Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Bắc Giang: Thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (360.93 KB, 11 trang )

THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
TẠI TỈNH BẮC GIANG: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
TS. Đồng Thị Hà
ThS. Vũ Thị Thanh Huyền
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Tóm tắt
Nhu cầu vốn đầu tư để phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Giang rất lớn trong
khi lượng vốn trong nước cịn hạn hẹp, vì vậy, huy động vốn từ nước ngoài, đặc biệt là
thu hút vốn FDI là lựa chọn thiết yếu và là một đòi hỏi cấp bách đối với tỉnh Bắc Giang.
Bài viết được nghiên cứu phân tích đánh giá thực trạng thu hút vốn FDI tại tỉnh Bắc
Giang, qua đó đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút vốn FDI tại tỉnh Bắc
Giang như: tích cực đổi mới cơng tác vận động xúc tiến đầu tư; đẩy mạnh cải cách
hành chính; tạo mơi trường kinh doanh ổn định; cải thiện mơi trường đầu tư; đa dạng
hóa các hình thức thu hút vốn đầu tư; cải tạo, nâng cao cơ sở hạ tầng; nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của các nhà đầu tư nước
ngồi. Nhận thức vai trị của đầu tư trực tiếp nước ngoài, trong những năm gần đây
Bắc Giang đã thúc đẩy cải thiện môi trường đầu tư và tăng cường thu hút vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài nhằm phát triển kinh tế xã hội của địa phương, bước đầu đã đạt
được những kết quả đáng khích lệ.
Từ khóa: FDI, đầu tư, thu hút vốn, Bắn Giang, tăng cường
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Đối với bất kỳ một quốc gia nào, dù là nước phát triển hay đang phát triển thì vốn
đầu tư có một vai trị đặc biệt quan trọng và cần thiết trong quá trình kinh tế cũng như
giải quyết các vấn đề chính trị, văn hóa và xã hội. Vốn để phát triển kinh tế có thể được
huy động ở trong nước hoặc nước ngoài, tuy nhiên nguồn vốn trong nước thường có
hạn, nhất là đối với những nước đang phát triển như Việt Nam hiện nay. Vì vậy, nguồn
vốn đầu tư nước ngồi giữ vai trị quan trọng đối với sự phát triển của mỗi quốc gia, mỗi
địa phương.
Trong những năm vừa qua, Việt Nam nói chung và tỉnh Bắc Giang nói riêng, mặc
dù có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá, nhưng do xuất phát điểm của nền kinh tế thấp, nên
khả năng tự tích lũy để đầu tư phát triển rất hạn chế, do vậy thu hút vốn đầu tư trực tiếp


nước ngoài (FDI) càng trở nên cấp thiết. Để thúc đẩy nhanh việc chuyển dịch cơ cấu
kinh tế, tỉnh Bắc Giang đặt ra yêu cầu phải tìm ra cơ chế, giải pháp thu hút, nhờ đó diện
mạo của tỉnh được thay đổi, tình hình kinh tế - xã hội được chuyển biến tích cực. Tuy
245


nhiên số lượng và cơ cấu vốn FDI thu hút chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra của tỉnh.
Để thực hiện mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh theo hướng cơng
nghiệp hóa - hiện đại hóa, tỉnh cần một lượng vốn lớn. Do vậy, ngoài vốn huy động
trong nước, thu hút FDI là một vấn đề mà tỉnh Bắc Giang cần quan tâm và triển khai
một cách hiệu quả.
2. THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN FDI TẠI BẮC GIANG
2.1. Khái quát những đóng góp của vốn FDI trên địa bàn tỉnh
Giá trị sản xuất công nghiệp: Trong giai đoạn từ 2013 - 2018, các doanh nghiệp
vốn FDI có đóng góp quan trọng và chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong giá trị sản xuất
công nghiệp của tỉnh.
Bảng 1: Đóng góp của vốn FDI trong giá trị sản xuất cơng nghiệp
(Đơn vị tính: Tỷ đồng)
TT

Năm

Giá trị sản xuất
công nghiệp của
tỉnh Bắc Giang

Giá trị sản xuất công
nghiệp khu vực vốn FDI

Tỷ lệ %


1

2013

28.650

16.159

56,4

2

2014

38.786

25.366

65,4

3

2015

47.910

31.142

65,0


4

2016

59.371

41.144

69,3

5

2017

76.209

54.261

71,2

6

2018

95.300

73.000

76,6


Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Giang
Giá trị xuất khẩu, nhập khẩu: Theo Chi cục Hải quan khu cơng nghiệp Đình Trám,
giá trị xuất khẩu của các doanh nghiệp vốn FDI trên địa bàn tỉnh qua các năm như sau:
Bảng 2: Giá trị xuất khẩu, nhập khẩu của các doanh nghiệp vốn FDI
(đơn vị tính: triệu USD)
Giá trị/Năm

2013

2014

2015

2016

2017

Nhập khẩu

1.066

1.401

1.789

2.148

3.287


Xuất khẩu

1.004

1.303

1.664

1.951

2.993

Nguồn: Chi cục Hải quan khu cơng nghiệp Đình Trám
Sử dụng lao động: Số lượng lao động làm việc trong các doanh nghiệp vốn FDI
ngày càng gia tăng, so với tổng số lao động làm việc tại các doanh nghiệp trên địa bàn

246


tỉnh thì số lao động làm việc tại các doanh nghiệp vốn FDI ngày càng chiếm tỷ lệ cao.
Năm 2014, lao động trong doanh nghiệp vốn FDI trên địa bàn tỉnh là 62.866 người
(chiếm tỷ lệ 49,9% tổng số lao động làm việc trong các doanh nghiệp trong tỉnh); đến
năm 2017, có 104.000 lao động làm trong các doanh nghiệp vốn FDI (chiếm 56,4%).
Giá trị khu vực vốn FDI trong GDP toàn tỉnh: Vốn FDI đầu tư trên địa bàn tỉnh
Bắc Giảng những năm qua đã đóng góp nhiều vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh; tỷ trọng
đóng góp của khu vực vốn FDI trong GDP tăng dần qua các năm.
Bảng 3: Giá trị khu vực vốn FDI trong GDP toàn tỉnh

Năm


GDP toàn tỉnh
(theo giá thực tế)
Tỷ đồng

Tổng sản phẩm xã
hội theo giá thực tế
của khu vực vốn FDI

Tổng sản phẩm xã hội
theo giá thực tế của khu
vực kinh tế trong nước

Tỷ đồng

Tỷ đồng

%

%

2013

33363.8

3937.0

11.80

29426.8


88.2

2014

39495.8

7323.5

18.54

32172.3

81.5

2015

42112.2

7884.2

18.72

34228.0

81.3

2016

51010.2


9927.4

19.46

41082.8

80.5

2017

60219.7

11970.6

19.88

48249.1

80.1

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Giang
2.2. Thực trạng thu hút vốn FDI
Tình hình thu hút vốn FDI
Sau hơn 25 năm thực hiện chính sách mở cửa, thu hút đầu tư nước ngoài với việc
ban hành Luật Đầu tư nước ngoài năm 1987, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi
ngày càng phát huy vai trị quan trọng và có những đóng góp đáng kể trong sự phát triển
kinh tế - xã hội của Việt Nam nói chung và Bắc Giang nói riêng. Đối với Bắc Giang, kể
từ khi Luật Đầu tư nước ngồi có hiệu lực năm 1987, đến năm 1992 mới có dự án có
vốn đầu tư nước ngồi đầu tiên đầu tư vào tỉnh theo hình thức doanh nghiệp liên doanh,
với số vốn đăng ký 792.500 USD. Kết quả thu hút đầu tư nước ngoài của tỉnh Bắc Giang

từ sau khi tái lập tỉnh đến nay có thể chia thành hai giai đoạn, trước và sau khi Luật Đầu
tư 2005 có hiệu lực. Giai đoạn năm 1997 - 2005 và giai đoạn 2006 đến năm 2017.
Giai đoạn 2006 - 2017, số dự án có vốn đầu tư nước ngồi của tỉnh tăng mạnh
với 163 dự án, vốn đầu tư đăng ký và bổ sung đạt trên 2,35 tỷ USD, gấp 5,8 lần về số
dự án và gấp 52 lần về vốn đăng ký so với giai đoạn trước. Các dự án đầu tư trong giai
đoạn này tăng cả về chất lượng và số lượng, tuy nhiên, vẫn còn nhiều dự án quy mô nhỏ,

247


hoạt động không hiệu quả. Đến nay, UBND tỉnh và Ban Quản lý các KCN đã thu hồi
22 dự án được cấp GCNĐT trong giai đoạn này với số vốn đăng ký là 217 triệu USD,
141 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư trong giai đoạn này còn hiệu lực với số vốn
đăng ký và bổ sung là 2,1 tỷ USD trong đó các dự án trong các KCN là 98 dự án (chiếm
69,5% số dự án) với số vốn đăng ký và bổ sung khoảng 1,8 tỷ USD (chiếm 85,7% số
vốn đăng ký). Cũng trong giai đoạn này, tỉnh Bắc Giang đã thu hút được những dự án
ĐTNN có vốn đăng ký tương đối lớn. Tính chung tồn tỉnh có 157 dự án ĐTNN cịn
hiệu lực với tổng số vốn đăng ký và bổ sung đạt 2,12 tỷ USD, trong đó KCN có 99 dự
án với số vốn đăng ký đạt 1,84 tỷ USD; ngồi KCN có 58 dự án với số vốn đăng ký
264,7 triệu USD.
Phân theo lĩnh vực đầu tư: trong số 157 dự án ĐTNN cịn hiệu lực chỉ có 6 dự án
thuộc lĩnh vực dịch vụ (chiếm 3, 8 %) với số vốn đăng ký 13,5 triệu USD (chiếm 0,6%);
còn lại là các dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp - xây dựng với cơ cấu phân theo ngành
nghề như may mặc có 28 dự án; linh kiện điện tử, phụ kiện điện thoại có 43 dự án; cơng
nghiệp chế biến, chế tạo khác có 75 dự án; xây dựng cơ sở hạ tầng KCN, nhà xưởng và
các cơng trình khác có 5 dự án.
Phân theo đối tác đầu tư: Tính đến nay đã có 11 nước đầu tư vào tỉnh gồm Hàn
Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Singapore, Newzeland, Ấn Độ,
Anh, Pháp, Samoa. Trong đó: Hàn Quốc là đối tác đầu tư có nhiều dự án nhất với 80 dự
án (chiếm 50,96%) so với số vốn đăng ký 272,27 triệu USD (chiếm 13,49%). Trung

Quốc có 32 dự án (chiếm 20,38%) với số vốn đăng ký 202,59 triệu USD (chiếm 10,3%).
Nhật Bản có 19 dự án (chiếm 12,1%) với số vốn đăng ký 104,19 triệu USD (chiếm
5,16%). Đài Loan có 10 dự án (chiếm 6,37%) với số vốn đăng ký 259,61 triệu USD
(chiếm 12,86%). Hồng Kơng có 10 dự án (chiếm 6,37%) với số vốn đăng ký 39,26 triệu
USD (chiếm 1,94%) Còn lại các đối tác đầu tư khác là Ấn Độ, Anh, Pháp, Newzeland,
Singapore, Samoa (thực chất là nhà đầu tư Đài Loan - Trung Quốc, đăng ký qua nước
thứ ba) mối nước có 1 dự án.
Đóng góp của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi trong sự phát triển
kinh tế - xã hội của tỉnh
Các dự án vốn FDI tại tỉnh liên tục phát triển, ngày càng phát huy vai trị quan
trọng và có những đóng góp đáng kể trong sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Khu
vực kinh tế có vốn FDI đã góp phần khơng nhỏ trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế,
giải quyết việc làm, tăng năng suất lao động, tiếp thu công nghệ và kinh nghiệm quản lý
hiện đại. Cụ thể như:
Dự án FDI bổ sung cho tổng vốn đầu tư xã hội, năm 2010 vốn ĐTNN thực hiện
đạt 1.030 tỷ đồng chiếm 10,2% tổng vốn đầu tư toàn xã hội; năm 2013 vốn FDI thực
hiện đạt 3.550 tỷ đồng chiếm 16,67% tổng vốn đầu tư toàn xã hội; năm 2017, vốn FDI
thực hiện đạt 3.250 tỷ đồng chiếm 15% tổng vốn đầu tư toàn xã hội.
248


Các dự án FDI góp phần quan trọng vào việc tăng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh.
Năm 2015, kim ngạch xuất khẩu của tỉnh đạt 2.460 triệu USD trong đó vốn FDI là 2.016
triệu USD, năm 2016 kim ngạch xuất khẩu của tỉnh đạt 3.631 triệu USD trong đó vốn
FDI là 3.281 triệu USD; năm 2017 kim ngạch xuất khẩu của tỉnh đạt 4.800 triệu USD
trong đó vốn FDI là 4.550 triệu USD. Đóng góp vào nguồn thu ngân sách cũng tăng lên
qua các năm, năm 2015 đạt 255.508 tỷ đồng, năm 2016 đạt 357.335 tỷ đồng và năm
2017 đạt 521.455 tỷ đồng.
Vốn FDI thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp hóa - hiện
đại hóa. Tạo việc làm, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và thay đổi cơ cấu lao động.

3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN FDI TẠI TỈNH BẮC GIANG
3.1. Kết quả đạt được
Sau khi tái lập tỉnh, Bắc Giang đã sớm quan tâm đến công tác thu hút đầu tư nói
chung và đầu tư nước ngồi nói riêng; sự quan tâm của lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy,
UBND tỉnh cùng với các cải cách hành chính, phân cấp mạnh cho UBND cấp huyện, ủy
quyền cho Ban Quản lý các KCN quyết định một số vấn đề trong thực hiện đầu tư đồng
thời ban hành một số chính sách khuyến khích kêu gọi đầu tư, tỉnh Bắc Giang đã thu hút
được sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngồi đến tìm hiểu và đầu tư.
Bảng 4: Số dự án và số vốn FDI đầu tư vào tỉnh Bắc Giang qua các giai đoạn
Giai đoạn

Số dự án

Vốn đầu tư (USD)

1997 - 2000

02

1.392.500

2001 - 2005

09

26.300.000

2006 - 2010

45


433.600.000

2011 - 2015

153

1.908.000.000

2016 - 2018

89

1.645.040.000
Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Giang

Một số dự án vốn FDI có quy mơ lớn là dự án đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp
Lan Sơn và nhà máy nhựa Khải Hồng của công ty Wenzhou hendy Mechanism &
Plastics Co., Ltd với tổng số vốn đăng ký 150 triệu USD. Dự án thành lập công ty TNHH
công nghệ Lens Việt Nam của công ty Lens International Limited (Hồng Kong) với tổng
vốn đăng ký 200 triệu USD.
Về đối tác đầu tư, đến nay tổng cộng có 14 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án
đầu tư vào Bắc Giang. Trong đó, Hàn Quốc đứng đầu với 171 dự án, tiếp theo là Trung
Quốc 78 dự án, Nhật Bản 22 dự án. Về vốn đăng ký, Samoa (nhà đầu tư Đài Loan đăng
249


ký qua nước thứ 3) đứng đầu với tổng số vốn đăng ký là 1.120 triệu USD. Về cơ cấu
ngành nghề thu hút đầu tư, lĩnh vực công nghiệp và xây dựng chiếm tỷ trọng lớn nhất
95% về số dự án và 93% tổng vốn đầu tư đăng ký; số cịn lại là lĩnh vực nơng, lâm, ngư

nghiệp và dịch vụ chiếm tỷ trọng rất nhỏ. Phân theo hình thức đầu tư thì trong số 129
dự án và 27 chi nhánh và văn phòng đại diện vốn FDI đầu tư trong giai đoạn 2011 2015, hình thức 100% vốn nước ngoài chiếm 89,3% về số dự án và 76,6% về tổng vốn
đăng ký. Số còn lại là đầu tư theo hình thức liên doanh chỉ chiếm 10,7% về số dự án và
23,4% về tổng vốn đăng ký. Nhìn tổng thể, thì vốn đầu tư nước ngồi chiếm chủ yếu về
cả tỷ trọng và lượng vốn đầu tư; phần góp vốn từ phía Việt Nam chiếm một phần rất
nhỏ trong tổng vốn đầu tư của khu vực đầu tư trực tiếp nước ngồi.
Phân theo địa bàn đầu tư thì các nhà đầu tư nước ngoài chủ yếu với mục tiêu lợi
nhuận, do vậy các địa bàn có điều kiện thuận lợi sẽ thu hút được nhiều dự án đầu tư
nước ngoài. Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 129 dự án đầu tư có vốn đầu tư nước ngồi.
Những năm trước đây, các dự án đầu tư nước ngoài chủ yếu đầu tư vào địa bàn thành
phố, tuy nhiên, từ khi tỉnh Bắc Giang được thành lập và đưa vào hoạt động các khu công
nghiệp lớn, tập trung ở địa bàn huyện Việt Yên và huyện Yên Dũng thì số dự án đầu tư
nước ngoài được thu hút vào đầu tư tại các khu công nghiệp của hai huyện trên là chủ
yếu, trong khi các huyện vùng cao như Sơn Động cơ bản không thu hút được các dự án
đầu tư nước ngoài.
Bảng 5: Tổng số dự án vốn FDI trên địa bàn các huyện, thành phố
Địa điểm đầu tư

Vốn đầu tư (USD)

Số dự án

Thành phố Bắc Giang

35

350.670.000

Huyện Việt Yên


30

60.083.000

Huyện Yên Dũng

40

67.000.000

Huyện Hiệp Hòa

12

70.366.000

Huyện Tân Yên

09

36.316.000

Huyện Lạng Giang

05

4.818.000

Huyện Yên Thế


03

59.467.000

Huyện Lục Nam

07

216.000.000

Huyện Lục Ngạn

01

800.000

Huyện Sơn Động

00

0
Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Giang

250


3.2. Hạn chế và nguyên nhân
Hạn chế
Mặc dù những kết quả đạt được là đáng kể nhưng thu hút vốn FDI tại tỉnh Bắc
Giang vẫn chưa đáp ứng được mục tiêu đặt ra, cụ thể:

Bảng 6: Tăng trưởng và thu hút vốn FDI tại tỉnh Bắc Giang
Tăng trưởng kinh tế
Năm

Mục tiêu
(%)

Giai đoạn 2005 - 2010

11,5 - 13

Giai đoạn 2011 - 2015
Giai đoạn 2016 - 2018

Kết quả
(%)

Thu hút vốn FDI
Mục tiêu (USD)

Kết quả (USD)

9,0

1.000.000.000

433.600.000

11 - 12


9,4

2.500.000.000

1.908.000.000

12 - 13

11,0

3.000.000.000

1.845.040.000

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Giang
Khu vực vốn FDI đã đóng góp khoảng trên 10% tổng thu ngân sách nhà nước
hàng năm. Tuy nhiên, so với khu vực kinh tế trong nước thì đóng góp khu vực vốn FDI
trong tăng trưởng GRDP của tỉnh còn thấp. Các dự án vốn FDI của tỉnh phần lớn là dự
án gia công, lắp ráp, tập trung vào các khu công nghiệp trên địa bàn huyện Yên Dũng,
Việt Yên, Hiệp Hòa và thành phố Bắc Giang, gây áp lực không nhỏ trong công tác quản
lý nhà nước về an ninh trật tự, vấn đề nhà ở cơng nhân của các huyện, thành phố có
nhiều các dự án vốn FDI. Công tác xúc tiến kêu gọi đầu tư cịn chưa tích cực chủ động;
Chưa hoạch định cơng tác tìm kiếm các thị trường mục tiêu, các nhà đầu tư tiềm năng,
những tập đồn lớn có tiềm lực kinh tế cũng như công nghệ hiện đại; Chưa xây dựng
được chiến lược tiếp cận, vận động đầu tư cụ thể đối với các nhà đầu tư này. Những
thơng tin trên trang website cịn thiếu, khơng đầy đủ, chỉ giới hạn trong việc giưới thiệu
chung chung tiềm năng cuả tỉnh, mà chưa đưa ra các dự án mời gọi đầu tư cụ thể, chưa
tổ chức các hội thảo, hội nghị để thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài.
Nguyên nhân
Nguyên nhân chủ quan: Thứ nhất, Bắc Giang là tỉnh trung du, miền núi, không

thuộc địa bàn kinh tế trọng điểm, vị trí tuy thuận lợi nhưng khơng có nhiều lợi thế cạnh
tranh so với tỉnh khác; kinh phí bố trí để đầu tư xây dựng các hạng mục hạ tầng của các
khu, cụm công nghiệp, giao thông, và các hạ tầng xã hội khác phục vụ cơng tác thu hút
đầu tư cịn nhiều khó khăn. Thứ hai, kết cấu hạ tầng như: giao thông, hạ tầng các khu
công nghiệp, cụm công nghiệp, cấp điện, cấp nước, công nghệ thông tin, các dịch vụ
ngân hàng, dịch vụ y tế, giáo dục, nhà ở chuyên gia, cơng nhân và các khu vui chơi, giải
trí cho các lực lượng lao động chưa đồng bộ, không đáp ứng được nhu cầu của nhà đầu
tư và của người lao động. Thứ ba, hình thức thu hút vốn FDI của tỉnh thiếu đa dạng,

251


nguồn kinh phí dành cho cơng tác xúc tiến đầu tư q ít; việc quảng bá hình ảnh của tỉnh
nói chung và các khu công nghiệp chưa mạnh mẽ; chưa có chiến lược về xúc tiến đầu
tư cụ thể; thiếu đội ngũ cán bộ giỏi chuyên môn và ngoại ngữ… Thứ tư, việc giải quyết
thủ tục hành chính thuộc một số lĩnh vực cịn bất cập, tính cơng khai, minh bạch về trình
tự, thủ tục thơng tin về các quy hoạch và các điều kiện cho đầu tư, kinh doanh chưa rõ
ràng. Sự hỗ trợ của các cơ quan nhà nước liên quan đến các thủ tục hành chính của
doanh nghiệp chưa thực sự hiệu quả. Thứ năm, các quy hoạch phục vụ phát triển của
tỉnh cịn có nhiều bất cập, đặc biệt là quy hoạch phát triển ngành, quy hoạch các cụm
công nghiệp. Các khu, cụm công nghiệp chủ yếu bám dọc các tuyến quốc lộ, các trục
đường tỉnh lộ thuận lợi giao thông dẫn tới mất cân đối trong phát triển, thu hút các dự
án vào địa bàn các huyện, thành phố. Có nơi tập trung quá nhiều các cụm, khu cơng
nghiệp, có nơi có rất ít.
Ngun nhân khách quan: (1) Hệ thống pháp luật về đầu tư chưa minh bạch,
chồng chéo, mâu thuẫn; chính sách liên quan đến đất đai, xây dựng còn nhiều bất cập,
thường xuyên thay đổi, nhất là các chính sách về đất đai, bồi thường giải phóng mặt
bằng làm cho cơng tác thu hồi đất cho các dự án gặp nhiều khó khăn ảnh hưởng tới tiến
độ đầu tư của các dự án, nhất là một số dự án có diện tích lớn, tác động tới nhiều hộ dân.
(2) Cạnh tranh thu hút vốn FDI trong khu vực và trên thế giới diễn ra ngày càng gay gắt.

Tất cả các nước đang phát triển trong khu vực và trên thế giới đều cần nguồn vốn đầu
tư trực tiếp nước ngoài để thực hiện các mục tiêu tăng trưởng và phát triển của mình nên
các quốc gia sẽ dùng nhiều chính sách, biện pháp để tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp
nước ngoài, khiến cho cuộc cạnh tranh thu hút vốn FDI tại khu vực và trên thế giới diễn
ra ngày càng gay gắt.
Tóm lại, trong những năm qua số lượng dự án có vốn đầu tư nước ngồi đầu tư
vào địa bàn tỉnh gia tăng đáng kể, góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Lượng
vốn FDI đã tạo nên một nguồn lực quan trọng góp phần tăng nguồn thu cho ngân sách,
gia tăng kim ngạch xuất khẩu cho tỉnh, góp phần khai thác những tiềm năng, lợi thế của
tỉnh, tạo ra một chuyển biến tích cực về cơ cấu kinh tế, tạo việc làm mới cho lao động
của địa phương. Tuy nhiên lượng vốn FDI đầu tư vào tỉnh cịn ít, chưa tương xứng với
tiềm năng, lợi thế của tỉnh, các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh chủ yếu có cơng nghệ trung
bình, cịn yếu kém trong chuyển giao công nghệ…
4. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT VỐN FDI TẠI TỈNH BẮC GIANG
Tích cực đổi mới cơng tác vận động xúc tiến đầu tư
Thông tin, giới thiệu, quảng cáo là một biện pháp cạnh tranh thu hút FDI. Chính
vì vậy, tỉnh cần tiếp tục quảng bá cho các nhà đầu tư nước ngoài thấy rõ điều kiện tự
nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh như tăng cường quy mô, chất lượng tiếp thị, xúc tiến đầu
tư nước ngoài, phát triển mạnh mẽ mạng lưới cộng tác viên; tích cực khai thác tranh thủ
252


sự giúp đỡ của các cơ quan trung ương để tiếp cận, hợp tác với các tổ chức xúc tiến đầu
tư của các nước và quốc tế.
Xây dựng hoàn thiện cơ sở dữ liệu đầy đủ, chính xác về tình hình tài ngun,
kinh tế kỹ thuật, xã hội và mơi trường đầu tư để công bố, phát hành rộng rãi cho các đối
tác nước ngồi tìm hiểu. Xây dựng chính sách và biện pháp ưu đãi để kêu gọi đầu tư
nước ngồi theo danh mục các dự án, các nhóm ngành, lĩnh vực đầu tư. UBND tỉnh cần
phải đổi mới thủ tục quy trình đăng ký; thẩm định và quản lý đầu tư sau khi cấp giấy
phép với phương châm trân trọng, hỗ trợ không gây phiển hà cho nhà đầu tư. Hàng

tháng, thường trực UBND tỉnh chủ trì giao ban với các chủ dự án đầu tư, Ban Quản lý
các khu công nghiệp nhằm tháo gỡ kịp thời các khó khăn cho các dự án; quyết định các
chủ trương, các biện pháp hỗ trợ để kịp thời thu hút các dự án mới và thực hiện quản lý
sau khi cấp giấy chứng nhận đầu tư. Khi lựa chọn các đối tác đầu tư nước ngoài cần
quan tâm đến năng lực về tài chính của chủ đầu tư để có thể thực hiện tốt dự án đầu tư.
Trong vận động thu hút đầu tư cần có sự kết hợp các dự án lớn, vừa và nhỏ, công nghệ
hiện đại, sử dụng nhiều lao động một cách phù hợp với đặc thù của tỉnh và khả năng của
đối tác.
Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính
Giải quyết nhanh, đơn giản hóa các thủ tục về đầu tư, quy hoạch mặt bằng giao
đất, cấp giấy phép xây dựng, thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, thủ tục thành lập
doanh nghiệp và giấy phép kinh doanh. Cần xây dựng quy chế một cửa về thẩm tra, cấp
giấy chứng nhận đầu tư và công bố công khai để các nhà đầu tư biết và thực hiện.
Công khai mức thuế đất của từng khu vực trên địa bàn tỉnh, kiên quyết và cải tiến
mạnh mẽ cơng tác giải phóng mặt bằng. Xây dựng quy chế, quy trình phối hợp thực hiện
giữa các ban ngành và đối tượng liên quan. Tăng cường tiếp xúc với các nhà đầu tư để
giải quyết các kiến nghị, đề xuất chính đáng của họ; Cải tiến, đơn giản hó tối đa các thủ
tục về hải quan, thủ tục xuất nhập cảnh. Nâng cao trách nhiệm của người thực thi cơng
vụ, đơn giản hóa thủ tục cấp giấy phép đầu tư. Trả lời thác mắc, kiến nghị của nhà đầu tư
qua mạng internet của Sở Kế hoạch và Đầu tư. Tiếp tục rà sốt các thủ tục hành chính của
từng sở, ngành, địa phương và kịp thời sửa đổi, bổ sung cá quy định, thủ tục khơng cịn
phù hợp, đồng thời đăng tải các thủ tục hành chính lên trang website, nơi giải quyết thủ
tục hành chính của từng cơ quan để các tổ chức, cá nhân dễ dàng tiếp cận và thực hiện.
Cải thiện môi trường đầu tư, đa dạng hóa hình thức thu hút đầu tư
Để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngồi thì việc tạo lập môi trường kinh doanh ổn
định, cải thiện môi trường đầu tư, đa dạng hóa các hình thức đầu tư ở tỉnh có ý nghĩa
quan trọng. Muốn vậy, cần phải tiến hành rà sốt, bổ sung, hồn thiện các văn bản quy
phạm pháp luật đã ban hành nhằm bảo đảm thực sự hấp dẫn, thơng thống, rõ ràng, nhất
qn, minh bạch, ổn định để khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài.
253



Tham khảo kinh nghiệm thu hút FDI của các tỉnh, thành phố khác trong cả nước,
đồng thời thực hiện đa dạng hóa lĩnh vực đầu tư. Khuyến khích áp dụng các lĩnh vực
đầu tư mới, đặc biệt là ngành có công nghệ nguồn, hiện đại. Trước mắt, thúc đẩy nhanh
quá trình xây dựng các khu cơng nghiệp để tạo ra những điều kiện, môi trường hấp dẫn
thu hút các dự án vốn FDI có quy mơ lớn, cơng nghệ tiên tiến. Khuyến khích các hình
thức đầu tư BOT, BTO, BT với các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng. Hoàn chỉnh danh mục
các dự án BOT, BTO, BT cùng những điều kiện, chính sách, cơ chế ưu đãi xin phép
Chính phủ và cơng bố cơng khai rộng rãi cho các nhà đầu tư tham khảo.
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của
các nhà đầu tư nước ngoài
Lao động chất lượng cao luôn là điều kiện tiên quyết để thu hút các nguồn vốn
và những ngành sản xuất có giá trị gia tăng cao. Thực hiện chiến lược phát triển nguồn
nhân lực đến năm 2022, tỉnh cần chú trọng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, tập
trung đổi mới căn bản và toàn diện hệ thống giáo dục và dạy nghề của tỉnh. Đồng thời,
thu hút FDI từ các tập đoàn kinh tế lớn trên thế giới theo cả hai hướng: thực hiện những
dự án lớn, công nghệ cao hướng vào xuất khẩu; tạo điều kiện để một số tập đoàn xây
dựng các trung tâm nghiên cứu, phát triển công nghệ gắn với đào tạo nguồn nhân lực.
Xây dựng quy hoạch tổng thể thu hút vốn FDI
Để nâng cao chất lượng quy hoạch thu hút vốn FDI, cần chú trọng công tác dự
báo cập nhật thông tin thị trường trong nước, quốc tế và khu vực, đảm bảo thống nhất
giữa quy hoạch của tỉnh với quy hoạch chung của Nhà nước. Quy hoạch thu hút vốn
FDI cần đảm bảo các quan điểm sau: (1) Quy hoạch thu hút vốn FDI phải gắn liền và là
bộ phận không tách rời của chiến lược phát triển kinh tế xã hội của cả nước, cũng như
gắn liền với quy hoạch phát triển vùng, ngành trên cơ sở cân đối các nguồn lực, lợi thế
của địa phương; (2) Quy hoạch thu hút vốn FDI phải đảm bảo sự rõ ràng, cụ thể nhưng
đồng thời phải có tính mở, tính thay thế và định hướng. Quy hoạch thu hút FDI phải
bám sát và các khả năng, điều kiện hiện có của tỉnh Bắc Giang, nhận định những cơ hội,
thách thức… để thực hiện bằng được các mục tiêu quy hoạch; (3) Quy hoạch thu hút

vốn FDI phải hội tụ đủ cả ba yếu tố: tính lâu dài, tính khoa học và tính khả thi.
5. KẾT LUẬN
Nguồn vốn FDI là nguồn vốn quan trọng tác động không nhỏ đến tăng trưởng và
phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc
làm cho người lao động; cải thiện cơng nghệ và trình độ quản lý cho các doanh nghiệp
trong nước. Nguồn vốn FDI được hầu hết các địa phương quan tâm và tìm mọi biện
pháp nhằm thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn FDI cho mục tiêu tăng trưởng và
phát triển.

254


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Giang, Báo cáo tổng kết 20 năm hoạt động đầu
tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.

2.

Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Giang, Báo cáo cơng tác thu hút đầu tư trực tiếp
nước ngồi trên địa bàn tỉnh giai đoạn từ năm 2012 đến 2018.

3.

UBND tỉnh Bắc Giang: Báo cáo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội

4.

Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh: Báo cáo tình hình thu hút vốn FDI


5.

Nguyễn Mạnh Toàn (2010), “Các nhân tố tác động đến việc thu hút vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài vào một địa phương của Việt Nam”, Tạp chí Khoa học và
cơng nghệ, Đại học Đà Nẵng.

6.

Hoàng Thị Thu (2011), “Những yếu tố quyết định dịng vốn đầu tư trực tiếp
nước ngồi vào các vùng kinh tế của Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế và Quản trị
Kinh doanh, số 01.

255



×