Tải bản đầy đủ (.doc) (138 trang)

BỘ GIÁO dục và đào tạo bộ văn hóa, THỂ THAO và DU LỊCH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.43 MB, 138 trang )

5
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm qua, cùng với điều kiện kinh tế - xã hội ngày càng được
nâng cao, sự quan tâm, đầu tư của Đảng, Nhà nước, Chính phủ và Bộ Y tế cho các
bệnh viện trong cả nước cũng ngày càng đồng bộ hơn: đầu tư cơ sở hạ tầng, nhân
lực, trang thiết bị, đào tạo, nghiên cứu khoa học, đặc biệt là việc chăm lo đời sống
vật chất và tinh thần cho cán bộ, nhân viên y tế. Ngồi các bệnh viện cơng lập, các
bệnh viện dân lập cũng đã ra đời và ngày càng đáp ứng được nhu cầu khám chữa
bệnh của người dân. Các hoạt động, dịch vụ của các bệnh viện dân lập từng bước
được hoàn thiện hơn, thể hiện được tính văn minh, lịch sự và hiện đại.
Cơng tác điều trị, chăm sóc sức khỏe cho người bệnh, đặc biệt là việc tạo môi
trường lành mạnh, văn minh, lịch sự..., đã giúp cho người bệnh được hưởng không
gian tĩnh dưỡng, cảm giác thoải mái, an tâm trong quá trình điều trị. Nhiều bệnh
viện đã quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở vật chất như khuôn viên cây xanh, khu nghỉ
trọ cho người nhà bệnh nhân, cải thiện nhà ăn, tổ chức bữa ăn từ thiện, trang bị các
phương tiện giải trí như tivi, đài phát thanh, khu vui chơi cho các bệnh nhi, ….
Những việc làm đó góp phần rất lớn vào việc hỗ trợ người bệnh và người nhà của
họ đỡ vất vả hơn, đỡ mệt mỏi hơn khi mà họ đang phải vật lộn với bệnh tật, đang
phải lo lắng về sự sống, về cái chết, về tiền bạc thuốc thang, chữa bệnh.
Việc tạo môi trường và khơng gian văn hóa trong các bệnh viện khơng chỉ để
phục vụ cho người bệnh và người nhà của họ, mà còn phục vụ ngay cho cán bộ,
nhân viên y tế. Các bệnh viện là nơi thực hiện nhiều cơng trình nghiên cứu, các ca
phẫu thuật, điều trị khó và chuyên sâu. Vì vậy, đây cũng là nơi tập trung đông đảo
nhất các nhà khoa học của các chuyên ngành y học, lực lượng bác sĩ, điều dưỡng
viên, kỹ thuật viên, hộ lý,.. Do đó, ngồi cơng việc chun mơn, việc tổ chức các
hoạt động văn hóa chiếm một vị trí rất quan trọng, nó giúp cho mọi người thoát khỏi
bốn bức tường của những trăn trở, lo lắng để có thể hịa nhập với cộng đồng; từ đó
họ có thể nâng cao hiểu biết xã hội, giao lưu, giải trí, rèn luyện thân thể, tu dưỡng



6
nhân cách và những khả năng vốn có; để họ có những khoảnh khắc thời gian thư
giãn, thoải mái sau ngày làm việc căng thẳng. Ngồi ra khơng gian đó cịn giúp cho
người bệnh và nhân viên y tế xóa được "khoảng cách vơ hình" từ lâu dường như đã
ngăn cách họ, từ đó có thể phát huy sức sáng tạo của mỗi người trong việc làm ra các
sản phẩm văn hóa phục vụ đời sống tinh thần cho chính họ và cho toàn bệnh viện.
Nghị quyết Trung ương V Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII đã đưa
ra phương hướng chung cho sự nghiệp văn hóa nước ta trong đó có đoạn viết: "…
làm cho văn hóa thấm sâu vào toàn bộ đời sống và hoạt động xã hội, vào từng người,
từng gia đình, từng tập thể và cộng đồng, từng địa bàn dân cư, vào mọi lĩnh vực sinh
hoạt và quan hệ con người,..", ngay trong nhiệm vụ thứ hai của Nghị quyết về xây
dựng môi trường văn hóa đã chỉ rõ:
Tạo ra ở các đơn vị cơ sở (gia đình, làng, bản, xã, phường, khu tập thể, cơ
quan, xí nghiệp, nơng trường, lâm trường, trường học, đơn vị bộ đội,..), các
vùng dân cư (đô thị, nông thơn, miền núi…) đời sống văn hóa lành mạnh,
đáp ứng những nhu cầu văn hóa đa dạng và khơng ngừng tăng lên của các
tầng lớp xã hội [3,tr.24].
Căn cứ vào nhiệm vụ trên có thể thấy rằng, việc xây dựng một mơi trường văn
hóa tại các bệnh viện hiện nay là một nhiệm vụ quan trọng, góp phần vào mục tiêu xây
dựng con người mới xã hội chủ nghĩa. Trong những năm qua, vấn đề xây dựng mơi
trường văn hóa đã được các bệnh viện chú trọng và từng bước được cải thiện, nhiều
hoạt động văn hóa được tổ chức, nhiều cơng trình văn hóa được hình thành nhằm đáp
ứng nhu cầu thưởng thức và sáng tạo các giá trị văn hoá ngày càng cao của cán bộ,
nhân viên, người bệnh và người nhà của họ.
Bên cạnh những mặt tích cực như đã trình bày ở trên thì mơi trường văn hóa
các bệnh viện hiện nay vẫn cịn rất nhiều tồn tại, hạn chế: ở nhiều bệnh viện, bệnh
nhân vẫn phải nằm ba, bốn, thậm chí năm người một giường; nhiều bệnh viện
khơng có chỗ nghỉ cho người nhà bệnh nhân, vệ sinh buồng phịng khơng đảm bảo;



7
nhiều bệnh viện khơng có khn viên hoặc nếu có thì cũng chỉ để làm bãi để ơ tơ,
xe máy; nhiều bệnh viện có nhà ăn cho bệnh nhân nhưng người nhà bệnh nhân vẫn
phải ra ngồi bệnh thậm chí đi rất xa để mua đồ ăn vì nhà ăn trong bệnh viện chật
chội và đắt đỏ; nhiều bệnh viện đáp ứng đủ kết cấu hạ tầng theo quy định nhưng
khơng có chỗ vui chơi cho bệnh nhi, khơng có chỗ hóng gió, hóng nắng; chỗ để xe
chật hẹp, khơng có biển chỉ dẫn, cơng tác bảo vệ khơng đảm bảo, tình trạng cờ bạc
của người nhà bệnh nhân, mất cắp, mất đồ diễn ra thường xuyên.
Công tác tổ chức các hoạt động văn hóa ở nhiều bệnh viện vẫn chưa được chú
trọng đúng mức, chưa thực chất và hiệu quả, chưa sâu và chưa rộng; nhiều hoạt động
còn mang tính phong trào, hình thức, qua loa; nhiều cơng trình văn hóa mặc dù được
đầu tư tốn kém về tài chính nhưng ln vắng bóng người đến; nhiều chương trình, hoạt
động văn hóa, văn nghệ chỉ dành cho số ít người; chưa phát huy hết sức sáng tạo sản
phẩm văn hóa của cán bộ, nhân viên; khơng có hoạt động văn hóa bổ ích cho thời gian
rảnh rỗi của cán bộ, nhân viên; nhiều bệnh viện chưa chú trọng đúng mức đến việc tổ
chức các hoạt động văn hóa cho bệnh nhân và người nhà của họ.
Bên cạnh đó, mối quan hệ và ứng xử giữa con người với con người trong các
bệnh viện hiện nay cũng là một vấn đề cần phải nghiên cứu và đánh giá một cách
khách quan. Thực tế hiện nay vẫn cịn tình trạng ứng xử, giao tiếp chưa tốt giữa cấp
trên và cấp dưới, giữa cán bộ, nhân viên y tế với nhau, giữa nhân viên y tế với bệnh
nhân và người nhà của họ.
Chính vì vậy, để góp phần tìm hiểu thực trạng mơi trường văn hóa tại một số
bệnh viện tại Hà Nội, đồng thời đề xuất các giải pháp xây dựng mơi trường văn hóa
lành mạnh, thân thiện đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của đông đảo cán bộ, nhân
viên y tế, bệnh nhân và người nhà của họ, chúng tôi đã lựa chọn đề tài nghiên cứu:
"Môi trường văn hóa trong các bệnh viện ở Hà Nội hiện nay" để làm luận văn tốt
nghiệp cao học chuyên ngành Văn hoá học. Cho đến nay, đề tài này chưa được
nghiên cứu trong các cơng trình đi trước, vì thế vấn đề MTVH trong các bệnh viện



8
vẫn đang là một khoảng trống khoa học. Với luận văn của mình chúng tơi hy vọng
sẽ lấp đầy khoảng trống này.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Những tập hợp và thống kê bước đầu cho thấy, đã có nhiều cơng trình nghiên
cứu về mơi trường văn hóa. Trước hết phải kể đến cuốn sách "Mấy vấn đề lý luận
và thực tiễn xây dựng văn hóa ở nước ta hiện nay" của GS.TS Hồng Vinh, 1999
[50]. Trong cơng trình này, tác giả cho rằng mơi trường văn hố là thiên nhiên thứ
hai, là vườn ươm nhân cách văn hoá của con người. Tác giả Văn Đức Thanh trong
cơng trình "Về mơi trường văn hóa cơ sở", 2001 [38] đã trình bày những vấn đề lý
luận về mơi trường văn hố cơ sở và vai trị của nó trong đời sống cộng đồng; tác giả
cũng đưa ra một số nguyên tắc cơ bản cho việc xây dựng mơi trường văn hố cơ sở và
nêu những định hướng, giải pháp nhằm đẩy mạnh xây dựng mơi trường văn hố cơ sở
hiện nay. GS.TS Đỗ Huy trong cuốn "Xây dựng môi trường văn hóa ở nước ta hiện
nay từ góc nhìn giá trị học", 2001 [28], đã đưa ra sáu cụm vấn đề quan trọng nhất
(xoay quanh cách tiếp cận giá trị học) về xây dựng mơi trường văn hố ở nước ta. Đó
là: tiếp cận giá trị học về xây dựng MTVH nông thôn truyền thống và hiện đại; sự vận
động của MTVH nơng thơn trong q trình đơ thị hố, cơng nghiệp hố, hiện đại hố;
MTVH đơ thị ở nước ta hiện nay; MTVH gia đình; lối sống dân tộc hiện đại và MTVH
của CNXH; các hệ chuẩn mực cơ bản định hướng việc xây dựng MTVH ở nước ta
hiện nay. Cuốn “Xây dựng mơi trường văn hố, một số vấn đề lý luận và thực tiễn” do
Ban Tư tưởng Văn hoá Trung ương ấn hành năm 2004 [5] là tập hợp các bài nghiên
cứu của nhóm tác giả bàn về mơi trường văn hố từ góc độ lý luận, qua đó, chỉ ra tầm
quan trọng của việc xây dựng mơi trường văn hoá đối với con người và xã hội. Trong
cơng trình "Mơi trường văn hóa với việc xây dựng lối sống con người Việt Nam", 2005
[26], tác giả Nguyễn Hồng Hà đã đưa ra các khái niệm và các mối tương quan: mơi
trường, mơi trường văn hố và văn hố mơi trường. Tác giả cũng đánh giá vị thế của
mơi trường văn hố trong sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, con người. Luận văn
cao học "Văn hóa ứng xử tại một số bệnh viện ở Hà Nội" của Lương Thị Phương Mai,
2011, đã đề cập sâu đến văn hoá ứng xử trong bệnh viện. Tuy nhiên, văn hóa ứng xử



9
cũng chỉ là một nhân tố của môi trường văn hố. Nhìn chung cho đến nay chưa có
cơng trình nào nghiên cứu tồn diện về mơi trường văn hóa tại các bệnh viện ở Hà Nội.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu, khảo sát thực trạng về mơi trường văn hóa tại một số
bệnh viện công lập và dân lập ở Hà Nội hiện nay, đánh giá những ưu điểm và hạn
chế, các yếu tố tác động, người viết đề xuất giải pháp cho việc hồn thiện mơi
trường văn hóa trong các bệnh viện ở Hà Nội.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về mơi trường văn hóa và mơi trường
văn hóa trong bệnh viện.
- Đánh giá thực trạng, tìm ra những ưu điểm, nhược điểm của mơi trường văn
hóa trong một số bệnh viện công lập và dân lập hiện nay và các nguyên nhân dẫn
đến đến ưu điểm nhược điểm đó.
- Xác định yêu cầu và đề xuất một số giải pháp nhằm hồn thiện mơi trường
văn hóa ở các bệnh viện trong thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu: Mơi trường văn hố tại các bệnh viện ở Hà Nội
hiện nay.
4.2. Phạm vi nghiên cứu: 4 bệnh viện ở Hà Nội bao gồm: hai bệnh viện công
lập là Bệnh viện E, Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương và hai bệnh viện dân
lập là Bệnh viện Trí Đức, Bệnh viện Hồng Ngọc. Căn cứ để lựa chọn các bệnh viện
trên là: Bệnh viện E là bệnh viện đa khoa, Viện Huyết học - Truyền máu Trung
ương là Viện chuyên khoa, Bệnh viện Trí Đức và Bệnh viện Hồng Ngọc là hai bệnh
viện dân lập có vốn đầu tư của tư nhân.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp khảo sát thực tế tại các bệnh viện.



10
- Phương pháp điều tra xã hội học bao gồm: điều tra bằng bảng hỏi và phỏng
vấn sâu.
- Sử dụng các phương pháp nghiên cứu khác như: Phương pháp phân tích, tổng
hợp; phương pháp so sánh đối chiếu để phục vụ mục tiêu và nhiệm vụ mà đề tài đặt ra.
- Trong luận văn tác giả sẽ tiến hành so sánh để đánh giá những ưu điểm,
nhược điểm giữa các bệnh viện cơng lập và dân lập.
6. Đóng góp của luận văn
- Hệ thống hoá các nguồn tư liệu về cơ sở lý luận MTVH.
- Kết quả điều tra và phân tích, đánh giá về thực trạng mơi trường văn hóa
trong các bệnh viện ở Hà Nội hiện nay.
- Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo phục vụ công tác quản lý tại các bệnh
viện trên địa bàn Hà Nội.
7. Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận
văn gồm 3 chương, tiết.
Chương 1: Những vấn đề lý luận về mơi trường văn hóa và tổng quan về các
bệnh viện ở Hà Nội
Chương 2: Thực trạng môi trường văn hóa trong các bệnh viện ở Hà Nội hiện nay
Chương 3: Giải pháp cho việc xây dựng môi trường văn hóa trong các bệnh
viện ở Hà Nội


11
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ MÔI TRƯỜNG VĂN HÓA VÀ TỔNG
QUAN VỀ CÁC BỆNH VIỆN Ở HÀ NỘI ĐƯỢC KHẢO SÁT


1.1. Những vấn đề lý luận về môi trường văn hóa
1.1.1. Khái niệm mơi trường văn hóa
Bước vào thế kỷ XX, cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật trên thế giới phát
triển như vũ bão, đem lại những thành tựu cho kinh tế - xã hội to lớn, đáp ứng
ngày càng cao nhu cầu vật chất, tinh thần và chất lượng cuộc sống của con người.
Tuy vậy song song với nó, vấn đề mơi trường sống cũng được đặt ra một cách bức
xúc trước sự thờ ơ, lãng qn của con người và chính nó đã có tác động ngược lại
tới đời sống con người như một hệ quả tất yếu. Mác và Ăngghen đã khẳng định
“Con người tạo ra hồn cảnh đến mức nào thì hồn cảnh cũng tạo ra con người
đến mức ấy” [1, tr.55].
Môi trường (Enviroment) có nhiều cách nhìn nhận. Trên thế giới ngay từ thế
kỷ XIX đã hình thành những quan niệm về môi trường nhưng chủ yếu người ta xem
xét môi trường theo nghĩa hẹp ở khía cạnh khoa học tự nhiên, vật chất, khơng gian
địa lý, khí hậu bao quanh xung quanh con người. Ở nước ta, từ những năm cuối thế
kỷ XX, quan niệm về môi trường cũng được nhiều bài viết, nhiều học giả đề cập
đến. Tạp chí cộng sản số 19/1996 đã nhìn nhận: “Mơi trường là tổng hợp các điều
kiện cư trú về tự nhiên, sinh thái của con người, của một hay nhiều loài động vật,
thực vật hoặc sinh vật” [31, tr.58]. Quan niệm này chủ yếu đề cập đến các yếu tố tự
nhiên, yếu tố vật chất mà chưa đề cập đến các yếu tố về văn hố, xã hội có quan hệ
mật thiết, khơng thể tách rời với con người.
Tuy vậy, cũng xuất hiện nhiều quan niệm rộng hơn về mơi trường, qua đó
mơi trường khơng chỉ bó hẹp trong phạm vi các yếu tố thực thể mà là toàn bộ các
điều kiện cần thiết liên quan đến hoạt động sống của con người. Michel Batisse, nhà
nghiên cứu về môi trường người Pháp đã khẳng định:


12
Mơi trường khơng chỉ bó hẹp ở những khơng gian được gọi là tự nhiên
và đã bị biến đổi ít nhiều qua các thời kỳ mà còn bao gồm cả những
không gian nhân tạo làm khung cảnh cho cuộc sống của hầu hết mọi

người [2, tr.47].
Từ điển Tiếng Việt (xuất bản năm 2008) đã định nghĩa “mơi trường là tồn
bộ nói chung những điều kiện tự nhiên, xã hội, trong đó con người hay một sinh vật
tồn tại, phát triển trong mối quan hệ với con người, sinh vật đó”. PGS Trường Lưu
đã khái quát: “Về một định nghĩa chung nhất thì mơi trường là những gì gắn chặt và
bao quanh con người”. Tại kỳ họp thứ tư, ngày 27/2/1993, Quốc hội nước Cộng hồ
XHCN Việt Nam đã thơng qua Luật Bảo vệ mơi trường, trong đó có định nghĩa:
"Mơi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật
thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại,
phát triển của con người và tự nhiên" [30, tr.8].
Như vậy, môi trường không chỉ hiểu theo nghĩa hẹp là những cái có sẵn
trong tự nhiên có ảnh hướng trực tiếp đến sự sống của con người mà còn bao gồm
cả những yếu tố nhân tạo bao quanh con người, tác động qua lại, ảnh hưởng đến sự
tồn tại, phát triển của con người và xã hội. Nó vừa là sản phẩm do con người tạo ra,
phục vụ cho các hoạt động sống của con người, vừa tác động trở lại đến con người.
Từ đó cho ta thấy, môi trường sống của con người là một chỉnh thể bao qt tồn bộ
các yếu tố mơi trường tự nhiên, môi trường xã hội, môi trường kinh tế, mơi trường
văn hố,…. Các yếu tố này có tác động lẫn nhau và cùng tác động đến con người,
tác động đến sự hình thành và hồn thiện nhân cách của con người, tạo ra điều kiện
sống, phát triển của con người và xã hội.
Mơi trường văn hố (MTVH) được hiểu với nghĩa rộng nhất là sự hiện hữu
các yếu tố văn hoá vật thể, phi vật thể do con người sáng tạo, tái tạo ra, bao quanh
con người, trở thành khung cảnh và điều kiện tồn tại của con người. MTVH và con
người tác động lẫn nhau, hướng con người tới những chuẩn mực giá trị xã hội.
Khái niệm MTVH lần đầu tiên được GS sinh - nhân chủng học người Pháp
Georges Olivier nhắc đến trong “Sinh thái nhân văn” năm 1975 trong đó: “MTVH


13
được tạo nên bởi sự tác động của con người tới con người” [36, tr.10]. Theo quan

điểm của ông, MTVH là khơng gian văn hố chứa đựng các mối quan hệ giữa con
người với thiên nhiên, con người với xã hội và con người với con người. Theo quan
điểm của nhà nghiên cứu Xô Viết A.I Ác-nôn-đốp:
MTVH là tổng thể ổn định những yếu tố vật thể và nhân cách, nhờ đó
các cá thể tác động lẫn nhau. Chúng ảnh hưởng tới hoạt động khai thác
và sáng tạo giá trị văn hoá, tới nhu cầu tinh thần, hứng thú và định hướng
giá trị của họ. MTVH không chỉ là tổng hợp những yếu tố văn hố vật
thể mà cịn có những con người hiện diện văn hoá [1, tr.75].
Từ quan điểm giá trị học, GS TS Đỗ Huy đã có rằng “MTVH chính là sự vận
động của các quan hệ của con người trong các quá trình sáng tạo, tái tạo, đánh giá,
lưu trữ và hưởng thụ các sản phẩm vật chất và tinh thần của mình” [28, tr.34-35].
Theo PGS TS Văn Đức Thanh: “MTVH là tổng hoà các giá trị văn hoá vật chất và
văn hoá tinh thần tác động đến con người và cộng đồng trong một khoảng khơng
gian, thời gian xác định” [38, tr.27].
Mơi trường văn hố là một khái niệm rất rộng, không thể quan niệm MTVH
nằm ngồi tự nhiên, cũng khơng thể đồng nhất MTVH với môi trường xã hội.
Không phải bất cứ giá trị vật chất và tinh thần nào cũng là MTVH. Các giá trị này
cần phải có mối quan hệ tác động hoặc trực tiếp, hoặc gián tiếp với con người thì
mới thuộc về MTVH. MTVH chính là sự thể hiện những khía cạnh, những mặt,
những yếu tố của mơi trường sống do con người tạo ra, đồng thời có khả năng ảnh
hưởng, tác động trở lại đối với con người theo hướng vừa cá thể hoá văn hoá vừa xã
hội hoá văn hố nhằm hình thành, phát triển, hồn thiện chất lượng văn hố ở con
người và cộng đồng. MTVH hình thành nên những biểu trưng giá trị cho con người và
cộng đồng, xác định nội dung tư tưởng, điều chỉnh nhu cầu và nguyện vọng, định hướng
cho mọi hoạt động sáng tạo trong xã hội, hướng tới các giá trị Chân - Thiện - Mỹ.
Trong khi làm rõ khái niệm MTVH, cần phân biệt với đời sống văn hoá
(ĐSVH). Đây là hai khái niệm cơ bản có mối quan hệ mật thiết, hữu cơ. Tuy vậy


14

trong nghiên cứu, người ta cũng thấy chúng có sự khác biệt tương đối. Khi nói tới
ĐSVH người ta thường nhấn mạnh đến một lĩnh vực đặc thù của đời sống xã hội và
quá trình sản xuất, tái tạo ra các giá trị văn hố, cũng như sự tổng hồ các hoạt động
tinh thần của xã hội, các hoạt động tư tưởng, khoa học, giáo dục, tơn giáo, tín
ngưỡng. GS.TS Hồng Vinh cho rằng:
Đơn vị văn hố là một bộ phận của đời sống xã hội, bao gồm các yếu tố
văn hoá tĩnh tại cũng như các yếu tố văn hoá động thái. Xét về phương
diện khác, đời sống văn hố bao gồm các hình thức sinh hoạt văn hố
hiện thực và cả hình thức sinh hoạt văn hố tâm linh [50, tr.268].
Như vậy, ĐSVH khơng chỉ bó hẹp trong những hoạt động thường nhật mang
tính chủ quan của con người mà bao trùm toàn bộ phương thức sinh hoạt văn hố
của đời sống tinh thần của xã hội, nó được coi là sự phô diễn bộ mặt của MTVH.
Đời sống văn hoá bao gồm những yếu tố văn hoá tạo nên chất lượng sống của con
người thể hiện qua hai mặt: hưởng thụ và sáng tạo văn hố.
Cịn MTVH là tổng hoà các điều kiện vật chất, tinh thần, hoàn cảnh; là tổng
hoà các mối quan hệ xã hội có ảnh hưởng và tác động đến sự phát triển và hoàn
thiện nhân cách, năng lực sáng tạo của con người. Nói đến MTVH là nói đến những
mối quan hệ tốt đẹp trong một khơng gian văn hố nhất định. Muốn xây dựng
ĐSVH trước hết phải xây dựng lên được một MTVH phong phú, sơi nổi, văn minh,
đầy tính nhân văn và thẩm mỹ, vừa tiên tiến, vừa đậm đà bản sắc dân tộc. Xây dựng
ĐSVH cho một cộng đồng nào đó trước hết là xây dựng một MTVH để nó tác động,
phát huy ảnh hưởng tới đời sống con người và xã hội. Đến lượt mình, MTVH lại
xác lập cho con người và cộng đồng những biểu trưng giá trị, tư tưởng, nhu cầu,
nguyện vọng, định hướng hoạt động sáng tạo, thúc đẩy ĐSVH phát triển.
Như vậy, MTVH là mơi trường chứa đựng những quan hệ văn hố và diễn ra
các hoạt động văn hoá nhằm thoả mãn nhu cầu sáng tạo, sản xuất, bảo quản và
hưởng thụ các giá trị văn hoá do cá nhân và cộng đồng tạo lập lên theo cái đúng, cái
đẹp. MTVH là khái niệm dùng để chỉ các quan hệ xã hội mang tính nhân văn và



15
thấm sâu vào trong các hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội của các cộng đồng người,
từ cá nhân, gia đình, thơn bản, trường học, bệnh viện, cơng ty, xí nghiệp,.. tới các
vùng dân cư rộng lớn hơn gắn với địa giới hành chính địa phương và cả nước.
1.1.2. Cấu trúc của mơi trường văn hóa
MTVH có cấu trúc rất đa dạng và phức tạp, dựa theo nhiều tiêu chí, nhiều góc độ
khác nhau người ta có thể xem xét cấu trúc của MTVH ở nhiều cấp độ khác nhau.
Xem xét MTVH từ góc độ khơng gian văn hố với các cấp độ khác nhau,
MTVH được phân chia thành hai cấp độ là MTVH vĩ mô và MTVH vi mơ. MTVH vĩ
mơ bao gồm văn hố vùng miền, quốc gia, nhân loại, nơi mà các giá trị văn hoá, hoạt
động văn hoá và giao tiếp văn hoá của mỗi cá nhân và cộng đồng được mở rộng với
những quan hệ lớn hơn. MTVH vi mô là môi trường mà ở đó diễn ra q trình thâm
nhập văn hố đầu tiên của con người, nơi con người có sự chuyển biến từ một thực thể
tự nhiên thành một con người xã hội như gia đình, dịng tộc,.. Đó là mơi trường thực
hiện chức năng bảo tồn và trao truyền các giá trị văn hố, là nơi hình thành các giá trị
nhân văn, nhân bản của con người. Đây là môi trường cơ bản nhất, nền tảng nhất để
con người hình thành bản chất con người xã hội, con người có nhân cách. Trong
MTVH vi mơ thì MTVH làng bản, thơn xóm, cơ quan, trường học,.. là những đơn vị
có vai trị quan trọng và có mối quan hệ mật thiết với mỗi người và cộng đồng trong
quá trình làm việc, học tập, sinh hoạt, nơi mà con người được rèn luyện và hoàn thiện
nhân cách, phát triển năng lực, kỹ năng, nghiệp vụ, nâng cao bản lĩnh chính trị, rèn
luyện phẩm chất đạo đức, lòng nhân ái, các kỹ năng mềm,... Các dạng thức này của
MTVH vi mô không đứng biệt lập mà chính là những bộ phận cấu thành nên MTVH vĩ
mô.
Nếu xem xét theo các thành tố cấu trúc thì MTVH bao gồm: các quá trình
giáo dục- đào tạo, những quan hệ đạo đức và phong tục, hoạt động khoa học, hoạt
động nghệ thuật, các sinh hoạt văn hóa truyền thống như lễ hội, tín ngưỡng và các
hình thức sinh hoạt văn hoá khác.



16
Ngồi ra có thể xem xét MTVH từ các góc độ tiếp cận khác như các yếu tố
vật thể và phi vật thể, yếu tố tự nhiên và yếu tố xã hội, những yếu tố hiện hữu và
các yếu tố tiềm năng.
Qua các nghiên cứu cũng như qua các phương diện, góc độ trong việc phân
định những cấu trúc của MTVH, chúng tôi xác định những yếu tố cơ bản tạo nên
MTVH như sau:
- Con người văn hoá.
Con người là trung tâm của sự phát triển MTVH và xã hội. Trong lịch sử
phát triển của con người, ở mỗi MTVH nhất định sẽ hình thành nên một kiểu mẫu
người nhất định và khi MTVH thay đổi thì con người cũng thay đổi theo. Văn hố
khơng những là thước đo trình độ của con người đối với cộng động, xã hội mà còn
là thước đo giữa những con người với nhau, đó là những giá trị và phẩm chất bên
trong như chính trị, đạo đức, nhân sinh quan, thế giới quan, thẩm mỹ, quan niệm,..
và các yếu tố bên ngoài như ăn, mặc, ở, đi lại, giao tiếp,.. Nghị quyết TW V Ban
chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII đã chỉ ra nhiệm vụ về xây dựng con người:
Có tinh thần yêu nước, tự cường dân tộc, phấn đấu vì độc lập dân tộc và
chủ nghĩa xã hội, có ý chí vươn lên giúp đất nước thoát khỏi nghèo nàn
lạc hậu, đoàn kết với nhân dân thế giới trong sự nghiệp đấu tranh vì hồ
bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Có ý thức tập thể, đồn
kết, phấn đấu vì lợi ích chung. Có lối sống lành mạnh, nếp sống văn
minh, cần kiệm, trung thực, nhân nghĩa, …. [3, tr.23].
Người có văn hố là người phân biệt được đúng - sai, phải - trái, thiện - ác,
hiểu biết và hành động đúng, lời nói đi đơi với việc làm, tự kiểm soát được mọi
hành vi của mình. Sự tồn tại của mỗi cá nhân trong quá trình phát triển tồn diện về
năng lực sáng tạo, trí tưởng tượng, đời sống tình cảm,.. đều được coi là các hiện
tượng cơ bản của văn hoá tác động lên các cá nhân khác. Sự tác động của cộng
đồng là điều kiện quan trọng nhất để tạo ra những con người có văn hố và để xây
dựng MTVH thì vấn đề trung tâm là xây dựng con người.



17
- Cảnh quan văn hoá.
Cảnh quan văn hoá là một bộ phận cấu thành MTVH, có tác động qua lại mật
thiết với con người, nó phản ảnh bản chất văn hố của con người trong q trình
chinh phục, cải tạo, bảo tồn tự nhiên; mặt khác nó phản ảnh việc con người biết
phát huy những giá trị tốt đẹp của tự nhiên để tồn tại và hưởng thụ. Nó cũng là
thước đo để đánh giá nhân cách, đạo đức của con người trong ứng xử với thiên
nhiên xung quanh con người, đánh giá một xã hội phát triển mang tính bền vững.
TS Văn Đức Thanh cho rằng:
Cách thức xử sự của con người trước thiên nhiên là một bộ phận hợp
thành MTVH, vì cảnh quan văn hố khơng đơn thuần chỉ là tự nhiên
nguyên sơ mà còn được kết hợp với bàn tay đẽo gọt, sắp xếp của con
người [38, tr.42].
Cảnh quan văn hoá bao gồm hai yếu tố là cảnh quan thiên nhiên và cảnh
quan nhân tạo:
Cảnh quan thiên thiên: Như sơng, hồ, biển, khí hậu, rừng,.. nó là những yếu
tố tự nhiên, khi có sự can thiệp của con người, nó trở thành những yếu tố có lợi phục
vụ cho con người, ngược lại sự tác động của con người cũng làm cho nó biến dạng dẫn
đến việc con người phải chịu hậu quả của chính mình khi thiên nhiên “nổi giận”.
Cảnh quan nhân tạo: là những yếu tố do con người sáng tạo, cải tạo để phục
vụ chính mình và cộng đồng như trụ sở làm việc, công viên, giao thông, các phương
tiện phục vụ làm việc, sinh hoạt, giải trí, ăn, ở, đi lại, vv..
Giữa cảnh quan thiên nhiên và cảnh quan nhân tạo có mối quan hệ chặt chẽ
với nhau, cùng chịu sự tác động tích cực và tiêu cực của con người. Sự cải tạo cảnh
quan văn hố thể hiện trình độ văn hố của mỗi người, mỗi cộng đồng và mỗi quốc
gia, dân tộc.
- Các quan hệ văn hoá.



18
Con người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội, vì vậy quan hệ giữa con
người với nhau, giữa cá thể với cộng đồng là biểu hiện của văn hoá đồng thời cũng
là một thành tố của MTVH. Tuỳ từng góc độ tiếp cận mà có cách phân loại các mối
quan hệ này như quan hệ xã hội, quan hệ huyết thống,... Môi trường bệnh viện là
nơi thể hiện rõ rệt mối quan hệ xã hội như quan hệ giữa lãnh đạo với nhân viên,
giữa cán bộ nhân viên y tế với bệnh nhân và giữa bệnh nhân, nhân viên với nhau, …
Các mối quan hệ luôn chứa đựng những giá trị văn hố và là bộ phận khơng thể
thiếu của MTVH, đồng thời tạo ra sự liên kết, tương tác, phụ thuộc, không thể tách
rời nhau.
- Các thiết chế văn hoá
Thiết chế xã hội được coi là những bộ phận quan trọng làm nên diện mạo của
MTVH, nó là nơi người ta muốn tìm hiểu, thưởng thức, sáng tạo, lưu trữ các sản
phẩm văn hố do chính mình tạo ra để phục vụ đời sống, nhu cầu của bản thân
mình. GS.TS. Hồng Vinh đã khẳng định: “Thiết chế văn hố là một tổ chức xã hội
có kết cấu bên trong khá chặt chẽ, nó ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu thường xuyên
của con người, cho nên nó tồn tại bền vững trong đời sống xã hội” [50, tr.231].
- Các hoạt động văn hoá:
Hoạt động văn hoá là một thành tố quan trọng biểu hiện sinh động và nổi bật
của MTVH, nó là “thước đo” để nhận diện MTVH của đơn vị, tổ chức này với
MTVH của đơn vị, tổ chức khác. Hoạt động văn hoá nhằm đem lại cho con người
một khơng gian văn hố độc đáo, hấp dẫn, dễ hiểu, dễ tiếp cận các giá trị văn hố.
Bên cạnh đó nó góp phần giáo dục con người, hướng con người tới bản chất nhân
văn hơn, trí tuệ hơn, đời sống tinh thần phong phú hơn,..
Như vậy, MTVH là tổng thể của nhiều bộ phận, nhiều yếu tố cấu thành trong
một sự thống nhất và đa dạng. Các thành tố có mối quan hệ mật thiết, thống nhất,
biện chứng với nhau, không thể tách rời nhau. Tuy nhiên, mỗi thành tố đều chứa
đựng trong nó những chức năng riêng biệt. Khi chúng ta tiếp cận nghiên cứu về
MTVH phải có nhận thức đầy đủ về các thành tố tạo thành MTVH cũng như chức



19
năng của từng thành tố. MTVH mang tính đa dạng mà thống nhất trong một chỉnh
thể chung, vì vậy sự phát triển của thành tố này có ảnh hưởng đến sự phát triển của
thành tố kia và tạo nên sự phát triển chung của MTVH. Qua đây chúng ta có thể đề
ra, lựa chọn các biện pháp, giải pháp để phát triển MTVH phù hợp với mỗi cấp độ,
với mỗi thành tố tại những cộng đồng khác nhau.
1.1.3. Vai trò của mơi trường văn hóa trong sự phát triển đất nước
Việt Nam đang trên con đường đổi mới, xây dựng nền kinh tế thị trường theo
định hướng XHCN, mở cửa hội nhập kinh tế, văn hố xã hội. Vì vậy nước ta trong
thời gian qua đã hình thành khá đầy đủ những điều kiện để phát triển MTVH lành
mạnh, rộng khắp từ thành thị đến nông thôn, từ đồng bằng đến vùng sâu, vùng xa,
biên giới, hải đảo, từ các thơn xóm, làng bản đến các cơ quan, xí nghiệp, …Môi
trường sống ở nước ta được nâng cao rõ rệt. Điểm đặc biệt là chúng ta biết kết hợp
hài hoà giữa quy luật phát triển kinh tế với quy luật phát triển văn hoá làm điều kiện
để thúc đẩy sự phát triển mang tính bền vững. Vì vậy có thể xác định vai trò của
MTVH qua một số điểm cơ bản sau:
- MTVH là nhân tố quan trọng tạo nên sự phát triển bền vững của đất nước:
Việc xây dựng một đời sống vật chất đầy đủ, giàu mạnh, một đời sống xã hội
dân chủ, công bằng, văn minh; một đời sống văn hoá phong phú, lành mạnh, là mục
tiêu lâu dài và xuyên suốt của Đảng và Nhà nước ta. Thực tiễn đã khẳng định,
Đảng, Nhà nước ta luôn coi văn hoá là mục tiêu, động lực của sự phát triển xã hội.
Vì vậy, vấn đề xây dựng MTVH lành mạnh, phong phú, mang tính bền vững là mục
tiêu quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta.
Nghị quyết Trung ương 5 đã khẳng định mục tiêu này: “tạo ra trên đất nước
ta đời sống tinh thần cao đẹp, trình độ dân trí cao, khoa học phát triển, phục vụ đắc
lực sự nghiệp công nghiệp hố, hiện đại hố vì mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội
công bằng, dân chủ, văn minh, tiến bước vững chắc lên CNXH” [3, tr.22]. Như vậy,
xây dựng môi trường văn hố lành mạnh gắn bó chặt chẽ với chuẩn mực Chân -



20
Thiện - Mỹ là vấn đề cần thiết, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng nhằm phát triển bền
vững đất nước.
- MTVH góp phần xây dựng, hồn thiện con người và lối sống văn hố:
MTVH chỉ hình thành, tồn tại và phát triển khi xuất hiện con người, khi được
đặt trong mối tương tác bền vững giữa con người với con người. Con người chủ
động xây dựng môi trường sống của mình theo hướng ngày càng lành mạnh, thuận
tiện và tốt đẹp hơn. Đến lượt mình, mơi trường có tác động tích cực hoặc tiêu cực
đến sự hình thành và hồn thiện lối sống, nhân cách của con người. Nói đến vai trị
của mơi trường sống là nói đến tổng thể các điều kiện để phát triển con người cả về
đời sống vật chất và tinh thần. Nói đến vai trị của MTVH, chủ yếu nói đến những
điều kiện ni dưỡng, vun đắp và phát triển những giá trị văn hố trong con người
và cộng đồng.
- MTVH góp phần đấu tranh đẩy lùi những tiêu cực và tệ nạn xã hội:
Trong quá trình phát triển kinh tế thị trường và đẩy mạnh sự nghiệp cơng
nghiệp hố, hiện đại hố, bên cạnh những thành tựu về kinh tế - xã hội góp phần
nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, làm cho đời sống văn hoá của
nhân dân ngày càng đa dạng và phong phú thì cũng xuất hiện nhiều yếu tố phản văn
hoá, những tiêu cực và tệ nạn xã hội. Những yếu tố này ngày càng lan rộng đến
từng ngõ xóm, thơn bản, từng cơ quan, xí nghiệp,.. gây ra sự suy thối của nền đạo
đức xã hội. Đó là tình trạng tham nhũng, tham ô, lãng phí, cửa quyền, hách dịch, vi
phạm pháp luật, gây rối trật tự, mê tín dị đoan, cờ bạc, ma tuý, mại dâm,.. Vì vậy,
xây dựng MTVH ở cơ sở chính là điều kiện để ổn định trật tự xã hội, mở rộng hình
thức tự quản, giáo dục cộng đồng, hỗ trợ, giúp đỡ nhau khắc phục những mặt trái
của kinh tế thị trường, đồng thời đầy lùi các hoạt động phản văn hoá, tiêu cực, tệ
nạn xã hội, bảo vệ môi trường sống lành mạnh.
Nước ta đang trong tiến trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố, đặc biệt là trong
xu thế tồn cầu hố, vì vậy chúng ta đang phải đương đầu với những âm mưu xâm
nhập của những mặt tiêu cực, sự tấn công của chủ nghĩa đế quốc trong văn hoá,



21
trong đó có âm mưu “diễn biến hồ bình” ln rình rập, đe doạ đến an ninh quốc gia
trong đó có an ninh văn hố. Vì vậy, chúng ta cần quan tâm đúng mức và xứng đáng
đối với việc xây dựng một MTVH ổn định, phát triển đúng theo định hướng XHCN,
có đủ sức mạnh, bản lĩnh để vừa tiếp thu, kế thừa có chọn lọc những giá trị văn hoá
tiến bộ để làm giàu thêm giá trị văn hoá tốt đẹp của dân tộc, vừa đập tan được âm
mưu “diễn biến hồ bình”, âm mưu đồng hố văn hố của các thế lực thù địch. Giữ
vững và tiếp tục phát huy những thành tựu đã có.
1.1.4. Vai trị và đặc điểm của mơi trường văn hóa trong bệnh viện
- Về đặc điểm của MTVH trong bệnh viện:
MTVH trong bệnh viện ở nước ta cũng giống như các dạng MTVH khác là
chịu sự chi phối, định hướng của những tư tưởng, lý luận, những chuẩn mực, những
điều kiện tự nhiên, xã hội, các quy luật của hình thái kinh tế - xã hội, các giá trị v ăn
hoá, chịu sự chỉ đạo, tổ chức, quản lý của hệ thống chính trị - xã hội, vì vậy nó cũng
có đủ các yếu tố, các bộ phận, các tổ chức, đoàn thể và hoạt động để đáp ứng được
những yêu cầu và địi hỏi chung như tổ chức đảng, cơng đồn, đồn thanh niên, hội
phụ nữ, cựu chiến binh, … Bệnh viện cũng phải thực hiện đúng đường lối, chủ
chương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, những quy định của ngành và
của xã hội. Vì vậy, đây là đơn vị cơ sở hồn chỉnh để có thể đáp ứng được yêu cầu
chung của sự phát triển xã hội với sự định hướng, chỉ đạo thống nhất. Trong một đơn
vị bệnh viện, mọi hoạt động đều được tổ chức, diễn ra như một xã hội thu nhỏ, vì vậy
nó đáp ứng được nguyện vọng chính đáng của mỗi cá nhân, mỗi tập thể trong việc bộc
lộ, phát triển năng lực, sở trường, tư tưởng, phát huy được sức sáng tạo của mỗi người.
Tuy vậy nó cũng có những đặc điểm riêng, tạo nên một sự khác biệt với các
dạng MTVH khác:
Một là, MTVH trong bệnh viện được tạo ra bởi các chủ thể là y, bác sỹ và
bệnh nhân.
MTVH trong bệnh viện khá đa dạng và phong phú, được tạo ra bởi những

con người - nhân tố quyết định tới việc hình thành và phát triển MTVH, trong đó


22
các y bác sỹ và bệnh nhân là hai nhân tố quan trọng nhất. Y bác sỹ được xem là
nhân tố cố định. Công việc và sự nghiệp gắn cả cuộc đời của họ với bệnh viện. Vì
vậy họ có sự gắn bó chặt chẽ đối với bệnh viện, chấp hành tốt các nội quy, quy định
của bệnh viện, tự giác phấn đấu để xây dựng và bảo vệ MTVH lành mạnh tại cơ
quan, đơn vị của mình. Ngược lại với y, bác sĩ, bệnh nhân là nhân tố thường xun
thay đổi, khơng có sự gắn bó lâu dài, khơng có sự chủ động trong xây dựng MTVH
trong bệnh viện. Tuy nhiên họ là nhân tố quan trọng cho việc giữ gìn MTVH bệnh
viện lành mạnh, đồng thời quảng bá hình ảnh, uy tín của bệnh viện đối với cơng
chúng một cách thực tế và hiệu quả nhất. Có một đặc điểm chung giữa hai đối
tượng này là họ đều đến từ nhiều địa phương khác nhau, nhiều vùng văn hố khác
nhau, mang trong mình những đặc điểm riêng như tập qn, tín ngưỡng, tơn giáo,..
Cả hai đối tượng này có mối quan hệ chặt chẽ, tương tác lẫn nhau. Tất cả đều cần
đến môi trường sống và làm việc một cách lành mạnh, văn minh để phục vụ ngay
chính bản thân mình, trước hết là để khám, chữa bệnh, đào tạo, nghiên cứu khoa
học, sau đó để tĩnh dưỡng (đối với người bệnh), để phát triển bản thân, rèn luyện,
phấn đấu, hoà nhập với xã hội (đối với y bác sĩ).
Hai là, MTVH trong bệnh viện có mối quan hệ trực tiếp với bên ngồi thơng
qua sự tương tác với người nhà bệnh nhân.
Mỗi bệnh nhân đến điều trị thường có tối thiểu một người nhà chăm sóc trực
tiếp cùng với một số lượng người nhất định thăm hỏi, phục vụ. Vì vậy, thơng qua
những ảnh hưởng, tương tác qua lại giữa y bác sĩ, bệnh nhân với người nhà bệnh nhân,
văn hố ứng xử đặc thù được hình thành. Bên cạnh đó, thơng qua người nhà bệnh
nhân, các yếu tố văn hố bên ngồi xâm nhập, đan xen với MTVH trong bệnh viện,
làm cho MTVH trong bệnh viện cũng liên tục được bồi đắp thêm, làm mới thêm để
phù hợp với mơi trường xã hội nói chung. Người nhà bệnh nhân cũng rất đa dạng, họ
đến từ các vùng miền. Những người có tri thức cao, có hành vi văn hố đẹp thì mang

đến cho MTVH trong bệnh viện những yếu tố tích cực. Ngược lại, những người có
nhận thức thấp, ý thức kém, thái độ ứng xử khơng tốt thì gây ra những tác động tiêu
cực đến MTVH, làm cho hình ảnh của bệnh viện bị “tổn thương”, bị “méo mó” trước


23
xã hội. Bên cạnh đó, người nhà bệnh nhân cũng là “cơng cụ” quảng bá hình ảnh của
bệnh viện ra bên ngoài một cách chân thực nhất, hiệu quả nhất, vì họ có một sự trải
nghiệm thực tiễn, bắt gặp cả những cái tốt, những điều xấu trong quá trình chăm sóc
bệnh nhân.
Ba là, bệnh viện là nơi có mơi trường trong lành, sạch sẽ, phục vụ cho công
tác khám chữa bệnh và chăm sóc bệnh nhân.
Trong tổng thể các dạng MTVH hiện nay ở nước ta, MTVH trong bệnh viện
cũng là một bộ phận quan trọng trong đời sống nhân dân, nó gắn liền với nhu cầu
thiết yếu của con người là sức khoẻ. Ai cũng mong muốn có được sức khoẻ tốt và
không ai muốn phải nằm viện (trừ những trường hợp cần vào viện theo yêu cầu
riêng như thẩm mỹ, sinh con theo ý muốn, …), nhưng khi cần phải điều trị hoặc
chăm sóc sức khoẻ thì bệnh viện sẽ trở thành “ngôi nhà” thứ hai cần thiết đối với
họ. Bên cạnh đó, cán bộ y tế là những người gắn bó nhiều nhất, lâu nhất với bệnh
viện, có người gắn bó cả một đời cơng chức của mình tại một bệnh viện, vì vậy cần
phải xây dựng bệnh viện là mơi trường thực sự gắn bó, thân thiết, lành mạnh phục
vụ ngay chính cán bộ y tế. Xác định vai trò của MTVH trong bệnh viện là góp phần
tìm ra các giải pháp để nâng chất lượng phục vụ, chăm sóc sức khoẻ nhân dân, hồn
thiện con người trong thời đại mới.
- Về vai trò của MTVH trong bệnh viện:
Người ta thường nói “sạch như bệnh viện, đẹp như công viên”, môi trường
bệnh viện tốt tạo thuận lợi cho việc điều trị và phục hồi sức khoẻ của người bệnh.
Biện viện là nơi người bệnh đến để được chẩn đốn và điều trị bệnh, ngồi ra họ
cần được cung cấp mọi tiện nghi sinh hoạt: ăn, mặc, ở, vệ sinh,.. như người bình
thường. Người bệnh cịn có những tổn thương về sức khoẻ và cả tâm lý. Khả năng

thích ứng của người bệnh đối với những kích thích về mơi trường xung quanh kém
hơn người bình thường. Vì vậy, mơi trường bệnh viện n tĩnh, mát mẻ, thoải mái,
sạch sẽ … sẽ giúp cho người bệnh yên tâm điều trị, giảm bớt những căng thẳng thần
kinh, tạo điều kiện nhanh chóng phục hồi sức khoẻ cả về thể chất lần tinh thần.


24
Đối với cán bộ, nhân viên y tế, môi trường tại bệnh viện có những ảnh hưởng
tới sức khoẻ của nhân viên bệnh viện như: tâm lý cẳng thẳng, tác hại hạn nhân, hố
chất, lây nhiễm bệnh,.. vì vậy đảm bảo môi trường bệnh viện sạch, vô trùng là đảm
bảo sức khoẻ, tâm lý cho nhân viên trong bệnh viện, nâng cao chất lượng và hiệu
quả hoạt động của bệnh viện.
Một là, MTVH trong bệnh viện góp phần quan trọng trong việc cứu chữa
người bệnh, tăng cường sức khoẻ cho người bệnh.
Con người là vốn quý nhất và cái vốn quý nhất của con người là sức khoẻ.
Con người là yếu tố quyết định đến sự phát triển của xã hội. Trong mỗi con người
bao giờ cũng có sự thống nhất giữa thể lực và trí lực. Theo GS Đỗ Nguyên Phương
- Nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế:
Sức khoẻ của con người được định nghĩa khơng chỉ là tình trạng
khơng có bệnh tật mà cịn là sự thoải mái hồn toàn về chất, tâm thần
xã hội. Sức khoẻ là sự tổng hồ của nhiều yếu tố như: Dinh dưỡng,
mơi trường thiên nhiên, môi trường xã hội và công tác bảo vệ, chăm
sóc sức khoẻ [37, tr.263].
Chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ cho nhân dân là nhiệm vụ của các cấp uỷ đảng,
chính quyền, các đồn thể xã hội trong đó ngành y tế có vai trị nịng cốt trong việc
triển khai thực hiện, phối hợp hành động để tạo nên sức mạnh tổng hợp. Ngành y tế,
bên cạnh việc khơng ngừng nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật, tay nghề, công
nghệ, áp dụng những thành tựu khoa học của nhân loại, những kinh nghiệm truyền
thống vào trong quá trình khám, chữa bệnh, cịn phải cải thiện và xây dựng mơi
trường bệnh viện để mơi trường đó có tác động tích cực tới q trình cấp cứu, điều

trị, dưỡng bệnh, hồi phục sức khoẻ cho người bệnh.
Hiện nay, trước nhu cầu và sự đòi hỏi rất lớn về chất lượng phục vụ, chất
lượng chuyên môn, môi trường văn minh, lịch sự, thân thiện, ngành y tế đã tập
trung đầu tư xây dựng, nâng cấp các bệnh viện về cơ sở vật chất, hạ tầng, phịng
bệnh, cảnh quan, khn viên; trang thiết bị, kỹ thuật; các dịch vụ thiết yếu; nhân lực
và trình độ tay nghề; … Tại các bệnh viện cơng lập ngồi việc tăng cường chất


25
lượng cho các đối tượng khám chữa bệnh, đã quan tâm đến các dịch vụ phù hợp để
hỗ trợ cho bệnh nhân nghèo. Hầu hết các bệnh viện đều thành lập khu khám bệnh và
điều trị tự nguyện để phục vụ cho những người có điều kiện kinh tế khá giả. Bên cạnh
đó, việc thành lập các bệnh viện tư nhân, dân lập, bệnh viện chất lượng cao cũng góp
phần đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân trong việc khám chữa bệnh.
Hai là, môi trường lành mạnh trong bệnh viện tạo điều kiện để y đức và các
mối quan hệ tốt đẹp được thể hiện và phát huy một cách rõ nét nhất.
Y đức là một phần quan trọng của con người văn hoá trong bệnh viện, nó chịu
sự tác động của MTVH. MTVH lành mạnh góp phần quan trọng để y đức được thể
hiện, được phát huy, ngược lại nó sẽ bị xuống cấp, sói mịn nếu như trong bệnh viện
khơng có được mơi trường lành mạnh, khơng có điều kiện để nó được phát triển.
Đối với đội ngũ y bác sỹ, nâng cao y đức cũng chính là nâng cao giá trị văn
hố cho con người, hoàn thiện con người. Y đức thể hiện ở việc ứng xử giữa y bác
sĩ với bệnh nhân; thể hiện ở tinh thần, thái độ, đạo đức trong công tác; thể hiện ở
trình độ chun mơn. Vì vậy, để phát huy y đức, cần phải hoàn thiện các yếu tố cấu
thành MTVH như xây dựng con người văn hoá, cảnh quan văn hoá, các thiết chế
văn hoá, các hoạt động văn hoá, …đặc biệt là việc chăm lo tới đời sống vật chất và
tinh thần của mỗi cán bộ, nhân viên để họ toàn tâm, toàn ý làm việc và phục vụ
người bệnh.
Ba là, MTVH góp phần nâng cao đời sống văn hoá tinh thần của cho cán bộ
y tế và người bệnh.

Bên cạnh các hoạt động chuyên môn, kỹ thuật, rèn luyện y đức, hoạt động
văn hoá trong các bệnh viện cũng có vai trị quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu
văn hoá tinh thần của cán bộ y tế cũng như của người bệnh. Ở các bệnh viện cơng
lập hiện nay, các hoạt động văn hố, các thiết chế văn hoá đều được chú trọng tổ
chức và hoàn thiện như: thư viện, nhà truyền thống, các loại hình câu lạc bộ, đội
văn nghệ; các chương trình hội diễn văn nghệ, thi quy tắc ứng xử. Các hoạt động và
thiết chế này được tổ chức để đáp ứng nhu cầu thưởng thức và sáng tạo các giá trị


26
văn hoá của cán bộ, nhân viên y tế đồng thời làm giàu thêm đời sống tinh thần cho
người lao động, giúp cho họ có thể “cân bằng tâm lý” sau các hoạt động chuyên
môn căng thẳng. Các hoạt động văn hố cũng góp phần tạo ra một bầu khơng khí
dân chủ, đồn kết, vui tươi lành mạnh, động viên người lao động hăng hay làm việc,
giao tiếp cởi mở, thân thiện.
Hoạt động văn hoá cũng đem lại cho người bệnh niềm vui, niềm an ủi. Nó
giống như một “liều thuốc tinh thần” để tiếp thêm cho người bệnh sức mạnh vượt
qua được những thách thức, định kiến, sự tuyệt vọng, đau đớn. Các hoạt động văn
hoá từ thiện như văn nghệ, giao lưu, chia sẻ, tư vấn, tặng quà nhân các ngày lễ, tết,
… đã mang lại cho người bệnh những những “món ăn” tinh thần rất quan trọng và ý
nghĩa, qua đó góp phần xố bỏ khoảng cách vơ hình giữa cán bộ, nhân viên y tế với
người bệnh, tăng cường hơn sự phối hợp, chia sẻ trong việc điều trị, cấp cứu, chăm
sóc sức khoẻ.
Bốn là, MTVH lành mạnh thúc đẩy việc đấu tranh, ngăn chặn những hiện
tượng tiêu cực, phản động, tệ nạn xã hội xâm nhập vào bệnh viện.
Sự bùng nổ của thông tin, quá trình tồn cầu hố, kết nối bằng cơng nghệ
thơng tin hiện nay đã làm cho việc giao lưu, tiếp xúc giữa các nền văn hoá, các
luồng tư tưởng văn hoá được diễn ra một cách dễ dàng, trong đó có cả những luồng
tư tưởng phản động, lạc hậu, tiêu cực, ảnh hưởng xấu đến đời sống văn hoá của cá
nhân và cộng đồng. MTVH ở bệnh viện cũng không phải là một ngoại lệ. Ngồi

những mặt tiến bộ có ảnh hưởng tích cực thì mặt trái của MTVH cũng có rất nhiều
vấn đề cần phải ngăn chặn, khắc phục và loại trừ. Đó là những tác động ngoại sinh
như những luồng tư tưởng phản động chống phá nhà nước, làm giảm lòng tin của
người dân đối với Đảng, phủ nhận truyền thống đấu tranh cách mạng, phủ nhận cội
nguồn giá trị văn hoá tinh thần, làm phai nhạt đến bản sắc văn hoá dân tộc; những
tác động nội sinh như xuất hiện các tệ nạn xã hội, các hủ tục, lạc hậu, sự suy thoái
về phẩm chất đạo đức, lối sống. Chính vì vậy, xây dựng MTVH là góp phần đấu


27
tranh, ngăn chặn, bài trừ được những mặt trái trên, xây dựng con người mới, có đạo
đức, có bản lĩnh, có đời sống văn hố lành mạnh.
1.2. Tổng quan về các bệnh viện ở Hà Nội được khảo sát
1.2.1. Khái quát chung về các bệnh viện ở Hà Nội hiện nay
Hiện nay trên địa bàn Hà Nội có 14 bệnh viện tuyến trung ương, 8 viện
chuyên khoa có điều trị bệnh nhân trực thuộc Bộ Y tế quản lý, 45 bệnh viện cấp
thành phố và quận/huyện trực thuộc Sở Y tế Hà Nội quản lý (trong đó có 11 bệnh
viện tư nhân) và 6 bệnh viện trực thuộc các ngành quản lý như Quân đội, Công an,
Bưu điện, Giao thông vận tải, Xây dựng,.. Ngồi ra cịn một mạng lưới các trung
tâm y tế, trạm y tế, nhà hộ sinh, phòng khám tư nhân. Trong những năm qua, ngành
y tế đã tập trung đầu tư đồng bộ cho các bệnh viện nhằm nâng cao chất lượng dịch
vụ khám, chữa bệnh cho người dân, đặc biệt là nâng cao tinh thần thái độ phục vụ.
Nhờ đó, bộ mặt các cơ sở khám chữa bệnh đã bước đầu được đổi mới: cơ sở hạ tầng
công sở khang trang, trang thiết bị được bổ sung, cán bộ được đào tạo và bồi dưỡng
nhiều hơn; đa dạng hố các loại hình tổ chức chăm sóc sức khoẻ, huy động nhiều
thành phần nhân dân tham gia hoạt động dịch vụ y tế theo pháp lệnh hành nghề y,
dược tư nhân.
Tuy vậy, các bệnh viện cũng đang đứng trước những khó khăn, thử thách
lớn: Nhu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân thì cao, nhưng khả năng đáp ứng của
các bệnh viện lại rất có hạn. Tình trạng quá tải hiện nay diễn ra phổ biến ở tất cả các

bệnh viện công lập. Cơ sở hạ tầng ở nhiều bệnh viện bị xuống cấp, khuôn viên bị
lấn chiếm, môi trường bị ô nhiễm. Việc hiện đại hố bệnh viện địi hỏi năng lực kỹ
thuật cao, nhưng trình độ của đội ngũ cán bộ lại có hạn. Việc đảm bảo cơng bằng
trong chăm sóc sức khoẻ nói chung và khám chữa bệnh nói riêng, quan tâm tới
người có cơng, trợ giúp cho người nghèo vừa là quan điểm, vừa là mục tiêu phấn
đấu của Nhà nước ta nhưng hệ thống chính sách chưa đồng bộ, các bệnh viện gặp
nhiều khó khăn khi triển khai thực hiện.
1.2.2. Tổng quan về các bệnh viện là đối tượng khảo sát


28
1.2.2.1. Bệnh viện E
Ngày 17/10/1967 Phó thủ tướng Chính phủ Lê Thanh Nghị thay mặt Thủ
tướng đã ký Quyết định số 175/TTg-Vg thành lập bệnh viện E với nhiệm vụ điều trị
và chăm sóc sức khoẻ cho cán bộ từ chiến trường ra; nghiên cứu phòng và xây dựng
phác đồ điều trị sốt rét, tác hại của chất độc hoá học, nghiên cứu các vết thương do
bom mìn gây ra. Địa điểm đặt bệnh viện lúc đầu được chọn ở Xã Cần Kiệm- Thạch
Thất - Hà Tây (cũ) để đảm bảo an toàn cho hoạt động của bệnh viện. Vượt qua
nhiều khó khăn, gian khổ, cùng với sự giúp đỡ của nhân dân, bệnh viện đã xây dựng
được 40 ngôi nhà tranh tre để đón tiếp bệnh nhân, hình thành các khu nội A, B,
Ngoại, chuyên khoa, xét nghiệm, nhà ăn, nhà cấp cứu, …
Cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1968 ở miền Nam và chiến
thắng oanh liệt của quân và dân miền Bắc đánh bại chiến tranh phá hoại đã buộc
Mỹ phải tuyên bố ngừng ném bom từ vĩ tuyến 20 trở ra. Ngày 31/10/1968 Chính
phủ quyết định giao cơ sở Trường Đại học Tài chính Kế tốn tại xã Cổ Nhuế- Từ
Liêm- Hà Nội cho bệnh viện để làm cơ sở điều trị (cơ sở 2). Lúc này, số giường
bệnh tăng lên nhanh chóng, từ 600 lên 800 giường. Bệnh viện có 800 cán bộ nhân
viên. Chất lượng chuyên môn được nâng cao, qua 8 năm (từ 1967 đến 1975), bệnh
viện đã điều trị cho 25.256 người, chữa khỏi và đưa trở lại chiến trường 20.697
người. Nhân kỷ niệm 20 năm giải phóng miền Nam, bệnh viện đã được tặng thưởng

huân chương Kháng chiến hạng nhì.
Sau ngày Miền Nam được giải phóng, nhiệm vụ của bệnh viện được thay đổi
là khám chữa bệnh cho cán bộ cấp tương đương chuyên viên 1 thuộc các cơ quan
trung ương đóng trên địa bàn Hà Nội. Cuối năm 1975, cơ sở 1 ở Thạch Thất - Hà
Tây được chuyển về Hà Nội, tập trung bệnh viện thành một mối để phục vụ bệnh
nhân là cán bộ. Năm 1980 Bộ Y tế giao cho bệnh viện E đặc trách chăm sóc sức
khoẻ cho chun gia nước ngồi và cơng nhân Việt Nam đang xây dựng cơng trình
thuỷ điện Hồ Bình và cầu Thăng Long. Năm 1982, bệnh viện E thành lập Khoa
Quốc tế, làm thêm nhiệm vụ chăm sóc bệnh nhân nước ngồi trong khi Bệnh viện
Quốc tế đang được xây dựng lại.


29
Từ năm 1993 đến năm 2002, vượt qua nhiều khó khăn gian khổ và thách
thức do cơ chế bao cấp, chính sách giảm biên chế, bệnh viện bị hạ chỉ tiêu giường
bệnh, hạ từ hạng I xuống hạng II,....Tuy nhiên, với nỗ lực không ngừng vươn lên,
bệnh viện đã đứng vững và có những bước phát triển vững chắc, đạt được nhiều
thành công. Năm 2002, bệnh viện được Bộ Y tế quyết định trở lại Bệnh viện hạng I.
Năm 2007, Bộ trưởng Bộ Y tế đã duyệt quy hoạch phát triển bệnh viện E đến
năm 2020, cấp tài chính bổ sung để phát triển mạng vi tính và nhà xạ trị, thành lập
bộ phận thận nhân tạo, khai trương hệ thống nước do Cộng hoà Pháp tài trợ. Tháng
5/2007, khu 5 tầng nhà E đã có thang máy, bệnh viện đã phát triển lên 624 giường
bệnh, thực hiện Nghị định 43 của Chính phủ về tự chủ kinh phí,... Năm 2006, bệnh
viện E được Tổ chức y tế thế giới (WHO) chọn là “Bệnh viện thực hiện nâng cao
sức khoẻ, xanh, sạch, đẹp”.
Về cơ cấu tổ chức, bệnh viện có cơ cấu tổ chức hoàn chỉnh, bao gồm: Đảng
uỷ, Ban Giám đốc, các ban chấp hành Cơng đồn, Đồn thanh niên, Hội Phụ nữ,
Hội Cựu chiến binh; các phòng ban chức năng; các khoa/phịng chun mơn; các bộ
phận dịch vụ,… Đảng bộ Bệnh viện là “Đảng bộ trong sạch vững mạnh” liên tục
trong 20 năm liền. Cơng đồn và Đồn TNCS Hồ Chí Minh của bênh viên cũng

thường xuyên đạt danh hiệu xuất sắc với nhiều hoạt động sôi nổi, phong phú. Bệnh
viện đã được Nhà nước tặng nhiều danh hiệu cao quý như: Huân chương độc lập
hạng Ba (năm 2002), Huân chương kháng chiến hạng Nhì (năm 1995), Huân
chương lao động hạng Nhất (năm 2007). Nhiều cán bộ, nhân viên được phong tặng
huân chương, huy chương, bằng khen của Nhà nước, Chính phủ và các Bộ, ngành.
Đến nay, bệnh viện E là bệnh viện đa khoa hạng I hoàn chỉnh với chức năng
khám, chữa bệnh, đào tạo, nghiên cứu khoa học, chỉ đạo tuyến. Bệnh viện đã có 850
giường bệnh, tổng số cán bộ công chức là 604 người. Bác sỹ có trình độ sau đại học
chiếm hơn 70% gồm các phó giáo sư, tiến sỹ, thạc sỹ, bác sỹ chuyên khoa cấp I, cấp
II. Diện tích mặt bằng trên 4ha. Với đội ngũ cán bộ cơng chức có trình độ cao, với
máy móc, trang thiết bị hiện đại và đồng bộ, bệnh viện E luôn là nơi khám chữa


×