Tải bản đầy đủ (.docx) (80 trang)

Tieu luan thong ke ung dung

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.75 MB, 80 trang )

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH
KHOA TỐN – THỐNG KÊ
----------

BÀI TIỂU LUẬN
THỐNG KÊ ỨNG DỤNG TRONG KINH TẾ VÀ KINH DOANH
ĐỀ TÀI:

PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG CỦA
CHỈ SỐ VN30-INDEX TRƯỚC ĐẠI DỊCH
COVID-19 VÀ XEM XÉT SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA
COVID-19 ĐẾN TỈ SỐ RR, OR CỦA CHỈ SỐ VN30-INDEX
Lớp

: Tài chính 02 - VB2K23.2

Nhóm

:6

Giảng viên hướng dẫn : Trần Hà Quyên

TP. Hồ Chí Minh
Tháng 07 Năm 2021


Nhóm 6:
Thành viên gồm:
STT


Thành viên

Tỉ lệ % đóng góp

1. Trần Gia Huy

100%

2. Lê Cam Tuấn Khanh

100%

3. Trần Phú Toàn

100%

4. Nguyễn Đại Phát

100%

5. Nguyễn Như Khánh Quỳnh

100%

1


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI........................................................................1
1.1 Bối cảnh của đề tài nghiên cứu:........................................................................................1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu:........................................................................................................2
1.2.1 Mục tiêu chung:.............................................................................................................2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể:.............................................................................................................2
1.3 Câu hỏi nghiên cứu:..........................................................................................................2
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:...................................................................................3
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu:...................................................................................................3
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu:......................................................................................................3
1.4.2.1 Phạm vi về thời gian:..................................................................................................3
1.4.2.2 Phạm vi về không gian:..............................................................................................3
1.5 Nguồn số liệu nghiên cứu:................................................................................................3
1.6 Kết cấu đề tài:...................................................................................................................3
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT, CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY
VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU..............................................................................4
2.1 Cơ sở lý thuyết:.................................................................................................................4
2.1.1 Lý thuyết về chỉ số VN30-INDEX................................................................................4
2.1.1.1 Khái niệm cơ bản về chỉ số VN30-INDEX................................................................4
2.1.1.2 Cách tính chỉ số VN30- INDEX.................................................................................4
2.1.1.3 Các yếu tố kinh tế tác động đến chỉ số VN30-INDEX...............................................5
2.1.2 Lý thuyết về nguyên lý thống kê trong kinh tế được sử dụng.......................................6
2.1.2.1 Mô tả dữ liệu bằng các đặc trưng đo lường................................................................6
2.1.2.2 Dãy số thời gian..........................................................................................................9
2.1.2.3 Chỉ số........................................................................................................................11
2.1.2.4 Tỷ số RR (risk ratio).................................................................................................11


2.1.2.5 Tỷ số Odds................................................................................................................12
2.1.2.6 Kiểm định giả thuyết................................................................................................12
2.2 Các nghiên cứu thực nghiệm trước đây:.........................................................................12
2.3 Mơ hình nghiên cứu:......................................................................................................14
CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......................................................14

3.1 Mục tiêu dữ liệu:.............................................................................................................14
3.2 Cách tiếp cận:.................................................................................................................14
3.3 Chiến lược nghiên cứu:...................................................................................................15
CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG CHỈ SỐ VN30-INDEX BẰNG PHƯƠNG
PHÁP DÃY SỐ THỜI GIAN - XEM XÉT SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA COVID19 ĐẾN
TỶ SỐ RR, OR ĐỐI VỚI CHỈ SỐ VN30-INDEX VÀ DỰ ĐOÁN XU HƯỚNG CỦA
CHỈ SỐ VN30-INDEX - TÍNH TỐN CHỈ SỐ TỔNG HỢP GIÁ VN30-INDEX
BẰNG PHƯƠNG PHÁP CHỈ SỐ LASPEYRES...................................................15
4.1 Phân tích biến động của chỉ số VN30-INDEX giai đoạn trước dịch bệnh Covid- 19 (từ
tháng 02/2012 đến tháng 10/2019) bằng phương pháp dãy số thời gian..............................15
4.1.1 Mô tả dữ liệu................................................................................................................15
4.1.2 Phân tích biến động thời vụ của chỉ số VN30-INDEX:..............................................19
4.1.2.1 Phân tích biến động xu hướng của chỉ số VN30-INDEX:........................................24
4.1.3 Phân tích biến động chu kỳ của chỉ số VN30-INDEX:...............................................27
4.1.4 Phân tích biến động ngẫu nhiên của chỉ số VN30-INDEX:........................................31
4.2 Xem xét sự ảnh hưởng của Covid - 19 đến tỷ số RR, OR đối với chỉ số VN30-INDEX
và dự đoán xu hướng của chỉ số VN30-INDEX...................................................................36
4.2.1 Mô tả dữ liệu................................................................................................................36
4.2.2 Kết quả kiểm định sự khác biệt chênh lệch (%) của chỉ số VN30 trong 2 giai đoạn. .42
4.2.3 Kết quả xem xét tỷ số nguy cơ (RR) và tỷ số Odds (OR) đối với chỉ số VN30 trong 2
giai đoạn................................................................................................................................48
4.2.4 Mơ hình dự báo tính Trend..........................................................................................50

2


4.2.4.1 Mơ hình hồi qui dạng lm-lm.....................................................................................50
4.2.4.2 Mơ hình hồi qui dạng lm-log....................................................................................52
4.2.4.3 Mơ hình hồi qui dạng log-lm....................................................................................54
4.2.4.4 Mơ hình hồi qui dạng bậc 2......................................................................................56

4.2.5 Phương trình dự đốn VN30........................................................................................59
4.2.6 Kết quả chỉ số VN30-INDEX tính bằng mơ hình bậc 2 (dự báo)...............................62
4.3 Tính tốn chỉ số tổng hợp giá của VN30-INDEX theo phương pháp Laspeyres trong 14
ngày từ tháng 02/02/2021 đến ngày 26/02/2021..................................................................64
4.3.1 Mơ tả dữ liệu................................................................................................................64
4.3.2 Tính toán chỉ số tổng hợp giá theo phương pháp Laspeyres.......................................67
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT...............................................................70
5.1 Kết luận...........................................................................................................................70
5.2 Đề xuất............................................................................................................................71
5.2.1 Về xã hội:.....................................................................................................................71
5.2.2 Về kinh tế:....................................................................................................................71
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................72


DANH MỤC CHO BIỂU ĐỒ VÀ SƠ
Sơ đồ 2- 1: Mơ hình nghiên cứu...........................................................................................14
YBiểu

đồ 4- 1: Chỉ số VN30-INDEX lúc đóng cửa phiên đầu tháng từ 2-2012 đến 10-2019

..............................................................................................................................................17
Biểu đồ 4- 2: Chỉ số VN30-INDEX và chỉ số VN30-INDEX 12 mức độ và 2 mức độ..........22
Biểu đồ 4- 3: Chỉ số thời vụ điều chỉnh (Is) của chỉ số VN30-INDEX.................................23
Biểu đồ 4- 4: Chỉ số VN30-INDEX thực tế; chỉ số VN30-INDEX đã loại bỏ yếu tố thời vụ
và hàm số tuyến tính thể hiện xu hướng...............................................................................27
Biểu đồ 4- 5: Chỉ số chu kỳ (TBDĐ 5 mức độ) của chỉ số VN30-INDEX............................31
Biểu đồ 4- 6: Chỉ số biến động ngẫu nhiên của chỉ số VN30-INDEX..................................35
Biểu đồ 4- 7: Biểu đồ phân rã biến động xu hướng, chỉ số thời vụ điều chỉnh, biến động của
ngẫu nhiên của chỉ số VN30-INDEX từ tháng 02/2012 đến tháng 10/2019........................35
Biểu đồ 4- 8: Đồ thị biến động chỉ số VN30-INDEX từ 7/2018 đến 7/2019.........................39

Biểu đồ 4- 9: Đồ thị biến động chỉ số VN30-INDEX từ 7/2020 đến 7/2021.........................42
Biểu đồ 4- 10: Đồ thị Histogram chênh lệch (%) của chỉ số VN30-INDEX giai đoạn 1.....43
Biểu đồ 4- 11: Đồ thị Phân phối chênh lệch (%) của chỉ số VN30-INDEX giai đoạn 1......43
Biểu đồ 4- 12: Đồ thị Normal Q-Q Plot Chênh lệch (%) của chỉ số VN30-INDEX giai đoạn
1............................................................................................................................................44
Biểu đồ 4- 13: Đồ thị Histogram Chênh lệch (%) của chỉ số VN30-INDEX giai đoạn 2.....44
Biểu đồ 4- 14: Đồ thị Phân phối Chênh lệch (%) của chỉ số VN30-INDEX giai đoạn 2.....45
Biểu đồ 4- 15: Đồ thị Normal Q-Q Plot Chênh lệch (%) của chỉ số VN30-INDEX giai đoạn
2............................................................................................................................................45
Biểu đồ 4- 16: Đồ thị Boxplot Chênh lệch (%) của chỉ số VN30-INDEX trong 2 giai đoạn47
Biểu đồ 4- 17: Biểu đồ đường thể hiện giá trị VN30 thực tế và giá trị dự đoán..................63
Biểu đồ 4- 18: Phần trăm biến động chỉ số tổng hợp giá của VN30-INDEX tính theo
phương pháp Laspeyres và thực tế so với ngày 01/02/2021................................................69

4


DANH MỤC CHO BẢNG
Bảng 4-1: Chỉ số VN30-INDEX lúc đóng cửa phiên đầu tháng từ 2-2012 đến 10-2019....16
Bảng 4-2: Bảng tính TBDĐ 12 mức độ, TBDĐ 2 mức độ (TC) và SI.................................19
Bảng 4-3: Chỉ số thời vụ trung bình và chỉ số thời vụ điều chỉnh.......................................23
Bảng 4-4: Chỉ số VN30-INDEX đã loại bỏ yếu tố thời vụ và chỉ số thời vụ điều chỉnh......25
Bảng 4-5: Chỉ số chu kỳ (TBDĐ 5 mức độ) của chỉ số VN30-INDEX................................28
Bảng 4-6: Chỉ số biến động ngẫu nhiên của chỉ số VN30-INDEX......................................32
Bảng 4-7: Chỉ số VN30-INDEX lúc đóng cửa phiên đầu tháng từ 7/2018 đến 7/2019.......36
Bảng 4-8: Chỉ số VN30-INDEX lúc đóng cửa phiên đầu tháng từ 7/2020 đến 7/2021......39
Bảng 4-9: Kết quả tính toán tỷ số rủi ro trong 2 giai đoạn.................................................48
Bảng 4-10: : Kết quả tính tốn tỷ số Odds (OR) trong 2 giai đoạn.....................................49
Bảng 4-11: So sánh các hệ số AIC.BIC.LOGLIK của 4 mơ hình........................................59
Bảng 4-12: Bảng kết quả chuyển đổi chỉ số VN30-INDEX.................................................60

Bảng 4-13: Kết quả chỉ số VN30-INDEX tính bằng mơ hình bậc 2....................................62
Bảng 4-14: Danh mục cổ phiếu thành phần chỉ số VN30-INDEX trong 6 tháng đầu năm
2021......................................................................................................................................64
Bảng 4-15: Giá cổ phiếu thành phần chỉ số VN30-INDEX trong 14 ngày từ ngày 2/2/2021
đến ngày 26/2/2021..............................................................................................................66
Bảng 4-16: Phần trăm biến động chỉ số VN30-INDEX tính theo phương pháp Laspeyres và
trong thực tế so với ngày 01/02/2021...................................................................................68


CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
1.1 Bối cảnh của đề tài nghiên cứu:
Trải qua hơn 20 năm phát triển 1, thị trường chứng khoán Việt Nam được xem là một trong những
kênh đầu tư tiềm năng đối với nhiều tổ chức và cá nhân. Đồng thời, đóng vai trị quan trọng
trong thị trường tài chính khi trở thành kênh huy động vốn hiệu quả của các doanh nghiệp. Theo
Ủy ban chứng khoán (2021), thị trường chứng khoán Việt Nam bắt đầu với 2 mã chứng khoán là
REE và SAM. Đến cuối năm 2000, thị trường có 5 mã chứng khốn niêm yết với 32,1 triệu cổ
phiếu tương đương 986 tỷ đồng giá trị vốn hóa thị trường, chiếm 0,28% GDP và tính đến hết
tháng 05/2021 đã có 488 mã chứng khốn niêm yết với tổng số 117,28 tỷ cổ phiếu, giá trị vốn
hóa thị trường đạt 7.839.762 tỷ đồng, chiếm 126.18% GDP. Ngoài ra, trong 6 tháng đầu năm
2021, nhà đầu tư cá nhân trong nước mở mới 619.911 tài khoản, tăng khoảng 58% so với tổng số
lượng của cả năm 2020 (Đây là kỷ lục lịch sử về số tài khoản cá nhân mở mới trong suốt hơn 20
năm thị trường chứng khoán Việt Nam được thành lập và hoạt động). Với các chỉ số thể hiện tốc
độ phát triển nêu trên, Việt Nam đang được đánh giá là một trong mười thị trường tăng tưởng tốt
nhất thế giới2. Điều này càng khẳng định tầm quan trọng và sức hút của thị trường chứng khoán
đối với nền kinh tế trong nước nói chung và các nhà đầu tư nói riêng.
Tuy nhiên, thị trường này lại rất nhạy cảm với những biến động của nền kinh tế và xã hội.
Đặc biệt, sự kiện “đại dịch Covid-19” bùng nổ vào năm 2020 đã đẩy nền kinh tế tồn cầu đến
ngưỡng suy thối, thị trường chứng khoán phải đối mặt với những phiên giảm mạnh. Điều này
gióng lên hồi chng cảnh báo cho các nhà đầu tư trong việc xây dựng “kịch bản ứng phó” trong

nhiều trường hợp và nâng cao tầm nhìn chiến lược trong dài hạn.
Nhận thấy tính cấp thiết của vấn đề, nhóm tác giả quyết định lựa chọn đề tài “PHÂN TÍCH
BIẾN ĐỘNG CỦA CHỈ SỐ VN30-INDEX TRƯỚC ĐẠI DỊCH COVID-19 VÀ XEM XÉT
SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA COVID-19 ĐẾN TỈ SỐ RR, OR CỦA CHỈ SỐ VN30-INDEX” trên
cơ sở phân tích biến động của chỉ số VN30 trong giai đoạn trước khi đại dịch Covid-19 bùng nổ
và xem xét liệu Covid-19 có làm tăng rủi ro cho các nhà đầu tư cũng như làm tăng khả năng
1 Huyền Thu, 2020. Thị trường chứng khoán Việt Nam: 20 năm phát triển vượt bậc cả về quy mô và chất lượng, Tạp
Chí Tài Chính, [online] Tại địa chỉ: < [ Truy cập ngày 11/07/2021].
2 Nguyễn Anh Đại, 2021. Thị trường chứng khoán Việt Nam mở ra nhiều triển vọng mới, Nhân dân điện tử, [online]
Tại địa chỉ: < />[Truy cập ngày 11/07/2021].

1


giảm điểm của chỉ số VN30-INDEX hay không?. Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần cung cấp cho
các nhà đầu tư cái nhìn tổng quát về tác động của đại dịch Covid-19 lên xu hướng biến động chỉ
số chứng khoán tại Việt Nam. Đồng thời, tạo cơ sở cho việc xây dựng phương án khắc phục và
kế hoạch đầu tư phù hợp trong thời gian sắp tới.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu:
1.2.1 Mục tiêu chung:
Phân tích biến động của chỉ số VN30-INDEX trước đại dịch COVID-19 và xem xét sự ảnh
hưởng của COVID-19 đến tỉ số RR, OR trong thị trường chứng khốn. Qua đó, cung cấp cho
người đọc cái nhìn tổng quát về biến động của thị trường chứng khoán Việt Nam nói chung và
chỉ số VN30-INDEX nói riêng trước đại dịch COVID-19. Từ đó, dựa trên các số liệu thu thập
được để khẳng định rằng đại dịch COVID-19 có làm tăng rủi ro đối với các nhà đầu tư hay
không?

1.2.2 Mục tiêu cụ thể:
Sử dụng 04 yếu tố thời vụ, xu hướng, chu kỳ và ngẫu nhiên để tìm ra sự biến động tăng




(giảm) của chỉ số VN30-INDEX trong giai đoạn trước dịch bệnh Covid-19 bùng phát từ
tháng 2/2012 đến tháng 9/2019;
Xem xét sự ảnh hưởng của Covid - 19 đến tỷ số RR, OR đối với chỉ số VN30-INDEX và



dự đoán xu hướng của chỉ số VN30-INDEX;
So sánh kết quả biến động của chỉ số tổng hợp giá VN30-INDEX so với ngày gốc tính



bằng phương pháp Laspeyres với thực tế.

1.3

Câu hỏi nghiên cứu:
Câu hỏi tổng quát: Chỉ số VN30-INDEX biến động ra sao trước khi xảy ra đại dịch

COVID-19 và đại dịch COVID có ảnh hưởng đến sự rủi ro cho các nhà đầu tư, khả năng
giảm điểm của chỉ số VN30-INDEX thông qua tỉ số RR, OR không?
Câu hỏi cụ thể:


Chỉ số VN30-INDEX biến động theo chiều hướng nào trước đại dịch COVID-19?




Đại dịch Covid-19 có làm tăng rủi ro đối với các nhà đầu tư hay khơng?



Đại dịch Covid-19 có làm tăng khả năng giảm điểm của chỉ số VN30-INDEX hay
không?
2


Thị trường chứng khốn nói chung và chỉ số VN30-INDEX nói riêng phản ứng ra sao



trước tác động của đại dịch Covid-19?

1.4

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

1.4.1 Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu là chỉ số VN30-INDEX tại Việt Nam.

1.4.2 Phạm vi nghiên cứu:
1.4.2.1 Phạm vi về thời gian:
Phạm vi của đề tài tập trung vào dữ liệu chỉ số VN30-INDEX:


Theo tháng trong giai đoạn từ tháng 02/2012 đến tháng 10/2019.




Theo ngày trong 02 giai đoạn gồm (1) từ tháng 7-2018 đến tháng 7-2019; và (2) từ
tháng 7/2020 đến tháng 7/2021.

1.4.2.2 Phạm vi về không gian:
Phạm vi của đề tài tập trung vào chỉ số VN30-INDEX của thị trường chứng khoán Việt
Nam.

1.5 Nguồn số liệu nghiên cứu:
Đề tài được thực hiện dựa trên nguồn dữ liệu thứ cấp được thu thập từ:


General Statistics Office of Vietnam (gso.gov.vn)



/>


/>


/>


/>
1.6 Kết cấu đề tài:
Bài tiểu luận được chia thành 5 chương
Chương 1: Giới thiệu đề tài
Chương 2: Cơ sở lý thuyết, các kết quả nghiên cứu trước đây và mơ hình nghiên cứu


3


Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Phân tích biến động chỉ số VN30-INDEX bằng phương pháp dãy số thời gian - Xem
xét sự ảnh hưởng của Covid-19 đến tỷ số RR, OR đối với chỉ số VN30-INDEX và dự đốn xu
hướng của chỉ số VN30-INDEX - Tính tốn chỉ số tổng hợp giá VN30-INDEX bằng phương
pháp chỉ số Laspeyres.
Chương 5: Đề xuất và kết luận

CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT, CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRƯỚC
ĐÂY VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1 Cơ sở lý thuyết:
2.1.1 Lý thuyết về chỉ số VN30-INDEX
2.1.1.1 Khái niệm cơ bản về chỉ số VN30-INDEX3
Theo Giáo trình phân tích đầu tư chứng khốn, (2016), NXB Đại học Kinh tế Quốc dân,
chỉ số VN30-Index gồm 30 cổ phiếu được niêm yết bởi Sở Giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí
Minh (HSX) có giá trị vốn hóa thị trường cũng như thanh khoản cao nhất, cụ thể là nhóm 30 cổ
phiếu này chiếm 80% tổng giá trị vốn hóa thị trường và 60% tổng giá trị giao dịch tồn thị
trường.

2.1.1.2 Cách tính chỉ số VN30- INDEX4
Theo qui định, vào ngày thứ hai của tuần thứ tư tháng 1 và tháng 7 hàng năm, HSX sẽ thực
hiện đổi rổ cổ phiếu của chỉ số VN30-Index. Các bước để chọn 30 cổ phiếu trong rổ VN30 như
sau:
 Bước 1: Chọn 50 cổ phiếu có giá trị vốn hóa thị trường bình quân hàng ngày trong 6 tháng là
cao nhất, loại trừ các cổ phiếu bị cảnh cáo, kiểm soát, tạm ngừng giao dịch hoặc có thời gian
3 Nguyễn Trung Trực, 2019. Các yếu tố kinh tế tác động đến chỉ số VN30 của Việt Nam, Tạp Chí Cơng Thương,

[online] Tại địa chỉ: < [ Truy cập ngày 18/07/2021].
4 Nguyễn Trung Trực, 2019. Các yếu tố kinh tế tác động đến chỉ số VN30 của Việt Nam, Tạp Chí Cơng Thương,
[online] Tại địa chỉ: < [ Truy cập ngày 18/07/2021].

4


niêm yết dưới 6 tháng. Tuy nhiên các cổ phiếu có giá trị vốn hóa thuộc Top 5 của thị trường
thì chỉ yêu cầu thời gian niêm yết 3 tháng trở lên.
 Bước 2: Loại bỏ các cổ phiếu có tỉ lệ lưu hành tự do dưới 5%.
 Bước 3: Các cổ phiếu còn lại sau bước 2 được sắp xếp theo thứ tự giá trị giao dịch hàng ngày
bình quân trong 6 tháng giảm dần. 20 cổ phiếu ở thứ hạng đầu tiên sẽ được chọn vào VN30.
Các cổ phiếu thứ hạng từ 21 đến 40 thì ưu tiên các cổ phiếu cũ, sau đó mới đến lựa chọn các
cổ phiếu mới để cho vào rổ (điều này để đảm bảo tính ổn định của bộ chỉ số).
 Bước 4: HSX họp hội đồng chỉ số để xem xét lần cuối cùng trước khi công bố rổ chỉ số mới
một tuần trước ngày bắt đầu giao dịch rổ chỉ số mới.
Cơng thức tính chỉ số VN30-Index như sau:

VN30-Index =

Giá trị vốn hóa thị trường hiện tại
(CMV)
Giá trị vốn hóa thị trường cơ sở
(BMV)

Trong đó:
CMV (Current market
value) =

i = 1, 2, …, n

n: Số cổ phiếu trong rổ chỉ số
pi: Giá cổ phiếu I trong rổ chỉ số tại thời điểm tính tốn
si: Khối lượng đang lưu hành của cổ phiếu i tại thời điểm tính tốn
fi: Tỷ lệ free-float của cổ phiếu i tại thời điểm tính tốn
ci: Hệ số giới hạn tỷ trọng vốn hóa của cổ phiếu i tại thời điểm tính tốn
+ BMV (Base market value): hệ số chia. Trong trường hợp tăng/giảm CMV do nguyên
nhân khác với biến động giá trên thị trường, BMV sẽ được điều chỉnh nhằm đảm bảo tính liên
tục của chỉ số.
+ Tỉ lệ free-float: là tỉ lệ cổ phiếu sẵn sàng/tự do chuyển nhượng trên thị trường, được tính:
Tỉ lệ free-loat (f) = (Khối lượng cổ phiếu lưu hành - Khối lượng không tự do chuyển
nhượng)/Khối lượng cổ phiếu đang lưu hành.

5


2.1.1.3 Các yếu tố kinh tế tác động đến chỉ số VN30-INDEX
Theo các nghiên cứu trước đây cũng như dựa trên lý thuyết cơ sở, chỉ số VN30-INDEX có
thể chịu sự tác động bởi các yếu tố như: lãi suất, lạm phát, cung tiền, sản lượng công nghiệp, đầu
tư trực tiếp nước ngồi, tỷ giá, chỉ số chứng khốn Mỹ, giá dầu thế giới…
Ngoài ra, dịch bệnh cũng là một trong các nguyên nhân tác động mạnh mẽ đến thị trường
chứng khoán, cụ thể là đại dịch COVID-19 bùng nổ vào cuối năm 2019 đầu năm 2020 trên thế
giới đã làm thế giới “một phen lao đao”. Theo Tổ Chức Y Tế Thế Giới (2021), bệnh Coronavirus
(COVID-19) là một bệnh truyền nhiễm do một loại Coronavirus mới phát hiện gây ra. Bệnh này
gây ra các triệu chứng về hô hấp từ nhẹ đến nặng cho người bị nhiễm virus, thậm chí là tử vong.
Thơng qua đó, tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế, tạo ra tâm lý tiêu cực đến các nhà đầu tư trong
thị trường chứng khoán. Và căn bệnh này đã lan rộng ra trên toàn thế giới với hơn 190 triệu ca
nhiễm và hơn 4 triệu ca tử vong. Với tình hình diễn biến phức tạp hiện nay, thị trường chứng
khốn nói Việt Nam nói chung và chỉ số VN30-INDEX nói riêng, đang phải đối mặt với những
biến động lớn mỗi ngày.


2.1.2 Lý thuyết về nguyên lý thống kê trong kinh tế được sử dụng
2.1.2.1 Mô tả dữ liệu bằng các đặc trưng đo lường
 Trung bình cộng
Trung bình cộng được tính bằng cách đem chia tổng tất cả các giá trị của các quan sát cho tổng
số quan sát
-

Trung bình tổng thể: tính bằng cách đem chia tổng tất cả các giá trị của các quan sát trong
tổng thể cho tổng số quan sát trong tổng thể.
=
Trong đó: : trung bình tổng thể
xi: (i=1, 2, 3….N) giá trị quan sát thứ i
N: tổng số quan sát trong tổng thể (số đơn vị của tổng thể)

-

Trung bình mẫu: tính được bằng cách đem chia tổng tất cả các giá trị của quan sát trong mẫu
cho tổng số quan sát trong mẫu



=
Trong đó: : trung bình mẫu
xi: (i=1, 2, 3….N) giá trị quan sát thứ i
N: tổng số quan sát trong tổng thể (số đơn vị mẫu)
Trung vị (Me)

6



Trung vị là giá trị của đơn vị đứng ở vị trí giữa trong dãy số đã được sắp xếp theo thứ tự tăng
dần. Trung vị chia dãy số làm hai phần, mỗi phần có số đơn vị bằng nhau
Cách xác định:
Ta chia các trường hợp sau:
-

Trường hợp tài liệu khơng phân tổ

1. Trường hợp n lẻ, thì trung vị sẽ là giá trị đứng ở giữa dãy số tức là đứng ở vị trí thứ
2. Trường hợp n chẵn, trung vị sẽ là trung bình cộng của 2 giá trị đứng ở giữa, tức là hai giá trị
đứng ở vị trí thứ và
-



Trường hợp tài liệu phân tổ có khoảng cách tổ
Me = XMe(min) + hMe
Trong đó:
XMe(min): Giới hạn của tổ có trung vị.
hMe: Trị số khoảng cách tổ có trung vị.
SMe-1: Tổng các tần số của các tổ đứng trước tổ có trung vị.
FMe: Tần số của tổ có trung vị
: Tổng các tần số
Tứ phân vị

Tứ phân vị chia dãy số thành 4 phần, mỗi phần có số đơn vị bằng nhau
Cách xác định:
Tài liệu phân tổ khơng có khoảng cách tổ
-


Q1: Tứ phân vị thứ nhất là giá trị của đơn vị đứng ở vị trí thứ (n+1)/4. Khơng kể Q 1 có 25%
số đơn vị có giá trị bé hơn hoặc bằng Q 1 và 75% số đơn vị cịn lại có giá trị bằng hoặc lớn
hơn Q1

-

Q2: Tứ phân vị thứ 2 chính là trung vị, đứng ở vị trí thứ 2(n+1)/4 = (n+1)/2.

-

Q3: Tứ phân vị thứ 3, là giá trị của đơn vị đứng ở vị trí thứ 3(n+1)/4. Khơng kể Q 3, có 75%
số đơn vị có giá trị bé hơn hoặc bằng Q 3 và 25% số đơn vị còn lại có giá trị bằng hoặc lớn
hơn Q3

 Mốt (Mo)
Mốt là biểu hiện của một biến được gặp nhiều nhất trong một tập dữ liệu đối với một dãy số, mốt
là giá trị có tần số lớn nhất.

7


 Trung bình nhân (trung bình hình học)
Trung bình nhân được tính từ những giá trị có quan hệ tích số. Trong kinh tế và kinh doanh thì
trung bình nhân dược áp dụng để tính tốc độ phát triển trung bình.
Cơng thức:
= =
Trong đó:
ti: tốc độ phát triển liên hồn thứ i
m: Số tốc độ phát triển liên hoàn
 Phương sai


Phương sai là số trung bình cơng của bình phương các độ lệch giữa các giá trị của từng
quan sát (xi) và số trung bình cộng của các giá trị đó.
- Phương sai tổng thể
= = - =
Hoặc = (khi xi có các tần số fi khác nhau) với N =
- Phương sai mẫu:
=
Hoặc = (khi xi có các tần số fi khác nhau) với N =
Phương sai còn được tính theo cơng thức
= - Phương sai mẫu hiệu chỉnh
= hoặc =


Độ lệch chuẩn

Độ lệch chuẩn là căn bậc hai của phương sai
Cơng thức tính:
- Đối với tổng thể: =

8


- Đới với mẫu S =



Hệ số biến thiên (CV)

Hệ số biến thiên là số tương đối tính được bằng cách so sánh giữa độ lệch chuẩn với số trung

bình cộng
Cơng thức :
- Tính cho tổng thể CV = x 100%
- Tính cho mẫu

CV = x 100%

2.1.2.2 Dãy số thời gian
Định nghĩa
Dãy số thời gian là một dãy các giá trị của hiện tượng nghiên cứu được sắp xếp theo thứ tự thời
gian. Ví dự như giá cả hàng ngày một cổ phiều nào đó ở thị trường chứng khốn X ở thời điểm
đóng cửa. Các ấn bản hang tháng về chỉ số giá cả ở một thành phố, ...
Một dãy số thời gian có dạng tổng quát như sau:
ti

t1

t2

….

tn

yi

y1

y2

….


yn

ti (i=1, n): thời gian thứ i
yi (i=1, n): giá trị của chỉ tiêu tương ứng với thời gian thứ i
Trong phạm vi đề tài, dãy số thời gian được áp dụng để phân tích biến động của chỉ số
VN30-INDEX trong khoảng thời gian trước khi đại dịch COVID-19 bùng nổ, bao gồm biến
động thời vụ, biến động xu hướng, biến động chu kỳ, biến động ngẫu nhiên. Cụ thể như sau:
 Biến động thời vụ
Sử dụng số trung bình di động có tác dụng hạn chế, loại bỏ các biến động mang tính ngẫu nhiên,
để tính tốn các chỉ số thời vụ (CSTV) nhằm thể hiện biến động thời vụ của dãy số thời gian của
chỉ số VN30-INDEX
SI = =
Trong đó:
9


y1: giá trị quan sát ở thời gian t
: số trung bình di động ứng với giá trị quan sát ở thời gian t
 Biến động xu hướng
Loại bỏ yếu tố biến động thời vụ bằng việc chia các giá trị thực tế của dãy số cho các CSTV
tương ứng:
CTI = =
Sau đó, dùng phương pháp hàm xu thế tuyến tính để thể hiện một cách tốt nhất xu hướng biến
động của chỉ số VN30-INDEX
 Biến động chu kỳ
Đầu tiên, tính giá trị chỉ số chu kỳ bằng việc chia các giá trị của dãy số đã loại bỏ biến động thời
vụ cho các giá trị của thành phần xu hướng tương ứng nhằm loại bỏ yếu tố xu hướng
CI =
Sau đó loại bỏ yếu tố thành phần ngẫu nhiên bằng cách dùng các chỉ số chu kỳ theo cách tính

trung bình di động.
 Biến động ngẫu nhiên
Sau khi đã có được các yếu tố thành phần T, S, C, ta có thể xác định biến động của yếu tố ngẫu
nhiên bằng cách tính
I1 =
Trong đó:
I1: chỉ số thể hiện yếu tố ngẫu nhiên
y1: giá trị thực tế của hiện tượng
Is: chỉ số thời vụ
Ic: chỉ số chu kỳ
Việc phân tích 4 loại biến động trên sẽ góp phần cung cấp cái nhìn tổng quát về biến động của
chỉ số VN30-INDEX trong thời gian trước khi đại dịch COVID-19 bùng nổ trên phạm vi lãnh
thổ Việt Nam.

10


2.1.2.3 Chỉ số
Chỉ sổ là một phương pháp được sử dụng rộng rãi trong quản lý và nghiên cứu kinh tế.
Thơng qua chỉ số có thể biết được giá cả, khối lượng sản phẩm từng loại hay nhiều loại, tăng lên
hoặc giảm xuống qua thời gian hoặc những không gian khác nhau. Một cách tổng quát, trong
thông kê chỉ số là phương pháp biểu hiện quan hệ so sánh giữa hai mức độ nào đó của một hiện
tượng kinh tế - xã hội. (Hà Văn Sơn và Cộng sự, 2011)
Theo phương pháp Laspeyres, khi tính chỉ số giá cả, trọng số được chọn là lượng hàng hóa tiêu
thụ ở kỳ gốc. Công thức chỉ số tổng hợp giá cả của Laspeyres:
Ip =
Trong đó:
pi(1): giá của mặt hàng i ở kỳ nghiên cứu.
pi(0): giá của mặt hàng i ở kỳ gốc.
qi(1): lượng hàng tiêu thụ i ở kỳ nghiên cứu.

qi(0): lượng hàng tiêu thụ i ở kỳ gốc.
Để đơn giản, công thức được viết thành:
Ip =
Việc tính tốn biến động chỉ số tổng hợp giá của VN30-INDEX bằng phương pháp Laspeyres và
so sánh với biến động thực tế trong cùng điều kiện thời gian để có nhận xét tổng quan về mức độ
sai số của phương pháp tính này.

2.1.2.4 Tỷ số RR (risk ratio)
Trong dịch tễ học, tỷ số nguy cơ (risk ratio), hay nguy cơ tương đối (relative risk, RR) là tỷ
lệ của xác suất khả năng mắc bệnh trong nhóm phơi nhiễm so với xác suất khả năng mắc bệnh
trong nhóm khơng phơi nhiễm. RR là được tính tốn như sau:

Trong đó:

11


Nhưng nếu xét về bản chất, tỷ số RR trong nghiên cứu này là tỷ lệ của xác suất rủi ro giảm
điểm chỉ số VN30 trong nhóm dữ liệu thuộc giai đoạn 1 (khi Việt Nam chưa xuất hiện đại dịch
Covid-19) so với xác suất rủi ro giảm điểm chỉ số VN30 trong nhóm dữ liệu thuộc giai đoạn 2
(khi Việt Nam đã xuất hiện đại dịch và không xét đến giai đoạn thị trường bị ảnh hưởng bởi tâm
lý quá tiêu cực của các nhà đầu tư vào thời điểm tháng 3-2020).
Ta sử dụng tỷ số RR để xem xét liệu Covid-19 có làm tăng rủi ro đối với các nhà đầu tư
hay không?

2.1.2.5 Tỷ số Odds
Tương tự tỷ số nguy cơ (RR), tỷ số Odds (OR) được định nghĩa là tỉ số của hai xác xuất, thường
được sử dụng trong y khoa để đo lường khả năng mắc bệnh. OR là được tính tốn như sau:
Nhưng về bản chất, tỷ số Odds (OR) hồn tồn có thể được sử dụng trong phân tích thị trường
chứng khốn để nói lên khả năng giảm điểm của thị trường chứng khoán. Và để xem xét liệu đại

dịch Covid-19 có làm thị trường chứng khoán (cụ thể là chỉ số VN30-INDEX) tăng khả năng
giảm điểm hay khơng? Ta sẽ xem cách tính tốn và phân tích tại mục 4.2.3.

2.1.2.6 Kiểm định giả thuyết
Phương pháp kiểm định T của Gosset Wiliam Sealy (T-test)
Phương pháp kiểm định T hay gọi là T-test được xây dựng bởi nhà hóa học Gosset Wiliam
Sealy vào năm 1908. Phương pháp kiểm định T-Test (kiểm định sự khác biệt) dùng để kiểm định
sự khác biệt về giá trị trung bình của tổng thể với một giá trị cho trước, hoặc kiểm định sự khác
biệt về giá trị trung bình giữa hai tổng thể.
T-test là phép kiểm được dùng nhiều nhất trong thống kê để xử lý các biến số và xuất hiện
trong các phần mềm thống kê thông dụng như Epi-info, SPSS, Strata... Thực ra phép kiểm hay
phân phối T được suy diễn từ phân phối chuẩn, với mẫu nhỏ (n=5, 10,15...) và được hiệu chỉnh
Za=1,96 ra Ta. Nếu mẫu càng nhỏ (bậc tự do nhỏ), Ta càng lớn. T-test được chia làm 03 loại bao
gồm: T-test một mẫu, T-test hai mẫu, T-test với mẫu bắt cặp.

2.2

Các nghiên cứu thực nghiệm trước đây:

Trong bối cảnh Thành phố Hồ Chí Minh áp dụng các biện pháp cấp bách phòng, chống
dịch COVID-19, cụ thể là lệnh phong tỏa và hạn chế đi lại, nhóm tác giả khơng thể truy cập các
nguồn tài liệu chính thống từ thư viện của trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, vì
vậy, trong phạm vi tìm hiểu của nhóm tác giả, thơng qua các phương tiện điện tử tính đến thời
điểm 06/2021, chưa có cơng trình nghiên cứu PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG CỦA CHỈ SỐ
12


VN30-INDEX TRƯỚC ĐẠI DỊCH COVID-19 VÀ XEM XÉT SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA
COVID-19 ĐẾN TỈ SỐ RR, OR CỦA CHỈ SỐ VN30-INDEX được cơng bố cơng khai.
Tuy nhiên, trong q trình tra cứu, nhóm tác giả tham khảo thấy một số cơng trình nghiên

cứu về tác động của một số nhân tố khác lên chỉ số VN30-INDEX. Đây là cơ sở và tiền đề giúp
nhóm tác giả định hướng và xây dựng cơ sở lập luận, nghiên cứu cũng như phân tích đề tài đã
chọn. Cụ thể như sau:


Nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Nhi (2019), bằng phương pháp nghiên cứu định lượng,
phân tích hồi quy các dữ liệu chuỗi thời gian thu thập từ nguồn số liệu thứ cấp bằng mơ
hình VECM và FMOLS, kết hợp với kiểm định đồng liên kết Johansen để xem xét sự tác
động của các yếu tố kinh tế vĩ mô gồm lạm phát, lãi suất, tỷ giá, cung tiền, sản lượng
công nghiệp, đầu tư trực tiếp nước ngồi, giá dầu, chỉ số giá chứng khốn Mỹ lên thị
trường chứng khoán Việt Nam, cụ thể là sự tác động của các yếu tố này đến VN30Index5 trong giai đoạn từ 02/2012 – 02/2019.



Nghiên cứu của Nguyễn Trần Phương Thảo (2015), bằng phương pháp định lượng theo
mô hình vector hiệu chỉnh sai số (VECM) kết hợp với các kiểm định tính dừng ADF và
PP; kiểm định đồng liên kết Johansen; kiểm định nhân quả Granger; phương pháp thống
kê mơ tả… để phân tích sự ảnh hưởng của các biến kinh tế vĩ mô gồm lạm phát, lãi suất,
tỷ giá, giá dầu, sản lượng công nghiệp, giá vàng lên chỉ số chứng khoán VN-INDEX giai
đoạn 01/2005 – 09/20146.



Nghiên cứu của thầy GS. Nguyễn Văn Tuấn thuộc Viện Nghiên cứu Y khoa Garvan,
Khoa Y, Đại học New South Wales Australia về ý nghĩa của Odds Ratio (OR) và relative
risk (RR) trong lâm sàng thống kê.

5 Nguyễn Ngọc Nhi (2019), Tác động của các yếu tố vĩ mô đến chỉ số VN30-INDEX – Sở Giao dịch chứng khoán
Thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn Thạc sĩ Tài chính – Ngân hàng, Trường đại học Ngân hàng Tp.Hồ Chí Minh,
tr.17.

6 Huỳnh Thị Anh Đào (2015), Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu của các công ty trong ngành thực
phẩm được niêm yết trên sở giao dịch chứng khốn Thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh,
Trường Đại học Đà Nẵng, tr.4.

13


2.3 Mơ hình nghiên cứu:

CHƯƠNG 3
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Mục tiêu dữ liệu:
Thu thập dữ liệu chỉ số VN30-INDEX của thị trường chứng khoán Việt Nam và các dữ liệu
liên quan khác trong 02 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: (trước đại dịch Covid-19 bùng phát) từ tháng 02/2012 đến hết tháng
10/2019 cho phân tích biến động thời vụ, xu hướng, chu kỳ và ngẫu nghiên của chỉ số VN30INDEX.
- Giai đoạn 2: (trong bối cảnh dịch bệnh bùng phát trong nước) từ đầu tháng 07/2020 đến
đầu tháng 7/2021 để xem xét sự ảnh hưởng của Covid-19 đến tỷ số RR, OR trong thị trường
chứng khoán.
Thu thập dữ liệu chỉ số giá của 30 công ty thuộc danh mục VN30-INDEX và các dữ liệu
liên quan khác trong 14 ngày từ ngày 02/02/2021 đến ngày 26/02/2021 để tính tốn chỉ số tổng
hợp giá VN30-INDEX theo phương pháp Laspeyres

3.2 Cách tiếp cận:
Nguồn dữ liệu thứ cấp có sẵn thu thập từ:
-

gso.gov.vn

14

Sơ đồ 2- 1: Mơ hình nghiên cứu


-

/>
-

/>
-

/> />
3.3 Chiến lược nghiên cứu:
-

Sử dụng dữ liệu có sẵn trong q khứ.

-

Sử dụng các phần mềm để tính tốn phân tích như: Microsoflt Excel, RStudio là phần
mềm phân tích thống kê/ đồ họa cho giới phân tích dữ liệu, thống kê

CHƯƠNG 4
PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG CHỈ SỐ VN30-INDEX BẰNG
PHƯƠNG PHÁP DÃY SỐ THỜI GIAN - XEM XÉT SỰ ẢNH
HƯỞNG CỦA COVID19 ĐẾN TỶ SỐ RR, OR ĐỐI VỚI CHỈ
SỐ VN30-INDEX VÀ DỰ ĐOÁN XU HƯỚNG CỦA CHỈ SỐ
VN30-INDEX - TÍNH TỐN CHỈ SỐ TỔNG HỢP GIÁ VN30INDEX BẰNG PHƯƠNG PHÁP CHỈ SỐ LASPEYRES
4.1 Phân tích biến động của chỉ số VN30-INDEX giai đoạn trước dịch
bệnh Covid- 19 (từ tháng 02/2012 đến tháng 10/2019) bằng phương pháp

dãy số thời gian
4.1.1 Mơ tả dữ liệu
Về mặt lý thuyết, phân tích các mức độ qua thời gian được dựa trên giả định cơ bản là các yếu tố
ảnh hưởng đến biến động của hiện tượng trong quá khứ và hiện tại sẽ cịn tiếp tục tốn tại với
cùng tính chất, đặc điểm, cường độ như vậy đối với biến động của hiện tượng trong tương lai.
Do đó, mục tiêu chính của phân tích dãy số thời gian là nhận ra và tách riêng các yếu tố ảnh
hưởng này phục vụ cho mục đích dự đốn cũng như cho việc kiểm sốt và hoạch định trong quản

15


lý. (Nguồn: Chương 12 trong Giáo trình nguyên lý thống kê kinh tế úng dụng trong kinh doanh
và kinh tế của trường Đại học Kinh tế TPHCM)
Ta chọn chỉ số VN30-INDEX giai đoạn từ tháng 02/2012 đến tháng 10/2019 để phân tích biến
động bằng phương pháp dãy số thời gian.
Bảng 4-1: Chỉ số VN30-INDEX lúc đóng cửa phiên đầu tháng từ 2-2012 đến 10-2019
Chỉ số
Năm Tháng

VN30-

Chỉ số
Năm

Tháng

INDEX

2012


2013

2014

2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
1
2
3

4
5
6
7

485,18
500,07
541,2
507,07
497,73
491,98
465,29
456,48
458,56
443,68
485,38
564,01
545,68
552,28
537,37
581,95
538,54
542,52
531,23
551,56
555,56
569,06
562,2
624,7
663,81

670,43
632,1
618
615,06
637,04

2015

2016

2017

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
1
2
3
4
5
6

7
8
9
10
11
12
1
2
3
4
5
6
7

VN30INDEX
606,54
618,39
579,97
593,15
589,32
622,43
647,36
586,23
580,32
619,21
581,94
595,57
561,61
570,66
571,69

601,25
617,52
621,79
639,17
665,25
668,44
644,22
631,89
628,21
644,79
657,95
693,22
680,49
713,43
765,41
756,24
16

Chỉ số
Năm

2018

2019

Tháng
1
2
3
4

5
6
7
8
9
10
11
12
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

VN30INDEX
1095,9
1108,23
1153,08
1027,97
947,31
947,55
944,38
969,23
994,73
901,57

894,79
854,99
866,06
904,98
900,13
890,55
876,29
864,24
883,19
892,51
922,89
922,68


Chỉ số
Năm Tháng
8
9
10
11
12

VN30INDEX
676,82
644,25
638,78
611,15
601,66

Chỉ số

Năm

Tháng

VN30-

8
9
10
11
12

INDEX
770,08
792,72
831,62
943,05
975,52

Chỉ số
Năm

Tháng

VN30INDEX

Nguồn: />Biểu đồ 4-1: Chỉ số VN30-INDEX lúc đóng cửa phiên đầu tháng từ 2-2012 đến 10-2019

Căn cứ theo dữ liệu trong Bảng 4-1 và Hình 4-1, ta thấy xu hướng chính của chỉ số VN30INDEX trong giai đoạn này:
- Năm 2012: chỉ số VN30-INDEX được HOSE lập và đưa vào sử dụng và có chỉ số VN30INDEX trong năm này có xu hướng chính là giảm. Mặc dù, GDP ghi nhận tăng 5,03% so

với năm 2011; chỉ số CPI bình quân năm tăng 9,21% so với bình quân năm 2011.
(Nguồn: />- Năm 2013 đến hết tháng 06/2017: chỉ số VN30-INDEX có xu hướng tăng cao hơn năm
2012. Trong thời gian này, Chính phủ áp dụng nhiều chính sách vĩ mơ để nâng cao tăng

17


trưởng GDP hàng năm và duy trì lạm phát tăng ở mức thấp nhất để cải thiện tình hình suy
thối kinh tế bắt đầu xuất hiện từ năm 2007-2008 kéo dài đến năm 2011.
- Từ tháng 07/2017 đến hết tháng 3/2018: chỉ số VN30-INDEX có xu hướng tăng mạnh
và đạt đỉnh tại 1153.08 điểm vào thời điểm đóng phiên tháng 03/2018 (ước tăng khoảng
50,64% so với điểm đóng phiên tháng 07/2017). Về hoạt động kinh kế, GDP kết năm 2017
ghi nhận tăng trưởng 6,81% so với năm 2016; chỉ số CPI bình quân năm 2017 tăng 3,53%
so với bình quân năm 2016 và đạt kết quả dưới mục tiêu được đề ra; thu hút đầu tư trực
tiếp của nước ngoài năm 2017 tăng 42,3% về vốn đăng ký so với năm 2016. (Nguồn:
/>- Từ tháng 04/2018 đến hết tháng 10/2019: chỉ số VN30-INDEX tiếp tục tăng điểm và
đạt đỉnh lịch sử tại 1185,06 điểm vào tháng 4/2018, sau đó, giảm mạnh đến hết tháng
12/2018 và đi ngang đến hết thời gian còn lại trong giai đoạn này. Mặc dù, về hoạt động
kinh kế, GDP cả năm 2018, 2019 ghi nhận tăng lần lượt 7,31%, 7,02% so với năm trước và
chỉ số CPI bình quân cả năm 2018, 2019 tiếp tục duy trì ở mức thấp lần lượt 3,54%, 2,79%
so với năm trước. Sự sụt giảm này do sự leo thang của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung,
FED tăng lãi suất và một số sự kiện bất ổn khác trên thế giới đã phần nào tác động trực
tiếp, gián tiếp đến nền kinh tế trong nước nói chung, thị trường chứng khốn Việt Nam và
chỉ số VN30-INDEX nói riêng. Ngồi ra, thị trường chứng khoán Việt Nam đã tăng trong 1
thời gian dài, các nhà đầu tư có xu hướng chốt lời và dòng tiền bị rút ra khỏi thị trường.
(Nguồn:

/>
tinh-hinh-kinh-te-xa-hoi-quy-iv-va-nam-2018-2/ và />
4.1.2 Phân tích biến động thời vụ của chỉ số VN30-INDEX:

Tính chỉ số TBDĐ 12 mức độ của chỉ số VN30-INDEX tháng 7/2012 là trung bình cộng của
chỉ số VN30-INDEX 12 tháng từ tháng 2/2012 đến tháng 1/2018:
= 491.39

Tương tự ta tính tốn các tháng cịn lại ta sẽ có tất cả kết quả tại bảng 4.2.
Tính chỉ số TBDĐ 2 mức độ (TC) của chỉ số VN30-INDEX tháng 7/2012 là trung bình cộng
của TBDĐ 12 mức độ chỉ số VN30-INDEX trong 02 tháng 7 và 8/2012:
= 493,91

18


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×