Tải bản đầy đủ (.doc) (126 trang)

Quan hệ lợi ích kinh tế giữa nông dân và doanh nghiệp ngành cà phê ở tỉnh đăk lăk

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (518.65 KB, 126 trang )

1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đăk Lăk là tỉnh nằm ở vị trí trung tâm của Tây Nguyên với diện tích cà
phê chiếm tới 57% diện tích đất nơng nghiệp, tương đương 86% diện tích các
cây cơng nghiệp lâu năm của tỉnh. Đăk Lăk là một trong những vùng chuyên
canh cà phê lớn nhất cả nước, chiếm 50% diện tích và 53% sản lượng cà phê
cả nước. Ngành sản xuất cà phê là một trong những ngành kinh tế chủ lực
trong cơ cấu kinh tế, chiếm xấp xỉ 30% GDP của tỉnh. Đặc điểm về tăng
trưởng kinh tế của tỉnh Đăk Lăk gắn liền với những thăng trầm của ngành sản
xuất cà phê. Triển vọng phát triển của ngành sản xuất cà phê sẽ tạo nên những
tác động đến tăng trưởng kinh tế chung của tỉnh Đăk Lăk. Vì vậy, phát triển
ngành sản xuất cà phê là một trong những mục tiêu kinh tế quan trọng đặc
biệt của tỉnh.
Tuy nhiên, việc sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ cà phê ở Đăk Lăk cũng
như ở các tỉnh Tây Nguyên đang gặp nhiều vấn đề khó khăn, cản trở địi hỏi
phải sớm được tháo gỡ. Ngồi vấn đề chất lượng và hiệu quả sản xuất đã
được quan tâm từ lâu thì hiện nay xuất hiện nhiều bất cập mới, đang rất được
chú ý nhất là trong vấn đề kinh doanh, tiêu thụ. Đó là hiện tượng các doanh
nghiệp kinh doanh, xuất khẩu cà phê khi thì khó khăn trong thu gom hàng vì
nơng dân găm hàng chờ tăng giá, khi thì thờ ơ trước nhu cầu bán hàng của
nơng dân. Nơng dân nhiều khi điêu đứng vì sự biến động của giá cả, thua lỗ
nặng vì giá cà phê tụt giảm; Sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp
trong nước và doanh nghiệp nước ngoài trong việc thu mua cà phê diễn ra rất
phức tạp, tranh mua tranh bán khó kiểm sốt. Tại Đăk Lăk, hơn mười năm
qua, việc gửi cà phê vào kho các đại lý hay các doanh nghiệp để chờ giá chốt
sau đã phát sinh nhiều hệ lụy liên quan đến pháp lý, đến đạo đức kinh
doanh… dẫn đến nhiều người bị thiệt hại tài sản, nhiều trường hợp trắng tay,
vườn cây của nông dân bị phát mại do mất khả năng trả nợ vay ngân hàng…



2
Bản chất của vấn đề ở chỗ chưa giải quyết tốt mối quan hệ lợi ích giữa
các chủ thể sản xuất, kinh doanh cà phê nhất là giữa các doanh nghiệp và
nơng dân trồng cà phê. Nếu lợi ích giữa doanh nghiệp và nông dân trồng cà
phê không được giải quyết thỏa đáng, hài hịa, tích cực chắc chắn sẽ gây ra rất
nhiều tiêu cực ảnh hưởng đến ngành cà phê ở Đăk Lăk nói riêng, cả nước nói
chung trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Cơ sở khoa học và thực tiễn
cho vấn đề này đang trở nên rất cấp bách, bức thiết hiện nay ở Đăk Lăk. Với ý
nghĩa đó, đề tài “Quan hệ lợi ích kinh tế giữa nông dân và doanh nghiệp
ngành cà phê ở tỉnh Đăk Lăk” được lựa chọn để nghiên cứu trong luận văn
thạc sĩ chuyên ngành kinh tế chính trị này.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Về chủ đề quan hệ lợi ích nói chung và quan hệ lợi ích giữa các chủ thể
trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh và chế biến cà phê, đã có nhiều cơng
trình, tài liệu, bài viết phân tích và đánh giá tiêu biểu như:
2.1. Về chủ đề quan hệ lợi ích nói chung
- Ngơ Tuấn Nghĩa (2011), Bảo đảm quan hệ lợi ích hài hịa về sở hữu
trí tuệ trong hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia,
Hà Nội. Trong cơng trình nghiên cứu này, trên cơ sở phân tích những vấn đề
lý luận và thực tiễn của quan hệ lợi ích trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, có tham
khảo kinh nghiệm của các quốc gia trong khu vực và trên thế giới, tác giả đã
đưa ra những quan điểm của mình về nội dung này. Nội dung phân tích về
biểu hiện quan hệ lợi ích trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ trong hội nhập kinh tế
quốc tế của Việt Nam như về cơ chế điều chỉnh quan hệ lợi ích; khai thác lợi
ích giữa các chủ thể trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ và nhiều mâu thuẫn, xung
đột cần có giải pháp bảo đảm hài hịa quan hệ lợi ích này.
- Đặng Quang Định (2010), Quan hệ lợi ích kinh tế giữa cơng nhân,
nơng dân và trí thức ở Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
Cuốn sách này trình bày những lợi ích kinh tế của cơng nhân, nơng dân và trí
thức; Phân tích sự thống nhất và những biểu hiện thiếu thống nhất trong lợi



3
ích kinh tế giữa cơng nhân, nơng dân, trí thức và phân tích nguyên nhân của
các mâu thuẫn lợi ích là sự chênh lệch về thu nhập và thụ hưởng phúc lợi xã
hội, những nảy sinh trong quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất… Từ đó, đưa ra
những giải pháp nhằm thống nhất lợi ích này.
- TS. Hồ Bá Thâm, Bàn về mâu thuẫn xung đột hiện nay, Nxb Chính trị
Quốc gia, Hà Nội-2011. Tác giả tập trung bàn về nội dung mâu thuẫn xung
đột lợi ích hiện nay; thực tế ở một số nước; nhận dạng một số mâu thuẫn,
xung đột lợi ích hiện nay. Tài liệu này cịn phân tích mâu thuẫn, cạnh tranh
giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài khi Việt Nam đã
là thành viên chính thức của WTO.
2.2. Về quan hệ lợi ích ngành cà phê
- Hiệp hội cà phê - ca cao Việt Nam(2007), Cà phê Việt Nam trên
đường hội nhập và phát triển, Nxb Lao động xã hội, Hà Nội. Cuốn sách này
phân tích về tình hình sản xuất và thương mại cà phê trên thế giới và Việt
Nam; Một số chính sách của nhà nước về phát triển cà phê; Đánh giá về phát
triển văn hóa cà phê. Trong đó các tác giả nêu bật về những thuận lợi của cà
phê Việt Nam trong điều kiện hội nhập như về điều kiện tự nhiên, kinh
nghiệm sản xuất, diện tích sản lượng, thị trường được mở rộng, các chính
sách tạo điều kiện phát triển ngành cà phê Việt Nam của nhà nước… Bên
cạnh đó là những khó khăn, hạn chế về chất lượng, năng suất, sự ảnh hưởng
của giá cả cà phê thế giới, về thương hiệu… Từ đó, các tác giả đưa ra các giải
pháp nhằm phát triển ngành cà phê Việt Nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế
quốc tế.
- Nguyễn Xuân Trình(2006), Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế
đến sản xuất, chế biến và tiêu thụ một số nông sản ở Việt Nam: qua nghiên
cứu chè, cà phê, điều, Nxb Lý luận Chính trị, Hà Nội. Tài liệu phân tích mối
quan hệ giữa biến động giá cả cà phê thế giới với giá cả sản xuất và tiêu thụ

cà phê Việt Nam; Ảnh hưởng của hội nhập kinh tế quốc tế đến các tác nhân
tham gia sản xuất, chế biến, tiêu thụ cà phê.


4
- Nguyễn Văn Thường(2009), Nghiên cứu tiến trình đổi mới tổ chức và
quản lý các doanh nghiệp nông nghiệp nhà nước trên địa bàn Đăk Lăk theo
hướng CNH - HĐH, Báo cáo khoa học, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.
Báo cáo trình bày vai trị của các doanh nghiệp nơng nghiệp, các đặc điểm có
ảnh hưởng đến q trình tổ chức và quản lý các doanh nghiệp nông nghiệp
nhà nước ngành cà phê, cao su trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk. Báo cáo cũng phân
tích thực trạng về đổi mới tổ chức quản lý các doanh nghiệp nông nghiệp trên
địa bàn tỉnh đã được tiến hành, có nhiều cố gắng song còn nhiều hạn chế như
về tổ chức và quản lý cịn chưa đồng bộ, chính sách điều hành cịn thiếu thống
nhất, q trình đổi mới cịn chậm chạp, chưa linh hoạt…
- Bùi Quang Bình(2007), Đánh giá hiệu quả của ngành sản xuất cà
phê và những ảnh hưởng của nó tới sự phát triển bền vững của tỉnh Đăk Lăk,
Báo cáo khoa học, Đại học kinh tế Đà Nẵng. Báo cáo phân tích tình hình sản
xuất cà phê ở Việt Nam và Đăk Lăk cũng như tác động của nó với phát triển
kinh tế của Đăk Lăk; So sánh hiệu quả sản xuất của cây cà phê với các cây
trồng khác. Tác giả đã nêu bật những khó khăn mà ngành sản xuất cà phê ảnh
hưởng tới sự phát triển bền vững của tỉnh như trình độ khoa học kỹ thuật cịn
hạn chế nên q trình sản xuất chế biến còn năng suất thấp, chất lượng chưa
cao và ảnh hưởng đến môi trường, thu nhập của nông dân trồng cà phê còn
thấp và chưa ổn định…
- Hiệp hội cà phê - ca cao Việt Nam (2005), Tài liệu hội thảo mua bán
cà phê qua sở giao dịch quốc tế (Liffe - Nybot): Chu Tiến Quang, Sản xuất và
tiêu thụ của cà phê Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế; Vân
Thành Huy (Chủ tịch hội đồng quản trị Vicofa), Tham gia thị trường kỳ hạn
đối với việc xuất khẩu cà phê Việt Nam, Buôn Ma Thuột. Các tác giả đề cập đến

nhiều vấn đề trong đó có vấn đề về chất lượng, năng suất, sản lượng, giá cả, cạnh
tranh; về bảo hiểm ngành cà phê; Về vấn đề giao dịch trên sàn cà phê…
- Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (1996), Tổng quan phát triển
cà phê Việt Nam. Tài liệu này đề cập đến nhiều vấn đề như nguồn gốc du


5
nhập của cà phê vào Việt Nam và các giai đoạn phát triển; Các vùng tập trung
sản xuất cà phê ở Việt Nam; Các loại cà phê được trồng ở Việt Nam; Tổng
quan về tình hình sản xuất, kinh doanh, chế biến cà phê.
- Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (1997), Những giải pháp
kinh tế chủ yếu mở rộng thị trường tiêu thụ lúa, gạo, cà phê, chè của Việt
Nam. Tài liệu này đề cập đến vấn đề tiêu thụ của nhiều nông sản như lúa, gạo,
chè… trong đó có cà phê. Tài liệu đặc biệt tập trung phân tích thị trường tiêu
thụ trong nước và ngồi nước của các loại nơng sản nói chung và cà phê nói
riêng. Đặc biệt nhấn mạnh về nâng cao năng suất, chất lượng để tăng hiệu quả
xuất khẩu.
- Đoàn Triệu Nhạn (2004), Ngành cà phê Việt Nam nỗ lực vì phát triển
bền vững trên các mặt kinh tế - môi trường - xã hội, Hội nghị cà phê quốc tế,
Hà Nội. Tác giả tập trung bàn về hiệu quả sản xuất cà phê Việt Nam và những
tác động của nó đến các lĩnh vực đời sống như: kinh tế, môi trường, xã hội.
- Ngành cà phê bền vững - Quan điểm của các tổ chức phi chính phủ tại
Hội nghị cà phê quốc tế, Hà Nội-2004. Tài liệu này tập trung các bài phát biểu
của các tổ chức phi chính phủ đánh giá về phát triển bền vững của ngành cà
phê nói chung trên thế giới trong đó có cà phê Việt Nam. Nội dung các bài
phát biểu đều hướng tới việc hợp tác giữa các quốc gia và tổ chức nhằm phát
triển ngành cà phê bền vững.
- Đánh giá ảnh hưởng của tự do hóa thương mại đến người trồng cà
phê nghèo ở tỉnh Đăk Lăk, Báo cáo nghiên cứu kết hợp giữa Icard và OxFam,
Hoa Kỳ năm 2002. Báo cáo phân tích vai trị của tự do hóa thương mại và ảnh

hưởng tiêu cực của nó đến việc sản xuất, kinh doanh cũng như thu nhập của
người trồng cà phê nghèo ở tỉnh Đăk Lăk. Từ đó, đưa ra những giải pháp
nhằm hỗ trợ cho nông dân trồng ở phê nghèo trên địa bàn, trong đó hệ thống
chính sách của chính phủ rất được nhấn mạnh.
- Một số thách thức của việc phát triển thị trường cho mặt hàng cà phê
Việt Nam tại thị trường Việt Nam và thị trường Mỹ, Nghiên cứu của một nhóm


6
tác giả thuộc trường Đại học Tây Úc và Arizona, Mỹ. Cơng trình này nghiên
cứu những khó khăn của việc phát triển thị trường tiêu thụ trong nước của cà
phê Việt Nam cũng như tại thị trường Mỹ. Do cà phê Việt Nam còn chưa đạt
tiêu chuẩn về chất lượng nên cịn khó khăn trong việc chinh phục thị trường
“khó tính” là Mỹ.
- Lê Văn Phong (2010), “Quan hệ kinh tế giữa chủ thế sản xuất nguyên
liệu với các doanh nghiệp chế biến giấy”, Luận văn thạc sĩ, Học viện Chính trị Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh. Luận văn trình bày đặc điểm, bản chất của
mối quan hệ kinh tế giữa chủ thể sản xuất nguyên liệu với doanh nghiệp; phân
tích vai trị của nhà nước với quan hệ kinh tế này. Tác giả trình bày thực trạng
mối quan hệ kinh tế giữa hai chủ thể này để đưa ra những giải pháp phát triển.
Tất cả các công trình, bài viết nghiên cứu trên đã đề cập đến nhiều vấn
đề có liên quan đến đề tài luận văn như: nghiên cứu về quan hệ lợi ích, quan
hệ kinh tế, về tình hình sản xuất, kinh doanh và chế biến cà phê ở tỉnh Đăk
Lăk cũng như ở Việt Nam; về khả năng cạnh tranh của cà phê Việt Nam cũng
như những phương hướng, giải pháp nhằm phát triển ngành cà phê Việt Nam.
Tuy nhiên, cho đến hiện nay, chưa có cơng trình, bài viết nào nghiên cứu về
mối quan hệ lợi ích kinh tế giữa nơng dân và doanh nghiệp ngành cà phê trên
địa bàn tỉnh Đăk Lăk. Vấn đề cần phải làm rõ là đặc điểm, điều kiện thực hiện
và các phương thức thực hiện quan hệ lợi ích kinh tế giữa nơng dân và doanh
nghiệp ngành cà phê ở tỉnh Đăk Lăk. Đây là những cơ sở khoa học rất căn
bản cho việc góp phần phát triển ngành cà phê ở Đăk Lăk trong thời gian tới

song lại chưa có cơng trình nghiên cứu nào đề cập một cách có hệ thống. Vì
vậy, đây cũng sẽ là nội dung nghiên cứu chủ yếu của luận văn này và là điểm
mới của luận văn này so với các cơng trình nghiên cứu đã được cơng bố.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
3.1. Mục đích của luận văn
- Làm rõ hơn cơ sở lý luận về mối quan hệ lợi ích kinh tế giữa nơng
dân và doanh nghiệp trong ngành cà phê.


7
- Đánh giá thực trạng mối quan hệ lợi ích kinh tế hai chiều giữa nông
dân và doanh nghiệp ngành cà phê.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm góp phần phát triển quan hệ
lợi ích kinh tế giữa nông dân với doanh nghiệp ngành cà phê ở Đăk Lăk.
3.2. Nhiệm vụ của luận văn
Để thực hiện mục đích nêu trên, luận văn sẽ tập trung nghiên cứu các
nội dung cụ thể sau:
Thứ nhất: Phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn về quan hệ lợi ích kinh tế
giữa nông dân và doanh nghiệp ngành cà phê về đặc điểm, điều kiện thực
hiện, các phương thức thực hiện quan hệ lợi ích kinh tế giữa nơng dân và
doanh nghiệp ngành cà phê.
Thứ hai: Phân tích, đánh giá những thành tựu và hạn chế trong việc
thực hiện quan hệ lợi ích kinh tế giữa nơng dân và doanh nghiệp ngành cà phê
ở tỉnh Đăk Lăk.
Thứ ba: Kiến nghị, đề xuất một số giải pháp nhằm thực hiện tốt quan hệ
lợi ích kinh tế giữa nơng dân ngành cà phê ở tỉnh Đăk Lăk trong thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu về mối quan hệ lợi ích kinh tế giữa hai chủ thể
trong ngành cà phê là nông dân và doanh nghiệp ngành cà phê ở Đăk Lăk.

4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về thời gian: luận văn nghiên cứu mối quan hệ lợi ích kinh tế giữa nông
dân và doanh nghiệp ngành cà phê ở Đăk Lăk thời gian từ năm 2005 đến nay.
- Về không gian: địa bàn tỉnh Đăk Lăk
- Về nội dung: Nghiên cứu quan hệ lợi ích kinh tế giữa nơng dân và
doanh nghiệp ngành cà phê.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Luận văn vận dụng những nguyên lý của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng Sản Việt Nam về quan hệ lợi


8
ích, về sản xuất nơng nghiệp nói chung và ngành sản xuất, kinh doanh cà phê
nói riêng.
Luận văn sử dụng phương pháp của kinh tế chính trị như phương pháp
luận chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, trừu tượng hóa khoa
học. Đồng thời, sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: Điều tra
nghiên cứu thực tế, phân tích tổng hợp, thống kê, so sánh…
6. Đóng góp của luận văn
Luận văn làm rõ hơn khía cạnh lý luận về quan hệ lợi ích kinh tế giữa
nơng dân và doanh nghiệp ngành cà phê, phân tích và đánh giá thực trạng về
mối quan hệ lợi ích kinh tế giữa nông dân và doanh nghiệp ngành cà phê ở
Đăk Lăk. Đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm thực hiện tốt mối quan hệ
đó góp phần thực hiện tốt việc sản xuất, kinh doanh cà phê trên địa bàn tỉnh
Đăk Lăk. Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho cấp ủy Đảng, chính
quyền cũng như các doanh nghiệp và hộ nông dân trong việc phối hợp để phát
huy tốt hiệu quả kinh tế trong ngành sản xuất và kinh doanh cà phê.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
gồm 3 chương, 8 tiết.



9
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUAN HỆ LỢI ÍCH KINH TẾ
GIỮA NƠNG DÂN VÀ DOANH NGHIỆP NGÀNH CÀ PHÊ
1.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG QUAN HỆ
LỢI ÍCH KINH TẾ GIỮA NƠNG DÂN VÀ DOANH NGHIỆP NGÀNH CÀ PHÊ

1.1.1. Khái niệm quan hệ lợi ích kinh tế giữa nơng dân và doanh
nghiệp ngành cà phê
1.1.1.1. Lợi ích kinh tế, quan hệ lợi ích kinh tế
- Về lợi ích kinh tế
Trong mỗi nền kinh tế, hoạt động của các thành viên luôn gắn liền với
các mối quan hệ phản ánh mục tiêu lợi ích mà họ theo đuổi. Bởi lẽ những
quan hệ kinh tế của một xã hội nhất định biểu hiện trước hết dưới hình thức
lợi ích. Lợi ích, đến lượt nó trở thành động lực thúc đẩy sự gắn bó chặt chẽ
của các chủ thể trong xã hội. Những liên kết với mục tiêu lợi ích đã được xác
lập một cách có ý thức trong quá trình tương tác giữa các thành viên trong xã
hội dựa trên cơ sở kinh tế nhất định tạo thành các quan hệ lợi ích. Các quan hệ
lợi ích trong sự gắn bó chặt chẽ với nhau tương ứng với từng lĩnh vực của đời
sống kinh tế - xã hội tạo thành hệ thống quan hệ lợi ích trong lĩnh vực đó.
Động cơ thúc đẩy sự liên hệ giữa các chủ thể trong quan hệ lợi ích là
bản thân lợi ích. Trong xã hội tồn tại nhiều động cơ lợi ích khác nhau. Cho
nên, quan hệ lợi ích cũng được biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Với
động cơ lợi ích lành mạnh, tức phù hợp với những chuẩn mực chung của xã
hội ở điều kiện nhất định (hệ thống chuẩn mực này được xã hội đề ra và được
chuẩn hóa theo từng điều kiện phát triển), sẽ tạo nên quan hệ lợi ích lành
mạnh tương ứng. Các quan hệ này tạo thành nền tảng động lực thúc đẩy xã
hội phát triển do chúng góp phần vào việc giải phóng sức sản xuất.

Bên cạnh đó, có quan hệ lợi ích khơng phù hợp với chuẩn mực chung
của xã hội song chúng ln tồn tại, thậm chí trong nhiều trường hợp chúng


10
cịn lấn át ln cả quan hệ lợi ích lành mạnh. Trong trường hợp đó, chúng tạo
ra các xung đột và lực cản cho sự phát triển của kinh tế và toàn bộ xã hội.
Ngay từ khi mới xuất hiện, con người đã tiến hành các hoạt động kinh
tế. Hoạt động kinh tế ln giữ vai trị trung tâm trong mọi hoạt động xã hội và
nó là cơ sở cho các hoạt động khác. Trong hoạt động kinh tế, con người ln
có động cơ nhất định, động cơ thúc đẩy con người hoạt động là các lợi ích.
Lợi ích gồm lợi ích vật chất và lợi ích tinh thần. Các lợi ích vật chất là những
thỏa mãn nhu cầu vật chất. Trong các hoạt động kinh tế, lợi ích vật chất biểu
hiện thành lợi ích kinh tế.
Lợi ích kinh tế là phạm trù kinh tế khách quan xuất hiện trong những
điều kiện tồn tại của con người. Hay nói cách khác, lợi ích kinh tế là mối
quan hệ xã hội nhằm thực hiện các nhu cầu kinh tế của con người, các chủ
thể kinh tế. Những nhu cầu kinh tế của con người khi nó được xác định một
cách tự giác, được thừa nhận về mặt xã hội thì nó trở thành cơ sở, nội dung
của lợi ích kinh tế. Ph. Ăngghen đã viết:
“Những quan hệ kinh tế của một xã hội nhất định nào đó biểu hiện
trước hết dưới hình thức lợi ích” [20]. Lợi ích kinh tế được xác lập một cách
khách quan khi các chủ thể tham gia các hoạt động kinh tế. Ở đâu có hoạt
động sản xuất kinh doanh thì ở đó có lợi ích kinh tế và các chủ thể sản xuất
kinh doanh cũng là chủ thể của lợi ích kinh tế.
- Về quan hệ lợi ích kinh tế
Lợi ích kinh tế là lợi ích vật chất mà mỗi chủ thể có được khi tham gia
vào quá trình sản xuất của xã hội. Lợi ích kinh tế biểu hiện ở mức độ của cải
vật chất mà mỗi chủ thể có được khi tham gia vào các hoạt động kinh tế của
xã hội và để thỏa mãn các nhu cầu kinh tế của họ. Tất cả hệ thống lợi ích kinh

tế trong xã hội đều do những quan hệ sản xuất quy định. Lợi ích kinh tế phụ
thuộc vào mức độ sở hữu các điều kiện của sản xuất và tỷ lệ lao động mà các
cá nhân tham gia vào quá trình sản xuất của xã hội.


11
Trong nền kinh tế hàng hóa, lợi ích kinh tế - lợi ích vật chất được biểu
hiện tập trung bằng tiền. Tiền đóng vai trị là hình thái cụ thể của thu nhập
trong những điều kiện nhất định. Sự xuất hiện của tiền tệ làm cho thu nhập có
thể biểu hiện ra bên ngồi dưới hình thái tiền, bằng một lượng tiền nhất định.
Theo đó, hình thức biểu hiện bên ngồi trong quan hệ lợi ích giữa nơng dân và
doanh nghiệp ngành cà phê là thu nhập thể hiện bằng tiền mà mỗi chủ thể có
được khi tham gia mối quan hệ kinh tế này bằng cách phân chia lợi ích kinh tế.
Quan hệ lợi ích kinh tế là hệ thống các mối liên hệ giữa các chủ thể
trong xã hội hình thành trên cơ sở thỏa thuận tự giác giữa các bên nhằm thực
hiện mục tiêu lợi ích vật chất.
Quan hệ lợi ích kinh tế chính là sự chủ động nhận thức và thực hiện
mối quan hệ lợi ích kinh tế khách quan giữa các chủ thể kinh tế trong nền
kinh tế- xã hội nhằm thực hiện mối quan hệ phân công và hợp tác lao động để
đạt tới lợi ích kinh tế- xã hội chung.
1.1.1.2. Quan hệ lợi ích kinh tế giữa nông dân và doanh nghiệp
ngành cà phê
- Khái niệm quan hệ lợi ích kinh tế giữa nơng dân và doanh nghiệp
ngành cà phê
Lợi ích kinh tế của nông dân và doanh nghiệp trồng cà phê là những thu
nhập mà họ có được khi tham gia vào việc sản xuất, kinh doanh cà phê mà được
thể hiện thông qua lợi nhuận. Lợi nhuận của nông dân trồng cà phê chính là khoản
tiền bán cà phê cịn lại sau khi đã trừ đi các chi phí, các yếu tố đầu vào như nhân
cơng, phân bón, giống, nước tưới và các chi phí khác gồm: máy bơm, điện, xăng
dầu, vận chuyển, sân phơi, kho chứa... Còn lợi nhuận của doanh nghiệp thu được

là khoản tiền chênh lệch giữa doanh thu và chi phí sản xuất kinh doanh.
Ngành sản xuất cà phê vừa mang tính chất nơng nghiệp vừa mang tính
chất cơng nghiệp. Tính nơng nghiệp thể hiện ở việc trồng cà phê của nông dân
với sự ảnh hưởng của thiên nhiên như đất đai, thời tiết… Tính cơng nghiệp
thể hiện ở việc sản phẩm cà phê là loại sản phẩm chỉ có thể sử dụng được qua


12
chế biến. Nó phục vụ chủ yếu trong ngành cơng nghiệp thực phẩm, do đó dịi
hỏi cần phải chế biến với công nghệ hiện đại và đảm bảo các tiêu chuẩn về vệ
sinh an tồn thực phẩm thơng qua hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh
và chế biến cà phê. Như vậy, ngành kinh tế này có một mối quan hệ lợi ích
kinh tế rất chặt chẽ giữa hai chủ thể quan trọng là nông dân trồng cà phê và
doanh nghiệp kinh doanh, chế biến và xuất khẩu cà phê.
Quan hệ lợi ích kinh tế giữa nơng dân và doanh nghiệp ngành cà phê
là sự gắn kết giữa hai chủ thể này liên quan tới việc sản xuất, chế biến và
kinh doanh cà phê với mục đích khai thác lợi ích kinh tế từ các hoạt động đó.
Lợi ích kinh tế từ các hoạt động sản xuất, chế biến và kinh doanh cà
phê là động lực dính kết sự gắn bó giữa nơng dân và doanh nghiệp ngành cà
phê với nhau và là cơ sở kinh tế làm phát sinh quan hệ lợi ích kinh tế trong
ngành này. Quan hệ này chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố tác động đến như
giá cả, thị trường, vốn, chính sách, chiến lược... Trong nền kinh tế thị trường
hiện nay ở nước ta, mối quan hệ kinh tế giữa nông dân và doanh nghiệp nói
chung, ngành cà phê nói riêng vừa có thêm nhiều điều kiện đảm bảo mối quan
hệ hài hòa về lợi ích nhưng cũng khơng ít những biểu hiện của sự thiếu thống
nhất trong mối quan hệ lợi ích này.
- Bản chất quan hệ lợi ích kinh tế giữa doanh nghiệp và nơng dân
ngành cà phê
Quan hệ lợi ích kinh tế giữa nông dân và doanh nghiệp trong ngành cà
phê mang bản chất kinh tế chính trị - xã hội sâu sắc.

Về mặt kinh tế, đó là mối quan hệ giữa công nghiệp và nông nghiệp; là
hai khâu nối tiếp nhau trong q trình sản xuất…
Về mặt chính trị, quan hệ này là cơ sở vật chất của mối quan hệ liên
minh giữa công nhân và nông dân. Về mặt xã hội, đó là cơ sở nền tảng của
mối quan hệ giữa nông thôn và thành thị.
Quan hệ kinh tế giữa nông dân là các chủ thể sản xuất nguyên liệu với
doanh nghiệp chế biến và kinh doanh chịu sự tác động của nhiều nhân tố kinh


13
tế, kỹ thuật, chính trị, xã hội khác nhau. Về mặt kinh tế, nhân tố có tính qui
định mạnh mẽ nhất là chế độ kinh tế-xã hội, tức chế độ sở hữu và cơ chế vận
hành nền kinh tế. Quan hệ kinh tế giữa nông dân với doanh nghiệp chế biến,
kinh doanh cịn bị chi phối bởi trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
Quan hệ này còn phụ thuộc vào đặc điểm ngành nghề, sản phẩm…
Bản chất của mối quan hệ lợi ích kinh tế giữa nơng dân và doanh
nghiệp ngành cà phê chính là đảm bảo quyền lợi, nghĩa vụ các bên để không
bên nào bị thiệt hại về kinh tế. Cụ thể là quyền lợi, nghĩa vụ về kinh tế tài
chính như thu nhập, vốn bỏ ra; bình đẳng trước pháp luật, nghĩa vụ thuế…
Hay nói cách khác, quan hệ lợi ích kinh tế được đảm bảo giữa hai chủ thể là
nông dân và doanh nghiệp là mỗi bên nhận được giá trị xứng đáng và cố gắng
làm tăng giá trị trong chuỗi giá trị phân chia lợi ích của ngành sản xuất cà
phê. Trong chuỗi giá trị này bao gồm rất nhiều chủ thể từ người trồng đến
người sản xuất, chế biến, xuất khẩu và tiêu dùng… nhưng trong đó nơng dân
trồng cà phê là chủ thể đóng vai trị quan trọng nhưng thường nhận được giá
trị không cao trong chuỗi giá trị của ngành. Vì vậy, việc đảm bảo quan hệ này
trước hết là phải bảo vệ và làm gia tăng giá trị kinh tế cho nông dân trồng cà
phê. Đây là yếu tố quan trọng nhất góp phần ổn định nguồn nguyên liệu cho
việc sản xuất, chế biến và kinh doanh của ngành cà phê.
1.1.2. Đặc điểm của quan hệ lợi ích kinh tế giữa nông dân và doanh

nghiệp ngành cà phê
1.1.2.1. Đặc điểm về chủ thể quan hệ lợi ích kinh tế
- Nông dân trồng cà phê
Nông dân trồng cà phê cũng có nhiều đặc điểm chung như nơng dân
các ngành nơng nghiệp khác nhưng cũng có nhiều đặc trưng của ngành. Nhìn
chung nơng dân trồng cà phê có những đặc điểm nổi bật như sau:
Thứ nhất, nông dân ngành cà phê địi hỏi phải có sự hiểu
biết về kỹ thuật chăm sóc, độ hao phí lao động nhiều hơn các
ngành cây công nghiệp khác.


14
Do cây cà phê là loại cây cơng nghiệp địi hỏi sự khắt khe về quy trình
chăm sóc mới có năng suất cao. Do đó người trồng cà phê địi hỏi phải có
trình độ chun mơn về chăm sóc, kỹ thuật chăm sóc nhất định. Những kỹ
thuật trồng và chăm sóc này khơng thể tự hình thành mà phải qua truyền đạt,
tập huấn, đào tạo.
Mặt khác, cây cà phê đòi hỏi lượng nước khá cao, dễ mắc bệnh, do đó
người nơng dân trồng cà phê thường xun phải có mặt trên nương rẫy để
chăm sóc, theo dõi nên thời lượng lao động trên thực địa nhiều hơn so với các
cây cơng nghiệp khác như mía, điều…
Xét về ngành cà phê nói chung, lao động ngành cà phê nhiều hơn nhiều
ngành sản xuất cây công nghiệp lâu năm khác.
Theo các chuyên gia Ngân hàng thế giới thì với trên 500.000 ha cà phê,
hàng năm ngành cà phê Việt Nam đã huy động trên 600.000 lao động và
những thời kỳ mùa vụ đã tăng lên tới 800.000 người. Theo Tổng cục thống kê
thì có khoảng 2,6 triệu người hoặc là 561.000 gia đình nơng dân ở Việt Nam
có cuộc sống liên quan đến cây cà phê. Như thế cà phê trở thành một ngành
trồng cây công nghiệp lâu năm thu hút nhiều lao động hơn cây khác như cây
dừa với 468.000 hộ và cây chè với 392.000 hộ tham gia [18].

Thứ hai, sản xuất cà phê rất nhạy cảm với điều kiện tự nhiên
Cà phê cũng là một loại nông sản nên trong quá trình trồng và thu
hoạch chịu ảnh hưởng rất lớn của các yếu tố tự nhiên như đất đai, khí hậu,
nắng mưa, gió bão… Tuy vậy, nơng dân trồng cà phê có nhiều tiềm ẩn rủi ro
do thiên nhiên mang lại như hạn hán, ngập lụt, dịch bệnh, sâu hại… Những
yếu tố này ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất, chất lượng của sản phẩm
cà phê, từ đó chi phối đến giá cả thị trường và ảnh hưởng đến thu nhập của
các nông hộ.
Thứ ba, người nông dân trồng cà phê thường có nhu cầu vốn lớn và
thời hạn dài


15
Quy mô của sản xuất cà phê thường lớn, thời gian sản xuất dài, cần
lượng vật tư lớn, nhiều nhân công nên nhu cầu vay vốn thường lớn. Cây cà
phê có thời gian kiến thiết cơ bản từ 2,5 - 3 năm, thời gian phát huy hiệu quả
tương đối lâu (từ 5 - 6 năm), một năm chỉ được thu hoạch một lần. Giá bán cà
phê không ổn định, thường giảm giá vào mùa thu hoạch, do vậy người sản
xuất kinh doanh cà phê thường muốn được vay vốn với thời hạn dài hơn để
tích trữ sản phẩm chờ bán được giá cao.
Mặt khác, sản xuất cà phê là một hoạt động sản xuất mang tính thời vụ,
đối tượng sản xuất là cây trồng, là các cơ thể sống nên làm cho tình trạng tài
chính và nhu cầu vốn trong q trình sản xuất kinh doanh khơng đồng đều
trong năm. Tình trạng tài chính là phần chênh lệch giữa nguồn thu và chi tiêu
của hộ dân, sự chênh lệch thu chi này cho biết nhu cầu vay vốn của hộ dân.
Thơng thường hộ có thu nhập tăng vào thời gian thu hoạch, bán sản phẩm và
giảm mạnh khi bán hết, thời kỳ chăm sóc cây cho đến khi thu hoạch vào cuối
năm. Trong khi đó nhu cầu đầu tư lại tăng nhanh vào giữa năm, đặc biệt là
vào thời điểm bón phân, tưới nước, phịng trừ sâu bệnh và đầu vụ thu hoạch.
Vấn đề ở đây là việc thu nhập và chi tiêu của hộ sản xuất cà phê không xảy ra

cùng một thời điểm, thu nhập của hộ tăng và dư tiền vào thời điểm không cần
vốn đầu tư nhiều. Đặc điểm này cho thấy để nâng cao hiệu quả trồng cà phê
của các nơng hộ thì vấn đề tín dụng là khá quan trọng nhằm đảm bảo nguồn
vốn cho nơng dân trong q trình sản xuất.
Thứ tư, nơng dân trồng cà phê thường sử dụng diện tích
đất khá lớn và thể hiện như các đơn vị kinh tế độc lập song khả
năng phân tích thị trường thấp
Do cây cà phê u cầu trồng quy mơ trung bình và lớn thì mới có hiệu
quả kinh tế, do đó mỗi gia đình nơng hộ phải sử dụng ít nhất từ 3 - 5 ha, thậm
chí vài chục hecta, làm thành một đơn vị kinh tế riêng lẻ. Họ làm tất cả các
khâu từ chăm sóc vườn cây làm cỏ, bón phân, phun thuốc trừ sâu bệnh, tưới


16
nước… cho đến thu hái và chế biến sản phẩm. Và chủ hộ cà phê cũng đảm
trách cả việc tiêu thụ sản phẩm.
Trình độ sản xuất và năng lực phân tích thị trường của nơng hộ cịn hạn chế.
Nhìn chung, trình độ của hộ dân sản xuất cà phê cịn thấp, lại chưa có
nhiều kinh nghiệm phân tích biến động giá cả, kiến thức sản xuất hàng hóa
cịn thấp dẫn đến sản xuất kém bền vững, chất lượng hàng hóa cịn thấp, sức
cạnh tranh kém, năng lực hạch tốn của nhiều hộ dân còn kém, thiếu sự hợp
tác trong các khâu sản xuất. Tất cả những điều đó ảnh hưởng đến thu nhập sản
xuất của nông hộ.
- Doanh nghiệp
Các doanh nghiệp ngành cà phê có những đặc điểm cơ bản như sau:
Thứ nhất, các doanh nghiệp kinh doanh cà phê thường kinh doanh
thêm nhiều mặt hàng nông sản kết hợp khác như tiêu, điều, sắn, ca cao… Đối
với các công ty chuyên xuất khẩu và rang xay thì họ tập trung vào chuyên
doanh ngành cà phê hơn. Còn hầu hết các doanh nghiệp tư nhân và hệ thống
đại lý thực hiện việc thu gom và mua bán cà phê thì luôn kết hợp thu mua các

mặt hàng nông sản khác. Thực chất, đặc điểm này có nguyên nhân khách
quan của nó là ngành sản xuất cà phê mang tính thời vụ, mỗi năm có một vụ
thu hoạch và tập trung mua bán khoảng từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau. Do
đó, các doanh nghiệp và đại lý phải kết hợp kinh doanh nhiều mặt hàng nơng
sản thì mới giảm được chi phí, tăng lợi nhuận kinh doanh.
Thứ hai, vốn đầu tư của các doanh nghiệp ngành cà phê lớn. Nhất là
các cơng ty rang xay cà phê thì vốn cố định rất lớn như chi phí cho máy móc,
thiết bị, nhân cơng, chi phí xây dựng thương hiệu, cơ sở hạ tầng, đường xá,
kênh mương, hệ thống tưới tiêu. Ngồi các chi phí trên, thì chi phí an ninh
cho thu hoạch cũng khơng nhỏ. Vì vậy, đối với các doanh nghiệp kinh doanh
cà phê thì vấn đề vốn đóng vai trị quan trọng. Do đó, để phát triển ngành cà
phê thì việc đảm bảo yếu tố về vốn cho doanh nghiệp là rất cần thiết. Điều đó
góp phần bảo đảm quan hệ lợi ích kinh tế giữa nơng dân và doanh nghiệp


17
trong ngành cà phê.
Thứ ba,các doanh nghiệp và đại lý kinh doanh cà phê có diện tích mặt
bằng, kho bãi lớn. Việc kinh doanh cà phê không phải lúc nào cũng lưu thơng
sản phẩm ngay mà có lúc cũng tạm trữ hàng, vì vậy, cần có kho bãi lớn để
chứa hàng.
1.1.2.2. Đặc điểm về đối tượng quan hệ lợi ích kinh tế giữa nông dân
và doanh nghiệp ngành cà phê là lợi nhuận trong sản xuất và kinh doanh
Quan hệ lợi ích giữa nơng dân và doanh nghiệp rất dễ xảy ra mâu
thuẫn. Sau khi bán được hàng hóa, chủ thể kinh tế sẽ thu về được một số tiền.
Số tiền đó dùng để bù đắp chi phí sản xuất, phần cịn lại chính là lợi nhuận.
Hay theo kinh tế học, lợi nhuận bằng doanh thu trừ đi chi phí sản xuất. Như
vậy, lợi nhuận trong sản xuất kinh doanh cà phê chính là phần thu nhập của
nơng dân và doanh nghiệp thu được thông qua hoạt động sản xuất, kinh doanh
cà phê. Và đây chính là đối tượng quan hệ lợi ích kinh tế giữa hai chủ thể này

trong ngành sản xuất cà phê.
Nông dân trồng cà phê là người phải bỏ ra chi phí đầu vào cho sản xuất
như đất đai, nước tưới, phân bón, khoa học kỹ thuật, sân bãi, nhân cơng… nên
mục đích của việc tham gia mối quan hệ kinh tế với doanh nghiệp chính là
khả năng để họ bù đắp chi phí và có lợi nhuân. Mà lợi nhuận nông dân trồng
cà phê thu được chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố như giá cả thị trường, cụ
thể là giá cả thu mua cà phê, yếu tố khoa học kỹ thuật ảnh hưởng đến năng
suất và chất lượng cà phê cũng như vấn đề đầu ra, tức thị trường tiêu thụ…
Những nhân tố này có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau và là nội dung
thể hiện cụ thể cho thu nhập của nơng dân trong mối quan hệ lợi ích kinh tế
với doanh nghiệp.
Còn các doanh nghiệp kinh doanh cà phê tham gia mối quan hệ kinh tế
với nông dân cũng có mục tiêu hướng tới là lợi nhuận. Lợi nhuận của doanh
nghiệp được thể hiện cụ thể ở nhiều khía cạnh như vùng nguyên liệu bền
vững, giá cả, thị trường, thương hiệu… Nhất là thương hiệu có ý nghĩa rất


18
quan trọng với các doanh nghiệp rang xay, chế biến cà phê hơn các doanh
nghiệp thu mua.
Vì cùng hướng đến lợi nhuận nên mối quan hệ lợi ích kinh tế này
trong nhiều trường hợp nếu được giải quyết một cách hài hòa, tức là phân
chia hợp lý thu nhập cho hai chủ thể là nông dân và doanh nghiệp thỏa
đáng với chi phí mỗi bên bỏ ra thì nó càng trở nên thống nhất. Nhưng
ngược lại, trong nhiều trường hợp quan hệ lợi ích giữa các bên bất thuận
nhất là dưới những tác động của nền kinh tế thị trường với cạnh tranh, với
tác động xu thế hội nhập kinh tế ngày nay. Mà thông thường, phần thua
thiệt về lợi ích thường rơi vào chủ thể là nông dân trồng cà phê. Bởi họ là
những chủ thể ít có điều kiện hơn doanh nghiệp trong việc tiếp xúc với
thông tin, thị trường, pháp luật thương mại…

1.1.2.3. Sự gắn bó kém bền vững giữa nông dân và doanh nghiệp
trong việc thực hiện quan hệ lợi ích kinh tế ngành cà phê
Hiệu quả của quan hệ lợi ích giữa nơng dân và doanh nghiệp ngành cà
phê được thể hiện qua sự gắn bó giữa hai chủ thể này trong q trình từ việc
trồng, sản xuất đến thu mua và chế biến cà phê. Tuy nhiên, một đặc điểm khá
nổi bật trong mối quan hệ này là sự gắn bó kém bền vững giữa nông dân và
doanh nghiệp ngành cà phê.
Người nông dân thường quan tâm đến lợi ích trước mắt, dễ phá vỡ hợp
đồng với doanh nghiệp nếu thấy có lợi hơn. Nên thường thì quan hệ lợi ích dễ
xảy ra xung đột giữa nông dân và doanh nghiệp.
Nhiều doanh nghiệp đã bán trước ở giá thấp buộc phải gom hàng ở giá
cao để xuất khẩu. Gặp lúc khủng hoảng kinh tế, tín dụng khó khăn, họ khơng
mua được hàng để giao dẫn đến xù hàng. Nhiều doanh nghiệp điêu đứng, thiệt
hại nặng nề, phá sản. Thiệt hại về vật chất thì có thể tính tốn được, nhưng
thiệt hại về uy tín thì khơng thể đo đếm và hậu quả cịn có thể kéo dài.
Rõ ràng là giá giảm hay tăng cũng gây thiệt hại nặng nề, khơng cho
nhóm này thì cũng cho nhóm khác trong chuỗi cung ứng cà phê.


19
Do đó, tùy vị thế kinh doanh mà xác định xem giá giảm hay tăng là bất
lợi cho chủ thể nào, cho doanh nghiệp hay nông dân. Giả sử ta xem có hai
nhóm người trong chuỗi cung ứng: nhóm nắm giữ hàng là nơng dân và nhóm
cần hàng là doanh nghiệp. Nông dân lo sợ giá rớt và doanh nghiệp (ở đây chủ
yếu nói đến các doanh nghiệp chế biến rang xay và xuất khẩu) lo sợ giá tăng.
Giá giảm
Giá tăng

Nông dân
Lỗ (rủi ro)

Lời

Doanh nghiệp
Lời
Lỗ (rủi ro)

Một thực tế trên thị trường cà phê lại tồn tại rất nhiều các mức giá khác
nhau. Các loại giá thường gặp hiện nay là giá “chốt trước” (outright), giá
“chốt sau” (PTBF - price to be fixed) và giá niêm yết trên thị trường kỳ hạn
(giá futures).
Giá “chốt trước” là giá mà hai bên đã thống nhất ngay khi có hợp đồng,
bao gồm cả trường hợp giao ngay (spot) hay giao sau (forward) hay giao trên
thị trường kỳ hạn (futures). Giá “chốt sau” là giá mà hai bên thỏa thuận sẽ
chốt vào một thời điểm trong tương lai.
Về thực chất, giá “chốt trước” hay “chốt sau” đều lấy căn cứ vào giá
trên thị trường kỳ hạn. Phần chênh lệch giữa giá trên thị trường kỳ hạn và giá
“chốt trước”, “chốt sau” được gọi là giá chênh lệch (differential price). Gọi giá
“differential” là giá chênh lệch vì rằng nó có thể là giá trừ lùi hay giá cộng. Tùy
theo giá trị hoặc nhu cầu thị trường mà giá chênh lệch có thể là trừ lùi nhiều hay
ít hoặc thậm chí cộng thêm so với giá niêm yết trên thị trường kỳ hạn.
Rủi ro giờ đây không chỉ đơn thuần là giá cao, giá thấp mà phải cịn
tính đến sự dao động của giá chênh lệch.
Người bán thì bao giờ cũng muốn bán ở giá cao, người mua muốn mua
ở giá thấp. Giá ký kết (chốt trước hay chốt sau) hình thành dựa vào giá kỳ hạn
và giá chênh lệch (giá cộng hoặc giá trừ).
Trong trường hợp giá kỳ hạn khơng đổi thì giá chênh lệch càng cao,
người bán có lợi, giá chênh lệch thấp, người mua có lợi. Như đã nói ở trên, rủi


20

ro xảy ra chỉ khi giá biến động. Do đó, trong trường hợp giá “chốt trước”, tức
giá mà hai bên đã thống nhất “chốt giá kỳ hạn” ngay khi có hợp đồng. Để có
lời trong kiểu kinh doanh này, nơng dân hoặc người kinh doanh phải tính
trước các chi phí đầu vào và định giá đầu ra để kiếm lời. Đây là kiểu kinh
doanh ăn chắc mặc bền, rủi ro ít và lợi nhuận cũng không nhiều.
Như vậy, xuất phát từ giá mà mối liên kết giữa nông dân và doanh
nghiệp còn chưa bền vững thể hiện ở sự phá vỡ hợp đồng. Tuy đã có hàng
trong tay, nơng dân có thể thấy giá tăng, hám lợi, xù khơng giao cho khách đã
mua mà giao cho các hợp đồng cao hơn để kiếm thêm lợi nhuận; còn những
người chưa mua được hàng, do giá tăng, họ từ bỏ hợp đồng. Nhiều nhà xuất
khẩu đổ thừa cho nông dân và những người cung ứng cấp thấp không giao
hàng nên họ không có hàng để giao cho các hợp đồng đã ký với mức giá thấp.
Việc giá cả thị trường là công cụ chi phối rất lớn đến lợi ích của các chủ thể
ngành cà phê. Nó là biểu hiện rõ nhất cho sự gắn kết thiếu bền vững giữa
nông dân và doanh nghiệp trong sản xuất, kinh doanh, chế biến cà phê.
1.1.2.4. Phần thiệt thường rơi vào nông dân trong mối quan hệ lợi
ích kinh tế với doanh nghiệp ngành cà phê
Ở Việt Nam, trong mối quan hệ kinh tế với doanh nghiệp, nơng dân
đóng vai trị là nguồn cung hàng nhưng thường phải chịu thiệt thịi về lợi ích.
Vì đặc trưng là ngành sản xuất nông nghiệp nên cây cà phê cũng giống như
nhiều cây trồng khác chịu nhiều ảnh hưởng của yếu tố tự nhiên. Vì vậy, trong
nhiều trường hợp, dù giá cà phê tăng nhưng nông dân vẫn khổ do mất mùa
khơng có cà phê bán.
Mặt khác, giá cà phê hiện nay đang bị thả nổi và nằm trong sự chi phối
của các đại lý thu mua, tình trạng đầu cơ nâng giá đang gây ảnh hưởng
nghiêm trọng đến hầu hết các hộ nông dân trồng cà phê.
Mất mùa, được giá nhưng tiền không vào túi nhà nông. Tình trạng thiếu
vốn phải “bán non”, hoặc thu hoạch xong phải bán ngay từ đầu vụ với giá
thấp, lúc giá lên khơng cịn cà phê để bán từng diễn ra trong nhiều năm qua.



21
Do thu nhập chủ yếu từ cây cà phê, nên ngay khi thu hoạch xong, nông dân
đành chấp nhận bán tháo để có tiền trang trải cho cuộc sống hàng ngày, khơng
có điều kiện để tích trữ cà phê chờ... lên giá.
Thêm vào đó, với đặc tính của cây cà phê là ngay khi thu hoạch xong
buộc phải khẩn trương tập trung đầu tư chăm bón để cây chóng phục hồi, nên
người trồng cà phê phải đầu tư một nguồn chi phí đáng kể. Tuy nhiên, do khó
khăn về nguồn vốn, phần lớn nông hộ phải ứng trước tiền, phân bón, thuốc
bảo vệ thực vật từ các đại lý vật tư nông nghiệp (cũng là đại lý thu mua cà phê
tại địa phương) bằng các “khế ước” tới đầu vụ trả bằng cà phê hạt. Đây cũng
là nguyên nhân dẫn đến sản lượng cà phê tích trữ trong dân khơng cịn nhiều
vào cuối vụ.
Một số nơng hộ khác được vay vốn của ngân hàng cũng phải trả nợ ngay
từ đầu vụ bằng cà phê, dẫn đến tình trạng cung vượt cầu trong cùng thời điểm
đầu vụ, khiến cà phê mất giá. Đã vậy, do chi phí đầu vào như xăng dầu, vật tư
nơng nghiệp, cơng lao động… tăng cao, tình trạng khơ hạn, sâu bệnh có xu
hướng gia tăng trong những năm gần đây, cụ thể như nạn ve sầu tấn cơng cây cà
phê nhưng chưa có thuốc đặc trị nên người trồng cà phê ngày càng gặp nhiều
khó khăn. Ngồi ra, việc người nơng dân làm ra sản phẩm cà phê, nhưng tư
thương là người quyết định giá, mọi mua bán cũng đều thông thương lái, đại lý
doanh nghiệp nên tình trạng ép giá vào đầu vụ là khơng thể tránh khỏi.
Với nhiều khó khăn bao vây, người trồng cà phê luôn bị thiệt đơn, thiệt
kép, thu nhập vô cùng bấp bênh.
1.1.2.5. Quan hệ lợi ích kinh tế giữa nông dân và doanh nghiệp
ngành cà phê chịu ảnh hưởng lớn của cạnh tranh trong hội nhập kinh tế
quốc tế
Xu hướng cạnh tranh ngày càng khốc liệt ở hầu hết tất cả các lĩnh vực
sản xuất, tất cà các ngành hàng, là đặc trưng cơ bản trong thị trường thế giới
hiện nay. Nhất là trong vấn đề xuất khẩu mà nổi bật là xuất khẩu nông sản và

ngành cà phê khơng nằm ngồi xu hướng đó. Những đợt sụt giảm giá cà phê
quốc tế hay tình trạng những diện tích trồng cà phê xuất khẩu thường có năng


22
suất thấp cả về chất lẫn về lượng và nhiều hộ nơng dân cịn thiếu năng lực để
đối phó với tình trạng bất ổn định về mức thu nhập thực mà họ thu được từ
việc sản xuất cà phê để xuất khẩu; hay vấn đề cạnh tranh với các doanh
nghiệp cà phê nước ngoài… Tẩt cả những vấn đề này đều ảnh hưởng đến
quan hệ lợi ích kinh tế giữa nông dân và doanh nghiệp ngành cà phê.
Mặt khác, trong q trình hội nhập quốc tế, quan hệ lợi ích giữa nông
dân và doanh nghiệp ngành cà phê phải chịu sự ràng buộc của các quy tắc
kinh tế, thương mại, tài chính - tiền tệ, đầu tư... chủ yếu do các nước phát
triển áp đặt; phải chịu sức ép cạnh tranh bất bình đẳng và sự điều tiết vĩ mơ
bất hợp lý của các nước phát triển hàng đầu. Dựa vào sức mạnh kinh tế và
mức đóng góp vốn khống chế ở các thiết chế tài chính, tiền tệ và thương mại
quốc tế, các nước này đặt ra các “luật chơi” cho phần cịn lại của thế giới. Tự
do hố thương mại và tự do hoá kinh tế, đáng lẽ phải là cái đích cần vươn tới,
thì bị họ xác định như xuất phát điểm, như điều kiện tiên quyết đối với các
nước đang phát triển trong tiến trình hội nhập quốc tế. Trên thực tế, đây là
hoạt động lũng đoạn của tư bản độc quyền quốc tế. Trong hoàn cảnh này, sự
cạnh tranh kinh tế quốc tế và sự điều tiết vĩ mô nền kinh tế thế giới vẫn tiếp
tục trở nên bất bình đẳng và bất hợp lý mà dĩ nhiên phần bất lợi lớn thuộc về
tuyệt đại đa số các nước đang phát triển, trong đó có các nước nơng nghiệp
sản xuất ngành cà phê. Chính những điều này đã gây ra nhiều bất lợi cho các
doanh nghiệp trong đó có các doanh nghiệp kinh doanh cà phê cũng như
người trồng cà phê. Nếu không nắm rõ các nguyên tắc, điều khoản trong quan
hệ thương mại quốc tế sẽ chịu thất bại trong quá trình cạnh tranh với các
doanh nghiệp nước ngoài. Điều này cũng sẽ làm ảnh hưởng đến lợi ích của
nơng dân trồng cà phê.

1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quan hệ lợi ích giữa nơng dân và
doanh nghiệp ngành cà phê
1.1.3.1. Trình độ phát triển của nền kinh tế


23
Trình độ phát triển của nền kinh tế một quốc gia ảnh hưởng đến tất cả
quá trình sản xuất kinh doanh của mọi ngành, trong đó có ngành cà phê.
Nền kinh tế phát triển sẽ thúc đẩy quan hệ lợi ích kinh tế lành mạnh, giúp
cho sự liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp chặt chẽ hơn; các chủ thể
tơn trọng lợi ích của nhau, do đó thúc đẩy quan hệ lợi ích phát triển, gắn
bó. Trong nền kinh tế, các hoạt động kinh tế có mối quan hệ gắn bó hữu cơ
với nhau. Sự phát triển hay lạc hậu của ngành này có thể ảnh hưởng đến
q trình phát triển của ngành khác. Ví dụ như hoạt động của ngành sản
xuất cà phê chắc chắn chịu nhiều ảnh hưởng của ngành sản xuất phân bón,
ngành sản xuất thuốc bảo vệ thực vật, hoạt động của ngành ngân hàng...
Ngoài ra, các yếu tố về kết cấu hạ tầng, giao thông vận tải, thông tin liên
lạc cũng ảnh hưởng rất lớn đến ngành cà phê. Như vậy, sự phát triển của
nền kinh tế với những tiến bộ của các ngành, các hoạt động kinh tế khác sẽ
thúc đẩy mạnh mẽ hơn mối quan hệ lợi ích giữa nơng dân và doanh nghiệp
trong ngành cà phê. Mặt khác, nếu nền kinh tế chậm phát triển, lạc hậu sẽ
làm kìm hãm mối quan hệ lợi ích giữa hai chủ thể là nơng dân và doanh
nghiệp trong ngành cà phê.
1.1.3.2. Sự phát triển của thị trường
Thị trường là lĩnh vực diễn ra sự trao đổi mua bán, là tổng hòa của tất
cả các mối quan hệ kinh tế. Thị trường càng phát triển, các quan hệ được
minh bạch hóa, các hoạt động kinh tế văn minh hơn tạo tiền đề thúc đẩy quan
hệ lợi ích bình đẳng hơn, lành mạnh hơn.
Trong ngành cà phê, sự phát triển của thị trường ảnh hưởng rất lớn đến
mối quan hệ lợi ích kinh tế giữa các chủ thể, nhất là giữa nông dân và doanh

nghiệp. Không chỉ thị trường trong nước mà thị trường thế giới cũng rất quan
trọng vì ngành cà phê là ngành hàng có tỷ trọng xuất khẩu lớn hơn nhiều so
với tiêu dùng trong nước. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới sâu sắc
như hiện nay thì việc mở rộng thị trường sẽ góp phần thúc đẩy quan hệ lợi ích
giữa nông dân và doanh nghiệp ngành cà phê tốt hơn. Nhất là khi có sự cạnh


24
tranh của các chủ thể là doanh nghiệp nước ngoài thì các doanh nghiệp trong
nước càng quan tâm để gắn chặt hơn nữa mối quan hệ kinh tế với nông dân
trồng cà phê. Vì vậy, thị trường phát triển thì các mối quan hệ lợi ích kinh tế
giữa nơng dân và doanh nghiệp ngành cà phê càng tốt đẹp hơn. Ngược lại,
nếu thị trường không phát triển, các mối quan hệ kinh tế không rõ ràng, minh
bạch sẽ khiến quan hệ lợi ích kinh tế giữa nơng dân và doanh nghiệp có thể
khơng hài hịa, các chủ thể dễ bị xâm phạm đến lợi ích của nhau, quan hệ
càng trở nên rời rạc và không bền vững.
1.1.3.3. Hệ thống pháp luật
Pháp luật là một trong những công cụ để nhà nước thực hiện chức
năng quản lý của mình. Hệ thống pháp luật nhất là luật pháp điều chỉnh các
quan hệ trong sản xuất kinh doanh càng hồn thiện thì càng tạo tiền đề để
quan hệ kinh tế minh bạch, hiệu quả hơn. Trong ngành cà phê cũng vậy, nếu
hệ thống luật pháp cơng bằng, rõ ràng thì doanh nghiệp hay nơng dân trong
q trình trồng, sản xuất hay kinh doanh cà phê đều phải thực hiện theo chính
sách pháp luật của nhà nước mà tơn trọng lợi ích của nhau. Các quy định của
pháp luật vừa hướng các chủ thể hoạt động tích cực vừa là cơng cụ để giải
quyết các tranh chấp, mâu thuẫn xảy ra trong quan hệ lợi ích kinh tế giữa
nơng dân và doanh nghiệp ngành cà phê. Như vậy, hệ thống pháp luật là nhân
tố rất quan trọng để mối quan hệ lợi ích kinh tế giữa nông dân và doanh
nghiệp ngành cà phê được đảm bảo hài hịa, tốt đẹp.
1.1.3.4. Tập qn văn hóa (văn hóa kinh doanh, tập qn bn bán

của người nơng dân trồng cà phê)
Tập quán, thói quen ảnh hưởng trưc tiếp đến cách thức thực hiện lợi ích
của nơng dân trồng cà phê. Trong quá trình thu hoạch, tiêu thụ sản phẩm,
ngồi trình độ am hiểu thị trường thì người nông dân trồng cà phê chủ yếu
bán sản phẩm theo thói quen. Có nơi bán trực tiếp cho thương lái ít thực hiện
hợp đồng, có nơi thường ký gửi cho đại lý, cơng ty, có nơi bán cho đại lý là
chủ yếu... Các thói quen này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến mối quan hệ lợi


25
ích kinh tế giữa nơng dân và doanh nghiệp ngành cà phê như thói quen bán cà
phê khơng có hợp đồng và giấy tờ làm cho quan hệ kinh tế này ít mang tính
pháp lý hơn. Vì thế, có rất nhiều trường hợp doanh nghiệp đã chọn được vùng
nguyên liệu thơng qua hợp đồng với nơng dân nhưng sau đó nơng dân có thể
phá hợp đồng và bán cho người khác làm doanh nghiệp điêu đứng. Hay nông
dân trồng cà phê nhiều nơi hay có thói quen bán cà phê từ đầu vụ nên giá cả
không cao làm ảnh hưởng đến thu nhập và từ đó ảnh hưởng đến quan hệ lợi
ích với doanh nghiệp.
1.2. ĐIỀU KIỆN VÀ PHƯƠNG THỨC THỰC HIỆN QUAN HỆ LỢI ÍCH
KINH TẾ GIỮA NƠNG DÂN VÀ DOANH NGHIỆP NGÀNH CÀ PHÊ

1.2.1. Điều kiện thực hiện quan hệ lợi ích kinh tế giữa nơng dân và
doanh nghiệp ngành cà phê
1.2.1.1. Các chính sách hợp lý của chính phủ, chính quyền tỉnh
Để thực hiện quan hệ lợi ích kinh tế giữa nông dân và doanh nghiệp
ngành cà phê, điều kiện đầu tiên là phải có các chính sách hợp lý của chính
phủ, chính quyền tỉnh.
Các chính sách của chính phủ và chính quyền địa phương là một yếu tố
quan trọng cho sự phát triển của bất kỳ một hoạt động sản xuất kinh doanh
nào, trong đó có ngành cà phê. Hệ thống các chính sách sẽ là điều kiện để các

chủ thể hoạt động kinh tế một cách định hướng và đảm bảo hài hòa mối quan
hệ với các chủ thể phối hợp sản xuất kinh doanh.
Trong ngành cà phê, hệ thống chính sách hợp lý sẽ tạo cơ sở thúc đẩy
các quan hệ lợi ích kinh tế giữa nơng dân và doanh nghiệp. Các chính sách đó
có thể là các chính sách hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp, khuyến khích
nơng dân tự nguyện tham gia các hình thức liên kết, hỗ trợ lẫn nhau; hay
chính sách về thu mua tạm trữ để đảm bảo ổn định giá cho nơng dân; các
chính sách về chương trình cà phê bền vững theo các bộ tiêu chuẩn… Vì thế,
các quan hệ lợi ích kinh tế trở nên thường xuyên hơn, chắc chắn hơn.


×