Tải bản đầy đủ (.doc) (128 trang)

Chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo là nữ của các xã, phường, thị trấn ở tỉnh tiền giang giai đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (509.19 KB, 128 trang )

1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Các nhà tương lai học khi dự báo xu hướng phát triển của nhân loại ở
thế kỷ XXI đã nhận định: một trong những dấu hiệu nổi bật nhất của giai
đoạn văn minh đương đại là lao động trí tuệ, nguồn lực con người, phụ nữ sẽ
là những động lực quan trọng quyết định tới sự thành công trên con đường
phát triển của các quốc gia và của cả nhân loại. Việc giải phóng phụ nữ, phát
huy tiềm năng của phụ nữ là đòi hỏi khách quan và bức thiết của sự phát triển
xã hội, trong đó sự bình đẳng và tiến bộ về giới sẽ tạo điều kiện khai thác và
phát huy một cách có hiệu quả hơn tiềm năng của phụ nữ ở mức độ cao để
phục vụ sự nghiệp phát triển KT - XH.
Chiếm trên 50% dân số và hơn 48% lực lượng lao động xã hội, với sức
lao động dồi dào, óc sáng tạo phong phú, phụ nữ Việt Nam đã và đang tích
cực tham gia vào hầu hết các lĩnh vực hoạt động, góp phần đáng kể vào phát
triển KT - XH đất nước.
Từ thực tiễn cách mạng Việt Nam, Đảng và Nhà nước nhận thức rất rõ:
"Tăng tỷ lệ cán bộ nữ tham gia QLNN, QLKT, xã hội là điểm quan trọng để
thực hiện quyền bình đẳng, dân chủ của phụ nữ, là điều kiện để phát huy tiềm
năng, trí tuệ và nâng cao địa vị xã hội của phụ nữ". Sự nghiệp giải phóng phụ
nữ và công tác cán bộ nữ là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước, các đoàn thể
nhân dân, của toàn xã hội và từng gia đình. Đường lối giải phóng phụ nữ,
BĐG và công tác cán bộ nữ đã được thể chế hóa và cụ thể hóa trong hệ thống
pháp luật, chế độ, chính sách của Đảng và Nhà nước . Các quan điểm, tư tưởng
cũng như những chủ trương, phương hướng mà các Chỉ thị, Nghị quyết đưa ra
làm kim chỉ nam cho nhận thức và hành động của các cấp, các ngành đối với
công tác cán bộ nữ, một nhiệm vụ hết sức quan trọng trong tồn bộ cơng tác
cán bộ của Đảng. Những chủ trương, chính sách của Đảng ra đời nhìn chung
đã tác động tích cực đến phụ nữ và công tác cán bộ nữ, đội ngũ cán bộ nữ
được trưởng thành về số lượng và chất lượng.



2
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác cán bộ nữ vẫn còn nhiều
hạn chế nhất định, chưa tương xứng với vai trò, vị thế của đội ngũ cán bộ nữ
trong sự nghiệp đổi mới đất nước. Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 27/4/2007 của
Bộ Chính trị (khóa X) về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất
nước, đã đánh giá rằng: "Phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý có tỷ lệ thấp, chưa
tương xứng với năng lực và sự phát triển của lực lượng lao động nữ, nguồn cán
bộ nữ hẫng hụt, ở một số lĩnh vực, tỷ lệ cán bộ nữ sụt giảm". So với nam giới
trên tất cả các lĩnh vực, ở vị trí càng cao thì tỷ lệ nữ lãnh đạo càng thấp.
Đội ngũ cán bộ nữ, nhất là đội ngũ cán bộ nữ lãnh đạo đang trong quá
trình được xây dựng, đào tạo, chưa khơi dậy, tận dụng hết tiềm năng của phụ
nữ: những cố gắng và kết quả chưa tương xứng với lực lượng phụ nữ Việt
Nam và chưa đáp ứng với yêu cầu, nhiệm vụ của đất nước thời kỳ đổi mới,
thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước.
Trong thực tiễn, đội ngũ cán bộ nữ tỉnh Tiền Giang cũng đã có bước
trưởng thành và tiến bộ, được rèn luyện và thử thách qua thực tiễn, được sự
quan tâm tích cực và tạo điều kiện của Đảng bộ, chính quyền tỉnh, đội ngũ
cán bộ nữ nói chung và đội ngũ cán bộ lãnh đạo là nữ của các xã, phường, thị
trấn có được nâng lên. Tuy nhiên, cũng như cả nước về số lượng, cơ cấu và
đặc biệt là chất lượng đội ngũ cán bộ nữ, nhất là cán bộ lãnh đạo là nữ ở xã,
phường, thị trấn chưa thật tương xứng và chưa thật chuyển biến đồng đều.
Công tác phát hiện, qui hoạch, đào tạo, bố trí, sử dụng cán bộ nữ của các xã,
phường, thị trấn chưa được đầu tư quan tâm đúng mức. Khi cần phân cơng
hoặc cơ cấu cán bộ nữ vẫn cịn mang tính bị động, chắp vá. Hơn nữa bản thân
đội ngũ cán bộ nữ, bên cạnh một số chị em tự phấn đấu vươn lên, được giao
những trọng trách cao và phát huy tốt, thì một bộ phận khơng nhỏ ln tự hài
lòng, ngại phấn đấu, thiếu tự tin để đảm nhận nhiệm vụ cao hơn.
Với yêu cầu đặt ra của thời kỳ mới, địi hỏi chất lượng đội ngũ cán bộ
nói chung và cán bộ nữ nói riêng nhất là cán bộ nữ lãnh đạo phải ngang tầm



3
với nhiệm vụ. Vì vậy, vấn đề nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, nhất là cán
bộ lãnh đạo là một yêu cầu cấp thiết cần đặt ra, trong đó có đội ngũ cán bộ
lãnh đạo là nữ của các xã, phường, thị trấn. Việc lựa chọn đề tài: "Chất lượng
đội ngũ cán bộ lãnh đạo là nữ của các xã, phường, thị trấn ở tỉnh Tiền
Giang giai đoạn hiện nay" có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Trong những năm gần đây, chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo của các
xã, phường, thị trấn đã được nhiều địa phương, nhiều cơ quan và nhiều nhà
nghiên cứu đề cập. Nhiều đề tài khoa học, luận án tiến sỹ, luận văn thạc sỹ và
các cơng trình nghiên cứu khác đã được nghiệm thu, công bố, đăng trên sách,
báo, tạp chí chun ngành. Cụ thể:
2.1. Nhóm các đề tài khoa học, sách
* Đề tài khoa học:
- Báo cáo nghiên cứu "Thực trạng đội ngũ cán bộ nữ lãnh đạo, quản
lý và đề xuất các giải pháp tăng cường sự bình đẳng và phát triển của cán bộ
nữ trong quá trình CNH, HĐH" của nhóm nghiên cứu do TS. Phan Thanh
Trâm chủ trì vào tháng 7 năm 2003.
- Đề tài độc lập cấp Nhà nước "Nâng cao năng lực lãnh đạo của cán
bộ nữ trong HTCT" của Ban Tổ chức Trung ương Đảng năm 2005.
- Đề tài độc lập cấp Nhà nước "Một vài suy nghĩ trong việc tạo nguồn
cán bộ nữ" của Ban Tổ chức Trung ương Đảng năm 2005.
- Đề tài độc lập cấp Nhà nước, "Vai trò các cấp ủy đảng trong công
tác cán bộ nữ" của Ban Tổ chức Trung ương Đảng năm 2005.
* Sách:
- Võ Thị Mai (2003), "Vai trò của nữ cán bộ quản lý nhà nước trong
q trình CNH, HĐH", Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
- Đỗ Thị Thạch (2005), "Phát huy nguồn lực trí thức nữ Việt Nam

trong sự nghiệp CNH, HĐH", Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.


4
- Trần Thị Vân Anh - Nguyễn Hữu Minh (2008), "Bình đẳng giới ở
Việt Nam", Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
- Nguyễn Đức Hạt (2009), "Nâng cao năng lực lãnh đạo của cán bộ
nữ trong hệ thống chính trị", Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
2.2. Nhóm các bài viết báo, tạp chí
- Trần Thị Hương (1/2005), "Quy hoạch đào tạo cán bộ nữ, thực trạng
và giải pháp", Tạp chí Xây dựng Đảng.
- Phạm Dũng (2/2007), "Bốn giải pháp nâng cao hiệu quả công tác cán
bộ nữ ở Tiền Giang", Tạp chí Xây dựng Đảng.
- Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam (10/2009), "Một số yếu tố ảnh
hưởng đến tỷ lệ cán bộ nữ chủ chốt cấp xã hiện nay".
- Nguyễn Thị Trà Giang (6/2010), "Tư tưởng Hồ Chí Minh về giải
phóng phụ nữ và xây dựng đội ngũ cán bộ nữ", Tạp chí Xây dựng Đảng.
- Lê Thị Hoài Nam (10/2010), "Thực trạng và một số giải pháp nhằm
tăng cường đội ngũ cán bộ nữ trong hệ thống chính trị tỉnh Nghệ An", Báo
Nghệ An.
- Nguyễn Bá Thắng (2/2012), "Công tác quy hoạch và đào tạo cán bộ
trẻ và cán bộ nữ ở Gia Lâm, Hà Nội", Tạp chí Xây dựng Đảng.
- Hồng Hà (4/2012), "Cơng tác cán bộ nữ ở Vĩnh Phúc", Tạp chí Xây
dựng Đảng.
- Nguyễn Thị Lan (5/2012), "Công tác cán bộ nữ trên địa bàn Thành
phố Hồ Chí Minh", Tạp chí Xây dựng Đảng.
- Thu Nga, (6/2012), "Để đạt 15% cán bộ nữ và trẻ tuổi", Tạp chí Xây
dựng Đảng.
2.3. Nhóm các luận án, luận văn
- Trần Nguyệt Ánh (2005), "Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp

quận là nữ ở TP. HCM trong giai đoạn hiện nay", Luận văn thạc sĩ Khoa học
chính trị, chuyên ngành Xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam.


5
- Trần Trung Trực (2005), "Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt HTCT
cấp xã ở huyện Bình Chánh, TP. HCM giai đoạn hiện nay", Luận văn thạc sĩ
Khoa học chính trị, chuyên ngành Xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Trần Thị Hương (2005),"Một số giải pháp xây dựng và phát triển
đội ngũ cán bộ nữ lãnh đạo, quản lý khối Đảng, đoàn thể", Luận văn thạc sĩ
Khoa học giáo dục.
- Nguyễn Thị Thịnh (2008),"Chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản
lý là nữ thuộc diện TP. HCM quản lý giai đoạn hiện nay", Luận văn Thạc sĩ
Khoa học chính trị, chuyên ngành Xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Trịnh Thanh Tâm (2012), "Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt là nữ
của hệ thống chính trị xã ở đồng bằng sông Hồng giai đoạn hiện nay", Luận án
tiến sĩ Khoa học chính trị, chuyên ngành Xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam.
Trong thời gian qua, các cấp ủy, tổ chức đảng, lãnh đạo các ngành, các
cấp trong tỉnh rất quan tâm đến công tác cán bộ nữ, xây dựng đội ngũ cán bộ
nữ. Thực hiện Chỉ thị 37/CT-TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng "Về một
số vấn đề cơng tác cán bộ nữ trong tình hình mới", Tỉnh ủy Tiền Giang đã 3
lần sơ, tổng kết đánh giá kết quả thực hiện, rút kinh nghiệm và bổ sung nhiệm
vụ, giải pháp để thực hiện công tác cán bộ nữ được tốt hơn. Qua triển khai,
thực hiện Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng và Nhà nước về BĐG, VSTBPN,
công tác cán bộ nữ đã tạo được sự chuyển biến tích cực trong nhận thức của
cán bộ, đảng viên và nhân dân về vị trí, vai trị và năng lực của phụ nữ, cán bộ
nữ trong thời kỳ mới. Từ đó quan tâm tạo nguồn, xây dựng quy hoạch, kế
hoạch đào tạo, bồi dưỡng, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ nữ.
Nhìn chung, số lượng và chất lượng cán bộ nữ được nâng lên; nhiều
cán bộ nữ phấn đấu trở thành cán bộ chủ chốt của tỉnh, địa phương, các

ngành, cơ quan, đơn vị đã và đang đóng góp to lớn vào việc lãnh đạo ổn định
chính trị, phát triển KT - XH, giữ vững QP - AN tỉnh nhà. Tuy nhiên, tỷ lệ cán
bộ nữ tham gia lãnh đạo các cấp, các ngành trong tỉnh hiện nay còn chưa


6
tương xứng với vị trí, tiềm năng của phụ nữ nhất là tỉ lệ phụ nữ lãnh đạo của
các xã, phường, thị trấn cịn rất thấp. Dưới góc độ khoa học Xây dựng Đảng,
tác giả chọn đề tài này để nghiên cứu với mong muốn góp phần vào việc luận
giải những vấn đề lý luận và thực tiễn đang đặt ra.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
3.1. Mục đích
Làm rõ cơ sở lý luận khoa học về chất lượng và nâng cao chất lượng
đội ngũ cán bộ nữ lãnh đạo của các xã, phường, thị trấn và trên cơ sở đánh giá
đúng thực trạng, tìm được nguyên nhân, đề xuất phương hướng, giải pháp
nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo là nữ của các xã, phường,
thị trấn ở tỉnh Tiền Giang giai đoạn hiện nay, góp phần đẩy mạnh sự nghiệp
CNH, HĐH nơng nghiệp, nơng thơn.
3.2. Nhiệm vụ
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh
đạo là nữ của các xã, phường, thị trấn ở tỉnh Tiền Giang giai đoạn hiện nay.
- Phân tích, đánh giá đúng thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo
là nữ của các xã, phường, thị trấn; tìm ra nguyên nhân của thực trạng và bước
đầu rút ra những bài học kinh nghiệm.
- Xác định mục tiêu, phương hướng và đề xuất những giải pháp chủ yếu
để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo là nữ của các xã, phường, thị
trấn ở tỉnh Tiền Giang từ nay đến năm 2020.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đội ngũ cán bộ lãnh đạo là nữ của các xã, phường, thị trấn và chất

lượng đội ngũ cán bộ này ở tỉnh Tiền Giang trong giai đoạn hiện nay. Các
chức danh bao gồm:
- Bí thư Đảng ủy, Phó Bí thư Đảng ủy xã, phường, thị trấn.
- Chủ tịch, Phó chủ tịch HĐND xã, phường, thị trấn.


7
- Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn.
- Chủ tịch Ủy ban MTTQ xã, phường, thị trấn.
- Chủ tịch Hội LHPN xã, phường, thị trấn.
- Chủ tịch Hội nông dân xã, phường, thị trấn.
- Chủ tịch Hội cựu chiến binh xã, phường, thị trấn.
- Bí thư Đồn thanh niên xã, phường, thị trấn.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo là nữ của các
xã, phường, thị trấn ở tỉnh Tiền Giang từ năm 2005 đến nay và đề xuất giải
pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ này đến năm 2020.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
5.1. Cơ sở lý luận
- Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và hệ thống quan điểm của Đảng ta về cán bộ
và cán bộ nữ.
- Luận văn được thực hiện trên cơ sở thực tiễn công tác cán bộ nữ của
các xã, phường, thị trấn ở tỉnh Tiền Giang từ 2005 đến nay. Đồng thời luận
văn cũng tham khảo, sử dụng những tài liệu của các cơng trình nghiên cứu có
liên quan đến nội dung của đề tài.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa
Mác - Lênin, kết hợp chặt chẽ giữa các phương pháp lơgíc - lịch sử, khảo sát,
phân tích - tổng hợp, thống kê, so sánh, đặc biệt chú trọng phương pháp tổng
kết thực tiễn.

6. Những đóng góp về khoa học của luận văn
- Góp phần làm rõ thêm quan niệm về chất lượng và tiêu chí đánh giá
chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo là nữ của các xã, phường, thị trấn ở tỉnh
Tiền Giang.


8
- Đánh giá đúng thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo là nữ
của các xã, phường, thị trấn ở tỉnh Tiền Giang hiện nay; tìm rõ nguyên nhân
của thực trạng; bước đầu nêu lên những kinh nghiệm của tỉnh Tiền Giang về
công tác cán bộ nữ, nhất là đối với chất lượng cán bộ lãnh đạo là nữ của các
xã, phường, thị trấn.
- Đề ra phương hướng và giải pháp chủ yếu, khả thi nhằm nâng cao
chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo là nữ của các xã, phường, thị trấn ở tỉnh
Tiền Giang từ nay đến năm 2020.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho các cấp ủy đảng khi tham
mưu đề xuất việc phân bổ cơ cấu tỉ lệ nữ khi chỉ đạo Đại hội Đảng, bầu cử
Quốc hội, HĐND và nhất là tham mưu kế hoạch công tác đào tạo, bồi dưỡng,
qui hoạch, luân chuyển, bố trí cán bộ nữ của các xã, phường, thị trấn trên địa
bàn tỉnh Tiền Giang.
- Luận văn có thể làm tư liệu tham khảo trong Trường Chính trị tỉnh,
các Trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện và có thể vận dụng trong cơng tác
tun truyền trong hệ thống Hội LHPN và Ban VSTBPN từ tỉnh đến cơ sở.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
nội dung của luận văn gồm 3 chương, 6 tiết.


9

Chương 1
CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ LÃNH ĐẠO LÀ NỮ
CỦA CÁC XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN Ở TỈNH TIỀN GIANG
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. KHÁI QUÁT VỀ TỈNH TIỀN GIANG VÀ ĐỘI NGŨ CÁN BỘ
LÃNH ĐẠO LÀ NỮ CỦA CÁC XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN Ở TỈNH TIỀN
GIANG HIỆN NAY

1.1.1. Khái quát tình hình kinh tế, xã hội tỉnh Tiền Giang
* Khái quát về tỉnh
Tiền Giang là tỉnh vừa thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, vừa nằm
trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, cách TP. HCM 70 km về hướng
Nam và cách thành phố Cần Thơ 90 km về hướng Đơng. Về ranh giới hành
chính, phía Đơng giáp biển Đơng, phía Tây giáp tỉnh Đồng Tháp; phía Nam
giáp tỉnh Bến Tre, Vĩnh Long; phía Bắc và Đơng Bắc giáp tỉnh Long An và
TP. HCM. Diện tích tự nhiên 2.481,77 km2, dân số 1,682 triệu người.
Tỉnh Tiền Giang có vị trí địa lý KT - XH thuận lợi, trải dài theo bờ Bắc
sông Tiền với chiều dài hơn 120 km và các trục giao thông quan trọng như: quốc
lộ 1, quốc lộ 50, quốc lộ 60, đường cao tốc TP. HCM - Trung Lương - Mỹ
Thuận. Tỉnh có 32 km bờ biển, hệ thống các sơng Tiền, sơng Vàm Cỏ Tây, sơng
Sồi Rạp, kênh Chợ Gạo…nối liền các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long với TP.
HCM và là cửa ngõ ra biển Đông của các tỉnh ven sơng Tiền và Campuchia. Do
vậy, tỉnh có lợi thế trong việc khai thác sử dụng tài nguyên thiên nhiên, phát triển
sản xuất hàng hóa, hợp tác, giao lưu kinh tế, văn hóa, du lịch với các tỉnh trong
vùng, đặc biệt là TP. HCM và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Trong lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương nhiệm kỳ
2006-2010, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình qn đạt 11%/năm. Trong cơ cấu
kinh tế, nơng - lâm - nghiệp chiếm 48,5%, công nghiệp - xây dựng 23,6%,



10
thương mại - dịch vụ 27,9%.
Kinh tế nhiều thành phần dựa trên sự tồn tại và đan xen nhiều hình thức
sở hữu đã khơi dậy và phát huy các nguồn lực, nhất là nguồn nội lực trong
dân, tạo ra sự năng động sáng tạo, thúc đẩy kinh tế tăng trưởng.
Thu nhập bình quân đầu người đạt trên 33 triệu đồng/người/năm (tương
đương khoảng 1.600 USD).
Tiền Giang là tỉnh có nhiều tiềm năng về du lịch. Hàng năm, lượng du
khách đến đều tăng. Thế mạnh của du lịch Tiền Giang chủ yếu nhờ vào các di
tích văn hóa lịch sử và sinh thái như: di tích văn hóa Ĩc Eo, Gị Thành từ thế
kỷ I đến thế kỷ VI sau công nguyên; di tích lịch sử Rạch Gầm - Xồi Mút, di
tích Ấp Bắc, lũy Pháo Đài; nhiều lăng mộ, đền chùa: lăng Trương Định, lăng
Hoàng Gia, lăng Tứ Kiệt, chùa Vĩnh Tràng, chùa Bửu Lâm, chùa Sắc Tứ…
các điểm du lịch sinh thái mới được tôn tạo như: vườn cây ăn quả ở cù lao
Thới Sơn, Ngũ Hiệp, Trại rắn Đồng Tâm, khu sinh thái Đồng Tháp Mười,
biển Gị Cơng...
Các hoạt động văn hóa xã hội và xây dựng kết cấu hạ tầng xã hội được
quan tâm đầu tư phát triển tương ứng với nhịp độ tăng trưởng của các khu vực
kinh tế và đã đáp ứng cơ bản nhu cầu vật chất, tinh thần của nhân dân. Đồng
thời, ngày càng chú trọng khu vực nông thôn nhằm giảm cách biệt giữa nơng
thơn với thành thị.
Chính trị xã hội ổn định, QP - AN được củng cố tạo môi trường thuận
lợi để phát triển KT - XH. Hiệu lực, hiệu quả QLNN được nâng cao và cơng
tác cải cách hành chính đạt được những kết quả nhất định.
* Khái quát về xã, phường, thị trấn
Tiền Giang có 10 đơn vị hành chính cấp huyện gồm: Thành phố Mỹ
Tho; Thị xã Gị Công; và 8 huyện Cái Bè, Cai Lậy, Châu Thành, Tân Phước,
Chợ Gạo, Gị Cơng Tây, Gị Cơng Đơng, Tân Phú Đơng, với 169 đơn vị hành
chính cấp xã (7 thị trấn, 16 phường, 146 xã). Trong đó, Thành phố Mỹ Tho là



11
đơ thị loại 2 - trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội của tỉnh, đồng thời
là hợp điểm giao lưu kinh tế, văn hoá, giáo dục, đào tạo, du lịch từ lâu đời của
các tỉnh trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Các xã, phường, thị trấn trên địa bàn Tiền Giang có vai trị đặc biệt quan
trọng trong việc thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp
luật của Nhà nước ở địa phương. Là "cầu nối" giữa Đảng, Nhà nước với nhân
dân. Là hạt nhân trong hệ thống tổ chức đảng, là nền tảng gắn liền Đảng với dân,
là nhịp cầu nối giữa cơ quan lãnh đạo của Đảng đối với nhân dân ở cơ sở. Là nơi
tiến hành công tác tư tưởng cho các đảng viên và đồn thể chính trị - xã hội ở cơ
sở; là nơi đào tạo, rèn luyện cán bộ cho Đảng, chính quyền và đồn thể; là nơi
gắn liền Đảng với dân nên các xã, phường, thị trấn có điều kiện hiểu rõ tâm tư,
nguyện vọng của dân, phát triển và dự báo được tư tưởng của quần chúng.
Thông qua hoạt động thực tiễn, các xã, phường, thị trấn ở tỉnh Tiền Giang đã
cung cấp những kinh nghiệm hay phục vụ cho công tác lãnh đạo của tỉnh.
Về mặt Nhà nước, các xã, phường, thị trấn ở Tiền Giang là đơn vị hành
chính cấp cơ sở, là nơi trực tiếp quản lý và tổ chức mọi hoạt động sản xuất,
phát triển kinh tế - xã hội, là nơi tập trung đông dân cư để phát triển các
ngành nghề (chủ yếu là nông nghiệp).
Các xã, phường, thị trấn ở Tiền Giang có nhiệm vụ rất quan trọng là:
- Xây dựng kế hoạch phát triển KT - XH, QP - AN, kế hoạch ngân sách
tài chính hằng năm trình Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn thông qua
trước khi trình UBND huyện, HĐND huyện phê duyệt.
- Tổ chức chỉ đạo việc thi hành pháp luật, ban hành các Quyết định, Chỉ
thị, Nghị quyết và tổ chức thực hiện; kiểm tra việc thi hành các văn bản đó.
Tuyên truyền giáo dục pháp luật, kiểm tra chấp hành Hiến pháp, pháp luật ở
cơ sở. Tổ chức tiếp dân, giải quyết kịp thời những tố cáo, khiếu nại của công
dân; quyết định xử lý hành chính theo quy định của pháp luật.
- Xây dựng chính quyền, QLNN đối với các tổ chức kinh tế và quản lý



12
địa giới hành chính; tổ chức việc bầu cử Quốc hội, HĐND theo quy định của
pháp luật; quản lý công tác tổ chức, biên chế, lao động tiền lương theo phân
cấp của Chính phủ.
Các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Tiền Giang chính là cầu nối
trực tiếp giữa huyện, tỉnh, trung ương với người dân. Do đó xã, phường, thị
trấn có nhiệm vụ lãnh đạo tồn diện và trực tiếp các mặt đời sống xã hội trên
địa bàn xã, phường, thị trấn; là nơi thực hiện các chủ trương, chính sách và
vận dụng đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà
nước vào điều kiện cụ thể của địa phương, định ra chương trình hành động
thực hiện các mục tiêu KT - XH, QP - AN trên địa bàn xã nhằm hồn thành
nhiệm vụ chính trị của tỉnh trong thời kỳ CNH, HĐH ở địa phương hiện nay.
* Khái quát các Đảng bộ xã, phường, thị trấn
Đảng bộ tỉnh Tiền Giang có 820 tổ chức cơ sở đảng, trong đó loại hình
xã, phường, thị trấn chiếm 20,61% (169 Đảng bộ xã, phường, thị trấn). Trong
những năm qua, Tỉnh ủy Tiền Giang đã tập trung xây dựng các Đảng bộ xã,
phường, thị trấn trong sạch vững mạnh, củng cố các Đảng bộ yếu kém và
nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên. Các cấp ủy đảng, trước hết là cấp
ủy cấp trên trực tiếp đã chỉ đạo, hướng dẫn từng Đảng bộ xã, phường, thị
trấn thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, đổi mới phương thức lãnh đạo
thông qua việc xây dựng và thực hiện tốt quy chế làm việc, chế độ sinh
hoạt Đảng, nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình. Đồng
thời luôn tăng cường công tác tư tưởng, nâng cao nhận thức, trách nhiệm
và trình độ, năng lực của đảng viên, cấp ủy viên; xây dựng khối đoàn kết
thống nhất trong Đảng. Qua đánh giá chất lượng năm 2012, có 87,4% Đảng
bộ xã, phường, thị trấn đạt trong sạch vững mạnh (19,53% trong sạch vững
mạnh tiêu biểu), 11,28% hoàn thành nhiệm vụ, cịn 1,3% yếu kém. Có
92,43% chi bộ trực thuộc Đảng ủy cơ sở đạt trong sạch vững mạnh

(16,98% trong sạch vững mạnh tiêu biểu), 7,33% hoàn thành nhiệm vụ,


13
0,23% yếu kém.
Tiền Giang hiện có 36.913 đảng viên, trong đó có 10.002 đảng viên nữ
(27,09%). Trong đó đảng viên được phân bố ở loại hình cơ sở Đảng xã,
phường, thị trấn là 24.247 đảng viên (65,68%), nữ là 6.691 (27,59%).
Tỉnh ủy chỉ đạo thực hiện tốt công tác cán bộ. Đặc biệt quan tâm phát
triển đội ngũ cán bộ nữ, cán bộ trẻ. Chú trọng nâng cao chất lượng đội ngũ
cán bộ lãnh đạo là nữ ở các xã, phường, thị trấn cả về số lượng và chất lượng.
Kết quả là hiện nay trên địa bàn tỉnh Tiền Giang có đến 94,08% Đảng bộ xã,
phường, thị trấn có cán bộ nữ tham gia cấp ủy với 711 người đạt tỉ lệ 20,75%;
trong đó đội ngũ cán bộ nữ lãnh đạo là 377 người đạt tỉ lệ 16,72% nữ tham
gia lãnh đạo ở xã, phường, thị trấn. Đội ngũ này đã và đang thể hiện vai trị,
khả năng trí tuệ của mình trong sự nghiệp xây dựng và phát triển địa phương
trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.
1.1.2. Đội ngũ cán bộ lãnh đạo là nữ của các xã, phường, thị trấn ở
tỉnh Tiền Giang - Vai trò, đặc điểm và yêu cầu
1.1.2.1. Vai trò
Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin đánh giá cao vai trị, vị trí
và khả năng của phụ nữ và cán bộ nữ. Theo các nhà kinh điển thì trong lịch sử
nhân loại khơng có một phong trào to lớn nào của những người bị áp bức mà
lại không có phụ nữ tham gia, bởi vì phụ nữ lao động là những ngư ời bị áp
bức nhất trong tất cả những người bị áp bức, nên không bao giờ họ đứng
ngồi và khơng thể đứng ngồi các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.
Trong các hoạt động kinh tế và xã hội, đặc biệt là trong các phong trào đấu
tranh chống áp bức bóc lột, phụ nữ là người hăng hái tham gia đấu tranh và
xây dựng xã hội để mong muốn mình được giải phóng. Lực lượng phụ nữ
là một trong những nhân tố quyết định thành công của cách mạng. Coi giải

phóng phụ nữ vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng, đó là một
trong những điểm để phân biệt cuộc cách mạng vô sản với cuộc cách mạng


14
xã hội khác.
V.I.Lênin, người học trò xuất sắc và rất mực trung thành của C.Mác Ph.Ăngghen, Người đã viết nhiều, nói nhiều về phụ nữ và đã thực hành giải
phóng phụ nữ ngay trên đất nước Nga - Xô viết. Sau Cách mạng tháng Mười
Nga thành cơng (1917), chính quyền Xô viết được thành lập, Lênin đã chỉ rõ
nhiệm vụ của chính quyền Xơ viết là phải xố bỏ sự hạn chế quyền lợi của
người phụ nữ, thu hút lực lượng phụ nữ tham gia các hoạt động xã hội, tham
gia công việc QLNN.
Lênin đã phát triển một cách sáng tạo quan điểm của Mác - Ăngghen
về giải phóng phụ nữ trong điều kiện giai cấp vô sản đã giành được chính
quyền. Phụ nữ đã được bình đẳng với nam giới trong việc cùng với nam giới
tham gia vào công việc lãnh đạo Nhà nước và quản lý xã hội. Khi điều kiện cho
phép, Lênin đã đề ra và thực hành nhiều biện pháp hữu hiệu để đào tạo, bồi
dưỡng, giáo dục nâng cao trình độ cho phụ nữ có đủ khả năng tham gia QLNN.
Học thuyết Mác - Lênin là học thuyết cách mạng và khoa học với quan
điểm duy nhất đúng đắn, các nhà sáng lập ra Chủ nghĩa xã hội khoa học đã
chỉ ra nguyên nhân kinh tế của bất bình đẳng nam nữ mà biểu hiện đầu tiên là
sự áp bức của đàn ông với đàn bà; từ đó lên án, phê phán quan điểm phong
kiến và tư sản đối với phụ nữ. Đồng thời chủ nghĩa Mác - Lênin khẳng định
sự nghiệp giải phóng phụ nữ là một quá trình gắn liền với thắng lợi của Chủ
nghĩa xã hội và Chủ nghĩa cộng sản. Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác Lênin chỉ ra những điều kiện để giải phóng phụ nữ:
Một là, sự phát triển của nền đại công nghiệp hiện đại cùng với sự
nghiệp cách mạng giải phóng giai cấp cơng nhân.
Hai là, để phụ nữ tham gia lao động sản xuất, có khả năng độc lập về
kinh tế, có đóng góp về kinh tế chung trong gia đình và xã hội.
Ba là, phụ nữ biết làm việc nước, tham gia các hoạt động xã hội và trực

tiếp tham gia QLNN.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là người kế thừa và phát triển sáng tạo quan


15
điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về vai trò của phụ nữ và cán bộ nữ. Tiếp thu
sâu sắc chủ nghĩa Mác - Lênin, Hồ Chí Minh là một trong những người Việt
Nam đầu tiên đặc biệt quan tâm đến vai trò, vị thế của phụ nữ trong phong
trào cách mạng thế giới nói chung và sự nghiệp cách mạng Việt Nam nói
riêng. Người đã đánh giá đúng vai trị và khả năng của phụ nữ trong gia đình
và ngoài xã hội. Phụ nữ là những người vợ, người mẹ, người thầy đầu tiên
trong gia đình và ni dạy những mầm non của đất nước. Người nói: "Nhân
dân ta rất biết ơn các bà mẹ cả hai miền Nam Bắc đã sinh ra và nuôi dạy
những thế hệ anh hùng của nước ta" [34, tr.433]. Địa vị kinh tế, chính trị, xã
hội quy định quyền bình đẳng của phụ nữ. Vì vậy, phải giải phóng sức lao
động cho phụ nữ, tạo điều kiện để chị em tham gia lao động sản xuất, quản lý
kinh tế, tham gia công tác xã hội cùng với nam giới. Người nghiêm khắc phê
bình thái độ thành kiến, hẹp hòi của cán bộ lãnh đạo các cấp trong việc đào
tạo, bồi dưỡng và bố trí sử dụng cán bộ nữ. Tại Hội nghị cán bộ cao cấp
Trung ương năm 1966, Người căn dặn: "Đặc biệt phải chú ý cất nhắc cán bộ
phụ nữ vào các cơ quan lãnh đạo, nhất là các ngành hoạt động thích hợp với
phụ nữ" [36, tr.402]. Cán bộ nữ hồn tồn có đầy đủ tinh thần và khả năng tham
gia các hoạt động xã hội, đóng góp với phong trào chung. Đặc biệt cán bộ nữ có
tác dụng trực tiếp rất mạnh đối với phong trào phụ nữ. Muốn có phong trào phụ
nữ thì phải có cán bộ nữ. Ngược lại phong trào phụ nữ phát triển nhanh hay
chậm, thành quả đến mức độ nào là do cán bộ nữ đóng vai trị quyết định.
Người khẳng định: "Nói phụ nữ là nói phân nửa xã hội. Nếu khơng giải
phóng phụ nữ thì khơng giải phóng một nửa lồi người. Nếu khơng giải phóng
phụ nữ là xây dựng CNXH chỉ một nửa" [37, tr.523]. Trong thư gửi phụ nữ nhân
kỷ niệm cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng và ngày Quốc tế phụ nữ ngày 8 tháng 3

năm 1952, Bác đã ca ngợi: "Non sơng gấm vóc Việt Nam do phụ nữ nước ta, trẻ
cũng như già ra sức dệt thêu mà thêm tốt đẹp, rực rỡ" [36, tr.432].
Người xác định trách nhiệm của Đảng đối với sự nghiệp giải phóng phụ


16
nữ: "Từ nay, các cấp Đảng, chính quyền địa phương khi giao công tác cho
phụ nữ, phải căn cứ vào trình độ của từng người và cần phải tích cực giúp đỡ
phụ nữ nhiều hơn nữa" [38, tr.164]. "Phải thật sự giải phóng phụ nữ và tơn
trọng quyền lợi của phụ nữ" [38, tr.225], "Đảng và Chính phủ cần phải có kế
hoạch thiết thực để bồi dưỡng, cất nhắc và giúp đỡ để ngày thêm nhiều phụ
nữ phụ trách mọi công việc kể cả công việc lãnh đạo" [38, tr.225].
Tư tưởng Hồ Chí Minh ln khẳng định vị trí to lớn của phụ nữ Việt
Nam, luôn gắn nhiệm vụ giải phóng phụ nữ với giải phóng giai cấp, giải
phóng dân tộc, giải phóng con người. Người khẳng định trong chế độ XHCN,
Đảng, Nhà nước và các tổ chức xã hội phải thật sự quan tâm đến phụ nữ, tạo
điều kiện để phụ nữ phát huy tiềm năng. Đồng thời, phụ nữ muốn tiến bộ,
bình đẳng nam nữ thì phải có ý chí, tích cực học tập, rèn luyện để có đủ đức,
tài tham gia QLNN, quản lý xã hội.
Tóm lại, Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh đã thể hiện
một cách nhất qn vị trí, vai trị của phụ nữ và đội ngũ cán bộ lãnh đạo là nữ
trong các giai đoạn cách mạng của Đảng, đặc biệt là giai đoạn Đảng cầm
quyền. Đảng với tư cách là lãnh tụ chính trị và là đội tham mưu chiến đấu của
giai cấp công nhân, trước hết phải đề ra được chủ trương, Nghị quyết, đường
lối chính trị đúng đắn. Để làm được việc đó, Đảng phải có những đội ngũ cán
bộ lãnh đạo có bản lĩnh chính trị vững vàng, có tri thức và kinh nghiệm, nắm
vững chủ nghĩa Mác - Lênin, đồng thời biết vận dụng sáng tạo vào điều kiện
lịch sử cụ thể.
Quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về vai trò cán bộ nữ và đội ngũ lãnh
đạo là nữ:

Ngay từ năm 1930, Luận cương chính trị của Đảng đã đề ra mục tiêu
giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng phụ nữ, thực hiện nam
nữ bình quyền. Trên quan điểm đó, Đảng đã lãnh đạo việc thành lập tổ chức
đại diện cho phụ nữ, đó là Hội LHPN Việt Nam.
Năm 1967, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Nghị quyết số


17
152 ngày 10 tháng 01 năm 1967 về "Một số vấn đề tổ chức lãnh đạo công tác
phụ vận" và Nghị quyết 153 về "Công tác cán bộ nữ". Sau khi đất nước thống
nhất, Đảng ta lại ban hành Chỉ thị số 44 - CT/TW ngày 7 tháng 6 năm 1984
về "Một số vấn đề cấp bách trong công tác cán bộ nữ".
Trong thời kỳ đổi mới, Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 04/NQ-TW ngày
29 tháng 7 năm 1993 về: "Đổi mới và tăng cường công tác vận động phụ nữ
trong tình hình mới" nhằm khẳng định lại vai trị và vị trí của phụ nữ Việt
Nam trong giai đoạn phát triển KT - XH mới:
đặt vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ nữ thành nhiệm vụ có tính chiến
lược trong tồn bộ cơng tác cán bộ của Đảng và Nhà nước. Trên cơ
sở quy hoạch, có kế hoạch tạo nguồn, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nữ,
tạo điều kiện để cán bộ nữ cống hiến và trưởng thành, phấn đấu tăng
tỉ lệ nữ trong các cấp uỷ đảng, cơ quan Nhà nước, trong các lĩnh vực
quản lý kinh tế, xã hội, y tế, giáo dục, khoa học, nghệ thuật... Chống
coi thường, phân biệt đối xử khắt khe, hẹp hòi trong đánh giá, sử
dụng, đề bạt cán bộ nữ [5, tr.10].
Tiếp đó, ngày 16 tháng 5 năm 1994, Ban Bí thư Trung ương Đảng ban
hành Chỉ thị số 37/CT-TW về "Một số vấn đề công tác cán bộ nữ trong tình
hình mới" nhằm nhấn mạnh việc tăng cường cán bộ nữ vào các cương vị lãnh
đạo, quản lý.
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc IX (2001) cũng xác định: "Có cơ
chế, chính sách để phụ nữ tham gia ngày càng nhiều vào các cơ quan lãnh đạo

và quản lý các cấp, các ngành" [13, tr.126]. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn
quốc lần thứ X (2006) xác định: "Nhiệm vụ quan trọng nhất là xây dựng đội
ngũ cán bộ lãnh đạo, trước hết là cán bộ lãnh đạo cấp chiến lược và người
đứng đầu tổ chức các cấp, các ngành của hệ thống chính trị", "Quan tâm xây
dựng đội ngũ cán bộ trẻ, cán bộ nữ…" [16, tr.293]
Ngày 27 tháng 4 năm 2007, Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết số 11-


18
NQ/TW về "Công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước" trong
đó nhấn mạnh: "Xây dựng, phát triển vững chắc đội ngũ cán bộ nữ tương
xứng với vai trò to lớn của phụ nữ là yêu cầu khách quan, là nội dung quan
trọng trong chiến lược công tác cán bộ của Đảng" [6, tr.3].
Có thể nói, xuyên suốt q trình lãnh đạo cách mạng giải phóng dân
tộc, dân chủ và xây dựng Chủ nghĩa xã hội, Đảng ta luôn quan tâm đến sự
phát triển của đội ngũ cán bộ lãnh đạo là nữ cũng như sự tiến bộ, bình đẳng và
phát triển của phụ nữ Việt Nam.
Trong điều kiện thực hiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, để
chủ trương của Đảng đi vào cuộc sống, Nhà nước ta đã cụ thể hoá các quan
điểm, đường lối của Đảng thông qua các hệ thống pháp luật, chính sách nhằm
khẳng định vai trị, tầm quan trọng của phụ nữ trong công tác lãnh đạo. Cụ thể
như, Hiến pháp năm 1946, văn bản pháp lý có hiệu lực cao nhất của Nhà nước
đã quy định:
Điều 1: Nước Việt Nam là một nước dân chủ cộng hoà. Tất cả quyền
bính trong nước là của tồn thể nhân dân Việt Nam, khơng phân biệt nịi
giống, gái, trai, giàu, nghèo, giai cấp, tôn giáo.
Điều 9: Đàn bà ngang quyền với đàn ông về mọi phương diện.
Từ Hiến pháp 1946 đến Hiến pháp 1992 cũng như Hiến pháp hiện
hành, mặc dù được ban hành vào những thời điểm khác nhau nhưng quyền bình
đẳng nam nữ đã trở thành một nguyên tắc của Hiến pháp và là nội dung xuyên

suốt quá trình lập hiến, lập pháp của Việt Nam. Nhà nước và xã hội không thừa
nhận sự phân biệt đối xử giữa nam và nữ trong gia đình cũng như xã hội.
Để cụ thể hố và giúp Chính phủ điều hành thực hiện nhiệm vụ vì sự
phát triển và tiến bộ của phụ nữ, từ năm 1985 đã thành lập Uỷ ban quốc gia về
thập kỷ phụ nữ của Việt Nam, nay đổi tên là Uỷ ban quốc gia VSTBPN, là cơ
quan phối hợp liên ngành tham mưu cho Chính phủ về cơng tác này. Chính
phủ cũng đề ra những mục tiêu, giải pháp rất tích cực thơng qua Chiến lược


19
VSTBPN đến năm 2010.
Trong những năm gần đây, Luật bầu cử đại biểu Quốc hội hiện hành đã
bổ sung Điều 10 điểm a quy định rõ: "Số đại biểu Quốc hội là phụ nữ do Ủy
ban Thường vụ Quốc hội dự kiến trên cơ sở đề nghị của Đoàn chủ tịch Ban
chấp hành Trung ương Hội LHPN Việt Nam, bảo đảm để phụ nữ có số đại
biểu thích đáng".
Về chính sách cán bộ nữ nói chung và cán bộ lãnh đạo là nữ nói riêng
được Đảng và Nhà nước rất quan tâm, nhằm nâng cao tỉ lệ cán bộ nữ trong
các ngành, các cấp, các đơn vị. Ngày 29 tháng 11 năm 2006 tại kỳ họp thứ 10
của Quốc hội khố XI đã thơng qua Luật BĐG quy định ngun tắc BĐG
trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình; biện pháp bảo đảm BĐG
trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân trong việc thực hiện
BĐG. Đặc biệt BĐG trong lĩnh vực chính trị qui định rõ việc nam, nữ bình
đẳng trong việc tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử vào cơ quan lãnh đạo của
các tổ chức; nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn chuyên môn, độ tuổi khi được
đề bạt, bổ nhiệm vào cùng vị trí quản lý, lãnh đạo của cơ quan, tổ chức. Đồng
thời Luật cũng quy định rõ các biện pháp thúc đẩy BĐG trong lĩnh vực này là
"Bảo đảm tỉ lệ thích đáng trong bổ nhiệm các chức danh trong các cơ quan
Nhà nước phù hợp với mục tiêu quốc gia về BĐG" [42, tr.14].
Như vậy, vai trò cán bộ nữ và đội ngũ cán bộ lãnh đạo là nữ ln gắn

với nhiệm vụ chính trị, với tổ chức và phong trào quần chúng của từng thời kỳ
cách mạng. Nhờ đánh giá đúng đắn vai trò của cán bộ nữ mà hơn 80 năm qua
đã động viên được phụ nữ cả nước nói chung và cán bộ nữ nói riêng chung
vai sát cánh cùng các phong trào cách mạng làm nên những chiến công đáng
tự hào của phụ nữ Việt Nam với tám chữ vàng Bác Hồ trao tặng "Anh hùng,
bất khuất, trung hậu, đảm đang". Trong hịa bình, xây dựng đất nước đặc biệt
trong cơng cuộc đổi mới đất nước, các tầng lớp phụ nữ đặc biệt đội ngũ cán
bộ nữ đã góp phần quan trọng trong thực hiện các nhiệm vụ KT - XH, đem lại


20
những thành tựu to lớn trên mọi mặt của đời sống xã hội. Trong thành quả của
sự nghiệp 20 năm đổi mới đất nước, tại Đại hội Đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần
thứ X năm 2007, Ban chấp hành Trung ương Đảng đã trao tặng Đại hội bức
trướng mang dịng chữ "Phụ nữ Việt Nam đồn kết, bình đẳng, năng động và
phát triển góp phần tồn diện đẩy mạnh công cuộc đổi mới đất nước".
Riêng Tiền Giang, sau ngày giải phóng đất nước, cơng cuộc xây dựng
lại tỉnh khơng chỉ bằng lịng dũng cảm mà địi hỏi phải có năng lực, tri thức,
đội ngũ cán bộ nữ tỉnh phát huy truyền thống vẻ vang của phụ nữ Việt Nam,
vừa phấn đấu tiếp cận công việc, vừa học, vừa làm cùng Đảng bộ, chính
quyền tỉnh chung tay xây dựng chính quyền cách mạng, phát triển kinh tế, giữ
gìn an ninh, chính trị, trật tự của tỉnh và ổn định đời sống người dân. Khơng
chỉ bằng lịng nhiệt tình và trách nhiệm mà bằng cả tình thương, khả năng
sáng tạo, bằng sự đảm đang, tháo vát, dám nghĩ, dám làm vượt qua mọi thử
thách của thời kỳ khó nhất để tự khẳng định mình và có mặt trên hầu hết các
lĩnh vực hoạt động, nổi bật nhất là xây dựng mạng lưới kinh doanh phân phối
lương thực, hàng hóa thiết yếu đến đời sống người dân, thành lập hệ thống
nhà giữ trẻ, trường mẫu giáo, xây dựng chính quyền, đồn thể cơ sở, tổ chức
các phong trào quần chúng sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân … Cũng
chính từ trong phong trào đã góp phần phát hiện, xây dựng và đào tạo một lực

lượng cán bộ nữ kế tiếp đảm nhận những trọng trách trong thời kỳ mới.
Ngày nay, trong sự nghiệp đẩy mạnh CNH, HĐH, Tiền Giang với vị trí,
nhiệm vụ chính trị của mình, trước u cầu của tình hình mới, vai trị của đội
ngũ cán bộ nữ càng đòi hỏi quan trọng hơn nữa. Với sự quan tâm, tạo điều
kiện của Đảng, với nhiều chương trình kế hoạch VSTBPN, với sự tự nỗ lực
không ngừng đã thúc đẩy chị em ý thức vươn lên và đã có bộ phận đông đảo
cán bộ nữ của tỉnh khắc phục khó khăn, hạn chế do yếu tố giới, phấn đấu rèn
luyện, học tập, nâng cao trình độ văn hóa, chun môn, nghiệp vụ, trở thành
cán bộ giỏi, năng động sáng tạo đảm đương những cương vị lãnh đạo trên


21
nhiều lĩnh vực, góp phần tạo ra một đội ngũ cán bộ nữ, đặc biệt đội ngũ cán
bộ lãnh đạo nữ có năng lực, trình độ, có phẩm chất đạo đức tốt, được sự tín
nhiệm của tập thể và được tin tưởng giao những trọng trách quan trọng trong
HTCT của tỉnh.
Tóm lại, qua tư tưởng của các nhà kinh điển của Chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và Đảng ta, có thể thấy vai trị của đội ngũ cán
bộ lãnh đạo là nữ nói chung và cán bộ lãnh đạo là nữ của các xã, phường, thị
trấn nói riêng giai đoạn hiện nay thể hiện ở những điểm chủ yếu sau:
Một là, đội ngũ cán bộ lãnh đạo là nữ của các xã, phường, thị trấn là
một trong những lực lượng đi đầu, nòng cốt trong việc tổ chức nghiên cứu,
quán triệt cụ thể hoá đường lối, chủ trương, Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước, thơng qua q trình hoạch định, xây
dựng các Nghị quyết, Quyết định, Kế hoạch, Chương trình hành động, chính
sách cụ thể trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội ở địa phương, đơn vị.
Do những chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước phần lớn là ở tầm vĩ
mơ, mang tính bao qt, đòi hỏi phải quán triệt sâu sắc, vận dụng một cách
sáng tạo, linh hoạt, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của từng địa
phương, đơn vị thì mới đi vào cuộc sống, đem lại hiệu quả thiết thực.
Đội ngũ này cịn thể hiện vai trị to lớn có tính quyết định của mình

trong việc tổ chức thực hiện thắng lợi đường lối, chủ trương, chính sách, pháp
luật của Đảng và Nhà nước cũng như các Nghị quyết, Quyết định, Kế hoạch,
Đề án, Chương trình… cụ thể của Tỉnh ủy, Huyện uỷ vì đây là những người lãnh
đạo, điều hành toàn bộ hoạt động của cấp uỷ, HĐND, UBND; các đồn thể của
các xã, phường, thị trấn. Thơng qua quá trình chỉ đạo hoạt động thực tiễn họ
tổng kết được những kinh nghiệm và đưa ra được những bài học q báu để bổ
sung góp phần hồn thiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.
Hai là, đội ngũ cán bộ lãnh đạo là nữ đóng vai trị nịng cốt trong việc
xây dựng hệ thống chính trị của cơ sở vững mạnh, vì đây là một bộ phận


22
những người đứng đầu các cơ quan, tổ chức trong HTCT của cấp cơ sở và
chịu trách nhiệm chính trong việc tuyên truyền, tổ chức, vận động, hướng
dẫn, kiểm tra các hoạt động của cán bộ, đảng viên và nhân dân ở các xã,
phường, thị trấn; chỉ đạo xây dựng và củng cố, kiện toàn hệ thống tổ chức, bộ
máy, xây dựng đội ngũ đảng viên, đoàn viên, hội viên trong các tổ chức cơ sở
đảng và các tổ chức CT - XH. Đồng thời có vai trị quan trọng trong việc
tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sắp xếp đội ngũ cán bộ và đề ra các
chủ trương, giải pháp nhằm không ngừng đổi mới nội dung, phương thức lãnh
đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước cũng như hoạt động của các tổ chức
đoàn thể CT - XH nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao trong thời kỳ mới,
thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước.
Ba là, đội ngũ cán bộ lãnh đạo là nữ còn có vai trị quan trọng trong
việc nịng cốt xây dựng và giữ gìn sự đồn kết, thống nhất trong Đảng, trong
đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và các lực lượng quần chúng nhân dân
của các xã, phường, thị trấn.
Nếu đội ngũ này có năng lực, có phẩm chất đạo đức tốt và có đủ trình
độ lãnh đạo thì các cơ quan lãnh đạo Đảng, chính quyền, đồn thể,… của tỉnh
sẽ mạnh, sẽ quy tụ được đội ngũ cán bộ, đảng viên và quần chúng, nội bộ sẽ

đoàn kết thống nhất và đồng lòng quyết tâm thực hiện mọi nhiệm vụ thắng
lợi. Còn ngược lại, đội ngũ này nếu thối hố, biến chất hoặc trình độ, năng
lực khơng đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ thì hiệu quả lãnh đạo cũng thiếu
hiệu lực, khơng hồn thành nhiệm vụ, thậm chí gây mất đồn kết nội bộ, tổ
chức, bộ máy yếu kém, trì trệ.
Do đó, địi hỏi đội ngũ cán bộ lãnh đạo là nữ nói chung và đội ngũ cán
bộ, lãnh đạo là nữ của các xã, phường, thị trấn nói riêng phải có đủ phẩm chất
chính trị, đạo đức, năng lực trình độ; phải là những cán bộ mẫu mực trong
công tác, học tập, rèn luyện để mọi người noi theo, hết lòng, hết sức phục vụ,
ra sức thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao cũng như cùng phấn đấu


23
hồn thành nhiệm vụ chính trị của tỉnh.
Bốn là, đội ngũ cán bộ lãnh đạo là nữ của các xã, phường, thị trấn còn
là nguồn quan trọng bổ sung cán bộ cho cấp huyện. Với đặc điểm đó, đội ngũ
cán bộ lãnh đạo là nữ của các xã, phường, thị trấn luôn được rèn luyện, thử
thách và luôn phải phấn đấu để ngày càng năng động và phát triển hơn.
* Vai trò của cán bộ nữ trong lãnh đạo ở xã, phường, thị trấn thuộc
tỉnh Tiền Giang
Đội ngũ cán bộ lãnh đạo là nữ ở xã, phường, thị trấn thuộc tỉnh Tiền
Giang là những người đứng đầu quan trọng nhất ở cơ sở của tỉnh, có tác dụng
chi phối hoạt động của các xã, phường, thị trấn. Có vai trị đặc biệt quan trọng
và quyết định việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ, mục tiêu KT - XH trong thời
kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH trên địa bàn xã, phường, thị trấn của tỉnh.
Đội ngũ cán bộ lãnh đạo là nữ của các xã, phường, thị trấn thuộc tỉnh
Tiền Giang luôn giữ vai trò quyết định trong việc triển khai tổ chức thực hiện
thắng lợi các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước tại xã,
phường, thị trấn. Đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật Nhà nước có đi
vào cuộc sống nhân dân tỉnh Tiền Giang hay không tùy thuộc phần lớn vào sự

tuyên truyền giáo dục của đội ngũ cán bộ lãnh đạo là nữ ở các xã, phường, thị
trấn của tỉnh. Cán bộ lãnh đạo là nữ ở xã, phường, thị trấn không chỉ là người
tổ chức quán triệt, tổ chức thực hiện mà còn là những người luôn bám sát cơ
sở tuyên truyền vận động quần chúng tham gia thực hiện.
Đội ngũ cán bộ lãnh đạo là nữ cấp xã, phường, thị trấn thuộc tỉnh Tiền
Giang còn giữ vai trò quan trọng trong việc xây dựng hệ thống tổ chức bộ
máy vững mạnh và phong trào cách mạng của quần chúng ở xã, phường, thị
trấn của tỉnh. Thực tế cho thấy, sự mạnh, yếu của HTCT và phong trào cách
mạng của quần chúng ở các xã, phường, thị trấn của tỉnh Tiền Giang gắn liền
với vai trò của đội ngũ cán bộ lãnh đạo là nữ của các xã, phường, thị trấn của
tỉnh. Đối với hệ thống bộ máy, họ là những trụ cột, là trung tâm đoàn kết, tổ


24
chức, sắp xếp, tập hợp lực lượng, là linh hồn của các tổ chức trong hệ thống
đó, là trung tâm đồn kết, tập hợp mọi nguồn lực trí tuệ ở xã, phường, thị trấn,
động viên mọi người ra sức thực hiện các nhiệm vụ chính trị đề ra.
Đội ngũ cán bộ lãnh đạo nữ ở xã, phường, thị trấn tác động đến năng
lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đến năng lực và hiệu
quả quản lý của chính quyền, lực lượng vũ trang và hoạt động của các đoàn
thể quần chúng ở cơ sở. Đối với phong trào quần chúng ở địa phương, đội ngũ
cán bộ lãnh đạo là nữ của các xã, phường, thị trấn không những là người dẫn
dắt, định hướng các phong trào mà còn là những người tổng kết, rút kinh
nghiệm, nhân lên các điển hình tiên tiến trong hoạt động sản xuất kinh doanh,
trong xây dựng nếp sống văn hóa mới… tại các xã, phường, thị trấn, điều đó
sẽ góp phần khơng nhỏ trong việc xây dựng và hồn thiện chủ trương, chính
sách của Đảng, pháp luật Nhà nước. Với ý nghĩa đó, cũng có thể nói nâng cao
chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo là nữ của các xã, phường, thị trấn thuộc
tỉnh Tiền Giang là một mắc xích quan trọng nhất để thúc đẩy những cuộc cải
cách có ý nghĩa tại cơ sở.

Đội ngũ cán bộ lãnh đạo là nữ cấp xã, phường, thị trấn thuộc tỉnh Tiền
Giang còn là người xây dựng và điều hành các tổ chức CT - XH, phát triển và
duy trì các phong trào. Cán bộ lãnh đạo giỏi thì phong trào mới mạnh. Thông
qua các phong trào hành động cách mạng mà cán bộ lãnh đạo là nữ các xã,
phường, thị trấn ở tỉnh Tiền Giang mới thường xuyên gắn bó với nhân dân, để
nhân dân bộc lộ hết những tâm tư, tình cảm và thể hiện được quyền làm chủ
của mình. Đồng thời thơng qua các phong trào quần chúng mà cán bộ lãnh
đạo là nữ các xã, phường, thị trấn của tỉnh mới hiểu và nắm tâm tư, nguyện
vọng của quần chúng nhân dân qua các kênh trực tiếp với dân hoặc thơng qua
các tổ chức đồn thể trên địa bàn xã, phường, thị trấn. Nhờ đó mà cán bộ lãnh
đạo là nữ ở xã, phường, thị trấn thuộc tỉnh Tiền Giang mới biết được những
điểm hợp lý và chưa hợp lý trong các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp


25
luật của Nhà nước và các chương trình, kế hoạch của địa phương trong quá
trình tổ chức thực hiện, để kịp thời phản ánh lên cấp trên sớm có biện pháp
khắc phục, điều chỉnh các chủ trương, chính sách và pháp luật cho phù hợp
với tâm tư, nguyện vọng của nhân dân. Đồng thời, thông qua các kênh trên,
người cán bộ lãnh đạo là nữ ở các xã, phường, thị trấn của tỉnh Tiền Giang có
nhiệm vụ tuyên truyền, giải thích những thắc mắc của nhân dân, làm cho chủ
trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước được rõ ràng, thông
suốt đến người dân.
Đội ngũ cán bộ lãnh đạo là nữ cấp xã, phường, thị trấn thuộc tỉnh Tiền
Giang có vai trị đặc biệt về nhiều mặt và là một trong những vấn đề có ý
nghĩa chiến lược, quyết định sự thành bại trong công cuộc xây dựng và phát triển
tại địa phương, cơ sở. Góp phần thực hiện tốt mục tiêu của Đảng là đẩy mạnh
CNH, HĐH, do đó người cán bộ lãnh đạo là nữ của các xã, phường, thị trấn ở
tỉnh Tiền Giang luôn thể hiện rõ và làm tốt vai trị, vị trí của mình trên địa bàn
xã, phường, thị trấn, biết phát huy nội lực, tận dụng mọi khả năng, thế mạnh của

địa phương, huy động mọi nguồn lực để khai thác tốt các tiềm năng và lợi thế
trên địa bàn, tập trung thực hiện tốt mục tiêu KT - XH trên địa bàn cơ sở.
1.1.2.2. Đặc điểm đội ngũ cán bộ lãnh đạo là nữ của các xã, phường,
thị trấn ở tỉnh Tiền Giang
Đội ngũ cán bộ lãnh đạo là nữ của các xã, phường, thị trấn là đội ngũ
cán bộ nữ giữ những chức vụ cao và quan trọng nhất trong HTCT ở cấp cơ sở.
Do đó có ảnh hưởng lớn đối với đội ngũ cán bộ nữ của xã, phường, thị trấn
nói chung và đặc biệt đối với đội ngũ cán bộ lãnh đạo nữ nói riêng. Tính đến
nay, đội ngũ cán bộ lãnh đạo là nữ của các xã, phường, thị trấn có 377 người
trên tổng số 2.254 cán bộ lãnh đạo.
Đội ngũ cán bộ lãnh đạo là nữ của các xã, phường, thị trấn ở tỉnh Tiền
Giang chủ yếu trưởng thành trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ, có một số
trưởng thành sau ngày miền Nam hồn tồn giải phóng, nhưng số này chiếm tỷ


×