Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

(LUẬN văn THẠC sĩ) huy động vốn đầu tư để phát triển ngành rau quả của tỉnh lâm đồng đến năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (755.44 KB, 75 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
______________

LÊ VŨ PHƯƠNG THẢO

HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ ĐỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH
RAU QUẢ CỦA TỈNH LÂM ĐỒNG ĐẾN NĂM 2020

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP.Hồ Chí Minh – Năm 2008

TIEU LUAN MOI download :


2
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
______________

LÊ VŨ PHƯƠNG THẢO

HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ ĐỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH
RAU QUẢ CỦA TỈNH LÂM ĐỒNG ĐẾN NĂM 2020

Chuyên ngành: Kinh tế tài chính – Ngân hàng
Mã số: 60.31.12

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ


Người hướng dẫn khoa học:TS. PHAN THỊ NHI HIẾU

TP.Hồ Chí Minh – Năm 2008

TIEU LUAN MOI download :


3

LỜI CAM ĐOAN
Dưới sự hướng dẫn hướng dẫn của giảng viên TS. Phan Thị Nhi Hiếu, tôi xin cam
đoan đề tài được viết ra bởi riêng tôi, không sao chép của người khác, số liệu sử dụng
trong đề tài là số liệu được thu thập bởi riêng tơi và hồn toàn trung thực với thực tế phát
sinh.
TP.HCM, ngày 30 tháng 12 năm 2008
Người cam đoan

Lê Vũ Phương Thảo

TIEU LUAN MOI download :


4

MỤC LỤC
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các bảng biểu
Mở đầu.............................................................................................................. 1
Chương 1: Tổng quan về đầu tư và các nguồn vốn đầu tư

1.1. Khái niệm cơ bản .................................................................................3
1.1.1 Khái niệm đầu tư........................................................................3
1.1.2 Đầu tư .......................................................................................3
1.2. Các nguồn huy động vốn đầu tư ...........................................................4
1.2.1 Nguồn vốn đầu tư trong nước ....................................................4
1.2.2 Nguồn vốn đầu tư nước ngoài ...................................................5
1.2.3 Huy động qua thị trường vốn......................................................7
1.3. Các công cụ huy động vốn đầu tư.........................................................8
1.3.1 Các cơng cụ thuộc chính sách tài chính – tiền tệ.........................8
1.3.2 Thị trường tài chính và các cơng cụ trên thị trường tài chính ....10
1.4 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn đầu tư và những nhân tố ảnh hưởng
đến hiệu quả sử dụng vốn đầu tư.........................................................11
1.5. Lý thuyết về xác định nhu cầu vốn đầu tư ..........................................12
1.6 Kinh nghiệm huy động vốn để phát triển thị trường rau quả của các nước trong
khu vực ..............................................................................................15
1.6.1 Đài Loan ..................................................................................15
1.6.2 Malaysia...................................................................................16
1.6.3 Thái Lan...................................................................................17

TIEU LUAN MOI download :


5
Chương 2: Thực trạng thu hút đầu tư phát triển ngành rau quả tỉnh Lâm Đồng
2.1. Đặc điểm tổng quan về ngành rau quả tỉnh Lâm Đồng .......................20
2.1.1 Xu hướng ................................................................................20
2.1.2 Đặc điểm .................................................................................21
2.2. Thực trạng đầu tư cho ngành rau quả tỉnh Lâm Đồng.........................24
2.2.1. Tình hình tiêu thụ rau quả ........................................................24
2.2.2. Tình hình xuất khẩu rau quả.....................................................25

2.2.3. Quy hoạch phát triển rau quả....................................................27
2.3. Đánh giá thực trạng thu hút đầu tư trong ngành rau quả .....................30
2.3.1. Tình hình huy động vốn ...........................................................30
2.3.2. Hiệu quả sản xuất phát triển rau quả.........................................37
2.3.3 Tình hình thực hiện triển khai quy hoạch vùng sản xuất rau quả chất
lượng cao ................................................................................40
2.3.4 Các chỉ tiêu ...............................................................................41
2.4. Đánh giá chung ..................................................................................48
Chương 3: Giải pháp huy động vốn đầu tư phát triển ngành rau quả tỉnh Lâm Đồng
3.1. Định hướng của tỉnh Lâm Đồng cho ngành rau quả đến năm 2020.....51
3.2. Giải pháp thu hút vốn đầu tư để phát triển ngành rau quả tỉnh Lâm Đồng
.................................................................................................................54
3.2.1. Nhóm giải pháp vĩ mơ..............................................................54
3.2.2. Nhóm giải pháp phát triển ngành..............................................56
3.2.3. Nhóm giải pháp hỗ trợ .............................................................64
Kết luận ...................................................................................................66
Tài liệu tham khảo ..................................................................................68

TIEU LUAN MOI download :


6

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
 Bảng 2.1. Diện tích – Sản lượng rau của tỉnh Lâm Đồng

 Baûng 2.2. Thị trường xuất khẩu rau
 Baûng 2.3. Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 trong phạm vi đất đai vùng dự án
rau - hoa - dâu tây
 Baûng 2.4. Dự kiến bố trí sử dụng đất rau - hoa - dâu tây đến năm 2010


 Bảng 2.5. Các khoản chi cân đối ngân sách địa phương giai đoạn 2004 – 2007
 Bảng 2.6. Nguồn vốn của các tổ chức tín dụng

 Bảng 2.7. Tình hình huy động vốn qua tín dụng ngân hàng 2004 – 2007
 Bảng 2.8. Tổng số dư nợ tín dụng
 Bảng 2.9. Vốn đầu tư phát triển của các doanh nghiệp sản xuất và chế biến rau
quả
 Baûng 2.10. Kết quả sản xuất rau quả vùng chuyên canh tỉnh Lâm Đồng
 Baûng 2.11. So sánh giá trị sản xuất giữa chính vụ và trái vụ trong sản xuất rau
 Baûng 2.12. Giá trị sản xuất ngành rau quả tỉnh Lâm Đồng năm 2005
 Baûng 2.13. Giá trị sản xuất ngành rau quả tỉnh Lâm Đồng năm 2006
 Baûng 2.14. Giá trị sản xuất ngành rau quả tỉnh Lâm Đồng năm 2007
 Bảng 2.15. Kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất và chế biến rau quả
 Baûng 3.1. Dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2009-2020
 Bảng 3.2. Bảng dự báo nhu cầu cuối cùng của ngành rau quả Lâm Đồng đến năm
2020
 Bảng 3.3. Bảng dự báo giá trị sản xuất của ngành rau quả Lâm Đồng đến năm
2020

 Bảng 3.4. Dự báo GDP ngành rau quả từng giai đoạn tương ứng với mỗi phương
án phát triển của tỉnh Lâm Đồng đến 2020

 Bảng 3.5. Dự báo tổng nhu cầu vốn cho ngành rau quả từng giai đoạn tương ứng
với mỗi phương án phát triển của tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020

 Bảng 3.6. Tỉ lệ khấu hao so với giá trị tăng thêm và khấu hao trung bình của ngành
rau quả theo giai đoạn

TIEU LUAN MOI download :



7

 Baûng 3.7. Dự báo tổng nhu cầu đầu tư bình quân/năm cho ngành rau quả từng giai
đoạn ứng với mỗi phương án phát triển của tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020

TIEU LUAN MOI download :


1

MỞ ĐẦU
 Lý do chọn đề tài:
Nghề trồng rau quả tại Lâm Đồng được hình thành khá sớm và đến nay đã phát triển
mạnh cả về quy mô canh tác lẫn sản lượng. Trong những năm gần đây, việc ứng dụng
cơng nghệ cao trong sản xuất đã góp phần phát triển nhiều giống rau quả với chất lượng
sản phẩm ngày càng được nâng cao, đáp ứng ngày càng tốt hơn cho nhu cầu thị trường.
Hiện nay, rau Lâm Đồng không chỉ cung cấp cho thị trường trong nước mà còn xuất khẩu
ra các thị trường khu vực và châu Âu.
Tuy nhiên, bên cạnh đó ngành sản xuất rau ở Đà Lạt cịn có những hạn chế như:
Chưa có quy trình công nghệ sản xuất cây giống được xác lập để có thể áp dụng thống
nhất cho từng chủng loại rau; việc quản lý cây giống chưa đảm bảo yêu cầu sản xuất rau
quy mơ lớn. Ngồi ra, chưa gắn kết được sản xuất với khoa học và công nghệ cũng như
việc khai thác thị trường cịn yếu. Cơng nghệ xử lý, bảo quản hầu như chưa được quan
tâm, dẫn đến chất lượng rau khó đáp ứng được sự địi hỏi ngày càng cao của thị trường
trong và ngoài nước.
Trước xu thế hội nhập kinh tế thế giới, việc phát triển ngành rau quả ở Lâm Đồng
với quy mô công nghệ cao là một yêu cầu cần thiết nhằm phát huy tiềm năng của tỉnh.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của việc phát triển ngành rau quả tỉnh Lâm Đồng với

việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, tôi quyết định chọn đề tài “Huy động vốn
đầu tư để phát triển ngành rau quả tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020” làm luận văn Thạc
sĩ.
 Mục đích:
Mục đích của đề tài là ứng dụng lý luận về vốn và các kênh huy động vốn đầu tư
nhằm đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn cho việc phát triển ngành rau
quả; đồng thời cũng góp phần tổ chức lại sản xuất, thay thế dần tập quán sản xuất truyền
thống, từng bước hình thành vùng sản xuất rau quả theo hướng công nghệ cao, áp dụng
tiến bộ khoa học, kỹ thuật trong tất cả các khâu từ sản xuất đến kinh doanh. Từ đó nâng
cao chất lượng, mở rộng và tạo lập thị trường tiêu thụ rau quả tỉnh Lâm Đồng theo hướng
ổn định và ngày càng phát triển.

TIEU LUAN MOI download :


2
 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Để đạt được những mục tiêu trên, đề tài được thực hiện dựa trên việc sử dụng các
thông tin từ các văn bản của Nhà nước và của tỉnh Lâm Đồng, các số liệu thống kê của
tỉnh, của các doanh nghiệp và các số liệu được công bố trên Internet.
Để nêu bật được nội dung cuả đề tài, trong giới hạn về khả năng và kiến thức, tôi
chỉ tập trung vào việc phân tích các nguồn huy động vốn để phát triển ngành rau quả và
đề xuất các giải pháp huy động vốn có hiệu quả cho việc sản xuất và chế biến rau quả của
tỉnh Lâm Đồng.
 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:
Việc nghiên cứu đề tài là phù hợp với định hướng phát triển ngành sản xuất rau quả
và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Lâm Đồng. Đề tài sẽ đưa ra các giải
pháp huy động vốn đầu tư hợp lý, hoạch định khả năng ứng dụng kỹ thuật và công nghệ
mới vào sản xuất, đa dạng các loại sản phẩm rau quả với chất lượng cao; đào tạo nguồn
nhân lực để tiếp cận với công nghệ sản xuất tiên tiến, nâng cao năng lực tổ chức quản lý

sản xuất, kinh doanh.
Với chiến lược đầu tư đúng đắn sẽ làm cho năng suất và chất lượng rau quả đồng
đều, nâng cao hiệu quả kinh tế ngành rau quả của Lâm Đồng, góp phần nâng cao thu
nhập của người nông dân. Không những thế, một khi ngành sản xuất rau quả phát triển sẽ
kéo theo là sự phát triển của ngành du lịch và các dịch vụ khác của địa phương.

TIEU LUAN MOI download :


3

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƯ VÀ CÁC NGUỒN VỐN
ĐẦU TƯ
1.1. KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1.1.1 Khái niệm đầu tư
Đầu tư là việc bỏ vốn ra để kinh doanh mang tính chất dài hạn với mục tiêu cuối
cùng là hiệu quả kinh tế. hay nói cách khác: Đầu tư là sự hy sinh giá trị chắc chắn ở thời
điểm hiện tại để đổi lấy khả năng không chắc chắn giá trị trong tương lai.
1.1.2 Đầu tư
Tiền đề để doanh nghiệp hoạt động kinh doanh sản xuất là cần phải có một số vốn
tiền tệ nhất định. Với số vốn này doanh nghiệp tiến hành mua sắm các tài sản cố định hữu
hình và vơ hình, cơng cụ lao động, vật tư hàng hóa, trả lương cơng nhân và vốn lưu động
thường xuyên cần thiết khác,… nhằm phục vụ lâu dài cho hoạt động kinh doanh sản xuất
của doanh nghiệp. Ngoài ra, trong q trình hoạt động có thể doanh nghiệp bổ sung thêm
vốn để mở rộng kinh doanh sản xuất hoặc đầu tư mua thêm cổ phiếu của các đơn vị
khác… với mong muốn đạt được hiệu quả kinh tế cao trong tương lai. Đó là q trình đầu
tư của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, việc chi dùng thường xuyên vốn tiền tệ địi hỏi phải có các khoản thu bù
đắp tạo nên quá trình luân chuyển vốn. Như vậy, trong quá trình sản xuất kinh doanh,
doanh nghiệp phát sinh nhiều mối quan hệ kinh tế. Song song với những quan hệ kinh tế

thể hiện một cách trực tiếp là các quan hệ kinh tế thơng qua tuần hồn ln chuyển vốn,
gắn với việc hình thành và sử dụng vốn tiền tệ. Các quan hệ kinh tế này thuộc phạm trù
tài chính. Tài chính doanh nghiệp ra đời từ nền kinh tế hàng hóa và trở thành cơng cụ
quản lý kinh doanh sản xuất ở các doanh nghiệp.
Trong hoạt động đầu tư tài chính ln diễn ra hai giai đoạn cơ bản:
-

Giai đoạn bỏ vốn ra đầu tư: Trong giai đoạn này, doanh nghiệp phải bỏ ra một
lượng vốn nhất định để mua sắm nguyên nhiên vật liệu, công cụ lao động, các tài
sản lưu động khác, mua sắm, xây dựng tài sản cố định hoặc mua các cổ phiếu, trái
phiếu của những đơn vị khác… Tồn bộ số vốn này chính là vốn đầu tư. Vốn đầu
tư có thể bỏ ra một lần hay nhiều lần trong một thời gian dài. Thơng thường, trong
giai đoạn này, doanh nghiệp chỉ có bỏ vốn ra chứ chưa có thu.

TIEU LUAN MOI download :


4
-

Giai đoạn thu hồi vốn và có lãi: Vốn và lãi thu hồi chính là thu nhập (cịn gọi là
lưu lượng tiền tệ – với giả định các khoản thu, chi đều bằng tiền) của đầu tư. Như
vậy, thu nhập đầu tư chính là số thu về vốn và lãi ròng. Nếu đầu tư vào sản xuất
kinh doanh, trong giai đoạn này doanh nghiệp sẽ có doanh thu và phát sinh thêm
chi phí.

1.2 CÁC NGUỒN HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ
Trong tổng thu nhập, sau khi trừ đi phần tiêu dùng, cịn lại là phần để bù đắp và tích
lũy. Quỹ bù đắp và quỹ tích lũy chính là nguồn gốc hình thành vốn đầu tư, trong đó quỹ
tích lũy là bộ phận quan trọng nhất.

Quỹ tích lũy được hình thành từ các khoản tiết kiệm. nền kinh tế càng phát triển thì
tỷ lệ tích lũy càng cao. Đối với các nước đang phát triển, do thu nhập còn thấp nên quy
mơ và tỷ lệ tích lũy đều thấp, trong khi nhu cần về vốn đầu tư rất cao. Do đó rất cần đến
nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài. Mặt khác trong xu hướng chu chuyển vốn quốc tế và
toàn cầu hóa kinh tế hiện nay, ngay cả các nước phát triển vẫn cần có sự kết hợp giữa vốn
đầu tư trong nước và ngoài nước để phát triển kinh tế. Như vậy, vốn đầu tư có được của
mỗi nước hình thành từ tiết kiệm trong nước và tiết kiệm của nước ngoài. Tiết kiệm trong
nước bao gồm tiết kiệm của Nhà nước, tiết kiệm của doanh nghiệp và tiết kiệm của dân
cư là nguồn hình thành vốn đầu tư trong nước. Tiết kiệm của nước ngồi hình thành vốn
đầu tư nước ngoài dưới các dạng đầu tư trực tiếp và gián tiếp.
1.2.1 Nguồn vốn đầu tư trong nước
Nguồn vốn trong nước thể hiện sức mạnh nội lực của một quốc gia. Nguồn vốn này
có ưu điểm là ổn định, bền vững, chi phí thấp, giảm thiểu được rủi ro và hậu quả xấu với
nền kinh tế do những tác động từ bên ngồi. Mặc dù ngày nay, các dịng vốn đầu tư nước
ngoài ngày càng trở nên đặc biệt không thể thiếu được đối với các nước đang phát triển,
nhưng nguồn vốn trong nước vẫn giữ vị trí quyết định. Nguồn vốn đầu tư trong nước hình
thành từ tiết kiệm của ngân sách nhà nước, tiết kiệm của các doanh nghiệp và tiết kiệm
của dân cư.
Tiết kiệm của ngân sách nhà nước chính là số chênh lệch dương giữa tổng các
khoản thu mang tính khơng hồn lại (chủ yếu là các khoản thu thuế) với tổng chi tiêu
dùng của ngân sách. Tổng thu ngân sách sau khi chi cho các khoản chi thường xun, cịn
lại hình thành nguồn vốn đầu tư phát triển.

TIEU LUAN MOI download :


5
Như vậy, vốn đầu tư của nhà nước là một phần tiết kiệm của ngân sách để chi cho
đầu tư phát triển. Đối với các nước đang phát triển, do tiết kiệm của nền kinh tế bị hạn
chế bởi yếu tố về thu nhập bình quân đầu người, cho nên để duy trì sự tăng trưởng kinh tế

và mở rộng đầu tư đòi hỏi nhà nước phải gia tăng tiết kiệm ngân sách nhà nước trên cơ sở
kết hợp chính sách thuế và chi tiêu. Đây là nguồn vốn đầu tư quan trọng, ổn định và có
tính định hướng cao đối với các nguồn vốn đầu tư khác.
Tiết kiệm của các doanh nghiệp là số lãi rịng có được từ kết quả kinh doanh. Đây là
nguồn tiết kiệm cơ bản để các doanh nghiệp tạo vốn cho đầu tư phát triển theo chiều rộng
và chiều sâu. Quy mô tiết kiệm của doanh nghiệp phụ thuộc vào các yếu tố trực tiếp như:
hiệu quả kinh doanh, chính sách thuế, sự ổn định kinh tế vĩ mô…
Tiết kiệm của dân cư là phần tiết kiệm của các hộ gia đình và các cá nhân, tổ chức
đoàn thể xã hội. Đây là phần cịn lại của thu nhập sau khi đã đóng thuế và sử dụng cho
mục đích tiêu dùng. Mức độ tiết kiệm của dân cư phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: mức
thu nhập bình qn đầu người, chính sách lãi suất, chính sách thuế và sự ổn định kinh tế
vĩ mơ. Tiết kiệm của dân cư giữ vai trị quan trọng trong hệ thống tài chính, do khả năng
chuyển hóa nhanh chóng thành nguồn vốn cho đầu tư thơng qua các hình thức gởi tiết
kiệm, mua chứng khốn, trực tiếp đầu tư… Tiết kiệm dân cư cũng dễ dàng chuyển thành
nguồn vốn đầu tư của Nhà nước bằng cách mua trái phiếu chính phủ, hoặc chuyển thành
nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp qua việc mua cổ phiếu của các cơng ty phát hành.
Tóm lại, tiết kiệm là một q trình nền kinh tế dành ra một phần thu nhập ở hiện tại
để tạo ra nguồn vốn cung ứng cho đầu tư phát triển, qua đó nâng cao hơn nữa nhu cầu
tiêu dùng trong tương lai. Tuy vậy, đối với những nền kinh tế đang chuyển đổi, bước đầu
thực hiện chính sách cơng nghiệp hóa do nguồn tiết kiệm trong nước thấp không đáp ứng
đủ nhu cầu vốn nên cần phải thu hút vốn nước ngoài để tạo ra cú hích cho sự đầu tư phát
triển nền kinh tế.
1.2.2 Nguồn vốn đầu tư nước ngoài
So với nguồn vốn trong nước, nguồn vốn nước ngồi có ưu thế là mang lại ngoại tệ
cho nền kinh tế. Tuy vậy, nguồn vốn nước ngồi lại ln ẩn chứa những nhân tố tiềm
tàng gây bất lợi cho nền kinh tế, đó là sự lệ thuộc, nguy cơ khủng hoảng nợ, sự tháo chạy
đầu tư, sự gia tăng tiêu dùng và giảm tiết kiệm trong nước… Như vậy, vấn đề huy động
vốn đầu tư nước ngồi đặt ra những thử thách khơng nhỏ trong chính sách huy động vốn
của các nền kinh tế đang chuyển đổi, đó là: một mặt, phải ra sức huy động vốn nước


TIEU LUAN MOI download :


6
ngoài để đáp ứng tối đa nhu cầu vốn cho cơng nghiệp hóa; mặt khác, phải kiểm sốt chặt
chẽ sự động vốn nước ngoài để ngăn chặn khủng hoảng. Để vượt qua những thử thách đó
địi hỏi Nhà nước phải sử dụng tốt các cơng cụ tài chính trong việc ổn định hóa mơi
trường kinh tế vĩ mơ, tạo lập môi trường đầu tư thuận lợi cho sự vận động vốn nước
ngồi, điều chỉnh và lựa chọn các hình thức thu hút vốn sao cho có lợi cho nền kinh tế.
Về bản chất, vốn nước ngồi cũng được hình thành từ tiết kiệm của các chủ thể kinh
tế nước ngoài và được huy động thơng qua các hình thức cơ bản sau:
1.2.2.1 Vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI)
Vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài là nguồn vốn do các nhà đầu tư nước ngoài đưa
vào để thực hiện các dự án sản xuất, kinh doanh, góp vốn vào các cơng ty, xí nghiệp liên
doanh hoặc thành lập các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Vốn đầu tư trực tiếp của
nước ngồi hình thành từ tiết kiệm của tư nhân và các cơng ty của nước ngồi đầu tư vốn
vào một nước khá nhằm khai thác lợi thế so sánh, tận dụng các yếu tố lao động, tài
nguyên của địa phương, tiết kiệm chi phí vận chuyển để tăng lợi nhuận cho việc đầu tư.
Đối với các nước đang phát triển, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài mang ý nghĩa
quan trọng trong việc tạo nên cú hích ban đầu cho sự tăng trưởng; bên cạnh nguồn vốn
ngoại tệ, FDI cịn mang theo cơng nghệ, trình độ quản lý tiên tiến và khả năng tiếp cận thị
trường thế giới. vì vậy, thu hút FDI đang trở thành hình thức huy động vốn phổ biến, tạo
nên sự cạnh tranh gay gắt giữa các nước đang phát triển.
1.2.2.2 Vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài
Vốn đầu tư gián tiếp là những khoản đầu tư thực hiện thông qua các hoạt động cho
vay và viện trợ. Nguồn vốn có thể là của chính phủ các nước, có thể là của các tổ chức
quốc tế được huy động thông qua các hình thức cơ bản sau:
Tài trợ phát triển chính thức (ODA): Đây là nguồn vốn thuộc chương trình hợp tác
phát triển do chính phủ các nước ngồi hỗ trợ trực tiếp hoặc gián tiếp thơng qua các tổ
chức liên chính phủ và các tổ chức phi chính phủ cho một nước tiếp nhận. Nguồn vốn

ODA bao gồm viện trợ không hoàn lại, các khoản cho vay với những điều kiện ưu đãi về
lãi suất, khối lượng vốn vay và thời hạn thanh toán nhằm hỗ trợ cán cân thanh toán, hỗ
trợ các chương trình, dự án…
Nguồn vốn ODA tuy có ưu điểm về chi phí sử dụng, nhưng các nước tiếp nhận viện
trợ thường xuyên đối mặt với những thử thách rất lớn đó là gánh nặng nợ quốc gia trong
tương lai, chấp nhận những điều kiện và ràng buộc khắt khe về thủ tục chuyển giao vốn,

TIEU LUAN MOI download :


7
đơi khi cịn gắn cả những điều kiện về chính trị. Bên cạnh đó, do trình độ của các nước
đang phát triển còn thấp cho nên hiệu quả sử dụng nguồn vốn này không cao, làm cho
nhiều nước nợ nần chồng chất và nền kinh tế không phát triển được. Vì vậy, vấn đề quan
trọng là cần phải nâng cao hiệu qua quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA để đạt được
những muc tiêu phát triển kinh tế đã đề ra.
Viện trợ của các tổ chức phi chính phủ (NGO: Non-Government Organization) là
các khoản viện trợ khơng hồn lại. Trước đây, loại viện trợ này chủ yếu là vật chất, phục
vụ cho mục đích nhân đạo như cung cấp thuốc men cho các trung tâm y tế, chỗ ở và
lương thực cho các nạn nhân thiên tai…Hiện nay, loại viện trợ này lại được thực hiện
nhiều hơn bằng các chương trình phát triển dài hạn, có sự hỗ trợ của các chuyên gia như
những người làm công tác bảo vệ sức khỏe, thiết lập các dự án tín dụng, cung cấp nước
sạch ở nông thôn…
Nguồn vốn đầu tư dán tiếp được sử dụng có hiệu quả sẽ có tác dụng thúc đẩy và
khuyến khích tạo điều kiện thu hút đầu tư trực tiếp. Đối với các nước đang phát triển,
nguồn vốn đầu tư dán tiếp của nước ngoài là nguồn vốn rất quý giá, cần phải tận dụng và
khai thác có hiệu quả, tạo thành địn bẩy kích thích tăng trưởng kinh tế.
1.2.3 Huy động qua thị trường vốn
- Phát hành chứng khoán trên thị trường chứng khoán (TTCK) trong nước. Với sự
chun mơn hóa về mua bán các loại chưng khoán, TTCK đựoc xem như một cơ sở hạ

tầng tài chính để huy động mọi nguồn vốn nhàn rỗi của cơng chúng trong và ngồi nước,
tạo nên nguồn vốn đầu tư trung dài hạn cho nền kinh tế. So với hình thức huy động qua
ngân hàng, TTCK huy động vốn với phạm vi rộng lớn và linh hoạt hơn, có thể đáp ứng
nhanh chóng những nhu cầu khác nhau của người cần vốn, đảm bảo về hiệu quả và thời
gian lựa chọn. Còn đối với các nhà đầu tư trên TTCK, các hình thức bỏ vốn của họ trở
nên linh hoạt, vì vậy, hạn chế tối đa những rủi ro trong đầu tư…Chính những ưu điểm đó
mà ngày nay TTCK trở thành một kênh huy động vốn nước ngồi rất hiệu quả; hơn nữa
nó cịn tạo điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế trong nước hòa nhập nền kinh tế thế giới.
Trong vòng hơn mười năm trở lại đây, đầu tư vốn quốc tế đã khơng cịn tập trung xung
quanh các công cụ truyền thống thông qua hệ thống tài chính trung gian. Thay vào đó,
đầu tư vào TTCK đã chiếm tới 80% chu chuyển vốn trên thị trường tài chính quốc tế.
- Phát hành chứng khốn trên thị trường tài chính quốc tế. Ưu diểm của phương thức
này là huy đông vốn trực tiếp không phải thơng qua các tổ chức tài chính trung gian nên

TIEU LUAN MOI download :


8
chi phí sử dụng vốn thấp hơn các khoản vay tín dụng. Người đi vay có thể là doanh
nghiệp và chính phủ. Tuy vậy, việc tìm kiếm vốn trên thị trường tài chính quốc tế vẫn có
nhiều kho khăn và thử thách, đặc biệt là các tiêu chuẩn tín nhiệm của chứng khoán để
đươc chấp nhận giao dịch tại các thị trường tài chính quốc tế.Vì các mức tiêu chuẩn tín
nhiệm địi hỏi rất cao nên các doanh nghiệp ở các mức thơng thường khó đạt được, do
vậy các loại chứng khốn lưu hành trên thị trường tài chính quốc tế phổ biến là trái phiếu
chính phủ. Ngồi ra, việc huy động vốn nước ngồi cịn được thực hiện thơng qua các
hoạt động thuê tài chính; tín dụng thương mại; tín dụng ngân hàng…
Tóm lại, vốn đầu tư chủ yếu được hai nguồn đó là nguồn vốn trong nước và nguồn
vốn ngồi nước. Trên cơ sở đó, địi hỏi nền kinh tế phải phát triển các cơng cụ tài chính
để tổ chức khai thác và thực hiện huy động vốn, đảm bảo cho nền kinh tế phát triển ổn
định và bền vững.

1.3 CÁC CÔNG CỤ HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ
Huy động vốn đầu tư là quá trình tổ chức khai thác các nguồn lực tài chính đưa vào
phục vụ cho sự đầu tư tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội. Và do vậy, suy cho cùng
đối sách của chính sách huy động vốn là hướng vào nâng cao tỷ lệ tiết kiệm và đầu tư từ
các khu vực kinh tế để gia tăng thêm khối lượng vốn mới cho nền kinh tế. Các công cụ
huy dộng vốn thường được sử dụng là:
1.3.1 Các cơng cụ thuộc chính sách tài chính - tiền tệ
- Thuế: Thuế là cơng cụ để nhà nước huy động, tập trung các nguồn lực tài chính
của xã hội vào ngân sách dưới hình thức cưỡng chế, bắt buộc. Tạo lập nguồn thu cho
ngân sách nhà nước là chức năng cơ bản của thuế. Theo kinh nghiệm phát triển, để có
được nguồn thu từ thuế không những đáp ứng cơ bản các nhu cầu chi tiêu dùng mà mà
còn dành ra một phần thỏa đáng tạo nguồn vốn cho sự đầu tư phát triển, thì đòi hỏi nhà
nước phải thiết lập một hệ thống thuế có hiệu quả, được xây dựng dựa trên các nguyên
tắc cơ bản: Thuế phải thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế của quốc gia, Thuế phải có độ nổi
và tính ổn định, Thuế phải đảm bảo tính trung lập và đơn giản.
- Tín dụng: Tín dụng được xem là chiếc cầu nối giữa các nguồn cung cầu về vốn
tiền tệ trong nền kinh tế. Bằng việc huy động các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi từ các cá
nhân, các tổ chức kinh tế để bổ sung kịp thời cho những doanh nghiệp, cá nhân kể cả
ngân sách đang gặp thiếu hụt về vốn trên ngun tắc có hồn trả, các tổ chức tín dụng
góp phần quan trọng trong việc điều tiết các nguồn vốn tạo điều kiện cho quá trình sản

TIEU LUAN MOI download :


9
xuất kinh doanh khơng bị gián đoạn, đồng thời cịn giúp cho các doanh nghiệp bổ sung
vốn dầu tư để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, đổi mới cơng nghệ, cải tiến quản
lý, từ đó thúc đẩy kinh tế phát triển. Tín dụng bao gồm tín dụng nhà nước và tín dụng
ngân hàng.
Xét trên góc dộ huy động vốn, tín dụng nhà nước là hoạt động đi vay do nhà nước

tiến hành nhằm cân đối ngân sách khi mà nguồn thu thuế và các nguồn khác không đáp
ứng đầy đủ các nhu cầu chi tiêu của ngân sách. Tín dụng nhà nước giúp nhà nước huy
động và tập trung được một nguồn thu lớn tạo điều kiện cho ổn dinh kinh tế vĩ mô, phân
bổ lại nguồn lực tài chính, nâng cao nguồn vốn để tập trung đầu tư của nhà nước.
Tín dụng nhà nước được thực hiện nhằm vay nợ trong nước thông qua các công cụ
như cơng trái, tín phiếu ngắn hạn, trái phiếu dài hạn phát hành trong nước. Bằng việc
phát hành các chứng khoán này, nhà nước cung cấp cho thị trường tài chính một khối
lượng hàng hóa lớn, ít rủi ro làm phong phú thêm sản phẩm để phát triển thị trường.
Tín dụng nhà nước cũng được thực hiện nhằm vay nợ nước ngồi bằng việc vay từ
nguồn viện trợ phát triển chính thức ODA, phát hành trái phiếu của nhà nước trên thị
trường quốc tế. Tín dụng nhà nước là một kênh huy động vốn cần thiết và quan trọng để
bù đắp bội chi ngân sách và tạo nguồn vốn đầu tư. Tuy nhiên, việc vay nợ phải được
kiểm soát một cách chặt chẽ để tránh tình trạng vay quá giới hạn cho phép, dẫn đến áp
lực nặng nề của việc trả nợ, cũng như mất cân đối giữa đầu tư của ngân sách và đầu tư
của khu vực doanh nghiệp và dân cư làm gia tăng lãi suất huy động vốn, gây hạn chế viêc
vay vốn đầu tư.
Tín dụng ngân hàng là công cụ thu hút vốn nhàn rỗi của các doanh nghiệp và dân cư
để cho vay. Các ngân hàng thương mại và các tổ chức trung gian tín dụng bằng việc cho
vay những nguồn tiền đã huy động được đã cung cấp cho nền kinh tế một khoản vốn đầu
tư cần thiết để phát triển. Bên cạnh việc thực hiện nghiệp vụ truyền thống là vay và cho
vay, các ngân hàng còn thực hiện nghiệp vụ đầu tư vốn dưới các hình thức đầu tư trực
tiếp như hùn vốn liên doanh, liên kết, thành lập cơng ty, xí nghiệp bằng vốn tự có của
mình; hoặc đầu tư gián tiếp như sử dụng các nguồn vốn huy động có thời hạn và vốn tự
có để đầu tư vào cổ phiếu, trái phiếu và các chứng từ có giá khác, và hưởng thu nhập qua
chênh lệch giá trên thị trường thứ cấp.
Trong xu hướng tồn cầu hóa kinh tế đang diễn ra ngày càng sâu rộng, quá trình
điều tiết và chu chuyển vốn đã vượt khỏi giới hạn của một quốc gia làm hình thành các

TIEU LUAN MOI download :



10
quan hệ tín dụng quốc tế. Như vậy tín dụng không chỉ là một kênh quan trọng thu hút vốn
đầu tư trong nước mà còn là một nhân tố thúc đẩy huy động vốn đầu tư nước ngoài.
- Các quỹ hỗ trợ tài chính nhà nước: là cơng cụ tài chính năng động để đa dạng hóa
sự huy động các nguồn lực tài chính của xã hội vào nhà nước, qua đó tiến hành hỗ trợ đầu
tư ở một số lĩnh vực hay hoạt động có tính chất ưu tiên cần khuyến khích nhằm góp phần
thúc đẩy sự phát triển kinh tế- xã hội. Trên góc độ này, quỹ hỗ trợ tài chính của nhà nước
lại có tác dụng rất tích cực trong việc tăng cường thu hút vốn đầu tư của khu vực kinh tế
tư nhân. Như vậy, tính hợp lý việc thành lập và phát triển các quỹ hỗ trợ tài chính khơng
những tạo cho nhà nước có thêm cơng cụ để gia tăng nguồn lực tài chính, thực hiện tốt
vai trị quản lý vĩ mơ, mà góp phần hình thành và phát triển thị trường tín dụng hỗ trợ của
nhà nước để hướng vào khai thác nội lực, nâng cao tỉ lệ vốn hóa các nguồn tích lũy đưa
vào đầu tư phát triển.
1.3.2 Thị trường tài chính và các cơng cụ trên thị trường tài chính
Thị trường tài chính là nơi tập trung các quan hệ cung cầu về vốn và tại đó các loại
chứng khốn đươc các chủ thể thị trường sử dụng như là công cụ tài chính để giải quyết
nhu cầu giao lưu vốn. Nói một cách cụ thể hơn, trên thị trường tài chính, đối với người
cần vốn, chứng khốn là cơng cụ tài chính để huy động vốn đáp ứng nhu cầu vốn dài hạn,
ngắn hạn; còn đối với người thừa vốn, thì chứng khoan là cơng cụ đầu tư để mang lại
những khoản thu nhập nhất định.
Dựa vào khuôn khổ của luật pháp quy định, các chủ thể huy động vốn trên thị
trường tài chính phải chủ động xây dựng chiến lược phát hành chứng khốn một cách có
hiệu quả, trong đó cần minh chứng cho các nhà đầu tư phải thật hấp dẫn; tạo ra nhiều tiện
ích, đáp ứng được nhu cầu đa dạng của các nhà đầu tư…
Đối với nền kinh tế đang chuyển đổi, để thúc đẩy nhanh sự ra đời và phát triển của
thị trường tài chính nhằm tạo vốn cho tiến trình cơng nghiệp hóa, nhà nước phải chủ động
tạo ra những điều kiện cần thiết cho sự ra đời và vận hành của một thị trường tài chính có
hiệu quả, đó là ổn định kinh tế; thực hiện chính sách kích thích tiết kiệm đầu tư, chính
sách cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, chính sách kích cung và kích cầu chứng khốn,

những khn khổ pháp lý cho sự chuyển nhượng, mua bán chứng khoán trên thị trường…

TIEU LUAN MOI download :


11
1.4 CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ VÀ
NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ
Hiệu quả của hoạt động đầu tư là phạm trù kinh tế biểu hiện mối quan hệ so sánh
giữa kết quả thực hiện các mục tiêu đặt ra của hoạt động đầu tư với các chi phí phải bỏ ra
để có các kết quả đó trong một thời kỳ nhất định.
Hiệu quả tài chính (Etc) của hoạt động đầu tư là mức độ đáp ứng nhu cầu phát triển
hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ và nâng cao đời sống của người lao động trong
các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ trên cơ sở vốn đầu tư mà cơ sở đã sử dụng so với
các kỳ khác, các cơ sở khác hoặc so với định mức chung. Khái niệm này có thể được biểu
hiện qua công thức sau:
Etc

Các kết quả mà cơ sở thu được do thực hiện đầu tư

=

Số vốn đầu tư mà cơ sở đã thực hiện để tạo ra các kết quả trên

Etc được coi là có hiệu quả khi Etc > Etc0
Trong đó: Etc0 là chỉ tiêu hiệu quả tài chính định mức hoặc của các kỳ khác mà cơ
sở đã đạt được chọn làm cơ sở so sánh hoặc của đơn vị khác đã đạt tiêu chuẩn hiệu quả.
Để phản ánh hiệu quả tài chính của hoạt động đầu tư, người ta phải sử dụng một hệ
thống các chỉ tiêu, trong đó chỉ tiêu bằng tiền được sử dụng rộng rãi. Tuy nhiên, tiền có
giá trị thay đổi theo thời gian nên phải đảm bảo tính so sánh theo thời gian với việc sử

dụng tỷ suất “r” được xác định tùy thuộc vào các nguồn vốn huy động.
Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính của dự án:
a. Chỉ tiêu lợi nhuận thuần, thu nhập thuần: gồm chỉ tiêu lợi nhuận thuần tính cho từng
năm của đời dự án, phản ánh hiệu quả hoạt động trong từng năm của đời dự án; chỉ tiêu
thu nhập thuần phản ánh hiệu quả hoạt động của toàn bộ công cuộc đầu tư.
b. Chỉ tiêu tỷ suất sinh lời vốn đầu tư: Chỉ tiêu này phản ánh mức lợi nhuận thu được
hàng năm trên 1 đơn vị vốn đầu tư và mức thu nhập thuần tính cho 1 đơn vị vốn đầu tư.
c. Chỉ tiêu tỷ suất sinh lời vốn tư có (rE): Chỉ tiêu này phản ánh mức lợi nhuận thuần
từng năm tính trên một đơn vị vốn tự có bình qn của năm đó.
Lợi nhuận thuần năm i
rE =
Vốn tự có bình qn năm i

TIEU LUAN MOI download :


12
d. Chỉ tiêu số lần quay vòng vốn của vốn lưu động (Lwci): Vốn lưu động là một bộ phận
của vốn đầu tư. Vốn lưu động quay vòng càng nhanh, càng cần ít vốn và trong điều kiện
khác khơng đổi thì hiệu quả vốn càng cao.
Doanh thu thuần năm i
Lwci =
Vốn lưu động bình quân năm i
1.5 LÝ THUYẾT VỀ XÁC ĐỊNH NHU CẦU VỐN ĐẦU TƯ
Căn cứ vào tốc độ tăng trưởng kinh tế trong từng giai đoạn để đưa ra dự báo cho các
giai đoạn tiếp theo qua từng mơ hình. Từ đó, ta có thể tính tốn được tốc độ tăng trưởng
nhu cầu cuối cùng (bình quân năm) bằng cách lấy hệ số  i * tốc độ tăng trưởng và dự
báo nhu cầu cuối cùng của ngành mà ta đang xem xét qua từng năm.
Đồng thời, qua tài liệu “Các mơ hình tăng trưởng và dự báo kinh tế, lý thuyết và
thực nghiệm” của PGS-TS Nguyễn Thị Cành, ta có được bảng ma trận chi phí tồn phần

16 ngành (Leontief nghịch đảo) gồm: Nơng lâm nghiệp, thủy sản; Thực phẩm, thuốc lá;
Chế biến gỗ, giấy; Sản phẩm từ khống chất, phi kim loại; Hóa chất; Cao su; Sản xuất
máy móc, thiết bị; Sản xuất kim loại, sản phẩm kim loại; Dẹt, may, giày da; In; Sản phẩm
công nghiệp khác; Xây dựng; Thương nghiệp; Khách sạn, nhà hàng; Vận tải, bưu điện;
Dịch vụ khác, chúng ta tính toán và dự báo được giá trị sản xuất của ngành, dự báo được
GDP của ngành trong từng giai đoạn tương ứng với mỗi mơ hình phát triển.
Nói đến mặt hàng rau, quả, nước ta chủ yếu xuất khẩu dưới dạng chế biến như: dứa
đông lạnh, dứa hộp, dưa chuột dầm giấm, chơm chơm nhân dứa đóng hộp, nước quả tươi
và nước quả cô đặc, rau đông lạnh; các sản phẩm rau quả tươi xuất khẩu chiếm tỷ trọng
thấp như: cải bắp, xoài, thanh long, chuối, vải, nhãn... Rau, quả của nước ta đã xuất sang
50 thị trường, trong đó những thị trường chính là: Nhật Bản, Trung Quốc, Nga, Mỹ, Anh,
Pháp, Ðức...
Tuy nhiên, sự phát triển của ngành rau, quả nước ta chưa tương xứng với tiềm năng
và còn nhiều tồn tại như thiếu quy hoạch, sử dụng đất phân tán. Trừ một số địa phương ở
vùng đồng bằng sơng Cửu Long sản xuất có tính hàng hóa cao, còn lại phần lớn vẫn phổ
biến sản xuất manh mún, tự phát, thiếu quy hoạch vùng chuyên canh rau, quả, đặc biệt
rau, quả xuất khẩu. Chất lượng giống, cùng với trình độ thâm canh thấp, nên năng suất,
chất lượng rau, quả chưa cao, chưa đồng đều, nên khó xuất khẩu rau, quả tươi. Công

TIEU LUAN MOI download :


13
nghệ vận chuyển, bảo quản sau thu hoạch còn yếu, ảnh hưởng chất lượng, tỷ lệ hư hao
lớn.
Các nhà máy quy mô nhỏ, hoạt động chỉ đạt 25-30% công suất, nên hiệu quả rất
thấp. Khối lượng hàng hóa chế biến nhỏ, lại thiếu nguyên liệu nên ngành rau, quả luôn
rơi vào tình trạng khơng đáp ứng được u cầu giao hàng khối lượng lớn. Chi phí sản
xuất, chế biến, xuất khẩu cao, nên hiệu quả và khả năng cạnh tranh của sản phẩm rau, quả
thấp. Giá thành sản phẩm cao là do năng suất cây trồng thấp. Dứa Thái-lan, Philippines...

năng suất bình quân đạt 30-35 tấn/ha, thì dứa Việt Nam chỉ đạt 13 tấn/ha. Cà chua Việt
Nam đạt 25-30 tấn/ha, trong khi năng suất cà chua bình quân thế giới gấp hai lần.
Chính vì lý do đó, luận văn dựa vào hàm Douglass: Q = A.[α/(1- α)](1-α) .(w/r)(1α).K để dự báo tổng nhu cầu vốn cho ngành rau quả theo từng giai đoạn tương ứng với
mỗi phương án phát triển trong tương lai. Để đi đến kết quả cuối cùng là dự báo được
tổng nhu cầu đầu tư bình quân hàng năm cho ngành rau quả cần phải tính được tỷ lệ khấu
hao so với giá trị tăng thêm và tỷ lệ khấu hao trung bình của ngành theo mỗi giai đoạn.

TIEU LUAN MOI download :


14

Ma trận chi phí toàn phần 16 ngành (Leontief nghịch đảo) (I - A) -1

Ngành

1

2

3

4

5

6

7


8

9

10

11

12

13

14

15

16

1. Nông lâm nghiệp,
thuỷ sản

1.13944

0.23648

0.00645

0.01064

0.00601


0.00456

0.00523

0.00671

0.00984

0.00480

0.01762

0.00670

0.00610

0.03309

0.00761

0.00623

2. Thực phẩm, thuốc


0.10821

1.39475


0.00594

0.00477

0.01538

0.00502

0.00339

0.00260

0.00444

0.00486

0.00457

0.00391

0.00724

0.14005

0.00577

0.00692

3. Chế biến gỗ, giấy


0.04100

0.12063

2.48475

0.30998

0.26599

0.18115

0.25061

0.37541

0.11629

0.90076

0.10130

0.25319

0.08859

0.06467

0.06236


0.06058

4. SP từ chất khoáng,
phi KL

0.00730

0.01743

0.01013

1.10589

0.04996

0.01480

0.01630

0.01748

0.00675

0.01577

0.00788

0.38549

0.00871


0.01551

0.01968

0.00868

5. Hoá chất

0.15995

0.13090

0.29629

0.31449

2.69084

0.59079

0.12343

0.10984

0.16520

0.33960

0.14465


0.21555

0.06627

0.08963

0.08209

0.28360

6. Cao su

0.02267

0.05649

0.08272

0.06775

0.19722

2.12838

0.10955

0.05583

0.17750


0.21235

0.07938

0.05782

0.04163

0.02784

0.03476

0.03446

7. SX máy móc, thiết
bị

0.02316

0.04123

0.09026

0.17887

0.07765

0.07006


1.46192

0.12082

0.06512

0.07529

0.26888

0.18133

0.38714

0.08785

0.12285

0.08130

8. SX kim loại, SP
kim loại

0.03140

0.09473

0.17356

0.14578


0.13176

0.09788

0.69809

1.37273

0.06773

0.11616

0.18295

0.25805

0.19238

0.07197

0.08535

0.05425

9. Dệt - may - giày
gia

0.00697


0.01612

0.17682

0.04504

0.03213

0.08525

0.03192

0.04099

1.66241

0.07592

0.04749

0.03419

0.01818

0.02295

0.01287

0.01221


10. In

0.00565

0.00614

0.01273

0.00937

0.01280

0.01158

0.00559

0.00654

0.00751

1.06618

0.01318

0.00680

0.00563

0.00593


0.00422

0.00472

11. SP công nghiệp
khác

0.15661

0.25746

0.60105

1.60426

0.47991

0.48494

0.69510

1.00850

0.35760

0.52700

2.85853

0.94924


0.33027

0.38981

0.43267

0.25462

12. Xây dựng

0.00000

0.00000

0.00000

0.00000

0.00000

0.00000

0.00000

0.00000

0.00000

0.00000


0.00000

1.00000

0.00000

0.00000

0.00000

0.00000

13. Thương nghiệp

0.00088

0.00412

0.00240

0.00239

0.00165

0.00161

0.00526

0.00152


0.00654

0.00663

0.00266

0.00206

1.00969

0.00582

0.02033

0.00168

14. Khách sạn, nhà
hàng

0.01261

0.00558

0.00790

0.00558

0.00775


0.00478

0.00752

0.00310

0.00415

0.00546

0.00412

0.00700

0.00677

1.00745

0.00608

0.00403

15. Vận tải, bưu điện

0.02221

0.03272

0.05242


0.04832

0.04804

0.04642

0.05004

0.02896

0.04987

0.04149

0.04082

0.04441

0.09579

0.07779

1.07166

0.06829

16. Dịch vụ khác

0.01895


0.03634

0.06348

0.05715

0.07674

0.05701

0.06985

0.03562

0.04548

0.04736

0.05877

0.05565

0.08554

0.11869

0.11890

1.04848


(Nguồn: "Các mơ hình tăng trưởng và dự báo kinh tế, lý thuyết và thực nghiệm" của PGS-TS.Nguyễn Thị Cành)

TIEU LUAN MOI download :


15
1.6 KINH NGHIỆM HUY ĐỘNG VỐN ĐỂ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG RAU
QUẢ CỦA CÁC NƯỚC TRONG KHU VỰC
1.6.1 Đài Loan:
Hầu hết rau sản xuất ở Đài Loan chủ yếu phục vụ nhu cầu tiêu thụ trong nước. Năm
2002, có khoảng 179.500 hecta đất canh tác được sử dụng trong việc trồng rau chủ yếu
tập trung tại các tỉnh Vân Lâm, Trương Hoa, Đài Nam và Chiayi. Sản lượng rau đạt
khoảng 3.462.000 tấn với năng suất trung bình khoảng 19.300 kg/ha. Một số loại rau
được trồng chủ yếu ở Đài Loan bao gồm: măng tre, nấm, các loại rau ăn lá, bắp cải, dưa
đỏ, đậu tương. Hiện ở Đài Loan có khoảng 100 loại rau khác nhau. Miền bắc chủ yếu
trồng các loại hành, bắp cải tàu, mù tạt và tỏi còn ở miền nam lại chuyên trồng các loại
rau như cà chua,súp lơ, măng tre và các loại đậu. Thị trường nhập khẩu rau quả của Đài
Loan gồm: Mỹ, Nhật Bản, các nước Tây Âu… Các loại rau chính Đài Loan xuất sang
Nhật bao gồm: Hành, tỏi tây, súp lơ, cải bắp, cà rốt. Ngồi ra, Đài Loan cịn tiến hành
xuất khẩu các chế phẩm từ rau quả sang thị trường các nước, tuy nhiên, kim ngạch xuất
khẩu mặt hàng này trong năm 2005 của Đài Loan đã giảm 11,723% so với năm 2004 và
đạt 2.975.950 USD.
Đài Loan hiện đang trồng hơn 30 loại cây ăn quả khác nhau. Trong đó các giống
cây như táo, lê, đào chủ yếu trồng ở các vùng cao còn cam, quýt, chuối, dứa, vải, nhãn,
xoài, đu đủ, hồng, sơn trà, ổi lại được trồng phổ biến ở các vùng đồng bằng và các vùng
đất khơng bằng phẳng hoặc có địa hình dốc. Năm 2002, sản lượng quả của Đài Loan đạt
2,69 triệu tấn với tổng diện tích đất canh tác là 221.775 ha. Ngành trái cây của Đài Loan
đã trở thành ngành công nghiệp phát triển và mang lại lợi nhuận cao. Các vườn cây ăn
quả cũng được đa dạng hóa thành các khu du lịch sinh thái nhà vườn.
Kiểm sốt chất lượng nơng sản ở Đài Loan được tổ chức thành hệ thống từ đồng

ruộng đến nơi tiêu thụ theo một vòng khép kín được gọi là phương pháp kiểm tra nhanh
và kiểm tra chính thống. Các sản phẩm sau khi thu hoạch đều được qua khâu sơ chế, đưa
lên băng chuyền, người nông dân trực tiếp chọn, phân loại sản phẩm theo hình thức và
chất lượng, sau đó chuyển sang khâu bao gói. Đây là phương pháp đơn giản, rẻ tiền, có
thể dễ dàng áp dụng ở quy mơ hộ gia đình. Trước đây, phương pháp này không được coi
trọng ở các hộ dân và họ chỉ bán được sản phẩm thô với giá trị kinh tế thấp. 15 năm qua,
nhờ áp dụng rộng rãi hệ thống này, giá trị kinh tế của sản phẩm rau quả Đài Loan đã

TIEU LUAN MOI download :


16
được nâng cao đáng kể nhờ nâng cao được tính đồng đều về hình thức và chất lượng sản
phẩm. Đặc biệt, những sản phẩm phục vụ xuất khẩu còn được kết hợp sử dụng các
phương pháp xử lý để bảo quản lâu dài như: sử dụng hóa chất bảo quản, phương pháp
nhiệt... Nhờ vậy, rau quả Đài Loan đã có mặt trên nhiều thị trường như: Mỹ, Nhật Bản,
các nước Tây Âu...
1.6.2 Malaysia:
Malaysia là nước Đơng nam Á có nhiều loại trái cây nhiệt đới độc đáo nhưng đồng
thời cũng là nước có nhu cầu nhập khẩu rau quả lớn trong khu vực.
Malaysia tiêu thụ mạnh 7 loại rau tươi chính là hành tây, hành ta, tỏi, bơng cải, bắp,
cà rốt, khoai tây, chiếm 80% lượng nhập rau tươi hàng năm. Một số loại rau tươi khác
như cà chua, cần tây, cải xanh, ớt cũng được người dân nước này ưa chuộng. Để cung cấp
cho thị trường trong nước, Malaysia nhập khẩu trái cây và rau quả từ các nước như Trung
Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Mỹ, Australia... Trong đó, Trung Quốc là nước xuất lượng rau
quả nhiều nhất vào Malaysia. Việt Nam cũng có một số trái cây, rau quả xuất sang
Malaysia, nhưng với lượng không nhiều và không nằm trong danh sách các nước xuất
khẩu thuộc loại dẫn đầu các mặt hàng này vào Malaysia.
Trái cây, rau quả tươi nhập vào Malaysia qua các nhà nhập khẩu rau quả chuyên
nghiệp của Malaysia. Sau đó chúng được phân phối lại cho các nhà bán buôn, các chuỗi

siêu thị, đại siêu thị và các trung tâm phân phối thực phẩm trong cả nước. Ước tính,
Malaysia có từ 110-120 ngàn cửa hàng bán lẻ, từ cửa hàng cỡ nhỏ đến hệ thống các chuỗi
siêu thị lớn. Đặc biệt, hệ thống siêu thị của Malaysia hoạt động rất có hiệu quả. Nước này
đang có trên 400 siêu thị và đại siêu thị, chiếm từ 15-25% tổng doanh thu bán lẻ các sản
phẩm thực phẩm và hàng tiêu dùng trong nước. Đa phần các siêu thị và đại siêu thị tập
trung ở các thành phố và thị xã lớn. Theo một số du khách là người Malaysia sang Việt
Nam, rau quả tươi Việt Nam có nét đặc thù riêng, có hương vị riêng, song chưa thấy bày
bán nhiều ở nước này.
Trong 20 năm qua, hệ thống công nghệ sau thu hoạch về sản xuất rau quả ở
Malaysia đã phát triển mạnh. Chính phủ Malaysia đã thực hiện nhiều giải pháp nhằm
phát triển công nghệ sản xuất và chế biến rau quả theo hướng sản xuất hàng hóa. 15 loại
quả đã được đưa vào danh sách ưu tiên là: chuối, đu đủ, dưa hấu, xồi, sầu riêng, mít, quả
có múi, ổi, và 8 loại rau: gừng, ớt, cà chua, cải bắp... Những loại sản phẩm này được ưu
tiên sản xuất và phát triển công nghệ chế biến sau thu hoạch. Nhờ các chính sách khuyến

TIEU LUAN MOI download :


17
khích phát triển, tổng diện tích trồng rau và các loại cây ăn quả của nước này đã tăng gấp
gần 2,5 lần trong vòng 20 năm, đạt gần 192.000 ha vào năm 2000.
Hiện nay mặt hàng rau quả vào thị trường Malaysia không phải chịu thuế nhập khẩu
nhưng lại nước này lại đặt ra một hệ thống những tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực
phẩm rất khắt khe.
1.6.3 Thái Lan:
Hiện nay trong số các quốc gia Đông Nam Á, Thái Lan được coi là nước xuất khẩu
mạnh các mặt hàng nơng sản trong đó có rau hoa quả. Nơng sản của Thái Lan chủ yếu
xuất sang: Nhật Bản (tỷ trọng chiếm 19%); kế đến là thị trường Mỹ chiếm 16%;
Singapore là 6%; Trung Quốc 5%; Malaysia 5%; Đài Loan là 4% và các nước khác
chiếm 45%.

Thái Lan hy vọng sẽ có thể phát triển sản phẩm ngơ ngọt xuất khẩu trong những
năm tới vì hiện nay đối thủ cạnh tranh chính trên thị trường ngơ ngọt là Mỹ, tuy nhiên,
sản phẩm ngô ngọt của Mỹ hiện nay chất lượng kém hơn so với ngô của Thái Lan, mặt
khác mối quan tâm về thực phẩm biến đổi gen đã khiến người tiêu dùng trở nên thận
trọng hơn, do vậy sản phẩm ngô không biến đổi gen từ Thái Lan sẽ có ưu thế vượt trội cả
về chất lượng và giá thành.
So với thị trường ngô ngọt của Phillipine và Indonesia, thì ngơ ngọt của Thái Lan có
chất luợng và thương hiệu vượt trội hơn hẳn. Bộ thương mại và Bộ nông nghiệp đã hợp
tác để cấp các chứng nhận sản phẩm cho nhà sản xuất góp phần tạo cơ sở pháp lý cho
những doanh nghiệp xuất khẩu ngô ngọt chịu mức thuế thấp hơn.
Năm 2004, xuất khẩu rau quả của Thái Lan sang Trung Quốc đạt hơn 274000 tấn, trị
giá 138 triệu USD, tăng tới 98,8% so với năm 2003. Trong 5 tháng đầu năm 2006, rau
quả Thái Lan xuất sang Trung Quốc đạt giá trị 61,39 triệu USD, tăng 26,2% so với cùng
kỳ năm trước
Nhật Bản cũng là một trong những thị trường tiêu thụ lớn của Thái Lan. Mỗi năm
Thái Lan xuất sang Nhật Bản từ 50 đến 60 ngàn USD rau quả tươi và 60 đến 80 ngàn
USD rau quả chế biến. Các sản phẩm rau quả Thái Lan xuất khẩu vào Nhật Bản tương
đối giống Việt Nam nhưng lại có chất lượng cao hơn.. Gần đây, nhằm nâng cao tính cạnh
tranh của sản phẩm, Thái Lan đã có bước tiến rõ rệt để cải thiện chất lượng sản phẩm.
Hiện nay, sản phẩm của Thái Lan có thể đáp ứng các tiêu chuẩn của Nhật Bản về vệ sinh,
nhãn hiệu... Thái Lan xuất khẩu sang Nhật Bản 5 loại trái cây tươi là chuối, dứa, dừa, sầu

TIEU LUAN MOI download :


18
riêng và xoài. Năm 2006, tổng kim ngạch xuất khẩu của Thái sang Nhật đạt 16 tỷ USD,
tăng 0,61% so với năm 2005.
Mỹ hiện là bạn hàng rất quan trọng của Thái Lan, hiện nay chính phủ Mỹ đã chấp
nhận nới lỏng hạn ngạch đối với các sản phẩm rau quả tươi nhập khẩu từ Thái Lan,

nhưng vẫn khuyến cáo các nhà xuất khẩu Thái Lan phải tuân thủ các quy định vệ sinh an
toàn thực phẩm. Như vậy, trong thời gian tới, lượng hoa quả Thái Lan xuất khẩu sang Mỹ
sẽ tăng mạnh. Trong hai năm qua, Thái Lan đã xuất được 55 triệu USD hoa quả vào Mỹ.
Các sản phẩm Mỹ đã ký thỏa thuận nhập khẩu của Thái Lan là xồi, măng cụt, dứa, nhãn,
chơm chơm và vải. Nhưng Thái Lan phải có chứng nhận kiểm định chất lượng với từng
lô hàng xuất khẩu theo yêu cầu của Hoa Kỳ.
Kết luận chương I: Nhìn chung, lựa chọn chiến lược đầu tư đúng đắn có vai trị to
lớn trong việc phát triển nền kinh tế của một quốc gia. Nó khơng những giúp các doanh
nghiệp trong nước lớn mạnh mà còn giúp các doanh nghiệp này tiếp cận được với thị
trường thế giới. Vì vậy, việc đánh giá đúng khả năng và phát huy tối đa nguồn lực là rất
cần thiết. Đồng thời, tham khảo kinh nghiệm của một số nước trong khu vực như: Thái
Lan, Malaysia, Đài Loan… giúp chúng ta đưa ra những giải pháp thiết thực và lâu dài,
phù hợp với đặc thù của nước ta một cách có hiệu quả nhất.

TIEU LUAN MOI download :


×