Tải bản đầy đủ (.doc) (103 trang)

Đầu tư và thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp, cụm công nghiệp tại tỉnh Bắc Giang.Thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.63 MB, 103 trang )

Khóa luận tốt nghiệp

-1-

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 1. Dự báo phát triển dân số tỉnh Bắc Giang đến năm 2020...............................................8
Bảng 2. Diện tích các loại đất......................................................................................................9
Bảng 3. Số lượng, chất lượng các loại rừng của Bắc Giang năm 2005.....................................11
Bảng 4. Dự kiến khai thác khoáng sản......................................................................................15
Bảng 5: Giá trị sản xuất công nghiệp và mức tăng trưởng năm 2001 - 2005............................16
Bảng 6: Chuyển dich cơ cấu GTSXCN theo ngành kinh tế.......................................................17
Bảng 7: Giá trị sản xuất công nghiệp qua các năm từ 2001 - 2005...........................................19
Biểu 8: Cơ cấu các ngành kinh tế của Bắc Giang năm 2007.....................................................29
Bảng 9: Mục tiêu cơ cấu các khu vực kinh tế............................................................................29
Bảng 10: Quy hoạch đất phát triển KCN, cụm CN đến 2020....................................................35
BẢNG 11: VỐN THỰC HIỆN ĐẦU TƯ CƠ SỞ HẠ TẦNG VÀO CÁC KCN, CỤM CN
NĂM 2006, 2007.......................................................................................................................39
Bảng 12 : Nguồn vốn doanh nghiệp trong nước đầu tư vào cơ sở hạ tầng tại các KCN tỉnh Bắc
Giang..........................................................................................................................................40
BẢNG 13: QUY MÔ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀO BẮC GIANG............................43
Bảng 14: Quy mô nguồn vốn trong nước dành cho...................................................................44
đầu tư phát triển kinh tế- xã hội của Bắc Giang........................................................................44
Bảng 15: Tình hình thu hút vốn đầu tư và các dự án tại các KCN, cụm CN trên địa bàn Tỉnh
Bắc Giang...................................................................................................................................50
Bảng 16: Biểu đồ vốn đầu tư trong nước vào các KCN, Cụm CN qua các năm.......................51
Bảng 17: Biểu đồ vốn đầu tư nước ngoài vào các KCN, Cụm CN qua các năm.......................51
Bảng 18: Quy mô dự án và vốn đăng ký đầu tư vào các KCN tỉnh Bắc Giang.........................53
Bảng 19: Bảng so sánh vốn thực hiện và vốn đăng ký tại KCN Đình Trám và KCN Song Khê
– Nội Hoàng...............................................................................................................................54
Bảng 20: Giá trị sản xuất công nghiệp của các doanh nghiệp trong KCN................................58


Bảng 21: Cơ cấu kinh tế trên địa bàn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2003-2007.............................59
Bảng 22: Tình hình thu hút lao động trong các KCN của Bắc Gian qua các năm....................59
Bảng 23: Số lao động địa phương trên tổng số lao động tại các KCN......................................60
Bảng 24: Thu ngân sách tỉnh từ 2 KCN Đình Trám và Song Khê – Nội Hoàng trong hai năm
2005 và 2006..............................................................................................................................61
Bảng 25: Mục tiêu phát triển KCN, cụm CN tại Bắc Giang theo giai đoạn từ nay đến 2020...72
Bảng 26: Nhu cầu đất dành cho khu công nghiệp, cụm công nghiệp tập trung tại Bắc Giang..74

Thân Trung Kiên

Đầu tư 46 A


Khóa luận tốt nghiệp

-2-

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
- Ban QLKCN: Ban quản lý khu công nghiệp
- BT-GPMB: Bồi thường – giải phóng mặt bằng
- CN: Công nghiệp
- CNH: Công nghiệp hóa
- CSHT: Cơ sở hạ tầng
- GTSXCN: Giá trị sản xuất công nghiệp
- HĐH: Hiện đại hóa
- KCN: Khu công nghiệp
- KTXH: Kinh tế xã hội
- TW: Trung ương
- TTCN: Tiểu thủ công nghiệp
- VLXD: Vật liệu xây dựng

- XTĐT: Xúc tiến đầu tư
- XDCSHT: Xây dựng cơ sở hạ tầng

Thân Trung Kiên

Đầu tư 46 A


Khóa luận tốt nghiệp

-3-

LỜI MỞ ĐẦU
Khu công nghiệp luôn có vị trí quan trọng trong việc hấp dẫn các nhà đầu
tư trong và ngoài nước, góp phần đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại
hoá đất nước và địa phương. Chủ trương phát triển các khu công nghiệp tập
trung đã được Đảng và Chính phủ sớm khẳng định từ những năm đầu của công
cuộc đổi mới. Việc thực hiện chủ trương này đã góp phần mang lại bước phát
triển vượt bậc của công nghiệp nước ta nói chung và các địa phương có những
khu công nghiệp phát triển nói riêng
Trong khi các khu công nghiệp của nhiều địa phương trong nước đã chứng
tỏ được vai trò quan trọng của mình trong phát triển kinh tế xã hội, thì các khu
công nghiệp tỉnh Bắc Giang mới trong giai đoạn bắt đầu hình thành, nhìn chung
chưa tương xứng với tiềm năng phát triển của Bắc Giang, chưa đáp ứng được
yêu cầu đặt ra của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND Tỉnh về phát triển các khu công
nghiệp.
Đánh giá khách quan tình hình quy hoạch, xây dựng, đầu tư phát triển và
thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp của Bắc Giang cũng như những tồn tại,
yếu kém của các hoạt động này là việc làm cần thiết để rút kinh nghiệm và tìm
những giải pháp hợp lý để có thể phát triển đột phá các khu công nghiệp của Bắc

Giang, góp phần đưa Bắc Giang thành một tỉnh công nghiệp vào năm 2020.
Nhận thấy tính cấp thiết của đề tài nên em đã chọn đề tài: “Đầu tư và thu
hút đầu tư vào các khu công nghiệp, cụm công nghiệp tại tỉnh Bắc
Giang.Thực trạng và giải pháp”.
Kết cấu của chuyên đề gồm 2 phần:

Thân Trung Kiên

Đầu tư 46 A


Khóa luận tốt nghiệp

-4-

Chương I: Thực trạng tình hình đầu tư và thu hút đầu tư vào các khu
công nghiệp, cụm công nghiệp tại Bắc Giang
Chương II: Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh đầu tư và thu hút đầu tư
vào các khu công nghiệp, cụm công nghiệp tại Bắc Giang
Do thời gian có hạn và kiến thức còn hạn chế nên chuyên đề của em không
thể trách khỏi những thiếu sót.Vì vậy em rất mong nhận được sự góp ý của các
thầy cô.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến ThS.Trần Thị Mai
Hoa, các cán bộ Phòng Tổng hợp – Quy hoạch - Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Bắc
Giang, các cán bộ Ban quản lý dự án khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang đã hướng
dẫn và giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này.

Thân Trung Kiên

Đầu tư 46 A



Khóa luận tốt nghiệp

-5-

CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ VÀ THU HÚT ĐẦU TƯ VÀO CÁC
KHU CÔNG NGHIỆP, CỤM CÔNG NGHIỆP TẠI TỈNH BẮC GIANG
I. TÍNH TẤT YẾU PHẢI ĐẦU TƯ VÀ THU HÚT ĐẦU TƯ VÀO
CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TẠI TỈNH BẮC GIANG
1. Khái quát điều kiện tự nhiên và đặc điểm KTXH tỉnh Bắc Giang
1.1. Vị trí địa lý
Bắc Giang nằm ở toạ độ địa lý từ 21 007’ đến 21037’ vĩ độ bắc; từ 105053’
đến 107002’ kinh độ đông; là tỉnh miền núi có vị trí nằm chuyển tiếp giữa các
tỉnh phía Đông Bắc với các tỉnh Đồng bằng sông Hồng và Thủ đô Hà Nội, diện
tích tự nhiên 3.823,3 km2; phía Nam giáp các tỉnh Bắc Ninh, Hải Dương, phía
Bắc giáp tỉnh Lạng Sơn, phía Đông giáp tỉnh Quảng Ninh và phía Tây giáp tỉnh
Thái Nguyên và thủ đô Hà Nội. Đến nay, tỉnh Bắc Giang có 9 huyện và 1 thành
phố (thành phố Bắc Giang), trong đó có 6 huyện miền núi và 1 huyện vùng cao,
với 229 xã, phường, thị trấn.
So với các tỉnh miền núi phía Bắc, Bắc Giang có vị trí địa lý tương đối
thuận lợi: Có một số trục đường giao thông (đường bộ, đường sắt, đường thuỷ)
quan trọng của Quốc gia chạy qua. Thành phố Bắc Giang cách thủ đô Hà Nội
50km tính theo đường ô tô, nằm trên Quốc lộ 1A và đường sắt Hà Nội - Lạng
Sơn lên cửa khẩu Quốc tế Đồng Đăng, nơi giao lưu buôn bán sầm uất hiện nay,
là điều kiện quan trọng khi hành lang kinh tế Nam Ninh (Trung Quốc) - Lạng
Sơn - Hà Nội - Hải Phòng đi vào hoạt động để phát triển sản xuất hàng hoá và
giao lưu kinh tế trong nước và quốc tế. Quốc lộ 31 từ thành phố Bắc Giang đi
các huyện Lục Nam, Lục Ngạn, Sơn Động, Đình Lập gặp quốc lộ 4A (Lạng Sơn)
đi ra cảng Mũi Chùa, Tiên Yên và nối với cửa khẩu Móng Cái (Quảng Ninh).

Quốc lộ 279 từ Hạ Mi (Sơn Động) đến Tân Sơn (Lục Ngạn) nối với Quốc lộ 1A.
Quốc lộ 37 từ Lục Nam đi Hòn Suy sang thị trấn Sao Đỏ (Hải Dương) gặp Quốc
Thân Trung Kiên

Đầu tư 46 A


Khóa luận tốt nghiệp

-6-

lộ 18 có thể về cảng Hải Phòng hay ra cảng nước sâu Cái Lân (Quảng Ninh).
Tuyến đường sắt Lưu Xá - Kép - Hạ Long nối Thái Nguyên với Quảng Ninh, đi
qua các huyện Yên Thế, Lạng Giang và Lục Nam. Đường sông (có sông
Thương, sông Cầu và sông Lục Nam) với tổng chiều dài qua tỉnh là 347km,
trong đó chiều dài đang khai thác là 189 km, tàu thuyền có thể đi lại được quanh
năm, đây là những điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế.
Ngoài ra, Bắc Giang cách không xa các trung tâm công nghiệp, đô thị lớn
cuả “Tam giác kinh tế phát triển”: Hà Nội - Hải Phòng - Hạ Long, nơi tập trung
tiềm lực khoa học kỹ thuật của cả nước (với hệ thống các trường Đại học, Cao
đẳng Viện nghiên cứu của Trung ương), nơi tập trung đầu mối kinh tế đối ngoại,
giao lưu kinh tế, khoa học, công nghệ, thu hút đầu tư của cả nước, nơi tập trung
đông dân cư, với tốc độ đô thị hoá nhanh sẽ là thị trường tiêu thụ lớn về nông sản
hàng hoá và các hàng tiêu dùng khác.
Tóm lại, vị trí địa lý tương đối thuận lợi, các tuyến đường bộ, đường sắt
đã, đang và sẽ được nâng cấp, Bắc Giang đang có điều kiện để đẩy nhanh tốc độ
phát triển kinh tế - xã hội.
1.2. Đặc điểm địa hình
Địa hình Bắc Giang gồm 2 tiểu vùng: miền núi và trung du có đồng bằng
xen kẽ. Vùng trung du bao gồm các huyện: Hiệp Hoà, Việt Yên và thành phố

Bắc Giang, với đặc trưng có nhiều gò đồi xen lẫn đồng bằng độ cao trung bình
100 ÷ 150m độ dốc từ 10 ÷ 150. Địa hình trung du có thuận lợi về phát triển cây
công nghiệp và cây ăn quả.
- Vùng miền núi bao gồm các huyện: Sơn Động, Lục Nam, Lục Ngạn,
Yên Thế, Tân Yên, Yên Dũng và Lạng Giang; trong đó, một phần các huyện Lục
Ngạn, Lục Nam, Yên thế và huyện Sơn Động là vùng núi cao. Đặc điểm chính
của địa hình núi cao là bị chia cắt mạnh, phức tạp, chênh lệnh về độ cao khá lớn,
Thân Trung Kiên

Đầu tư 46 A


Khóa luận tốt nghiệp

-7-

độ cao trung bình từ 300- 400m, độ dốc trung bình từ 20÷ 300. Có thể trồng cây
ăn quả, cây công nghiệp và chăn nuôi đại gia súc.
Tóm lại, với đặc điểm địa hình đa dạng (cả đồng bằng, trung du và miền
núi) là thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp đa dạng sinh học, với nhiều cây
trồng vật nuôi có giá trị kinh tế, đáp ứng được nhu cầu đa dạng của thị trường.
1.3. Dân số và nguồn lao động
a). Thực trạng về dân số, việc làm
Năm 2007 dân số toàn tỉnh khoảng 1,61 triệu người với 27 dân tộc, trong
đó đồng bào dân tộc ít người chiếm 12,9%; mật độ dân số bình quân 421
người/km2, dân số nông thôn chiếm 90,2% và dân số thành thị 9,8%. Số người
trong độ tuổi lao động là: 969.220 người (chiếm 60,2% tổng dân số). Giai đoạn
2003 - 2007 cùng với sự gia tăng dân số, số lao động trong độ tuổi tăng bình quân
khoảng 27 nghìn người /năm (tăng trên 3%/năm).
Số lao động tham gia hoạt động kinh tế thời điểm năm 2007 khoảng

900.405 người chiếm 92,9% so với số dân trong độ tuổi lao động, chủ yếu là lao
động phổ thông chưa được qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật nghề nghiệp. Lao
động ở khu vực nông thôn chủ yếu là làm ruộng gắn với chăn nuôi, làm vườn và
dịch vụ ở tại hộ gia đình.
Đến năm 2007, lao động trong các ngành Công nghiệp - Xây dựng chiếm
8,86%, Dịch vụ chiếm 14,57%; ngành Nông, lâm nghiệp - thuỷ sản chiếm
76,58% trong tổng số lao động. Khu vực thành thị, tình trạng thất nghiệp của lao
động đã có sự chuyển biến tích cực theo xu hướng giảm dần, song còn chậm.
Năm 2007 còn 5,3%, giảm 0,69% so năm 2001. Tỷ lệ sử dụng thời gian lao động
ở khu vực nông thôn từ 76% năm 2003 tăng lên 83% năm 2007.
Công tác đào tạo, dạy nghề đã được các cấp, các ngành quan tâm. Các
trường, lớp, các trung tâm dạy nghề phát triển dưới nhiều hình thức, các lớp dạy
nghề ngắn hạn phát triển mạnh. Số lao động được đào tạo nghề bình quân hàng
Thân Trung Kiên

Đầu tư 46 A


Khúa lun tt nghip

-8-

nm t 10 n 12 nghỡn ngi, gúp phn nõng t l lao ng qua o to t 16%
nm 2003 d kin t 24% nm 2007 trong tng s lao ng ton tnh (trong ú
o to ngh chim 12%).
b). D bỏo phỏt trin dõn s
Phỏt trin dõn s c d bỏo vi phng ỏn mc sinh trung bỡnh, da
theo khuụn kh d bỏo phỏt trin dõn s ca c nc n nm 2010 v 2020 theo
xu th gim dn t l tng dõn s t nhiờn phự hp vi quy lut phỏt trin kinh t
xó hi v cn c vo thnh tu t c v dõn s trong nhng thp k va

qua. Kt qu d bỏo phỏt trin dõn s ca Bc Giang c trỡnh by ti Bng 1:
Bng 1. D bỏo phỏt trin dõn s tnh Bc Giang n nm 2020
Ch tiờu

2005

2010

2020

Nhp tng
bỡnh quõn
2006 2011 2010
2020
1,08
1,03

Tng dõn s
1.580,4 1.667,2 1.847,1
Trong ú:
- Di tui lao ng (0-14)
462,8
441,8
437,8
-0,031
-0,009
% so tng s
29,3
26,5
23,7

- Trong tui lao ng
962,6
1042,0
1169,2
1,22
1,16
% so tng s
60,9
62,5
63,3
- Trờn tui lao ng
155
183
240
4,09
2,73
% so tng s
9,8
11,0
13,0
Ngun: Ban dõn s k hoch húa gia ỡnh tnh Bc Giang
Kt qu d bỏo cho thy trong giai on t nm 2006 2020 dõn s Bc
Giang bc vo thi k dõn s vng (1) vi c cu dõn s trong tui lao ng
(nam 15 60, n t 15 55 tui) chim ti 62,5% vo nm 2010 v 63,3% vo
nm 2020. Trong lỳc ú, dõn s di tui lao ng (t 0-14 tui) gim mnh,
chim 28,4% nm 2005 xung cũn khong 26,5% nm 2010 v 23,7% nm
2020. Dõn s trờn tui lao ng (nam trờn 60 tui, n trờn 55 tui) cú xu hng
tng mnh, c bit l trong giai on 2006-2010, ũi hi s phi cú nhng chớnh
1


Dân số vàng chỉ thời kỳ cơ cấu lao động trong tổng dân số đạt mức cao từ 55% trở lên.

Thõn Trung Kiờn

u t 46 A


Khóa luận tốt nghiệp

-9-

sách thích hợp để chăm sóc người có tuổi. Thời kỳ “thời kỳ dân số vàng” sẽ tạo
ra cho Bắc Giang một thách thức lớn về tạo công ăn việc làm cho dân số trong
độ tuổi lao động, tuy nhiên đây là một cơ hội tốt cho tỉnh về nguồn lao động mà
nếu phát huy tốt sẽ là một yếu tố phát triển cực kỳ quý báu đối với Bắc Giang
trong thời kỳ quy hoạch mới.
1.4. Nguồn tài nguyên
1.4.1. Tài nguyên đất
Kế hoạch sử dụng đất đai của tỉnh Bắc Giang giai đoạn 1997 - 2010 đã
được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, hiện trạng tài nguyên đất của Bắc Giang
cụ thể như sau:
Bảng 2. Diện tích các loại đất
Loại đất
Tổng diện tích tự nhiên
I. Đất nông nghiệp
1. Đất sản xuất nông nghiệp
2. Đất lâm nghiệp
3. Đất nuôi trồng thuỷ sản
4. Đất nông nghiệp khác
II. Đất phi nông nghiệp

1. Đất ở
2. Đất chuyên dùng
3. Các loại còn lại
III. Đất chưa sử dụng
1. Đất bằng chưa sử dụng
2. Đất đồi núi chưa sử dụng
3. Núi đá không có rừng cây

Năm 2000
382.200
243.628
123.723
110.600
2.542
6.763
79.398
11.603
54.892
12.894
59.183
3.063
55.126
994

Năm 2005
382.331(2)
257.504
123.973
129.164
4.226

140
90.040
21.039
50.037
18.964
34.787
2.152
31.967
668
Đơn vị tính: ha

Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Giang
Từ kết quả trên cho thấy tiềm năng đất của tỉnh còn khá lớn, riêng đất
chưa sử dụng có khả năng sản xuất nông lâm nghiệp là trên 40 ngàn ha, và gần
10 ngàn ha vườn gia đình có thể cải tạo thành vườn có giá trị kinh tế. Hiện nay,
hệ số sử dụng đất còn thấp, nhất là các huyện miền núi, có thể nâng hệ số sử
2

DiÖn tÝch tù nhiªn cña tØnh n¨m 2005 t¨ng lªn lµ do xö lý sai sè kÕt qu¶ ®o ®¹c, diÖn tÝch thùc tÕ lµ 382.331 ha.

Thân Trung Kiên

Đầu tư 46 A


Khóa luận tốt nghiệp

- 10 -

dụng đất lên. năng suất cây trồng, vật nuôi cũng còn tiềm ẩn khá, nếu áp dụng

đưa giống mới vào sản xuất, chế độ canh tác hợp lý thì sẽ đưa được năng suất lên
ít nhất là 1,3 - 1,4 lần so với năng suất hiện nay.
1.4.2. Tài nguyên rừng
Đến hết năm 2005 Bắc Giang có 129.164 ha đất lâm nghiệp đã có rừng và
gần 30.000 ha đất núi đồi có thể phát triển lâm nghiệp. Rừng của Bắc Giang có
vị trí quan trọng, ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp, môi trường sinh thái
và đời sống nhân dân. Rừng Bắc Giang có hệ động thực vật phong phú với nhiều
nguồn gen quý hiếm, hiện tỉnh đã thành lập 2 khu bảo tồn rừng nguyên sinh là
Khe Rỗ và Tây Yên Tử. Rừng Bắc Giang nằm ở đầu nguồn các hồ chứa nước
lớn, có khả năng thu hút khách du lịch như hồ Cấm Sơn, Khuôn Thần, Suối
Mỡ… và là đầu nguồn của sông Thương sông Lục Nam. Số lượng, chất lượng
rừng ở Việt Nam được trình bày ở bảng 3

Thân Trung Kiên

Đầu tư 46 A


Khóa luận tốt nghiệp

- 11 -

Bảng 3. Số lượng, chất lượng các loại rừng của Bắc Giang năm 2005
Đơn vị tính: ha,m3
Phân theo chức năng
Tổng số

STT

Diện tích

Tổng số
1. Đất có rừng tự nhiên

2. Đất có rừng trồng

3. Đất khoanh nuôi phục

Đặc dụng

Trữ lượng

129.164,52 3.348.945

60.666,51

51.191,11

Diện tích

Trữ
lượng

Diện tích

Sản xuất

Trữ lượng

14.818,24 1.002.011 49.953,21 1.278.130


2.766.029 13.892,56

582.919

Phòng hộ

925,68

995.747

Diện tích

28.864,5

1.057.158 17.909,45

713.123

6.264 15.658,49

220.972 34.606,94

355.680

8.994

-

-


-

3.933,91

-

5.010,09

8.362,89

-

-

-

1.496,29

-

6.866,6

Nguồn: Số liệu kiểm kê 01/01/2005 của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Giang

Thân Trung Kiên

lượng

64.393,08 1.068.803


hồi
4. Đất trồng rừng

Trữ

Đầu tư 46 A


Khóa luận tốt nghiệp

- 12 -

1.4.3. Tài nguyên khoáng sản
Cho đến nay trên địa bàn tỉnh đã phát hiện và đăng ký được 63 mỏ với 15
loại khoáng sản khác nhau bao gồm: than, kim loại, khoáng chất công nghiệp,
khoáng sản, VLXD. Phần lớn các khoáng sản này được đánh giá trữ lượng hoặc
xác định tiềm năng dự báo, một số khoáng sản đã và đang khai thác, một số đang
nghiên cứu đánh giá trữ lượng làm cơ sở phục vụ cho khai thác.
a) Khoáng sản nhiên liệu
Đã phát triển được 18 mỏ trong đó có 8 mỏ đã tính trữ lượng đó là trữ
lượng các loại than khoảng:114 triệu tấn, bao gồm các loại than: antraxit, than
gầy, than bùn.
- Than antraxit: Gồm 14 mỏ tập trung tại huyện Sơn Động, Lục Nam, Lục
Ngạn. Với tổng trữ lượng các loại than khoảng: 107,7 triệu tấn. Trong đó chỉ có
mỏ than Đồng Rì có trữ lượng lớn phục vụ phát triển quy mô công nghiệp (107,3
triệu tấn), một số mỏ có trữ lượng nhỏ phục vụ phát triển địa phương: than Đông
Nam Chũ, An Châu, Nước Vàng.
- Than gầy: Có khoảng 02 mỏ phân bố gần nhau ở phía đông huyện Yên
Thế (mỏ Bố Hạ có thể khai thác quy mô công nghiệp, mỏ Đèo Vàng chỉ phù hợp
khai thác tận thu), với tổng trữ lượng khoảng 4.570 nghìn tấn (đã khai thác ước

chừng 800 nghìn tấn), than có chất lượng thấp, chủ yếu phục vụ cho nhu cầu đốt
gạch và dân sinh của địa phương. Mỏ than Bố Hạ do công ty Cổ phần khoáng
sản Bắc Giang khai thác.
- Than bùn: Trên địa bàn tỉnh đến nay mới phát hiện được 2 điểm than
bùn thuộc địa phận các huyện Lục Nam, Việt Yên (Khám Lạng và Minh Đức),
với tổng trữ lượng khoảng 750 nghìn tấn, chủ yếu có triển vọng khai thác phục
vụ ngành công nghiệp sản xuất phân vi sinh.

Thân Trung Kiên

Đầu tư 46 A


Khóa luận tốt nghiệp

- 13 -

b). Khoáng sản vật liệu xây dựng
Đến nay, ở Bắc Giang đã phát hiện được 24 mỏ, gồm:
- Sét gạch ngói: Tỉnh Bắc Giang có tiềm năng lớn về khoáng sản sét sử
dụng làm gạch ngói, hiện nay đã có 16 mỏ được phát hiện, phân bố tập trung chủ
yếu ở các huyện Việt Yên, Lạng Giang, Lục Nam, Yên Thế, Hiệp Hoà, Yên
Dũng. Với tổng trữ lượng các mỏ khoảng 360 triệu m3. Nhìn chung các mỏ sét
đều có chất lượng tốt, đáp ứng yêu cầu của sản xuất gạch ngói, hiện tại đã có 5
mỏ đã và đang được khai thác phục vụ sản xuất gạch, ngói cung cấp cho nhu cầu
của địa phương và các tỉnh lân cận.
- Cát, cuội, sỏi: Tiềm năng cát, cuội, sỏi của Bắc Giang không lớn, nên
việc khai thác và sử dụng chưa phát triển (khoảng 400-500 nghìn m 3/năm). Hiện
nay đã xác định được 5 mỏ chứa cát, cuội, sỏi (huyện Hiệp Hoà, Lục Nam, Việt
Yên) với tổng trữ lượng: cát: 4.550 nghìn m 3, cuội sỏi: 91.200 nghìn m3. Ngoài

ra khu vực Hiệp Hoà dự báo có tiềm năng lớn về cát, cuội, sỏi còn lại các mỏ
khác đều có quy mô từ trung bình đến nhỏ; cát sỏi lòng sông Cầu chất lượng
tương đối tốt, có thể đáp ứng làm bê tông, còn đa số các mỏ khác chỉ có thể sử
dụng phục vụ xây dựng dân dụng, san lấp.
- Nguyên liệu sứ gốm, chịu lửa (Việt Yên: khoảng 338 nghìn m 3) chất
lượng kém ít có triển vọng, 1 mỏ sét gốm (Hiệp Hoà: khoảng 135 nghìn m 3) chất
lượng chỉ sử dụng làm đồ sành sứ, 1 điểm kaolin (Yên Dũng) nhưng chưa xác
định cụ thể về trữ lượng.
c). Khoáng sản khoáng chất công nghiệp
Đã phát hiện 5 mỏ: gồm 4 mỏ barit (thuộc huyện Tân Yên, Hiệp Hoà,
Lạng Giang), với tổng trữ lượng khoảng 616 nghìn tấn, chất lượng quặng barit
tương đối tốt hiện đang được khai thác sử dụng cho lĩnh vực công nghiệp khác
Thân Trung Kiên

Đầu tư 46 A


Khóa luận tốt nghiệp

- 14 -

nhau như: sản xuất thuỷ tinh, hoá chất, dung dịch khoan; Ngoài ra Bắc Giang đã
phát hiện được 1 điểm mỏ fenspat (huyện Hiệp Hoà), tuy nhiên chất lượng
không tốt, trữ lượng nhỏ chỉ phục vụ công nghiệp địa phương.
d). Khoáng sản kim loại
Trên phạm vi tỉnh Bắc Giang khoáng sản kim loại phát hiện được chưa
nhiều: Có 16 mỏ và điểm quặng được xác định, trong đó có 6 mỏ được tính trữ
lượng, còn lại chủ yếu được phát hiện và dự báo trữ lượng, các khoáng sản kim
loại gồm:
- Nhóm kim loại đen: Quặng sắt (Yên Thế), trữ lượng khoảng 503 nghìn

tấn, chất lượng quặng trung bình, hiện đang được khai thác chủ yếu phục vụ
công nghiệp địa phương, hoặc cung cấp cho các cơ sở luyện gang thép.
- Nhóm kim loại mầu: Quặng đồng đã phát hiện được nhiều điểm khoáng
hoá chứa quặng trong đó tập trung chủ yếu ở Sơn Động và Lục Ngạn, với trữ
lượng dự báo khoảng 5,2 triệu tấn quặng nhưng chất lượng không tốt chủ yếu
phục vụ khai thác tận thu; quặng chì- kẽm tập trung chủ yếu ở các huyện Lạng
Giang, Yên Thế, Sơn Động Lục Nam, hàm lượng chì, kẽm đều rất thấp, không
có triển vọng.
- Nhóm kim loại hiếm: Thuỷ ngân phát hiện 1 điểm mỏ thuộc huyện Lục
Nam nhưng chưa được đánh giá, nên chưa có triển vọng.
- Nhóm kim loại quý: Vàng, có 4 mỏ và điểm quặng vàng (3 vàng sa
khoáng 1 vàng gốc) chủ yếu nằm ở các huyện Lục Ngạn, Yên Thế, tài nguyên dự
báo khoảng 734 kg, chủ yếu do dân khai thác tự do không thống kê được trữ
lượng đã khai thác, nhưng các điểm vàng này đều có triển vọng thấp.
Tóm lại: Trong tổng số 63 mỏ và điểm mỏ đã được phát hiện trên địa bàn
tỉnh, số lượng các loại mỏ đã được thăm dò không đáng kể (12/63 mỏ) còn lại
Thân Trung Kiên

Đầu tư 46 A


Khóa luận tốt nghiệp

- 15 -

mới chỉ ở mức độ khảo sát, tìm kiếm; số lượng mỏ lớn không đáng kể 10/63 mỏ,
chủ yếu là khoáng sản VLXD (cát sỏi, sét gạch ngói), khoáng sản nhiên liêu
(than Đồng Rì) là đáp ứng phát triển quy mô công nghiệp trung ương, còn lại
chủ yếu đáp ứng nhu cầu công nghiệp địa phương và khai thác tận thu.
Bảng 4. Dự kiến khai thác khoáng sản

Tổng sản lượng
sản xuất

Khối lượng khoáng
sản huy động vào
khai thác

1. Sét gạch ngói

370 triệu
sản phẩm/năm

320 triệu m3

2. Cát, cuội, sỏi

1 triệu m3/năm

90 triệu m3

3. Barit

50.000 tấn/năm

0,6 triệu tấn

4. Than Đồng Rì

600.000 tấn/năm


100 triệu tấn

5. Than Bố Hạ

50.000 tấn/năm

4,0 triệu tấn

6. Than bùn

10.000 tấn/năm

0,6 triệu tấn

7. Quặng sắt

50.000 tấn/năm

0,5 triệu tấn

8. Quặng đồng

20.000 tấn/năm

5,0 triệu tấn

Loại khoáng sản

Ghi chú
Quy mô công nghiệp

vừa và nhỏ
Quy mô công nghiệp
vừa và nhỏ
Quy mô công nghiệp
nhỏ
Phát triển khu công
nghiệp than- điện
Đồng Rì.
Phát triển công nghiệp
địa phương
Phục vụ sản xuất phân
vi sinh địa phương.
Phát triển công nghiệp
địa phương
Phát triển công nghiệp
địa phương

Nguồn: Số liệu thống kê tỉnh Bắc Giang

Thân Trung Kiên

Đầu tư 46 A


Khóa luận tốt nghiệp

- 16 -

2. Thực trạng đầu tư phát triển ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc
Giang

Trong thời gian qua ngành công nghiệp tỉnh Bắc Giang đã có nhiều khởi
sắc, không chỉ thể hiện ở tốc độ tăng trưởng, giá trị sản lượng tăng cao mà kết
quả thu hút đầu tư trên địa bàn cũng thu được những kết quả đáng phấn khởi.
2.1. Giá trị sản xuất công nghiệp và mức tăng trưởng trong giai đoạn
2001 - 2005
Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp giai đoạn 2001 - 2005 đạt
18,2%. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 17,7%, khu vực có vốn đầu tư
nước ngoài đạt 116,2% , doanh nghiệp nhà nước TW là 11,1%/năm , quốc doanh
địa phương là – 16,7%. Doanh nghiệp ngoài quốc doanh là 34,3%
Bảng 5: Giá trị sản xuất công nghiệp và mức tăng trưởng năm 2001 - 2005
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Giá trị sản xuất CN
2001 2002
2003
2004
2005
Tổng số
655,4 780,1 1.013,4 1.191,0 1.295,2
1.148,
I. KT trong nước
653,4 759,6
967,0
1.229,1
0
1.Quốc doanh
483,2 538,6
706,6
784,1
587,2
- CNQDTW

393,1 414,1
539,0
607,5
561,1
- CNQDĐP
90,1 124,5
167,6
176,7
26,1
2.Ngoài quốc doanh 170,1 221,0
260,5
363,8
641,9
- Tập thể
11,4
17,3
23,5
29,8
- Tư nhân
1,7
3,2
1,8
13,1
- Cá Thể
141,0 154,9
168,3
188,5
- Hỗn hợp
16,1
45,7

132,4
132,4
II. CN có vốn FDI
2,1
20,5
46,4
43,1
66,1
Nguồn: Cục thống kê tỉnh Bắc Giang – Niên Giám thống kê 2005
Nội dung chỉ tiêu

TT (%)
2001-2005
18,9
17,7
8,2
11,1
-16,7
34,3
116,2

2.2 Chuyển dịch cơ cấu GTSXCN phân theo thành phần kinh tế
Sự chuyển dịch cơ cấu các thành phần kinh tế trong giá trị sản xuất công
nghiệp tỉnh Bắc Giang đã diễn ra theo chiều hướng: Công nghiệp quốc doanh
Thân Trung Kiên

Đầu tư 46 A


Khóa luận tốt nghiệp


- 17 -

TW giảm từ 59,97% năm 2001 xuống còn 43,32% năm 2005, công nghiệp quốc
doanh địa phương có xu hướng tăng tỷ trọng: năm 2001 chiếm 13,75% đến năm
2004 chiếm 14,83%, đến năm 2005 do cổ phần hóa nên chỉ còn chiếm 2,02%.
Công nghiệp ngoài quốc doanh như: tư nhân, cá thể, hỗn hợp... đều có xu hướng
tăng tỷ trong trong cơ cấu kinh tế. Trong đó tăng cao nhất phải kể đến thành
phần hỗn hợp, năm 2001 chiếm tỷ trọng 2,46% đến năm 2004 đã tăng lên tới
11,11%. Công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có xu hướng tăng dần tỷ trọng từ
0,31% năm 2001 lên 5,1% năm 2005
Bảng 6: Chuyển dich cơ cấu GTSXCN theo ngành kinh tế
Đơn vị tính: %
Nội dung chỉ tiêu
Tổng số
1.KT trong nước
- CNQDTW
- CNQDĐP
- Tập thể
- Tư nhân
- Cá thể
- Hỗn hợp
2. CN có vốn FDI

2001
100
99,69
59,57
13,57
1,75

0,25
21,5
2,46
0,31

2002
100
97,37
53,08
15,96
2,22
0,41
19,85
5,85
2,63

2003
100
95,42
53,18
16,54
2,32
0,17
16,60
6,59
4,58

2004
100
96,38

51,0
14,83
2,51
1,1
15,83
11,11
3,62

2005
100
45,34
43,32
2,02
49,56
5,10

Nguồn: Cục thống kê tỉnh Bắc Giang – Niên Giám thống kê 2005

2.3. Giá trị sản xuất công nghiệp và mức tăng trưởng trong giai đoạn
2001-2005 phân theo ngành công nghiệp
Giá trị sản xuất công nghiệp (giá so sánh 1994) thực hiện năm 1997 là
548,465 tỷ đồng; năm 2000 đạt 545,168 tỷ đồng; năm 2005 đạt 1.295,2 tỷ đồng.
Tốc độ tăng trưởng bình quân/năm trong giai đoạn 2001 – 2005 là 18,9%/năm
a/ Phân theo ngành công nghiệp
Thân Trung Kiên

Đầu tư 46 A


Khóa luận tốt nghiệp


- 18 -

- Ngành công nghiệp khai thác mỏ: Công nghiệp khai thác tăng trưởng
khá cao, nếu trong giai đoạn 1997 – 2000 chỉ đạt 3,8% thì giai đoạn 2001 – 2005
đã đạt tới 30,1%.
- Ngành công nghiệp chế biến: Sản xuất ổn định và có xu hướng phát
triển tốt, tăng bình quân cả giai đoạn 2001 – 2005 là 18,9%/năm, trong đó đáng
chú ý là ngành công nghiệp cơ khí và công nghiệp dệt may da giầy có tốc độ
tăng trưởng cao 36,9%/năm và 30,0%/năm; công nghiệp sản xuất vật liệu xây
dựng có tốc độ tăng trưởng bình quân 16,4%/năm; công nghiệp hóa chất có tốc
độ tăng khoảng 9,8%/năm trong đó:
+ Công nghiệp chế biến nông – lâm sản – thực phẩm: Trong giai đoạn từ
1997 – 2005, phân ngành này có mức tăng trưởng tương đối sát với mục tiêu đã
đặt ra. Tại các mốc quan trọng như năm 2000, mục tiêu đặt ra cho GTSXCN của
phân ngành này là 99,1 tỷ đồng nhưng trên thực tế đã đạt được 100,1 tỷ đồng;
năm 2005 kế hoạch đặt ra là 276,3 tỷ đồng thì trên thực tế đã đạt được 317,3 tỷ
đồng.
+ Công nghiệp hóa chất: Tình hình hoạt động của phân ngành công nghiệp
hóa chất Bắc Giang trong suốt thời gian từ năm 1997 đến nay đều không đạt
được nhưng mục tiêu đề ra về GTSXCN. Năm 2000 mục tiêu đặt ra là 382,0 tỷ
đồng nhưng trên thực tế chỉ đạt 291 tỷ đồng; năm 2005 mục tiêu đặt ra là 683 tỷ
đồng nhưng trên thực tế chỉ đạt 464,7 tỷ đồng. Khó khăn chủ yếu liên quan đến
tình hình cung cầu trên thị trường, khả năng của doanh nghiệp tiếp cận các
nguồn vốn để đối mới trang thiết bị công nghệ, giảm chi phí, hạ giá thành sản
phẩm.
+ Công nghiệp sản xuất VLXD: Từ năm 1997 – 2005, hoạt động của phân
ngành sản xuất VLXD chia thành 2 giai đoạn khá rõ: giai đoạn không đạt được
mục tiêu đề ra (1997 – nửa cuối năm 2000): mục tiêu đề ra cho năm 2000 là
GTSXCN đạt 97,8 tỷ đồng nhưng trên thực tế chỉ đạt 84,8 tỷ đồng. Sang năm

Thân Trung Kiên

Đầu tư 46 A


Khóa luận tốt nghiệp

- 19 -

2001 ngành này đã tăng trưởng khi mục tiêu đặt ra là 105,6 tỷ đồng, trên thực tế
đã đạt được 108,9 tỷ đồng. Đến năm 2005 mục tiêu 143,7 tỷ đồng, trên thực tế
đã đạt được 181,5 tỷ đồng.
+ Công nghiệp cơ khí – điện tử: Giá trị sản xuất công nghiệp của phân
ngành này không ngừng tăng từ năm 2001 – 2005 chúng ta có thể thấy rõ qua
bảng sau:
Bảng 7: Giá trị sản xuất công nghiệp qua các năm từ 2001 - 2005
Giá trị

Năm

GTSXCN (tỷ đồng)
Tăng trưởng so với
năm trước (%)

Năm 2001

Năm 2002

Năm 2003


Năm 2004

Năm 2005

55,4

90,6

134,3

189,1

209,8

-

63,54

48,23

40,8

10,95

Nguồn: Sở kế hoạch đầu tư tỉnh Bắc Giang
Năm 2001 GTSXCN của phân ngành này chỉ đạt 55,4 tỷ đồng nhưng đến
năm 2005 đã đạt 209,8 tỷ đồng.
+ Ngành công nghiệp may: giá trị sản xuất công nghiệp của ngành công
nghiệp may cũng liên tục tăng từ năm 2001 – 2004, năm 2001 GTSXCN của
phân ngành này mới chỉ có 27,3 tỷ đồng nhưng đến năm 2004 đã tăng lên 89,3 tỷ

đồng. Tuy nhiên đến năm 2005 do gặp nhiều khó khăn nên GTSXCN của phân
ngành này giảm sút mạnh chỉ còn 83.4 tỷ đồng.
2.4. Chuyển dịch cơ cấu theo ngành công nghiệp
Trong giai đoạn 2001-2005 chiều hướng chuyển dịch của các ngành công
nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang diễn ra như sau:
*/ Công nghiệp khai thác mỏ: có xu hướng tăng dần năm 2001 chiếm tỷ
trọng là 1,04%, năm 2004 là 1,54%
*/ Công nghiệp chế biến

Thân Trung Kiên

Đầu tư 46 A


Khóa luận tốt nghiệp

- 20 -

- Công nghiệp chế biến nông – lâm sản – thực phẩm: (bao gồm sản xuất
thực phẩm và dồ uống; sản xuất sản phẩm gỗ và lâm sản; sản xuất giấy và sản
phẩm từ giấy; sản xuất giường, tủ, bàn, ghế) Trong 5 năm tỷ trọng của ngành
tăng dần từ chỗ chiếm tỷ trọng 17,19% năm 2001 tăng lên chiếm 24,5% năm
2005.
- Công nghiệp cơ khí: (bao gồm sản xuất kim loại, sản xuất các sản phẩm
từ kìm loại; sản xuất máy móc thiết bị; sản xuất sửa chữa xe có động cơ...) Tỷ
trọng đang có chiều hướng tăng lên. Năm 2001 chiếm tỷ trọng 8,45%, năm 2005
tăng lên là 16,2%
- Công nghiệp dệt may – da giày: (bao gồm sản xuất sản phẩm dệt, sản
xuất trang phục, sản xuất sản phẩm bằng da, giả da) chiếm tỷ trọng nhỏ. Năm
2001 đạt 4,17%, năm 2005 đạt 6,4%

- Công nghiệp hóa chất: (bao gồm sản xuất hóa chất; sản xuất phẩm cao
su và plastic) là ngành công nghiệp chiếm một tỷ trọng lớn trong cơ cấu các
ngành công nghiệp chế biến, chiếm tới 51,93% năm 2001 và giảm xuống còn
35,9% năm 2005.
- Công nghiệp sản xuất VLXD: (bao gồm sản xuất sản phẩm khoáng phi
kim loại) chiếm tỷ trọng có xu hướng giảm dần năm 2001 là 16,62%, năm 2005
là 14%
- Công nghiệp khác: (bao gồm in ấn và tái chế...) chiếm một tỷ trọng nhỏ
và có xu hướng giảm năm 2001 là 0,24% đến năm 2005 giảm xuống còn 0,2%.
3. Vai trò của KCN đối với phát triển kinh tế xã hội và sự cần thiết
phải đầu tư phát triển KCN, cụm CN tại Bắc Giang
3.1. Vai trò của KCN đối với sự phát kinh tế xã hội
3.1.1. Góp phần chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
KCN có cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh như giao thông, điện, nước...cùng các
chính sách ưu đãi khuyến khích của Nhà nước nên đã thu hút được nhiều dự án
Thân Trung Kiên

Đầu tư 46 A


Khóa luận tốt nghiệp

- 21 -

đầu tư tập trung cho các nghành công nghiệp và dịch vụ công nghiệp cũng như
khuyến khích xuất khẩu. Các khu công nghiệp tập trung được ví như một thế
giới thu nhỏ phản ánh tiềm năng phát triển công nghệp của mỗi quốc gia.
Bên cạnh đó, các KCN đã góp phần tạo nên các vùng kinh tế trọng điểm,
phát huy lợi thế so sánh và tiềm lực hiện có của đất nước để phát triển nhanh. Sự
hình thành các KCN ở những vùng có khả năng thu hút đầu tư lớn nhất đã làm

cho sự phân bổ địa lý kinh tế của đất nước có sự thay đổi khá rõ rệt. Vì vậy nhìn
chung sự phát triển các KCN tập trung thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu vùng, ngành,
lãnh thổ theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa.
3.1.2. Nâng cao trình độ công nghệ, hiện đại hóa cách thức quản lý sản
xuất
KCN là khu vực có những điều kiện thuận lợi về cơ sở hạ tầng cùng với
nhiều chính sách ưu đãi đầu tư được áp dụng. Đây chính là điểm đến lý tưởng
của các nhà đầu tư, trong đó có đầu tư nước ngoài. Một số công nghệ tiên tiến,
hiện đại trên thế giới cùng trình độ quản lý cao của đội ngũ cán bộ doanh nghiệp,
trình độ tay nghề của công nhân theo các chuẩn mực quốc tế đã được áp dụng tại
Việt Nam. Đây cũng là những nhân tố quan trọng góp phần để nước ta thực hiện
việc chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.
KCN là nơi tiếp nhận công nghệ mới, tập trung những ngành nghề mới,
góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH. Cùng với dòng
vốn đầu tư nước ngoài đầu tư vào các dự án sản xuất kinh doanh trong KCN, các
nhà đầu tư còn đưa vào Việt Nam những dây chuyền sản xuất với công nghệ tiên
tiến, hiện đại, trong đó có cả những dự án công nghiệp kỹ thuật cao (phần lớn
của Nhật Bản), như Công ty TNHH Canon Việt Nam, Mabuchi Motor, Orion
Hanel…, những lĩnh vực mà chúng ta còn yếu kém và cần khuyến khích phát
triển như cơ khí chính xác, điện tử….
Thân Trung Kiên

Đầu tư 46 A


Khóa luận tốt nghiệp

- 22 -

Các dự án đầu tư vào KCN tập trung chủ yếu vào các ngành công nghiệp

nhẹ như dệt may, da giầy, công nghiệp chế biến thực phẩm (chiếm trên 50% tổng
số dự án), đây là các dự án thu hút nhiều lao động, có tỷ lệ xuất khẩu cao. Các dự
án này cũng đã góp phần nâng cấp dây chuyền công nghệ, chất lượng sản
phẩm… cho các ngành công nghiệp nhẹ. Tuy nhiên, các KCN cũng đã thu hút
được các dự án có quy mô và yêu cầu vốn lớn, công nghệ cao như dầu khí, sản
xuất ô tô, xe máy, dụng cụ văn phòng, cơ khí chính xác, vật liệu xây dựng…
Mặc dù số lượng các dự án này trong KCN mới chiếm khoảng 5 – 10% số dự án,
nhưng cũng đã góp phần phát triển và đa dạng hóa cơ cấu ngành nghề công
nghiệp.
Các doanh nghiệp trong KCN, đặc biệt là các doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài đã góp sức đào tạo được đội ngũ lao động công nghiệp sử dụng và
vận hành thành thạo các trang thiết bị phục vụ quản lý và sản xuất, nắm vững
công nghệ, có tác động lan tỏa và nâng trình độ tay nghề của đội ngũ lao động
Việt Nam lên một bước. Một lượng đáng kể người lao động Việt Nam được đảm
nhận các vị trí quản lý doanh nghiệp, được tiếp xúc với phương thức quản trị
doanh nghiệp tiên tiến, hiện đại, kỹ năng marketing, quản lý tài chính, tổ chức
nhân sự…. Việc được trực tiếp làm việc trong môi trường có kỷ luật cao, yêu cầu
tay nghề cao, dã rèn luyện được những kỹ năng và bản lĩnh làm việc giúp người
lao động Việt Nam thích ứng với một nền công nghiệp tiên tiến, hiện đại.
3.1.3. Biện pháp quan trọng để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
Trong quá trình thực hiện chủ trương đổi mới của Đảng và Nhà nước việc
thu hút và sử dựng nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) được coi là một
công cụ, đòn bẩy quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Thời gian qua, khu vực có vốn FDI đã
góp phần quan trọng và tăng trưởng và phát triển kinh tế, và ổn định kinh tế vĩ
Thân Trung Kiên

Đầu tư 46 A



Khóa luận tốt nghiệp

- 23 -

mô của đất nước. Tính đến ngày 31/07/2004 cả nước đã cấp giấy phép đầu tư
cho 5.873 dự án đầu tư nước ngoài trong đó có 4.796 dự án còn hiệu lực, với
tổng vốn đầu tư mới là 43,97 tỷ USD, vốn pháp định là 19,5 tỷ USD. Trong các
dự án còn hiệu lực có 2.304 dự án đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh với tổng
vốn đầu tư 27,71 tỷ USD.
Có được kết quả nêu trên phải kể đến sự đóng góp rất lớn của các doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong các KCN ở Việt Nam. Nhờ quán triệt và
vận dụng sáng tạo chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước,
nhiều địa phương đã chủ động xây dựng các KCN thực sự hấp dẫn và thu hút các
nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Phát triển các KCN trở thành một trong
những phương thức huy động và khai thác có hiệu quả các nguồn vốn, khoa học
– công nghệ, trình độ tổ chức quản lý của các nhà đầu tư quốc tế vào quá trình
phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam.
Sau một thời gian xây dựng và phát triển các KCN ở Việt Nam trở thành
một đầu mối quan trọng trong việc thu hút vốn đầu tư trong nước và nguồn vốn
FDI. Lợi ích to lớn của việc phát triển KCN là thu hút được nhiều nguồn vốn đầu
tư cần thiết từ bên ngoài để phát triển sản xuất, tăng giá trị sản xuất hàng công
nghiệp. Nhờ áp dụng nguyên lý tập trung theo chiều dọc trong xây dựng các nhà
máy trong KCN nên nguồn nguyên liệu tại chỗ có thể được sử dụng tối đa và giá
thành sản phẩm giảm đáng kể. Hơn nữa, do cơ sở hạ tầng được chuẩn bị sẵn
cùng với nhiều ưu đãi đặc biệt nên khi đến các KCN các nhà đầu tư giảm được
rất nhiều chi phí kinh doanh.
Với những lợi thế và ưu đãi nổi bật trong những năm gần đây tình hình thu
hút vốn đầu tư nước ngoài ở các KCN có chuyển biến mạnh mẽ. Theo báo cáo
tổng kết của Bộ KH & ĐT, năm 2003 tổng vốn đầu tư nước ngoài tăng thêm vào
các KCN là 1,5 tỷ USD tăng 20% so với năm 2002. Vốn đầu tư thực hiện ở các

KCN cũng cao đạt trên 856 triệu USD, tăng 71% so với năm 2002. Đặc biệt là
Thân Trung Kiên

Đầu tư 46 A


Khóa luận tốt nghiệp

- 24 -

trong khi số các dự án nước ngoài vào Việt Nam năm 2003 giảm 18% so với
cùng kỳ năm 2002, thì số vốn xin tăng thêm của dự án đầu tư nước ngoài vào
KCN tăng 34%. Tính đến tháng 6/2004 các nhà đầu tư nước ngoài từ hơn 40
nước và vùng lãnh thổ đã đầu tư vào các KCN 1.442 dự án (không kể 19 dự án
xây dưng cơ sở hạ tầng KCN) với tổng vốn đầu tư là 11.390 triệu USD. Các dự
án có vốn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực sản xuất và dịch vụ sản xuất công
nghiệp đầu tư vào KCN chủ yếu là các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài với
hơn 1000 dự án chiếm trên 80% số dự án.
3.1.4. Hiện đại hóa hệ thống kết cấu hạ tầng
Qua 15 năm hình thành và phát triển KCN ở Việt Nam, nhiều KCN đã và
đang đóng vai trò quan trọng và tạo ra một khí thế phát triển mới cho nền kinh tế
cả nước. Tại các vùng hay địa phương có các KCN hoạt động mạnh thì mức độ
tăng trưởng kinh tế ở đó cao hơn những nơi KCN chưa phát triển.
Tính đến hết năm 2005 cả nước có 130 KCN phân bố ở 45 tỉnh, thành phố
với quy mô bình quân khoảng 205 ha/KCN. Trong đó có 75 khu đã đi vào hoạt
động với tổng diện tích đất tự nhiên 16.381 ha. Tỷ lệ điền đầy của các KCN đang
hoạt động đạt khoảng 71,4% diện tích đất có thể cho thuê. (Theo số liệu của Đề
cương Hội nghị gửi kèm công văn số 104/BKH-KCN&KCX ngày 23/2/2006 của
Bộ KH&ĐT).
Về thu hút đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cả nước hiện đã có khoảng 130

dự án xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng KCN.
Việc phát triển các KCN trong thời gian qua không những thúc đẩy các
ngành dịch vụ phát triển, thúc đẩy CNH – HĐH nông nghiệp nông thôn, mà còn
đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa, góp phần đáng kể vào việc hiện đại hóa hệ thống

Thân Trung Kiên

Đầu tư 46 A


Khóa luận tốt nghiệp

- 25 -

kết cấu hạ tầng trong và ngoài KCN. Điều này được thể hiện qua một số khía
cạnh sau:
- Đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng các KCN có tác dụng kích thích sự
phát triển kinh tế địa phương, góp phần rút ngắn sự chênh lệch phát triển giữa
nông thôn và thành thị, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Điều
này có thể dễ dàng nhận nhất ở những vùng có KCN phát triển mạnh như Biên
Hòa, Nhơn Trạch (Đồng Nai), Thuận An (Bình Dương), Tiên Sơn (Bắc Ninh)…
cùng với quá trình phát triển KCN, các điều kiện về kỹ thuật hạ tầng trong khu
vực đã được cải thiện đáng kể, nhu cầu về các dịch vụ gia tăng, góp phần thúc
đẩy hoạt động kinh doanh cho các cơ sở dịch vụ trong vùng.
- Cùng với các chính sách ưu đãi về tài chính và công tác quản lý thuận lợi
của nhà nước, có thể nói việc thu hút nguồn vốn để đầu tư xây dựng hoàn thiện
và đồng bộ các kết cấu hạ tầng trong KCN có vai trò quyết định trong việc thu
hút đầu tư. Việc các doanh nghiệp thuộc nhiều thành phần kinh tế (doanh nghiệp
quốc doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp ngoài quốc
doanh) tham gia đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng KCN không những tạo điều

kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong KCN hoạt động hiệu quả, mà còn tạo
sự đa dạng hóa thành phần doanh nghiệp tham gia xúc tiến đầu tư góp phần tạo
sự hấp dẫn trong việc thu hút doanh nghiệp công nghiệp vào KCN.
- Việc đầu tư hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật trong KCN không những thu hút
các dự án đầu tư mới mà còn tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở rộng quy
mô để tăng năng lực sản xuất và cạnh tranh, hoặc di chuyển ra khỏi các khu đông
dân cư, tạo điều kiện để các địa phương giải quyết các vấn đề ô nhiễm, bảo vệ
môi trường đô thị, tái tạo và hình thành quỹ đất mới phục vụ các mục đích khác

Thân Trung Kiên

Đầu tư 46 A


×