Tải bản đầy đủ (.pdf) (140 trang)

Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa 1997 đến 2010 (đề tài khoa học)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.52 MB, 140 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP ĐẠI HỌC

ĐẢNG BỘ TỈNH THÁI NGUYÊN
LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG
CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA 1997 - 2010
Mã số: ĐH2013 - TN06 - 13

Chủ nhiệm đề tài: ThS. Nguyễn Minh Tuấn

THÁI NGUYÊN, 12/ 2016


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP ĐẠI HỌC

ĐẢNG BỘ TỈNH THÁI NGUYÊN
LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG
CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA 1997 - 2010

Mã số: ĐH2013 - TN06 - 13

Chủ nhiệm đề tài

Xác nhận của tổ chức chủ trì



Ths. Nguyễn Minh Tuấn

THÁI NGUYÊN, 12/ 2016


i
DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA THỰC HIỆN ĐỀ TÀI VÀ ĐƠN VỊ
PHỐI HỢP CHÍNH
I. Thành viên thực hiện đề tài
-

ThS. Đoàn Thị Yến - Bộ môn Lịch sử - Trường Đại học Khoa học - Đại học
Thái Nguyên

-

ThS. Nguyễn Đại Đồng - Bộ môn Lịch sử - Trường Đại học Khoa học - Đại học
Thái Nguyên

II. Đơn vị phối hợp thực hiện
-

Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Thái Nguyên

-

Hội Nông dân tỉnh Thái Nguyên

-


Phòng Thống kê tỉnh Thái Nguyên

-

Thư viện tỉnh Thái Nguyên

-

Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

-

Phòng Tư liệu khoa Lịch sử - Đại học KHXH&NV - ĐHQG Hà Nội


ii
MỤC LỤC
DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA THỰC HIỆN ĐỀ TÀI VÀ ĐƠN VỊ PHỐI
HỢP CHÍNH..................................................................................................................... i
MỤC LỤC .......................................................................................................................ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI ................................................ iv
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU .................................................................. 5
Chương 1. ĐẢNG BỘ TỈNH THÁI NGUYÊN LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ .
NÔNG NGHIỆP TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2000 ..................................................... 15
1.1. Những căn cứ để xác định chủ trương phát triển kinh tế nông nghiệp ............ 15
1.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên ............................... 15
1.1.2. Tình hình kinh tế nông nghiệp trên địa bàn Thái Nguyên (1986 - 1997) ... 21
1.1.3. Chủ trương của Đảng về phát triển kinh tế nông nghiệp ............................ 24

1.2. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên .................................................. 26
1.2.1. Phát triển nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ............ 26
1.2.2. Xác định những vấn đề trọng tâm nhằm phát triển kinh tế nông nghiệp ... 27
1.3. Chỉ đạo thực hiện của Đảng bộ .................................................................... 29
1.3.1. Tập trung chỉ đạo phát triển kinh tế hộ, kinh tế trang trại, chuyển đổi Hợp
tác xã theo luật ...................................................................................................... 29
1.3.2. Bước đầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển sản xuất nông nghiệp .... 33
1.3.3. Tăng cường cơ sở vật chất, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất
nông nghiệp........................................................................................................... 39
TIỂU KẾT ........................................................................................................ 43
Chương 2. ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP TỪ NĂM 2001
ĐẾN NĂM 2010 ............................................................................................................ 45
2.1. Chủ trương đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp của Đảng bộ
tỉnh Thái Nguyên ............................................................................................... 45
2.1.1. Những yêu cầu đối với nhiệm vụ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
nông nghiệp........................................................................................................... 45
2.1.2. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh ..................................................................... 50
2.2. Chỉ đạo thực hiện đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp ....... 59


iii
2.2.1. Chỉ đạo thực hiện các chính sách, biện pháp đẩy mạnh công nghiệp hóa,
hiện đại hóa ........................................................................................................... 59
2.2.2. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ................................... 65
2.2.3. Phát triển cây công nghiệp mũi nhọn ......................................................... 73
2.2.4. Phát triển nông nghiệp gắn với hiện đại hóa nông thôn ............................. 76
TIỂU KẾT ........................................................................................................ 80
Chương 3. NHẬN XÉT, KINH NGHIỆM .................................................................... 82
3.1. Nhận xét ..................................................................................................... 82
3.1.1. Ưu điểm ...................................................................................................... 82

3.1.2. Hạn chế ....................................................................................................... 90
3.2. Kinh nghiệm ............................................................................................... 95
3.2.1. Nhận thức đúng vai trò của kinh tế nông nghiệp từ đó lựa chọn hướng đi,
giải pháp phù hợp với điều kiện của địa phương .................................................. 95
3.2.2. Gắn chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp với công nghiệp chế biến và
nhu cầu của thị trường một cách hiệu quả ............................................................ 97
3.2.3. Phát triển kinh tế nông nghiệp gắn lợi ích của nông dân............................ 99
TIỂU KẾT .......................................................................................................100
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 104
PHỤ LỤC .................................................................................................................... 118


iv
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI
STT

Chữ viết tắt

Nghĩa của chữ viết tắt

1

CNH, HĐH

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

2

HĐND


Hội đồng Nhân dân

3

HTX

Hợp tác xã

4

NN&PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

5

NXB

Nhà xuất bản

6

UBND

Ủy ban Nhân dân


iv
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Thông tin chung:
- Tên đề tài: Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp
theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa 1997 - 2010
- Mã số: ĐH2013 - TN06 - 13
- Chủ nhiệm: ThS Nguyễn Minh Tuấn
- Cơ quan chủ trì: Trường Đại học Khoa học - Đại học Thái Nguyên
- Thời gian thực hiện: 01/2013 - 12/2014
2. Mục tiêu:
Làm sáng tỏ sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên đối với kinh tế nông
nghiệp từ năm 1997 đến năm 2010; bước đầu rút ra một số kinh nghiệm lịch sử từ sự
lãnh đạo của Đảng bộ.
3. Tính mới và sáng tạo:
- Đề tài dựng lại một cách có hệ thống quá trình Đảng bộ Thái Nguyên quán
triệt, vận dụng những chủ trương, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với
kinh tế nông nghiệp vào thực tế địa phương từ năm 1997 đến năm 2010.
- Tạo dựng bức tranh sinh động về kinh tế nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên trong
những năm 1997 - 2010 dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh.
- Phân tích sự phát triển nhận thức của Đảng bộ trong quá trình lãnh đạo, chỉ
đạo thực hiện phát triển kinh tế nông nghiệp qua các giai đoạn 1997 - 2000, 2001 2010; góp phần tổng kết thực tiễn và lý luận, gợi mở những kinh nghiệm đúc kết trong
quá trình Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo kinh tế nông nghiệp.
4. Kết quả nghiên cứu:
- Đề tài góp phần tổng kết sự lãnh đạo của Đảng và Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên
đối với kinh tế nông nghiệp, một lĩnh vực chủ yếu của nền kinh tế Việt Nam trong
những năm đổi mới.
- Đề tài cung cấp một số dữ liệu có giá trị tổng kết thực tiễn để Đảng bộ tỉnh
Thái Nguyên tiếp tục hoạch định chủ trương và chỉ đạo đối với kinh tế nông nghiệp
trong thời kỳ mới đạt hiệu quả cao hơn.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài là tài liệu tham khảo phục vụ cho công tác giảng
dạy và nghiên cứu Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam ở các học viện, nhà trường.



v

5. Sản phẩm:
5.1. Sản phẩm khoa học: Có 03 bài báo đăng trên tạp chí Khoa học và 02
bài báo đăng trên Kỷ yếu hội thảo, hội nghị.
* Bài báo đăng trên tạp chí khoa học:
1. Nguyễn Minh Tuấn - Lê Văn Hiếu (2014), “Làm rõ vai trò của Đảng bộ tỉnh
Thái Nguyên với vấn đề phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng công
nghiệp hóa, hiện đại hóa 1997 - 2005”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại
học Thái Nguyên, 121(07), tr. 29 - 33.
2. Nguyễn Minh Tuấn (2016), “Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển
kinh tế nông nghiệp (1997 - 2011)”, Tạp chí Lịch sử Đảng, (303), tr. 87 - 90.
3. Nguyễn Minh Tuấn (2016), “Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển
cây công nghiệp mũi nhọn (1997 - 2010)”, Tạp chí Lịch sử Đảng, (311), tr.
98 - 101.
* Bài báo đăng trên Kỷ yếu hội thảo, hội nghị:
1. Nguyễn Minh Tuấn - Nguyễn Thị Liên (2014), “Quản lý, sử dụng tài nguyên
đất trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp,
nông thôn”, Kỷ yếu Hội nghị Nghiên cứu khoa học năm học 2013 - 2014,
NXB Đại học Thái Nguyên, tr. 116 - 125
2. Nguyễn Minh Tuấn - Lê Văn Hiếu (2015), “Sự phát triển kinh tế trang trại
ở tỉnh Thái Nguyên trong thời kỳ hội nhập ASEAN”, Kỷ yếu hội thảo quốc
tế: Kinh tế và văn hóa - xã hội các dân tộc thiểu số trong bối cảnh hội
nhập quốc tế - International conference on socio - cultural and economic
intergration of indigenous people in the context of Asean, tr. 591 - 595.
5.2. Sản phẩm đào tạo:
* Có 01 đề tài SVNCKH đã nghiệm thu:
Mai Thị Thùy Linh (2015), Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo xây dựng

nông thôn mới (2008 - 2015), Đề tài sinh viên nghiên cứu khoa học, Trường
Đại học Khoa học - Đại học Thái Nguyên.
* Có 01 KLTN Đại học đã nghiệm thu:


vi
Bùi Văn Chương (2015), Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế
nông nghiệp (2010 - 2015), Khóa luận tốt nghiệp Đại học, Trường Đại học Khoa
học, Đại học Thái Nguyên
* Đề tài là một phần của Luận án tiến sĩ của chủ nhiệm đề tài:
Tên đề tài: Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo kinh tế nông nghiệp từ năm
1997 đến năm 2010.
6. Phương thức chuyển giao, địa chỉ ứng dụng, tác động và lợi ích mang lại của
kết quả nghiên cứu:
- Đề tài góp phần tổng kết sự lãnh đạo của Đảng và Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên
đối với kinh tế nông nghiệp, một lĩnh vực chủ yếu của nền kinh tế Việt Nam trong
những năm đổi mới.
- Đề tài cung cấp một số dữ liệu có giá trị tổng kết thực tiễn để Đảng bộ tỉnh
Thái Nguyên tiếp tục hoạch định chủ trương và chỉ đạo đối với kinh tế nông nghiệp
trong thời kỳ mới đạt hiệu quả cao hơn.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài là tài liệu tham khảo phục vụ cho công tác giảng
dạy và nghiên cứu Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam ở các học viện, nhà trường.

Cơ quan chủ trì
(ký, họ và tên, đóng dấu)

Ngày 22 tháng12 năm 2016
Chủ nhiệm đề tài
(ký, họ và tên)


Nguyễn Minh Tuấn


vii
INFORMATION ON RESEARCH RESULTS
1. General information:
Project title: Thai Nguyen Provincial Party led agricultural economy towards
industrialization and modernization from 1997 to 2010.
Code number: ĐH2013 - TN06 - 13
Coordinator: MA. Nguyen Minh Tuan
Implementing institution: College of Sciences - Thai Nguyen University
Duration: from 01/2013 to 12/2014
2. Objective(s):
To clarify the process of Thai Nguyen provincial Party Committee led
agriculture economy from 1997 to 2010, on that basis, the project has concluded some
historical experiences to contribute to the leadership of the Thai Nguyen provincial
Communist Party Committee about this field for next period.
3. Creativeness and innovativeness:
The Project has reconstructed systematically about the process of the Thai
Nguyen provincial Communist Party Committee in directing and applying all policies
of agricultural economy of Vietnamese Communist Party based on the real situation of
province during the period 1997 - 2010.
Besides, the Project has illustrated a lively picture about the fact of the
agricultural economy of Thai Nguyen province from period (1997 - 2010) through the
leadership of provincial Communist Party Committee.
The Project has analyzed the maturation about the comprehension of Thai
Nguyen provincial Communist Party Committee in the leading, directing, and
practicing process the agricultural economic policies during periods: 1997 - 2000 and
2001 - 2010. Furthermore, the thesis also has contributed to recapitulate in both
practical and theory, suggest several experiences which are concluded from the

leadership process of the Party in agricultural economy.
4. Research results:
The Project contributes to summarize the leadership of Vietnam Communist
Party of Vietnam and Thai Nguyen provincial Communist Party Committee in
agricultural economy which is considered as an main factor of Vietnam economy
system since Doi Moi.
The Project supplies valuable data for Thai Nguyen provincial Communist
Party Committee in continually planning and directing policies in agricultural
economy in renewal period.
The results of Project is an important reference which is provided for
researching and teaching activities about Communist Party of Vietnam in academies
and universities.


viii
5. Products:
5.1. Scientific publications
* There are 03 articles published on the journal of Science:
1. Nguyen Minh Tuan - Le Van Hieu (2014), “Demonstrating the role of Thai
Nguyen provincial Communist Party Committee in developing agriculture
oriented industrialization and modernization (1997 - 2005)”, Journal of
Science and Technology Thai Nguyen University, 121(07), pp. 29 - 33.
2. Nguyen Minh Tuan (2016), “Thai Nguyen provincial Communist Party
Committee’s leadership in developing agricultural economy (1997 2011)”, Journal of Vietnam Communist Party’s History, (303), pp. 87 - 90.
3. Nguyen Minh Tuan (2016), “Thai Nguyen provincial Party Committee’s
leadership in developing flagship industrial plants (1997 - 2010)”, Journal
of Vietnam Communist Party’s History, (311), pp. 98 - 101.
* There are 02 articles published at the seminar, conference:
1. Nguyen Minh Tuan - Nguyen Thi Lien (2014), “Management and use of
land resources in the process of promoting industrialization, agricultural

modernization”, Proceedings of the scientific conference school year 2014 2015, Publisher TNU, pp. 141 - 156.
2. Nguyen Minh Tuan - Le Van Hieu (2015), “The development of farm
economy in Thai Nguyen province during the ASEAN integration”
International conference on socio - cultural and economic intergration of
indigenous people in the context of Asean, pp. 591 - 595.
5.2. Training results:
* There is 1 scientific research student:
Mai Thi Thuy Linh (2015), Thai Nguyen provincial Party Committee’s
leadership in building countryside, Student topic research, College of Sciences
- Thai Nguyen University.
* There is 1 under graduation thesis:
Bui Van Chuong (2015), Thai Nguyen provincial Party Committee’s leadership
in developing agriculture economy from 2010 to 2015, Under graduation thesis,
College of Sciences - Thai Nguyen University.
* The project is a part of the coordinator’s PhD thesis:
Offical title of the thesis: The leadership in Agricultural economy of Thai
Nguyen Provincial Communist Party Committee from 1997 to 2010.
6. Transfer alternatives, application institutions, impacts and benefits of reserach
results:
The project contributes to summarize the leadership of Vietnam Communist Party of
Vietnam and Thai Nguyen provincial Communist Party Committee in agricultural economy
which is considered as an main factor of Vietnam economy system since Doi Moi.


ix
The Project supplies valuable data for Thai Nguyen provincial Communist
Party Committee in continually planning and directing policies in agricultural
economy in renewal period.
The results of Project is an important reference which is provided for
researching and teaching activities about Communist Party of Vietnam in academies

and universities.


1

MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Việt Nam là một quốc gia nông nghiệp. Phát triển kinh tế nông nghiệp là con
đường tất yếu để đưa Việt Nam thoát khỏi tình trạng yếu kém, lạc hậu. Vì vậy, xuyên
suốt trong các thời kỳ cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam hết sức coi trọng vấn đề
này. Thời kỳ đất nước đổi mới, hội nhập, vai trò của phát triển kinh tế nông nghiệp
được Đảng Cộng sản Việt Nam nhìn nhận thấu đáo hơn. Từ quan điểm đặc biệt coi
trọng CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn, phát triển toàn diện nông, lâm, ngư
nghiệp gắn với công nghiệp chế biến nông - lâm - thủy sản được đề ra tại Đại hội VIII
(1996) đến quan điểm đẩy nhanh CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn, tiếp tục phát
triển và đưa nông, lâm, ngư nghiệp lên một trình độ mới được đề ra tại Đại hội IX
(2001) và đẩy mạnh hơn nữa CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn, giải quyết đồng
bộ các vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân tại Đại hội X (2006) cho thấy xuất
phát từ thực tiễn và yêu cầu phát triển đất nước, nhận thức của Đảng và Chính phủ
Việt Nam là ngày càng quan tâm, chú ý tới phát triển nông nghiệp nông dân và nông
thôn [7]. Điều đó không chỉ bởi nông dân là lực lượng quan trọng trong xã hội, chiếm
tỷ lệ lớn trong dân số mà bởi chính nông nghiệp, nông dân Việt Nam luôn khẳng định
vai trò đóng góp hết sức to lớn trong sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước. Chính
nông nghiệp đã mở đường trong quá trình đổi mới, tạo nền tảng, động lực cho tăng
trưởng kinh tế và là nhân tố quan trọng, đảm bảo sự ổn định kinh tế, chính trị, xã hội
cho Việt Nam. Sau 25 năm đổi mới (1986 -2010), kinh tế đất nước đã phát triển khá
toàn diện, song sản phẩm nông nghiệp Việt Nam vẫn là những sản phẩm chủ yếu thể
hiện sự hội nhập của nền kinh tế Việt Nam với thế giới.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu có ý nghĩa lịch sử đó thì sản xuất nông
nghiệp Việt Nam vẫn gặp nhiều khó khăn như sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, chưa bền

vững; tính cạnh tranh của sản phẩm với khu vực và thế giới còn thấp, đời sống nông
dân vẫn còn khó khăn, nhiều nơi không còn đói ăn nhưng chưa giàu. Trong bối cảnh
đó, Đảng và Chính phủ Việt Nam tiếp tục xác định “phát triển nông - lâm - ngư nghiệp
toàn diện theo hướng CNH, HĐH gắn với giải quyết tốt vấn đề nông dân, nông thôn”.
Thái Nguyên là một tỉnh miền núi, thuộc vùng trung du và miền núi Bắc Bộ, diện
tích đất nông nghiệp lớn và đa dạng tạo tiềm năng để tỉnh phát triển kinh tế nông nghiệp
theo hướng đa dạng. Ngay từ khi tái lập tỉnh (năm 1997), Đảng bộ Thái Nguyên luôn
chú ý lãnh đạo quán triệt, vận dụng đường lối của Đảng nhằm đẩy nhanh quá trình phát
triển kinh tế nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH. Nhờ đó, kinh tế nông nghiệp Thái


2
Nguyên đã có nhiều chuyển biến tích cực theo hướng đổi mới cơ cấu cây trồng, vật
nuôi, cơ cấu mùa vụ và tăng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp. Những kết quả của
ngành kinh tế nông nghiệp đã góp phần thúc đẩy sự chuyển biến về kinh tế - xã hội, giải
quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người nông dân, xóa đói giảm nghèo và làm giàu
cho người sản xuất nông nghiệp.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, kinh tế nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên vẫn
đặt ra nhiều vấn đề, thách thức, tồn tại: nguồn lực chưa được khai thác hiệu quả, ngành
nông nghiệp phát triển vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của tỉnh; sản
xuất chủ yếu là kinh tế hộ, nhỏ lẻ và phân tán; tình trạng lãng phí tài nguyên đất; cơ
cấu ngành kinh tế nông nghiệp còN bất hợp lý; thị trường tiêu thụ nông sản có nhiều
biến động; các mặt hàng xuất khẩu còn hạn chế; quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
theo hướng kinh tế thị trường và tiến hành CNH, HĐH còn chậm và chưa đồng bộ…
Trước tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến đổi, tác động đến mọi quốc gia
dân tộc, kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập sâu với quốc tế và khu vực thì việc đánh
giá quá trình Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên trong quá trình lãnh đạo thúc đẩy phát triển
kinh tế nông nghiệp trên địa bàn tỉnh sẽ góp phần hoạch định sát hợp các chủ trương
phát triển kinh tế nông nghiệp, là việc làm có ý nghĩa khoa học và thực tiễn…
Trước những đòi hỏi cấp thiết trong thực tiễn lãnh đạo nông nghiệp của Đảng

bộ, lại được sinh ra và lớn lên từ làng quê Thái Nguyên, được hưởng thành quả trực
tiếp từ nông nghiệp đã thôi thúc tác giả chọn đề tài “Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh
đạo phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa (1997 –
2010)” làm đề tài nghiên cứu khoa học cấp Đại học.
2. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Làm rõ quá trình Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế nông
nghiệp từ năm 1997 đến năm 2010, trên cơ sở đó nêu ra một số nhận xét và đúc rút
một số kinh nghiệm.
3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Làm rõ những căn cứ để Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên xác định chủ trương phát
triển kinh tế nông nghiệp từ năm 1997 đến năm 2010.
Phân tích hệ thống chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên đối với
kinh tế nông nghiệp, trong những năm 1997 – 2000 đề tài tập trung nghiên cứu chủ
trương của Đảng bộ tỉnh phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH;
những năm 2001 – 2010 đề tài nghiên cứu chủ trương của Đảng bộ tỉnh đẩy mạnh
CNH, HĐH.


3
Phân tích, đánh giá những ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân và rút ra những kinh
nghiệm của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên trong quá trình lãnh đạo kinh tế nông nghiệp từ
năm 1997 đến năm 2010.
4. NGUỒN TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1. Nguồn tài liệu của đề tài
Nguồn tư liệu chung:
- Văn kiện của Đảng và Chính phủ, Bộ NN&PTNT; các văn kiện của Đảng bộ
tỉnh Thái Nguyên và các đảng bộ cơ sở về kinh tế nông nghiệp…
- Tài liệu của các cấp, các ban ngành, cơ quan trong tỉnh Thái Nguyên về kinh
tế nông nghiệp, như: các báo cáo hằng năm, các đề án phát triển, các đề tài quy hoạch,
niên giám thống kê… được lưu trữ tại Văn phòng Tỉnh ủy, Ủy ban, Hội đồng Nhân

dân, Sở NN&PTNN tỉnh Thái Nguyên, Chi cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên.
- Các sách chuyên khảo, báo, tạp chí, đề tài khoa học đã công bố liên quan
đến vấn đề kinh tế nông nghiệp.
Nguồn tư liệu thực tế:
- Các dữ kiện, số liệu thu thập từ quá trình điều tra thực tế của tác giả đề tài có
liên quan đến đề tài.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được tiến hành dựa trên những quan điểm duy vật lịch sử của chủ nghĩa
Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và những quan điểm của Đảng với một số phương
pháp nghiên cứu chung của khoa học lịch sử như: phương pháp lịch sử, lôgic và kết
hợp chặt chẽ hai phương pháp đó. Ngoài ra tác giả còn sử dụng các phương pháp khác:
phương pháp phân tích, tổng hợp, đối chiếu, thống kê, điều tra thực địa… Trong đó:
- Phương pháp lịch sử được sử dụng chủ yếu trong chương 2 và chương 3 để
phân kỳ thời gian; làm rõ hoàn cảnh lịch sử; trình bày hệ thống các chủ trương, quan
điểm của Đảng và Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên về kinh tế nông nghiệp.
- Phương pháp lôgic được sử dụng trong chương 2 và chương 3 để xâu chuỗi các
sự kiện lịch sử, nêu những nội dung trọng tâm của từng văn kiện và liên kết các nội dung
đó để thấy được quá trình nhận thức, hoàn thiện chủ trương của Đảng và Đảng bộ tỉnh
Thái Nguyên về kinh tế nông nghiệp; sử dụng để khái quát quá trình chỉ đạo kinh tế nông
nghiệp của Đảng bộ thành phố Thái Nguyên. Trong chương 4, phương pháp lôgic được sử
dụng chủ yếu để khái quát những ưu điểm, hạn chế và rút ra những kinh nghiệm từ quá
trình Đảng bộ Thái Nguyên lãnh đạo kinh tế nông nghiệp từ năm 1997 đến năm 2010.


4
- Tác giả còn sử dụng các biện pháp khác như: phân tích, tổng hợp, thống kê, so
sánh, khảo sát thực địa để đánh giá kết quá tăng trưởng của kinh tế nông nghiệp Thái
Nguyên qua từng giai đoạn; phục dựng chân thực tình hình phát triển kinh tế nông
nghiệp, để thấy rõ vai trò lãnh đạo của Đảng bộ Thái Nguyên.



5
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1. Nhóm nghiên cứu về nông nghiệp, nông thôn thời kỳ đổi mới
Năm 1991, tác giả Nguyễn Sinh Cúc đã biên soạn và xuất bản cuốn Thực trạng
nông nghiệp, nông thôn và nông dân Việt Nam 1976 – 1990 [24]. Tác phẩm đã phản
ánh một cách khách quan về thực trạng nông thôn và đời sống của người nông dân
Việt Nam. Những nội dung tác giả đã trình bày là những tư liệu cần thiết cho việc
hoạch định chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn Việt Nam trong quá trình tiếp
tục thực hiện đường lối đổi mới của Đảng. Tuy nhiên, cuốn sách này vẫn còn phân
tích chưa sâu về chuyển biến của kinh tế nông nghiệp trước và sau đổi mới; chưa thấy
rõ được sự thay đổi của bộ mặt nông thôn và những chuyển biến tích cực của đời sống
nhân dân Việt Nam.
Năm 2004, Ban biên tập Lịch sử nông nghiệp Việt Nam đã viết cuốn Lịch sử
nông nghiệp Việt Nam [6]. Nội dung của cuốn sách tập trung vào những vấn đề: những
chặng đường phát triển lịch sử nông nghiệp của Việt Nam đã đi qua kể từ thời tiền sử
cho đến ngày nay; lịch sử phát triển các loại tài nguyên nông nghiệp; lịch sử các bộ
phận hợp thành nên nông nghiệp Việt Nam; lịch sử phát triển các biện pháp kỹ thuật,
phương thức canh tác trong nông nghiệp; lịch sử tổ chức, quản lý nông nghiệp qua các
thời đại; những bài học rút ra được từ lịch sử phát triển kinh tế nông nghiệp Việt Nam,
và có những dự báo cho nông nghiệp nước ta trong thời gian tới.
Với công trình: Đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp - Thành tựu, vấn đề và triển
vọng [14], tác giả Nguyễn Văn Bích tập trung phân tích thực trạng nông nghiệp và quản
lý kinh tế nông nghiệp của Việt Nam trước thời kỳ đổi mới để dẫn đến nhu cầu cấp bách
cần phải đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp. Đồng thời khẳng định đổi mới cơ chế
quản lý nông nghiệp bước đầu đã phát huy được tiềm năng kinh tế nông nghiệp trở
thành động lực thúc đẩy kinh tế đất nước. Tác giả đã đưa ra một số giải pháp tiếp tục đổi
mới quản lý kinh tế nông nghiệp trong những năm tiếp theo.
Năm 1995, tác giả Lê Nghiêm, Nguyễn Đình Nam đã viết cuốn Kinh tế nông
thôn [80]. Công trình này đã cung cấp những kiến thức cơ bản, có hệ thống về kinh tế

nông thôn và gợi mở những vấn đề thực tiễn mà nông thôn Việt Nam đang đặt ra.
Cùng bàn về nội dung này, năm 1997, tác giả Nguyễn Đình Hợi đã viết cuốn
Kinh tế nông nghiệp [61]. Nội dung chính của cuốn sách tập trung vào tìm hiểu những
vấn đề: nông nghiệp nông thôn trong hệ thống kinh tế quốc dân; các hình thức tổ chức
kinh tế trong nông nghiệp; quản lý và sử dụng các nguồn lực để phát triển kinh tế nông


6
nghiệp nông thôn; cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn; vai trò của nhà nước với
sự phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn.
Năm 1999, công trình Nông thôn trong bước quá độ sang kinh tế thị trường (tập
1) của Viện Thông tin khoa học Xã hội [166] cứu về đặc điểm biến đổi của xã hội
nông thôn Việt Nam trong thời kì đổi mới, nêu lên những đánh giá về thành tựu của
công cuộc đổi mới, thực chất các vấn đề mới nảy sinh và chiến lược phát triển nông
thôn Việt Nam. Đây là công trình có giá trị để các nhà nghiên cứu có những đối sánh
về chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp giữa các nước XNCN, từ đó rút ra những
bài học kinh nghiệm quý cho Việt Nam.
Bàn về kinh tế trang trại, có những công trình như: Thực trạng, giải pháp phát
triển kinh tế trang trại trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tác giả
Nguyễn Đình Hương [69]; Tập trung ruộng đất trong mô hình kinh tế trang trại cho
mục tiêu phát triển nông nghiêp bền vững của Đặng Hùng Võ [168]. Các công trình đều
thống nhất về vai trò của kinh tế trang trại trong nông nghiệp, nông thôn. Các tác giả đã
nêu lên những khó khăn trong quá trình phát triển kinh tế trang trại như: vấn đề tích tụ
ruộng đất, đầu ra của nông sản... Do đó, để phát triển nền nông nghiệp bền vững, các tác
giả nêu ra một loạt các giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế trang trại.
Năm 2002, để định hướng con đường CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, Bộ
NN&PTNT biên soạn và phát hành cuốn Con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa
nông nghiệp, nông thôn Việt Nam [19]. Cuốn sách đã phân tích sâu sắc, cụ thể con
đường Việt Nam sẽ đi trong quá trình thực hiện mục tiêu CNH, HĐH nông nghiệp,
nông thôn. Đi theo con đường đó, Việt Nam sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn và thử

thách nhưng với với lòng quyết tâm của toàn dân tộc, Việt Nam nhất định sẽ thành
công và bước những bước vững chắc hoàn thành mục tiêu đã đề ra. Đồng thời, tác giả
cũng giải thích một cách thuyết phục lý do Việt Nam phải đi theo con đường đó mà
không đi theo con đường mà các nước tư bản đã đi qua.
Trong cuốn Góp phần phát triển bền vững nông thôn Việt Nam, tác giả Nguyễn
Xuân Thảo [104] đã đề cập đến nhiều vấn đề rất cơ bản, rất bức xúc của nông nghiệp,
nông thôn như vấn đề sử dụng đất đai, an ninh lương thực, quy hoạch các vùng kinh tế,
vấn đề việc làm ở nông thôn, lợi ích người lao động; đi sâu phân tích và đóng góp ý kiến
cho phương hướng phát triển của những lĩnh vực, chuyên ngành lớn của nông nghiệp
như vấn đề phát triển cây công nghiệp, vùng nguyên liệu, nuôi trồng thủy sản…
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở Việt Nam con đường và
bước đi là công trình của tác giả Nguyền Kế Tuấn [144]. Theo tác giả, sau 20 năm đổi


7
mới kinh tế nông nghiệp Việt Nam có nhiều chuyển biến tích cực, đời sống xã hội ở
nông thôn đang hướng tới hình thành nông thôn mới, hiện đại. Theo tác giả để tiếp tục
quá trình đổi mới, CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở Việt Nam phải giải quyết những
khó khăn như: chất lượng sản phẩm, hiệu quả tăng trưởng kinh tế nông nghiệp thấp, năng
lực canh tranh của hàng hóa nông sản thấp, sản xuất manh nhỏ... Đây là những vấn đề lớn
mà việc giải quyết chúng phải có bước đi và cách làm phù hợp, thận trọng.
Trong công trình Vài nét về nông nghiệp Việt Nam chặng đường 60 năm sau
cách mạng (1945 - 2005) [26], tác giả Đinh Thị Thu Cúc đã phân tích những vấn đề cơ
bản của nông nghiệp Việt Nam qua những giai đoạn lịch sử quan trọng: nền nông
nghiệp cách mạng mất hơn một chục năm kháng chiến chống thực dân Pháp và thực
hiện “người cày có ruộng” (1945 - 1957; ba mươi năm nền nông nghiệp hợp tác hóa tập thể hóa (1958 -1988); nền nông nghiệp khởi sắc trong thời kỳ đổi mới (1989 - 2005).
Nghiên cứu về hội nhập và kinh nghiệm quốc tế trong quá trình CNH, HĐH nông
nghiệp, nông thôn, tiêu biểu như cuốn: Vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn - Kinh
nghiệm Việt Nam và Trung Quốc do tác giả Phùng Hữu Phú và Nguyễn Viết Thông
đồng chủ biên [84]; Kinh nghiệm quốc tế về nông nghiệp và nông dân trong quá trình

công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Đặng Kim Sơn [96]; Tác động của hội nhập kinh tế
quốc tế đối với phát triển nông nghiệp Việt Nam của Nguyễn Từ [146]... Các công trình
trên đều đề cập đến tầm quan trọng và vai trò của kinh tế nông nghiệp và phân tích quá
trình công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn ở một số nước trên thế giới và có liên hệ
vào thực tiễn Việt Nam, trong đó có những vấn đề mang tính lý luận và thực tiễn sâu sắc
như: vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm, vấn đề đất đai, thị trường
nông sản, thu nhập của nông dân... Đây là những vấn đề nông nghiệp Việt Nam đang
trải qua và cần học tập kinh nghiệm từ các quốc gia đi trước trong quá trình hội nhập
quốc tế.
Những công trình trên đã cung cấp cho tác giả một bức tranh khái quát về kinh
tế nông nghiệp Việt Nam sau đổi mới.
2. Nhóm nghiên cứu về chủ trương, vai trò của Đảng đối với quá trình đổi mới
kinh tế nông nghiệp
Trên cơ sở nghiên cứu quá trình ra đời, phát triển và vai trò của Đảng Cộng sản
Việt Nam, tác giả Nguyễn Trọng Phúc viết cuốn Vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam
trong thời kỳ đổi mới [85]. Công trình đã đề cập đến vai trò của Đảng trong phát triển
kinh tế, trong đó nhấn mạnh quá trình tìm tòi, đổi mới nông nghiệp của Đảng. Từ đó các
tác giả đi đến kết luận, trên cơ sở đổi mới tư duy, trước hết là tư duy kinh tế, trong đó


8
đổi mới kinh tế nông nghiệp là khâu đột phá. Trong quá trình Đảng lãnh đạo phát triển
kinh tế nông nghiệp đã để lại nhiều bài học cho quá trình thực hiện những chủ trương,
chính sách phát triển nông nghiệp hiện nay.
Năm 1996, tác giả Nguyễn Văn Bích - Chu Tiến Quang đã viết cuốn Chính sách
kinh tế và vai trò của nó đối với phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn Việt Nam
[15]. Công trình này đã đề cập một cách khá toàn diện những vấn đề về chính sách phát
triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn của Đảng Cộng sản Việt Nam. Thông qua việc
phân tích đánh giá vai trò của các chính sách kinh tế đó, bức tranh về phát triển kinh tế
nông nghiệp, nông thôn nước ta được tái hiện với tất cả những thành tựu và hạn chế

khiếm khuyết, những thách thức và mâu thuẫn, những tiềm năng dự báo và giới hạn phát
triển, những vấn đề đang đặt ra và hướng xử lý các chính sách và giải pháp lớn.
Năm 1999, tác giả Trương Thi Tiến xuất bản cuốn Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế
nông nghiệp ở Việt Nam [111]. Cuốn sách phân tích những bất hợp lý, cản trở lực lượng
sản xuất phát triển của cơ chế quản lý kinh tế nông nghiệp thời kỳ trước đổi mới. Qua đó
tác giả khẳng định, đổi mới cơ chế kinh tế nông nghiệp là nhu cầu cấp thiết. Tác giả đã
phân tích, làm rõ quá trình đổi mới tư duy trong quản lý kinh tế nông nghiệp.
Tiếp tục bàn về chính sách nông nghiệp của Đảng và Chính phủ, có các công
trình như Phân tích chính sách nông nghiệp, nôn thôn của tác giả Ngô Đức Cát [22];
Chính sách phát triển nông nghiệp và nông thôn sau Nghi quyết 10 của Bộ Chính trị
của tác giả Lê Đình Thắng [105]. Theo các tác giả, chính sách nông nghiệp là tổng thể
các biện pháp mà Chính phủ sử dụng để tác động vào kinh tế nông nghiệp nhằm phát
triển nông nghiệp theo những mục tiêu nhất định, trong thời hạn nhất định. Các tác giả
đi sâu phân tích vai trò của chính sách nông nghiệp đối với sự phát triển của nông
nghiệp, nông thôn, nhất là sau Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị. Các công trình có ý
nghĩa lý luận và thực tiễn, giúp người đọc hiểu được các bước xây dựng, điều chỉnh
chính sách và quá trình tổ chức thực hiện chính sách đối với nông nghiệp, nông thôn
Việt Nam.
Trong công trình Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn Việt
Nam và chương trình đẩy mạnh xuất khẩu nông sản của Nguyễn Hữu Khải [70] đã hệ
thống hóa các lý luận cơ bản về nông nghiệp, nông thôn và các quan điểm của Đảng và
Nhà nước về CNH, HĐH và đẩy mạnh xuất khẩu; tìm hiểu mô hình CNH, HĐH đặc
biệt là công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn của một số nước. Từ đó rút ra những bài
học kinh nghiệm cho quá trình CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn của Việt Nam; Qua
đó làm rõ mối quan hệ biện chứng giữa CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn với xuất


9
khẩu nông sản. Phân tích và đánh giá về thực trạng CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn
của Việt Nam và thực trạng xuất khẩu một số mặt hàng nông sản. Từ đó chỉ ra những

thuận lợi và khó khăn đối với Việt Nam những năm tới nhằm đưa ra những quan điểm
định hướng và mục tiêu thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn, cùng với
những giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu nông sản để thực hiện CNH, HĐH nông
nghiệp nông thôn Việt Nam trong những năm đầu thế kỉ XXI.
Tạp chí Lịch sử Đảng, số tháng 5 năm 2004 đăng bài của tác giả Nguyễn Lê
Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo điều chỉnh quan hệ sản xuất trong nông nghiệp
[74]. Theo bài báo, quan hệ sản xuất trong nông nghiệp mà thực chất là cơ chế quản lý
sản xuất trong nông nghiệp đã được Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo điều chỉnh từ
cơ chế quản lý tập trung quan liêu, bao cấp sang cơ chế quản lý theo thị trường. Nhờ
đó, nông nghiệp Việt Nam đã khắc phục được sự khủng hoảng, trì trệ, khơi dậy phát
huy được tiềm năng sáng tạo của người nông dân. Tác giả kết luận, từ thực tiễn khó
khăn của nông nghiệp Việt Nam, Đảng đã tìm tòi và quyết tâm đổi mới. Thành tựu đạt
được trong nông nghiệp Việt nam hiện nay bắt nguồn trước hết từ đường lối phát triển
kinh tế nông nghiệp của Đảng.
Tạp chí Lịch sử Đảng, số tháng 2 năm 2006 đăng bài Tìm hiểu chủ trương, chính
sách của Đảng và Nhà nước về nông nghiệp, nông thôn trong thời kỳ đổi mới của tác giả
Phạm Văn Búa [21]. Tác giả bài báo đã khái quát các chủ trương, chính sách của Đảng
và Nhà nước sau 20 năm đổi mới và khẳng định chủ trương đúng đắn của Đảng về nông
nghiệp, nông thôn trong thời kỳ đổi mới không chỉ đảm bảo sự phát triển hài hòa giữa
công nghiệp và nông nghiệp, giữa thành thị và nông thôn mà còn đảm bảo cho nông
nghiệp Việt Nam phát triển nhanh, bền vững theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Công trình Đảng với vấn đề nông dân, nông nghiệp và nông thôn (1930 1975) của tác giả Vũ Quang Hiển chủ biên [60] đã góp phần tái hiện lại bức tranh kinh
tế - xã hội Việt Nam giai đoạn 1930 - 1975, trong đó đặc biệt đi sâu phân tích chủ
trương chính sách của Đảng đối với nông dân, nông nghiệp, nông thôn; từ đó, rút ra
một số nhận xét và những bài học kinh nghiệm trong việc tiếp tục phát huy vị trí, vai
trò, sức mạnh của giai cấp nông dân, địa bàn nông thôn và ngành kinh tế nông nghiệp
trong giai đoạn hiện nay.
Đầu thế kỷ XXI, đã có nhiều luận án đề cập đến chủ trương, vai trò của Đảng,
Đảng bộ các địa phương về đổi mới kinh tế, trong đó có kinh tế nông nghiệp: Đảng
Cộng sản Việt Nam lãnh đạo sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp,

nông thôn từ 1991 đến 2000 [83]; Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lãnh đạo chuyển dịch cơ


10
cấu kinh tế nông nghiệp từ năm 1986 đến 2005 [164]; Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh
đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp từ năm 1986 đến năm 2006 [82]; Đảng bộ
thành phố Hải Phòng lãnh đạo kinh tế nông nghiệp từ năm 1996 đến năm 2010 [108].
Đây là những công trình nghiên cứu về chủ trương của Ðảng, vai trò của Đảng
đối với kinh tế nông nghiệp Việt Nam trong thời kỳ đổi mới. Các công trình tập trung
phân tích, làm rõ chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về vấn đề kinh tế
nông nghiệp... Nghiên cứu các công trình khoa học trên đã gợi mở cho tác giả đề tài
hướng nghiên cứu, tiếp cận các nguồn tư liệu liên quan đến đường lối của Đảng, chính
sách của Nhà nước về kinh tế nông nghiệp và những luận cứ khoa học trong quá trình
triển khai đề tài.
3. Nhóm nghiên cứu về nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên
Nông nghiệp là một tiềm năng, thế mạnh của tỉnh Thái Nguyên, cho nên nghiên
cứu về kinh tế nông nghiệp luôn được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, các nhà
khoa học trong và ngoài tỉnh. Đây là một trong những mảng đề tài đã có nhiều công
trình nghiên cứu trực tiếp hoặc gián tiếp ở những khía cạnh khác nhau và đã được
công bố:
Trong Luận án Tiến sĩ kinh tế Những vấn đề kinh tế phát triển cây chè ở Thái
Nguyên của tác giả Phạm Thị Lý [78] đã làm sáng tỏ cơ sở khoa học của những vấn đề
kinh tế trong phát triển chè. Đề xuất những giải pháp kinh tế - kỹ thuật khả thi cho việc
phát triển chè Thái Nguyên. Đề xuất các kiến nghị về việc thực hiện các chính sách kinh
tế phù hợp đối với cây chè Thái Nguyên.
Luận án Tiến sĩ kinh tế Tác động của Nhà nước trong quá trình chuyển kinh tế
hộ nông dân lên sản xuất hàng hóa ở tỉnh Thái Nguyên của tác giả Lê Quang Dực [35]
đã hệ thống hóa quan điểm của các nhà khoa học về vị trí, vai trò của hộ nông dân, vai
trò của nhà nước trong sự phát triển của thành phần kinh tế này. Công trình đã phân
tích thực trạng kinh tế hộ nông dân và vai trò của nó trong kinh tế tỉnh Thái Nguyên.

Từ đó, đưa ra những biện pháp khả thi cho việc chuyển đổi kinh tế hộ nông dân sang
kinh tế hàng hóa.
Trong Luận án Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy quá trình
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh
Thái Nguyên của tác giả Vương Xuân Tình [113] đề cấp đến cơ sở lý luận, thực tiễn và
phương pháp nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng CNH, HĐH;
thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn ở tỉnh Thái Nguyên.


11
Trong Luận án của tác giả Nguyễn Văn Sơn (chuyên ngành Địa lí) Chuyển dịch
cơ cấu kinh tế tỉnh Thái Nguyên trên quan điểm phát triển bền vững [97] nghiên cứu và
đánh giá sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên quan điểm phát triển bền vững của tỉnh Thái
Nguyên. Ngoài ra, tác giả đưa ra những quan điểm, đề xuất những định hướng và giải
pháp chủ yếu bảo đảm chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên quan điểm phát triển bền vững
của tỉnh Thái Nguyên.
Luận án Tiến sĩ kinh tế Nghiên cứu năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp chè ở
tỉnh Thái Nguyên của tác giả Đỗ Thị Thúy Phương [87] đưa ra một số vấn đề lý luận và
thực tiễn về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp chè. Trình bày đặc điểm, thực trạng
năng lực cạnh tranh, cùng một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp chè ở tỉnh Thái Nguyên - cây nông nghiệp mũi nhọn của tỉnh Thái Nguyên.
Luận án Tiến sĩ kinh tế Phát triển nông nghiệp, nông thôn với giảm nghèo ở
tỉnh Thái Nguyên của tác giả Nguyễn Thị Yến [170] đã phân tích lý luận cơ bản về
phát triển nông nghiệp, nông thôn và đói nghèo. Trên cơ sở trình bày thực trạng và
phân tích ảnh hưởng của phát triển nông nghiệp nông thôn với xoá đói giảm nghèo
tỉnh Thái Nguyên, tác giả đã đề xuất giải pháp phát triển nông nghiệp, nông thôn nhằm
góp phần xóa đói giảm nghèo ở khu vực này.
Luận án Tiến sĩ kinh tế Tổ chức và quản lý sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau trên
địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong điều kiện hội nhập của tác giả Lưu Thái Bình [18]
trình bày cơ sở khoa học về tổ chức và quản lý sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau trong

điều kiện hội nhập, đồng thời đưa ra những giải pháp chủ yếu hoàn thiện tổ chức và
quản lý sản xuất chế biến, tiêu thụ rau ở tỉnh Thái Nguyên trong điều kiện hội nhập
kinh tế sâu rộng.
Luận án Tiến sĩ Lịch sử Quá trình chuyển biến kinh tế tỉnh Thái Nguyên từ
năm 1997 đến năm 2010 của tác giả Hoàng Thị Mỹ Hạnh [59] đã tái hiện một cách
hệ thống quá trình chuyển biến kinh tế, xã hội của tỉnh Thái Nguyên từ năm 1997
đến năm 2010. Từ đó, luận án đã đưa ra những đánh giá về lợi thế, tiềm năng nguồn
lực phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh Thái Nguyên; những ưu điểm, hạn chế, bất
cập trong quá trình chuyển biến kinh tế xã hội của tỉnh.
Liên quan đến đề tài kinh tế nông nghiệp Thái Nguyên, còn có các công trình
nghiên cứu:
Lịch sử Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên 1965-2000 của Ban Chấp hành Đảng bộ
Tỉnh Thái Nguyên [5] đã ghi lại một cách trung thực khách quan và tương đối đầy đủ
những thành tựu to lớn và cả những mặt chưa thành công trên mọi lĩnh vực của Đảng


12
bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Thái Nguyên trong 35 năm. Đặc biệt trong lĩnh vực
kinh tế, cuốn sách tập trung phản ánh sự chuyển biến của kinh tế công nghiệp dịch vụ
tính từ năm 1965 đến năm 2000. Tuy cuốn sách tác giả chưa trình bày và phân tích cụ
thể về tình hình kinh tế nhưng những tư liệu cuốn sách cung cấp là rất quan trọng cho
quá trình nghiên cứu, đề ra chủ trương phát triển kinh tế tỉnh Thái Nguyên, trong đó có
vấn đề nông nghiệp, nông thôn.
Sở NN&PTNT tỉnh Thái Nguyên biên soạn và phát hành cuốn Lịch sử ngành
nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên (1945- 2010) [103]. Cuốn sách
đã khát quát một về ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên những
năm đầu thực hiện đường lối CNH, HĐH đất nước (1997 - 2000) thời kỳ đẩy mạnh
CNH, HĐH đất nước (2001 - 2005). Công trình này đã trình bày một cách cụ thể những
kết quả đạt được, những hạn chế cần khắc phục, đồng thời đề ra những giải pháp sắp
xếp ổn định dân cư khu vực nông thôn và quy hoạch tổng thể phát triển nông nghiệp,

nông thôn tỉnh Thái Nguyên thời kỳ 2003 - 2010.
Địa chí Thái Nguyên do Tỉnh ủy Thái Nguyên biên soạn, công bố năm 2005
[133] phản ánh một cách khái quát về tỉnh Thái Nguyên: vị trí địa lý; điều kiện tự nhiên,
kinh tế - xã hội, dân cư; lịch sử hình thành, đấu tranh và phát triển của tỉnh Thái
Nguyên; các huyện thành của tỉnh. Trong đó, các tác giả đặc biệt quan tâm đến việc giới
thiệu và trình bày về nên kinh tế công - nông nghiệp của toàn tỉnh. Đây là công trình
khoa học có ý nghĩa quan trọng góp phần giúp cán bộ, nhân dân tỉnh Thái Nguyên
cũng như nhân dân trong nước hiểu biết thêm về lịch sử phát triển, những cơ sở
nguồn lực tự nhiên, nguồn lực con người để Thái Nguyên đẩy nhanh tốc độ phát triển
kinh tế - xã hội. Đây cũng là nguồn tư liệu quan trọng để các nhà nghiên cứu sử
dụng, tham khảo trong quá trình nghiên cứu về tỉnh Thái Nguyên. Đặc biệt những tri
thức tập hợp trong Địa chí Thái Nguyên sẽ giúp cho các nhà lãnh đạo, quản lý ở các
cấp, các ngành có thêm những hiểu biết về địa phương mình, từ đó hoạch định những
chủ trương, chính sách, quy hoạch phù hợp, thúc đẩy kinh tế phát triển nhanh và vền
vững, thu hút nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước. Đặc biệt là trong thực hiện mục
tiêu công nghiệp hóa nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.
Trong cuốn Kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên sau 15 năm tái lập (1997 2012) [33] của Cục thống kê đã tập trung thống kê, hệ thống hóa số liệu về kinh tế
- xã hội theo từng giai đoạn và có những phân tích, đánh giá về các số liệu đó; so
sánh một số chỉ tiêu giữa các năm 1986, năm 1997 và năm 2011, trong đó có kinh
tế nông nghiệp. Công trình cũng tập trung trình bày về sự phát triển của nông


13
nghiệp - ngành kinh tế trọng điểm của tỉnh và kết quả thực hiện chương trình xây
dựng nông thôn mới. Tuy nhiên, cuốn sách mới chỉ dừng lại ở những con số cụ
thể, chưa phân tích được những thành tựu, hạn chế, bài học kinh nghiệm cụ thể
trong lĩnh vực kinh tế nông nghiệp.
Với các công trình nghiên cứu khoa học nói trên, mặc dù không đề cập một
cách toàn diện đến kinh tế nông nghiệp của tỉnh Thái Nguyên, nhưng kết quả nghiên
cứu của các công trình đó đã giúp tác giả đề tài có thêm những hiểu biết về thực tiễn

của nền kinh tế nông nghiệp Thái Nguyên cũng như những tác động của nó đối với
sự phát triển xã hội cho đến thời điểm mà đề tài nghiên cứu. Những kết quả nghiên
cứu trên được tác giả chọn lọc, kế thừa trong việc nghiên cứu và trình bày trong đề
tài của mình; đồng thời những công trình nghiên cứu trên đây đã giúp tác giả có thêm
nhiều tài liệu có giá trị khoa học.
4. Nhận xét
Qua việc khảo sát những công trình trên, đề tài nhận thấy có những vấn đề cần
làm sáng rõ hơn như: quá trình Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên quán triệt chủ trương của
Đảng về kinh tế nông nghiệp vào thực tiễn ra sao? Quá trình hoạch định chủ trương và
chỉ đạo thực hiện ở Thái Nguyên diễn ra như thế nào? Những kinh nghiệm rút ra từ
thực tiễn quá trình lãnh đạo kinh tế nông nghiệp Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên là gì?
Chừng nào những vấn đề trên chưa được làm sáng tỏ và luận giải thấu đáo thì những
đánh giá, kiến giải về lãnh đạo thực hiện chính sách của Đảng về kinh tế nông nghiệp
ở Thái Nguyên vẫn chưa đầy đủ, sâu sắc và toàn diện.
Để làm rõ sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên đối với kinh tế nông
nghiệp từ năm 1997 đến năm 2010, đề tài tập trung nghiên cứu một số vấn đề sau:
- Quá trình quán triệt, vận dụng những chủ trương, chính sách đó của Đảng bộ
tỉnh Thái Nguyên vào thực tiễn địa phương từ năm 1997 đến đến năm 2010 qua hai
khoảng thời gian 1997 - 2000 và 2001- 2010.
- Quá trình chỉ đạo hiện thực hóa chủ trương của Đảng bộ trên các lĩnh vực cụ
thể: phát kinh tế hộ, kinh tế trang trại; chuyển dịch cơ cấu kinh tế; tăng cường cơ sở
vật chất, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp.
- Đánh giá những thành công cũng như hạn chế trong quá trình Đảng bộ tỉnh
Thái Nguyên lãnh đạo kinh tế nông nghiệp từ năm 1997 đến năm 2010.
- Đúc kết một số kinh nghiệm trong lãnh đạo thực hiện.
Xuất phát từ vị trí, vai trò của mình, kinh tế nông nghiệp được nhiều tập thể,
nhà khoa học quan tâm từ những góc độ khác nhau (lịch sử Việt Nam, lịch sử Đảng



×