Tải bản đầy đủ (.doc) (106 trang)

Công tác vận động nông dân của các đảng bộ xã ở huyện từ liêm, thành phố hà nội giai đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (393.48 KB, 106 trang )

1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nơng dân là lực lượng đơng đảo trong xã hội góp phần quan trọng vào
thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Chủ
tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta rất quan tâm tới nông dân và đề cao vai trị của
cơng tác vận động nơng dân. Đồng thời đã vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác lênin để giải quyết các vấn đề về nông dân và xây dựng được mối liên minh
công - nông vững chắc. Đánh giá về vai trị của nơng dân, Bác Hồ khẳng định
rằng, vai trị của nơng dân là qn chủ lực của cách mạng, là bạn đồng minh chủ
yếu và tin cậy nhất của giai cấp công nhân, là lực lượng cơ bản cùng với giai cấp
công nhân xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trong tác phẩm “Đường kách mệnh”, Bác
Hồ đã dành một chương viết về tổ chức của nơng dân, phân tích những tủi nhục,
cực khổ của giai cấp nơng dân và Người đã chỉ ra lối thốt: “Nếu dân cày An
Nam muốn thốt khỏi vịng cay đắng ấy, thì phải tổ chức nhau để kiếm đường
giải phóng” [60, tr.310].
Tư tưởng Hồ Chí Minh về cơng tác vận động nông dân đã mở ra một
định hướng đúng đắn để Đảng và Nhà nước ta khai thác hết tiềm lực to lớn
của giai cấp này. Trên cơ sở vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh, Đại hội tồn
quốc lần thứ IX của Đảng, Đảng ta đã đề ra mục tiêu: “Đối với giai cấp nông
dân, ra sức bồi dưỡng sức dân ở nơng thơn và phát huy vai trị giai cấp nông
dân trong sự nghiệp đổi mới, tập trung sự chỉ đạo và các nguồn lực cần thiết
cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, phát triển nơng thơn; thực
hiện tốt các chính sách về ruộng đất, phát triển nơng nghiệp tồn diện, tiêu thụ
nơng sản hàng hóa, bảo hiểm sản xuất và bảo hiểm xã hội; phát huy lợi thế
từng vùng, giúp đỡ vùng khó khăn; phân bổ dân cư theo quy hoạch, phát triển
ngành nghề, giải quyết việc làm, xóa đói, giảm nghèo, cải thiện đời sống, nâng
cao dân trí, xây dựng nơng thơn mới ...”. Nghị quyết hội nghị lần thứ bảy, Ban
chấp hành Trung ương khoá X tiếp tục khẳng định: "Trước đây, hiện nay cũng



2

như sau này, Đảng ta luôn đặt nông nghiệp, nông dân, nơng thơn ở vị trí chiến
lược quan trọng, coi đó là cơ sở và lực lượng để phát triển kinh tế - xã hội bền
vững, ổn định chính trị, bảo đảm an ninh, quốc phịng, giữ gìn, phát huy bản
sắc văn hố dân tộc và bảo vệ mơi trường sinh thái”.
Thủ đô Hà Nội - trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của cả nước, tình
hình kinh tế - xã hội đã có được những bước phát triển quan trọng. Trong đó
có sự đóng góp đáng kể của khu vực nông thôn mà trực tiếp là nhờ huy động
được đông đảo lực lượng nông dân ở các huyện.
Từ Liêm là một huyện nằm ở phía tây Thủ đơ, với diện tích đất tự nhiên
75,32km2, dân số hơn 500 nghìn người. Trên cơ sở nhận thức rõ tầm quan
trọng của nông dân và công tác vận động nông dân, các đảng bộ xã ở huyện
Từ Liêm đã quán triệt sâu sắc quan điểm chỉ đạo của huyện ủy, luôn chú trọng
thu hút, tập hợp nông dân tham gia vào các phong trào cách mạng của các xã
và đã đạt được những thành tựu quan trọng. Đời sống nông dân được cải thiện
và từng bước nâng cao. Góp phần củng cố niềm tin của nông dân vào sự lãnh
đạo của Đảng, vào sự nghiệp đổi mới của đất nước, của thủ đô và tăng cường
mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu, công tác vận động nông dân của
các đảng bộ xã ở huyện Từ Liêm gian qua vẫn còn những hạn chế, khuyết
điểm. Một số cấp ủy chưa nhận thức đúng vai trò của nông dân và tầm quan
trọng của vấn đề nông nghiệp, nơng thơn; nội dung, hình thức, phương pháp
tập hợp vận động còn đơn điệu, nghèo nàn; Năng lực tổ chức vận động của
hội Nơng dân cơ sở có mặt cịn hạn chế.
Mặt khác, q trình cơng nghiệp hóa và đơ thị hóa diễn ra mạnh ở huyện
Từ Liêm trong những năm qua đã tác động trực tiếp đến mọi mặt đời sống
nông dân. Xung quanh vấn đề thu hồi quyền sử dụng đất nông nghiệp, đền bù,
sự gia tăng nhanh chóng về giá trị trao đổi của quyền sử dụng đất thổ cư....
bên cạnh mặt tích cực cũng nảy sinh những khó khăn khơng nhỏ đối với



3

người nông dân, như: việc làm không ổn định, gia tăng các tệ nạn xã hội, sự
thay đổi lối sống làng xóm, những tranh chấp giữa các thành viên trong gia
đình, vấn đề ơ nhiễm mơi trường...
Bên cạnh đó, theo quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô đến
năm 2020, quá nửa huyện Từ Liêm nằm trong vành đai phát triển đơ thị, diện
tích đất nơng nghiệp ngày càng bị thu hẹp và chia cắt, các khu cơng nghiệp,
khu đơ thị mới từng bước hình thành. Sự biến động này có những thuận lợi
song cũng có những khó khăn hết sức phức tạp vì nó tác động đến tất cả các
lĩnh vực kinh tế - văn hoá, xã hội, tập quán của người dân trong huyện.
Tất cả những vấn đề trên đòi hỏi phải được các Đảng bộ xã tập trung giải
quyết kịp thời, có như vậy mới đem lại cho người nông dân cuộc sống ổn
định, góp phần thực hiện thắng lợi các chương trình, kế hoạch phát triển kinh
tế - xã hội bền vững của huyện, của Thủ đô.
Đồng thời, hiện nay chúng ta đang trong giai đoạn hội nhập quốc tế ngày
càng sâu rộng, và đẩy nhanh tiến trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa của Thủ đơ,
của đất nước. Hà Nội đã đề ra mục tiêu trở thành địa phương đi đầu, về đích sớm
1-2 năm trong việc thực hiện sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Để thực
hiện mục tiêu này Thành ủy đã đưa ra 09 chương trình cơng tác của Ban chấp
hành Thành ủy khóa XV, trong đó có chương trình số 02 “ Phát triển nơng
nghiệp, xây dựng nông thôn mới, từng bước nâng cao đời sống nông dân giai
đoạn 2011-2015”; để thực hiện được các chương trình này ngồi các lực lượng
khác, lực lượng đơng đảo những người nơng dân ở các huyện có sự đóng góp rất
quan trọng. Chính vì vậy các cấp ủy đảng và chính quyền các xã ở mỗi huyện
phải thực sự quan tâm đến đối tượng nông dân và làm tốt công tác vận động nông
dân.
Hơn nữa, trong điều kiện hiện nay người nơng dân các huyện nói chung,

trong đó có nơng dân huyện Từ Liêm có điều kiện tiếp xúc nhiều với cơng nghệ,
thơng tin, trình độ dân trí cũng được nâng cao, vì vậy địi hỏi cơng tác vận động


4

nông dân của các đảng bộ xã ở huyện phải không ngừng đổi mới cả nội dung và
phương thức sao cho phù hợp với đối tượng.
Việc phân tích đúng tình hình, giải quyết những vấn đề bức xúc đang đặt ra
với nông dân huyện Từ Liêm, đổi mới nội dung và phương thức vận động nông
dân, đề ra những giải pháp khả thi nhằm góp phần tăng cường cơng tác vận động
nông dân của các đảng bộ xã giai đoạn hiện nay là cần thiết và rất cấp bách. Chính
vì vậy, tác giả chọn đề tài “ Công tác vận động nông dân của các đảng bộ xã ở
huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội giai đoạn hiện nay ” để nghiên cứu.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Vấn đề nông dân và công tác vận động nơng dân từ trước đến nay đã có
khá nhiều cơng trình nghiên cứu và bài viết, tuỳ thuộc từng góc độ, phạm vi
nghiên cứu mà có cách tiếp cận và nội dung đề cập khác nhau, đáng chú ý là
một số cơng trình nghiên cứu khoa học, như:
* Các sách:
- Vũ Oanh "Nông nghiệp và nông thôn trên con đường cơng nghiệp hố, hiện
đại hố và hợp tác hố, dân chủ hố", Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 1998.
- Ban dân vận Trung ương "Một số vấn đề về công tác vận động nông
dân ở nước ta hiện nay", Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, năm 2000.
- Nguyễn Văn Sáu, Trần Xuân Sầm, Lê Doãn Tá "Mối quan hệ giữa
Đảng và nhân dân trong thời kì đổi mới đất nước, vấn đề và kinh nghiệm”,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2002.
- Vũ Ngọc Kỳ "Tổ chức và hoạt động của Hội nông dân Việt Nam trong
giai đoạn mới", Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2005.
* Các bài báo đăng trên các tạp chí:

- "Giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong thời kì
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, bài đăng trên báo Nhân dân từ số
19203, ngày 17 tháng 3 năm 2008 đến số 19207 ngày 21 tháng 3 năm 2008.


5

- Võ Tịng Xn “Nơng nghiệp và nơng dân Việt Nam phải làm gì để hội
nhập kinh tế quốc tế”, Tạp chí Cộng sản số 6 (150), tháng 3/2008.
- Hồ Văn Vĩnh “Đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố nơng nghiệp,
nơng thơn trong tình hình mới”, Tạp chí Cộng sản số 7 (151), tháng 4/2008.
* Các luận án tiến sĩ và luận văn thạc sĩ:
- Bùi Thị Thanh Hương "Đặc điểm và xu hướng biến đổi của giai cấp
nông dân nước ta trong giai đoạn hiện nay”, Luận án tiến sĩ Triết học, Học
viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, năm 2000.
- Lê Kim Việt "Cơng tác vận động nơng dân của Đảng trong thời kì đẩy
mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước”, Luận án tiến sĩ Lịch sử, Học
viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, năm 2003.
- Phạm Đức Hố "Nâng cao chất lượng công tác vận động nông dân của
các Đảng bộ xã ở tỉnh Thái Bình trong giai đoạn hiện nay”, Luận văn thạc sĩ
khoa học lịch sử, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, năm 2003.
- Đặng Trí Thủ "Cơng tác vận động nông dân ở Đảng bộ tỉnh Cà Mau
trong giai đoạn hiện nay”. Luận văn thạc sĩ khoa học chính trị, Học viện
Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, năm 2005.
- Nguyễn Hữu Quất “Công tác dân vận của Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh giai
đoạn hiện nay” Luận văn thạc sĩ khoa học chính trị, Học viện Chính trị Quốc
gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, năm 2006.
- Nguyễn Xuân Phịng “Cơng tác vận động nơng dân của các đảng bộ
huyện vùng đồng bằng tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn hiện nay”. Luận văn
thạc sĩ khoa học chính trị, Học viện Chính trị- Hành chính quốc gia Hồ Chí

Minh, năm 2008.
- Nguyễn Văn Quý “Công tác vận động nông dân của các đảng bộ xã
tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn hiện nay”. Luận văn thạc sĩ khoa học chính trị, Học
viện Chính trị- Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, năm 2009.


6

- Quách Thị Cúc “Công tác vận động giáo dân của các đảng bộ huyện ở
tỉnh Ninh Bình giai đoạn hiện nay” Luận văn thạc sĩ khoa học chính trị, Học
viện Chính trị- Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, năm 2010.
- Phạm Kim Trọng “Công tác vận động nông dân của các đảng bộ xã ở
tỉnh Bình Phước giai đoạn hiện nay” Luận văn thạc sĩ khoa học chính trị, Học
viện Chính trị- Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, năm 2010.
- Hà Thị Minh Nguyệt “Công tác dân vận của đảng bộ tỉnh Sơn La giai
đoạn hiện nay”. Luận văn thạc sĩ khoa học chính trị, Học viện Chính trịHành chính quốc gia Hồ Chí Minh, năm 2011.
Ngồi ra cịn nhiều cơng trình nghiên cứu và các bài viết đăng trên các
báo, tạp chí, các hội thảo khoa học khác có liên quan đến đề tài nơng dân và
cơng tác vận động nơng dân.
Nhìn chung, các cơng trình nghiên cứu trên đã đề cập khá nhiều nội dung
về vấn đề nông dân và công tác vận động nông dân của các cấp đảng bộ ở các
địa bàn khác nhau. Nhiều bài viết luận giải khá sâu sắc về vị trí, vai trị của
nơng dân Việt Nam trong sự nghiệp cách mạng của Đảng. Những cơng trình
khoa học ở nhiều góc độ khác nhau đã đề cập đến thực trạng nông thôn, nông
nghiệp, nông dân và công tác vận động nông dân, đồng thời đề xuất nhiều giải
pháp nhằm tăng cường công tác vận động nông dân của các cấp uỷ đảng,
chính quyền trong thời kỳ mới.
Tuy nhiên, cho đến nay chưa có cơng trình khoa học nào nghiên cứu cụ
thể, có hệ thống về cơng tác vận động nông dân của các đảng bộ xã ở huyện
Từ Liêm, thành phố Hà Nội giai đoạn hiện nay.

3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
3.1. Mục đích của luận văn
Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác vận
động nông dân của các đảng bộ xã ở huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội, luận


7

văn đề xuất phương hướng và những giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường
công tác vận động nông dân của các đảng bộ xã ở huyện Từ Liêm, thành phố
Hà Nội đến năm 2020.
3.2. Nhiệm vụ của luận văn
- Làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác vận động nông
dân của các đảng bộ xã ở huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội.
- Khảo sát, đánh giá đúng thực trạng và nêu nguyên nhân của thực trạng
công tác vận động nông dân của các đảng bộ xã ở huyện Từ Liêm từ năm
2008 đến nay, từ đó rút ra những kinh nghiệm.
- Nêu phương hướng và đề xuất những giải pháp chủ yếu tăng cường
công tác vận động nông dân của các đảng bộ xã ở huyện Từ Liêm, thành phố
Hà Nội đến năm 2020.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
4.1. Đối tượng nghiên cứu của luận văn
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là công tác vận động nông dân của
các đảng bộ xã ở huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội.
4.2. Phạm vi nghiên cứu của luận văn
Luận văn tập trung nghiên cứu công tác vận động nông dân của các đảng
bộ xã ở huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội từ năm 2008 đến nay; phương hướng
và những giải pháp đến năm 2020.
5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu của luận văn
5.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của luận văn

* Cơ sở lý luận của luận văn
Luận văn được nghiên cứu dựa trên lý luận của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về công tác
dân vận và công tác vận động nông dân. Đồng thời, luận văn kế thừa có chọn lọc
kết quả nghiên cứu về lý luận của các cơng trình khoa học có liên quan.


8

* Cơ sở thực tiễn của luận văn
Luận văn nghiên cứu trên cơ sở thực trạng nông dân và thực trạng công
tác vận động nông dân của các đảng bộ xã ở huyện từ Liêm, thành phố Hà
Nội từ năm 2008 đến nay.
5.2. Phương pháp nghiên cứu của luận văn
Luận văn sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, đồng
thời kết hợp các phương pháp cụ thể như: Lịch sử - logic, phân tích - tổng hợp,
khảo sát, thống kê, đặc biệt chú trọng phương pháp tổng kết thực tiễn.
6. Những đóng góp về mặt khoa học và ý nghĩa thực tiễn của luận văn
6.1. Những đóng góp về mặt khoa học của luận văn
- Luận văn góp phần làm rõ quan niệm về cơng tác vận động nông dân
của các đảng bộ xã ở huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội.
- Đánh giá đúng thực trạng công tác vận động nông dân của các đảng bộ
xã, rút ra những kinh nghiệm bước đầu và đề xuất những giải pháp chủ yếu
tăng cường công tác vận động nông dân của các đảng bộ xã ở huyện Từ Liêm,
thành phố Hà Nội đến năm 2020.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn của luận văn
- Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo
cho các cấp ủy đảng của các đảng bộ xã, các khối Dân Vận và Hội Nông dân
ở huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội trong công tác vận động nông dân.
- Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu phục vụ nghiên cứu giảng dạy ở

Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong và Trung tâm bồi dưỡng chính trị
huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục
luận văn gồm 3 chương, 6 tiết.


9

Chương 1
CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG NÔNG DÂN CỦA CÁC ĐẢNG BỘ XÃ
Ở HUYỆN TỪ LIÊM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI- NHỮNG
VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. KHÁI QUÁT VỀ CÁC XÃ VÀ NÔNG DÂN CÁC XÃ Ở HUYỆN TỪ
LIÊM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

1.1.1. Khái quát về các xã ở huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội
1.1.1.1. Đặc điểm, tình hình các xã huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội
* Đặc điểm tự nhiên
Huyện Từ Liêm được thành lập theo Quyết định số 78/QĐ-CP ngày
31/5/1961 của Chính phủ trên cơ sở Quận 5, Quận 6 và một số xã của huyện
Hoài Đức, huyện Đan Phượng - Hà Đông (tỉnh Hà Tây cũ); Huyện được
thành lập gồm 26 xã, có diện tích đất trên 114 km2, dân số 12 vạn người.
Năm 1974, huyện đã bàn giao xã Yên Lãng về khu phố Đống Đa. Đầu năm
1996, huyện đã bàn giao tiếp 5 xã: Tứ Liên, Nhật Tân, Quảng An, Xuân La,
Phú Thứ với tổng diện tích đất tự nhiên 1.619,9 ha và 32.080 nhân khẩu về
quận Tây Hồ. Cuối năm 1996, huyện bàn giao xã Nhân Chính với diện tích
đất tự nhiên 160,9 ha và 9.229 nhân khẩu về quận Thanh Xuân. Từ ngày
30/8/1997, 4 thị trấn (Cầu Giấy, Mai Dịch, Nghĩa Đơ, Nghĩa Tân) và 3 xã
(Dịch Vọng, n Hồ, Trung Hồ) với tổng diện tích đất tự nhiên 1.210ha và

82.914 nhân khẩu đã tách khỏi huyện để thành lập Quận Cầu Giấy.
Với tốc độ đơ thị hố nhanh trên địa bàn, huyện đã góp phần thành lập 3
quận mới của Thủ đơ, chuyển gần 1/3 diện tích đất tự nhiên và 1/2 dân số ở
những vùng kinh tế phát triển về nội thành.
Sau nhiều lần chia tách lãnh thổ để lập nên các quận mới, hiện nay, Từ
Liêm là một huyện nằm ở trung tâm Thủ đơ Hà Nội, có 15 xã và 01 thị trấn
với tổng diện tích đất tự nhiên là 7.532 ha, trong đó đất nơng nghiệp chiếm


10

23%, với dân số gần 500 nghìn người, tổng số trên 110 nghìn hộ, trong đó hộ
nơng nghiệp hiện có 6.211 hộ với 12.663 người [36, tr.1].
Về các đơn vị hành chính:
Tồn huyện Từ Liêm có 16 đơn vị hành chính (gồm 01 thị trấn- Cầu
Diễn và 15 xã), cụ thể, các xã:
Xã Thượng Cát có 2 thơn (diện tích đất đất nơng nghiệp 153ha)
Xã Phú Diễn có 4 thơn (diện tích đất tự nhiên 398,65ha)
Xã Xn Đỉnh có 6 thơn (diện tích tự nhiên 577 ha)
Xã Mỹ Đình có 4 thơn và 3 khu đơ thị (diện tích đất tự nhiên 500ha)
Xã Minh Khai có 4 thơn (diện tích đất tự nhiên khoảng 483ha)
Xã Liên Mạc có 4 thơn, 4 hợp tác xã nơng nghiệp (diện tích đất tự nhiên
598ha)
Xã Đại Mỗ có 9 thơn (diện tích đất tự nhiên khoảng 497,5ha)
Xã Tây Mỗ có 11 thơn (diện tích đất tự nhiên khoảng 559 ha)
Xã Đơng Ngạc có 3 thơn, 10 tổ dân phố (diện tích đất tự nhiên 400ha)
Xã Cổ Nhuế có 12 thơn, 1 tổ dân phố (diện tích đất tự nhiên 620ha)
Xã Thụy Phương có 3 thơn (diện tích đất tự nhiên khoảng 285ha)
Xã Xn Phương có 5 thơn (diện tích đất tự nhiên khoảng 545ha)
Xã Mễ Trì có 3 thơn, 3 hợp tác xã nơng nghiệp (diện tích đất tự nhiên

khoảng 706ha)
Xã Tây Tựu có 3 thơn (diện tích đất tự nhiên khoảng 530ha)
Xã Trung Văn có 2 thơn, 16 tổ dân phố (diện tích đất tự nhiên 273ha)
Từ Liêm tiếp giáp với các quận, huyện: Phía Bắc giáp huyện Đơng Anh
và quận Tây Hồ; Phía Nam giáp huyện Thanh Trì và quận Hà Đơng; Phía
Đơng giáp 3 quận Cầu Giấy, Tây Hồ và Thanh Xn; phía Tây giáp huyện
Hồi Đức và huyện Đan Phượng.
Địa hình của huyện Từ Liêm bằng phẳng, thấp, trước kia là ruộng, hồ,
đầm, được san lấp và tôn cao trong khoảng hơn 10 năm trở lại đây. Hiện nay,


11

huyện Từ Liêm được xem như là một trong những trung tâm cơng nghiệp và
văn hố của thành phố.
* Tình hình kinh tế - xã hội
Trong những năm qua, mặc dù có bị tác động bởi sự suy thối của kinh
tế thế giới song tình hình kinh tế - xã hội của huyện Từ Liêm đã có mức tăng
trưởng cao và tương đối ổn định.
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng của nghị quyết Đại hội Đảng bộ
huyện lần thứ XXI đề ra: Công nghiệp- dịch vụ- nông nghiệp và đang chuyển
dần sang cơ cấu kinh tế đô thị: dịch vụ- công nghiệp- nông nghiệp phù hợp
với định hướng phát triển trong tương lai của huyện. Sản xuất công nghiệp
tăng. Một số ngành sản xuất và nhiều sản phẩm cơng nghiệp đã có bước phát
triển mới; sức cạnh tranh trên thị trường được nâng cao, được người tiêu dung
tín nhiệm và hướng tới xuất khẩu. Các khu, cụm công nghiệp tập trung vừa và
nhỏ của huyện đã cơ bản hoàn thành và đang phát huy hiệu quả đã thu hút gần
80 doanh nghiệp mới vào sản xuất kinh doanh, giải quyết việc làm cho hàng
ngàn người lao động. Các làng nghề, nghề truyền thống tiếp tục được duy trì
và phát triển mạnh. Hoạt động dịch vụ phát triển nhanh, chất lượng dịch vụ

từng bước được nâng lên. Nhiều trung tâm dịch vụ thương mại và các siêu thị
lớn đi vào hoạt động như: Metro, Citimax, điện máy HC, The Garden... nhiều
khu dịch vụ cao cấp được đầu tư xây dựng tại các xã Mễ Trì, Mỹ Đình, Xuân
Đỉnh, Cổ Nhuế, Thị trấn Cầu Diễn... đã tạo đà phát triển của ngành dịch vụ
trên địa bàn huyện Từ Liêm. Công tác quản lý thị trường được chú trọng, đảm
bảo duy trì bình ổn phục vụ tốt cho phát triển kinh tế và nâng cao đời sống
cho nhân dân trong huyện.
Những năm qua, do “Nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án nên
diện tích đất nơng nghiệp liên tục giảm (bình quân mỗi năm giảm khoảng 300
ha). Diện tích canh tác các loại cây trồng bị thu hẹp(diện tích lúa giảm
1.435ha, diện tích rau giảm 130 ha, diện tích cây ăn quả giảm 45ha) nhưng


12

sản xuất nông nghiệp vẫn được quan tâm chỉ đạo. Do tích cực áp dụng các
tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và chỉ đạo tốt công tác phịng chống
thiên tai, dịch bệnh nên sản xuất nơng nghiệp vẫn đạt hiệu quả tương đối cao”
[1, tr.20-21]. Giá trị sản xuất về nông nghiệp tăng từ 100 triệu đồng/ha năm
2008 lên 155 triệu đồng/ha năm 2011. Cơ cấu cây trồng vật nuôi được chuyển
đổi mạnh theo hướng phát triển cây con có giá trị kinh tế cao, các vùng
chuyên canh rau, hoa, cây ăn quả được hình thành, đời sống nhân dân được
cải thiện rõ rệt. Huyện Từ Liêm đang có tốc độ đơ thị hóa nhanh, các khu
cơng nghiệp, khu đơ thị được hình thành, đất nơng nghiệp đang giảm mạnh.
Nhiều hộ trồng trọt, chăn nuôi gia súc, gia cầm đang chuyển sang làm dịch vụ
và phát triển các ngành nghề mới tạo việc làm có thu nhập cao hơn. “Từ năm
2008 đến nay toàn huyện đã giải quyết việc làm cho hơn 50 ngàn lao động,
các nghề truyền thống được khôi phục và phát triển, cơ sở hạ tầng kinh tế - xã
hội được quan tâm, đời sống văn hóa tinh thần của người nơng dân được nâng
cao, bộ mặt nơng thơn của huyện có nhiều khởi sắc và phát triển” [36, tr.1-2].

Công tác xây dựng nông thơn mới được chú trọng, đạt kết quả tốt.
Văn hóa xã hội đạt được nhiều tiến bộ mới. Tỷ lệ gia đình văn hóa đạt
87%, vượt 2% so với chỉ tiêu Đại hội. Sự nghiệp giáo dục và đào tạo của
huyện có sự chuyển biến mới. Đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý được tăng
cường đủ số lượng, đồng bộ về cơ cấu, trong đó 100% giáo viên đứng lớp đạt
chuẩn và trên chuẩn. Năm 2010 có 32 trường đạt chuẩn quốc gia. 100% các
xã, thị trấn hoàn thành phổ cập trung học phổ thông. Chất lượng chăm sóc sức
khỏe ban đầu cho nhân dân được nâng cao, các chương trình y tế quốc gia
được thực hiện tốt; đã phịng ngừa và ngăn chặn có hiệu quả các loại dịch
bệnh. Cơng tác phịng chống tệ nạn xã hội đạt kết quả tích cực, khơng để tồn
tại các tụ điểm phức tạp về tệ nạn xã hội...
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, tình hình kinh tế - xã hội của huyện
vẫn còn những hạn chế mà đảng bộ huyện đã thẳng thắn chỉ ra: “Kinh tế phát


13

triển chưa tương xứng với tiềm năng của huyện. Khả năng cạnh tranh của các
doanh nghiệp và nhiều sản phẩm chưa đáp ứng yêu cầu của tiến trình hội nhập
kinh tế. Hệ thống giao thông trên địa bàn chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn, tình
trạng ngập úng trên các địa bàn dân cư và khu vực sản xuất nông nghiệp do
q trình đơ thị hóa nảy sinh ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống sinh
hoạt của nhân dân. Công tác quản lý đất đai, quản lý các khu đơ thị mới cịn
nhiều bất cập. Phát triển văn hóa chưa đáp ứng u cầu mới. Cơng tác đào tạo
nghề và tạo việc làm chưa đáp ứng yêu cầu. Đấu tranh phòng chống tội phạm
và các tệ nạn xã hội tuy đã được tập trung chỉ đạo, nhưng vẫn tiềm ẩn phức
tạp...” [1, tr.38].
1.1.1.2. Đặc điểm, chức năng, nhiệm vụ của các đảng bộ xã ở huyện
Từ Liêm, thành phố Hà Nội
* Đặc điểm của các đảng bộ xã ở huyện Từ Liêm, Thành phố Hà Nội

Đảng bộ huyện Từ Liêm khóa XXII (2010-2015) có 43 đồng chí trong
Ban chấp hành, trong đó có 12 đồng chí ủy viên Ban thường vụ huyện ủy, 01
đồng chí Bí thư, 03 đồng chí phó Bí thư huyện ủy, 07 đồng chí trong Ủy ban
kiểm tra. Tồn huyện có 37 đảng bộ cơ sở, 29 chi bộ cơ sở với 404 chi bộ trực
thuộc đảng ủy cơ sở. Trong đó có 16 đảng bộ xã, thị trấn. Số lượng đảng viên
của toàn đảng bộ là 12.228 đảng viên. Trong đó, tổng số đảng viên thuộc các
đảng bộ xã, thị trấn là 10.006 đồng chí. Cụ thể số liệu chi bộ trực thuộc và
đảng viên của từng đảng bộ xã, thị trấn như sau:
Đảng bộ Thị trấn Cầu Diễn có 27 chi bộ trực thuộc với 1.192 đảng viên.
Đảng bộ xã Xuân Đỉnh có 18 chi bộ trực thuộc, với 1.286 đảng viên.
Đảng bộ xã Đơng Ngạc có 17 chi bộ trực thuộc, với 780 đảng viên.
Đảng bộ xã Cổ Nhuế có 26 chi bộ trực thuộc với 1.374 đảng viên.
Đảng bộ xã Thụy Phương có 11 chi bộ trực thuộc với 304 đảng viên.
Đảng bộ xã Liên Mạc có 8 chi bộ trực thuộc với 221 đảng viên.
Đảng bộ xã Thượng Cát có 12 chi bộ trực thuộc với 220 đảng viên.


14

Đảng bộ xã Tây Tựu có 11 chi bộ trực thuộc với 209 đảng viên.
Đảng bộ xã Phú Diễn có 14 chi bộ trực thuộc với 493 đảng viên.
Đảng bộ xã Minh Khai có 10 chi bộ trực thuộc vứi 378 đảng viên.
Đảng bộ xã Xuân Phương có 18 chi bộ trực thuộc với 474 đảng viên.
Đảng bộ xã Mỹ Đình có 25 chi bộ trực thuộc với 868 đảng viên.
Đảng bộ xã Trung Văn có 10 chi bộ trực thuộc với 532 đảng viên.
Đảng bộ xã Mễ Trì có 27 chi bộ trực thuộc với 560 đảng viên.
Đảng bộ xã Tây Mỗ có 17 chi bộ trực thuộc với 547 đảng viên.
Đảng bộ xã Đại Mỗ có 13 chi bộ trực thuộc với 567 đảng viên.
Đội ngũ cán bộ chủ chốt trong hệ thống chính trị cấp cơ sở của huyện Từ
Liêm bao gồm các chức danh: Bí thư, phó Bí thư đảng ủy; Chủ tịch, phó Chủ

tịch Ủy Ban nhân dân; Chủ tịch, phó chủ tịch Hội đồng nhân dân; chủ tịch
Mặt trận tổ quốc, trưởng các đoàn thể: Thanh niên, Phụ nữ, Nông dân, Cựu
chiến binh; các đồng chí trong Ban thường vụ, Ban chấp hành đảng ủy xã.
Dưới cấp xã là các thơn có các chi bộ trực thuộc. Mỗi chi bộ có 01 bí thư và
từ 01 đến 02 phó bí thư. Ngồi ra, trong bộ máy cấp xã cịn có một số chức
danh chun môn khác. Đây là những nhân tố quan trọng trong lãnh đạo,
quản lý điều hành các hoạt động của xã nhằm tập trung phát triển kinh tế - xã
hội của địa phương, chăm lo đời sống cho nhân dân, giữ gìn an ninh trật tự
trên địa bàn, trong đó có hoạt động vận động nông dân.
* Chức năng và nhiệm vụ của các đảng bộ xã ở huyện Từ Liêm, thành
phố Hà Nội
Theo Quy định số 95-QĐ/TW ngày 3-3-2004 của Ban Bí thư về chức
năng, nhiệm vụ của đảng bộ, chi bộ cơ sở xã. Cụ thể các đảng bộ xã có chức
năng, nhiệm vụ như sau:
Chức năng:
Đảng bộ, chi bộ cơ sở xã là hạt nhân chính trị, lãnh đạo thực hiện đường
lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; lãnh đạo phát


15

triển kinh tế - xã hội; xây dựng hệ thống chính trị ở xã vững mạnh, nơng thơn
giàu đẹp, văn minh; không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của
nhân dân, động viên nhân dân làm tròn nghĩa vụ đối với Nhà nước.
Nhiệm vụ:
Lãnh đạo nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phịng
Lãnh đạo chính quyền thực hiện các chủ trương, nhiệm vụ phát triển
kinh tế - xã hội theo nghị quyết đại hội của đảng bộ, chi bộ xã và của cấp
trên; phát triển nông, lâm, ngư, diêm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch
vụ, tạo thêm việc làm mới cho người lao động; không ngừng nâng cao đời

sống vật chất và tinh thần của nhân dân, động viên nhân dân làm trịn nghĩa
vụ đối với Nhà nước; xây dựng nơng thơn giàu đẹp, văn minh. Lãnh đạo
chính quyền thực hiện nhiệm vụ cơng nghiệp hố, hiện đại hố nơng nghiệp,
nơng thôn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, quản lý và sử dụng đất
hợp lý, tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng các tiến bộ
khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tăng giá trị thu nhập trên một đơn vị diện
tích; thực hiện nhiệm vụ xây dựng cơ sở hạ tầng (điện, đường, trường,
trạm...) theo phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm; quản lý và sử
dụng tốt các nguồn vốn vay, vốn nhân dân đóng góp và các nguồn vốn khác;
phát triển sự nghiệp văn hoá, giáo dục, y tế, bảo vệ mơi trường, thực hiện
tốt các chính sách xã hội, xố đói, giảm nghèo. Lãnh đạo xây dựng và thực
hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, thực hiện tốt phương châm "dân biết, dân
bàn, dân làm, dân kiểm tra"; giám sát mọi hoạt động ở cơ sở theo đúng
đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; mở rộng dân chủ
đi đôi với tăng cường kỷ luật, kỷ cương; kịp thời giải quyết những vướng
mắc phát sinh trong cộng đồng dân cư ở cơ sở theo đúng luật pháp, khơng
để tích tụ mâu thuẫn trở thành những điểm nóng, khơng để xảy ra tình trạng
khiếu kiện tập thể, vượt cấp hoặc lợi dụng dân chủ để làm mất ổn định
chính trị ở nơng thơn. Lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ quốc phịng tồn dân và


16

chính sách hậu phương quân đội, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an
tồn xã hội; đề cao tinh thần cảnh giác cách mạng, bảo vệ nội bộ, bảo vệ tài
sản của Nhà nước, của tập thể, tính mạng và tài sản của nhân dân; ngăn
chặn và đẩy lùi các tệ nạn xã hội, nhất là ma tuý, mại dâm.
Lãnh đạo công tác tư tưởng
Thường xuyên giáo dục, bồi dưỡng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng,
đạo đức, tác phong Hồ Chí Minh và phát huy truyền thống yêu nước, yêu chủ

nghĩa xã hội trong các tầng lớp nhân dân, nhất là trong thanh niên, thiếu niên;
xây dựng tình đồn kết, gắn bó tình làng, nghĩa xóm, đùm bọc, giúp đỡ lẫn
nhau; xây dựng mơi trường văn hố lành mạnh ở thơn (ấp, bản...) và trong
từng gia đình, chú trọng tuyên truyền và nhân rộng gương người tốt, việc tốt,
các nhân tố tích cực trên mọi lĩnh vực. Tuyên truyền, vận động làm cho nhân
dân hiểu và chấp hành đúng đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng,
pháp luật của Nhà nước và các nhiệm vụ của địa phương; kịp thời nắm bắt
tâm tư, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân để giải quyết và báo cáo lên
cấp trên. Lãnh đạo cán bộ, đảng viên và nhân dân đấu tranh chống các quan
điểm sai trái, những hành vi nói, viết và làm trái với đường lối, chủ trương,
chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; chống tư tưởng cơ hội, thực
dụng, cục bộ, bè phái, gia trưởng, bảo thủ và các hủ tục lạc hậu, mê tín, dị
đoan; phịng, chống sự suy thối về đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên.
Lãnh đạo công tác tổ chức, cán bộ
Lãnh đạo xây dựng chính quyền, các tổ chức trong hệ thống chính trị,
các đơn vị kinh tế, sự nghiệp ở cơ sở vững mạnh; xây dựng và thực hiện quy
hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, tích cực tạo nguồn cán bộ tại chỗ,
từng bước trẻ hố đội ngũ cán bộ, cơng chức xã. Cấp ủy xây dựng quy chế về
công tác tổ chức, cán bộ; nhận xét, đánh giá, bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen
thưởng, kỷ luật, đãi ngộ đối với cán bộ thuộc quyền; quản lý và kiểm tra việc
thực hiện chính sách đối với cán bộ ở cơ sở theo phân cấp; giới thiệu người


17

đủ tiêu chuẩn, có tín nhiệm trong tổ chức đảng và nhân dân để bầu vào các
chức danh chủ chốt của hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân, Mặt trận Tổ
quốc, các đoàn thể nhân dân theo luật định và điều lệ của mỗi tổ chức. Cấp ủy
đề xuất ý kiến trong việc lựa chọn, giới thiệu cán bộ tham gia vào các cơ quan
lãnh đạo của Đảng, chính quyền, đoàn thể nhân dân ở cấp trên và cán bộ chủ

chốt ở cơ sở do cấp trên quản lý.
Lãnh đạo Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân
Lãnh đạo xây dựng Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân ở xã
vững mạnh, thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ theo luật định và điều lệ của
mỗi đồn thể. Thực hiện tốt các chính sách về dân tộc, tôn giáo của Đảng và
Nhà nước, xây dựng khối đoàn kết toàn dân, phát huy quyền làm chủ của
nhân dân, thi đua thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ được giao. Lãnh đạo
Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân tham gia xây dựng, bảo vệ đường
lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các nhiệm
vụ của địa phương, trước hết là những chủ trương, chính sách về nơng nghiệp,
nơng dân và nông thôn.
Xây dựng tổ chức đảng
Đề ra chủ trương, nhiệm vụ và biện pháp xây dựng đảng bộ, chi bộ trong
sạch, vững mạnh, gắn với xây dựng, củng cố hệ thống chính trị ở cơ sở; nâng
cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng và đội ngũ đảng viên,
nhất là việc phát hiện và đấu tranh chống tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí
và các biểu hiện tiêu cực khác; chú trọng củng cố, xây dựng và nâng cao chất
lượng lãnh đạo của các chi bộ, tổ đảng ở thôn (ấp, bản...). Thực hiện đúng
nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ,
chế độ tự phê bình và phê bình; thực hiện có nền nếp và nâng cao chất lượng
sinh hoạt đảng, nhất là sinh hoạt chi bộ, bảo đảm tính lãnh đạo, tính giáo dục
và tính chiến đấu. Giáo dục, rèn luyện đội ngũ đảng viên nêu cao vai trò tiền
phong, gương mẫu, phấn đấu trở thành người lao động giỏi, công dân mẫu


18

mực; nghiêm chỉnh chấp hành và vận động, thuyết phục nhân dân chấp hành
nghị quyết của tổ chức đảng, quyết định của chính quyền và chương trình
hành động của các đoàn thể nhân dân. Cấp ủy xây dựng kế hoạch, biện pháp

quản lý, phân công nhiệm vụ và tạo điều kiện để đảng viên hoàn thành nhiệm
vụ được giao. Làm tốt công tác động viên, khen thưởng, kỷ luật đảng viên;
Làm tốt công tác tạo nguồn và phát triển đảng viên, bảo đảm về tiêu chuẩn và
quy trình, chú trọng đối tượng là đoàn viên thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh
và những người lao động giỏi, có uy tín trong quần chúng. Xây dựng cấp ủy
và bí thư cấp ủy bảo đảm tiêu chuẩn về phẩm chất, năng lực, thực sự là trung
tâm đồn kết, hoạt động có hiệu quả, được đảng viên và nhân dân tín nhiệm.
Định kỳ hằng năm, cấp ủy tổ chức để quần chúng tham gia, góp ý xây dựng
Đảng; bí thư cấp ủy cơ sở, chủ tịch hội đồng nhân dân, chủ tịch ủy ban nhân
dân tự phê bình trước đại diện của nhân dân và chịu trách nhiệm khi để xảy ra
quan liêu, tham nhũng, lãng phí ở địa phương. Cấp ủy thường xuyên kiểm tra
tổ chức đảng và đảng viên chấp hành Điều lệ, nghị quyết, chỉ thị của Đảng,
pháp luật của Nhà nước và Quy định của Bộ Chính trị về những điều đảng
viên không được làm. Phối hợp với các tổ chức, cơ sở đảng trên địa bàn và
các tổ chức, cơ sở đảng có đảng viên, cán bộ, cơng chức đang cư trú trên địa
bàn thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các
nhiệm vụ của địa phương.
1.1.2. Nông dân các xã ở huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội
1.1.2.1. Đặc điểm của nông dân các xã ở huyện Từ Liêm, thành phố
Hà Nội
Hiện nay, có rất nhiều quan niệm khác nhau về nông dân. Theo nghĩa
hẹp, Đại từ điển Tiếng Việt đưa ra định nghĩa: “Nông dân là người sống
bằng nghề làm ruộng”. Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam: “ Nông dân là
những người lao động cư trú ở nông thôn, tham gia sản xuất nông nghiệp.
Nông dân sống chủ yếu bằng ruộng vườn, sau đó đến các ngành nghề mà tư


19

liệu sản xuất chính là đất đai. Tùy từng quốc gia, từng thời kỳ lịch sử, người

nơng dân có quyền sở hữu khác nhau về ruộng đất. Họ hình thành nên giai
cấp nơng dân, có vị trí, vai trị nhất định trong xã hội”. Một số quan niệm
khác lại cho rằng: nói đến nơng dân là nói đến một bộ phận dân cư lao động
gắn liền với sản xuất nông nghiệp, có cuộc sống và thu nhập từ lao động nơng
nghiệp. Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay có rất nhiều người cũng tham gia lao
động sản xuất ra sản phẩm nông nghiệp, sống ở nông thôn nhưng lại không
phải là nơng dân. Ví dụ: cán bộ, cơng chức nghỉ hưu về nơng thơn sinh sống
và có tham gia sản xuất nơng nghiệp. Gần đây, có một số cơng trình nghiên
cứu đã đưa ra khái niệm: “Nông dân ở nước ta là những người lao động, sống
ở nông thôn, nghề nghiệp chính là sản xuất nơng nghiệp và nguồn sống chủ yếu
là dựa vào các sản phẩm lao động từ nông nghiệp (theo nghĩa rộng)” [34, tr.6667]. Theo cách hiểu này, khái niệm nông dân được tiếp cận đầy đủ, phù hợp và
rộng hơn.
Như vậy, một chủ thể được coi là nông dân phải đáp ứng các đặc trưng: Về
địa bàn sống: sống ở nông thôn . “Nông thôn là phần lãnh thổ không thuộc nội
thành, các thành phố, thị xã, thị trấn được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là ủy
ban nhân dân xã” [6, tr.11]; Về nghề nghiệp: sản xuất nơng nghiệp là nghề
nghiệp chính (các sản phẩm lao động từ nó phải là nguồn sống chủ yếu của họ).
Nông dân huyện Từ Liêm cũng như nơng dân Hà Nội nói chung đều
mang những đặc điểm chung của người nông dân Việt Nam. Tuy nhiên, do
mỗi vùng có đặc điểm riêng về điều kiện tự nhiên, phong tục, tập qn nên
nơng dân huyện Từ Liêm cịn có những đặc điểm riêng, trong đó có những
đặc điểm nổi bật:
* Nơng dân Từ Liêm có tình u q hương, tính cần cù, chịu khó
trong lao động, đồn kết, tương trợ lẫn nhau trong cuộc sống.
Tình yêu quê hương đất nước, gắn bó với quê cha đất tổ là một trong
những biểu hiện nổi bật của người nông dân Việt Nam nói chung. Trải qua


20


hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, người nông dân vừa phải chống chọi
với thiên nhiên và chống giặc ngoại xâm; dù trong hoàn cảnh nào họ vẫn bám
trụ quê cha đất tổ với tinh thần “Một tấc không đi, một ly không rời”. Cuộc
sống lao động ở làng xóm đó tạo ra sự đồn kết gắn bó cộng đồng, yêu
thương đùm bọc lẫn nhau, tình nghĩa thuỷ chung đó trở thành lẽ sống của
người nơng dân. Chính cơng việc cày cấy hàng ngày và sinh hoạt trong họ
hàng, làng xóm đó làm cho cuộc sống của người nơng dân “tối lửa tắt đèn có
nhau”, yêu thương đùm bọc lẫn nhau, cùng nhau chia sẻ ngọt bùi đắng cay…
Điều đó, được thể hiện khơng chỉ trong hoạt động hàng ngày mà cũn được
khái quát trong ca dao tục ngữ: “Nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong
một nước thì thương nhau cùng”, “Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm
lại nên hòn núi cao”, “Lá lành đùm lá rách”,v.v…
Cũng như nông dân Việt Nam, cuộc sống của nông dân huyện Từ Liêm
từ xa xưa gắn liền với nền sản xuất nông nghiệp lúa nước, tự cung, tự cấp,
phụ thuộc vào thiên nhiên... Thiên nhiên có nhiều thuận lợi, nhưng cũng
khơng ít khó khăn, khắc nghiệt; điều kiện lao động khó khăn, cực nhọc và
cuộc sống vất vả đã hình thành ở người nơng dân nơi đây tính cần cù, chịu
khó, nhẫn nại, khơng sợ gian khổ. Trong cuộc đấu tranh chống chọi với thiên
nhiên họ đã đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau, từ đó tình hữu ái giai cấp giữa những
người lao động đã hình thành, tạo nhân tố bền vững của tình đồn kết, của
người nơng dân Từ Liêm trong các thời kỳ lịch sử.
* Nông dân Từ Liêm có lịng u nước nồng nàn, gắn bó với Đảng, với
Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Một trong những đặc điểm nổi bật của nơng dân Việt Nam là có lịng u
nước nồng nàn. Nơng dân huyện Từ Liêm cũng có chung đặc điểm ấy và đây
cũng là đặc điểm nổi bật. Lòng yêu nước nồng nàn của họ đã được hun đúc từ
ngàn xưa và được thể hiện rất rõ qua lịch sử q hương.
Từ khi có Đảng, nơng dân huyện Từ Liêm đã nguyện một lòng đi theo



21

Đảng, ln có niềm tin vững chắc đối với Đảng. Chính nơng dân trong huyện
đã che chở cho các tổ chức đảng, cho các phong trào cách mạng trong những
tháng ngày gian khổ ban đầu. Hơn 82 năm đi theo Đảng, dù trong những lúc
khó khăn, gian khổ của cách mạng, cũng như những lúc thăng trầm nhất của
lịch sử, nông dân huyện Từ Liêm vẫn luôn tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của
Đảng, đi theo Đảng làm cách mạng giải phóng dân tộc, giải phóng bản thân khỏi
ách thống trị của thực dân, phong kiến.
Ngày nay, trong sự nghiệp đổi mới, nông dân trong huyện vẫn phát huy
truyền thống tốt đẹp ấy, luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và công cuộc đổi
mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo, hăng hái thi đua lao động, sản xuất góp
phần xây dựng quê hương, đất nước giàu đẹp, văn minh, tiến bộ theo con đường
xã hội chủ nghĩa mà Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhân dân ta đã lựa chọn.
* Nông dân huyện Từ Liêm có tính cố kết làng xã khá bền chặt, trọng
tình nghĩa.
Ở Bắc bộ nói chung, truyền thống nơng dân sống theo kết cấu làng xã
bền chặt, sống trong lũy tre làng, cộng với thiên nhiên khắc nghiệt, đất đai
chật hẹp nên nơng dân Bắc bộ có tâm lý "tích cốc phịng cơ, tích y phịng
hàn", tiết kiệm, có tư tưởng khép kín và tính cố kết làng xã khá bền chặt.
Trong xóm làng, các quan hệ dịng họ, anh em thân thuộc, tình cảm gia đình,
dịng họ đan xen. Hồn cảnh sống và tình cảm quan hệ huyết thống trong làng
đã hình thành nên tình cảm "tối lửa tắt đèn có nhau”, "lá lành đùm lá rách" và
trở thành nét đẹp truyền thống trong sinh hoạt, ứng xử và là đạo lý trong cuộc
sống của họ. Trong quan hệ ứng xử, họ ln ln lấy tình cảm, đạo đức làm
chuẩn mực để đánh giá, phán xét hành vi của người khác. Tình cảm xóm làng,
gia đình, dịng họ là cơ sở tạo nên tính cộng đồng bền chặt và lối sống có
nghĩa, có tình của người nơng dân.
Tính cộng đồng cao và sống có nghĩa, có tình là một nguồn sức mạnh
lớn giúp người nông dân ở đây vượt qua những thử thách khắc nghiệt của



22

cuộc sống, để đứng vững và đi lên. Đây cũng là ưu điểm cần chú ý phát huy
trong công tác vận động nông dân trong giai đoạn hiện nay ở huyện. Tuy
nhiên, tính cộng đồng của nơng dân ở đây cũng có những mặt hạn chế, nhất là
tư duy bảo thủ và kinh nghiệm chủ nghĩa, lối sống nhẹ lý, nặng tình, tùy tiện,
xem lệ làng hơn luật nước, tư tưởng cục bộ, bình quân, cào bằng, đố kỵ lẫn
nhau, khơng muốn người khác hơn mình.
* Nơng dân huyện Từ Liêm vẫn còn ảnh hưởng của tư tưởng thời kỳ
phong kiến và thời kỳ bao cấp.
Do ảnh hưởng của các quan hệ phong kiến, ở nông thôn Từ Liêm hiện
nay vẫn còn tồn tại một số phong tục tập quán, thói quen, hành động và lối tư
duy cũ. Trước hết, đó là phần nhiều nơng dân vẫn chưa thực sự hiểu rõ và đầy
đủ bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, chưa quen với vai trò làm chủ;
trong quá trình thực hiện quyền làm chủ, họ thường đề cao quyền lợi, địi
quyền lợi nhiều hơn mà khơng nhận thức được đầy đủ nghĩa vụ, trách nhiệm
công dân, thiếu mạnh dạn bày tỏ chính kiến, nguyện vọng của mình. Trong
cuộc sống và hoạt động họ thường cam chịu, nín nhịn. Cũng do ảnh hưởng
của quan hệ phong kiến, hiện nay trong gia đình nơng dân, ơng bà, cha mẹ
thường là người chủ gia đình, có quyền quyết định mọi vấn đề của gia đình,
thậm chí cả việc tiếp thu các tiến bộ khoa học - kỹ thuật. Điều này có mặt tích
cực, song trong điều kiện cuộc cách mạng khoa học - công nghệ và nền kinh
tế thị trường đang phát triển mạnh mẽ thì điều này có mặt hạn chế là làm cho
thế hệ trẻ ít có cơ hội bộc lộ tài năng, sáng tạo, không dám mạnh dạn thay đổi
tư duy trong nếp nghĩ, cách làm. Đặc biệt, cũng như nơng dân Việt Nam nói
chung, nơng dân huyện Từ Liêm cũng chịu ảnh hưởng khá nặng nề lối tư duy
theo kinh nghiệm, tư tưởng trông chờ, ỷ lại, dựa vào thiên nhiên. Nhận thức về
kinh tế thị trường của họ cũng cịn hạn chế. Nhìn chung, trình độ học vấn của

nơng dân huyện Từ liêm cịn thấp, thiếu kiến thức khoa học - kỹ thuật. Vì vậy,
việc áp dụng tiến bộ khoa học - công nghệ vào sản xuất còn hạn chế. Trong lao


23

động cũng như trong việc chấp hành đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước
cịn thể hiện tính tùy tiện, thiếu triệt để, ý thức pháp luật chưa cao.
1.1.2.2. Vai trị của nơng dân các xã ở huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội
Nông dân là lực lượng vô cùng quan trọng của xã hội. Ở nước ta, kể từ
thời xa xưa, các bậc vua quan của các triều đại phong kiến đã nhìn thấy vai
trị và sức mạnh to lớn của giai cấp nông dân. Nguyễn Trãi đã từng nói: "Nâng
thuyền cũng là dân mà lật thuyền cũng là dân”, hoặc "Lật thuyền mới biết dân
như nước”. Chính vì vai trị to lớn của nơng dân mà các triều đại phong kiến
đã có nhiều biện pháp thu phục lịng dân, khoan thư sức dân, lôi cuốn nông
dân vào việc phục vụ những lợi ích chính trị của mình.
C.Mác và Ph.Ăngghen đã ln nhấn mạnh vai trị to lớn, vị trí quan
trọng của nơng dân trong tiến trình lịch sử xã hội; hai ông nhận thấy ở nhiều
quốc gia, nông dân vẫn là “nhân tố rất cơ bản của dân cư, của nền sản xuất và
của lực lượng chính trị” [59, tr.715].
Nhận thức rõ của vai trò của giai cấp nông dân, nhất là ở các nước thuộc
địa và nửa thuộc địa, V.I.Lênin cho rằng, vấn đề giải phóng dân tộc thực chất là
giải phóng giai cấp nơng dân. Sự liên minh của giai cấp công nhân với giai cấp
nông dân là một điều kiện có tính bắt buộc và quyết định cho sự thành công
của cách mạng vô sản. Giai cấp cơng nhân sẽ khơng hồn thành nhiệm vụ của
mình “Nếu khơng đồn kết quần chúng lao động ở nông thôn chung quanh
Đảng Cộng sản và giai cấp vô sản thành thị, nếu Đảng Cộng sản của giai cấp
vô sản không giáo dục quần chúng lao động ở nông thôn” [56, tr.208].
Kế thừa và phát triển những tư tưởng, quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận thức sâu sắc và đánh giá
đúng đắn vị trí, vai trị của nơng dân trong tiến trình cách mạng của dân tộc.

Đảng ta coi giai cấp nông dân là lực lượng quan trọng trong khối liên minh
cơng nhân, nơng dân, trí thức. Cùng với giai cấp cơng nhân, đội ngũ trí thức,
giai cấp nông dân là chủ lực quân trong cách mạng giải phóng dân tộc, trong


24

cơng cuộc cuộc đổi mới, cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa và xây dựng chủ nghĩa
xã hội trên đất nước ta.
Cũng như giai cấp nơng dân Việt Nam nói chung, nơng dân các xã huyện
Từ liêm có một vai trò to lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ quê hương, đất
nước. Trong suốt chiều dài lịch sử đấu tranh xây dựng, bảo vệ quê hương, nông
dân luôn là đội quân chủ lực đi đầu trong đấu tranh chống chọi với thiên nhiên
và giặc ngoại xâm. Người nông dân ở đây đã đổ biết bao công sức, máu xương
để đắp đê, khai phá đất đai, giữ đất giữ làng, cống hiến cho nền độc lập, tự do
của dân tộc. Trải qua cuộc sống lao động hàng ngàn năm, nơng dân huyện Từ
Liêm đã góp phần quan trọng, to lớn trong việc sáng tạo nên các giá trị vật chất,
tinh thần và truyền thống văn hoá quý báu của quê hương.
Trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, nông dân huyện Từ Liêm
là lực lượng chủ lực trên mặt trận chống xâm lược, bảo vệ quê hương; là chỗ
dựa tin cậy của Đảng và chính quyền địa phương
Truyền thống yếu nước chống giặc ngoại xâm của nông dân huyện Từ
Liêm và của nhân dân huyện Từ Liêm là một tài sản tinh thần vơ giá được giữ
gìn, phát huy qua các thế hệ. Từ Liêm là huyện ở trung tâm Thủ đơ Hà Nội, là
nơi từng có những chiến công oanh liệt trong những cuộc đấu tranh chống thù
trong, giặc ngoài. “Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, nhiều gia đình
nơng dân là cơ sở cách mạng với tinh thần yêu nước nồng nàn sẵn sang hy
sinh để bảo vệ cán bộ, bảo vệ Đảng. Nhiều người dân đã khơng sợ nguy hiểm
chở đị, đưa đón cán bộ. Gia đình bà Đỗ Thị Ngoạn (Xuân Tảo- Xuân Đỉnh)
mở xưởng dệt để cán bộ giả làm thợ đến làm việc nhằm che mắt địch và có

thêm tiền cho cán bộ chi dùng” [2, tr.51]. Từ giữa những năm 1942 trong lúc
phong trào cách mạng đang phát triển, tháng 6 năm 1942 nhiều cơ sở trong
vùng an toàn khu ở huyện Từ Liêm bị địch khủng bố, trạm liên lạc ở bến
Chèm (Thụy Phương) Đồng chí Trường Chinh - Tổng bí thư của Đảng nhanh
chóng trống thốt. Đồng chí cán bộ Xứ ủy và chủ nhà bị địch bắt. Cơ sở báo


25

in Cờ Giải Phóng ở Thượng Cát bị phá vỡ, địch bắt hai đồng chí cán bộ in
báo, chủ nhà và một số cán bộ địa phương. Dù bị địch khủng bố gắt gao, số
cán bộ đảng viên và những người dân cơ sở cách mạng bị địch bắt và tra tấn
kết án tù vẫn giữ vững ý chí, quyết không khai báo với địch nên các cơ sở ở
các xã vẫn được an tồn. Tiêu biểu nhất là ơng Nguyễn Văn Thận (Tức Cà
Phê) ở bến Chèm (Thụy Phương).
“Trong cuộc những năm 1944, khi chiến tranh thế giới thứ hai bước vào
giai đoạn cuối, phát xít Nhật ra sức vơ vét lương thực và nguyên liệu để phục
vụ chiến tranh. Chúng bắt nhân dân bán thóc theo đầu sào ruộng với giá rẻ gọi
là “thu thóc tạ”, lập các nhà thầu mua thóc gạo ở các chợ làm cho giá thóc gạo
tăng cao. Nhật bắt nơng dân nhổ lúa, ngô trồng đay và thầu dầu, ở nhiều làng
trong huyện nông dân đã chống lại Nhật. Tổ Việt Minh ở Đức Diễn (Phú
Diễn) thuyết phục lý trưởng chống chính sách bắt nông dân nhổ lúa, ngô trồng
đay của Nhật nên chúng phải cho người nơi khác đến phá ngô. Nông dân Yên
Nội (Liên Mạc) chống lại Nhật bằng cách không chăm sóc đay làm cho sản
lượng đay rất thấp. Nơng dân Đình Thơn (Mỹ Đình) đấu tranh chống lệnh bắt
phá gần 100 mẫu ngô đang xanh tốt để trồng đay của Nhật” [2, tr.55]. Trong
sự nghiệp giải phóng Thủ đơ cũng đã có những đóng góp vẻ vang của nhân
dân Từ Liêm.
Trong công cuộc đổi mới và công cuộc đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước, nơng dân Từ Liêm là lực lượng quan trọng xây dựng và

phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
Trải qua hàng nghìn năm lao động với đơi bàn tay khéo léo sáng tạo,
người nông dân Từ Liêm đã tạo ra những sản phẩm nơng nghiệp nổi tiếng:
Cốm Vịng, gạo Tám Mễ Trì. Cịn nói đến rau, quả khơng thể khơng nhắc đến:
su hào, bắp cải, cà chua, dưa hấu Tây Tựu, Phú Diễn; ngoài cam Canh (Xuân
Phương) đã được ghi vào sách sử nghìn xưa, nay them bưởi Phú Diễn, Minh
Khai, hồng xiêm Xuân Đỉnh làm giàu cho cây trái Thủ đô. Với truyền thống lao


×