Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động xuất khẩu hàng hoá tại Tổng công ty khoan và hoá phẩm dầu khí – DMC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (317.1 KB, 17 trang )

LỜI NĨI ĐẦU
Xuất khẩu đóng vai trị quan trọng trong hoạt động thương mại quốc tế, là phương tiện
thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Việc mở rộng xuất khẩu để tăng thu nhập ngoại tệ cho
tài chính, học tập kinh nghiệm quản lý, công nghệ, tạo điều kiện phát triển cơ sở hạ tầng
và phát huy nội lực là mục tiêu quan trọng nhất của chính sách thương mại. Nhà nước
đã và đang thực hiện các biện pháp thúc đẩy các ngành kinh tế theo hướng xuất khẩu để
giải quyết công ăn việc làm và tăng doanh thu cho đất nước.
Tổng cơng ty cổ phần khoan và hố phẩm dầu khí – DMC trực thuộc tập đồn dầu khí
Việt Nam là đơn vị đầu ngành về xuất khẩu các mặt hàng hố phẩm dầu khí. Trải qua
bao thăng trầm nhưng với sự cố gắng và nỗ lực của của ban giám đốc và cán bộ công
nhân viên, tổng công ty từng bước ổn định, phát triển đạt được nhiều thành tựu và được
nhà nước trao tặng bằng khen. Tổng cơng ty vẫn ln cố gắng nỗ lực để hồn thành tốt
những nhiệm vụ được Đảng, nhà nước và Tập đồn giao phó.
Trong thời gian thực tập giữa khố, tơi chọn đề tài ”Thực trạng và giải pháp phát triển
hoạt động xuất khẩu hành hố tại Tổng cơng ty khoan và hố phẩm dầu khí –
DMC” vừa thể hiện kết quả thực tập vừa hy vọng đống góp một số ý kiến giúp đẩy
mạnh hơn việc xuất khẩu hàng hoá tại Tổng cơng ty ra nước ngồi.
Ngồi mục lục, lới mở đầu và kết luận, báo cáo được chia làm 3 chương:
Chương I:

Giới thiệu chung về Tổng công ty cổ phần khoan và hố phẩm dầu khí

DMC.
Chương II: Thực trạng hoạt động xuất khẩu hàng hố tại Tổng cơng ty khoan và hố
phẩm dầu khí DMC.
Chương III: Giải pháp phát triên hoạt động xuất khẩu hàng hóa tại Tổng cơng khoan và
hố phẩm dầu khí DMC.
.
1



CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN KHOAN
VÀ HỐ PHẨM DẦU KHÍ – DMC
I. Giới thiệu tổng qt về cơng ty
1. Q trình hình thành và phát triển
- Ngày 8/3/1990 thành lập Công ty Dung dịch khoan và Hố phẩm Dầu khí; thành lập
Chi nhánh Cơng ty tại Vũng Tàu;
- Tháng 12/1990, thành lập Xí nghiệp Hố Phẩm Dầu khí n Viên;
- Ngày 12/8/1991 thành lập Công ty ADF - Việt Nam (nay là Công ty Liên doanh M-I
Viet Nam), là liên doanh giữa Công ty Dung dịch khoan và Hố Phẩm Dầu khí với
Cơng ty Anchor Drilling Fluids A/S Na Uy (năm 1996 ADF A/S Na Uy đã chuyển 50%
vốn sở hữu trong ADF- Việt Nam cho M-I Hoa Kỳ);
- Tháng 6/1999, thành lập Xí nghiệp Hố Phẩm Dầu khí Quảng Ngãi;
- Năm 2000, thành lập Xí nghiệp Vật Liệu cách nhiệt- DMC tại Khu Công nghiệp Phú
Mỹ, Vũng Tàu;
- Ngày 28/4/2005, Công ty Dung dịch khoan và Hố Phẩm Dầu khí chuyển thành Cơng
ty Cổ phần theo Quyết định số 1544/QĐ-TCCB của Bộ Công Nghiệp;
- Ngày 18/10/2005, Công ty Cổ phần Dung dịch khoan và Hố Phẩm Dầu khí chính
thức hoạt động theo Giấy chứng nhận ĐKKD số 0103009579 do Sở Kế hoạch và Đầu tư
Thành phố Hà Nội cấp ngày 18/10/2005. Giấy chứng nhận ĐKKD này được Sở Kế
hoạch Đầu tư Tp.Hà Nội cấp thay đổi lần thứ 3 vào ngày 26/10/2007;
- Tháng 6/2007, thành lập Công ty cổ phần CNG Việt Nam với các đối tác:
o Công ty Cổ phần Dung dịch khoan và Hóa phẩm Dầu khí : 51% vốn điều lệ.
o Công ty IEV Energy SDN.BHD: 42% vốn điều lệ.
2


o Công ty TNHH Sơn Anh: 7% vốn điều lệ
2. Lĩnh vực hoạt động
- Khai thác, sản xuất, kinh doanh các nguyên vật liệu, hoá chất, hoá phẩm dùng cho
dung dịch khoan và xi măng trong cơng nghiệp dầu khí; phục vụ khoan thăm dị khai

thác dầu khí, các ngành công nghiệp và dân dụng như: barite, bentonite, silica flour,
biosafe, xi măng giếng khoan, alcium carbonate, bazan, polime, dolomite, fleldspar,
thạch anh, thạch cao, ben dak, zeolite, các chất diệt khuẩn, bơi trơn, chống nấm mốc,
các chất có hoạt tính sinh học, các loại vật tư bao bì, hố chất, các sản phẩm trên cơ sở
silicat, làm dịch vụ kinh doanh các sản phẩm hố dầu hố khí;
- Kinh doanh xuất nhập khẩu hoá chất, thiết bị vật tư nguyên liệu phục vụ cho khoan,
khai thác và chế biến dầu khí (ngành cơng nghiệp dầu khí) và các ngành cơng nghiệp
khác;
- Nghiên cứu chuyển giao công nghệ, cung cấp các chuyên gia và dịch vụ kỹ thuật về
dung dịch khoan, xi măng giếng khoan, dịch vụ hoàn thiện và sửa chữa giếng khoan dầu
khí; xử lý vùng cận đáy giếng, tăng cường thu hồi dầu và các cơng trình dân dụng khác;
- Kinh doanh các sản phẩm keo dán gỗ, bột bả tường phục vụ cho ngành công nghiệp;
- Kinh doanh khí nén tự nhiên (CNG);
- Xây dựng và kinh doanh cao ốc;
- Kinh doanh thiết bị, máy móc phục vụ cho ngành khai thác khoáng sản;
- Kinh doanh các sản phẩm hàng tiêu dùng, đồ điện gia dụng, hàng hoá vật tư thiết bị
điện máy, điện tử;
- Kinh doanh nguyên liệu, vật tư ngành giấy;
3


- Sản xuất và kinh doanh nguyên liệu, vật tư ngành sơn;
- Kinh doanh dịch vụ vận tải
- Kinh doanh khí thấp áp;
- Kinh doanh các loại phân bón sản xuất trong và ngoài nước;
- Dịch vụ thể dục thể thao (đào tạo, tổ chức và tham gia thi đấu, chuyển nhượng vận
động viên)(Chỉ được hoạt động sau khi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép);
- Xây dựng, cho thuê sân tập và sàn thi đấu thể thao
- Kinh doanh, cho thuê trang thiết bị thể dục thể thao, trang phục thi đấu, hàng lưu niệm
3. Cơ cấu tổ chức

Hình 1: Sơ đồ tổ chức tổng cơng ty DMC
(Nguồn: )

4


5


II. Tổng quan tình hình kinh doanh của cơng ty
Hình 2: Thơng tin tài chính tóm tắt của tổng cơng ty DMC
(Nguồn: />
6


CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ TẠI
TỔNG CƠNG TY CỔ PHẦN KHOAN VÀ HỐ PHẨM DẦU KHÍ -DMC
I.

1.

Tình hình xuất khẩu hàng hố tại tổng cơng ty
Sản phẩm xuất khẩu
Bảng 1: Tình hình xuất khẩu các mặt hàng chủ yếu của tổng công ty

TT

Tên hàng

Năm 2007


Năm 2008

Số tiền

Số tiền

Năm 2009
Tăng

Số tiền

trưởng (%)

Tăng
trưởng
(%)

1

Barite API

114.335.968

114.240.256

-0.08

120.136.897


4.91

2

Ben DMC 1

298.865.811

265.821.732

-11.06

309.204.358

14.03

3

Ben DAK 2

139.237.253

140.963.876

1.24

168.191.125

16.19


4

Bentonie DAK

186.666.385

190.687.421

2.15

206.251.212

7.54

5

Biosafe

123.637.678

119.738.948

-3.15

123.500.416

3.05

6


Calcium

259.630.706

241.398.476

-7.02

256.378.624

5.84

309.452.738

294.872.169

-4.71

310.584.196

5.06

8

Calcium chloride 219.284.322

201.301.902

-8.20


221.567.923

9.15

9

Caustic soda

110.294.012

112.895.824

2.36

116.164.985

2.81

10

CMC

396.109.140

367.036.825

-7.34

375.673.164


2.30

11

Dolomite

354.918.325

352.247.085

-0.75

352.824.630

0.16

12

Feldspar

308.656.192

310.429.239

0.57

320.892.933

3.26


Carbonate thô
7

Calcium
Carbonate vảy

Theo số liệu trên ta thấy, từ năm 2007 sang đến năm 2008, nhiều loại hàng hố có kim
ngạch xuất khẩu giảm, nhiều nhất là Ben DMC 1, giảm 11.06%. Sở dĩ có điều này là do
ảnh hưởng cuộc khủng hoảng kinh tế 2007-2009 mà đỉnh điểm là những tháng cuối năm
2008, làm cho sản xuất thu hẹp nên nhu cầu về các mặt hàng làm nguyên liệu sản xuất
7


giảm. Sang đến năm 2009 thì nền kinh tế thế giới bắt đầu lấy lại được sự bình ổn nên
nhìn chung các mặt hàng đều có kim ngạch xuất khẩu tăng, đáng kể nhất là Ben DAK 2,
tăng đến 16.19%.
2. Thị trường xuất khẩu
Bảng 2: Thị trường xuất khẩu của tổng tổng công ty
T

Thị

T

trường

Năm 2007

Năm 2008


Số tiền

Số tiền

Năm 2009
Tăng
trưởng(%)

1

Tổng

Số tiền

Tăng
trưởng(%)

5.402.392.521

5.266.871.150

-2.52

5.665.673.367 7.58

KNXK
2

Châu Mỹ


2.326.829.137

2.263.851.467

-2.71

2.496.368.127 10.27

3

Châu Âu

1.396.834.691

1.322.481.732

-5.32

1.462.951.137 10.62

4

Châu Á

1.678.728.693

1.679.753.951

0.06


1.706.354.103 1.58

Sản phẩm của tổng cơng ty hiện nay có mặt ở nhiều quốc gia trên thế giới. Mọi sự biến
động trong môi trường kinh doanh quốc tế đều ảnh hưởng đến tình hình xuất khẩu của
tổng công ty. Tuy nhiên với kinh nghiệm nhiều năm xuất khẩu, tổng cơng ty đã thích
ứng và đứng vững được trên một số thị trường lớn, cụ thể như bảng trên đã cho thấy.
Thị trường châu Mỹ: gồm các nước như Mỹ, Canada, Brazil…Đây là thị trường lớn
nhất của tổng công ty. Những ảnh hưởng bất lợi từ cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ
trong giai đoạn gần đây đã làm cho kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này có mức
tăng trưởng âm trong năm 2008. Tuy nhiên, nó đã kịp thời nhích lên trong năm 2009.
Thị trường châu Âu: đây là một khu vực thị trường khá rộng mở .Trong bối cảnh quan
Việt Nam – EU ngày càng tốt đẹp hơn, cơng ty sẽ có mơi trường thuận lợi để mở rộng
thị trường hơn nữa trong tương lai.
Thị trường châu Á: các bạn hàng của tổng công ty là các nước: Nhật Bản, Trung Quốc,
Hàn Quốc, các nước trong Asean. Khu vực này tồn tại những thị trường quen thuộc
8


cũng như những thị trường tiềm năng của tổng công ty. Trong giai đoạn vừa qua, thị
trường châu Á cũng bị ảnh hưởng cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu nhưng không
mạnh mẽ bằng Mỹ nên kim ngạch xuất khẩu cũng không biến động nhiều. Các nước
thành viên Asean giúp cho tổng công ty mở rộng thị trường xuất khẩu, tham gia các
cuộc triển lãm quốc tế nhiều hơn, đó cũng là lí do làm cho kim ngạch xuất khẩu của thị
trường này giữ được mức dương.
II. Quy trình xuất khẩu
1. Nghiên cứu thị trường xuất khẩu và lựa chọn đối tác
Đây là khâu đầu tiên trong quy trình xuất khẩu và cũng là khâu rất quan trọng.
Nội dung chính của nghiên cứu thị trường là xem xét khả năng thâm nhập và mở rộng
thị trường. Nghiên cứu thị trường được thực hiện theo hai bước là nghiên cứu khái quát
và nghiên cứu chi tiết thị trường. Nghiên cứu thị trường thường được tiến hành theo hai

phương pháp chính. Nghiên cứu tại văn phịng là thu thập thơng tin tại các nguồn tài
liệu cơng khai, xử lí thơng tin tìm kiếm được. Thứ hai là phương pháp nghiên cứu tại
chỗ thu thập thông tin chủ yếu thông qua tiếp xúc trực tiếp. Sau khi nghiên cứu thị
trường, tổng công ty bắt đầu lựa chọn đối tác để giao dịch. Nhiều trường hợp đối tác tự
tìm đến cơng ty để đặt hàng thay vì cơng ty gửi thư chào hàng tới họ. Tổng cơng ty
thơng qua trang Web của mình giới thiệu ra thị trường hình ảnh các loại hàng hố.
Khách hàng quan tâm và muốn mua sản phẩm sẽ tìm hiểu, trao đổi thông qua thư điện
tử. Ở cả hai hình thức trên, cơng ty đều phải tìm hiểu và nắm rõ các thông tin về đối tác
để thực hiện bước theo trong quy trình. Đó là giao dịch và đàm phán với đối tác.
2. Giao dịch và đàm phán với đối tác
Sau khi đã lưạ chọn được đối tác, công ty tiến hành giao dịch và đàm phán với khách
hàng nhằm tiến đến những thoả thuận chung về mặt hàng, số lượng, tiêu chuẩn kĩ thuật,
phương thức giao hàng, thủ tục thanh toán, giải quyết khiếu nại…
Đạt được những thoả thuận chung này, hai bên sẽ tiến hành soạn thảo và kí kết hợp
đồng.
3. Soạn thảo và ký kết hợp đồng XK
9


Dựa trên những thoả thuận đạt được ở bước hai, cơng ty và đối tác tiến hành soạn thảo
và kí kết hợp đồng.
4. Thực hiện hợp đồng XK
Sau khi kí kết hợp đồng, việc tổ chức hợp đồng có ý nghĩa rất quan trọng. Bởi vì thực
hiện tốt mỗi nghĩa vụ trong hợp đồng mới tạo điều kiện thực hiện tốt các nghĩa vụ tiếp
theo, tạo điều kiện cho phía đối tác thực hiện tốt nghĩa vụ của mình.
Trong hầu hết các hợp đồng đã kí kết, cơng ty chủ yếu xuất khẩu theo điều kiện FOB va
CIF, thanh toán bằng cả hai phương thức L/C (Letter of credit) và TT ( Telegraphic
Transfer). Thực hiện hợp đồng xuất khẩu là một quá trình phức tạp, do vậy quy trình
xuất khẩu bao gồm các bước:
-


Bước 1: Giục người mua mở L/C và kiểm tra

-

Bước 2: Chuẩn bị và kiểm tra hàng XK

-

Bước 3: Thuê phương tiện và mua bảo hiểm

-

Bước 4: Làm thủ tục hải quan

-

Bước 5: Giao hàng cho người vận tải

-

Bước 6: Làm thủ tục thanh toán

-

Bước 7: Khiếu nại và giải quyết khiếu nại
III. Đánh giá tình hình xuất khẩu cúa tổng công ty
1. Những thuận lợi
Tổng công ty có đội ngũ lãnh đạo và CBCNV nhiệt tình và giàu kinh nghiệm. Quan hệ
nội bộ tổng công ty ln được củng cố, các phịng nghiệp vụ được sự quản lý, đôn đốc

trực tiếp của các giám đốc và sự hỗ trợ tích cực của phịng nghiên cứu và phát triển sản
phẩm. Tất cả các phòng ban đều tạo điều kiện cho thuận lợi cho các cán bộ phát huy
được khả năng chuyên môn.
Tổng công ty cũng thiết lập được mối quan hệ truyền thống với các đối tác với nguồn
hàng xuất khẩu có chất lượng và uy tín.

10


Tổng công ty đã trang bị hệ thống thông tin khá tốt nhằm tận dụng thế mạnh của
Internet trong việc tìm kiếm bạn hàng, sử dụng trang Web như một hình thức quảng cáo
mặt hàng, tên tuổi của tổng cơng ty.
Hơn thế, tổng cơng ty cịn nhận được sự hổ trợ lớn từ tập đoàn. Đây là nguồn động viên
thúc đẩy rất có ý nghĩa đối với hoạt động xuất khẩu của cơng ty nói riêng và cho tồn bộ
các hoạt động khác của tổng cơng ty nói chung.
2. Những khó khăn
Bên canh những thuận lợi, cơng ty cũng gặp phải khơng ít khó khăn, cả khách quan, lẫn
chủ quan.
Chúng ta vẫn chưa tìm được cơ chế quản lý xuất khẩu mới, hiệu quả để thay thế cơ chế
quản lý cũ mặc dù đã có nhiều thay đổi. Bởi thế xuất hiện tình trạng giá bị đẩy lên cao
và bị nước ngoài lợi dụng ép giá.
Biến động của nền kinh tế bị khủng hoảng làm kim ngạch xuất khẩu trong thời gian qua
giảm xuống. Đây cũng là nguyên nhân làm biến động giá cả hàng hoá trên thị trường,
các dự báo vì thế mà thay đổi theo, do đó ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý của các
khách hàng.
Các cấp sản xuất cịn chưa tập trung, thậm chí cịn có hiện tượng chưa đạt tiêu chuẩn
nên ảnh hưởng xấu tới kết quả xuất khẩu. Việc thu mua còn gặp nhiều hạn chế cũng là
do sự phân tán sản xuất này. Do đó mà giá thành bị đẩy lên do chi phí đầu vào cao.
3. Những kết quả đạt được và nguyên nhân
Cùng với sự phát triển đi lên của nền kinh tế, những năm trở lại đây tổng công ty hoạt

động tương đối hiệu quả. Công tác tổ chức hoạt động xuất khẩu ln được chú trọng
đầu tư, tìm các giải pháp nhằm hồn thiện quy trình. Trong thời gian qua, công ty luôn
thực hiện tốt 100% hợp đồng đã kí kết. Hàng hố cung cấp đáp ứng khá tốt về chất
lượng, mẫu mã bao bì đẹp, tiện sử dụng… cho khách hàng nước ngoài. Thực hiện chủ
trương của Đảng và Nhà nước về đẩy mạnh xuất khẩu, tổng công ty đã chú trọng đến
công tác tiếp thị và khai thác mặt hàng mở rộng thị trường trong và ngoài nước nên

11


ngồi các sản phẩm chính ngày càng có thêm nhiều loại sản phẩm khác cũng được đưa
vào danh mục hàng xuất khẩu.
Gặp phải sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường quốc tế nhưng tổng công ty đã kịp thời áp
dụng nhiều phương án kinh doanh, tìm kiếm khách hàng, bán với giá ưu đãi, tạo điều
kiện thuận lợi cho khách hàng, giao hàng đúng hạn, đảm bảo chất lượng hàng hố,
thanh tốn sịng phẳng nên đã thực sự gây được lịng tin, lơi cuốn khách hàng đến hợp
tác lâu dài.
4. Những tồn tại hạn chế và nguyên nhân
Trong công tác chuẩn bị hàng của công ty, một vấn đề đặt ra chưa có biện pháp giải
quyết triệt để đó là nguồn cung cấp còn bị phụ thuộc vào các đơn vị sản xuất vì nền sản
xuất của nước ta cơ bản là một nền sản xuất manh mún, phân tán. Vì vậy trong nhiều
trường hợp, tổng cơng ty phải tiến hành thu gom tập trung từ nhiều nguồn. Điều này làm
tăng chi phí kinh doanh, giảm lợi nhuận.
Tổng cơng ty còn chưa chú trọng và bị động trong khâu kẻ kí mã hiệu bao bì hàng hố
gây ra nhiều hạn chế trong việc quảng bá hình ảnh của cơng ty ra thị trường quốc tế.
Nguyên nhân là nội dung ghi nhãn bao bì chủ yếu do bên nhập khẩu u cầu, tổng cơng
ty lại giao phó cơng đoạn này cho các cấp sản xuất. Công đoạn kiểm tra hàng xuất khẩu
còn chưa đạt hiệu quả cao do thiếu các tiêu chuẩn kiểm tra và việc kiểm tra không thực
hiện một cách thường xuyên liên tục vì các cấp sản xuất thưởng ở xa.
Năng lực kí kết hợp đồng cịn hạn chế, một số điều khoản kí kết cịn bị động, thiếu linh

hoạt, gây khó khăn cho q trình thực hiện. Điều này phụ thuộc lớn vào trình độ chun
mơn của cán bộ nghiệp vụ.

Chương III: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG
HỐ CỦA TỔNG CƠNG TY KHOAN VÀ HỐ PHẨM DẦU KHÍ -DMC
12


I. Phương hướng hoạt động của công ty trong những năm tới
Hoà chung vào xu thế phát triển của nền kinh tế, kết hợp với các thực trạng xuất khẩu
trong những năm qua, để đẩy mạnh xuất khẩu, tổng công ty đã đưa ra nhiều phương
hướng hoạt động cho những năm tới.
1.Về mặt hàng XK
Những mặt hàng xuất khẩu hiện nay của tổng công ty là thiết yếu cho khai thác, sản
xuất sản phẩm từ dầu thơ, dầu hố khí… nên trong thời gian tới, các sản phẩm này sẽ
được cung cấp ở các thị trường cũ và mở rộng ra ở các thị trường mới.
Cùng với đó cac hố chất, thiết bị vật tư nguyên liệu phục vụ cho khoan, khai thác và
chế biến dầu khí (ngành cơng nghiệp dầu khí) và các ngành cơng nghiệp khác mà hiện
nay cơng ty cịn có ít thị phần ở nước ngồi, sản lượng xuất khẩu còn chưa cao sẽ được
chú trọng sản xuất và xuất khẩu.
2. Những định hướng khác
Về thị trường và khách hàng, tổng công ty nỗ lực hơn nữa để tăng thị phần hiện tại và
thoả mãn tốt nhất các nhu cầu của khách hàng. Tổng công ty có xu hướng củng cố và
duy trì thị trường truyền thống đồng thời mở rộng thị trường sang các nước trong khu
vực và thị trường châu Âu. Hiện nay, châu Mỹ đang là thị trường lớn nhất của tổng công
ty nên cơng ty sẽ kiên trì tiếp cận đảm bảo các điều kiện hợp đồng giữ chữ tín trong
kinh doanh. Đồng thời, tăng khả năng cạnh tranh bằng giá cả, chất lượng sản phẩm và
thời gian giao hàng.
Nguồn nhân lực đặc biệt được chú ý, cán bộ được đào tạo, nâng cao trình độ, nghiệp vụ.
Để đạt được những mục tiêu trên, tổng công ty cần phải khai thác tối đa những thuận lợi

sẵn có. Đồng thời phải giải quyết những khó khăn mắc phải nhằm đẩy mạnh hoạt động
kinh doanh xuất khẩu của tổng công ty thông qua một số các giải pháp sau đây.
II. Các giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng hoá của công
ty
13


1. Giải pháp mặt hàng
Hiện nay, tổng công ty tiếp tục nghiên cứu các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng sản
phẩm, áp dụng phương pháp quản lý chất lượng theo hệ thống quản lý chất lượng quy
định và hạ già thành nhằm nâng cao tính cạnh tranh.
Giá thành sản phẩm là yếu tố quan trọng của vấn đề tiêu thụ sản phẩm. Giá cả phải phù
hợp với giá chung của thị trường. Để có thể cạnh tranh được thì khơng những chất
lượng của hàng hố phải được nâng cao mà giá cả còn phải phù hợp. Về lâu dài thì đây
sẽ là biện pháp vơ cùng hữu hiệu trong q trình xâm nhập và chiếm lĩnh tồn bộ thị
trường.
Tổng cơng ty cũng cần tìm ra những sản phẩm mà mình có năng lực nhất để thực hiện
chun mơn hố nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm hơn. Bởi trong hàng trăm loại
hàng hố thì cơng ty khơng thể cùng một lúc sản xuất và chun mơn hố hết được tất
cả các sản phẩm do nguồn lực về tài chính cũng như nhân lực có hạn. Nhờ chun mơn
hố được một số mặt hàng, tổng cơng ty có thề thu về được mức doanh thu lớn hơn nhờ
tíêt kiệm chi phí.
2. Giải pháp về con người
Để đạt được những kết quả chung của công ty, đưa công ty phát triển ngày càng vững
mạnh thì phải có sự đóng góp và nỗ lực từ những cá nhân riêng lẻ cho đến những bộ
phận của cơng ty đó. Cơng nghệ phát triển từng giờ, sản phẩm mới cũng phải được cải
tiến từng giờ, do đó trình độ của cán bộ cơng nhân viên cũng cần được liên tục nâng cao
để đáp ứng kịp thời với xu hướng phát triển chung.
Tổng công ty phải tổ chức các khoá đào tạo ngắn hạn liên tục cho các cán bộ công nhân
viên về các nghiệp vụ kinh doanh xuất khẩu và về cả các năng lực khác nữa. Vì hoạt

động kinh doanh có rất nhiều biến đổi các cán bộ càng cần phải có thêm những kiến
thức mới để không bị bất ngờ với những thay đổi đột ngột trong kinh doanh xuất khẩu
mà sẵn sàng tìm ra những biện pháp hữu hiệu nhất để giải quyết các vấn đề một cách
nhanh nhất và hợp lí nhất.
Bên cạnh đó, tổng cơng ty cịn có thể tổ chức các cuộc thi tình huống về nghiệp vụ, tặng
thưởng cho cán bộ cơng nhân viên có những sáng tạo trong công tác xuất khẩu nhằm tạo
14


được động lực cho các nhân viên hoàn thiện kĩ năng cho bản thân phục vụ tốt hơn nữa
cho hoạt động kinh doanh xuất khẩu.

KẾT LUẬN

15


Bước vào thời kì kinh tế mới đầy biến động Việt Nam đã xây dựng cho mình đường lối
mục tiêu phất triển của nền kinh tế quốc dân cũng như của từng ngành. Trong tình hình
kinh tế chung đó, cùng với chiến lược kinh tế mà nhà nước và Đảng đã đề ra, tổng công
ty DMC đã, đang và sẽ cố gắng nỗ lực trong kinh doanh xuất khẩu các mặt hàng đáp
ứng được nhu cầu của thị trường nước ngoài. Qua 3 chương, báo cáo đã đề cập đến tình
hình xuất khẩu hàng hố của tổng cơng ty, những thuận lợi, khó khăn và những kết quả
tốt đẹp đạt được cũng như những tồn tại cần khắc phục. Từ đó đề ra giải pháp nhằm
phát triển hoạt động xuất khẩu của tổng công ty.
Do thời gian và điều kiện kiến thức có hạn nên báo cáo khơng tránh khỏi những sai sót,
rất mong nhận được sự thơng cảm của thầy cơ.
Một lần nữa, tơi xin được bày tỏ lịng biết ơn đến cô giáo hướng dẫn, ban lãnh đạo và
tồn thể cán bộ CNV của tổng cơng ty, đặc biệt là anh Vũ Chí Cơng đã giúp tơi hồn
thành báo cáo này.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
16


1. Báo cáo tình hình xuất nhập khẩu các năm 2007, 2008, 2009 của phòng Thương

mại hợp đồng - Tổng cơng ty khoan và hố phẩm dầu khí – DMC
2.
3.

17



×