Tải bản đầy đủ (.doc) (99 trang)

Tỉnh uỷ ắttapư cộng hoà dân chủ nhân dân lào lãnh đạo phát triển kinh tế trong giai đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (395.52 KB, 99 trang )

1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Phát triển kinh tế là vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt của tất cả các
nước trên thế giới, đặc biệt là các nước kém phát triển. Nước Cộng hoà Dân
chủ Nhân dân Lào (CHDCND)nằm trên bán đảo Đông Dương, là một nước
nằm trong các nước kém phát triển, có nền kinh tế lạc hậu tự cung, tự cấp là
chủ yếu và phụ thuộc vào thiên nhiên. Đảng Nhân dân Cách mạng Lào
(NDCM) đã sớm nhận thức được điều này, do đó, ngay từ sau khi đất nước do
đồng chí Caysỏn Phơmvihản đứng đầu mới được giải phóng, ngày 2-12-1975,
Đảng NDCM Lào đã có chủ trương tiến hành đổi mới tồn diện đất nước.
Việc đổi mới phát triển kinh tế là một trong những nội dung của cơng cuộc
đổi mới đó. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng NDCM Lào diễn
ra vào tháng 6 năm 1986, lần đầu tiên Đảng đã đưa ra đường lối đổi mới toàn
diện, từ chế độ tập trung quan liêu, bao cấp, chuyển sang cơ chế kinh tế mới,
cơ chế kế hoạch hoá theo nguyên tắc hạch toán kinh doanh và từ kinh tế nông
nghiệp tự cung, tự cấp chuyển sang kinh tế mở cửa, kinh tế hàng hoá nhiều
thành phần vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Công cuộc đổi mới đất nước do Đảng NDCM Lào khởi xướng và lãnh
đạo từ Đại hội IV (1986) đến nay đã giành được nhiều thành tựu quan trọng
về kinh tế, chính trị, ngoại giao, văn hố - xã hội. Điều đó khẳng định đường
lối đổi mới của Đảng NDCM Lào là đúng đắn và sát thực. Trong tình hình
hiện nay, Đảng NDCM Lào chủ trương: Thúc đẩy phát triển kinh tế từ tự
cung, tự cấp, sản xuất tự nhiên sang sản xuất hàng hoá với nền kinh tế nhiều
thành phần, phát triển theo cơ chế thị trường có sự lãnh đạo của Đảng và quản
lý của Nhà nước. Từ sau khi Đảng đưa ra đường lối đổi mới, Đảng và Nhà
nước Lào đã tập trung vào việc lãnh đạo nhân dân cả nước thực hiện đường
lối đổi mới theo phương châm "Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân
làm chủ". Đường lối đổi mới của đảng được tuyên truyền và phổ biến rộng rãi



2
trong toàn thể nhân dân cả nước và được đảng lãnh đạo tổ chức thực hiện có
hiệu quả. Từ đó, kinh tế của nước Lào đã có bước phát triển đáng kể, cuộc
sống của nhân dân ngày càng được nâng cao. Đảng NDCM Lào đã xác định:
phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, xây dựng Đảng là nhiệm vụ then
chốt, chỉ có như vậy mới đảm bảo được việc hoàn thiện hai nhiệm vụ chiến
lược của Đảng đưa ra đó là: xây dựng và bảo vệ đất nước. Con đường mà
Đảng lựa chọn thật sự khó khăn, địi hỏi Đảng vừa thực hiện, vừa sáng tạo và
vừa rút kinh nghiệm để thay đổi nội dung lãnh đạo của mình cho phù hợp với
hồn cảnh thực tiễn của từng thời kỳ, từng địa phương.
Ắttapư là một tỉnh nằm ở phía Đơng Nam của nước CHDCND Lào. Từ
khi tiến hành đổi mới đến nay, dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng NDCM
Lào, Tỉnh uỷ Ắttapư đã tập trung lãnh đạo phát triển kinh tế, có nhiều chủ
trương đổi mới đúng đắn nhằm phát huy tiềm năng, lợi thế và truyền thống vẻ
vang của quê hương, từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo
hướng cơng nghiệp hố, hiện đại hố, đặc biệt là cơng nghiệp hố, hiện đại
hố nơng nghiệp, nơng thơn. Do đó, kinh tế của tỉnh Ắttapư đã có bước phát
triển, bộ mặt nơng thơn có nhiều khởi sắc, đời sống mọi mặt của nhân dân
từng bước được cải thiện.
Tuy nhiên, đây mới chỉ là thành tựu bước đầu mà tỉnh uỷ và nhân dân
tỉnh Ắttapư đã đạt được. Trong quá trình lãnh đạo phát triển kinh tế của tỉnh
uỷ vẫn còn bộc lộ những hạn chế như: nhận thức về vai trò lãnh đạo của tỉnh
uỷ đối với phát triển kinh tế còn hạn chế, tư duy kinh tế còn xơ cứng, còn biểu
hiện chủ quan, duy ý chí; nhiều vấn đề bức xúc trong kinh tế nhất là kinh tế
nông nghiệp và nông thôn chưa được quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo; những vấn
đề trọng tâm trong kinh tế nông nghiệp, một số ngành kinh tế mũi nhọn của
địa phương chưa được quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thoả đáng; chuyển dịch
kinh tế nói chung và kinh tế nơng nghiệp nói riêng cịn chậm; đời sống của
một bộ phận không nhỏ dân cư ở vùng sâu, vùng xa cịn gặp nhiều khó khăn;



3
lợi nhuận thu được từ khu vực kinh tế nông nghiệp còn thấp; khả năng cạnh
tranh và việc tiêu thụ sản phẩm kinh tế nơng nghiệp cịn hạn chế. Những
thành tựu và yếu kém, hạn chế trong phát triển kinh tế của tỉnh đều bắt nguồn
từ những ưu, khuyết điểm trong lãnh đạo của tỉnh uỷ. Vì vậy, để tiếp tục lãnh
đạo phát triển kinh tế của tỉnh đạt được kết quả cao hơn và để thực hiện đường
lối chiến lược phát triển kinh tế của trung ương đến năm 2020 cơ bản thực hiện
thành công sự nghiệp công nghiệp hố, hiện đại hố và cơng cuộc giảm nghèo
của tỉnh địi hỏi cần phải có sự quan tâm chỉ đạo, lãnh đạo sát sao của Đảng
cũng như sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước. Chính từ những thực tế này tác giả
chọn đề tài "Tỉnh uỷ Ắttapư Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào lãnh đạo
phát triển kinh tế trong giai đoạn hiện nay" làm luận văn thạc sĩ.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Vấn đề phát triển kinh tế và Đảng lãnh đạo phát triển kinh tế trong thời
kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là vấn đề quan trọng và cấp thiết. Chính vì
vậy, đã có nhiều nhà khoa học, nhiều nhà lãnh đạo, quản lý quan tâm nghiên
cứu. Những cơng trình khoa học tiêu biểu, bao gồm:
* Đề tài khoa học và sách
- Lê Văn Lý (chủ biên), Sự lãnh đạo của Đảng trong một số lĩnh vực
trọng yếu của đời sống xã hội nước ta, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999,
trong đó có một chương về Đảng lãnh đạo kinh tế.
- Nguyễn Cúc, "Tác động của Nhà nước đối với q trình chuyển dịch
cơ cấu kinh tế nơng nghiệp và nơng thơn theo hướng cơng nghiệp hố, hiện đại
hố ", đề tài khoa học cấp Bộ, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 2000.
* Luận án, luận văn
- Nguyễn Sáng Vang, "Phương hướng và giải pháp về quản lý nhằm
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Tuyên Quang theo hướng sản
xuất hàng hoá ", Luận văn thạc sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ
Chí Minh năm 2000.



4
- Phạm Phong Duệ, "Đổi mới chính sách kinh tế nhằm chuyển dịch cơ
cấu kinh tế nông nghiệp (qua thực tế ở tỉnh Quảng Bình)", Luận văn thạc sĩ
Kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, năm 2000.
- Xỉnhkhăm Phômmaxay, "Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản
lý kinh tế của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào trong giai đoạn hiện nay",
Luận án tiến sĩ, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, năm 2003.
- Mai Văn Ninh, "Tỉnh uỷ Thanh Hoá lãnh đạo kinh tế trong giai đoạn
hiện nay", Luận văn thạc sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí
Minh, năm 2007.
- Lê Đình Sơn, "Tỉnh uỷ Hà Tĩnh lãnh đạo kinh tế nông nghiệp trong
giai đoạn hiện nay", Luận văn thạc sĩ Khoa học chính trị, Học viện Chính trị Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, năm 2008.
- Nguyễn Văn Khải, "Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc lãnh đạo phát triển nông
nghiệp trong giai đoạn hiện nay", Luận văn thạc sĩ Khoa học chính trị, Học
viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, năm 2008.
- Lê Thị Phương Hồ, "Các huyện uỷ ở thành phố Hồ Chí Minh lãnh đạo
chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp giai đoạn hiện nay", Luận văn thạc sĩ Khoa học
chính trị, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, năm 2008.
- Trần Văn Hiện, "Tỉnh uỷ Cà Mau lãnh đạo phát triển kinh tế biển
trong giai đoạn hiện nay", Luận văn thạc sĩ Khoa học chính trị, Học viện
Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, năm 2009.
- Bunthoong Chítmani "Đảng Nhân dân Cách mạng Lào lãnh đạo xây
dựng nông thôn mới trong giai đoạn hiện nay", Luận án tiến sĩ Khoa học
chính trị, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, năm 2010.
- Nguyễn Văn Thắng, "Tỉnh uỷ Bà Rịa - Vũng Tàu lãnh đạo kinh tế
biển trong giai đoạn hiện nay", Luận văn thạc sĩ Khoa học chính trị, Học viện
Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, năm 2012.



5
- Lâm Hoàng Anh, "Tỉnh uỷ Trà Vinh lãnh đạo kinh tế nông nghiệp
trong giai đoạn hiện nay", Luận văn thạc sĩ Khoa học chính trị, Học viện
Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, năm 2012.
- Nguyễn Phương Thuỳ "Tỉnh uỷ Kiên Giang lãnh đạo phát triển kinh
tế du lịch giai đoạn hiện nay", Luận văn thạc sĩ Khoa học chính trị, Học viện
Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, năm 2011.
- Nguyễn Thị Tố Uyên "Các tỉnh uỷ đồng bằng sông Hồng lãnh đạo
đẩy mạnh cơng nghiệp hố - hiện đại hố nơng nghiệp nông thôn giai đoạn
hiện nay", Luận án tiến sĩ Khoa học chính trị, Học viện Chính trị - Hành
chính quốc gia Hồ Chí Minh, năm 2012.
Ở CHDCND Lào, việc lãnh đạo phát triển kinh tế đã được đề cập trong
các văn kiện Đại hội Đảng tồn quốc khố IV (1986), khoá V (1991), khoá VI
(1996), khoá VII (2001), khoá VIII (2006), khoá IX ( 2011), các chỉ thị, nghị
quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, các bài diễn văn của lãnh đạo
Đảng và Nhà nước, trong báo cáo chính trị các Đại hội của Đảng bộ tỉnh và
chiến lược phát triển kinh tế của Đảng bộ tỉnh. Tuy nhiên, cho đến nay chưa
có đề tài nào nghiên cứu cụ thể về sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ tỉnh Ắttapư đối
với sự phát triển kinh tế trên địa bàn của tỉnh.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
3.1. Mục đích
Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về Tỉnh uỷ tỉnh
Ắttapư lãnh đạo phát triển kinh tế, luận văn đề xuất phương hướng và những
giải pháp chủ yếu tăng cường sự lãnh đạo phát triển kinh tế của Tỉnh uỷ tỉnh
Ắttapư đến năm 2020.
3.2. Nhiệm vụ
Để đạt được mục đích nêu trên, luận văn có một số nhiệm vụ sau:
- Làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ
tỉnh Ắttapư đối với việc phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh.



6
- Khảo sát, đánh giá đúng thực trạng tình hình phát triển kinh tế và sự
lãnh đạo phát triển kinh tế của Tỉnh uỷ tỉnh Ắttapư từ năm 2006 đến nay; nêu
nguyên nhân của thực trạng và những kinh nghiệm.
- Nêu mục tiêu, phương hướng và đề xuất những giải pháp chủ yếu
tăng cường sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ tỉnh Ắttapư đối với việc phát triển kinh tế
đến năm 2020.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu sự lãnh đạo phát triển kinh tế của Tỉnh uỷ tỉnh Ắttapư.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu sự lãnh đạo phát triển kinh tế của Tỉnh
uỷ tỉnh Ắttapư từ năm 2006 đến nay; phương hướng và những giải pháp nêu
trong luận văn có giá trị đến năm 2020.
5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên
cứu của luận văn
5.1. Cơ sở lý luận
Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh và những quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng Cộng
sản Việt Nam và Đảng NDCM Lào về phát triển kinh tế và Đảng lãnh đạo phát
triển kinh tế. Đồng thời, luận văn kế thừa, tiếp thu có chọn lọc kết quả nghiên
cứu của những cơng trình khoa học liên quan.
5.2. Cơ sở thực tiễn
Cơ sở thực tiễn của luận văn là thực trạng phát triển kinh tế và thực trạng
lãnh đạo phát triển kinh tế của Tỉnh uỷ tỉnh Ắttapư từ năm 2006 đến nay.
5.3. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và các
phương pháp cụ thể như: lịch sử và lơgic, phân tích và tổng hợp, điều tra,



7
khảo sát, thống kê, tổng kết thực tiễn...
6. Những đóng góp về khoa học và ý nghĩa của luận văn
6.1. Đóng góp về mặt khoa học
- Góp phần làm rõ quan niệm, nội dung, phương thức lãnh đạo của Tỉnh
uỷ tỉnh Ắttapư đối với việc phát triển kinh tế giai đoạn hiện nay.
- Khảo sát, đánh giá đúng thực trạng và rút kinh nghiệm về lãnh đạo
phát triển kinh tế của Tỉnh uỷ Ắttapư.
- Đề xuất những giải pháp khả thi nhằm tăng cường lãnh đạo phát triển
kinh tế của Tỉnh uỷ tỉnh Ắttapư đến năm 2020.
6.2. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo
trong q trình lãnh đạo phát triển kinh tế của các cấp uỷ đảng ở tỉnh Ắttapư
và có thể làm tài liệu tham khảo trong các ngành liên quan, các cơ sở đào tạo
cán bộ trong tỉnh.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
luận văn gồm 3 chương, 6 tiết.


8
Chương 1
TỈNH UỶ TỈNH ẮTTAPƯ LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. KHÁI QUÁT VỀ TỈNH ẮTTAPƯ VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA
TỈNH

1.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Ắttapư
* Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

Ắttapư là một tỉnh nằm ở phía Đơng Nam của nước CHDCND Lào
giáp với hai nước Việt Nam và Cămpuchia, Phía Bắc giáp với tỉnh Xê Koong
dài 137,6 km, phía Tây giáp với tỉnh Chăm Pa Sắc dài 180 km, phía Đơng
giáp với tỉnh Kon Tum Cộng hồ Xã hội Chủ nghĩa (CHXHCN) Việt Nam
chung đường biên giới dài 58 km, phía Nam giáp với tỉnh Ra Ta Na Khi Li và
Xiêng Teng Vương quốc Cămpuchia chung đường biên giới dài 224,25 km.
Tỉnh Ắttapư có tổng diện tích 10.320 km 2, chiếm 4,32% tổng diện tích của cả
nước Lào, với dân số 132.734 người, trong đó nữ 66.108 người, mật độ dân số
12 người/ km2, gồm các dân tộc Lào Lùm, Brâu, Ôi, Chênh, A Lặc, Ta Liếng,
Xụ, Yẹ, Ta Ội, Nha Hớn và Sa Đang, trong đó dân tộc Lào Lùm chiếm 85%
trên dân số toàn tỉnh. Toàn tỉnh có 5 huyện, có 112 bản làng, trong đó có 5 bản
làng lớn (tổng số bản làng đã giảm xuống so với những năm trước đây, bởi các
bản làng nhỏ đã sáp nhập thành một bản làng lớn), có 24.090 hộ gia đình.
Ắttapư Là một tỉnh miền núi có đồng bằng ít, có khí hậu nóng ấm, thời
tiết trung bình là 260C - 280C, số lượng nước mưa trên bình độ 1.800 - 2.800
mm trên năm, độ cao trung bình so với mực nước biển khoảng 860-1200 m, nơi
thấp nhất là 78 m; nơi cao nhất là 1.500 m ở huyện Xan Xay. Theo tính chất địa
lý tự nhiên của tỉnh có thể chia làm 3 vùng khác như sau:
Vùng miền núi: là dãy núi Phu Luổng (dãy Trường Sơn) có tổng diện
tích 690.000 ha, độ cao 800 - 1.500 m với độ dốc trung bình là 150C.
Vùng trung du: có tổng diện tích khoảng hơn 120.000 ha, có độ cao


9
trung bình 300 -1000 m.
Vùng đồng bằng: có tổng diện tích khoảng 222.000 ha, có độ cao từ 78300 m nằm giữa vùng dãy núi Phu Luổng và trung du, là một trong 7 đồng
bằng của Lào. có 7 dịng sông chạy qua là: Xê Koong, Xê Ka Mản, Xê Piên,
Xê Khăm Pho, Xê Nặm Nọi, Xê Sụ và Nặm Kơng, điều đó phù hợp với sự
phát triển kinh tế nông - lâm nghiệp, công nghiệp, nhất là trồng trọt, chăn nuôi
và xây dựng nhà máy thuỷ điện.

* Điều kiện kinh tế - xã hội
Thực hiện đường lối đổi mới, những năm qua, Đảng bộ và nhân dân
các dân tộc trong tỉnh đã tích cực phấn đấu thực hiện tốt mục tiêu, yêu cầu
được đề ra trong Nghị quyết của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, IX và
các nghị quyết của Đảng bộ tỉnh Ắttapư. Nhờ vậy, tình hình chính trị ổn
định, kinh tế - xã hội từng bước phát triển, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo
hương tích cực, sản xuất hàng hố, dịch vụ được cải thiện, lượng thu hút vốn
đầu tư nước ngoài ngày càng tăng, đời sống nhân dân từng bước được cải
thiện, tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2006 - 2010 tăng 8,3%/năm, tính
bình qn đầu người theo tổng kết của Đại hội VIII của Đảng bộ tỉnh từ năm
2006-2010 là 881 USD/năm, theo tổng kết của Hội nghị lần thứ 5 của Ban
thường vụ Tỉnh uỷ năm 2012 đạt 1.300 USD/năm tăng 38,08%.
Qua 26 năm thực hiện đường lối đổi mới, chuyển dịch cơ cấu kinh tế,
tăng trưởng GDP của tỉnh Ắttapư mặc dù có cao hơn so với trước đây nhưng giá
trị tuyệt đối và giá trị GDP bình qn đầu người cịn thấp (năm 1986, GDP bình
qn đầu người 145 USD/người/năm, tới năm 2012 đạt 1.300 USD/người/năm).
Nhìn chung Ắttapư vẫn là một trong những tỉnh nghèo của nước.
Giáo dục - đào tạo được củng cố và phát triển khá toàn diện ở các cấp
học, hệ thống trường học phổ thông, dạy nghề, trường dân tộc nội trú, trường
trung cấp dạy nghề cấp cơ sở và trường cao đẳng kinh tế dân lập được củng


10
cố đảm bảo được cả số lượng và chất lượng.
Công tác y tế và bảo vệ chăm sóc sức khoẻ nhân dân được coi trọng.
Cơng tác bảo vệ chăm sóc, phục hồi sức khoẻ đã đi xuống cấp cơ sở bản làng
đi sát với nhân dân các dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa.
Nhân dân tỉnh Ắttapư có văn hố, tín ngưỡng và nếp sống đa dạng,
phong phú, người dân Ắttapư dù sống ở thấp, ở lưng chừng núi hay trên rẻo
cao, đều có một tâm hồn giản dị mộc mạc, cuộc sống tự nhiên trong sáng như

đất trời của họ. Cuộc sống của con người bao đời nay gắn bó với thiên nhiên,
với lễ hội, với phong tục và tập quán sản xuất tự cấp, tự túc, khơng bon chen,
xơ bồ. Bên cạnh nền văn hố mang bản sắc chung của nhân dân là Phật giáo
và lễ hội, chùa chiền thì mỗi dân tộc, bộ tộc ở tỉnh Ắttapư cũng có những nét
văn hố riêng như tục gọi hồn của dân tộc Lào Lùm, dân tộc Brâu, dân tộc Ôi,
dân tộc Ta Liếng, dân tộc Chênh, dân tộc La Vên... Sự đa dạng các sắc thái
văn hoá đó đã làm cho đời sống tinh thần của nhân dân tỉnh Ắttapư càng trở
nên phong phú mang đậm bản sắc dân tộc.
1.1.2. Tỉnh uỷ tỉnh Ắttapư - chức năng, nhiệm vụ, đặc điểm
Đảng bộ và Tỉnh uỷ Ắttapư ra đời từ rất sớm, Đảng bộ tỉnh đã được tổ
chức vào năm 1953 do Đảng cộng sản “Bộ phận Lào” bổ nhiệm, đồng chí
Pheng Phọi Pha Nịt là bí thư Tỉnh uỷ đầu tiên. Tỉnh uỷ lúc đó chỉ có 5 uỷ
viên, Đảng bộ và Tỉnh uỷ được xây dựng và phát triển mạnh mẽ cùng với sự
phát triển của Đảng và sự nghiệp cách mạng của nhân dân các bộ tộc Lào.
Đảng bộ và Tỉnh uỷ Ắttapư đã lãnh đạo nhân dân toàn tỉnh kháng chiến chống
Thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ xâm lược giành được thắng lợi to lớn. Qua
thời gian 8 năm lãnh đạo sự nghiệp cách mạng đấu tranh chống Thực dân
Pháp và Đế quốc Mỹ Đảng bộ tỉnh mới có cơ hội triệu tập tiến hành Đại hội
lần thứ I của mình vào ngày 21 tháng 11 năm 1961 tại làng Nặm Kông, huyện
Xạ nảm xay. Đại hội đã bầu tỉnh uỷ gồm 13 đồng chí và bầu đồng chí Khăm
khươn Sỷ Sạ Vạt làm Bí thư Tỉnh uỷ. Sau Đại hội lần thứ I của Đảng bộ tỉnh,


11
Tỉnh uỷ tiếp tục lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống và đánh đuổi Đế quốc
Mỹ xâm lược giành được thắng lợi giải phóng tồn tỉnh khỏi ách thống trị của
Đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai vào ngày 24 tháng 6 năm 1970
Sau đó phong trào cách mạng đánh đuổi Đế quốc Mỹ của nhân dân
toàn quốc tiếp tục phát triển và giành được thắng lợi to lớn, giải phóng đất
nước vào ngày 2 tháng 12 năm 1975, xoá bỏ chế độ vương quốc phong kiến

và thiết lập chế độ CHDCND Lào lên thay. Sau khi đất nước được giải phóng
Đảng NDCM Lào nói chung, Đảng bộ và Tỉnh uỷ Ắttapư nói riêng đã tập
trung vào lãnh đạo nhân dân toàn tỉnh bảo vệ vững chắc những thành quả
cách mạng, hàn gắn vết thương do chiến tranh gây ra và xây dựng quê hương
thân yêu của mình ngày càng được phát triển.
Bắt đầu từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng NDCM Lào
diễn ra từ ngày 13-15 tháng 11 năm 1986, Đảng đã đề ra đường lối đổi mới
tồn diện có ngun tắc của mình, Đảng bộ và Tỉnh uỷ Ắttapư đã tiếp thu, cụ
thể hoá và lãnh đạo tổ chức thực hiện từng bước có hiệu quả, đưa nhân dân
tồn tỉnh vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, thách thức quyết liệt tiến lên giai
đoạn phát triển mới, đóng góp một số bài học kinh nghiệm có giá trị để Đảng
sửa đổi, bổ sung chủ trương, chính sách phát triển kinh tế-xã hội, trong sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong quá trình xây dựng và trưởng
thành, mặc dù Đảng bộ và Tỉnh uỷ đã trải qua mọi khó khăn, gian khổ và
thách thức lớn, nhưng nhìn chung Đảng bộ tỉnh Ắttapư ln được xây dựng
có năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu cao, liên tục phát triển và hoàn thành
nhiệm vụ trong các thời kỳ cách mạng, góp phần to lớn vào thành quả cách
mạng của toàn Đảng, toàn dân.
Hiện nay, nhiệm kỳ Đảng bộ tỉnh khoá VIII, Đảng bộ tỉnh có 8 đảng bộ
trực thuộc gồm: Đảng bộ huyện Xámặckhixay, Sảnxay, Saysệtthá, Xạ
nảmxay, Phuvông, Đảng bộ quân sự tỉnh, Đảng bộ công an tỉnh; với 313 tổ
chức cơ sở đảng(TCCSĐ) và 6.152 đảng viên. Tỉnh uỷ có 27 uỷ viên, trong


12
đó nữ 4 uỷ viên, uỷ viên Ban thường vụ Tỉnh uỷ có 9 uỷ viên, nữ 1 uỷ viên.
Vai trò to lớn rất quan trọng của Tỉnh uỷ đối với thắng lợi của sự
nghiệp cách mạng trên địa bàn tỉnh đã được khẳng định và được thực tiễn
hoạt động cách mạng của Tỉnh uỷ, Đảng bộ tỉnh và nhân dân Ắttapư chứng
minh. Nhất là trong giai đoạn hiện nay vai trị của Tỉnh uỷ lại càng quan

trọng, đó là nhân tố quyết định mọi thắng lợi trên địa bàn tỉnh. Đường lối đổi
mới toàn diện đất nước do Đảng đề ra và lãnh đạo thực hiện được Tỉnh uỷ
quán triệt, cụ thể hố và lãnh đạo nhân dân tồn tỉnh tổ chức thực hiện thu
được thắng lợi to lớn. Sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ đối với sự nghiệp phát triển
kinh tế-xã hội, quốc phịng-an ninh trong đó có lãnh đạo kinh tế là nhân tố
quyết định để các hoạt động ấy đi đúng đường lối, quan điểm của Đảng, kinh
tế-xã hội phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Vai trò rất quan trọng của Tỉnh uỷ đối với sự phát triển về mọi mặt của
tỉnh, mà trọng tâm là lãnh đạo phát triển kinh tế-xã hội được thể hiện qua
những điểm sau:
- Tỉnh uỷ Ắttapư là một tổ chức đảng trong hệ thống tổ chức của Đảng
từ trung ương đến cơ sở, đó là tổ chức thứ hai sau Ban chấp hành Trung ương
Đảng, Tỉnh uỷ là cấp dưới trực tiếp của Ban chấp hành Trung ương Đảng.
Tỉnh uỷ Ắttapư lãnh đạo Đảng bộ tỉnh có hệ thống tổ chức từ tỉnh đến cơ sở
và có đơng đảo đội ngũ đảng viên, hoạt động trên một địa bàn rộng lớn và có
dân cư đơng đúc, lãnh đạo mọi mặt trên địa bàn tỉnh. Ắttapư là cấp hành
chính thứ hai sau Trung ương, trong hệ thống 3 cấp của Nhà nước Lào, quản
lý một khu vực lãnh thổ rộng lớn, đơng dân cư. Tỉnh có vị trí quan trọng về
kinh tế, chính trị, quốc phịng, an ninh đối với đất nước. Tỉnh uỷ là cơ quan
lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh giữa hai kỳ Đại hội của Đảng bộ tỉnh; chịu trách
nhiệm lãnh đạo toàn bộ hoạt động của Đảng bộ tỉnh từ xây dựng nội bộ Đảng
đến hoạt động lãnh đạo các tổ chức trong hệ thống chính trị, các lĩnh vực của
đời sống xã hội, trong đó có cả lãnh đạo kinh tế. Tỉnh uỷ là hạt nhân lãnh đạo
của Đảng bộ tỉnh, vận động giáo dục nhân dân thực hiện thắng lợi các nhiệm


13
vụ kinh tế - xã hội của tỉnh và chính sách, pháp luật của Nhà nước.
- Tỉnh uỷ tiếp nhận đường lối, chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính
sách, pháp luật của Nhà nước và tổ chức thực hiện trên địa bàn tỉnh, biến

đường lối, chủ trương, chính sách đó thành hiện thực. Tỉnh uỷ có thể động
viên khá lớn sức người, sức quả để tiến hành một nhiệm vụ trọng tâm, hoặc
một dự án kinh tế - xã hội quan trọng. Tỉnh uỷ cũng có đủ tư cách để liên kết
tạo sự phối hợp với các tỉnh khác, với các cơ quan trung ương để hoạt động
đạt kết quả tốt.
- Tỉnh uỷ còn là cơ quan cấp trên trực tiếp của các huyện uỷ, và các
Đảng uỷ trực thuộc Tỉnh uỷ, trực tiếp chỉ đạo công tác xây dựng Đảng, lãnh
đạo các lĩnh vực đời sống xã hội, trong đó có chỉ đạo phát triển kinh tế. Sự
lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn, sáng tạo của Tỉnh uỷ là nhân tố đặc biệt quan
trọng để ngành kinh tế của các huyện phát triển mạnh mẽ và đúng hướng.
- Sự phát triển mọi mặt của đời sống xã hội của tỉnh, trong đó có kinh
tế phụ thuộc và được quyết định bởi sự lãnh đạo đúng đắn của Tỉnh uỷ. Bởi
vậy, nâng cao chất lượng lãnh đạo của Tỉnh uỷ trong điều kiện hiện nay, trong
đó có năng lực lãnh đạo kinh tế là một nhiệm vụ trọng tâm và là vấn đề rất
cần thiết và cấp bách. Nếu Tỉnh uỷ yếu kém, năng lực lãnh đạo kinh tế hạn
chế, thậm chí khơng có chủ trương và giải pháp đúng đắn để giải quyết những
vấn đề bức xúc nảy sinh trong thực tiễn sẽ xuất hiện những phức tạp, thậm chí
trở thành điểm nóng, đưa lại hậu quả khó lường. Điều đó sẽ làm cho vai trị
lãnh đạo của Tỉnh uỷ giảm xuống, kinh tế - xã hội không phát triển, ảnh
hưởng nhất định đến sự phát triển chung của cả nước.
* Chức năng của Tỉnh uỷ Ắttapư
Vai trò, chức năng chung nhất của Đảng là đội tiên phong chính trị của
giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của cả dân tộc. Chức năng chủ
yếu của cấp uỷ đảng nói chung và của Tỉnh uỷ Ắttapư nói riêng là lãnh đạo
chính trị đối với tồn bộ hệ thống chính trị và xã hội trên địa bàn tỉnh, đảm


14
bảo cho các hoạt động xây dựng Đảng, chính quyền, Mặt trận Lào xây dựng
đất nước và các đoàn thể nhân dân, các tổ chức xã hội, nghề nghiệp của tỉnh

hoạt động có hiệu quả, đảm bảo cho các lĩnh vực đời sống xã hội trên địa bàn
tỉnh phát triển theo đúng đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp
luật của Nhà nước và theo đúng định hướng xã hội chủ nghĩa.
Sự lãnh đạo của tỉnh uỷ đối với các hoạt động nêu trên là sự lãnh đạo
toàn diện, tức là Tỉnh uỷ đề ra chủ trương, quyết định và cụ thể hố các chủ
trương, quyết định đó, lãnh đạo tổ chức thực hiện, kiểm tra giám sát các tổ
chức đảng, đảng viên trong thực hiện các chủ trương, quyết định của Tỉnh uỷ
và sơ kết, tổng kết rút ra những kinh nghiệm, kể cả việc kiểm tra, giám sát
việc chuẩn bị ra quyết định và ban hành quyết định.
Mỗi tổ chức, mỗi lĩnh vực đời sống xã hội có đặc điểm riêng, mỗi tổ
chức lại có chức năng, nhiệm vụ khác nhau. Sự lãnh đạo của tỉnh uỷ đối với
từng tổ chức, từng lĩnh vực đời sống xã hội có nội dung và phương thức khác
nhau. Bởi vậy, cùng xuất phát từ nhiệm vụ của tổ chức đó, từ tính chất của
cơng việc, đặc điểm cụ thể để xác định nội dung, phương thức lãnh đạo phù
hợp. Song chức năng lãnh đạo của Tỉnh uỷ là sự lãnh đạo chính trị, tức là
Tỉnh uỷ lãnh đạo các tổ chức, các lĩnh vực đời sống xã hội, chủ yếu bằng các
chủ trương, quyết định, định hướng đảm bảo cho các hoạt động của các tổ
chức, lĩnh vực đó theo đúng định hướng xã hội chủ nghĩa. Tỉnh uỷ không can
thiệp quá sâu, không bao biện làm thay công việc cụ thể của các tổ chức mà
Tỉnh uỷ lãnh đạo, phát huy vai trò, chủ động, sáng tạo của các tổ chức để hoạt
động đạt kết quả cao.
* Nhiệm vụ của Tỉnh uỷ Ắttapư
Nhiệm vụ của Tỉnh uỷ, trước hết là tuân thủ nhiệm vụ được quy định
tại điều 21, Điều lệ Đảng NDCM Lào thông qua tại Đại hội lần thứ IX của
Đảng. Trên cơ sở đó, xuất phát từ chức năng của Tỉnh uỷ, từ hướng dẫn của
Trung ương, từ nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ tỉnh và thực tế hoạt động của


15
Tỉnh uỷ những năm qua, Tỉnh uỷ Ắttapư có các nhiệm vụ chủ yếu sau:

Một là, lãnh đạo, chỉ đạo tồn diện các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn
hố - xã hội, quốc phòng - an ninh, xây dựng Đảng, mà trọng tâm là lãnh đạo
kinh tế; xây dựng và hoạt động của các tổ chức trong hệ thống chính trị
(HTCT) của tỉnh giữa hai kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh.
Tỉnh uỷ luôn xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm và then chốt, là nhiệm
vụ hàng đầu trong các nhiệm vụ của Tỉnh uỷ. Đối với nhiệm vụ trên, Tỉnh uỷ
thường xuyên đề ra các nghị quyết, chủ trương, kế hoạch có tính định hướng
cho hành động của tồn tỉnh. Tỉnh uỷ tập trung trí tuệ của tồn tỉnh để đề ra
được nghị quyết, chủ trương, kế hoạch đúng đắn, có tầm chiến lược và đạt
hiệu quả, thúc đẩy toàn diện các lĩnh vực đời sống xã hội của tỉnh phát triển.
Hai là, quán triệt, triển khai, tổ chức thực hiện các nghị quyết, chỉ thị
của Trung ương và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh. Thảo luận, quyết định
chương trình cơng tác q, 6 tháng, năm, tồn khoá và ra các nghị quyết
chuyên đề về kinh tế - xã hội (KT-XH), quốc phịng - an ninh, cơng tác xây
dựng Đảng, công tác vận động nhân dân.
Ba là, thảo luận, thông qua kế hoạch phát triển KT-XH và kế hoạch
ngân sách hàng năm do chính quyền của tỉnh chuẩn bị. Nhiệm vụ này là một
trong những phương pháp lãnh đạo hiệu quả của Tỉnh uỷ. Tỉnh uỷ thường
xuyên tổ chức thảo luận, thông qua kế hoạch phát triển KT-XH và kế hoạch
ngân sách để nhận được sự đồng thuận của Tỉnh uỷ, tìm ra các giải pháp hữu
hiệu nhằm thực hiện nhiệm vụ đã đề ra.
Bốn là, quyết định chủ trương, về công tác tổ chức bộ máy và cán bộ,
theo qui định của Điều lệ Đảng và phân cấp quản lý cán bộ, quyết định nhân
sự ứng cử các chức danh chủ chốt của Tỉnh uỷ.
Vấn đề công tác tổ chức là một trong ba nội dung quan trọng trong
công tác xây dựng Đảng mà Tỉnh uỷ xác định phải được thực hiện thường
xuyên, liên tục. Công tác cán bộ là nội dung lãnh đạo quan trọng trong các nội
dung lãnh đạo của Tỉnh uỷ. Tỉnh uỷ thực hiện các nhiệm vụ khác cần thông



16
qua cán bộ, vì thế Tỉnh uỷ đề ra các quyết định chủ trương, về công tác tổ
chức bộ máy và cán bộ, theo qui định của Điều lệ Đảng và phân cấp quản lý
cán bộ, quyết định nhân sự ứng cử các chức danh chủ chốt của Tỉnh uỷ.
Năm là, thảo luận cho ý kiến về tình hình hoạt động của Ban Thường
vụ các cơ quan Đảng và thực hiện chính sách đối với cán bộ các đồn thể
trong tỉnh.
Hoạt động của Ban Thường vụ, các cơ quan Đảng đặt dưới sự lãnh đạo
của Tỉnh uỷ, Tỉnh uỷ cho ý kiến đối với các cơ quan này nhằm chỉ đạo, định
hướng hoạt động đúng của các cơ quan, đoàn thể trong thực hiện nhiệm vụ
chính trị của từng tổ chức
Sáu là, quyết định qui chế hoạt động và chương trình làm việc tồn
khố của Uỷ ban kiểm tra Tỉnh uỷ. Kiểm tra, giám sát hoạt động của các tổ
chức đảng trực thuộc và cán bộ, đảng viên, trước hết là các tổ chức cơ sở đảng
(TCCSĐ) và những đảng viên và cán bộ thuộc diện Tỉnh uỷ quản lý.
Quyết định, quy chế hoạt động là vấn đề bắt buộc cho mỗi cơ quan, tổ
chức. Tỉnh uỷ có quyết định quy chế hoạt động và chương trình làm việc rõ
ràng, cụ thể, khoa học cho các ban, các tổ chức. Đồng thời thực hiện nhiệm vụ
kiểm tra, giám sát đối với các TCCSĐ và những đảng viên thuộc diện Tỉnh uỷ
quản lý để thực hiện vai trò lãnh đạo của Tỉnh uỷ.
Bảy là, chuẩn bị báo cáo chính trị, dự kiến nhân sự và tổ chức Đại hội
Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ tới. Cơng tác chuẩn bị báo cáo chính trị được tỉnh uỷ
thực hiện theo đúng quy định của Đảng. Sự chuẩn bị này phải được thực hiện
trong cả nhiệm kỳ của Ban Thường vụ. Trên cơ sở tổng kết thực tiễn các vấn
đề kinh tế, đời sống xã hội của tỉnh. Vấn đề nhân sự được Tỉnh uỷ thực hiện
đúng quy định và đáp ứng yêu cầu của tỉnh.
* Đặc điểm
- Đặc điểm về tổ chức và nhiệm vụ của Tỉnh uỷ Ắttapư
Đặc điểm tổ chức: Tỉnh uỷ ln được kiện tồn, chất lượng được nâng
lên, đủ trình độ, năng lực lãnh đạo Đảng bộ tỉnh và nhân dân trong tỉnh thực



17
hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ tỉnh.
Cơ cấu tổ chức của Tỉnh uỷ gồm: Ban Tuyên giáo, Uỷ ban Kiểm tra,
Ban Tổ chức, Ban Dân vận, Văn phòng. Tỉnh uỷ (Ban chấp hành Đảng bộ
tỉnh) được Đại hội đại biểu đảng bộ lần thứ VIII bầu ra gồm 27 uỷ viên, trong
đó có 23 nam, 4 nữ. Ban thường vụ Tỉnh uỷ do Tỉnh uỷ bầu ra gồm có 9 uỷ
viên, là cơ quan lãnh đạo có nhiệm vụ giải quyết những nhiệm vụ do Ban
chấp hành Đảng bộ (BCHĐB) tỉnh giao cho. Thường trực Tỉnh uỷ là bộ phận
giúp việc của Thường vụ Tỉnh uỷ. Độ tuổi bình qn của các đồng chí trong
BCHĐB tỉnh nhiệm kỳ đầu là 50 tuổi; về trình độ chuyên mơn: 01 đồng chí
có trình độ tiến sỹ; 06 đồng chí có trình độ thạc sỹ; 04 đồng chí có trình độ
đại học.
Về trình độ lý luận chính trị: 09 đồng chí có trình độ cao cấp; 06 đồng
chí có trình độ trung cấp; cịn lại là trình độ sơ cấp [8, tr.98].
Các đồng chí tỉnh uỷ viên ln rèn luyện giữ gìn phẩm chất đạo đức
của người cán bộ, đảng viên, sống giản dị trong sạch, lành mạnh, sâu sát cơ
sở, gắn bó với nhân dân; thường xuyên tự học tập nâng cao trình độ và năng
lực cơng tác, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ được giao. Gia đình của họ
gương mẫu chấp hành các chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp
luật của Nhà nước, thực hiện nghĩa vụ cơng dân, có trách nhiệm xây dựng địa
phương nơi cư trú.
Đặc biệt là, đội ngũ huyện uỷ viên nhiệm kỳ này năng lực tổ chức thực
tiễn được nâng lên một bước, đã tích luỹ được những kinh nghiệm bổ ích về
hoạt động lãnh đạo và cơng tác đảng, công tác dân vận trong điều kiện thực
hiện kinh tế thị trường.
- Đặc điểm về nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ tỉnh mà Tỉnh uỷ phải
lãnh đạo thực hiện:
Tỉnh uỷ lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ tỉnh rất

nặng nề, mà trọng tâm là lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết


18
những vấn đề xã hội, văn hoá, giáo dục, y tế và quốc phòng, an ninh đáp ứng
yêu cầu của một địa phương được xác định là trọng tâm KT-XH, quốc phòng,
an ninh của tỉnh Ắttapư.
Lãnh đạo phát triển KT-XH nhanh và bền vững trong điều kiện hiện
nay là công việc rất khó, đây là vấn đề tất yếu của sự phát triển, là yêu cầu
của Tỉnh uỷ, là nguyện vọng chính đáng của nhân dân các dân tộc trong tỉnh.
Giải phóng đất nước, giành độc lập dân tộc là nhằm để xây dựng chủ nghĩa xã
hội (CNXH) đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân, đó là mệnh
lệnh tối thượng đối với Đảng, Nhà nước mà trước hết là đối với Đảng bộ tỉnh,
đứng đầu chịu trách nhiệm là Tỉnh uỷ Ắttapư.
Trọng tâm lãnh đạo của Tỉnh uỷ là phát triển kinh tế, trong đó chuyển
dịch cơ cấu kinh tế, ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến là một trọng điểm
nhằm thực hiện thắng lợi chủ trương đẩy nhanh cơng nghiệp hố, hiện đại hố
(CNH, HĐH) đất nước.
Ngồi nhiệm vụ đó, Tỉnh uỷ Ắttapư cịn lãnh đạo giải quyết những vấn
đề xã hội trên địa bàn tỉnh. Những vấn đề này diễn biến rất phức tạp, vấn đề
đặt ra cấp bách là giải quyết việc làm, giáo dục, việc học hành của con em
đồng bào các dân tộc, việc chữa bệnh tật,… nhất là ngăn chặn và đẩy lùi các
tệ nạn xã hội, các phong tục tập quán lạc hậu còn tồn tại trong đồng bào các
dân tộc thiểu số; lãnh đạo thực hiện tốt chính sách dân tộc của Đảng, xây
dựng khối đồn kết tồn dân… Đồng thời Tỉnh uỷ cịn lãnh đạo thực hiện
nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, xây dựng thế trận quốc phịng tồn dân và an
ninh nhân dân trên địa bàn tỉnh, nhằm giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo
trật tự, an toàn xã hội và bảo vệ Tổ quốc.
- Đặc điểm về địa bàn, môi trường hoạt động:
Tỉnh uỷ lãnh đạo trên địa bàn rộng lớn, phức tạp, cơ sở hạ tầng còn

nhiều yếu kém, xuất phát điểm CNH, HĐH của tỉnh cịn thấp.
Như đã trình bày trên, tỉnh Ắttapư chia thành 3 vùng chủ yếu, mỗi vùng


19
có đặc trưng, thế mạnh riêng về phát triển kinh tế, song điều đó cũng gây khó
khăn khơng nhỏ cho việc đề ra các chủ trương, nghị quyết lãnh đạo mọi mặt,
nhất là lãnh đạo kinh tế của Tỉnh uỷ; phải chi tiết cụ thể, phù hợp với từng
vùng hạn chế nhất định đến sự chỉ đạo tập trung thống nhất. Địa bàn hoạt
động lãnh đạo của Tỉnh uỷ lại rất rộng lớn; cơ sở hạ tầng tuy đã được cải
thiện, song vẫn cịn nhiều khó khăn. Trong những năm qua kinh tế của tỉnh
tuy có sự tăng trưởng khá, song xuất phát điểm để tiến hành CNH, HĐH nông
nghiệp, nơng thơn trên địa bàn tỉnh cịn rất thấp, nhất là cơ sở hạ tầng kỹ thuật
và chất lượng nguồn nhân lực.
- Đặc điểm về đối tượng lãnh đạo của Tỉnh uỷ:
Đối tượng lãnh đạo của Tỉnh uỷ rất đa dạng, phong phú, trình độ mọi
mặt đã được nâng lên một bước, song cũng còn nhiều vấn đề phải tập trung
giải quyết.
Đối tượng lãnh đạo của Tỉnh uỷ Ắttapư chủ yếu là đồng bào các dân
tộc trong đó đơng nhất là dân tộc Lào Lùm (chiếm 85% tổng số dân của tỉnh).
Trình độ dân trí cịn thấp so với các tỉnh khác trong cả nước, hạn chế không
nhỏ đến cách nghĩ, tầm nhìn, nhận thức về chính trị và tiếp thu, ứng dụng
khoa học, công nghệ tiên tiến vào sản xuất, ở nhiều nơi, phương thức sản xuất
độc canh, tự túc, tự cấp còn tồn tại khá nặng. Trong các bản của đồng bào dân
tộc thiểu số, già làng, trưởng bản chi phối mạnh mẽ đến cách nghĩ, tầm nhìn
và mọi hoạt động trên địa bàn. Sự đoàn kết giữa các dân tộc tuy đã được xây
dựng củng cố, song cũng cịn nảy sinh khơng ít vấn đề bức xúc, phải giải
quyết, trong khi đó, các thế lực thù địch lại tăng cường xuyên tạc, vu khống
gây chia rẽ giữa các dân tộc.
1.1.3. Phát triển kinh tế ở tỉnh Ắttapư - quan niệm,

nội dung, đặc điểm
* Quan niệm về phát triển kinh tế ở tỉnh Ắttapư
Để đưa ra quan niệm về phát triển kinh tế ở tỉnh Ắttapư, cần làm rõ


20
khái niệm kinh tế là gì? Kinh tế là một khái niệm hết sức rộng lớn, hiểu theo
nghĩa là lĩnh vực hoạt động thuộc về đời sống vật chất của con người, thì hoạt
động kinh tế là hoạt động giữ vai trò cơ bản và quyết định nhất đối với tất cả
các hoạt động khác của đời sống vật chất, bởi nó là hoạt động tạo ra các giá trị
vật chất để duy trì sự tồn tại của con người và xã hội loài người.
Song, hoạt động kinh tế hiểu theo nghĩa là các nội dung và hình thức
hoạt động của nó, thì kinh tế có hai nội dung và hình thức hoạt động cơ bản là
sản xuất ra các giá trị vật chất và tiêu dùng các giá trị ấy cho đời sống con
người và cho chính q trình sản xuất. Để phục vụ hai quá trình hoạt động cơ
bản này, cùng với sự tiến bộ của lực lượng sản xuất xã hội phát triển, hoạt
động kinh tế tất yếu địi hỏi phải có các hoạt động dịch vụ phát triển tương
ứng nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng. Trừu tượng hoá các hoạt
động sản xuất vô cùng phong phú và phức tạp của đời sống kinh tế hiện đại,
người ta phân chia hoạt động kinh tế ra thành các ngành kinh tế cơ bản như:
ngành kinh tế công nghiệp, ngành kinh tế nông nghiệp, ngành kinh tế dịch vụ.
Đặc trưng của sự phát triển các ngành kinh tế là trình độ xã hội hố của lực
lượng sản xuất được thực hiện trong các ngành kinh tế đó (trình độ xã hội hố
của con người và công cụ sản xuất).
Nhưng sản xuất của con người từ xưa cho đến nay, chưa bao giờ là
những hoạt động sản xuất đơn lẻ, biệt lập nhau giữa những con người sống
trong cộng đồng xã hội. Ngay từ thủa hồng hoang, sống bằng hái lượm và săn
bắn, tổ tiên con người đã phải hợp tác và quan hệ chặt chẽ với nhau mới có
thể săn bắt và hái lượm có hiệu quả. Chính vì vậy, sản xuất của con người, ở
bất cứ trình độ nào, đều tất yếu phải diễn ra trong một quan hệ sản xuất nhất

định. Đặc trưng của sự phát triển các quan hệ sản xuất xã hội là tính chất xã
hội hố quan hệ sở hữu của con người với tư liệu sản xuất (công cụ sản xuất,
tài nguyên). Sản xuất xã hội diễn ra nhịp nhàng, hiệu quả khi có sự phù hợp
giữa quan hệ sản xuất với trình độ của lực lượng sản xuất. Từ những dẫn giải


21
trên đây, có thể quan niệm: kinh tế là hoạt động cơ bản của con người sản
xuất ra các giá trị vật chất phục vụ tiêu dùng xã hội, nhằm thoả mãn lợi ích
của cá nhân hay cộng đồng; hoạt động đó diễn ra trong một quan hệ sản xuất
khách quan. Nói cách khác, kinh tế là tồn bộ những hoạt động và quan hệ
của con người trên lĩnh vực sản xuất các sản phẩm vật chất, tinh thần và dịch
vụ phục vụ quá trình sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất, trao đổi và tiêu
dùng của con người.
Phát triển kinh tế ở tỉnh Ắttapư:
Trên con đường phát triển, nền kinh tế của nước CHDCND Lào nói
chung, kinh tế của tỉnh Ắttapư nói riêng đang ở trình độ chậm phát triển, xét trên
các khía cạnh trình độ xã hội hoá của lực lượng sản xuất, sự phù hợp của quan
hệ sản xuất với trình độ lực lượng sản xuất; đồng thời cũng có thể xét trên khía
cạnh năng suất lao động và thu nhập bình quân đầu người tính theo GDP…
Thực hiện đường lối đổi mới sự nghiệp xây dựng nước CHDCND Lào
theo định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN), nền kinh tế chuyển từ mơ hình
kinh tế tập trung, kế hoạch hoá sang nền kinh tế sản xuất hàng hoá nhiều
thành phần, từng bước xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.
Là một tỉnh có tiềm năng phát triển kinh tế của CHDCND Lào, kinh tế của
tỉnh Ắttapư đang chuyển mạnh theo hướng phát triển kinh tế thị trường, định
hướng XHCN. Vì vậy khi nói kinh tế của tỉnh Ắttapư là nói tới kinh tế sản
xuất hàng hoá theo cơ chế thị trường, định hướng XHCN.
* Nội dung phát triển kinh tế ở tỉnh Ắttapư
Một là, phải xây dựng cơ cấu kinh tế phù hợp với điều kiện cụ thể của

tỉnh Ắttapư. Cơ cấu kinh tế của tỉnh bao gồm 4 cơ cấu chính: cơ cấu các thành
phần kinh tế; cơ cấu ngành kinh tế; cơ cấu thị trường và cơ cấu đầu tư phát triển.
Về cơ cấu thành phần kinh tế, giải quyết đúng và trúng vấn đề này
chính là tạo ra quan hệ sản xuất phù hợp để tạo điều kiện cho lực lượng sản
xuất phát triển. Tỉnh Ắttapư chủ trương lấy thành phần kinh tế nhà nước làm


22
nòng cốt cho sự phát triển các thành phần kinh tế còn lại; kêu gọi đầu tư tư
nhân và nhà nước, trong nước và ngồi nước; khuyến khích tư nhân đầu tư
vào nông nghiệp, lâm nghiệp, công nghiệp và dịch vụ; xem xét tạo ra một số
ưu đãi cho thành phần kinh tế hợp tác xã phát triển nhằm tăng khả năng cạnh
tranh của hàng hố nơng nghiệp và tiểu thủ công nghiệp trên thị trường nội
địa, quốc tế.
Về cơ cấu ngành kinh tế, các ngành kinh tế của tỉnh Ắttapư đang trong
quá trình hình thành và phát triển. Trong ba ngành kinh tế cơ bản nói trên,
ngành kinh tế nơng nghiệp, lâm nghiệp ra đời sớm và có thành tựu phát triển
hơn cả, bảo đảm cho sự ổn định chính trị xã hội, tạo điều kiện cho cơng
nghiệp phát triển cả về lao động, vốn, tài nguyên, thị trường. Kinh tế cơng
nghiệp cịn non trẻ, thiếu kinh nghiệm, qui mơ nhỏ song có tiền đồ phát triển
to lớn cùng với xu hướng CNH, HĐH đất nước. Ngành kinh tế du lịch, dịch
vụ có thể nói là ngành kinh tế trẻ trung đầy tiềm năng phát triển. Các hoạt
động ngân hàng, tài chính, bảo hiểm, thương nghiệp, giao thơng, du lịch trên
địa bàn phát triển khá nhanh nhằm đáp ứng yêu cầu vốn và lưu chuyển hàng
hoá cho các ngành kinh tế khác phát triển.
Về cơ cấu thị trường trên địa bàn, tỉnh Ắttapư đang trong quá trình xây
dựng, củng cố và kiện tồn các loại thị trường hàng hố; thị trường vốn; thị
trường lao động; thị trường khoa học. công nghệ; thị trường đầu tư; thị trường
bất động sản. Những thị trường này ở tỉnh Ắttapư mới được xây dựng, đang
trong q trình củng cố và hồn thiện. Kinh tế sản xuất hàng hoá theo cơ chế

thị trường tất yếu địi hỏi phải có các thị trường phát triển ngày càng đồng bộ
và hoàn thiện mới đáp ứng được yêu cầu sự phát triển của nó.
Về cơ cấu đầu tư, trên cơ sở qui hoạch phát triển KT-XH của tỉnh, hiện
tại tỉnh Ắttapư chủ trương xây dựng cơ cấu đầu tư hợp lý, bao gồm: đầu tư của
Nhà nước trên địa bàn, vốn đầu tư từ ngân sách và các nguồn vay do Nhà nước
bảo lãnh; đầu tư tư nhân trong nước; đầu tư cá nhân và các tổ chức quốc tế; hợp


23
tác đầu tư giữa tỉnh và các tổ chức quốc tế. Vấn đề quan trọng nhất của đầu tư
là tính hiệu quả của đồng vốn và tránh lãng phí, tham nhũng, tiêu cực.
Hai là, phải tạo ra sự tăng trưởng bền vững gắn với tiến bộ và công
bằng xã hội giữa các ngành kinh tế của tỉnh, đó là: ngành kinh tế nông
nghiệp, lâm nghiệp; ngành kinh tế công nghiệp và xây dựng; ngành kinh tế du
lịch và dịch vụ. Muốn có phát triển bền vững phải từng bước chuyển mạnh từ
kinh tế tự cung, tự cấp được bao cấp mạnh sang kinh tế sản xuất hàng hoá; từ
sản xuất lấy khai thác tài nguyên để tăng trưởng nhanh sang đầu tư công nghệ
và kỹ thuật cho tất cả các ngành kinh tế để có năng suất cao hơn. Năng suất
lao động thấp đồng nghĩa với việc sản xuất hàng hố khơng có tính cạnh tranh
trên thị trường, và do đó sản xuất hàng hố khơng thể phát triển. Phát triển
bền vững địi hỏi phải bảo vệ mơi sinh, mơi trường trong sạch, lành mạnh cho
cuộc sống của con người. Kinh tế phát triển phải làm cho con người của các
bộ tộc Lào được sống khoẻ, sống thọ, sống lành mạnh mới có ý nghĩa. Kinh tế
phát triển địi hỏi phải có sự phân phối lợi ích tương đối cơng bằng giữa các
tầng lớp nhân dân và làm cho cuộc sống của mỗi người dân tiến bộ hơn về
văn hoá, tinh thần. Thực hiện tốt việc phát triển kinh tế gắn với tiến bộ và
công bằng xã hội là cơ sở để giải quyết tốt mối quan hệ giữa chính trị và kinh
tế trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở tỉnh Ắttapư hiện nay.
Ba là, xây dựng môi trường chính trị, pháp lý, văn hố - xã hội ổn
định, minh bạch, bình đẳng, dân chủ tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế

phát triển, cho nhân dân thực hiện vai trị làm chủ kinh tế.
Kinh tế khơng thể phát triển nếu tình hình chính trị trong tỉnh khơng ổn
định; quản lý hành chính của bộ máy chính quyền địa phương yếu kém, tiêu
cực; chính sách, luật pháp nhà nước khơng được thực thi nghiêm túc. Khơng
có nhà đầu tư nào mạo hiểm đầu tư vào những địa phương có mơi trường
chính trị, pháp lý khơng tốt. Nhân dân của những địa phương đó cũng khơng
thể n tâm bỏ vốn đầu tư phát triển khi có sự nhũng nhiễu, yếu kém, thiếu


24
minh bạch trong quản lý hành chính nhà nước và thực thi pháp luật, phân biệt
đối xử giữa các thành phần kinh tế. Hơn nữa, không chỉ cần tạo ra mơi trường
chính trị, pháp lý tốt, mà cịn phải tạo ra mơi trường văn hố - xã hội lành
mạnh, quyền làm chủ của nhân dân trong các hoạt động kinh tế được đảm
bảo. Do vậy, khi nói đến các nội dung kinh tế của tỉnh lại khơng thể khơng nói
đến nội dung chính trị, xã hội của kinh tế, khơng thể khơng quan tâm xây
dựng chính quyền địa phương trong sạch, vững mạnh, có năng lực quản lý và
tổ chức có hiệu quả các thành phần kinh tế; khơng thể khơng nói đến vai trị
làm chủ của nhân dân với tư cách là lực lượng sản xuất chủ yếu của nền kinh
tế và với tư cách người làm chủ toàn bộ quá trình sản xuất xã hội.
* Đặc điểm phát triển kinh tế ở tỉnh Ắttapư
Một là, diện tích của tỉnh rộng lớn, đất đai đa dạng, màu mỡ, phong phú
về tài nguyên thiên nhiên, thuận tiện cho việc phát triển kinh tế. Tỉnh có tổng
diện tích 1.032.000 ha, đất đang sử dụng là 250.000 ha chiếm 24, 22% tổng
diện tích đất tồn tỉnh, trong đó diện tích ruộng nước 21.600 ha, ruộng thuỷ
lợi 672 ha và diện tích vườn, nương, bãi 1.350 ha, còn lại hơn 227.000 ha là
đất chưa sử dụng, Ắttapư có nhiều tiềm năng về lâm nghiệp, đất rừng chiếm
hơn 70% diện tích của tồn tỉnh, là loại đất phù hợp với nhiều loại cây có điều
kiện xây dựng hệ thống rừng phòng hộ và tạo các vùng kinh tế hàng hố có
giá trị cao. Rừng Ắttapư có nhiều loại gỗ quý hiếm và có giá trị sử dụng cao

như: tếch, hương, lim, trầm hoa, cẩm lai, sao, trắc, sa mu, táu, sến, vàng tâm,
dổi, de, chò chỉ... và các loại luồng tre, nứa lớn nhất tồn quốc. Có diện tích
khoảng 608.984,87 ha là đồng cỏ có thể sử dụng cho chăn ni đại gia súc,
mặt khác tỉnh Ắttapư cịn có nhiều tài ngun khống sản như: vàng, đồng,
bốc sít. Điều đó đã trở thành động lực để phát triển KT-XH của tỉnh.
Hai là, cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế được giải quyết khá cơ
bản. Cơ sở hạ tầng được quan tâm xây dựng; hệ thống đường giao thơng nơng
thơn có bước phát triển mạnh, 100% các huyện và phần lớn các bản làng đã


25
có đường ơ tơ đi lại thuận tiện, và một số bản làng đường đi lại cịn gặp nhiều
khó khăn. Ắttapư có quốc lộ 16A và 18B đi qua kết nôi giữa Đông Bắc Thái
Lan với vùng Tây Nguyên của Việt Nam, 7 dịng sơng trong tỉnh đã trở thành
đường thuỷ kết nối giữa các huyện, các bản làng, Ắttapư đã có cửa khẩu biên
giới (Phu Cưa - Bờ Y) giữa tỉnh Ắttapư (CHDCND Lào)và tỉnh Kon Tum
(CHXHCN Việt Nam), hiện nay đã nâng cấp thành cửa khẩu quốc tế. hệ
thống mạng lưới điện được phát triển tới các huyện và phần lớn các bản làng,
còn một số bản làng ở vùng sâu, vùng xa chưa có mạng điện lưới đi tới, hệ
thống thuỷ lợi đã được quan tâm xây dựng ở các huyện đủ khả năng tưới tiêu
phục vụ về việc phát triển kinh tế nông nghiệp tới 1.460 ha.
Ba là, cơ cấu kinh tế của tỉnh có sự chuyển dịch theo hướng tích cực,
phát huy tác dụng tốc độ tăng trưởng kinh tế, đời sống nhân dân được cải
thiện và nâng lên rõ rệt. Cơ cấu kinh tế của tỉnh được xác định: Phát triển kinh
tế nông - lâm nghiệp, công nghiệp, thương mại, du lịch và dịch vụ và khuyến
khích thợ thủ cơng của nhân dân. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh hàng
năm từ 2006 - 2010 là 8,5%/năm, GDP năm 2010 đạt tới 623 tỷ kíp, thu nhập
bình qn đầu người năm 2010 là 5 triệu kíp (614 USD), trong đó: nơng - lâm
nghiệp chiếm 32,2%; công nghiệp chiếm 37,6% và dịch vụ chiếm 30,2%
Bốn là, đội ngũ cán bộ hoạt động trong ngành kinh tế, mặc dù đã có

bước trưởng thành, năng lực lãnh đạo, quản lý điều hành đã được nâng lên
một bước, song vẫn còn bất cập trước yêu cầu phát triển kinh tế. Chất
lượng nguồn nhân lực đã được nâng lên, nhưng nhìn chung cịn chưa đáp
ứng được u cầu phát triển kinh tế của tỉnh trong giai đoạn hiện nay và
trong thời gian tới.
Năm là, sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh vẫn còn đứng
trước những khó khăn, thách thức. Nghề rừng là thế mạnh của tỉnh nhưng
chưa được phát huy mạnh mẽ. Trong những năm qua, do quản lý chưa chặt
chẽ nên trên địa bàn tỉnh đã xảy ra tình trạng khai thác rừng bừa bãi, làm cho


×