NGUYỄN HÀ THÀNH
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
---------------------------------------
Nguyễn Hà Thành
QUẢN TRỊ KINH DOANH
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
LÃNH ĐẠO C
TRÊN
, TỈNH NINH BÌNH
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
KHÓA 2014B
Hµ Néi – 2016
bộ giáo dục và đào tạo
trường đại học bách khoa hà nội
--------------------------------------Nguyn H Thnh
XUT GII PHP NNG CAO CHT LNG
LNH O
TRấN
, TNH NINH BèNH
Chuyên ngành :
Quản trị Kinh doanh
luận văn thạc sĩ QUảN TRị KINH DOANH
người hướng dẫn khoa học :
PGS.TS. TRN VN BèNH
Hà Nội 2016
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả
nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng
dùng để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được ghi rõ nguồn gốc.
Ninh Bình, ngày
tháng
Tác giả luận văn
i
năm 2016
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được luận văn này, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ từ
các thầy cô giáo, các tổ chức, cá nhân có liên quan và sự động viên tinh thần từ gia
đình, bạn bè và những người thân.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo Khoa sau đại học - Viện
Kinh tế và Quả
-
ại học Bách khoa Hà Nội đã trực tiếp giảng dạy và
giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu.
Với tình cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm ơn đến
Thầ
-
, là người trực tiếp hướng dẫn khoa học và tận tình
giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Qua đây, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới
ỉnh Ninh Bình
trong thời gian tôi thực tế nghiên cứu đề tài đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi tiếp
cận và thu thập những thông tin cần thiết cho đề tài.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, những người đã động
viên và giúp đỡ tôi về tinh thần, vật chất trong suốt quá trình học tập và thực hiện
đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Ninh Bình, ngày
tháng
Tác giả luận văn
ii
năm 2016
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................... ii
.................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT .................................. vi
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU................................................................. vii
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ
CÁN BỘ CHỦ CHỐT CẤP XÃ..................................................................... 7
1.1. Khái niệm, vai trò và đặc điểm đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã .............. 7
1.1.1. Khái niệm cán bộ, cán bộ chủ chốt, cán bộ chủ chốt cấp xã................. 7
1.1.2. Khái niệm chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã, nâng cao chất
lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã.............................................................. 12
1.1.3. Vai trò cán bộ chủ chốt cấp xã........................................................ 13
1.1.4. Đặc điểmcán bộ chủ chốt cấp xã..................................................... 16
1.2. Tiêu chí đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ............... 17
1.2.1. Tiêu chí đánh giá chất lượng cán bộ chủ chốt cấp xã ........................ 17
1.2. Các nhân tố ảnh hưởng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp
xã ................................................................................................................. 19
1.2.1. Đào tạo, bồi dưỡng........................................................................ 19
1.2.2. Đánh giá chất lượng ...................................................................... 20
1.2.3. Quản lý, giám sát .......................................................................... 20
1.2.4. Chủ chương, chính sách của Nhà nước............................................ 21
1.3. Yêu cầu tất yếu, khách quan phải nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ
chốt cấp xã.................................................................................................... 22
1.3.1. Xuất phát từ yêu cầu công tác cải cách hành chính ........................... 22
1.3.2. Xuất phát từ yêu cầu CNH, HĐH và xây dựng Nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa ............................................................................................ 22
1.3.3. Yêu cầu của việc phát huy vai trò của chính quyền cấp xã................. 23
1.3.4. Xuất phát từ những bất cập về chất lượng và yêu cầu chuẩn hóa độ
ấp xã hiện nay ...................................................................... 23
1.4. Cơ sở thực tiễn ................................................................................ 24
1.4.1. Kinh nghiệm thực tiễn ở một số tỉnh, thành phố trong cả nước .......... 24
1.4.2. Bài học kinh nghiệ
.............. 27
iii
Chương 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CHỦ
CHỐT CẤP XÃ HUYỆN NHO QUAN........................................................ 29
2.1. Huyện Nho Quan tỉnh Ninh Bình ...................................................... 29
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên ......................................................................... 29
2.1.2. Đặc điểm điều kiện kinh tế - xã hội của huyện Nho Quan ................. 31
2.2. Thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã huyện Nho Quan38
2.2.1. Thực trạng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã huyện Nho Quan: ........... 38
2.2.2. Tổng hợp phân tích số liệu phiếu đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ
chủ chốt cấp xã huyện Nho Quan.................................................................... 55
2.2.3. Thực trạng hoạt động nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp
xã huyện Nho Quan ....................................................................................... 56
2.3. Đánh giá chung về thực trạng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ
chốt cấp xã huyện Nho Quan .......................................................................... 59
2.3.1. Ưu điểm....................................................................................... 59
2.3.2. Hạn chế........................................................................................ 60
2.3.3. Nguyên nhân của hạn chế .............................................................. 61
2.3.4. Kinh nghiệm rút ra để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp
xã huyện Nho Quan ....................................................................................... 61
Chương 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ
CHỦ CHỐT CẤP XÃ HUYỆN NHO QUAN............................................... 63
3.1. Bối cảnh của huyện Nho Quan trong những năm tới ........................... 63
3.1.1. Thuận lợi...................................................................................... 63
3.1.2. Khó khăn ..................................................................................... 63
3.1.3. Dự báo sự phát triển ...................................................................... 64
3.2. Quan điểm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã........... 68
3.2.1. Quan điểm chung toàn tỉnh ............................................................ 68
3.2.2. Quan điểm của huyện Nho Quan.................................................... 70
3.3. Mục tiêu, phương hướng .................................................................. 72
3.3.1. Mục tiêu....................................................................................... 72
3.3.2. Phương hướng.............................................................................. 73
3.4. Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã
huyện Nho Quan ........................................................................................... 75
3.4.1. Cụ thể hoá tiêu chuẩn các chức danh cán bộ chủ chốt cấp xã............. 75
3.4.2. Đổi mới công tác đánh giá đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã................ 80
3.4.3. Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch cán bộ chủ chốt cấp xã ....... 82
iv
3.4.4. Thực hiện tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng; bố trí, sử dụng; luân chuyển
cán bộ........................................................................................................... 83
3.4.5. Phát huy tính tự giác trong tu dưỡng, học tập, rèn luyện của đội ngũ cán
bộ chủ chốt cấp xã ......................................................................................... 85
3.4.6. Nâng cao tinh thần đạo đức cách mạng, chống quan liêu, tiêu cực trong
đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ....................................................................... 86
3.4.7. Vận dụng linh hoạt, hợp lý các chế độ, chính sách đối với CBCC cấp
xã, trong đó ưu tiên, quan tâm đến cán bộ chủ chốt ........................................... 87
3.4.8. Đề cao trách nhiệm của Đảng uỷ xã, thị trấn và tăng cường sự lãnh đạo
của Ban Thường vụ huyện uỷ đối với nhiệm vụ xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt
cấp xã........................................................................................................... 88
3.5. Kiến nghị, đề xuất............................................................................ 91
3.5.1. Cơ chế, chính sách ........................................................................ 91
3.5.2. Đối với tỉnh Ninh Bình.................................................................. 92
3.5.3. Đối với huyện Nho Quan............................................................... 92
3.5.4. Đối với cán bộ chủ chốt cấp xã huyện Nho Quan ............................. 93
KẾT LUẬN ................................................................................................. 95
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................ 97
PHỤ LỤC.................................................................................................... 99
v
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BHXH
Bảo hiểm xã hội
BHYT
Bảo hiểm y tế
CBCC
CNH, HĐH
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
HĐND
Hội đồng nhân dân
UBND
Uỷ ban nhân dân
HTCT
Hệ thống chính trị
Nxb
Nhà xuất bản
UBMTTQ
Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc
vi
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Bảng 2.1. Tổng quan tình hình dân số, mật độ dân số các xã, thị trấn ....................... 32
trên địa bàn huyện Nho Quan .......................................................................................... 32
Bảng 2.3. Số lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã huyện Nho Quan ...................... 38
qua các nhiệm kỳ
–
(2015 -2020). ....................................................... 38
Bảng 2.4. Số lượng cán bộ chủ chốt cấp xã huyện Nho Quan phân chia theo cơ cấu
giới tính và độ tuổi............................................................................................................. 39
Bảng 2.5. Trình độ văn hoá của cán bộ chủ chốt cấp xã huyện Nho Quan................ 42
Bảng 2.6. Trình độ chuyên môn của cán bộ chủ chốt cấp xã huyện Nho Quan ........ 44
Bảng 2.7. Số lượng cán bộ chủ chốt cấp xã huyện Nho Quan được đào tạo về lý
luận chính trị và quản lý nhà nước .................................................................................. 45
ộ chủ chốt cấp xã
Bả
huyện Nho Quan nhiệm kỳ 2015 - 2020......................................................................... 47
Bảng 2.9. Bảng tổng hợp tự đánh giá của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã................ 48
huyện Nho Quan về kỹ năng thực hiện công việc ......................................................... 48
Bảng 2.10. Bảng tổng hợp CBCC cấp huyện đánh giá đối với đội ngũ cán bộ chủ
chốt cấp xã huyện Nho Quan về kỹ năng thực hiện công việc .................................... 49
Bảng 2.11. Bảng tổng hợp đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã huyện Nho Quan tự
ức độ hoàn thành công việc. .............................................................................. 51
ấp huyện đối với đội ngũ cán bộ
Bảng 2.12. Bảng tổng hợ
ức độ hoàn thành công việc .......................... 51
chủ chốt cấp xã huyệ
Bảng 2.13. Bảng tổng hợp đánh giá của người dân đối với đội ngũ cán bộ chủ chốt
cấp xã huyệ
ứ
................................................... 53
Bảng 2.14. Bảng tổng hợp đánh giá của người dân đối với đội ngũ cán bộ chủ chốt
................................ 54
cấp xã huyệ
Biểu đồ 2.1. So sánh trình độ văn hóa đội ngũ cán bộ
ốt cấp xã giữa hai
nhiệm kỳ ............................................................................................................................. 41
Biểu đồ 2.2. Trình độ chuyên môn đội ngũ cán bộ
ốt cấp xã ........................... 43
giữa hai nhiệm kỳ .............................................................................................................. 43
vii
DANH MỤC CÁC HÌNH
............................................................. 29
viii
MỞ ĐẦU
ết của đề tài
Lý luận và thực tiễn đã chứng minh, việc nâng cao chất lượng đội ngũ
CBCC nói chung và CBCC cấp xã nói riêng là nhân tố then chốt trong xây dựng hệ
thống chính quyền vững mạnh. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy “Cấp xã là gần gũi
dân nhất, là nền tảng của hành chính. Cấp xã làm được việc thì mọi công việc đều
xong xuôi”1. Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX xác
định: “Xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở có năng lực tổ chức và vận động nhân dân
thực hiện đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, công tâm, thạo việc, tận tụy
với dân, biết phát huy sức dân, không tham nhũng, không ức hiếp dân, trẻ hóa đội
ngũ, chăm lo công tác đào tạo, bồi dưỡng, giải quyết hợp lý và đồng bộ chính sách
đối với cán bộ cơ sở”2.
Đảng ta xác định: Tiếp tục đẩy mạnh CNH, HĐH và phát triển kinh tế xã hội
bền vững, tạo nền tảng, tiền đề để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước
công nghiệp theo hướng hiện đại. Để đạt được mục tiêu đề ra, cần thực hiện đồng
bộ nhiều nhiệm vụ, giải pháp, trong đó cần đặc biệt coi trọng phát triển đội ngũ cán
bộ lãnh đạo, quản lý giỏi. Do đó, vấn đề nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh
đạo, quản lý nói chung, đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã (Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch
HĐND và Chủ tịch UBND) nói riêng là nội dung trọng tâm, then chốt của Đảng,
Nhà nước và cả HTCT trong công cuộc cải cách hành chính góp phần xây dựng
HTCT, chính quyền vững mạnh từ cơ sở. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 (khoá
IX) về đổi mới và nâng cao chất lượng HTCT ở xã, phường, thị trấn, xác định:
“Các cơ sở xã, phường, thị trấn là nơi tuyệt đại bộ phận nhân dân cư trú, sinh sống.
HTCT ở cơ sở có vai trò rất quan trọng trong việc tổ chức và vận động nhân dân
thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tăng cường đại
đoàn kết toàn dân, phát huy quyền làm chủ của dân, huy động mọi khả năng phát
triển kinh tế - xã hội, tổ chức cuộc sống của cộng đồng dân cư”.
Huyện Nho Quan là huyện miền núi nằm ở phía tây Bắc của tỉnh Ninh Bình
Hồ Chí M inh, toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị Quốc gia, H.1995, tr.371.
2 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX, N xb Chính trị
Quốc gia, H.2002, tr.167-168.
1
1
có 26 xã, 01 thị trấn; diện tích tự nhiên là 458,3km2, địa hình của huyện khá phức
tạp được chia thành 3 vùng rõ rệt: vùng núi cao, bán sơn địa và chiêm trũng; dân số
148.654 người, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 15,6% đồng bào công giáo chiếm
15,3%, mặt bằng dân trí không đồng đều giữa các khu vực, một số thôn, bản đời
sống kinh tế còn khó khăn.
05
ịa hình
khá phức tạp có vùng núi cao, bán sơn đị
không đồng đề
, hiện nay trong
ặc biệ
huyệ
. Để đạt được những mụ
-
, huyện Nho Quan luôn có những chính sách cụ thể để nâng cao
chất lượng đội ngũ CBCC nói chung và cán bộ chủ chốt cấp xã nói riêng trên địa
bàn. Tuy nhiên, cán bộ chủ chốt cấp xã huyện Nho Quan vẫn còn một số điểm hạn
chế nhất định cần phải có một nghiên cứu toàn diện nhằm đưa ra những giải pháp
để nâng cao chất lượng.
Sau một thời gian học tập, kết hợp kiến thức đã học và quá trình theo dõi
quản lý cơ sở học viên đã lựa chọn đề tài “
đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp xã trên đị
, tỉnh
Ninh Bình” làm đề tài nghiên cứu cho Luận văn thạc sỹ; thông qua nghiên cứu,
học viên mong muốn giải quyết những vấn đề còn tồn tại trong công tác nâng cao
chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã huyện Nho Quan.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
2.1. Các công trình nghiên cứu đã công bố
ấp nói
chung, ở cấ
2
:
- Công trình khoa học nghiên cứu: “Tình hình các tổ chức chính trị ở nông
thôn nước ta” của GS. Hồ Văn Thông được in trong cuốn sách “Kinh tế xã hội
nông thôn Việt Nam ngày nay”, tập 2, Nxb. Tư tưởng văn hóa, Hà Nội 1991;
- Luận văn thạc sĩ triết học “Về Nhà nước xã hội chủ nghĩa và công tác cán
bộ lãnh đạo, quản lý xã, thị trấn ở Hải Hưng”, của Lê Đình Chếch, Hà Nội, 1994;
- GS.TS Hồ Văn Vĩnh có bài: “Nâng cao trình độ năng lực quản lý cán bộ
chủ chốt hiện nay” đăng trên tạp chí Nghiên cứu lý luận số 01, 1994;
- Viện nghiên cứu khoa học tổ chức Nhà nước - Bộ nội vụ “HTCT cơ sở
thực trạng và một số giải pháp đổi mới” Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội;
- Cuốn “Các văn bản pháp luật về CBCC, biên chế và chính quyền địa
phương” Nxb. Thống kê, Hà Nội, tháng 4/2004, do Bộ Nội vụ ban hành;
- TS. Nguyễn Văn Sáu và GS. Hồ Văn Thông (Chủ biên) “Thể chế dân chủ
và phát triển nông thôn Việt Nam hiện nay” Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005.
2.2. Kết quả của các công trình đã công bố
- Phần lớn các công trình khoa học nêu trên đã làm rõ vị trí, vai trò của đội
ngũ cán bộ nói chung, cán bộ lãnh đạo, cán bộ chủ chốt các cấp nói riêng đối với sự
phát triển của đất nước để triển khai thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng,
Nhà nước, với sự phát triển kinh tế xã hội của các quốc gia, dân tộc, các vùng miền
cụ thể.
- Khẳng định yêu cầu khách quan xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp. Một số
công trình đã đề cập đến khái niệm cán bộ các cấp, tiêu chí đánh giá cán bộ, gắn
với điều kiện hoàn cảnh thời gian cụ thể;
- Đã tập trung đề cập đến công tác đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện cán bộ;
đánh giá, sử dụng, luân chuyển cán bộ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao, đòi
hỏi các cấp lãnh đạo và toàn xã hội quan tâm, đáp ứng yêu cầu về vất chất, tinh
3
thần đối với độ ngũ cán bộ;
- Một số công trình công bố khoa học đã tiến hành tổng kết, đánh giá cán bộ,
đúc rút kinh nghiệm xây dựng đội ngũ cán bộ đề xuất phương hướng và giải pháp
để xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp;
- Có một số công trình nghiên cứu về sự lãnh đạo của Đảng xây dựng đội
ngũ cán bộ trên phạm vi cả nước và ở các vùng miền địa phương khác nhau. Song
những công trình nghiên cứu về tỉnh Ninh Bình trong lãnh đạo xây dựng đội ngũ
cán bộ chủ chốt cấp xã thì chưa có; còn nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn về xây
dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở Ninh Bình phải được tiếp tục đi sâu nghiên
cứu.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu thực trạng đội ngũ lãnh đạo, quản lý xã, thị trấn huyện Nho Quan
trong thời gian qua; phân tích, đánh giá những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng
của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã huyện Nho Quan. Trên cơ sở lý luận và thực
tiễn về chất lượng của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã huyện Nho Quan, đề xuất
một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã trên địa
bàn huyện Nho Quan.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, Luận văn sẽ thực hiện những nhiệm
vụ sau:
3.2.1. Về lý luận:
Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận cơ bản để làm rõ các khái niệm về cán
bộ, cán bộ chủ chốt, cán bộ chủ chốt cấp xã, chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt
cấp xã, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã.
3.2.2. Về thực tiễn
- Trên cơ sở số liệu, phân tích thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt
cấp xã huyện Nho Quan, đánh giá những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân.
4
- Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp
xã của huyện Nho Quan.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Cán bộ chủ chốt xã, thị trấn ở huyệ
ạt
động nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
4.2.1. Nội dung:
Nghiên cứu về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã.
4.2.2. Thời gian:
Tài liệu và số liệu sử dụng để nghiên cứu nằm trong giai đoạn 2010 –
2015 – 2020.
4.2.3. Không gian:
Các xã và thị trấn của huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình.
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong Luận văn, tác giả sử dụng một số phương pháp nghiên cứu khoa học
như: phương pháp thu thập số liệu, phương pháp phân tích, phương pháp so sánh,
phương pháp thống kê, phương pháp nghiên cứu tài liệu.
Ngoài ra, để đánh giá khách quan, sát với tình hình thực tế chất lượng đội ngũ
cán bộ chủ chốt cấp xã huyện Nho Quan, tác giả sử dụng thêm phương pháp khảo sát
điều tra. Tác giả xây dựng bảng câu hỏi (phỏng vấn trực tiếp, thông qua phiếu điều
tra). Cụ thể:
- Phát 319 phiếu điề
+ Đối tượ
, trong đó:
ộ chủ chốt cấ
: 72 phiế
;
ộ chủ chốt cấp xã: 112
;
phiế
5
.
6. Đóng góp mới của nghiên cứu
Luận văn được viết và hoàn thiện theo cách tiếp cận mới về đánh giá chất
lượng cán bộ chủ chốt cấp xã huyện Nho Quan và đưa ra những giải pháp trên cơ
sở ứng dụng những kiến thức, kinh nghiệm quản lý, cụ thể:
6.1. Về lý luận
Hệ thống hoá được một số lý luận cơ bản về cán bộ chủ chốt cấp xã; hệ
thống tiêu chí đánh giá chất lượng cán bộ chủ chốt cấp xã; chỉ ra những nhân tố ảnh
hưởng đến chất lượng cán bộ chủ chốt cấp xã; thống kê và đánh giá sơ qua những
kinh nghiệm của một số địa phương để làm căn cứ góp phần đề ra các giải pháp tại
địa phương nghiên cứu của Luận văn.
6.2. Về thực tiễn
Luận văn đã dựa trên kết quả nghiên cứu thực tế về chất lượng và các hoạt
động nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cán bộ chủ chốt cấp xã huyện Nho Quan.
Đưa ra đánh giá về thực trạng, đồng thời cũng chỉ ra được những mặt tích cực cũng
như hạn chế và đề ra các giải pháp, khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ
cán bộ chủ chốt cấp xã huyện Nho Quan. Các quan điểm và giải pháp nêu trong
luận văn có thể áp dụng nhằm tăng cường và nâng cao chất lượng hoạt động của
cán bộ chủ chốt cấp xã trong toàn tỉnh trong giai đoạn những năm tiếp theo.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn
gồm 3 chương.
Chương 1: Cơ sở lý luận về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt
cấp xã.
Chương 2: Thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã huyện Nho
Quan.
Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã
huyện Nho Quan.
6
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CHỦ CHỐT CẤP XÃ
1.1. Khái niệm, vai trò và đặc điểm đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã
1.1.1. Khái niệm cán bộ, cán bộ chủ chốt, cán bộ chủ chốt cấp xã
1.1.1.1. Khái niệm cán bộ
Ở nước ta, khái niệm “cán bộ” có từ lâu. Nhưng chỉ đến năm 1950, sau 05
năm đất nước ta giành độc lập thì khái niệm đó mới xuất hiện trong văn bản quy
phạm pháp luật của Nhà nước. Có nhiều cách hiểu về cán bộ như:
Cán bộ là khái niệm chỉ những người có chức vụ, vai trò và cương vị nòng
cốt trong một tổ chức, có tác động, ảnh hưởng đến hoạt động của tổ chức và các
quan hệ trong lãnh đạo, chỉ huy, quản lý, điều hành, góp phần định hướng sự phát
triển của tổ chức.
Theo cuốn Đại từ điển tiếng Việt do Nguyễn Như Ý chủ biên thì: "Cán bộ: dt.1.
Người làm việc trong cơ quan nhà nước - cán bộ nhà nước. 2. Người giữ chức vụ,
phân biệt với người bình thường, không giữ chức vụ trong các cơ quan, tổ chức nhà
nước" [4, tr. 249]. Theo Luật cán bộ, công chức được Quốc hội ban hành tháng
11/2008, có hiệu lực từ ngày 01/01/2010 đã quy định cụ thể:
Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức
vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà
nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh
(sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà
nước.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra định nghĩa về cán bộ hết sức khái quát, giản
dị và dễ hiểu. Theo Người: "Cán bộ là người đem chính sách của Đảng, Chính phủ giải
thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành, đồng thời đem tình hình dân chúng báo cáo
cho Đảng, Chính phủ hiểu rõ để đặt chính sách cho đúng" [17, tr. 33].
7
Khoản 1 Điều 4 Luật CBCC được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 13 tháng 11 năm 2008, xác
định: “Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức
vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà
nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh
(sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà
nước”.
Như vậy, từ những khái quát trên có thể thấy đặc điểm của một cán bộ sẽ
bao gồm:
- Thứ nhất, phải là công dân Việt Nam;
- Thứ hai, thông qua quy chế bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm:
+ Cán bộ phải là người được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức
danh theo nhiệm kỳ trong Cơ quan, Tổ chức, Đơn vị thuộc cấp Trung ương, cấp
Tỉnh, cấp Huyện;
+ Cán bộ phải có đủ tư cách đạo đức, phẩm chất chính trị, trình độ chuyên
môn phù hợp với chức danh, chức vụ được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm.
- Thứ ba, về nơi làm việc: Cán bộ là những người hoạt động trong các cơ
quan của Đảng, Nhà nước, Tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương, ở Tỉnh, Thành
phố trực thuộc Trung ương, ở Huyện, Quận, Thị xã, Thành phố trực thuộc Tỉnh;
- Thứ tư, về thời gian công tác: Cán bộ đảm nhiệm công tác từ khi được bầu
cử, phê chuẩn, bổ nhiệm cho tới khi hết nhiệm kỳ hoặc xin thôi việc, từ chức hay bị
bãi nhiệm 3. Chấm dứt đảm nhiệm chức vụ khi đến tuổi nghỉ hưu: Nam đủ 60 tuổi,
nữ đủ 55 tuổi 4.
1.1.1.2. Khái niệm cán bộ chủ chốt
Theo cuốn “Xác định cơ cấu và tiêu chuẩn cán bộ lãnh đạo chủ chốt trong
HTCT đổi mới” thì “Người cán bộ lãnh đạo trước hết phải là người tiêu biểu cho lý
3
4
Điều 30 Luật Cán bộ, Công chức năm 2008
Điểm a Khoản 1 Điều 73 Luật Bảo hiểm Xã hội năm 2014
8
tưởng cách mạng, cho lẽ sống; là người có tri thức toàn diện và uyên thâm của thời
đại mình” và “Cán bộ lãnh đạo chủ chốt là những cán bộ lãnh đạo nhưng lãnh đạo
toàn diện, có trọng trách nặng nề nhất, có quyền thay mặt tập thể lãnh đạo giải
quyết các vấn đề và chịu trách nhiệm trước tập thể”.
Trong cuốn “Luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ
trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước”, 2001 của PGS.TS Nguyễn Phú
Trọng và PGS.TS Trần Xuân Sầm đồng chủ biên cho rằng: “Cán bộ lãnh đạo chủ
chốt là những người đứng đầu quan trọng nhất, có chức vụ quan trọng nhất trong
một tập thể, có quyền ra quyết định về chủ trương, có trách nhiệm và quyền điều
hành một tập thể, một đơn vị, một tổ chức để thực hiện những nhiệm vụ của tập thể
hoặc tổ chức ấy, thậm chí có thể chi phối, dẫn dắt toàn bộ hoạt động của một tổ
chức nhất định”.
Như vậy, cán bộ chủ chốt là người có chức vụ, nắm giữ các vị trí quan trọng,
có tác dụng làm nòng cốt trong các tổ chức thuộc hệ thống bộ máy của một cấp
nhất định; người được giao đảm đương các nhiệm vụ quan trọng để lãnh đạo, quản
lý, điều hành bộ máy thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao; chịu trách nhiệm
trước cấp trên và cấp mình về lĩnh vực công tác được giao.
1.1.1.3. Khái niệm cán bộ chủ chốt cấp xã
Cán bộ chủ chốt cấp xã là những cán bộ giữ vai trò trọng yếu nhất trong bộ
máy Đảng, chính quyền, đoàn thể chính trị - xã hội cấp xã; trực tiếp lãnh đạo điều
hành tổ chức thực hiện những nhiệm vụ của HTCT cấp xã; tổ chức động viên quần
chúng tham gia tích cực thực hiện sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trên địa
bàn xã.
Đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã gồm: Bí thư, Phó Bí thư Đảng uỷ; Chủ tịch,
Phó Chủ tịch HĐND; Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND; Chủ tịch Mặt trận tổ quốc;
Chủ tịch Hội Cựu chiến binh; Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ; Chủ tịch Hộ
ỉ
Đảng uỷ; Chủ tịch HĐND và Chủ tịch UBND.
9
Quyết định số 04/2004/QĐ-BNV ngày 16/01/2004 của Bộ Nội vụ về việc
Quy định tiêu chuẩn cụ thể đối với CBCC xã, phường, thị trấn quy định:
- Bí thư Đảng uỷ xã là cán bộ chuyên trách công tác Đảng ở Đảng bộ, chi bộ
(nơi chưa thành lập Đảng bộ) xã, phường, thị trấn, có trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo
hoạt động thực hiện chức năng, nhiệm vụ của đảng bộ, chi bộ, cùng tập thể đảng
uỷ, chi uỷ lãnh đạo toàn diện đối với HTCT ở cơ sở trong việc thực hiện đường lối,
chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước trên địa bàn xã, phường,
thị trấn. Có nhiệm vụ:
+ Nắm vững Cương lĩnh, Điều lệ Đảng và đường lối, chủ trương của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước, nghị quyết và chỉ thị của cấp trên và chức
năng, nhiệm vụ của đảng bộ, chi bộ cấp mình; nắm vững nhiệm vụ trọng tâm, giải
quyết có hiệu quả công việc đột xuất; nắm chắc và sát tình hình đảng bộ, tổ chức
đảng trực thuộc và của nhân dân trên địa bàn; chịu trách nhiệm chủ yếu về các mặt
công tác của đảng bộ;
+ Chủ trì cuộc họp của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và chỉ đạo việc
chuẩn bị xây dựng nghị quyết của đảng bộ, của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và
tổ chức chỉ đạo thực hiện thắng lợi các nghị quyết đó;
+ Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong lãnh đạo,chỉ đạo hoạt động
và giữ vai trò trung tâm đoàn kết giữ vững vai trò lãnh đạo toàn diện đối với các tổ
chức trong HTCT ở xã, phường, thị trấn;
+ Lãnh đạo, kiểm tra việc tổ chức thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của cấp
trên, của đảng bộ, của Ban Chấp hành và Ban Thườngvụ Đảng uỷ.
- Chủ tịch HĐND xã là cán bộ chuyên trách của HĐND xã, phường, thị trấn,
chịu trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện chức năng, nhiệm vụ của
HĐND cấp xã, bảo đảm phát triển kinh tế - xã hội, an ninh chính trị, trật tự an toàn
xã hội trên địa bàn xã, phường, thị trấn. Có nhiệm vụ:
+ Triệu tập, chủ toạ các kỳ họp của HĐND, phối hợp với UBND trong việc
chuẩn bị kỳ họp HĐND; chủ trì trong việc tham gia xây dựng nghị quyết của
HĐND;
10
+ Giám sát, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các nghị quyết của HĐND;
+ Tổ chức tiếp dân, đôn đốc, kiểm tra việc giải quyết các kiến nghị, khiếu
nại, tố cáo của nhân dân;
+ Giữ mối quan hệ với đại biểu HĐND, phối hợp công tác với UBMTTQ
Việt Nam cùng cấp, thông báo hoạt động của HĐND với UBMTTQ Việt Nam;
+ Báo cáo hoạt động của HĐND lên HĐND và UBND cấp huyện;
+ Chủ trì và phối hợp với UBND trong việcquyết định đưa ra bãi nhiệm đại
biểu HĐND theo đề nghị của UBMTTQ Việt Nam cùng cấp.
- Chủ tịch UBND là cán bộ chuyên trách lãnh đạo UBND cấp xã, chịu trách
nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành hoạt động của UBND và hoạt động quản lý nhà
nước đối với các lĩnh vực kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng đã được phân công
trên địa bàn xã, phường, thị trấn. Có nhiệm vụ lãnh đạo phân công công tác của
UBND, các thành viên UBND, công tác chuyên môn thuộc UBND cấp xã, gồm:
+ Tổ chức chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra đối với công tác chuyên môn thuộc
UBND trong việc thực hiện chính sách, pháp luật của cơ quan Nhà nước cấp trên,
nghị quyết của HĐND và các quyết định của UBND xã, phường, thị trấn;
+ Quyết định các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch UBND
cấp xã, tham gia quyết định các vấn đề thuộc thẩm quyền tập thể UBND;
+ Áp dụng các biện pháp cải tiến lề lối làm việc, quản lý và điều hành bộ
máy hành chính ở xã, phường, thị trấn hoạt động có hiệu quả;
+ Ngăn ngừa, đấu tranh chống biểu hiện tiêu cực trong CBCC nhà nước và
trong bộ máy chính quyền địa phương cấp xã; tiếp dân, xét và giải quyết kiến nghị,
khiếu nại, tố cáo của công dân theo quy định của pháp luật; giải quyết và trả lời các
kiến nghị của UBMTTQ Việt Nam và các đoàn thể nhân dân ở xã, phường, thị trấn;
+ Trực tiếp quản lý, chỉ đạo thực hiện một số nhiệm vụ theo quy định của
pháp luật;
+ Tổ chức quản lý, điều hành hoạt động của trưởng, phó thôn, tổ dân phố
theo quy định của pháp luật;
11
+ Báo cáo công tác trước HĐND cùng cấp và UBND cấp trên;
+ Triệu tập và chủ toạ phiên họp của UBND xã, phường, thị trấn;
+ Thực hiện việc bố trí sử dụng, khen thưởng, kỷ luật CBCC cơ sở theo sự
phân cấp quản lý;
+ Đình chỉ hoặc bãi bỏ quy định trái pháp luật của trưởng thôn và tổ dân
phố.
1.1.2. Khái niệm chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã, nâng cao
chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã
1.1.2.1. Khái niệm chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã
Theo từ điển tiếng Việt thì chất lượng hiểu ở nghĩa chung nhất là “cái tạo
nên phẩm chất, giá trị của một con người, sự vật, sự việc”.[16, tr.44]
Chất lượng của cá nhân, được hiểu là tổng hợp những phẩm chất nhất định
về sức khỏe, trí tuệ khoa học, chuyên môn nghề nghiệp, phẩm chất đạo đức, ý chí,
niềm tin, năng lực; luôn gắn bó với tập thể, với cộng đồng và tham gia một cách
tích cực vào quá trình CNH, HĐH đất nước.
ợc thể hiện thông qua hoạt
Chất lượng của đội ngũ cán bộ
động của bộ máy chính quyền cấp xã, ở việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động
của chính quyền cấp xã.
Chất lượng của đội ngũ cán bộ
ỉ tiêu tổng hợp chất
lượng của từng cán bộ cấp xă. Chính quyền cấp xă, muốn xác định chất lượ
ấp ngoài việc đánh giá phẩm chất đạo đức phải có hàng loạt chỉ tiêu
đánh giá như, thể lực, trí lực, tâm lực và sự tín nhiệm của nhân dân địa phương.
Chẳng hạn, các lớp đào tạo huấn luyện đã qua; bằng cấp (kể cả ngoại ngữ, tin học) về
chuyên môn, kỹ thuật, quản lý nhà nước, pháp luật,…; độ tuổi; thâm niên công
ợc đánh giá dưới góc độ
tác,… Chất lượng của đội ngũ cán bộ
khả năng thích ứng, xử lý các tình huống phát sinh của người cán bộ đối vớ
ợc giao, là một loại lao động đặc thù để thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước;
thi hành pháp luật - đưa pháp luật vào đời sống; quản lý và sử dụng có hiệu quả công
sản và ngân sách Nhà nước phục vụ nhiệm vụ chính trị.
12
Từ những góc độ khác nhau nêu trên, có thể đưa ra khái niệm chất lượng đội
ngũ cán bộ
ấp xã như sau: Chất lượng độ
ấp xã là
một hệ thống những phẩm chất, giá trị được kết cấu như một chỉnh thể toàn diện
được thể hiện qua phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức, trình độ năng lực, khả
năng hoàn thành nhiệm vụ của mỗi cán bộ và cơ cấu, số lượng, độ tuổi của cả đội
ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã.
1.1.2.2. Khái niệm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã
Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã là tổng thể các hình
thức, phương pháp, chính sách và biện pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao chất
lượng từng cán bộ về trí lực, tâm lực, thể lực và cơ cấu về số lượng, độ tuổi, thành
phần của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã.
ị
Như vậy, nâng cao chất lượ
con người, cả giá trị vật chất và tinh thần, cả trí tuệ lẫn tâm hồn cũng như kỹ năng
ững năng lực và phẩm chất mới cao hơn
nghề nghiệ
đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự phát triển kinh tế xã hội. Từ góc độ này, ta
có thể khẳng định: Nâng cao chất lượ
ệc, kỹ năng xử
-
, kỹ
.
1.1.3. Vai trò cán bộ chủ chốt cấp xã
1.1.3.1. Vai trò của chính quyền cấp xã
HTCT cơ sở có một vị trí và vai trò hết sức quan trọng trong việc tổ chức và
vận động nhân dân thực hiện đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà
nước, tăng cường đại đoàn kết toàn dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, huy
động mọi khả năng phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo và giữ vững ổn định chính
trị - xã hội để thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới, vì mục tiêu dân giàu, nước
mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Cơ sở vừa là cấp cuối cùng trong quản lý xét theo cấp độ của HTCT, nhưng
nó là cấp đầu tiên và trực tiếp nhất, là nền tảng xây dựng chế độ dân chủ của toàn
13
bộ HTCT của nước ta. Vì cơ sở là nơi diễn ra mọi hoạt động và cuộc sống của nhân
dân, nơi chính quyền gần dân nhất. Nơi tổ chức và triển khai thực hiện đường lối,
chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước. Mọi đường lối, chủ trương có
được thực hiện tốt hay không phụ thuộc vào chất lượng hoạt động của HTCT cơ sở,
mà nhất là phụ thuộc vào phẩm chất, năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ chủ
chốt. Chất lượng, hiệu quả hoạt động của HTCT ở cơ sở có ảnh hưởng rất lớn đến
tình cảm, thái độ, niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, quản lý điều
hành của Nhà nước.
ịnh chính trị và làm lành mạnh xã hội bắt đầu từ sự ổn định và lành
mạnh cơ sở với một HTCT cơ sở được lòng dân. Cơ sở là nền tảng của chế độ, nếu
cơ sở suy yếu, rệu rã là khởi đầu cho những suy yếu và sụp đổ của chế độ. Chăm lo
xây dựng HTCT cơ sở vững mạnh là làm cho HTCT cơ sở thật sự là HTCT của
dân, do dân, vì dân, mọi quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân, nếu có dân thì có
tất cả, mất dân thì mất tất cả, chân lý này không mới và đã được minh chứng từ
trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Khẳng định vị trí, vai trò của
cơ sở cũng chính là khẳng định nguyên lý về vai trò quyết định của quần chúng
nhân dân trong hoạt động sáng tạo lịch sử.
1.1.3.2. Vai trò của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã
C. Mác, Ph. Ăngghen, V.I. Lênin và Chủ tịch Hồ Chí Minh đều đánh giá rất
cao vai trò của đội ngũ cán bộ. Có đường lối đúng đắn nhưng thiếu đội ngũ cán bộ
có phẩm chất và năng lực thì cách mạng cũng khó thành công. Cán bộ có vai trò
quyết định thắng lợi của cách mạng.
Trong sự nghiệp cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặc biệt coi trọng cán
bộ và công tác cán bộ. Người cho rằng: “Công việc thành công hoặc thất bại đều do
cán bộ tốt hay kém” [11, tr.269-273]. Nếu có đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp, biết
nắm bắt thời cơ, hiểu tình thế thì việc xây dựng đường lối sẽ đúng đắn và là điều
kiện tiên quyết để đưa sự nghiệp cách mạng đi đến thắng lợi. Không có đội ngũ cán
bộ tốt thì dù có đường lối chính sách đúng cũng khó có thể biến thành hiện thực
được. Muốn biến đường lối thành hiện thực, cần phải có con người sử dụng lực
lượng thực tiễn - đó là đội ngũ cán bộ cách mạng và cùng với quần chúng cách
14
mạng, bằng sự mẫn cảm của mình để đưa cách mạng đến thành công.
Đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã có vị trí, vai trò quyết định trong việc triển
khai tổ chức thực hiện thắng lợi các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách,
pháp luật của Nhà nước tại cơ sở. Trong quá trình triển khai, vận động, dẫn dắt
nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà
nước, họ tạo ra cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân. Thông qua họ mà ý
Đảng, lòng dân tạo thành một khối thống nhất, làm cho Đảng, Nhà nước “ăn sâu,
bám rễ” trong quần chúng nhân dân, tạo nên quan hệ máu thịt giữa Đảng và Nhà
nước với nhân dân, củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước. Như
vậy, chủ trương đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước có đi vào
cuộc sống, trở thành hiện thực sinh động hay không, tùy thuộc phần lớn vào sự
tuyên truyền và tổ chức vận động nhân dân của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã.
Cán bộ chủ chốt cấp xã là một bộ phận trong đội ngũ CBCC nhà nước có vai
trò rất quan trọng trong việc đảm bảo hiệu lực, hiệu quả của bộ máy nhà nước nói
chung và chính quyền cấp cơ sở nói riêng. Bởi vì họ là những người trực tiếp gắn
bó với địa phương, am hiểu tâm tư, nguyện vọng của người dân địa phương đồng
thời là người đại diện cho nhân dân trong việc cung cấp thông tin cho các cán bộ
lãnh đạo cấp trên để đưa ra quyết định quản lý khoa học, đúng đắn.
Cán bộ chủ chốt cấp xã là người đại diện cho Nhà nước thực hiện nhiệm vụ
theo đúng chức trách và thẩm quyền được giao. Hơn nữa, cán bộ chủ chốt cấp xã
cũng là người trực tiếp hoà giải những xung đột, mâu thuẫn tranh chấp trong nội bộ
nhân dân, hiện thực hoá quyền làm chủ cơ sở của nhân dân, ... . Vì vậy, trình độ và
phẩm chất của đội ngũ này có ảnh hướng rất lớn đến sự vận hành liên tục và hiệu
quả của bộ máy Nhà nước. Và thực tế cũng đã chứng minh rằng: Nơi nào quan tâm
đầy đủ và làm tốt công tác cán bộ, có đội ngũ cán bộ cơ sở vững mạnh thì nơi ấy
tình hình chính trị xã hội ổn định, kinh tế văn hoá phát triển, quốc phòng, an ninh
được giữ vững, mọi chủ trương chính sách của Đảng được triển khai có kết quả.
Ngược lại ở đâu đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã không được quan tâm để cho tình
trạng tham nhũng, cửa quyền, hách dịch diễn ra thì nơi đó tình hình địa phương gặp
nhiều khó khăn, phức tạp dễ bị kẻ xấu lợi dụng.
15