Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

(LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của điện thoại di động vinaphone tại trung tâm dịch vụ viễn thông khu vực II , luận văn thạc sĩ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (672.95 KB, 75 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM

NGUYỄN THỊ THU LỆ

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG
LỰC CẠNH TRANH CỦA ĐIỆN THOẠI DI
ĐỘNG VINAPHONE TẠI TRUNG TÂM
DỊCH VỤ VIẾN THÔNG KHU VỰC II

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2006

TIEU LUAN MOI download :


HVTH: Nguyễn Thị Thu Lệ

GVHD :TS Phạm Minh Trí

PHẦN MỞ ĐẦU

™ TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI.
Với xu thế hội nhập kinh tế, Việt Nam cũng đang thực hiện các chính sách mở
cửa thị trường, kể cả đối với những lónh vực như Bưu chính Viễn thông, Hàng
không… Sự đổi mới về chủ trương và chính sách của Nhà nước sẽ dẫn đến sự cạnh
tranh gay gắt và quyết liệt trên thị trường ở mọi lónh vực, đặc biệt là những lónh vực
nhạy cảm như công nghệ thông tin, viễn thông, thông tin di động…
Năm 2005 được các chuyên gia kinh tế đánh giá là năm “bùng nổ về thông tin”
và “chưa bao giờ thị trường viễn thông lại sôi dộng như hiện nay”. Cạnh tranh chắc


chắn mang lại nhiều lợi ích cho khách hàng và nhà khai thác, nhưng chuẩn bị như
thế nào để cạnh tranh có hiệu quả đòi hỏi doanh nghiệp phải có một chiến lược
kinh doanh hiệu quả của riêng mình. Thị trường hiện nay đã có nhiều thay đổi, các
doanh nghiệp phải có cái nhìn và định hướng mới cho lộ trình sắp tới cho doanh
nghiệp mình.
Trong bối cảnh hiện nay, với cơ chế xóa bỏ độc quyền, khuyến khích cạnh
tranh lành mạnh, hợp pháp của Nhà nước, các nhà khai thác dịch vụ thông tin di
động không nằm ngoài lộ trình đó. Công ty dịch vụ Viễn thông GPC, chịu sự quản
lí của Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT), có trách nhiệm vận
hành, khai thác mạng di động VinaPhone, mạng di động lớn nhất Việt Nam hiện
nay bước vào giai đoạn mới : giai đoạn kinh doanh trong một thị trøng cạnh tranh
thật sự. Trước nhu cầu khách quan đó, tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài “ Một số
giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của điện thoại di động VinaPhone tại
Trung Tâm Dịch Vụ Viễn Thông Khu Vực II”
™ MỤC TIÊU ĐỀ TÀI:
Đề tài được xây dựng nhằm đạt dược các mục tiêu chính sau:
Trang

TIEU LUAN MOI download :

1


HVTH: Nguyễn Thị Thu Lệ

GVHD :TS Phạm Minh Trí

Đánh giá lại môi trường thông tin di động hiện nay, phân tích thực trạng mạng
di động VinaPhone.
Đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của dịch vụ di động

VinaPhone.
Chiến lược được xây dựng với mục tiêu khái quát hóa môi trường kinh doanh
hiện tại của VinaPhone, đánh giá lại các nguồn lực từ đó có chính sách phát triển
hợp lí lâu dài trong xu thế kinh doanh mới.
™ PHẠM VI THỰC HIỆN
Đối tượng : mạng di động VinaPhone
Không gian : khu vực 2 gồm 22 tỉnh thành phố từ Bình Thuận vào Cà Mau đặc
biệt là khu vực thành phố Hồ Chí Minh
Đơn vị : Trung tâm Dịch vụ Viễn thông khu vực 2 ( TT GPC 2)
Đề tài căn cứ vào định hướng phát triển của VNPT cho dịch vụ di động
VinaPhone, nội dung đề tài nhằm xây dựng các giải pháp khả thi thiết thực nhất
đối với TT GPC 2 nhằm đạt được mục tiêu phát triển của mình đối với khu vực 2.
™ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Các phương pháp được sử dụng chủ yếu trong luận văn : Phương pháp duy vật
– biện chứng, phương pháp tổng hợp, các phương pháp dự báo toán học …trên cơ sở
vận dụng lí thuyết kết hợp với thực tiễn hoạt động kinh doanh tại TT GPC 2.

Trang

TIEU LUAN MOI download :

2


HVTH: Nguyễn Thị Thu Lệ

GVHD :TS Phạm Minh Trí

CHƯƠNG 1 : VAI TRÒ CỦA VIỄN THÔNG VIỆT NAM VÀ
VINAPHONE TRONG XU THẾ HỘI NHẬP KINH TẾ VỚI

CÁC NƯỚC TRONG KHU VỰC VÀ THẾ GIỚI

1.

TỔNG QUAN VỀ NGÀNH VIỄN THÔNG
1.1. Khái Niệm Về Ngành Viễn Thông

Trong những năm gần đây, cùng với sự bùng nổ về thông tin và xu hướng hội
tụ giữa hai ngành công nghệ thông tin và viễn thông, thuật ngữ mới ICT
(Information And Communication Technology) – Việt Nam gọi là công nghệ thông
tin và truyền thông - đã ra đời. Theo quan điểm của Bộ Bưu Chính Viễn Thông (I.1
tr 5) công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT &TT) bao gồm bốn thành phần
chính: cơ sở hạ tầng CNTT &TT, công nghệ CNTT &TT, ứng dụng CNTT &TT và
nguồn nhân lực CNTT &TT cùng với các chủ thể phát triển là chính phủ, doanh
nghiệp và người sử dụng. Trong đó, hạ tầng CNTT &TT chính là ngành viễn thông
Việt Nam.
Ngành viễn thông Việt Nam bao gồm mạng lưới viễn thông, Internet và các
dịch vụ viễn thông.

1.2. Vị trí, vai trò của mạng viễn thông Việt Nam và mạng di động
VinaPhone
Ngành viễn thông Việt Nam là một ngành, lónh vực kinh tế quan trọng, có tiềm
năng đóng góp to lớn cho ngành kinh tế, có tốc độ phát triển cao, nhiều lao động trí
thức và năng lực sáng tạo và là loại “công nghệ sạch”, đồng thời là một ngành hạ
tầng kỹ thuật của nền kinh tế – xã hội. Trong chỉ thị 58-CT/TW, bộ chính trị đã
nhấn mạnh: “Mạng thông tin quốc gia là kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội quan
trọng…”( I.6)
Trước đây ngành viễn thông nước ta còn lạc hậu, tỷ trọng doanh thu trong tổng
sản phẩm quốc nội không nhiều, khoảng 0.52% vào năm 1991. Trong những năm
gần đây, Ngành Viễn Thông đã có những tiến bộ đáng khích lệ, đóng góp rất quan

trọng vào sự tăng trưởng GDP của nước ta. Trong năm 2004 tổng doanh thu ngành
là 29.698,35 tỷ đồng, nộp ngân sách nhà nước 4617,5 tỷ đồng vượt 17% so với kế
hoạch đăng ký với Nhà nước. Ngành Viễn Thông đã đóng góp đứng thứ ba sau Dầu
Khí Và Điện Lực cho sự phát triển kinh tế. Ngành Viễn Thông còn là công cụ đắc
lực phục vụ cho sự quản lý của Nhà nước, bảo đảm trật tự xã hội, giữ vững an ninh
quốc phòng, có một vai trò lớn trong ngành ngoại giao, giáo dục, văn hoá, giải trí…
nhìn chung, ngoài những đóng góp về mặt kinh tế, Ngành Viễn Thông còn có vai
trò quan trọng đối với tất cả các ngành kinh tế – xã hội khác.
Với vai trò chung của ngành viễn thông như vậy, thì mạng di động VinaPhone
cũng đóng góp một phần trong đó. Là mạng di động lớn nhất ở Việt Nam dù ra đời
sau MobiFone, mục đích của công ty là lấy mục đích phục vụ xã hội là chính, ví duï
Trang

TIEU LUAN MOI download :

3


HVTH: Nguyễn Thị Thu Lệ

GVHD :TS Phạm Minh Trí

để đầu tư một trạm BTS khoảng 3 tỷ đồng, ở những vùng sâu, vùng xa ít dân cư,
điện thoại cố định chưa có nhưng Vinaphone cũng vẫn lắp đặt trạm để phục vụ cho
nhân dân, cho chính quyền trong việc chỉ đạo phòng chống bão lụt, cháy rừng…
mặc dù biết rằng thời gian thu hồi vốn rất chậm. Điện thoại di động đã đóng góp
rất lớn trong việc phát triển nền kinh tế đất nước, doanh thu hàng năm của công ty
năm 2004 là 5566,12 tỷ đồng, năm 2005 là 6788 tỷ đồng, đóng góp vào ngân sách
nhà nước một phần không nhỏ


1.3. Thực Trạng Của Ngành Viễn Thông So Với Khu Vực Và Thế Giới
Hiện nay thị trường viễn thông châu Á đạt tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trên
thế giới. Theo dự đoán của ITU, lợi nhuận khu vực thu được từ viễn thông sẽ tăng
từ 140 tỷ USD (năm 1997) đến 380 tỷ USD (năm 2010).Hiện tại thế giới có 1.5 tỷ
người sử dụng ĐTDĐ chiếm khoảng 21% dân số sử dụng điện thoại di động, hàng
tháng có khoảng 20 triệu thuê bao phát triển mới. Tiềm năng phát triển của thông
tin di động còn rất lớn, dự kiến đến 2007 có hơn 2 tỷ sử dụng điện thoại di động,
tăng cả về số lượng người và tần suất sử dụng.
Tại thị trường Đông Nam Á, khoảng 81% con số tăng trưởng xuất phát từ các
nước mới phát triển trong khu vực châu Á Thái Bình Dương. Sự phát triển này diễn
ra chủ yếu từ khu vực thị trường mới với tốc độ khoảng 9%.
Tại Việt Nam, gần 4% dân số sử dụng điện thoại di động, được đánh giá có
tốc độ phát triển cao và ổn định, chỉ xếp sau Trung Quốc, Ấn Độ và Indonesia. Tốc
độ thâm nhập của điện thoại di động tại Việt Nam khá nhanh khoảng 5%. Sự phát
triển cộng hưởng của hệ thống phân phối thiết bị đầu cuối, đa dạng về giá và
chủng loại đã tạo bước đột phát trong thị trường di động tại Việt Nam. Tuy nhiên,
với tỷ lệ thuê bao di động so với cố định gần 29.1%, Việt Nam vẫn đứng ở vị trí
thấp trong thị trường Viễn thông thế giới.
Trong giai đoạn 1995-2002, Việt Nam có tốc độ tăng trưởng cao nhất khu vực
ASEAN +3 ( Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc) với tốc độ bình quân tăng trưởng
điện thoại di động là 87,3%/ năm ( xem phụ lục 1)
Việt Nam có tỷ lệ mật độ điện thoại/GDP đầu người cao thứ hai trong các nước
ASEAN +3, chỉ đứng sau Trung Quốc (xem phụ lục 2), đến năm 2006 Việt Nam đã
gần 11 triệu điện thoại di động.
Về năng suất lao động thì ngành viễn thông Việt Nam thuộc hàng thấp nhất
khu vực, trung bình số đường điện thoại cố định do một nhân viên quản lý là 73
xếp thứ 9 trong số 12 nước ASEAN +3 ( thiếu số liệu của Brunay phụ lục 3). Doanh
thu viễn thông trung bình trên một nhân viên là 24.72 USD, xếp thứ 10 trong 12
nước khu vực ASEAN +3. doanh thu trung bình trên một đường dây điện thoại cố
định là 222 USD xếp thứ 12 trong khu vực.


Trang

TIEU LUAN MOI download :

4


HVTH: Nguyễn Thị Thu Lệ

GVHD :TS Phạm Minh Trí

Về chỉ số sẵn sàng kết nối (Networked Readiness Index – NRI): trong báo cáo
Global It Report hàng năm của World Economic Forum, Việt Nam đứng hàng thứ
71/82 nước
Về chỉ số sẵn sàng cho nền kinh tế điện tử: Economic Intelligence Unit xếp
hạng Việt Nam đứng thứ 55/60 ( danh sách 10 quốc gia xếp cuối cùng phụ lục 4)
- Đánh giá về hạ tầng viễn thông Việt Nam của ITU (tổng số 196 nước)
Bảng 1.1: Xếp hạng Việt Nam của ITU ( tổng số 196 nước)
Chỉ tiêu/ thứ hạng

2000

2001

2002

2003

2004


Số đường điện thoại cố
định trên 10.000 dân

145

140

125

660

768

Số điện thoại di động
trên 10.000 dân

138

143

144

653

847

(Nguồn:ITU, www.itu.int,2004)
- Mức độ phát triển của hạ tầng viễn thông Việt Nam năm 2004
Bảng 1.2: So sánh mức độ phát triển của hạ tầng viễn thông Việt Nam năm 2004

Chỉ tiêu/ nước

Việt Nam

Đông Và Khu Vực Các quốc gia phát
Thái Bình Dương
triển

Thuê bao Cố Định
/1000 dân

77

220

52

Thuê bao Di Động
/1000 dân

85

194

30

(Nguồn: World Bank)
So với các nước Đông Nam , Việt Nam còn kém xa về chỉ tiêu điện thoại di
động và cố định trên 1000 dân. Năm 2005 VNPT có 14.4 triệu máy, và mật độ là
16 máy/100 dân

- Mức độ cạnh tranh của thị trường
Bảng 1.3: Tỷ trọng doanh thu của các công ty trong ngành
Doanh nghiệp

doanh thu

thị phần về doanh thu

VNPT

29.698,35

90%

Viettel

1649.9

5%

SPT

989,94

3%

EVN

494,97


2%

(Nguồn: báo cáo của bộ BCVT)

Trang

TIEU LUAN MOI download :

5


HVTH: Nguyễn Thị Thu Lệ

GVHD :TS Phạm Minh Trí

Đồ thị 1.1: So sánh thị phần doanh thu của các doanh nghiệp Việt Nam

5%

3%

2%

90%

Việt Nam với VNPT chiếm đến 90% thị phần viễn thông nên vẫn còn tình trạng
độc quyền khá nặng nề.
- Chu kỳ phát triển của ngành
Sơ đồ 1.1: Mô hình 5 áp lực
ĐỐI THỦ TIỀM

NĂNG

NHÀ CUNG CẤP

ĐỐI THỦ CẠNH
TRANH

Áp lực (tùy sản phẩm
cung cấp)

Cạnh tranh giữa
các đối thủ

KHÁCH HÀNG
Áp lực sản phẩm

SẢN PHẨM THAY
THẾ

Theo mô hình phát triển 5 giai đoạn của Michael E. Porter ( I.13 trang 308468), Ngành Viễn Thông Việt Nam ở giai đoạn ngành mới nổi lên và chúng ta phải
chú ý những đặc thù sau:

1.3.1.

Đặc Điểm Cấu Trúc:

- Tính bất ổn cao
- Tính bất ổn về chiến lược
- Các chi phí ban đầu cao nhưng giảm chi phí nhanh
- VNPT là công ty đã hoạt động lâu, hiện nay có thêm nhiều công ty khác tham

gia như SPT, VIETTEL, EVN…
- Phải giữ được khách hàng đầu tiên sử dụng dịch vụ mới của mình
- Các doanh nghiệp mới tham gia được sự trợ giúp của chính phủ
Trang

TIEU LUAN MOI download :

6


HVTH: Nguyễn Thị Thu Lệ

GVHD :TS Phạm Minh Trí

- Các yếu tố về công nghệ, kênh phân phối, khả năng về nguyên vật liệu kinh
nghiệm là rất quan trọng

1.3.2.

Các Vấn Đề Hạn Chế Sự Phát Triển Ngành

- Nguyên liệu, thiết bị đầu vào thiếu
- Giá cả thiết bị, nguyên vật liệu tăng nhanh
- Thiếu cơ sở hạ tầng
- Thiếu tiêu chuẩn hóa về sản phẩm và công nghệ
- Khách hàng nhận thức được sự lạc hậu về công nghệ
- Chất lượng sản phẩm thất thường
- Uy tín của các công ty mới với các tổ chức tài chính chưa cao
- Việc thông qua các quy định rất chậm chạp
- Chi phí cao


1.3.3.

Những Thị Trường Sớm Và Muộn

Trong điều kiện ngành viễn thông việt nam hiện nay, việc lựa chọn thị trường,
khúc thị trường để phát triển cần phải chú ý đến hai đặc tính của sản phẩm là lợi
thế về công dụng và lợi thế về chi phí của sản phẩm đối với người tiêu dùng

1.3.4.

Những Lựa Chọn Chiến Lược

Các chiến lược có thể theo các hướng sau:
- Định hình cấu trúc ngành
- Xác định các yếu tố ngoại lai trong sự phát triển của ngành
- Thay đổi vai trò của người cung cấp và các kênh phân phối
- Thay đổi các rào cản di chuyển
- Xác định các nước đi chiến thuật của ngành

1.3.5.

Kỹ Thuật Dự Đoán

Trong điều kiện hiện tại của ngành viễn thông Việt Nam, như đã nói ở trên sự
bất ổn định sẽ rất cao làm cho việc dự đoán các tình huống hết sức khó khăn, một
kỹ thuật người ta hay sử dụng trong hoàn cảnh này là sử dụng phương pháp kịch
bản để phân tích và dự đoán.

Trang


TIEU LUAN MOI download :

7


HVTH: Nguyễn Thị Thu Lệ

GVHD :TS Phạm Minh Trí

CHƯƠNG 2 : PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG KINH DOANH VÀ
NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA MẠNG VINAPHONE
TRONG THỜI GIAN QUA

1.

GIỚI THIỆU CÔNG TY DỊCH VỤ VIỄN THÔNG

Công ty dịch vụ viễn thông là tổ chức kinh tế – đơn vị thành viên thuộc khối
hạch toán phụ thuộc của Tổng Công Ty Bưu Chính Viễn Thông Việt Nam theo
điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng Công Ty Bưu Chính Viễn Thông Việt Nam
đươc phê chuẩn tại nghị định số 51/CP ngày 01/08/1995 của Chính phủ, là một bộ
phận cấu thành của hệ thống tổ chức và hoạt động của Tổng Công Ty, hoạt động
kinh doanh và phục vụ trong lónh vực thông tin di động, nhắn tin và điện thoại dùng
thẻ toàn quốc, cùng các thành viên khác trong dây chuyền công nghệ Bưu Chính –
Viễn Thông liên hoàn, thống nhất, có mối liên hệ mật thiết với nhau về tổ chức
mạng lưới lợi ích kinh tế, tài chính, phát triển dịch vụ Bưu Chính – Viễn Thông, để
thực hiện chung mục tiêu, kế hoạch Nhà nước do Tổng Công ty giao.
Công ty được thành lập theo quyết định 331/QĐ –TCCB ngày 14/06/1997.
Tên giao dịch là: Việt Nam Telecoms Service Company.

Tên viết tắt: GPC (viết tắt của GSM - Paging – Cardphone)
Mạng điện thoại di động VinaPhone chịu sự quản lý và điều hành của Công ty
dịch vụ viễn thông GPC.
GPC 1 quản lý 29 tỉnh, thành phố từ phía Bắc đến Hà Tónh;
GPC 2 quản lý 22 tỉnh, thành phía Nam từ Ninh Thuận đến Cà Mau kể cả tỉnh
Lâm Đồng;
GPC 3 quản lý 13 tỉnh, thành phố khu vực miền Trung từ Quảng Bình đến
Khánh Hòa, bao gồm cả các tỉnh Tây Nguyên.

1.1. Chức năng của Công Ty Dịch Vụ Viễn Thông:
- Tổ chức, xây dựng, quản lý, vận hành và khai thác mạng lưới dịch vụ viễn
thông bao gồm các mạng thông tin di động, nhắn tin và điện thoại dùng thẻ toàn
quốc tại các tỉnh, thành phố trong cả nước để kinh doanh và phục vụ;
- Tư vấn, khảo sát, thiết kế, xây lắp, bảo trì, sửa chữa thiết bị chuyên ngành
thông tin di động, nhắn tin và điện thoại dùng thẻ;
- Xuất khẩu, nhập khẩu kinh doanh vật tư, thiết bị chuyên ngành viễn thông để
phục vụ cho hoạt động của đơn vị;
- Bảo trì, sửa chữa các thiết bị chuyên ngành thông tin di động, nhắn tin, điện
thoại dùng thẻ;
- Kinh doanh các ngành nghề khác trong phạm vi được Tổng Công ty giao và
phù hợp với qui định của pháp luật.

Trang

TIEU LUAN MOI download :

8


HVTH: Nguyễn Thị Thu Lệ


GVHD :TS Phạm Minh Trí

1.2. Mô hình tổ chức của công ty dịch vụ viễn thông (xem phụ lục 5).
1.3. Chức năng các phòng ban, các Trung tâm trực thuộc Công ty dịch
vụ viễn thông (xem phụ lục 6)

2.

TRUNG TÂM DỊCH VỤ VIỄN THÔNG KHU VỰC 2

Trung tâm dịch vụ viễn thông khu vực 2 (GPC 2) là đơn vị sản xuất kinh doanh,
hạch toán phụ thuộc Công ty dịch vụ viễn thông theo điều lệ tổ chức và hoạt động
của Công ty được phê chuẩn tại quyết định số 190/QĐ-TCCB/HĐQT của Hội đồng
quản trị Tổng công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam, là một bộ phận cấu thành
hệ thống tổ chức và hoạt động sản xuất kinh doanh và phục vụ trong lónh vực thông
tin di động, nhắn tin và điện thoại dùng thẻ toàn quốc để thực hiện những mục tiêu
nhiệm vụ kế hoạch Nhà nước do Công ty giao.

2.1. Chức năng của Trung tâm Dịch Vụ Viễn Thông Khu Vực 2
- Tổ chức quản lý, bảo dưỡng và vận hành khai thác mạng lưới, dịch vụ viễn
thông toàn quốc tại 22 tỉnh thành phố phía Nam (từ Ninh Thuận trở vào các tỉnh
đồng bằng Nam Bộ, kể cả Lâm Đồng);
- Lắp đặt, bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa các thiết bị chuyên ngành thông tin di
động, nhắn tin, điện thoại dùng thẻ;
- Kinh doanh các ngành nghề khác trong phạm vi nhiệm vụ Công ty giao được
Tổng Công ty cho phép và phù hợp với quy định của pháp luật.

2.2. Mô hình tổ chức của Trung tâm dịch vụ viễn thông khu vực 2
Sơ đồ 2.2: Tổ chức Trung tâm GPC 2 (nguồn: trung tâm GPC 2)

GIÁM ĐỐC

PGĐ.NỘI CHÍNH

PGĐ.KINH DOANH

P. Kế
hoạc
h vật


P. Kế
toán
thống


P.
Kinh
doanh
tiếp
thị

P. Tổ
chức
cán
bộ

Khối chức năng

P.

Hành
Chính
Quản
Trị

P. Kỹ
thuật
nghiệp
vụ

PGĐ.KỸ THUẬT

Đài
khai
thác

Đài
thông
tin di
động
GSM

Xưởng
bảo
dưỡng
sửa
chữa

Khối sản xuất
Trang


TIEU LUAN MOI download :

9


HVTH: Nguyễn Thị Thu Lệ

GVHD :TS Phạm Minh Trí

2.3. Sự liên hệ giữa Công ty GPC, Trung tâm GPC 2 và các bưu điện
tỉnh thành
™ Công ty GPC : có chức năng
- Đầu tư, phát triển, quản lý mạng và tính cước;
- Phối hợp với các Bưu điện tỉnh thành kinh doanh, phát triển thuê bao.
™ Bưu điện tỉnh thành (BĐTT): có chức năng trực tiếp kinh doanh, bán máy,
cung cấp dịch vụ, thu cước, quảng cáo tiếp thị, tiếp nhận, giải quyết khiếu nại của
khách hàng.
™ Trung tâm GPC 2: GPC 2 có chức năng hỗ trợ, đề xuất cung cấp ấn phẩm
quảng cáo cho BĐTT và hệ thống cửa hàng, đại lý. Phối hợp thực hiện công tác
CSKH, đào tạo nhân viên, giao dịch viên tại các tỉnh. Mối quan hệ giữa GPC và
các BĐTT là mối quan hệ hỗ trợ kinh doanh, trong đó GPC 2 được giao chỉ tiêu về
phát triển thuê bao, BĐTT được giao chỉ tiêu về doanh thu.
Cơ cấu trên thể hiện sự thiếu đồng bộ, phân chia chức năng và trách nhiệm
chưa rõ ràng: GPC 2 nhận kế hoạch từ GPC chỉ mang tính chất cung cấp dịch vụ,
quản lý và phát triển mạng lưới, bảo dưỡng trang thiết bị và hỗ trợ kinh doanh cho
các BĐTT. Các BĐTT có quan hệ trực tiếp với khách hàng gồm các nhiệm vụ:
quản lý thẻ cào, hòa mạng, CSKH, khiếu nại, giám sát chất lượng dịch vụ… ăn chia
doanh thu trực tiếp với công ty và nhận sự hỗ trợ từ phía GPC 2. Vì vậy chức năng
kinh doanh và quyền hạn GPC 2 chưa rõ ràng.


2.4. Giới Thiệu Chung Về Các Dịch Vụ Di Động
Các dịch vụ của mạng di động VinaPhone có thể được chia ra làm 3 loại dịch
vụ
- Các dịch vụ cơ bản;
- Các dịch vụ cộng thêm;
- Các dịch vụ cộng thêm không phải GSM.

Trang

TIEU LUAN MOI download :

10


HVTH: Nguyễn Thị Thu Lệ

GVHD :TS Phạm Minh Trí

Sản phẩm mạng di động VinaPhone :
VINAPHONE
Dịch vụ cơ bản

Dịch vụ cộng thêm

Dịch vụ cộng thêm
không phải GSM

-Dịch
vụ

thoại
-Dịch vụ chuyển tiếp
-Dịch vụ hộp thư thoại
(Telephone service)
cuộc gọi (Call forwarding) (Voicemail service)
-Dịch vụ cuộc gọi
-Dịch vụ chờ cuộc gọi
-Dịch vụ simcard trả
khẩn (Emergency call)
(Call waiting)
tiền
trước
(Prepaid
-Dịch vụ fax/data
-Dịch vụ giữ cuộc gọi service)
-Dịch vụ WAP-VNN
-Dịch vụ nhắn tin (Call hold)
ngắn (Short message
-Dịch vụ hiện số chủ 999 (Wireless Application
service)
gọi/ cấm hiện số chủ gọi Protocol)
(CLIP/CLIR)
-Dịch
vụ
GPRS
-Dịch vụ chặn cuộc (General Packet Radio
Service)
gọi (Call barring)
-Dịch
vụ

MMS
-Dịch vụ chuyển vùng
trong
nước
(National (Multimedia Messaging
Service)
Roaming)
-Dịch vụ gia tăng
-Dịch vụ chuyển vùng
quốc
tế
(Roaming SMS và VNN-Infogate
International)
VinaPhone cung cấp các loại hình dịch vụ:
• Thuê bao trả tiền sau VinaPhone.
• Thuê bao trả tiền trước VinaCard.
• Thuê bao trả tiền trước VinaDaily.
• Thuê bao trả tiền trước VinaText.

2.5. Các Dịch Vụ Mới Vinaphone Cung Cấp
2.5.1.

Dịch vụ điện thoại di động nội thị VinaCity

Dịch vụ này sử dụng trong một khu vực phủ sóng nhất định nhưng với mức
cước rẻ hơn điện thoại di động toàn quốc. Rất thích hợp cho khách hàng có nhu cầu
sử dụng điện thoại di động chỉ trong giới hạn một phạm vi địa lý, nội bộ thành phố
và thực hiện nhiều cuộc gọi hơn với mức phí rẻ hơn điện thoại di động toàn quốc.
Điều này trước hết thỏa mãn được hai khu vực khách hàng
Trang


TIEU LUAN MOI download :

11


HVTH: Nguyễn Thị Thu Lệ

GVHD :TS Phạm Minh Trí

Thứ nhất, đó là những đối tượng có thu nhập trung bình và thấp. Có thể sử
dụng dịch vụ di động nội vùng sẽ gây ra một số hạn chế nhất định nhưng với mức
chi phí phù hợp thì đây là một giải pháp tốt cho họ. Vì thế, dịch vụ di động nội
vùng sẽ góp phần kích thích nhu cầu và tạo ra lượng khách hàng tiềm năng cho
dịch vụ di động không giới hạn, trong đó các dịch vụ của GPC là một phần lớn.
Thứ hai, đó là những đối tượng có nhu cầu sử dụng dịch vụ chỉ hoặc thường
xuyên trong phạm vi địa lý nhỏ. Đối với những khách hàng chỉ sử dụng dịch vụ
trong phạm vi thành phố thì đây là cách để họ tiết kiệm chi phí.

2.5.2.

Dịch vụ vô tuyến truyền số liệu gói chung (GPRS - General

Packet Radio Service)
- Cung cấp dịch vụ từ đầu cuối tới đầu cuối có dung lượng cao qua hệ thống
GSM có sẵn.
- Tính cước không phải dựa vào thời gian kết nối như trước mà dựa trên số
lượng dữ liệu thực sự được truyền (50đồng/KB).
- Người sử dụng có thể được cung cấp các ứng dụng IP không dây một cách
hiệu quả hơn, tốc độ cao hơn với chi phí hợp lí hơn.


2.5.3.

Dịch vụ đại lý điện tử Vina E-load

Cho phép hàng nghìn đại lý Vinaphone có thể tự động nạp tiền trực tiếp vào tài
khoản di động trả trước của khách hàng mà không cần sử dụng các thẻ cào thông
thường. Mệnh giá thẻ đa dạng, đặc biệt có cả mệnh giá rất thấp như 10.000đ,
20.000đ, 30.000đ và 50.000đ rất thuận tiện cho khách hàng có thu nhập thấp.

2.5.4.

Push to talk

Phương thức đàm thoại mới tương tự như máy bộ đàm, âm thanh được mã hoá
và chuyển đi dưới dạng gói qua đường truyền GPRS.

2.5.5.

Sim Tool Kit

Hiện nay để có được các thông tin mà bạn muốn, phải sử dụng rất nhiều lệnh
phức tạp bằng cách soạn các tin nhắn SMS và gửi đến số của tổng đài. Với Sim
Tool Kit tất cả các lệnh SMS phức tạp trên sẽ được tích hợp trong SimCard và được
hiển thị trên máy di động như là menu của máy.

2.5.6.

VinaPortal


Đây là dịch vụ tích hợp liên mạng Internet và GSM, với dịch vụ VinaPortal
khách hàng có thể gửi tin nhắn SMS, MMS, xem lịch sử cuộc gọi của máy di động
của mình để kiểm tra cước phí từ Website của mạng Internet đến các máy điện
thoại di động.

2.5.7.

Missed Call Alerl:

Dịch vụ thông báo cuộc gọi nhỡ của VinaPhone sẽ giúp cho thông tin của
khách hàng luôn thông suốt, ngay cả khi khách ra ngoài vùng phủ sóng hoặc tắt

Trang

TIEU LUAN MOI download :

12


HVTH: Nguyễn Thị Thu Lệ

GVHD :TS Phạm Minh Trí

máy, khi trở lại vùng phủ sóng hoặc bật máy lên khách sẽ nhận được bản tin SMS
thông báo về các cuộc gọi nhỡ trong thời điểm trước đó.

2.5.8.

Dịch Vụ Đồng Bộ Dữ Liệu Giữa Điện Thoại Di Động Với Website


Đáp ứng nhu cầu thiết thực ngày càng gia tăng của khách hàng về sử dụng các
tiện ích của mạng điện thoại di động Vinaphone đưa ra dịch vụ đồng bộ dữ liệu
giữa điện thoại di động VinaPhone và trang Web Vinaportal. Cung cấp tiện ích trợ
giúp khách hàng trong việc sao lưu các dữ liệu cá nhân trên điện thoại như danh
bạ, lịch làm việc, danh sách các việc cần làm, sổ ghi chép cá nhân lên Website
Vinaportal.

3. KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA VINAPHONE TRONG
CÁC NĂM
3.1. Tình Hình Phát Triển Thuê Bao Của Mạng Vinaphone Và Khu
Vực II (nguồn: P. KDTT- GPC2)
Năm

1999

2000

2001

2002

2003

2004

2005

6/06

Tổng thuê

bao

GPC

126.005

414.570

769.091

1.001.436

1.354.689

2.507.924

3.438.951

4.366.457

GPC2

51.447

217.069

496.491

702.242


900.810

1.435.130

1.836.400

2.150.000

Thị phần
(%)

(GPC2/
GPC)

41%

52%

65%

70%

66%

57.2%

53.4%

49.24%


Thuê bao
phát triển

GPC

65.527

288.565

354.521

232.345

353.253

1.153.235

931.027

927.506

GPC2

39.252

165.622

279.422

205.751


198.568

534.320

401.270

313.600

GPC

147%

340%

23%

34%

52%

226%

19,3

0,38

GPC2

222%


322%

69%

26%

3%

281%

24,9

21.8

Tốc
độ
phát triển
thuê bao

Bảng 2. 4: Tình hình phát triển thuê bao của GPC và GPC2
4,500,000
4,000,000
3,500,000
3,000,000
2,500,000
2,000,000

GPC


1,500,000

GPC2

1,000,000
500,000
0
1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005

30Jun

Biểu đồ 2.2: So sánh số thuê bao lũy kế giữa khu vực 2 và cả nước
Trang

TIEU LUAN MOI download :

13


HVTH: Nguyễn Thị Thu Lệ

GVHD :TS Phạm Minh Trí

3.2. Doanh thu đạt được qua các năm của mạng Vinaphone (nguồn: P.
KDTT- GPC2)
Bảng 2.5: Doanh thu đạt được qua các năm của GPC
2000

2001


2002

2003

2004

2005

6/2006

Doanh thu (tỷ 610,61
đồng)

1462,92

2101,28

2733,8

3006,6

5566,16

6788

3475,339

Tốc độ phát 64,56
triển (%)


139,58

43,64

30,10

9,98

85,13

67,93

Năm

1999

Bảng 2.6: Thị phần mạng vinaphone qua các năm (nguồn: P. KDTT- GPC2)
Năm
Thị phần

1999

2000

2001

2002

2003


2004

2005

6/2006

26,87

33,79

55,97

57,15

63,60

64,20

45

36.7

Phân tích tình hình sản lượng
Sản lượng thực hiện phản ánh nhu cầu và mức độ sử dụng di động của khách
hàng. Tình hình sản lượng tại khu vực 2 được phản ánh qua bảng sản lượng sau
Bảng 2.7:Tình hình sản lượng thực hiện GPC2 qua các năm (nguồn: P. KDTTGPC2)
2000

Năm
SL (phút)

TĐ tăng

2001

2002

2003

2004

2005

316.254.051 634.380.631 1.039.214.189 1.540.767.408 2.038.546.263 2.753.854.620

145%

101%

64%

48%

32%

35%

3,000,000,000
2,500,000,000
2,000,000,000
1,500,000,000

1,000,000,000
500,000,000
0
2000

2001

2002

2003

2004

2005

Biểu đồ sản lượng qua các năm tại khu vực II

Biểu đồ 2.3: Biểu đồ sản lượng qua các năm tại GPC2
Nhận xét: Về mặt phát triển thuê bao:
™ Giai đoạn 1996-1998 :

Trang

TIEU LUAN MOI download :

14


HVTH: Nguyễn Thị Thu Lệ


GVHD :TS Phạm Minh Trí

Giai đoạn đầu tư ban đầu với một loại dịch vụ là VinaPhone, tốc độ tăng
trưởng chậm phụ thuộc giá cước và mức độ đầu tư và GDP bình quân đầu người.
Sản lượng và thuê bao thấp do :
- Đầu tư ban đầu, quy mô chưa lớn.
- Giá thiết bị đầu cuối cao.
- Nhu cầu sử dụng thấp, điện thoại di động chưa được phổ biến và là một trong
những loại hàng xa xỉ.
™ Giai đoạn 1999 – 2005:
Tăng trưởng tốc độ cao về số thuê bao và sản lượng (phút) thực hiện được,
đặc biệt tăng trưởng đột biến với sự ra đời của dịch vụ VinaCard (năm 1999) và
VinaDaily (năm 2000) ( năm 1999 tốc độ phát triển TB tăng 322%, nên không thể
dùng mô hình toán học nào để dự báo được). Về mức thị phần, khu vực 2 luôn
chiếm thị phần lớn trên toàn mạng (từ năm 2000, trung bình khu vực 2 chiếm hơn
63% cả nước. Về tốc độ tăng trưởng, khu vực 2 luôn ở mức bằng hoặc cao hơn cả
nước. Các nguyên nhân có thể kể đến:
GDP tăng, thu nhập trung bình của người dân tăng, nhu cầu thông tin liên lạc
tăng cao, sự dịch chuyển dân số từ nông thôn ra thành thị…
Phần thị trường dịch chuyển từ khu vực 1 sang khu vực 2 do nhu cầu tại khu vực
2 gia tăng đặc biệt là tại khu vực thị trường thành phố Hồ Chí Minh, vùng Đông
Nam Bộ
Sự phát triển công nghệ và xu hướng cạnh tranh góp phần giảm giá thiết bị đầu
cuối, điện thoại di động đã phổ biến rộng rãi.
Có sự đầu tư phát triển hệ thống thông tin di động, đa dạng hoá dịch vụ càng
ngày càng phù hợp với xu hướng người tiêu dùng, tiêu biểu là dịch vụ trả trước
Vinacard và VinaDaily.
Theo dõi tình hình hoạt động mạng VinaPhone khu vực 2 từ lúc thành lập đến
nay, các số liệu về tốc độ tăng trưởng thể hiện : mức tăng cao nhưng chưa ổn định,
thị trường thông tin di động vẫn còn nhiều biến động. Đặc biệt khi chuyển sang giai

đoạn cạnh tranh năm 2002 - 2005, khu vực 2 bị ảnh hưởng nhiều nhất. Tốc độ tăng
trưởng thuê giảm đến –24,9% (cả nước -19,3%) trong năm 2005 do:
Giai đoạn đầu cạnh tranh nội bộ với VMS (VMS đang dốc sức cho các chiến
dịch quảng cáo, khuyến mãi, phát triển các dịch vụ giá trị gia tăng )
Sự ra đời của một loạt các đối thủ cạnh tranh, thị trường chia sẻ cho các đối
thủ cạnh tranh (giai đoạn tốc độ phát triển thuê bao mới thấp, thuê bao rời mạng
tăng), tất cả các nhà khai thác di động đều nhắm đến thị trường TP.Hồ Chí Minh.
Việc triển khai các dự án đầu tư mở rộng và nâng cấp hệ thống chậm, ảnh
hưởng không nhỏ đến tốc độ phát triển thuê bao, các lý do về kỹ thuật (tình trạng
nghẽn mạch, tỷ lệ rớt mạch cao).Tuy nhiên dịch vụ duy trì mức thoại nhiều, chưa

Trang

TIEU LUAN MOI download :

15


HVTH: Nguyễn Thị Thu Lệ

GVHD :TS Phạm Minh Trí

khai thác các dịch vụ gia tăng nên mức sản lượng thoại vẫn duy trì được tốc độ tăng
trưởng khá ổn định. Điều này chúng tỏ khai thác thoại vẫn là mục tiêu chính.

3.3. Hiện Trạng Hoạt Động Của Mạng Vinaphone
Tình hình phát triển các dịch vụ số liệu mạng VinaPhone trong thời gian sắp
tới trên cơ sở sự phát triển các dịch vụ thông tin di động và sự tham gia ngày càng
nhiều các nhà cung cấp khác nhau về dịch vụ thông tin di động như hiện nay, các
dự báo cũng khó đạt được sự chính xác cao do thị phần dành cho từng nhà khai thác

sẽ có những thay đổi do có sự cạnh tranh giữa các nhà khai thác.
Mặc dù vậy những nhu cầu về các dịch vụ thông tin di động trong những năm
tới đây vẫn có những đặc điểm có thể dự báo trước được.
Theo xu hướng chung hiện nay trên thế giới cũng như ở Việt Nam, cước dịch
vụ thoại ngày càng giảm dần, trong khi đó cước của các dịch vụ số liệu không chỉ
phụ thuộc vào thời gian sử dụng dịch vụ hoặc dung lượng số liệu truyền trên mạng
mà còn phụ thuộc vào tính chất cũng như nội dung của từng loại hình dịch vụ và
không có chiều hướng giảm cước. Dự kiến đến cuối năm 2006 số lượng thuê bao sử
dụng các dịch vụ số liệu mới dựa trên nền công nghệ GPRS sẽ chiếm khoảng 30%,
lưu lượng của các dịch vụ số liệu trong mạng VinaPhone sẽ chiếm trên 20% lưu
lượng trong toàn mạng và đến năm 2010 lưu lượng chủ yếu trong toàn mạng sẽ là
của các dịch vụ số liệu.
Trong xu thế chung của sự phát triển các dịch vụ thông tin di động trên thế
giới, hầu như không có một giới hạn nào về các loại hình dịch vụ triển khai trong
mạng thông tin di động. Những dịch vụ số liệu tốc độ cao sẽ được triển khai trong
mạng VinaPhone trong giai đoạn 2003-2006 và đến 2010 như: truyền ảnh, truyền
ảnh động (ví dụ như xem phim qua mạng thông tin di động), điện thoại di động
thấy hình (Videofone), thanh toán trực tuyến qua mạng (online banking), truy nhập
Internet để sử dụng các thông tin trong mạng Internet (information service), các
dịch vụ giải trí (games), các dịch vụ định vị (location services), chẩn đoán bệnh từ
xa, đào tạo từ xa qua mạng thông tin di động… sẽ được triển khai rộng rãi trong
mạng VinaPhone.
Hiện nay trong mạng VinaPhone đang bắt đầu khai thác hệ thống GPRS cùng
một số dịch vụ liên quan. Công nghệ GPRS ra đời như một giai đoạn chuyển tiếp từ
thông tin di động thế hệ 2 (GSM) lên thế hệ thứ 3 (3G).
™ Tình hình kỹ thuật và mạng lưới
Một trong những nỗ lực lớn nhằm đẩy mạnh tốc độ phát triển thuê bao những
năm qua của VinaPhone là mở rộng vùng phủ sóng, tạo điều kiện kết nối liên lạc
thuận lợi cho người sử dụng. Chính thức hoạt động từ 26/06/1996, ban đầu
VinaPhone mới chỉ có 56 trạm thu phát sóng ở 18 tỉnh, thành phố. Ngay sau đó một

năm, phạm vi phủ sóng đã được nâng lên 53 tỉnh, thành và đến năm 1998 là 64/64

Trang

TIEU LUAN MOI download :

16


HVTH: Nguyễn Thị Thu Lệ

GVHD :TS Phạm Minh Trí

tỉnh, thành. Không chỉ chú trọng ở địa bàn thành phố, thị xã, mà từ cuối năm 1999,
VinaPhone đã mở rộng vùng phủ sóng đến nhiều biên giới, hải đảo, vùng sâu…
Qua 10 năm xây dựng và phát triển mạng VinaPhone đã có 15 tổng đài, 60
BSC 1930 trạm BTS với tổng dung lượng toàn hệ thống đảm bảo phục vụ cho trên
5 triệu thuê bao. Vùng phủ sóng của VinaPhone đã phủ kín các thành phố, thị xã,
khu vực tập trung dân cư, khu công nghiệp, khu du lịch, các trục lộ giao thông
huyết mạch, cảng biển, cảng hàng không, cửa khẩu biên giới… riêng khu vực 2 có 7
tổng đài, 27 BSC và khoảng gần 1000 trạm BTS mà tập trung chủ yếu ở Tp Hồ Chí
Minh một thị trường béo bở ( Tp Hồ Chí Minh có đến 570 trạm BTS). Đến nay,
VinaPhone có trên 4 triệu thuê bao đang hoạt động và là mạng điện thoại di động
lớn nhất ở Việt Nam. Dự kiến đến cuối năm 2006, VinaPhone sẽ phát triển đạt 5
triệu thuê bao. Hiện nay, VinaPhone chiếm 23% tổng số trên mạng điện thoại ở
Việt Nam và chiếm đến gần 40% tổng số thuê bao di động. VinaPhone đang phấn
đấu đến hết năm 2006 sẽ phủ sóng tất cả các huyện lị ở vùng sâu, vùng xa của
Việt Nam.
Tuy nhiên, khoảng thời gian từ đầu năm 2005 tới nay, cả 2 mạng MobiFone và
VinaPhone thường xuyên gặp sự cố nghẽn mạch do số thuê bao vượt quá giới hạn

cho phépï. Nguyên tắc để một mạng di động hoạt động đạt chất lượng chỉ cho phép
số thuê bao chiếm dưới 65% dung lượng mạng. Trong trường hợp số thuê bao vượt
quá 65% dung lượng chỉ có cách nâng cấp và lắp đặt mới tổng đài mới có thể đáp
ứng được chất lượng cuộc gọi. Hiện số thuê bao của 2 mạng đã đạt tới mức 70-75%
dung lượng, vậy nên việc nghẽn mạch là không thể tránh khỏi.
™ Hệ thống phân phối
Điểm hạn chế của hệ thống phân phối này là các BĐTT chịu trách nhiệm trực
tiếp với khách hàng từ bán hàng, phát triển thuê bao, hòa mạng, thu cước, bán thẻ
cào, quảng cáo, khuyến mãi, quản lý khách hàng… Trong khi GPC là đơn vị quản lý
chính mạng VinaPhone thì chỉ quan hệ với khách hàng thông qua tổng đài giải đáp
18001091. Việc quản lý và kinh doanh phân tán này đã không thể hiện rõ doanh
nghiệp quản lý thật sự của mạng VinaPhone, vì vậy kinh doanh kém hiệu quả.

Trang

TIEU LUAN MOI download :

17


HVTH: Nguyễn Thị Thu Lệ

GVHD :TS Phạm Minh Trí

Tổng công ty bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT)

Công ty GPC

64 Bưu điện
tỉnh thành


Phát triển mạng
lưới

Hỗ trợ
hàng

khách

Cung cấp Sim, thẻ cào
Hệ thống cửa hàng

Hệ thống đại lý

Khách hàng

Sơ đồ 2.3 : Hệ Thống Bán Hàng Của Vinaphone

3.4. Qui trình cung cấp sim và thẻ điện thoại giữa GPC – bưu điện tỉnh
- đại lý:
- Qui trình cung cấp Sim và thẻ điện thoại giữa GPC và BĐTT hoàn toàn dựa
trên nhu cầu tiêu thụ và đăng ký bằng văn bản thực tế của BĐTT. Công ty GPC
nhận được nhu cầu đặt hàng, xem xét lượng hàng tồn thực tế tại kho và cân đối với
các nhu cầu thực tế tại các BĐTT khác làm cơ sở cấp hàng cho BĐTT khi thấy cần.
Công ty GPC không cấp hàng trực tiếp cho đại lý.
- Qui trình cung cấp Sim và thẻ điện thoại giữa BĐTT và đại lý hoàn toàn dựa
vào nhu cầu bán hàng thực tế của đại lý. Khi bán Sim, thẻ điện thoại cho đại lý,
BĐTT thu tiền ngay và thanh toán hoa hồng đại lý theo qui định hiện hành.

3.5. Chế độ hoa hồng đại lý và khuyến mại hiện hành

- Chế độ hoa hồng đại lý theo QĐ số 533/QĐ/DV-GCTT ban hành tỉ lệ hoa
hồng cho các đại lý bán Sim, thẻ điện thoại di động trả trước của Tổng công ty Bưu
chính Viễn thông Việt Nam ký ngày 06/02/2005 (Xem phụ lục 7).

Trang

TIEU LUAN MOI download :

18


HVTH: Nguyễn Thị Thu Lệ

GVHD :TS Phạm Minh Trí

- Ngoài ra còn có thể có thêm hoa hồng của BĐTT cho các đại lý để khuyến
khích tiêu thụ tại từng địa phương nhưng không quá 5%.
™ Về giá cả:
- Sản phẩm của VinaPhone là cung cấp các dịch vụ thông tin di động cho khách
hàng, cho nên giá cả của các dịch vụ chính là phí hòa mạng, cước thuê bao, cước
thông tin, cước các dịch vụ giá trị gia tăng… Hiện nay toàn bộ các mức giá về điện
thoại di động là do Bộ Bưu chính viễn thông qui định. Các doanh nghiệp cung cấp
dịch vụ điện thoại di động không được qui định các mức giá này.
- Trong năm 2005 đã thực hiện giảm giá và thay đổi hình thức tính cước từ
hình thức 30”+30”, liên vùng sang 30”+6” nội vùng.
- Đến ngày 1/6/2006 GPC đã thay đổi cách tính cước mới theo phươngthức 6” +
1” Đạt chỉ tiêu xây dựng mức cước cạnh tranh và được khách hàng chấp nhận và đi
theo đúng lộ trình giảm cước do VNPT đề ra (xem phụ lục 8).
™ Về quảng cáo, khuyến mãi
- Công ty GPC đã thực hiện đa dạng các loại hình quảng cáo: quảng cáo trên

các phương tiện thông tin đại chúng, đài phát thanh và truyền hình, quảng cáo trên
các quà lưu niệm, tờ rơi, đặt các biển quảng cáo lớn tại các trung tâm thành phố,
các trục lộ giao lộ chính, các sân bay, bến cảng, các giải thi đấu thể thao lớn, các
hội diễn văn nghệ, các Trung tâm Bưu điện, các khu đông dân cư… Điểm thuận lợi
lớn nhất của VinaPhone là ngay từ đầu đã tạo được ấn tượng, thiện cảm trong
nhiều tầng lớp khách hàng về một sản phẩm dịch vụ có chất lượng và mang tính
thuần túy của doanh nghiệp nhà nước Việt Nam. Nhờ yếu tố này mà thị phần của
VinaPhone tăng lên nhanh chóng, đi vào hoạt động sau MobiFone 3 năm nhưng
đến năm 2002 VinaPhone đã vượt lên và hiện nay chiếm lónh gần 40% thị phần
khách hàng sử dụng dịch vụ thông tin di động tại Việt Nam.
- Công ty đã tổ chức liên tục đợt khuyến mãi trong năm nhân dịp các ngày lễ
lớn của dân tộc, ngày thành lập ngành, thành lập Công ty… Một số đợt khuyến mãi
đạt hiệu quả cao, trong thời gian khuyến mãi, tốc độ phát triển thuê bao tăng gấp
nhiều lần so với thời gian không có khuyến mãi. Tuy nhiên công tác quảng cáo,
khuyến mãi trong thời gian qua còn đơn điệu và thiếu tính sáng tạo, độc đáo, chưa
thể hiện tính chuyên nghiệp cao. (xem phụ lục 10)
- Trong năm 2005, Trung tâm GPC 2 đã phối hợp Công ty GPC và các BĐTT
thực hiện chương trình quảng cáo, khuyến mãi trên cơ sở chi phí quảng cáo - tiếp
thị cho năm 2005 là 6.450 tỷ đồng.

4. GIỚI THIỆU VỀ CÁC ĐỐI THỦ CẠNH TRANH CỦA
GPC
Quyết định xoá bỏ độc quyền, mở cửa thị trường Viễn thông từ năm 1995 đã
tạo ra một sân chơi bình đẳng hơn với sự góp mặt của nhiều nhà cung cấp dịch vụ
di động và sự ra đời của các doanh nghiệp mơi. Các doanh nghiệp mới kinh doanh
Trang

TIEU LUAN MOI download :

19



HVTH: Nguyễn Thị Thu Lệ

GVHD :TS Phạm Minh Trí

trên lónh vực thông tin di động liên tiếp được thành lập và tham gia vào thị trường
như Sàigòn Postel, Vietel, công ty viễn thông điện lực EVN, Hà Nội Telecom...
Theo hiệp định thương mại Việt Mỹ, thị trường Viễn Thông Việt Nam sẽ phải mở
cửa cho các nhà đầu tư nước ngoài theo một lộ trình đã xác định. Thị trường viễn
thông nói chung và thị trường dịch vụ thông tin di động nói riêng ngày càng được tự
do hoá và mở cửa, tính cạnh tranh ngày càng quyết liệt đòi hỏi các doanh nghiệp
kinh doanh dịch vụ viễn thông phải tự nâng cao sức cạnh tranh để tồn tại và phát
triển
VMS

GPC

EVN Telecom

VIETTEL

CITYPHONE

HANOI TELECOM

S - FONE

Sơ đồ 2.4: Các đối thủ cạnh tranh với VinaPhone
Đối thủ cạnh tranh trực tiếp

Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn, nội bộ.

4.1. Công ty VMS - Dịch vụ điện thoại di động MobiFone
MobiFone là mạng điện thoại di động lớn thứ 2 sau VinaPhone, do công ty
thông tin di động VMS quản lý. VMS là công ty liên doanh giữa VNPT và tập đoàn
Comvik International AB (Thụy Điển) với vốn đầu tư 350 triệu USD. Được thành
lập từ năm 1994, VMS được xem là nhà khai thác dịch vụ thông tin di động kinh
nghiệm nhất tại Việt Nam.
™ Vài nét về VMS-MobiFone
- Sử dụng công nghệ GSM;
- Phủ sóng 64/64 tỉnh thành;
- Có khoảng 1560 trạm thu phát trên toàn quốc. Cùng với VinaPhone,
MobiFone đã triển khai dịch vụ chuyển vùng trong nước, cho phép thuê bao của
mạng MobiFone và VinaPhone có thể sử dụng chung vùng phủ sóng tại những nơi
một trong hai mạng không có sóng. Bên cạnh đó, Công ty VMS đã ký thoả thuận
chuyển vùng quốc tế với các mạng thông tin di động với 54 quốc gia trên thế giới,
góp phần mở rộng vùng phủ sóng của MobiFone ra ngoài nước; thực hiện Roaming
trên 54 nước. Khả năng tài chính tốt, MobiFone liên tục đầu tư lớn cho vùng phủ
sóng của mình với chi phí trung bình hàng năm là 20 trieäu USD.

Trang

TIEU LUAN MOI download :

20


HVTH: Nguyễn Thị Thu Lệ

GVHD :TS Phạm Minh Trí


MobiFone đang có hơn ba triệu thuê bao trên toàn mạng, chủ yếu tập trung tại
khu vực 2, đứng đầu thị phần tại TP.HCM (gần 65%). Các sản phẩm dịch vụ
MobiFone tương tự VinaPhone nhưng chính sách kinh doanh về Marketing, chăm
sóc khách hàng, xây dựng thương hiệu có đầu tư và hiệu quả hơn VinaPhone rất
nhiều.
Hoạt động chiêu thị của MobiFone được đầu tư và đẩy mạnh tối đa, liên tục
đưa ra nhiều đợt khuyến mãi dày và hấp dẫn. Bên cạnh đó là các hình thức quảng
cáo trên tivi, báo đài với tần suất lớn.
Công ty VMS đã được UKAS và BVQ1 cấp chứng chỉ hệ thống quản lý chất
lượng ISO-9001-2000, trở thành đơn vị đầu tiên ở Việt Nam cung cấp dịch vụ viễn
thông nói chung và dịch vụ thông tin di động nói riêng áp dụng ISO.
VMS đã nhanh tay đầu tư 300.000 USD cho mô hình cửa hàng không chuyên
với hệ thống 45.000 dạng cửa hàng không chuyên (cửa hàng tạp hoá, quầy thuốc,
quán cà phê…).
Tuy nhiên, việc đầu tư của MobiFone mang tính kinh doanh rõ rệt khi tập trung
tối đa các trạm phát ở các thành phố lớn, những khu vực có mật độ dân cư cao và
có khả năng sinh lợi cao;
- Ngoài ra đến hết 2005, tổng vốn đầu tư cho mạng MobiFone sẽ đạt đến 242.8
triệu USD, trong đó tập trung cho công nghệ GSM thế hệ thứ 3 (3G);
™ Về sản phẩm dịch vụ:
Ngoài các dịch vụ chủ đạo như MobiFone, MobiCard VMS đặc biệt rất nhanh
nhạy bén với các dịch vụ mới thu hút khách hàng
Tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh, chất lượng mạng MobiFone được đánh
giá là tốt, sóng mạnh, ít nghẽn mạch và được ưa chuộng hơn mạng VinaPhone.
™ Về hệ thống phân phối:
MobiFone có hệ thống phân phối toàn quốc từ cấp cửa hàng chính đến các đại
lý cấp 1, 2, 3. Mạng lưới của MobiFone có khả năng thỏa mãn gần như tối đa sự
tiện lợi cho khách hàng trong giao dịch. Công tác bán hàng của MobiFone được
triển khai trên 4 kênh chính với 80 cửa hàng và gần 400 đại lý trên toàn quốc, có

đội ngũ bán hàng trực tiếp, phục vụ tận nơi. Nhờ đó, thương hiệu MobiFone đã tạo
được sự quen thuộc và trở nên thân thiết với khách hàng.
™ Về hoạt động chiêu thị
- Hoạt động chiêu thị của MobiFone được đầu tư và đẩy mạnh tối đa, liên tục
đưa ra nhiều đợt khuyến mãi rầm rộ, giá trị giải thưởng lớn như trúng thưởng với xe
ô tô, thẻ cào MobiCard, tặng tiền vào tài khoản khách hàng, tặng quà… Bên cạnh
đó là các hình thức quảng cáo trên tivi, báo đài với tần suất lớn.
- Hoạt động CSKH của MobiFone tỏ ra rất chuyên nghiệp và hiệu quả hơn so
với VinaPhone.

Trang

TIEU LUAN MOI download :

21


HVTH: Nguyễn Thị Thu Lệ

GVHD :TS Phạm Minh Trí

Nhận xét:Là mạng liên doanh với nước ngoài nên công ty VMS có thể chủ
động về vốn. Do đó, VMS rất mạnh dạn trong việc đầu tư đổi mới công nghệ, phát
triển các dịch vụ mới. Với phương châm “đi tắt đón đầu”, phương châm kinh doanh
hiện đại nên đến nay, dù xuất hiện thêm các mạng điện thoại di động mới là
VinaPhone, S-Fone, Cityphone, Viettel… MobiFone vẫn tỏ ra vững vàng và tiếp tục
tăng trưởng.

4.2. Công ty cổ phần Bưu chính Viễn thông Sài Gòn – SaigonPostel với
dịch vụ điện thoại di động S-Fone.

Việc Công ty cổ phần Bưu chính Viễn thông Sài Gòn (Saigon Postel) cùng đối
tác là SLD chính thức được cấp phép triển khai mạng điện thoại di động Sfone từ
ngày 1/7/2003 được đánh giá là một sự kiện có tính “cách mạng” vì lần đầu tiên
dịch vụ điện thoại di động đã không còn là độc quyền kinh doanh của VNPT. Điều
này phản ánh chủ trương của chính phủ là xóa bỏ độc quyền kinh doanh viễn thông
và giảm cước viễn thông ở Việt Nam ngang bằng mức cước trung bình của khu vực.
Dự án BCC trị giá 230 triệu.
Những ưu điểm nổi bật của S-Fone:
- Chất lượng cuộc gọi tốt hơn khi gọi giữa các máy S-Fone;
- Truy cập WAP nhanh;
- Dịch vụ hấp dẫn khách hàng có nhiều gói dịch vụ khác nhau, dịch vụ
ColorRing…
- Chăm sóc đại lý tốt: tập huấn cho các đại lý, tờ rơi, băng rôn, biển, tủ đầy đủ;
- Chính sách quảng cáo bài bản, thu hút khách hàng và bước đầu đã gây dựng
được thương hiệu.
Những hạn chế của S-Fone:
- Vùng phủ sóng kém: Tuy đã phủ sóng hết 64/64 tỉnh, thành phố nhưng chủ
yếu lại tập trung tại nơi trung tâm nên vùng phủ sóng không rộng khắp.
- Không có dịch vụ chuyển vùng trong nước, dịch vụ chuyển vùng quốc tế sử
dụng phức tạp, phạm vi hạn chế tại một số nước có mạng CDMA
- Mạng lưới bán lẻ chưa nhiều, chỉ tập trung vào các đại lý chính thức của SFone cho nên chưa tiếp cận được trực tiếp khách hàng
- Máy đầu cuối bị hạn chế, chỉ có 7 mẫu do 3 hãng sản xuất điện thoại di động
của Hàn Quốc cung cấp. Mới đây có thêm hãng Motorola có sản xuất máy dùng
cho S-Phone.Trong khi máy của hệ GSM có trên 60 model, chưa kể thị trường máy
second hand tồn tại song song.
- Đội ngũ bán hàng chưa chuyên nghiệp, chưa hiểu hết các dịch vụ, chưa thành
thạo sử dụng các tính năng máy đầu cuối CDMA;
- Phần mềm của máy CDMA chưa thông dụng với người tiêu dùng, nhất là
những người đã có kinh nghiệm sử dụng máy GSM;
Trang


TIEU LUAN MOI download :

22


HVTH: Nguyễn Thị Thu Lệ

GVHD :TS Phạm Minh Trí

- Thủ tục hòa mạng còn rườm rà qua nhiều khâu: đại lý không trực tiếp hòa
mạng cho khách hàng. Sau khi đại lý điền thông tin khách hàng, fax về trung tâm
CDMA để kiểm tra thông tin… phản hồi kích hoạt động vào mạng chưa kể có trục
trặc do nhân viên bán hàng chưa thành thạo các loại máy.
™ Đặc điểm mạng:
- Là mạng điện thoại di động thế hệ mới, sử dụng công nghệ CDMA 2000 – là
công nghệ mới nhất hiện nay phổ biến ở hơn 50 quốc gia trên thế giới như Anh,
Mỹ, Úùc, Hàn Quốc, Singapore và lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam;
- Công nghệ truy nhập phân chia theo mã CDMA là công nghệ trải phổ cho
phép nhiều tần số được sử dụng đồng thời; mã hóa từng gói tín hiệu số bằng một
mã duy nhất và gửi đi nên có tính bảo mật cao;
- Đầu tư ban đầu cho công nghệ CDMA rất tốn kém;
- Có chất lượng thoại ngang bằng với hệ thống điện thoại hữu tuyến;
- Nhờ hệ thống kích hoạt thoại, hiệu suất tái sử dụng tần số trải phổ cao và
điều khiển năng lượng, hệ thống cho phép quản lý số lượng thuê bao cao gấp 5 đến
20 lần so với công nghệ GSM;
- Ở vùng chuyển giao, thuê bao có thể liên lạc với 2 hoặc 3 trạm thu phát cùng
một lúc, do đó cuộc gọi không bị ngắt quãng, hạn chế tỷ lệ rớt cuộc gọi, độ tin cậy
của mạng đạt 99%;
- Ít hao pin do khả năng tự điều chỉnh mức phát sóng;

- Với tốc độ truyền nhanh hơn các công nghệ hiện có, nhà cung cấp dịch vụ có
thể triển khai nhiều tùy chọn dịch vụ như thoại, thoại và dữ liệu, fax, Internet,
truyền tải hình ảnh…;
™ Về sản phẩm dịch vụ:
- Tình trạng nghẽn mạch sẽ ít xảy ra vì công nghệ CDMA cho phép nhiều thuê
bao sử dụng đường truyền trên cùng một tần số.
- Được đầu tư lớn cả về công nghệ lẫn kinh doanh tiếp thị do có thế mạnh về
vốn của một mạng điện thoại di động liên doanh với nước ngoài;
- S-Fone đưa ra rất nhiều gói sản phẩm với nhiều mức giá khác nhau, các tên
gọi rất sinh động tạo sự thân thiện với người sử dụng như Happy, Economy, Daily...
Một số dịch vụ mang tính định vị đối tượng sử dụng cao như VIP, Standard… tạo
phong cách riêng cho người sử dụng.
- Nhờ những chiến dịch quảng cáo rầm rộ và liên tục, thương hiệu của S-Fone
đã trở nên rất nổi tiếng sau vài tháng xuất hiện. Nhất là từ khi ra dịch vụ S-Fone
Forever thì S-Fone đã phát triển thêm được nhiều thuê bao và được nhiều khách
hàng biết đến hơn.
™ Về phân phối:

Trang

TIEU LUAN MOI download :

23


HVTH: Nguyễn Thị Thu Lệ

GVHD :TS Phạm Minh Trí

Hiện S-Fone có hơn 100 đại lý trên toàn quốc được trang bị và đào tạo bài bản

chuyên nghiệp. Bên cạnh đó là đội ngũ bán hàng trực tiếp phục vụ theo yêu cầu
khách hàng.
™ Về chiêu thị:
Chiến dịch quảng bá thương hiệu của S-Fone đã được thực hiện rất quy mô và
hiệu quả. S-Fone được quảng cáo trên tivi khá ấn tượng, đánh vào tâm lý người
xem: với chất lượng mạng S-Fone, giọng nói trở nên trung thực hơn, gần gũi và
thân thiện hơn. Hình ảnh quảng cáo trẻ trung vui nhộn, những thể hiện phong phú
đa dạng làm cho mẫu quảng cáo không nhàm chán. Đặc biệt là câu định vị dịch vụ
của S-Fone ngắn gọn nhưng rất dễ nhớ “S-Fone –nghe là thấy” đã tạo được ấn
tượng trong lòng người xem. Ngoài ra, S-Fone còn có các hoạt động ngoài trời vui
nhộn. Đặc biệt, tần suất quảng cáo trên tivi, báo đài rất lớn.

4.3. Bưu điện Thành phố Hồ Chí Minh với Trung tâm điện thoại vô
tuyến nội thị CITYPHONE
- Ngày 27/2/2003 dịch vụ CityPhone chính thức được khai trương.
- Máy điện thoại di động sử dụng dịch vụ CityPhone không sử dụng Simcard,
bưu điện thực hiện lập trình trực tiếp trên máy cho phép hòa mạng sử dụng. Do đó
khách hàng sử dụng dịch vụ này hiện phải mua máy của bưu điện. Tốc độ di động
trong vùng phủ sóng hiện nay khoảng 40 Km/h.
- Tại thành phố Hồ Chí Minh, CityPhone đã phủ sóng được 12 quận (với tổng
số trạm là 1.200 trạm. Mật độ phủ sóng bình quân là 10,4 trạm/km2.
™ Ưu điểm:
Khi mới ra đời CityPhone có ưu thế nổi trội về cước so với các mạng di động
cụ thể: CityPhone có ưu thế nổi trội về cước gọi nội hạt (CityPhone gọi cho điện
thoại cố định, CityPhone gọi CityPhone) với giá cước chỉ 400 đ/phút, tức bằng 1/4
so với thuê bao mạng VinaPhone, MobiFone trả sau; bằng 1/7 so với thuê bao
mạng VinaPhone, MobiFone trả trước. Nhưng khi Vinaphone tính cước theo phương
thức 6”+1” thì giá cước không chênh lệch nhiều nữa (xem phụ lục 9)
™ Khuyết điểm
- Công suất phát cực nhỏ đã kéo theo một nhược điểm là bán kính phủ sóng

ngắn: 200m-300m trong khi hệ GSM là 2-4 km. Do đó phải lắp đặt rất nhiều trạm
để làm dày sóng. Mạng GSM chỉ cần vài trăm trạm là phủ sóng toàn quốc với chất
lượng rất tốt, thì với iPAS là cả gần 2000 trạm mà chỉ trong khu vực một thành phố;
- Hệ thống điện thoại vô tuyến nội thị trong khu vực phủ sóng cũng tồn tại vấn
đề khu vực lõm sóng bởi vì môi trường khá phức tạp, tín hiệu bị các toà nhà chắn,
công suất phát của các trạm CS nhỏ.
- Do chỉ sử dụng được trong khu vực thành phố mà giá cước không còn là yếu
tố cạnh tranh như hai năm trước đây nên thuê bao ngày càng giảm sút.

Trang

TIEU LUAN MOI download :

24


×