Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VẬT TƯ VÀ THIẾT BỊ ĐỒNG BỘ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MEEC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (173.79 KB, 21 trang )

MỤC LỤC
LỜI NĨI ĐẦU………………………………………………………………………………2
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CƠNG TY CỔ PHẦN MEEC.....................3
1. Quá trình hình thành và phát triển của Cơng ty.............................................................3
2. Cơ cấu tổ chức và tình hình nhân sự..............................................................................4
3. Lĩnh vực và mơi trường kinh doanh...............................................................................6
3.1. Lĩnh vực kinh doanh...............................................................................................6
3.2. Khách hàng..............................................................................................................7
3.3. Rào cản ra nhập ngành và tính chất cạnh tranh.......................................................7
3.4. Sản phẩm thay thế...................................................................................................8

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VẬT TƯ VÀ THIẾT BỊ
ĐỒNG BỘ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MEEC TRONG GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2005
ĐẾN NĂM 2009........................................................................................................9
1. Phương thức kinh doanh vật tư và thiết bị đồng bộ của Công ty cổ phần
MEEC................................................................................................................................9
2. Thực trạng hoạt động kinh doanh vật tư và thiết bị đồng bộ của Công ty cổ phần
MEEC từ năm 2005 đến năm 2009..................................................................................10
2.1. Kết quả kinh doanh của Công ty từ năm 2005 đến năm 2009..............................10
2.2. Các chỉ số phản ánh tổng quát mức độ hiệu quả trong hoạt động kinh doanh vật tư
và thiết bị đồng bộ của Công ty từ năm 2005 đến năm 2009.......................................12
3. Đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh vật tư và thiết bị đồng bộ của Công ty cổ
phần MEEC......................................................................................................................16
3.1. Thuận lợi và khó khăn...........................................................................................16
3.2. Những thành tựu đã đạt được và nguyên nhân......................................................17
3.3. Những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân..........................................................17

CHƯƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VẬT
TƯ VÀ THIẾT BỊ ĐỒNG BỘ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MEEC...........................19
1. Phương hướng và mục tiêu phát triển của Công ty trong thời gian tới....................19
2. Các giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh vật tư và thiết bị đồng bộ của


Công ty.............................................................................................................................19

tiêu cụ thể cho phù hợp với xu hướng phát triển chung của đất nước.KẾT LUẬN..20
KẾT LUẬN.............................................................................................................21


LỜI NÓI ĐẦU
Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam ngày càng khởi sắc và phát triển sôi động
như hiện nay thì các ngành cơng nghiệp thực phẩm, dược phẩm, hóa chất… ln ln
chiếm tỷ trọng và ưu thế nhất định, đặc biệt kéo theo đó là nhu cầu rất cao về vật tư, thiết
bị đồng bộ và phụ tùng thay thế phục vụ trong sản xuất. Nắm bắt được xu hướng này
Công ty cổ phần tư vấn kĩ thuật vật tư và thiết bị đồng bộ MEEC đã ra đời từ năm 2000
và đáp ứng phần nào nhu cầu của thị trường. Trải qua gần mười năm hoạt động và phát
triển, Công ty đã gặt hái được nhiều kết quả khả quan.
Nhận thấy tầm quan trọng và cần thiết của ngành kinh doanh vật tư và thiết
bị đồng bộ trong thời đại kinh tế cả nước đang trên đà tăng trưởng, đồng thời với
mong muốn vận dụng những kiến thức lý thuyết đã tích lũy được vào thực tế, em đã
chọn đề tài “THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH VẬT TƯ VÀ THIẾT BỊ ĐỒNG BỘ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MEEC”
để làm đề tài báo cáo thực tập giữa khóa. Xét thấy từ khi thành lập cho đến nay thì
giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2009 là giai đoạn mà Công ty đạt được nhiều thành
tựu cũng như gặp phải nhiều biến động nhất do đó bài viết của em xin được phép
chỉ chủ yếu xoay quanh giai đoạn này.
Bản báo cáo bao gồm ba phần chính:
Chương I: Giới thiệu chung về Cơng ty cổ phần MEEC
Chương II: Thực trạng hoạt động kinh doanh vật tư và thiết bị đồng bộ của
Công ty cổ phần MEEC trong giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2009
Chương III: Các giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh vật tư và
thiết bị đồng bộ của Cơng ty cổ phần MEEC
Vì thời gian kiến tập tương đối ngắn, nhận thức còn hạn chế nên bài viết của

em khơng tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của
q thầy cơ để em có thể bổ sung và hồn thiện đề tài này.
Em xin chân thành cảm ơn!


CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN MEEC
1. Q trình hình thành và phát triển của Cơng ty
- Tên doanh nghiệp: Công ty Cổ Phần Tư vấn Kĩ thuật Vật tư và Thiết bị
đồng bộ (MEEC)
- Địa chỉ: Phịng 408, nhà 17T1, khu đơ thị mới Trung Hịa Nhân Chính,
quận Thanh Xn, Hà Nội
- Điện thoại: 04.62510110 Fax: 04-62510109
- Loại hình doanh nghiệp: Cơng ty cổ phần
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh 0103000073 do Sở Kế hoạch Đầu tư
Hà Nội cấp ngày 20/06/2000 và thay đổi lần thứ 3 ngày 12/10/2007
- Ngành nghề kinh doanh:
- Tư vấn, cung cấp thiết bị đồng bộ, vật tư và phụ tùng thay thế trong ngành
công nghiệp thực phẩm, dược phẩm, hóa chất,… và đặc biệt là trong lĩnh vực bia,
rượu, nước giải khát
- Vốn điều lệ đăng ký: 2.000.000.000 VND
- Đơn vị hạch toán độc lập/Đơn vị hạch tốn phụ thuộc: Độc lập
- Cơng ty MEEC được thành lập từ tháng 7 năm 2000, với 03 thành viên góp
vốn là :
• Ơng Phan Tuấn Cương
• Ơng Nguyễn Tuấn Anh
• Ơng Manfred Rieker
Cơng ty được thành lập với vốn điều lệ ban đầu là 700.000.000 đồng, trên cơ sở sự
tham gia đóng góp vốn của các thành viên cùng làm việc tại văn phòng đại diện
hãng SUDMO (CHLB Đức) tại Việt nam. SUDMO là nhà sản xuất, chuyển giao
công nghệ sản xuất bia và nước ngọt nổi tiếng trên toàn thế giới. Sản phẩm chuyên

cung cấp của hãng này là các dây chuyền sản xuất bia, nước giải khát và các thiết bị
thay thế thường xuyên. Hãng có văn phòng tại Việt nam để triển khai các hoạt động
xúc tiến thương mại, hỗ trợ chuyển giao công nghệ và tư vấn cho các nhà máy SX
bia và nước giải khát tại Việt nam. Do là văn phòng đại diện nên mọi hợp đồng


cung cấp thiết bị đều phải thực hiện qua các cơng ty tại Việt nam. Ơng Phan Tuấn
Cương lúc đó là trưởng văn phịng địa diện của SUDMO đã nhìn thấy tiềm năng
kinh doanh ngành hàng này và các lợi thế của mình đã cùng hai đồng nghiệp khác
thành lập ra cơng ty MEEC với mục đích thực hiện việc cung cấp các thiết bị
SUDMO.
Đến năm 2003, Cơng ty có sự thay đổi về thành viên góp vốn và tăng vốn điều lệ
lên 2.000.000.000 đồng. Hiên nay cơng ty có ba cổ đơng góp vốn là Ơng Cương,
Ơng Đỗ Mạnh Tùng và bà Nguyễn Thị Phương Hiền.
TT
1
2
3

Tên cổ đông
Phan Tuấn Cương
Đỗ Mạnh Tùng
Nguyễn Thị Phương

Hiền
Tổng cộng

Số cổ phần
6.638
1.263

500

Tỷ lệ (%)
79
15
6

8.401

100

Từ đó đến nay Cty MEEC vẫn đi theo định hướng kinh doanh ban đầu và ngoài
việc cung cấp các thiết bị của SUDMO, cơng ty cịn cung cấp thiết bị của các cơng
ty khác trong cùng tập đồn, các nhà sản xuất khác ở Châu Âu.
2. Cơ cấu tổ chức và tình hình nhân sự
Cơng ty quản lý theo sơ đồ trực tuyến, giám đốc là người có quyền hạn cao
nhất, chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của công ty, các phịng ban đóng vai trị
tham mưu cho giám đốc và được thể hiện qua sơ đồ sau:
GIÁM ĐỐC

Phòng kinh
doanh

Phịng kế
tốn

Phịng kĩ
thuật

Phịng hành

chính

 Chức năng của các phịng ban:
 Giám đốc
 Là người đứng đầu công ty, quản lý và điều hành mọi hoạt động của công ty.
 Chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của công ty trước pháp luật.


 Trực tiếp theo dõi và chỉ đạo hoạt động mọi hoạt động kinh doanh của các
phòng ban.
 Xây dựng chiến lược kinh doanh, hướng kinh doanh của công ty.
 Phòng kinh doanh:
 Phụ trách việc xây dựng bảng giá chào thầu, đặt hàng
 Lập kế hoạch thời gian hợp lý để tiếp xúc khách hàng.
 Thỏa thuận giá cả và các điều khoản về hợp đồng với khách hàng.
 Xúc tiến các hợp đồng kinh doanh.
 Phịng kế tốn:
 Quản lý, xây dựng kế hoạch tài chính, tổ chức hạch toán kế toán theo đúng
pháp lệnh thống kê hiện hành, tổng hợp kết quả kinh doanh.
 Tham mưu cho giám đốc về hiệu quả kinh tế, hiệu quả sử dụng vốn trong
quá trình hoạt động kinh doanh.
 Thực hiện các chức năng, chế độ tài chính do nhà nước quy định.
 Làm tốt công tác phục vụ kinh doanh bằng cách tận dụng nguồn vốn nhàn
rỗi, tránh bị chiếm dụng vốn, đảm bảo phát thưởng cho cán bộ công nhân
viên kịp thời đầy đủ.
 Phòng kỹ thuật:
 Phụ trách các vấn đề về tư vấn, giám sát lắp đặt hàng.
 Kiểm tra quy cách hàng xuất, nhập.
 Phòng hành chính
 Lập lịch cơng tác tuần, phổ biến đến các đơn vị, theo dõi đôn đốc việc thực

hiện lịch công tác này. Ghi chép các cuộc họp do ban giám đốc chủ trì.
 Quản lý, sử dụng con dấu và các công văn giấy tờ của Công ty theo đúng quy
định của nhà nước.


 Quản lý và tổ chức công tác lưu trữ các văn bản, tài liệu theo đúng pháp lệnh
về công tác lưu trữ.
3. Lĩnh vực và môi trường kinh doanh
3.1. Lĩnh vực kinh doanh
Công ty CP Tư vấn Kĩ thuật Vật tư và Thiết bị đồng bộ là doanh nghiệp
chuyên kinh doanh thiết bị dây chuyền dùng trong ngành công nghiệp thực phẩm
đặc biệt là phục vụ cho ngành rượu, bia như : các linh kiện đường ống, khớp nối,
van, đồng hồ đo gas, máy đo ôxy trong nước, máy đo thanh trùng, hệ thống máy
tính và phần mềm để quản lý ….
Sau đây là một số sản phẩm chủ yếu mà công ty cung cấp cho khách hàng:
TT

Tên nhà sản xuất

Sản phẩm

1

FILTROX AG – THỤY SĨ

Hệ thống lọc

2

KPA - CHLB Đức


Bơm ly tâm các loại

3

NEGELEMesstechnik

Thiết bị đo lường

GmbH - CHLB Đức
4

SERA - CHLB Đức

Bơm định lượng

5

KROHNE - CHLB ĐỨC

Thiết bị đo khí vơ trùng, lưu
lượng

6

EA – CHLB Đức

Van cầu, van chặn

7


SAMSON

Van cho đường hơi

8

GESTRA - CHLB Đức

Van chặn, van một chiều, bẫy hơi
kiểu phao, chắn bùn

9

Neizgodka - CHLB Đức

Van giảm áp

10

Blaudieck - CHLB Đức

Ống mềm (ống cao su)

11

WIKA, LABOM - CHLB Áp kế
Đức

3.2. Khách hàng

Khách hàng của công ty là các cơ sở sản xuất, kinh doanh bia, rượu, nước
ngọt trên cả nước.


Tại phía Bắc: Tổng Cơng ty cổ phần Bia-Rượu - NGK Hà Nội (HABECO), Công ty
cổ phần Bia Hà Nội - Hải Phịng, Cơng ty sản xuất kinh doanh XNK Hương Sen,
Cơng ty cổ phần Bia Thanh Hóa, Cơng ty cổ phần bia Thanh Hóa - Nghi Sơn, Cơng
ty cổ phần bia Sài Gịn - Hà Nam, Cơng ty cổ phần bia Sài Gòn -Vinh, Nhà máy bia
Sài Gòn - Hà Tĩnh và nhà máy bia Hạ Long.
Tại phía Nam: Tổng Cơng ty cổ phần Bia-Rượu-NGK Sài Gịn (SABECO), Nhà
máy bia Sài Gịn - Củ Chi, Cơng ty cổ phần bia Sài Gòn - Miền Tây, nhà máy bia
Sài Gòn - Sóc Trăng, Nhà máy bia Sài Gịn - Bạc Liêu, Công ty TNHH các nhà máy
bia Việt Nam thuộc tập đoàn Heineken tại Đà Nẵng và Quảng Nam, Nhà máy bia
Dung Quất, Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Tân Hiệp Phát và các nhà máy
chuyên sản xuất Nước giải khát như Coca cola, Pepsi và Tribeco, …
3.3. Rào cản ra nhập ngành và tính chất cạnh tranh
Do mặt hàng kinh doanh không phải là mặt hàng phổ thơng nên cơng ty
khơng có nhiều đối thủ cạnh tranh. Hiện tại, ở Hà Nội chỉ có một cơng ty cũng kinh
doanh cùng mặt hàng Đức như của Công ty là cơng ty Podico. Ngồi ra ở thị trường
miền Nam cũng có khoảng hai đến ba cơng ty nữa kinh doanh mặt hàng tương tự.
Hàng Đài Loan, Trung Quốc hoặc hàng giá rẻ từ các nước khác chỉ phục vụ cho các
xưởng bia tư nhân nhỏ lẻ.
Đối với các đối thủ trong nước thì sức ép cạnh tranh mà các cơng ty này có
thể áp đặt lên Cơng ty là rất nhỏ. Đối với các cơng ty này thì lợi thế cạnh tranh của
Công ty là cả giá cả và chất lượng hàng hóa vì Cơng ty đã là đại lý phân phối độc
quyền của các hãng sản xuất lớn bên Đức.
Thực tế, đối thủ đáng gờm nhất là các cơng ty nước ngồi. Các dự án xây
dựng mới nhà máy bia lớn như Bia Bạc Liêu, Bia Củ Chi, Bia Quảng Nam của
Sabeco hay Bia Quang Minh của Habeco đều chọn đối tác cung cấp hàng trực tiếp
là các hãng nước ngồi có khả năng cung cấp hàng quy mơ lớn. Cơng ty MEEC có

một lợi thế lớn nhờ vào vị trí trưởng văn phịng đại diện SUDMO tại Việt Nam của
sáng lập viên ông Phan Tuấn Cương. Qua đó MEEC tiếp cận được với rất nhiều dự
án lớn mà SUDMO tham gia đấu thầu cũng như cung cấp dây chuyền. Chất lượng


thiết bị và sự ủng hộ đằng sau của các nhà cung cấp thiết bị hàng đầu cũng là một
ưu thế cạnh tranh rất lớn nữa của công ty.
3.4. Sản phẩm thay thế
Đặc thù của ngành sản xuất rượu bia nước giải khát là cơng nghệ thực phẩm
địi hỏi an tồn tuyệt đối về vệ sinh cơng nghiệp. Trong khi đó cơng nghệ sản xuất
lại là lên men, dùng nhiệt nóng và lạnh, tẩy rửa thường xuyên. Các yếu tố này làm
ăn mòn thiết bị rất lớn nên đòi hỏi các thiết bị phải có tiêu chuẩn rất cao. Hiện nay
chỉ có các hãng lớn của các nước cơng nghiệp phát triển mới đáp ứng được các yêu
cầu này, trong đó CHLB Đức là nước đứng đầu trong ngành cơng nghệ sản xuất
này. Vì vậy sản phẩm thay thế ít và không thông dụng


CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VẬT TƯ VÀ
THIẾT BỊ ĐỒNG BỘ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MEEC TRONG GIAI
ĐOẠN TỪ NĂM 2005 ĐẾN NĂM 2009
1. Phương thức kinh doanh vật tư và thiết bị đồng bộ của Công ty cổ
phần MEEC
Hiện tại, công ty là đại lý độc quyền và đại diện bán hàng tại Việt nam
của các nhà sản xuất : Sudmo Holding GmbH (CHLB Đức), LP Project Service
(CHLB Đức), Haffmans B.V (Hà lan), Strass Burger (Thụy sỹ).
Phương thức kinh doanh chủ yếu của công ty là bán bn/cung cấp theo
dự án vì mặt hàng khơng phải là hàng hóa phổ thơng, hơn nữa các hợp đồng
bán hàng thường có giá trị lớn. Trên thực tế, công ty thường nhập hàng từ các
nhà cung cấp nước ngoài rồi bán hàng cho các đối tác quen thuộc như các công
ty sản xuất Bia và nước giải khát trên khắp các tỉnh thành.

Phịng kinh doanh của cơng ty phụ trách xây dựng báo giá, chào giá đấu
thầu và đặt hàng, sau đó ban giám đốc cùng phịng kinh doanh sẽ trực tiếp
thương thảo các điều kiện chất lượng, yêu cầu kỹ thuật và giá cả hàng hóa rồi
tiếp đến lập hồ sơ dự thầu.
Công ty chỉ chuyên cung cấp hàng có xuất xứ từ Châu Âu. Địi hỏi về kỹ
thuật của những sản phẩm này là rất cao, hiện nay hàng Đức và các nước Đông
Âu được ưa chuộng nhất trên thị trường Việt Nam. Có thể nói, mặt hàng kinh
doanh của công ty khá chuyên biệt nhưng lại có thị trường tiêu thụ khơng nhỏ.


2. Thực trạng hoạt động kinh doanh vật tư và thiết bị đồng bộ của Công ty cổ
phần MEEC từ năm 2005 đến năm 2009
2.1. Kết quả kinh doanh của Cơng ty từ năm 2005 đến năm 2009
Đơn vị:nghìn VNĐ
CHỈ TIÊU
1.DTT
2. GVBH
3. CPQLKD
4. LNT
5. TN khác
6. CP khác
7. TLNKTTT
8. TTND
9. LNST

2005
2006
2007
2008
2009

10.331.583 12.475.6 20.697.404 42.171.636 11.438.398
8.743.905
1.063.78

18
10.097.409
2.111.68

2
16.105

5
266.523

90.784
20.517
54.162
15.165
38.996

70.589
274.611
62.501
17.500
45.001

16.400.453 31.129.046
2.638.091 4.690.795

9.013.021

2.102.189

881.348

5.282.78

112.856

6.557
68.619
819.323

3
205
2.716
5.280.27

2.193
19.640
93.218

243.261

1
1.478.47

16.313

576.062


6
3.801.79

76.905

5
( Chú thích: 1. Doanh thu thuần; 2. Giá vốn bán hàng; 3. Chi phí quản lý kinh doanh; 4. Lợi nhuận
thuần; 5. Thu nhập khác; 6. Chi phí khác; 7. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế; 8. Thuế thu nhập
doanh nghiệp; 9. Lợi nhuận sau thuế )

Doanh thu năm 2006 tăng nhẹ 20,75% so với năm 2005. Đến năm 2007
doanh thu của Công ty đã đạt 20,7 tỷ đồng, tăng 44% so với năm 2006. Năm 2008
doanh thu đạt hơn 40 tỷ đồng tăng 48% so với năm 2007 vượt 120% kế hoạch năm
2008. Điều này cho thấy tình hình kinh doanh của công ty từ năm 2005 đến năm
2008 đang khá ổn định và phát triển. Đến năm 2009 do ảnh hưởng của cuộc khủng
hoảng tài chính đồng thời có nhiều hợp đồng đang triển khai, chưa được hoàn thành
nên doanh thu thuần của công ty giảm sút nghiêm trọng so với năm 2008. Cũng một


phần từ nguyên nhân này mà lợi nhuận sau thuế của công ty năm 2009 giảm mạnh
so với các năm trước
Giá vốn hàng bán hằng năm của công ty thường bằng 80% doanh thu của
năm đó. Tuy nhiên đến năm 2008 thì con số này là 73,81% cho thấy hiệu quả kinh
doanh của công ty vào năm 2008 là khá cao.
Tổng các chi phí quản lý doanh nghiệp và các chi phí khác thường chiếm
khoảng 9,5% tổng doanh thu mỗi năm. Công ty cũng đang nỗ lực giảm thiểu các chi
phí này bằng cách cắt bỏ và hạn chế tối đa những chi phí khơng thực sự cần thiết.
Lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp tăng rất ít từ năm 2005 đến năm 2006 (
khoảng 6 triệu VNĐ), sau đó tăng mạnh từ năm 2006 đến năm 2007 (khoảng 500
triệu VNĐ), năm 2008 lợi nhuận sau thuế của công ty đạt con số bất ngờ vào

khoảng 3,8 tỷ VNĐ, điều này cho thấy từ năm 2005 đến năm 2008 công ty làm ăn
rất hiệu quả. Năm 2009 lợi nhuận sau thuế chỉ còn khoảng 76 triệu VNĐ ( giảm
khoảng 304 triệu VNĐ so với năm 2008).
Tất cả những yếu tố trên đều có mối liên hệ với nhau, doanh thu tăng làm
cho chi phí ( bao gồm tất cả các chi phí như chi phí cung cấp dịch vụ và chi phí
quản lý doanh nghiệp) và thuế tăng dẫn đến lợi nhuận cũng tăng. Ngoài ra, do tác
động của nền kinh tế thị trường và công tác đào tạo nguồn nhân lực của Cơng ty
chưa có hiệu quả, dẫn đến việc khách hàng chưa lựa chọn sản phẩm của Công ty,
làm cho năm 2009 cơng ty khơng duy trì được mức doanh thu lợi nhuận như mong
muốn. Công ty cần đặt ra mục tiêu và phương hướng kinh doanh cụ thể trong những
năm tới đồng thời chú trọng vào công tác huấn luyện nhân viên, thu hút khách hàng
để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình.


2.2. Các chỉ số phản ánh tổng quát mức độ hiệu quả trong hoạt động kinh doanh
vật tư và thiết bị đồng bộ của Công ty từ năm 2005 đến năm 2009
2.2.1. Chỉ số về khả năng sinh lời
Chỉ số
a. LN gộp/Doanh thu thuần (%)
b. LN trước lãi và thuế và khấu hao
(EBITDA)/Doanh thu thuần (%)
c. LN trước thuế/Doanh thu thuần (%)
d. LN sau thuế/Tài sản dài hạn

2005
15.37

2006
19.06


%

%

1.03% 2.13%
0.52%
8,84%

2007
2008
20.76% 26.18%

2009
21.03%

5.50%

2.79%

13.06%

0.50% 3.96% 12.52% 0.81%
10,74 60.34% 479.55% 13.08%
%

Các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời của cơng ty nhìn chung tăng từ năm
2005 đến năm 2007 và đạt mức cao nhất vào năm 2008 tuy nhiên đến năm 2009 thì
giảm sút. Nguyên nhân là do năm 2009 một số hợp đồng lớn chưa được quyết tốn,
dẫn đến lợi nhuận của Cơng ty thấp hơn. Đặc biệt là hợp đồng cung cấp lắp đặt hệ
thống thiết bị công nghệ và phụ trợ với Cơng ty CP Habeco-Hải Phịng với giá trị hợp

đồng xấp xỉ 52 tỷ đồng cịn chưa hồn thành
Do cơng ty hoạt động trên lĩnh vực thương mại là chủ yếu nên chỉ tiêu Lợi
nhuận sau thuế/Tài sản dài hạn ở mức khá cao. Trong hai năm 2005 và 2006 thì lợi
nhuận sau thuế đều khơng cao và ở mức gần tương đương nhau nên chỉ tiêu trên chỉ ở
mức lần lượt là 8,84% và 10,74%. Năm 2009, chỉ tiêu này sụt giảm do lợi nhuận sau
thuế năm 2009 chỉ đạt 76 triệu, trong khi lợi nhuận sau thuế năm 2008 là 3.8 tỷ đồng.
Lợi nhuận của Công ty thấp cũng là do Công ty tập trung mọi nguồn lực để thực hiện
hợp đồng với Habeco Hải Phòng, trong khi hợp đồng này còn đang dang dở.
Mặt khác do ảnh hưởng của cuộc suy thối kinh tế tồn cầu nên số lượng các
hợp đồng kinh doanh của cơng ty ít đi nhiều dẫn tới kết quả kinh doanh của công ty
năm 2009 giảm sút đáng kể.


2.2.2. Chỉ số về tăng trưởng
Chỉ số
a. Tăng

2005
trưởng

về

doanh thu (%)
b. Tăng trưởng về LN
sau thuế (%)
c. Tăng trưởng tổng TS
(%)
d. Tăng trưởng tổng nợ
phải trả (%)


19.54%

4.19%
14.80%
7.48%

2006
20.75
%
14.17
%
65.81

2007

2008

2009

103.75%

-72.88%

92.27% 559.96%

-98.16%

65.9%

137.60


%
79.45

%
193.93

%

%

22.70%

91.34%

-58.82%

210.42%

Các chỉ số về tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận sau thuế của công ty luôn ở
mức dương từ năm 2005 đến năm 2008, tuy nhiên đến năm 2009 thì những con số
này lần lượt là -72,88%, -98,16% cho thấy doanh thu và lợi nhuận sau thuế của cơng
ty khơng hề tăng mà cịn giảm sút nhiều so với năm 2008.
Chỉ số tăng trưởng tổng nợ phải trả của công ty tăng dần từ 7,48% đến
193,93% qua các năm 2005, 2006, 2007, đến năm 2008 thì chỉ số trên mang dấu âm
cho thấy các khoản nợ của công ty không tăng so với các năm trước, đến năm 2009
thì chỉ số này nhảy vọt thành 210.42%. Tuy nhiên, đây không hẳn là một dấu hiệu
đáng buồn cho giai đoạn kinh doanh tiếp theo của Cơng ty vì năm 2009 mặc dù nợ
phải trả của Công ty tăng, nhưng các khoản nợ ngắn hạn này chủ yếu là phần vốn
chiếm dụng của người bán (khoản cơng ty được trả chậm các đối tác nước ngồi

như Sudmo và một số đối tác khác). Mặt khác, Công ty dự kiến rằng doanh thu năm
tới sẽ tăng đáng kể, đạt hơn 60 tỷ vì nhiều hợp đồng lớn năm 2009 chưa hồn thành
chưa xuất hóa đơn, sẽ được xuất hóa đơn vào năm 2010. Danh sách các hợp đồng
đang thực hiện cụ thể như sau :


STT

Nội dung hợp đồng

Giá trị hợp đồng
EUR
VNĐ

Cung cấp lắp đặt hệ
1

51,908,079, Công

thống thiết bị công

000

nghệ và phụ trợ
Cung cấp các loại
2

721

phụ kiện

Cung cấp ống vi sinh

4

Cung cấp vật tư

5

6

7

Cung ứng phụ tùng
thay thế

Doanh thu xây lắp
Tổng

CP

Cơng

ty

CP

SXTMDV cơ khí
Cơng Minh
Cơng ty SXKD-


1
2,103.21

XNK Hương Sen
Cơng
ty
CP

1

SXTMDV cơ khí

6,082.70

Cơng Minh
Cơng ty TNHH cơ

1
5,770.05

Cung cấp vật tư

ty

Habeco-Hải Phịng
395,969,

van, đường ống và

3


Chủ đầu tư

855,000,
000

khí Sabeco
Các
Cơng

Thương mại và sản
xuất khác

11,000,000,
000
43,955.96 64,159,048,721

ty


2.2.3. Chỉ số về hoạt động
Chỉ số
2005
101
a. Số ngày tồn kho bình quân
22
b. Số ngày phải thu tiền hàng
c. Số ngày phải trả tiền nhà
105
cung cấp nước ngoài

d. Tổng chi phí quản lý doanh
10.5%
nghiệp/ Doanh thu thuần
e. Hiệu quả sử dụng TS = 272.8
Doanh thu thuần /Tổng TS

%

2006
131
34

2007
212.8
51.9

2008
89.5
18.4

2009
558.6
199.1

141

123.8

52.5


120.6

17.4%

14.6%

11.7%

20.3%

138.7% 365.6%

51.8%

198.6
%

Giá trị và thời gian hàng tồn kho của công ty khá lớn, do các mặt hàng của
công ty đều là các thiết bị, linh kiện nhập ngoại đắt tiền. Công ty thường cung cấp
hàng theo các hợp đồng cho các nhà máy bia Thanh Hóa, Bia Hải phịng, Bia Vũng
Tàu…. Đối với các hợp đồng giá trị lớn Công ty thường phải gom đủ hàng chờ giao
cho khách hàng
Các khoản phải thu của Công ty là các khoản phải thu với các khách hàng
truyền thống. Theo thơng tin của Phịng Kinh doanh, Cơng ty khơng có các khoản
phải thu khó địi (Phần lớn là các khoản phải thu từ các khách hàng truyền thống
điển hình là Cơng ty CP Habeco Hải Phòng… ) thế nên số ngày phải thu tiền hàng
từ cơng ty là tương đối ngắn.
Mặt khác, ta có thể thấy thời gian công ty phải trả tiền nhà cung cấp nước
ngồi dài hơn nhiều so với thời gian cơng ty thu tiền từ khách hàng nên các khoản
tín dụng và nợ đọng của công ty thường không lớn.

Chỉ tiêu về Chi phí quản lý doanh nghiệp/Doanh thu thuần của Cơng ty được
duy trì tương đối ổn định qua các năm và cao nhất là năm 2009, cho thấy năm 2009 là
năm Cơng ty phải bỏ ra nhiều chi phí mà doanh thu thuần thu về lại không cao.
Xét chỉ số hiệu quả sử dụng tài sản, năm 2005 tổng tài sản của Cơng ty cịn
thấp cho nên chỉ số này khá cao là 272,8%, năm 2008 nhờ doanh thu thuần tăng vọt
mà chỉ số trên đạt đến 365,6% - mức cao nhất trong giai đoạn 5 năm kể từ năm 2005
đến 2009. Năm 2009 do doanh thu không cao nên hiệu quả sử dụng tài sản thấp hơn
so với năm trước.


Như vậy có thể nói giai đoạn kinh doanh của công ty từ năm 2005 đến năm
2007 khá ổn định, đến năm 2008 Cơng ty đã có những bước tăng trưởng đáng kể
nhưng đến năm 2009 thì kết quả kinh doanh của công ty lại sụt giảm mạnh.
3. Đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh vật tư và thiết bị đồng bộ của
Công ty cổ phần MEEC
3.1. Thuận lợi và khó khăn
3.1.1. Thuận lợi:
 Ngành cơng nghiệp bia - rượu - nước giải khát là một ngành có sự tăng
trưởng tốt. Sản lượng rượu bia liên tục tăng trong các năm qua. Chỉ tính
riêng bia, sản lượng năm 2003 là 1,29 tỷ lít, năm 2004 là 1,37 tỷ lít, năm
2005 là 1,5 tỷ lít và năm 2006 là 1,47 tỷ thế nên có thể nói thị trường tiêu thụ
sản phẩm của công ty khá rộng lớn.
 Lượng đối thủ cạnh tranh hiện nay của công không nhiều do mặt hàng của
cơng khá chun biệt. Bên cạnh đó Cơng ty có lợi thế cạnh tranh là giá cả và
chất lượng hàng hóa vì Cơng ty là đại lý phân phối độc quyền của các hãng
sản xuất lớn ở bên Đức.
 Cơng ty có nguồn đầu vào và đầu ra ổn định. Rủi ro đầu vào của công ty là
rất nhỏ vì cơng ty được độc quyền phân phối hàng của hãng SUDMO và một
số nhà cung cấp lớn khác có quy mô quốc tế, luôn đảm bảo sẵn sàng cung
cấp và năng lực chuyên nghiệp, nên rủi ro này gần như khơng có. Thị trường

đầu ra rất ổn định do nhu cầu của các khách hàng truyền thống của công ty
ngày càng tăng cùng với mức tăng nhu cầu tiêu thụ nội địa và đời sống con
người. Mặt khác, chính sách hoạt động của công ty cũng rất ưu tiên cho
khách hàng cũ, khách hàng quen nên có thể giữ chân khách hàng, nhất là các
đơn vị Nhà nước lớn hoặc cổ phần hố từ quốc doanh.
 Cơng ty gần như khơng gặp rủi ro về thu nợ do chính sách bán hàng của
công ty là cho khách hàng nợ tiền trong thời gian rất ngắn, không quá 1-1,5
tháng. Khách hàng của công ty đều là những khách hàng lâu năm và luôn thể


hiện uy tín thanh tốn tiền rất đúng hạn trong ngành nói chung và với MEEC
nói riêng.
3.1.2. Khó khăn
 Sản phẩm của cơng ty có tính chất đặc thù và lại được nhập từ nước ngoài
nên đối với những đơn đặt hàng địi cung cấp sản phẩm ngay, Cơng ty
thường phải từ chối do phải mất thời gian đợi hàng được chuyển về Việt
Nam.
 Thuế nhập khẩu hàng hóa của các sản phẩm này tại Việt Nam vẫn còn ở mức
cao do đó ảnh hưởng khơng nhỏ tới lượng bán của cơng ty.
 Dịng sản phẩm của Cơng ty vốn được coi là đắt tiền nên thường khơng có
đơn đặt hàng từ các doanh nghiệp nhỏ lẻ trong khi đây cũng là đối tượng
khách hàng có thể mang lại nhiều lợi nhuận cho công ty.
3.2. Những thành tựu đã đạt được và nguyên nhân
Sau nhiều năm kinh doanh trong lĩnh vực vật tư và thiết bị đồng bộ Công ty đã
tăng vốn điều lệ ban đầu từ 700 triệu đồng lên đến 2 tỷ đồng, bên cạnh đó uy tín của
công ty ngày càng được củng cố thể hiện qua việc giành được sự tín nhiệm của những
khách hàng lớn trong nước như: Cơng ty CP Bia Thanh Hóa, cty Cổ phần bia Hà nội
– Hải phòng, Tổng Cty SABECO, Pepsico, Công ty Tân Hiệp, Cty CP SXKD XNK
Hương Sen (bia Đại Việt), Cty Tân Hiệp Phát (bia Laser), Công ty Rượu Đồng
Xuân (bia Heninger), Cty bia Hà Tĩnh, Cty bia Sài Gòn - Cần Thơ, Cty bia Sài Gòn

- Sóc Trăng,…có được những thành tích này là do Cơng ty luôn chú trọng cung cấp
những sản phẩm chất lượng cao, giá thành hợp lý, đồng thời trung phát triển mối
quan hệ với những khách hàng sẵn có.
3.3. Những hạn chế cịn tồn tại và ngun nhân
 Cơng ty chưa có bộ phận marketing hoạt động riêng lẻ, nhân viên cơng ty
cịn thụ động trong việc giao dịch với khách hàng. Khách hàng thường tự tìm
đến cơng ty do những mối quan hệ giao dịch trước đây hoặc do khách hàng
khác giới thiệu. Hạn chế này bắt nguồn từ việc Công ty thiên về phát triển


khách hàng hiện tại mà chưa chú trọng đúng mức tới phát triển khách hàng
tương lai do vậy mà đa phần khách hàng chỉ là những doanh nghiệp đã làm
ăn lâu năm với công ty.
 Do đội ngũ nhân viên cơng ty đa phần cịn rất trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm
nên đã có nhiều sai sót xảy ra trong quá trình hoạt động kinh doanh như
chậm trễ trong việc hoàn thành bộ thủ tục hải quan khi nhập hàng từ các nhà
cung cấp nước ngồi. Từ đó dẫn tới kéo dài thời gian làm hàng, ảnh hưởng
phần nào tới tiến độ thực hiện hợp đồng của công ty.
 Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động vận chuyển hàng hóa
chưa đầy đủ một phần do vượt q khả năng tài chính của cơng ty dẫn đến
khi giao nhận hàng hố, cơng ty thường phải tốn nhiều thời gian và chi phí
để th xe ngồi khi chở hàng.


CHƯƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
VẬT TƯ VÀ THIẾT BỊ ĐỒNG BỘ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MEEC
1. Phương hướng và mục tiêu phát triển của Công ty trong thời gian tới
Không thỏa mãn với những thành tựu đã đạt được trong hiện tại, Công ty cổ
phần MEEC ln tự hồn thiện và vươn tới những tầm cao mới. Với vốn điều lệ
hiện tại là 2 tỷ đồng, sắp tới Công ty sẽ tăng vốn điều lệ lên 5 tỷ đồng, nhằm tạo

điều kiện thuận lợi để thực hiện những dự án mới trong tương lai. Với tầm nhìn của
ban lãnh đạo cộng với tốc độ phát triển kinh tế cực nhanh của Việt Nam, cơng ty sẽ
ln tìm kiếm những cơ hội kinh doanh đột phá góp phần vào sự phát triển chung
của cả nước đồng thời không ngừng khẳng định và nâng cao uy tín của thương hiệu
MEEC.
2. Các giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh vật tư và thiết bị đồng
bộ của Cơng ty
Q trình kiến tập tại Cơng ty cổ phần MEEC tuy chỉ kéo dài trong một
khoảng thời gian tương đối ngắn nhưng cũng đã giúp em nhìn nhận được những
thuận lợi khó khăn cũng như những điểm mạnh điểm yếu về hoạt động kinh doanh
tại Công ty, và với ý kiến chủ quan của mình em xin đưa ra một số giải pháp sau:
 Công ty nên tiếp tục phát huy mối quan hệ thân thiết với khách hàng hiện có
hơn nữa thơng qua các chính sách như giảm giá thành hoặc cung cấp thêm
một số dịch vụ khác mà khơng tính trong tiền phí.
 Cơng ty nên tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhỏ lẻ mua sản phẩm của
mình bằng cách cho phép các cơng ty này trả chậm một phần tiền hàng hoặc
có chính sách ưu đãi với những doanh nghiệp này nếu như giới thiệu được
thêm doanh nghiệp khác mua sản phẩm của công ty.
 Công ty nên tách bộ phận marketing của công ty ra thành một bộ phận hoạt
động riêng rẽ để thu thập và xử lý thơng tin nhanh chóng, chính xác và linh
hoạt, tạo điều kiện cho việc ra những quyết định hợp lý và thu hút khách
hàng, nâng cao chất lượng phục vụ đối với khách hàng. Mặt khác, để có thể
tìm đến khách hàng mới, cơng ty cần mở rộng hoạt động tiếp thị giới thiệu về


cơng ty mình với khách hàng qua các phương tiện thơng tin đại chúng như
báo chí, internet, các kênh quảng cáo…
 Công ty cần trang bị nhiều hơn về cơ sở vật chất, trang thiết bị cho việc vận
chuyển hàng hóa, kho bãi,…để phục vụ tốt nhu cầu khách hàng .
 Để tạo niềm tin với khách hàng, công ty cần phải có một đội ngũ cán bộ nhân

viên có tinh thần trách nhiệm, đặc biệt là nhân viên cần phải nắm vững kiến
thức về nghiệp vụ của mình đồng thời phải có những ứng xử linh hoạt khi
gặp phải những vấn đề khó khăn như, vậy mới có thể cạnh tranh với các đối
thủ cạnh tranh khác và nâng cao được vị thế của công ty. Để phát triển đội
ngũ nhân viên như vậy thì cơng ty có thể thực hiện một số biện pháp sau:
- Mở những lớp huấn huyện về nghiệp vụ giao nhận
- Có những buổi hội thảo chuyên sâu về từng nghiệp vụ giao nhận
- Tuyển chọn nhân viên có nghiêp vụ chuyên sâu và có tinh thần trách
nhiệm trong cơng việc.
 Cơng ty phải ln đảm bảo có sự phối hợp chặt chẽ giữa các phòng ban đồng
thời giám sát và quản lý điều hành mọi hoạt động của nhân viên. Ban lãnh
đạo của công ty cần hỗ trợ về vật chất lẫn tinh thần cho nhân viên, cần
khuyến khích nhân viên nâng cao trình độ chun mơn, có chính sách khen
thưởng đối với những nhân viên có sáng tạo cũng như có thành tích trong
cơng việc, cần có chính sách tăng lương, thưởng vào những dịp lễ, tết, hoặc
tổ chức những chuyến dã ngoại tạo điều kiện cho cán bộ, nhân viên công ty
ngồi việc giải trí cịn giúp họ hiểu nhau hơn và nhiệt tình hơn trong cơng
việc.
Ngồi ra, cơng ty cần xây dựng kế hoạch trong những năm tới với những mục
tiêu cụ thể cho phù hợp với xu hướng phát triển chung của đất nước.


KẾT LUẬN
Từ khi thành lập cho đến nay, Công ty cổ phần tư vấn kĩ thuật vật tư và thiết
bị đồng bộ MEEC đã ln nỗ lực hết mình trong việc tạo dựng uy tín, cung cấp
những sản phẩm chất lượng cao, giá thành hợp lý cho khách hàng và đồng thời
đóng góp vào sự phát triển chung của cả nước. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động
kinh doanh, bên cạnh những thuận lợi và thành tựu, Công ty cũng gặp phải khơng ít
khó khăn và trở ngại. Sau khi tìm hiểu và nghiên cứu về cơng ty, em có đưa ra
những giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh của Công ty. Hi vọng rằng

những giải pháp này sẽ hữu ích và góp phần vào những bước tiến của công ty trong
thời gian tới. Em tin rằng với ban lãnh đạo sáng suốt, giàu kinh nghiệm và đội ngũ
nhân viên trẻ, năng động cùng với sự quyết tâm, nỗ lực của tồn cơng ty chắc chắn
cơng ty sẽ đạt được những kết quả to lớn và khẳng định được khả năng cạnh tranh
của mình trên thị trường.



×