết cơ sở thể
hiện chi phí vốn CSH nên tăng bao nhiêu do tỷ lệ giữa nợ và vốn CSH hay chi
phí nợ nên tăng bao nhiêu do nguy cơ vỡ nợ.
Lý thuyết cấu trúc vốn của Modilligani và Miller (mơ hình MM)

Trái với quan điểm truyền thống, Modilligani và Miller (1958) đã tìm hiểu xem
chi phí vốn tăng hay giảm khi một DN tăng hay giảm vay mượn.
Để chứng minh một lý thuyết khả thi, Modilligani và Miller (MM) đã đưa ra một
số những giả định đơn giản hố rất phổ biến trong lý thuyết về tài chính: họ giả
định là thị trường vốn là hồn hảo, vì vậy sẽ khơng có các chi phí giao dịch và tỷ

TIEU LUAN MOI download :


7

lệ vay giống như tỷ lệ cho vay và bằng với tỷ lệ vay miễn phí; việc đánh thuế
được bỏ qua và nguy cơ được tính hồn tồn bằng tính không ổn định của các
luồng tiền.
Nếu thị trường vốn là hồn hảo, MM tranh luận rằng thế thì các DN có nguy cơ
kinh doanh giống nhau và tiền lãi mong đợi hàng năm giống nhau phải có tổng
giá trị giống nhau bất chấp cấu trúc vốn bởi vì giá trị của một DN phải phụ thuộc
vào giá trị hiện tại của các hoạt động của nó, khơng phải dựa trên cách thức cấp
vốn. Từ đây, có thể rút ra rằng nếu tất cả những cơng ty như vậy có tiền lời
mong đợi giống nhau và giá trị giống nhau cũng phải có WACC giống nhau ở
mọi mức độ tỷ lệ giữa nợ và vốn CSH. Từ đó, mệnh đề I của MM được phát
biểu như sau: “Trong điều kiện không có thuế, giá trị của DN có vay nợ (VL)
bằng giá trị của DN khơng có vay nợ (VU), nghĩa là VL = VU”. Mệnh đề này
cũng có thể phát biểu theo cách khác là trong điều kiện khơng có thuế, giá trị
DN có vay nợ và khơng vay nợ là như nhau, do đó, cơ cấu nợ trên vốn khơng có
ảnh hưởng gì đến giá trị DN. Vì vậy, khơng có cấu trúc vốn nào là tối ưu và DN
không thể tăng giá trị bằng cách thay đổi cấu trúc vốn.
Năm 1963, Modilligani và Miller đưa ra một nghiên cứu tiếp theo với việc loại
bỏ giả thiết về thuế thu nhập DN. Theo MM, với thuế thu nhập DN, việc sử
dụng nợ sẽ làm tăng giá trị của DN. Vì chi phí lãi vay là chi phí hợp lý được

khấu trừ khi tính thuế thu nhập DN, do đó mà một phần thu nhập của DN có sử
dụng nợ được chuyển cho các nhà đầu tư theo phương trình: VL = Vu + T.D: giá
trị của DN sử dụng nợ bằng giá trị của DN không sử dụng nợ cộng với khoản lợi
từ việc sử dụng nợ. Trong đó, D là tổng số nợ sử dụng, T là thuế suất thuế thu
nhập DN, T.D là khoản lợi từ việc sử dụng nợ hay là hiện giá của tấm chắn thuế.
Như vậy, theo mơ hình thuế MM (1963) cấu trúc vốn có liên quan đến giá trị của
DN. Sử dụng nợ càng cao thì giá trị DN càng tăng và gia tăng đến tối đa khi DN
được tài trợ 100% nợ.
Thuyết trật tự phân hạng (Thông tin bất cân xứng)
Thuyết trật tự phân hạng thị trường được nghiên cứu khởi đầu bởi Myers và
Majluf (1984) dự đốn khơng có cơ cấu nợ trên vốn cổ phần mục tiêu rõ ràng.
Giả thuyết rằng ban quản trị cho biết về hoạt động tương lai của DN nhiều hơn
các nhà đầu tư bên ngồi (thơng tin khơng cân xứng) và việc quyết định tài
chính có lẽ cho biết mức độ kiến thức của nhà quản lý và sự không chắc chắn về
lưu lượng tiền mặt tương lai.

TIEU LUAN MOI download :


8

Khi ban quản trị tin tưởng cổ phiếu được đánh giá cao hơn là đánh giá thấp, họ
có thể phát hành chứng khốn (nguồn tài chính bên ngồi). Vì thế, khi DN đi
theo thị trường vốn bên ngoài, những thị trường này chấp nhận cổ phiếu được
đánh giá cao hơn là đánh giá thấp, và vì vậy, hoạt động này sẽ chuyển tải thông
tin không thuận lợi cho các nhà đầu tư. Kết quả là ban quản trị sẽ nỗ lực để tránh
đi theo các thị trường vốn (nguồn tài chính bên ngồi). Nếu ban quản trị đi theo
những thị trường vốn này, có khả năng họ phát sinh nợ nhiều hơn nếu như họ tin
là cổ phiếu của họ được đánh giá thấp và sẽ sinh ra vốn cổ phần nếu như họ cho
rằng cổ phiếu của họ được đánh giá cao.

Vì vậy, sự phát hành vốn cổ phần từ việc bán cổ phiếu sẽ chuyển tải nhiều thông
tin không thuận lợi hơn là sự phát hành tiền cho vay. Điều này khiến các nhà
quản trị quan tâm đến vay nợ hơn là vốn cổ phần từ việc bán cổ phiếu.
Những quyết định về kết cấu vốn không dựa trên tỷ lệ Nợ/Tài sản tối ưu mà
được quyết định từ việc phân hạng thị trường. Trước hết, các nhà quản trị sẽ dự
định sử dụng nguồn tài chính nội bộ, tiếp đến có thể vay nợ, và cuối cùng là phát
hành vốn cổ phần.
Tiêu điểm của thuyết này không tập trung vào kết cấu vốn tối ưu nhưng tập
trung vào sự quyết định tài chính hiện hành sắp tới.
Như vậy, Myers và Majluf cho rằng sẽ khơng có một cấu trúc vốn tối ưu với các
DN.
Trên đây là ba lý thuyết về cấu trúc tài chính DN đã cung cấp cho các nhà quản
trị tài chính những lý luận cơ bản làm nền tảng cho quyết định tài trợ. Tuy nhiên
cả ba lý thuyết nói trên đều chưa quan tâm đến những vấn đề như chi phí kiệt
quệ tài chính, chi phí kiệt quệ và sự bất cân xứng thơng tin cũng có thể ảnh
hưởng đến quyết định lựa chọn sử dụng nợ hay VCP và xác định cấu trúc tài
chính phù hợp.
1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính.
1.2.1 Tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA)
ROA =

Lợi nhuận rịng
Tổng tài sản bình qn

Theo lý thuyết trật tự phân hạng, xuất phát từ việc thông tin bất cân xứng đã tác
động đến sự lựa chọn giữa tài trợ nội bộ và tài trợ bên ngoài. Theo đó, DN sẽ tài

TIEU LUAN MOI download :



9

trợ trước tiên bằng lợi nhuận giữ lại tái đầu tư, rồi mới đến phát hành nợ mới và
sau cùng mới phát hành cổ phần mới. Một DN có tỷ suất sinh lời trên tài sản cao
thì khả năng tích lũy vốn từ lợi nhuận giữ lại cao, do đó họ sẽ tận dụng nguồn
vốn này trước, sau đó mới nghĩ đến việc huy động vốn bên ngồi do đó sẽ duy
trì một hệ số nợ thấp. Hành động này cũng nhằm tránh việc pha lỗng quyền sở
hữu.
Tuy nhiên, mơ hình lý thuyết dựa trên thuế lại cho rằng các DN đang hoạt động
có lời nên vay mượn nhiều hơn, khi các yếu tố khác khơng đổi, vì như vậy họ sẽ
tận dụng được tấm chắn thuế nhiều hơn.
Do vậy, về mặt lý thuyết, ROA có tác động dương (+) hoặc âm (-) đến hệ số nợ
trên vốn chủ sở hữu.
1.2.2 Tài sản cố định hữu hình
Độ lớn của nhân tố này được đo lường bởi tỷ lệ tài sản cố định hữu hình trên
tổng tài sản. Một DN có giá trị tài sản hữu hình cao thì khả năng tiếp cận nguồn
vốn từ nợ vay dễ dàng hơn bởi vì đáp ứng được các điều kiện về thế chấp tài sản
của chủ nợ. Hơn nữa giá trị thanh lý của những DN này cũng sẽ cao hơn. Do đó,
về lý thuyết, tài sản cố định hữu hình có mối quan hệ tỷ lệ thuận (+) với hệ số nợ
trên vốn chủ sở hữu.
1.2.3 Thuế thu nhập doanh nghiệp.
Độ lớn của nhân tố này được đo lường bằng chi phí thuế thu nhập hiện hành DN
phải nộp trên lợi nhuận trước thuế và lãi vay. Đối với những DN có chi phí thuế
thu nhập phải nộp càng cao thì có khuynh hướng sử dụng nhiều nợ với mục đích
tận dụng tấm chắn thuế để tiết kiệm số thuế phải nộp. Do vậy, thuế có quan hệ tỷ
lệ thuận (+) với hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu.
1.2.4 Khả năng thanh toán hiện hành.
Được đo lường bằng tài sản lưu động trên nợ ngắn hạn. Khả năng thanh toán
hiện hành có tác động dương (+) hoặc (-) đến hệ số nợ. Thứ nhất, các DN có khả
năng thanh tốn hiện hành cao có thể sử dụng nhiều nợ vay do DN có thể trả các

khoản nợ vay ngắn hạn khi đến hạn. Như vậy có nghĩa là khả năng thanh tốn
hiện hành có quan hệ tỷ lệ thuận (+) với hệ số nợ. Mặt khác, các DN có nhiều tài
sản có tính thanh khoản cao có thể sử dụng các tài sản này tài trợ cho các khoản
đầu tư của mình mà khơng cần vay nợ. Do vậy, khả năng thanh tốn hiện hành
của DN có quan hệ tỷ lệ nghịch (-) với hệ số nợ.

TIEU LUAN MOI download :


×