Tải bản đầy đủ (.doc) (102 trang)

Vấn đề kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc chăm ở bình thuận hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (474.76 KB, 102 trang )

1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Văn hố dân tộc là một vấn đề rộng lớn, phong phú, phức tạp có tác
động to lớn đến sự trường tồn của dân tộc. Văn hóa vốn gắn liền với tồn
bộ cuộc sống và với sự phát triển của xã hội. Con người ra đời, trưởng
thành nhờ văn hóa, hướng tới tương lai cũng từ văn hóa. Văn hóa của một
dân tộc trước hết thể hiện ở bản sắc của dân tộc ấy. Bản sắc dân tộc thể
hiện trong hệ giá trị của văn hóa dân tộc, nó biểu hiện và định hướng cho
sự lựa chọn trong hành động của con người. Những giá trị văn hóa là thước
đo trình độ phát triển và đặc tính riêng của mỗi dân tộc: “Một dân tộc thiếu
văn hóa chưa phải là một dân tộc thật sự hình thành, một nền văn hóa
khơng có bản sắc dân tộc thì nền văn hóa ấy khơng có sức sống thật sự của
nó” [14, tr.16].
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, bao gồm 54 dân tộc anh em, 54 sắc
màu văn hóa, tạo nên nền văn hóa đậm đà bản sắc Việt Nam. Do đặc điểm về
điều kiện địa lý, kinh tế - xã hội và nhiều nhân tố ảnh hưởng khác nhau, đã hình
thành nên các vùng văn hóa khác nhau, từ đó văn hóa của các dân tộc cũng có
những điểm khác biệt và mang tính đặc thù. Trong nền văn hóa đa sắc của đất
nước Việt Nam có một vùng văn hóa khá lớn, rất đặc sắc và nổi tiếng trong khu
vực Đông Nam Á - đó là vùng văn hóa của người Chăm. Vùng văn hóa ấy
được sáng tạo, bồi đắp, phát triển bởi nhiều thế hệ người Chăm. Đồng thời chịu
ảnh hưởng đậm nét của văn hóa Ấn Độ, một nền văn hóa đã sớm đúc kết được
những thành tựu về chính trị, văn hóa, nghệ thuật và tơn giáo được truyền lưu
và ảnh hưởng một cách sâu đậm đến ngày nay.
Tiến trình phát triển lịch sử dân tộc Chăm là tiến trình phát triển của một
nền văn hóa rực rỡ liên tục trong nhiều thế kỷ, sánh vai với các vương quốc
trong khu vực cùng thời. Nền văn hóa ấy đã tỏa sáng và để lại nhiều di sản
văn hóa lớn trên mọi phương diện. Trong đó di sản văn hóa vật thể bao gồm



2
cả nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc và văn hóa phi vật thể là hai mảng đề tài
lớn, có nhiều giá trị còn lưu truyền bền vững đến ngày nay. Hiện nay, văn hóa
của người Chăm đã, đang và sẽ đóng góp xứng đáng tạo nên sự phong phú và
những giá trị độc đáo cho nền văn hóa Việt Nam thống nhất trong sự đa dạng.
Những năm gần đây, tình hình thế giới có nhiều biến đổi. Xu thế tồn
cầu hóa đang diễn ra như một cơn lốc cuốn hút tất cả các nước trên thế giới.
Việt Nam cũng như tất cả các quốc gia khác khơng thể đứng ngồi dòng chảy
này. Kinh tế thị trường với những ưu điểm và mặt trái của nó, có ảnh hưởng
khơng nhỏ đến nền văn hóa truyền thống của các dân tộc trong cộng đồng
các dân tộc Việt Nam, trong đó có văn hóa của dân tộc Chăm. Bên cạnh
những giá trị tốt đẹp trong văn hóa truyền thống của người Chăm, cịn có
những yếu tố khơng cịn phù hợp với sự phát triển của thời đại. Trước sự
tác động của cơ chế thị trường, của mở rộng hội nhập quốc tế và giao lưu
văn hóa hiện nay, nhiều giá trị văn hóa truyền thống của người Chăm nói
chung và người Chăm ở Bình Thuận nói riêng đang bị mai một. Vấn đề
khác quan trọng hơn cả, đó là chúng ta đang phấn đấu để có được sự bình
đẳng về mọi mặt giữa các dân tộc, các vùng miền trên cả nước. Để đạt
được điều này phải kết hợp nhiều yếu tố, trong đó văn hóa chiếm vai trị, vị
trí hết sức quan trọng, khơng thể có bình đẳng dân tộc nếu như khơng giữ
gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số ở nước ta, bởi lẽ:
"Vấn đề dân tộc là vấn đề văn hóa" [14, tr.10].
Hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra nhiều chủ trương, chính sách
nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa
các dân tộc, tạo điều kiện để các dân tộc phát triển đồng đều và vững chắc,
đóng góp vào việc thực hiện mục tiêu chung của đất nước trong thời kỳ đẩy
mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trước tình hình đó thì việc giữ gìn, kế
thừa và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Chăm là vấn đề mang tính thời sự,
cấp bách trong giai đoạn hiện nay.



3
Nhận thức về ý nghĩa và tầm quan trọng của vấn đề, để đóng góp phần
cơng sức nhỏ bé vào mục tiêu của cả nước nói chung, tỉnh Bình Thuận nói riêng,
tơi chọn “Vấn đề kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc Chăm ở
Bình Thuận hiện nay" làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Vấn đề này đã được nhiều người nghiên cứu ở những phạm vi và góc độ
khác nhau.
Nghiên cứu dưới góc độ bản sắc văn hóa có những tác phẩm tiêu biểu như:
"Suy nghĩ về bản sắc văn hóa dân tộc", Huy Cận, Nxb Chính trị Quốc
gia, 1994. "Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam", PGS. Viện sĩ Trần Ngọc Thêm,
Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 2001. "Bản sắc văn hóa Việt Nam", Phan
Ngọc, Nxb Văn học, 2002. "Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam
tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc", Nguyễn Khoa Điềm (chủ biên). "Bản sắc
văn hóa dân tộc", Hồ Bá Thâm, Nxb Văn hóa Thơng tin, 2003.
Những tác phẩm trên nghiên cứu một số vấn đề lý luận liên quan đến bản
sắc văn hóa dân tộc ở Việt Nam, nghiên cứu đặc điểm, vai trị, bản sắc văn
hóa Việt Nam trong đời sống hiện nay, đặc biệt là đời sống văn hóa khi đất
nước đang bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội
nhập kinh tế quốc tế.
Nghiên cứu về văn hóa các dân tộc thiểu số:
"Tìm hiểu văn hóa vùng các dân tộc thiểu số" của Lị Giàng Páo, Nxb
Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 1997. "Văn hóa các dân tộc thiểu số ở Việt Nam",
Ngô Văn Lệ, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1998. Đề tài: "Văn hóa truyền thống của
các dân tộc Jrai và Bahnar ở tỉnh Gia Lai hiện nay - Thực trạng và giải
pháp", Luận văn thạc sĩ Triết học của Lê Thị Mỹ Vân, 1999, Đại học KHXH
& NV - ĐHQG Hà Nội."Văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số trong
cuộc sống hôm nay", Nguyễn Khoa Điềm, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, số
7/2000. Đề tài: "Vấn đề giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu



4
số ở Gia Lai trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay", Luận văn thạc sĩ
Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 2003 của Đỗ Văn Hòa.
Đề tài: “Vấn đề kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Thái ở tây Bắc
hiện nay”, Luận văn thạc sĩ Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí
Minh, 2006 của Phạm Thị Thảo. Đề tài: “Vấn đề kế thừa và phát huy bản sắc
văn hóa dân tộc Giáy ở tỉnh Lào Cai hiện nay”, Luận văn thạc sĩ Triết học,
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 2008 của Lương Thị Thu Hương.
Đề tài:“Vấn đề kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mơng ở tỉnh Hà
Giang hiện nay”, Luận văn thạc sĩ Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ
Chí Minh, 2009 của Đỗ Thị Hằng Nga.
Các cơng trình nghiên cứu trên đã góp phần làm rõ văn hóa dân tộc, bản
sắc văn hóa dân tộc của một số dân tộc thiểu số như dân tộc Thái, dân tộc
Giáy; đề xuất được một số giải pháp giữ gìn, kế thừa và phát huy bản sắc văn
hóa dân tộc của những dân tộc neue trên. Những kết quả này sẽ được tác giả
kế thừa có chọn lọc trong luận văn.
Nghiên cứu văn hóa dân tộc Chăm có các cơng trình tiêu biểu:
“Người Chăm ở Thuận Hải”, Viện Khoa học xã hội thành phố Hồ Chí
Minh và UBND tỉnh Thuận Hải, Thuận Hải, 1989.“Văn hóa Chăm”, Viện
Khoa học xã hội thành phố Hồ Chí Minh 1991, Phan Xuân Biên làm chủ
biên.“Lễ hội Rija Nuwgar của Người Chăm”, của Ngô văn Doanh, 1998.“Lễ
hội của Người Chăm”, của Sakaya, NXB Văn hóa dân tộc, 2003.“Người
Chăm”, Nhà xuất bản Thơng Tấn, Hà Nội - 2009. Đề tài:“Ảnh hưởng của tín
ngưỡng tơn giáo đối với đời sống tinh thần người Chăm Ninh Thuận hiện nay
- Thực trạng và giải pháp”, Luận văn thạc sĩ Triết học, Học viện Chính trị
quốc gia Hồ Chí Minh, 2005 của Đổng Văn Dinh. Đề tài: “Tôn giáo của
người Chăm ở Việt Nam”, Luận án Tiến sĩ lịch sử, Thành phố Hồ Chí Minh,
1993 của Phan Văn Dốp. Đề tài: “Nghi lễ vịng đời của người Chăm

Bàlamơn”, Luận án Tiến sĩ lịch sử, Hà Nội, 2004 của Phan Quốc Anh. Đề tài:


5
“Ảnh hưởng của tơn giáo đối với tín ngưỡng của người Chăm ở Việt Nam”,
Luận án Tiến sĩ lịch sử, Thành phố Hồ Chí Minh 2002 của Nguyễn Đức Tồn.
Ngồi ra cịn có nhiều cơng trình nghiên cứu liên quan đến văn hóa
Chăm được đăng tải trên các tạp chí Xã hội học, Khảo cổ học, Dân tộc học,
Văn hóa dân gian, Đông Nam Á, Xưa và Nay của các nhà nghiên cứu: Ngơ
Văn Doanh, Nguyễn Hồng Kiên, Lê Đình Phụng, Thành Phần, Phan Xuân
Biên, Phan Văn Dốp, Nguyễn Xuân Lý, SaKaYa, Phan Quốc Anh… Một số
báo cáo nghiên cứu khoa học, các bài tham luận, những dự án nghiên cứu về
văn hóa phi vật thể đề cập đến các lĩnh vực lễ nghi, lễ hội, phong tục tập
quán, tôn giáo tín ngưỡng của người Chăm…
Nhìn chung, các tác phẩm, cơng trình, đều đã đi vào khai thác những đặc
điểm chung về bản sắc văn hóa; văn hóa các dân tộc thiểu số; văn hóa của dân
tộc Chăm ở nước ta. Tuy nhiên, những nghiên cứu này phần nhiều tập trung
vào việc tìm hiểu những giá trị văn hóa, phong tục tập quán của người Chăm
nhằm giới thiệu về người Chăm; những nét đặc sắc - cái hay, cái đẹp của văn
hóa dân tộc Chăm. Một số đề tài, cơng trình cũng đề cập tới vấn đề bảo tồn,
giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Chăm nhưng mới chỉ đề cập một
cách chung chung hoặc đi sâu tìm hiểu một số nét văn hóa cụ thể chưa có
cơng trình khoa học nào đề cập đến vấn đề kế thừa và phát huy bản sắc văn
hóa dân tộc Chăm một cách có hệ thống dưới góc độ triết học. Mặc dù vậy
những kết quả nghiên cứu trên đây là nguồn tư liệu quan trọng, là cơ sở để
học viên tiếp thu, nghiên cứu trong quá trình thực hiện luận văn này.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
3.1. Mục đích
Trên cơ sở làm rõ bản sắc văn hóa dân tộc Chăm, thực trạng kế thừa và
phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Chăm, đề xuất các nguyên tắc, giải pháp chủ

yếu nhằm kế thừa, phát huy có hiệu quả bản sắc văn hóa của dân tộc Chăm ở
Bình Thuận hiện nay.


6
3.2. Nhiệm vụ
Luận văn tập trung giải quyết những nhiệm vụ chính sau:
Một là, làm rõ bản sắc văn hóa của dân tộc Chăm, tầm quan trọng của
việc kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc Chăm.
Hai là, đánh giá thực trạng việc kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa dân
tộc Chăm ở Bình Thuận hiện nay.
Ba là, đề xuất một số nguyên tắc và giải pháp chủ yếu nhằm kế thừa và
phát huy có hiệu quả bản sắc dân tộc Chăm ở Bình Thuận hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Với mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đã trình bày ở trên, luận văn xác
định đối tượng nghiên cứu là kế thừa và phát huy bản sắc dân tộc Chăm ở
Bình Thuận trên góc độ triết học.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Văn hóa là một vấn đề rất rộng, văn hóa các dân tộc cũng rất đa dạng và
phong phú... Luận văn khơng trình bày tồn bộ các vấn đề thuộc về văn hóa
của dân tộc Chăm mà chủ yếu khai thác một cách có hệ thống, ở khía cạnh
triết học những giá trị văn hóa tạo nên "Bản sắc văn hóa" của dân tộc Chăm ở
Bình Thuận nhằm kế thừa và phát huy những giá trị của nó trong giai đoạn
hiện nay.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
5.1. Cơ sở lý luận
Thực hiện đề tài này, luận văn chủ yếu dựa trên cơ sở lý luận của chủ
nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối quan điểm của Đảng
và Nhà nước ta về văn hóa và chính sách phát triển văn hóa, nhất là quan hệ

biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội; đồng thời có tham khảo một
số cơng trình nghiên cứu, đề tài khoa học, sách, báo... tài liệu có liên quan đến
nội dung được đề cập trong luận văn.


7
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp của chủ nghĩa duy vật biện chứng và
duy vật lịch sử, phương pháp lịch sử và lơgíc; phân tích và tổng hợp; quy nạp
và diễn dịch, điều tra, so sánh... nhằm thực hiện mục đích mà đề tài đặt ra.
6. Những đóng góp về khoa học của luận văn
Luận văn góp phần làm rõ thêm những nét đặc sắc của văn hóa dân tộc
Chăm ở Bình Thuận; phân tích và hệ thống hóa các giá trị văn hóa của dân tộc
Chăm dưới góc độ triết học. Qua đó, đưa ra những giải pháp cơ bản và thiết
thực nhằm kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Chăm ở Bình Thuận
trong giai đoạn hiện nay.
Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần bổ sung và làm sáng tỏ về
bản sắc văn hóa và vấn đề kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Chăm
ở Bình Thuận hiện nay.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu và
giảng dạy các bộ mơn: Triết học, Văn hóa, Dân tộc học... ở các nhà trường,
làm tài liệu tham khảo cho cán bộ hoạch định chính sách và quản lý văn hóa ở
tỉnh Bình Thuận.
8. Kết cấu của luận văn
Ngồi phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
gồm 2 chương, 4 tiết.


8

Chương 1
BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC CHĂM VÀ TẦM QUAN TRỌNG
CỦA VIỆC KẾ THỪA VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA
DÂN TỘC CHĂM Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC
VÀ BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC CHĂM

1.1.1. Văn hóa và bản sắc văn hóa dân tộc
1.1.1.1. Văn hóa
Văn hóa là sản phẩm của con người, là kết quả của sự phát triển của
nhân loại. Nhờ có văn hóa mà con người trở nên độc đáo trong thế giới sinh
vật và khác biệt so với những sinh vật khác. Tuy nhiên, để hiểu về khái niệm
“văn hóa” đến nay vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau, bởi lẽ, có nhiều định
nghĩa khác nhau về văn hóa.
Năm 1871, E.B. Tylor (1832 - 1917) nhà nhân chủng học người Anh đã
đưa ra định nghĩa: “Văn hóa hay văn minh, theo nghĩa rộng về tộc người học,
nói chung gồm có tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, tập
quán và một số năng lực và thói quen khác được con người chiếm lĩnh với tư
cách một thành viên của xã hội” [55, tr.13]. Theo định nghĩa này thì văn hóa
và văn minh là một, nó bao gồm tất cả những lĩnh vực liên quan đến đời sống
con người, từ tri thức, tín ngưỡng đến nghệ thuật, đạo đức, pháp luật… Có
người ví “định nghĩa này mang tính “bách khoa tồn thư” vì đã liệt kê hết mọi
lĩnh vực sáng tạo của con người” [8, tr.39].
F. Boas (1858 - 1942) nhà nhân chủng học người Mỹ định nghĩa:
Văn hóa là tổng thể các phản ứng tinh thần, thể chất và những
hoạt động định hình nên hành vi của cá nhân cấu thành nên một
nhóm người vừa có tính tập thể vừa có tính cá nhân trong mối
quan hệ với mơi trường tự nhiên của họ, với những nhóm người



9
khác, với những thành viên trong nhóm và của chính các thành
viên này với nhau [5, tr.149].
Theo định nghĩa này, mối quan hệ giữa cá nhân, tập thể và môi trường là
quan trọng trong việc hình thành văn hóa của con người.
Quan niệm của C.Mác và Ph.Ăngghen về văn hóa thể hiện mối quan hệ
biện chứng giữa con người và xã hội. C.Mác gọi hoạt động sống của con
người là những hoạt động thể hiện quan hệ giữa con người với con người, con
người với xã hội. C.Mác vạch rõ nguồn gốc của văn hóa gắn liền với những
năng lực sáng tạo của con người, sự sáng tạo đó bắt nguồn từ lao động. Văn
hóa là sự “thăng hoa” của sản xuất vật chất. Ơng cho rằng người ta có thể căn
cứ vào mức độ tự nhiên được con người khai thác như thế nào để đánh giá
trình độ văn hóa. C.Mác viết “Súc vật chỉ nhào nặn vật chất theo thước đo và
nhu cầu của giống lồi nó, con người chỉ có thể áp dụng thước đo thích dụng
cho đối tượng. Do đó, con người cũng nhào nặn vật chất theo quy luật của cái
đẹp” [30, tr.10]. C.Mác cho rằng việc con người tạo ra “thiên nhiên thứ hai”
theo quy luật của cái đẹp là thuộc tính bản chất, chính đó là cái văn hóa trong
hoạt động của con người. Như vậy, theo C.Mác hoạt động của con người
không chỉ thỏa mãn nhu cầu ăn, ở, mặc, … mà còn là kết tinh năng lực sáng
tạo, là cách sống, phương thức sống, phương thức bộc lộ nhân tính, biểu hiện
ra trong toàn bộ sản phẩm vật chất, tinh thần do chính con người sáng tạo ra
trong q trình thực tiễn lịch sử - xã hội của mình. Con người là thước đo của
mỗi giá trị, cịn văn hóa là thước đo nhân tính sự sáng tạo và thái độ của con
người trước hiện thực. Vì vậy Ph.Ăng ghen đã nói: “Mỗi bước tiến lên trên
con đường văn hóa lại là một bước tiến tới tự do” [30, tr.116].
Khi bàn về văn hóa, V.I.Lênin cho rằng, trong xã hội có giai cấp, ln
ln tồn tại hai nền văn hóa, nền văn hóa của giai cấp thống trị và nền văn
hóa của nhân dân lao động. Ơng khẳng định tính tất yếu của cách mạng văn
hóa, cuộc cách mạng này hết sức khó khăn vì trình độ dân trí và cơ sở hạ tầng



10
lạc hậu, song không phải ngồi chờ lực lượng sản xuất phát triển rồi mới làm
cách mạng văn hóa, mà phải chủ động tạo ra các tiền đề căn bản của nền văn
hóa cách mạng, là yếu tố rất quan trọng để xây dựng xã hội mới. V.I.Lênin đã
gắn văn hóa với phát triển, chỉ ra mục tiêu quan trọng nhất của văn hóa là
hồn thiện con người về mọi mặt.
Ở Việt Nam, văn hóa cũng được định nghĩa rất khác nhau. Hồ Chí Minh
cho rằng:
Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, lồi người mới
sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật,
khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh
hoạt hằng ngày về mặt ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ
những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa [31, tr.431].
Với cách hiểu này, văn hóa sẽ bao gồm tồn bộ những gì do con người
sáng tạo và phát minh ra.
Phạm Văn Đồng cho rằng:
Nói tới văn hóa là nói tới một lĩnh vực vô cùng phong phú và rộng
lớn, bao gồm tất cả những gì khơng phải là thiên nhiên mà có liên
quan đến con người trong suốt q trình tồn tại, phát triển, quá trình
con người làm nên lịch sử… (văn hóa) bao gồm cả hệ thống giá trị:
tư tưởng và tình cảm, đạo đức với phẩm chất, trí tuệ và tài năng, sự
nhạy cảm và sự tiếp thu cái mới từ bên ngoài, ý thức bảo vệ tài sản
và bản lĩnh của cộng đồng dân tộc, sức đề kháng và sức chiến đấu
bảo vệ mình và khơng ngừng lớn mạnh [60, tr.22].
Theo định nghĩa này thì văn hóa là những gì khơng phải là thiên nhiên và
do con người sáng tạo nên từ tư tưởng, tình cảm đến ý thức và sức đề kháng
của mỗi người, mỗi dân tộc.
Nguyễn Đức Từ Chi xem văn hóa từ hai góc độ. Góc độ thứ nhất là góc
độ hẹp, mà ơng gọi là “góc nhìn báo chí”. Theo góc nhìn này, văn hóa sẽ là



11
kiến thức của con người và xã hội. Nhưng ông khơng mặn mà với cách hiểu
này vì hiểu như thế thì người nơng dân cày ruộng giỏi nhưng khơng biết chữ
vẫn bị xem là “khơng có văn hóa” do tiêu chuẩn văn hóa ở đây là tiêu chuẩn
kiến thức sách vở. Cịn góc nhìn thứ hai là “góc nhìn dân tộc học”. Với góc
nhìn này, văn hóa được xem là toàn bộ cuộc sống - cả vật chất, xã hội, tinh
thần - của từng cộng đồng [9, tr.565 - 570]; và văn hóa của từng cộng đồng
tộc người sẽ khác nhau nếu nó được hình thành ở những tộc người khác nhau
trong những mơi trường sống khác nhau. Văn hóa bị chi phối mạnh mẽ bởi sự
kiểm soát của xã hội, gia đình và các tổ chức xã hội, trong đó có tơn giáo.
Trong những năm gần đây, một số nhà nghiên cứu ở Việt Nam và kể
cả ở nước ngồi khi đề cập đến văn hóa, họ thường vận dụng định nghĩa
văn hóa do UNESCO đưa ra vào năm 1994. Theo UNESCO, văn hóa được
hiểu theo hai nghĩa: nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Theo nghĩa rộng:
Văn hóa là một phức hệ - tổng hợp các đặc trưng diện mạo về
tinh thần, vật chất, tri thức và tình cảm… khắc họa nên bản sắc
của một cộng đồng gia đình, xóm làng, vùng, miền, quốc gia, xã
hội… Văn hóa khơng chỉ bao gồm nghệ thuật, văn chương mà
còn cả lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ
thống giá trị, những truyền thống, tín ngưỡng… [29, tr.313].
Cịn hiểu theo nghĩa hẹp: “Văn hóa là tổng thể những hệ thống biểu
trưng (ký hiệu) chi phối cách ứng xử và giao tiếp trong cộng đồng, khiến
cộng đồng đó có đặc thù riêng…” [29, tr.314].
Nhìn chung, định nghĩa về văn hóa hiện nay rất đa dạng. Mỗi định nghĩa
đề cập đến những dạng thức hoặc những lĩnh vực khác nhau trong văn hóa.
Nhưng khái quát lại: Văn hóa là sản phẩm của con người được tạo ra trong
quá trình lao động (từ lao động trí óc đến lao động chân tay), được chi phối
bởi môi trường (môi trường tự nhiên và xã hội) xung quanh và tính cách của

từng tộc người. Nhờ có văn hóa mà con người trở nên khác biệt so với các


12
loài động vật khác; và do được chi phối bởi mơi trường xung quanh và tính
cách tộc người nên văn hóa ở mỗi tộc người sẽ có những đặc trưng riêng.
Như vậy, nói đến văn hóa là nói đến con người. Lịch sử văn hóa là lịch sử
của con người và lồi người. Con người tạo ra văn hóa và văn hóa làm cho con
người trở thành người. Điều đó có nghĩa là tất cả những gì liên quan đến con
người, đến mọi cách thức tồn tại của con người đều mang trong nó cái gọi là
văn hóa. Có thể nói, văn hóa là sự phát triển lực lượng vật chất và tinh thần, là
sự thể hiện những lực lượng đó trong lĩnh vực sản xuất vật chất và lĩnh vực sản
xuất tinh thần của con người. Từ đó, văn hóa được chia làm hai lĩnh vực cơ
bản: văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần. Tuy nhiên, sự phân chia này chỉ có
tính chất tương đối, bởi “văn hóa vật chất” về thực chất cũng chỉ là sự “vật chất
hóa” các giá trị tinh thần và các giá trị văn hóa tinh thần khơng phải bao giờ
cũng tồn tại một cách thuần túy tinh thần, mà thường được “vật thể hóa” trong
các dạng tồn tại vật chất. Ngồi ra, cịn có các giá trị tinh thần tồn tại dưới dạng
phi vật thể, nhưng vẫn mang tính tồn tại vật chất khách quan, như văn hóa
trong các lĩnh vực đạo đức, giao tiếp, ứng xử, lối sống, phong tục tập quán…
1.1.1.2. Bản sắc văn hóa dân tộc
Theo nghĩa Hán Việt, “Bản” có nghĩa là cái gốc, cái căn bản, cái cốt lõi,
còn “Sắc” là cái biểu hiện ra bên ngoài của sự vật.
Theo từ điển Tiếng Việt, “Bản sắc là chỉ tính chất, mầu sắc riêng, tạo
thành phẩm cách đặc biệt của một vật” [53, tr.52].
Bản sắc văn hóa có thể hiểu là cái cốt lõi, nội dung, bản chất của một nền
văn hóa cụ thể nào đó, là những nét văn hóa riêng có của nền văn hóa. Những
nét riêng ấy thường được biểu hiện qua các giá trị văn hóa vật chất và tinh thần,
vật thể và phi vật thể. Các giá trị văn hóa này ra đời gắn với chính điều kiện mà
dân tộc ấy thích nghi và phát triển qua các giai đoạn phát triển khác nhau.

Khái niệm dân tộc được hiểu theo hai nghĩa chính là dân tộc quốc gia và
tộc người.


13
Dân tộc quốc gia là “Cộng đồng người ổn định làm thành nhân dân một
nước, có ý thức về sự thống nhất của mình, gắn bó với nhau bởi quyền lợi chính
trị, kinh tế, truyền thống văn hóa và truyền thống đấu tranh chung” [53, tr.427].
Ví dụ như, dân tộc Việt Nam, dân tộc Anh, dân tộc Đức… Tộc người là “Cộng
đồng người có tên gọi, địa vực cư trú, ngơn ngữ, đặc điểm sinh hoạt và văn hóa
riêng” [53, tr.1008]. Ví dụ như, tộc người Mơng, tộc người Chăm,...
Bản sắc văn hóa dân tộc trong luận văn đề cập là bản sắc văn hóa của tộc
người trong cộng đồng dân tộc Việt Nam. Nó được hình thành và phát triển
phụ thuộc vào đặc điểm tộc người, điều kiện lịch sử, tự nhiên, mơi trường cư
trú, thể chế chính trị cũng như sự giao lưu với nền văn hóa khác.
Bản sắc văn hóa có tính dân tộc vì nó được tạo ra, được lưu truyền trong
cộng đồng dân tộc với một sắc thái thiên nhiên, điều kiện xã hội, lịch sử riêng,
qua quá trình phát triển lâu dài, những đặc điểm dân tộc in dấu ấn vào các
sáng tạo văn hóa. Trải qua nhiều thử nghiệm, thách thức của thời gian dần dần
lắng đọng, định hình tạo thành bản sắc dân tộc của văn hóa. Nó tạo nên cốt
cách, bản lĩnh, sức sống nội sinh của dân tộc, trên cơ sở đó nảy sinh và hồn
thiện ý thức dân tộc, tạo nên lực hút, quy tụ, gắn kết với các thành viên cộng
đồng, bản sắc văn hóa dân tộc là gương mặt tinh thần, là tiêu chí để nhận biết
được các giá trị phẩm chất của một dân tộc. Yếu tố dân tộc là yếu tố quyết
định nhất của một nền văn hóa, bởi: “Nói đến văn hóa là nói đến dân tộc; một
dân tộc đánh mất truyền thống văn hóa và bản sắc dân tộc thì dân tộc ấy sẽ
mất tất cả” [60, tr.13]. Chính vì vậy, việc kế thừa và phát huy các giá trị văn
hóa tạo nên bản sắc văn hóa của dân tộc là vấn đề có ý nghĩa to lớn đối với sự
tồn vong của mỗi dân tộc.
Khi nói tới bản sắc văn hóa của một dân tộc, cũng có nghĩa là nói tới bản

sắc riêng của dân tộc ấy, hay nói cách khác bản sắc văn hóa là cái cốt lõi của
bản sắc dân tộc. Bởi, bản sắc dân tộc là tổng thể những tính chất, tính cách,
đường nét, màu sắc, kiểu lựa chọn… giúp cho mỗi dân tộc giữ vững được tính


14
duy nhất, tính thống nhất, tính nhất quán của dân tộc mình trong quá trình
phát triển. Vì vậy, bản sắc của dân tộc không thể biểu hiện ở đâu đầy đủ và rõ
nét hơn ở văn hóa. Sức sống trường tồn của một nền văn hóa khẳng định sự
tồn tại của một dân tộc, khẳng định bản sắc và bản lĩnh của dân tộc ấy. Do đó,
có thể hiểu:
Bản sắc văn hóa dân tộc là những giá trị vật chất, tinh thần cô đọng
nhất, bền vững nhất, tinh túy nhất, là sắc thái gốc, riêng biệt của mỗi dân tộc,
làm cho văn hóa dân tộc này khơng thể lẫn với văn hóa dân tộc khác.
Bản sắc văn hóa dân tộc có hai mặt giá trị. Mặt giá trị tinh thần bên trong
và mặt giá trị biểu hiện bên ngoài. Hai mặt của bản sắc văn hóa dân tộc có
mối quan hệ khăng khít, củng cố, thúc đẩy nhau phát triển. Văn hóa khơng
được rèn đúc trong lịng dân tộc để có bản lĩnh, trở thành sức mạnh tiềm tàng
bền vững thì bản sắc dân tộc của văn hóa sẽ mờ phai. Ngược lại, nếu văn hóa
tự mình làm mất đi những màu sắc riêng biệt, độc đáo của mình, sẽ làm vơi
chất keo gắn kết tạo thành sức mạnh bản lĩnh của văn hóa dân tộc.
Nguồn gốc tạo thành bản sắc văn hóa dân tộc có thể do nhiều yếu tố
như: hoàn cảnh địa lý, nguồn gốc chủng tộc, đặc trưng tâm lý, phương thức
hoạt động kinh tế,v.v..Nhưng bản sắc văn hóa dân tộc, khơng thể khơng xuất
phát từ những yếu tố tạo thành dân tộc. Vì thế hiểu khái niệm bản sắc văn
hóa dân tộc phải hiểu một cách phát triển, mở. Nó khơng chỉ là hình thức mà
cịn là nội dung đời sống cộng đồng, gắn với bản lĩnh các thế hệ các dân tộc
Việt Nam. Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương
khóa VIII của Đảng đã chỉ rõ:
Bản sắc dân tộc bao gồm những giá trị bền vững, những tinh hoa

của cộng đồng các dân tộc Việt Nam được vun đắp nên qua lịch sử
hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước. Đó là lịng u
nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức
cộng đồng gắn kết cá nhân- gia đình - làng xã - Tổ quốc… Bản sắc


15
văn hóa dân tộc cịn đậm nét trong cả hình thức biểu hiện mang tính
dân tộc độc đáo [15, tr.56].
Bản sắc văn hóa dân tộc là các giá trị tiêu biểu, bền vững, phản ánh sức
sống của từng dân tộc, nó thể hiện tập trung ở truyền thống văn hóa. Truyền
thống văn hóa là các giá trị lịch sử được thế hệ sau tiếp nối, khai thác và phát
huy trong thời đại của họ để tạo nên dòng chảy liên tục của lịch sử văn hóa
dân tộc. Khi đã được hình thành, truyền thống mang tính bền vững và có chức
năng định hướng, đánh giá, điều chỉnh hành vi của cá nhân và cộng đồng. Tuy
nhiên, bản sắc văn hóa không phải là sự bất biến, cố định hoặc khép kín mà
nó ln vận động mang tính lịch sử cụ thể. Trong q trình này nó ln đào
thải những yếu tố bảo thủ, lạc hậu và tạo lập những yếu tố mới để thích nghi
với địi hỏi của thời đại. Truyền thống cũng không phải chỉ bao hàm các giá
trị do dân tộc sáng tạo nên, mà còn bao hàm cả các giá trị từ bên ngoài được
tiếp nhận một cách sáng tạo, trở thành năng lực nội sinh của dân tộc.
Văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số gồm nhiều loại hình, nhiều
tầng, nhiều lớp, nhiều sắc màu, nhiều mức độ và quy mô khác nhau, tạo nên
giá trị to lớn là nền tảng bền vững của bản sắc dân tộc. Nguồn nuôi dưỡng vô
tận tâm hồn và đời sống tinh thần của đồng bào các dân tộc. Đây là kho của
cải vô giá, di sản vô cùng q báu của văn hóa Việt Nam.
1.1.2. Lịch sử hình thành, phát triển văn hóa Chăm và một số nét
đặc trưng bản sắc văn hóa dân tộc Chăm
1.1.2.1. Đơi nét về quá trình hình thành, hưng thịnh và suy vong của
vương quốc Chămpa

Người Chăm là một tộc người thuộc nhóm Mã Lai - Đa Đảo đã có mặt từ
sớm trên dải đất miền Trung Việt Nam. Lịch sử vương quốc Chămpa có lúc
thịnh, lúc suy, lúc phân liệt, lúc thống nhất, lúc độc lập, lúc bị chiếm. Học giả
Pháp Maspero trong tác phẩm Le Royaume de Champa căn cứ vào các dòng
vua xác định lịch sử Chămpa trải qua tất cả 14 triều đại (tính tới năm 1471),


16
cịn Giáo sư Lương Ninh và Tiến sĩ Huỳnh Cơng Bá thì chia ra làm 4 vương
triều tương ứng với 4 thời kỳ phát triển của vương quốc này.
Trong quá trình tụ cư sinh sống người Chăm đã tiến dần từng bước đến
việc lập nên 2 tiểu quốc ban đầu: Tiểu quốc Panrãn (tên Chăm cổ) hay
Panđuranga (tên chữ Phạn - Sanskrit) của bộ lạc Cau (tên chữ Phạn trong bi
ký của bộ lạc này là Kramuka vams’a) ở phía nam, và tiểu quốc Lâm Ấp (theo
cách gọi của người Trung Quốc) của bộ lạc Dừa (Narikela vam’sa). Hiện
chúng ta chưa có nhiều sử liệu về tiểu quốc Panrãn, chỉ biết vị vua đầu tiên
của tiểu quốc này là Cri Mara, nhưng với tiểu quốc Lâm Ấp thì sử liệu Trung
Quốc cho biết vào đầu thế kỷ II Tr.CN, sau khi thay thế nhà Triệu xâm lược
và thống trị Âu Lạc, ngoài hai quận Giao Chỉ và Cửu Chân, nhà Hán còn lập
thêm quận Nhật Nam bao gồm vùng đất từ đèo Ngang vào đến Bình Định
hiện nay. Trong đó, huyện Tượng Lâm là vùng đất xa nhất của Nhật Nam.
Đến cuối thế kỷ II, nhân nhà Đông Hán sụp đổ, nhân dân Tượng Lâm do
Khu Liên lãnh đạo nổi dậy giết huyện lệnh nhà Hán, giành lấy quyền tự
chủ, lập nên tiểu quốc mà sử sách Trung Quốc gọi là Lâm Ấp. Đến giữa thế
kỷ IV diễn ra quá trình thống nhất giữa Bắc Chăm và Nam Chăm thành một
vương quốc chung với tên gọi chính thức của nó đọc được trên văn bia của
Sambhuvarman vào giữa thế kỷ VI là Chămpa (Campa). Trong các thư tịch
cổ của Trung Quốc thì vương quốc này lại được gọi với những tên khác
nhau. Từ năm 192 đến năm 756 người Trung Quốc vẫn gọi là Lâm Ấp, từ
năm 757 đến nửa cuối thế kỷ IX gọi là Hoàn Vương. Nửa sau thế kỷ IX

mới gọi là Chiêm Thành (đô thị của Chămpa, chữ Chăm cổ là Campapura).
Qua nội dung bi ký chúng ta biết được một gia hệ triều vua mà các nhà sử
học gọi là Vương triều Gangaraja.
Trong các thế kỷ VII - VIII quân Chămpa đã có lúc chiếm toàn bộ vùng
đất Bắc Trung bộ, kéo dài lãnh thổ từ lưu vực sơng Đồng Nai thuộc tỉnh Bình
Thuận ra đến phía nam đèo Ngang thuộc tỉnh Quảng Bình ngày nay, và đánh


17
lui được cuộc tấn công của quân Chân Lạp và của quân Giava, lại hai lần tấn
công sang tận Chân Lạp. Sau đó bị nhà Đường đánh bại.
Từ thế kỷ II đến giữa thế kỷ VIII, vị trí chủ đạo trong lịch sử Chămpa là
Lâm Ấp ở phía Bắc, với kinh đô mang tên Sinhapura (tại Trà Kiệu, huyện
Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam hiện nay). Từ giữa thế kỷ VIII đến giữa thế kỷ
IX ưu thế của vương quốc chuyển về phía nam, kinh đơ đặt ở Panduranga
(Phan Rang), cũng có khi đặt ở Vihapura (ở Nha Trang). Sau khi vua cuối
cùng ở vương triều Gangaraja là Vikrantavarman mất, Triều đình Chămpa
chọn Indravarman (II) lên kế vị, mở ra thời kỳ của Vương triều Indrapura ở
phía Bắc. Sau khi lên ngôi, Indravarman cho xây dựng kinh đô lộng lẫy ở
Đồng Dương (Thăng Bình, Quảng Nam). Vương triều này tồn tại từ năm 875
đến năm 982. Trước sự lớn mạnh của nhà nước Đại Cồ Việt ở phía bắc và sự
thống nhất của nhà nước Chân Lạp ở phía nam, các vua của vương triều này
khôi phục lại quan hệ với Trung Quốc và tìm cách quấy phá Đại Cồ Việt.
Như thế, thời gian tồn tại của các vương triều Gangaraja (cuối thế kỷ II
đến đầu thế kỷ VIII), vương triều Pandurranga (giữa thế kỷ VIII đến giữa thế
kỷ IX) và Vương triều Indrapura (giữa thế kỷ IX đến cuối thế kỷ X) là thời kỳ
hình thành và cực thịnh của nhà nước Chămpa, của nền văn minh Chămpa (từ
khi lập quốc đến cuối thế kỷ X).
Từ thế kỷ X trở đi là thời kỳ của Vương triều Vijaya (hay còn gọi là
vương triều Phật Thế).

Ngay từ cuối thế kỷ X đến thể kỷ XII nội bộ Chămpa đã rơi vào rối ren.
Văn bia Chămpa cho biết người Chăm ở Panduranga luôn luôn nổi dậy chống
lại vua Chămpa. Trong cuộc nam chinh của vua Lê Đại Hành vào tận kinh
thành Đồng Dương năm 982, vua Chămpa bỏ chạy, một quản giáp của vua Lê
tên là Lưu Kế Tông trốn ở lại, lên làm vua Chămpa cho đến năm 989. Trước
đó, năm 988 người Chiêm tôn một một vua mới là Harivarman II lên ngôi, và
dời đô về Vijaya (tức thành Đồ Bàn ở tỉnh Bình Định hiện nay) vào năm


18
1000. Nhưng khi đã phục hưng lại đất nước, các vua Chămpa lại đem quân
đánh Đại Việt, khiến triều đình Đại Việt phải đem quân đánh lại. Năm 1044
vua Lý Thái Tôn thân chinh cầm quân tấn công vào tận kinh đô Vijaya, và đến
lần nam chinh của vua Lý Thánh Tơn vào năm 1069 thì biên giới Đại Việt đã
vào tới tận vùng đất tỉnh Quảng Trị ngày nay. Phía nam thì Chămpa bị Chân
Lạp tấn cơng, và cũng đã có lần bị Chân Lạp chiếm tồn bộ đất nước. Từ
đây Chămpa thần phục Đại Việt nhưng lại gây chiến tranh kéo dài nhiều
năm với Chân Lạp và Campuchia. Nửa đầu thế kỷ XIII Chămpa đánh bại
được cuộc tấn công xâm lược của quân Mông Cổ. Trong thế kỷ XIV, sau
khi vua Jaya Sinhavarman II (tức Chế Mân theo cách gọi của người Việt)
chết, quân Chămpa nhiều lần đem quân đánh nhau với Đại Việt, có đến 3
lần quân Chămpa do vua Chế Bồng Nga trực tiếp chỉ huy đánh đến tận
Thăng Long. Sau khi Chế Bồng Nga tử trận (1390) quốc gia Chămpa suy
yếu, đến mức khơng cịn đủ sức để bảo vệ đất nước và phải lui dần biên
giới về phía nam: Một năm sau đám cưới Chế Mân - Huyền Trân (1306),
biên giới Chămpa lui sang bờ nam sông Thu Bồn; với hai cuộc thân chinh
của Hồ Hán Chương năm 1402 và 1403 biên giới Chămpa lùi về phía nam
tỉnh Quảng Ngãi hiện nay; với cuộc thân chinh của Lê Thánh Tông năm
1471 Chămpa coi như đã bị mất hẳn với tư cách là một quốc gia, người
Chămpa chỉ còn lại hai phần năm lãnh thổ, lại bị phân chia làm 3 nước nhỏ

thần phục Đại Việt và 3 người đứng đầu chỉ được phong vương là Chiêm
Thành vương, Hoa Anh vương và Nam Bàn vương. Đến đầu thế kỷ XVII
thì cả 3 nước này cũng bị mất hẳn.
1.1.2.2. Khái lược về văn hóa Chăm
Tiến trình phát triển của dân tộc Chăm liên tục bị những ảnh hưởng của
các nền văn hóa từ bên ngồi vào ngày càng nhiều cộng với giá trị chung về
văn hóa bản địa đã hình thành trong nền văn hóa cổ Sa Huỳnh trước đó rất
lâu, đã thúc đẩy văn hóa của người Chăm bước đầu đi vào quỹ đạo của một


19
nền văn minh hải dương. Nền văn minh hải dương Nam Á của người Chăm
có những đặc trưng như sau:
Về văn hóa vật chất. Người Chăm là cư dân nơng nghiệp của nền văn
minh lúa nước, trước công nguyên họ đã là chủ nhân của việc trồng lúa nước với
những giống lúa nổi tiếng, là việc thuần dưỡng trâu, bò, sử dụng công cụ bằng
kim loại, các nghề thủ công truyền thống, là sự thành thạo trong nghề đóng tàu
biển và đi biển…
Một trong những giá trị lớn, nổi bật nhất về văn hóa vật chất của người
Chăm là những di tích vật chất như đền tháp, thành quách, các tác phẩm điêu
khắc đá, các tấm bia đá cổ, đền thờ…
Về văn hóa tinh thần. Hơn hai thiên niên kỷ kế thừa các giá trị của văn
hóa Sa Huỳnh để hình thành và phát triển nền văn hóa Chăm với nhiều nét đặc
trưng riêng biệt và độc đáo. Ngoài các loại hình di tích vật chất cịn in dấu trên
địa bàn cư trú xưa, trong văn hóa của mình, người Chăm cịn có các loại hình
di sản văn hóa phi vật thể vơ cùng phong phú và đa đạng. Đó là ngơn ngữ, chữ
viết, tơn giáo tín ngưỡng, lễ hội, các làn điệu dân ca, múa dân gian, múa cung
đình, âm nhạc …
Ngôn ngữ: Ngôn ngữ Chăm là ngôn ngữ Nam đảo. Tiếng Chăm cùng với
các ngôn ngữ của các dân tộc thuộc ngữ hệ Nam đảo ở Việt Nam tạo thành

một nhánh ngôn ngữ chung.
Chữ viết: Riêng về phương diện chữ viết, trong quá trình lịch sử của
mình, người Chăm đã dùng một số kiểu chữ, như chữ Phạn (Sanskrit), Akhar
rik, Akhar tapuk, Akhar jok…Các kiểu chữ nói trên đều có nguồn gốc từ
những loại văn tự cổ ở miền Nam Ấn Độ, Ảrập. Trong những kiểu chữ trên,
thông dụng nhất là Akhar thrah. Akhar thrah được giới thiệu một cách có hệ
thống và dùng trong từ điển Chăm - Pháp của Aymonier. E và Cabaton. A.
Chữ Phạn được dùng chủ yếu từ thế kỷ II đến thế kỷ VIII thường dùng để viết
và khắc trên bia, ca tụng công đức của các vị vua, các văn bản về tôn giáo,


20
viết trên lá buông, trên giấy. Chữ Ảrập người Chăm sử dụng sao chép kinh
Coran, trong lễ nghi Hồi giáo, ngồi ra cịn dùng làm ký âm tiếng nói (chủ
yếu là người Chăm Nam Bộ). Ngồi các kiểu chữ nói trên, cộng đồng người
Chăm ở Việt Nam còn sử dụng chữ viết La tinh để phiên âm hoặc phiên chữ.
Do đó, cho đến nay chưa có một sự thống nhất nào về hệ thống phiên âm hay
phiên chữ. Để thống nhất cách phiên âm theo hệ thống La tinh, trong báo cáo
có đưa ra một hệ thống phiên chữ theo E.F.E.O (Eùcole Francaise d’Extrême
Orient - Trường Viễn Đông Bác Cổ Pháp) hiện nay đang sử dụng phổ biến ở
trên thế giới.
Về tín ngưỡng. Tín ngưỡng dân gian Chăm chính là tín ngưỡng nguyên
thủy Chăm trước khi chịu ảnh hưởng của các tơn giáo. Vì vậy, việc tìm hiểu
về tín ngưỡng ngun thủy Chăm rất đáng được lưu ý vì nó cho biết những
giá trị nguyên gốc của tín ngưỡng Chăm khi chưa có những tác động của tơn
giáo. Tín ngưỡng dân gian của người Chăm bắt nguồn từ tín ngưỡng nguyên
thủy Chăm, trải qua quá trình vận động, giao lưu văn hóa, chịu ảnh hưởng của
tơn giáo, tín ngưỡng dân gian Chăm đã có những biến đổi theo từng cộng
đồng tơn giáo. Xuất phát từ khu vực nhiệt đới gió mùa, tín ngưỡng nguyên thủy
của người Chăm mang những dấu ấn đặc trưng của nền sản xuất nông nghiệp lúa

nước như: tôn thờ thần linh và ma quỷ, thờ bà Chúa xứ, thờ vật tổ, thờ cúng tổ
tiên, thờ đá, thờ cây, lên đồng, tế trâu, ma thuật… Bao gồm các loại hình như:
Tục thờ cúng tổ tiên: là một hình thái tín ngưỡng ngun thủy được bảo
lưu đến ngày nay ở nhiều dân tộc trên thế giới, trong đó có người Chăm. Tục
thờ cúng tổ tiên của người Chăm ngày nay do ảnh hưởng của tơn giáo nên đã
có sự khác biệt theo từng nhóm dân tộc theo từng tơn giáo riêng. Đó là tục thờ
cúng tổ tiên ơng bà vào dịp Katê và Chabun, tục lập Kut và Chiết Atau ở
người Chăm Ahiér; là tục dãy mả (nao ghur), tục đọc kinh cầu nguyện cho
ông bà, cúng ông bà (ngak mukei) vào dịp Ramưwan hàng năm ở người
Chăm Awal.


21
Tín ngưỡng đa thần là nét phổ biến của xã hội lồi người thuở ban sơ. Ở
người chăm, tín ngưỡng đa thần thể hiện qua sự tôn thờ nhiều thần linh như:
Po Yang Amâ (Thần Cha), Pô Ina Nagar (Thần Mẹ xứ sở), Pô Yang Cek
(Thần Núi), Pô Yang Tathik (Thần biển), Pơ Riyak (Thần Sóng Biển), Pơ
Bhum (Thần Ruộng), Pơ Yang Sri (Thần Lúa)… vẫn cịn lưu truyền đến ngày
nay trong cộng đồng người Chăm Bàlamơn. Các lồi thủy tộc như cá sấu, rắn
nước cũng được thờ mà biến dạng của nó về sau là con Inâgarai (một loại
rồng giun) và con vật tưởng tượng này đã in dấu trong nghệ thuật kiến trúc,
điêu khắc ở dân tộc Chăm.
Tục thờ đá, thờ cây - hình thức tín ngưỡng sơ khai có ở nhiều dân tộc.
Người Chăm quan niệm có thần linh ngự trị trong các tảng đá lạ và thờ các
tảng đá này với tên gọi là Yang. Tục thờ đá để lại các tàn tích qua các Linga
bằng đá, các trụ đá Kut (Patau Kut) trong khuôn viên Kut (nghĩa địa theo
dòng họ bên mẹ của người Chăm Ahiér), qua hình thức hai viên đá chặn ở hai
đầu huyệt mộ của người Chăm Awal. Tục thờ thường gắn liền với các tơtem,
với tín ngưỡng đa thần, tín ngưỡng vạn vật hữu linh và tín ngưỡng phồn thực.
Tục thờ cây ở người Chăm bắt đầu nguồn từ tín ngưỡng vạn vật hữu linh, dấu

vết còn lại của tục thờ cây được tìm thấy qua tơ tem của bộ lạc Cau và bộ lạc
Dừa, qua biểu tượng cây Kraik thần trong truyền thuyết Pô Rômê - biểu trưng
cho linh hồn và sự sống cịn của vương quốc Chămpa.
Về tơn giáo. Vương quốc Chămpa xưa là một vương quốc đa tôn giáo.
Tôn giáo đầu tiên được kể đến là Phật giáo, đến Ấn Độ giáo và vào những thế
kỷ tồn tại cuối cùng của người Chăm với tư cách nhà nước độc lập, người
Chăm du nhập thêm Hồi giáo. Tuy có cùng lúc nhiều tôn giáo như vậy, nhưng
ở Chămpa không có kỳ thị tơn giáo, mà ngược lại, bao trùm lên toàn bộ lịch
sử Chămpa là sự hỗn dung giữa tất cả các tôn giáo và giáo phái của Ấn Độ.
Người dân Chămpa tiếp nhận tất cả: đức hiếu sinh, từ bi của Phật giáo, tình
thương của Visnu giáo và cả quyền lực của Shiva giáo. Nội dung của sự tiếp


22
nhận này biểu hiện qua những tác phẩm điêu khắc nghệ thuật, trong văn
chương, trong lễ nghi, trong bia ký… Với người Chăm, tơn giáo đóng vai trị
quan trọng trong đời sống, nó được vật chất hóa qua điêu khắc và kiến trúc
cũng như tinh thần hóa bằng hành động hàng ngày và nhu cầu không thể thiếu
trong cuộc đời của mỗi người Chăm, từ khi sinh ra cho đến lúc qua đời.
Về lễ hội. Có thể nói một trong những di sản văn hóa dân gian đặc sắc
nhất của người Chăm là những lễ hội truyền thống. Nhưng lễ hội này chủ yếu
phổ biến và thịnh hành ở người Chăm Nam Trung Bộ (gồm người Chăm
Bàlamôn và người Chăm Bàni).
Như các dân tộc khác ở Việt Nam, người Chăm Nam Trung Bộ tiến hành
rất nhiều lễ hội lớn nhỏ trong năm. Có những lễ hội mang tính định kỳ thường
niên như lễ Pơh Mbăng Yang và Rija Nưgar vào tháng Giêng (lịch Chăm), lễ
cầu đảo tại các tháp (Yôr Yang) và lễ cầu đảo tại các cử biển (Plao Pasah) vào
tháng 2, lễ Mbăng Katê tưởng nhớ các vị anh hùng và ông bà tổ tiên vào
tháng 7, lễ chặn nguồn nước (Kap hlâu krong) vào tháng 8, lễ Mbăng
Chambur vào tháng 9. Ngoài các lễ hội lớn mang tính cộng đồng, người

Chăm cịn thực hành một loạt nghi lễ cho cây lúa, như: lễ dựng chòi cày, lễ
cúng thần ruộng lúc lúa đẻ nhánh, lễ cúng lúa làm đồng và lễ mừng lúa về
nhà. Mỗi khi cần giải hạn hay cầu mong điều gì đó, các gia đình và các dòng
họ còn tổ chức các lễ múa khác nhau, như lễ múa lớn, lễ múa ngày và lễ múa
đêm. Có những lễ hội lớn chỉ được tổ chức mấy năm một lần, như lễ chém
trâu tế thần ở núi Đá Trắng.
Khơng chỉ có số lượng nhiều và diễn ra quanh năm, các lễ hội của người
Chăm cịn có những sắc thái rất Chăm và rất khác so với các lễ hội của nhiều
dân tộc ở Việt Nam. Cái dễ nhận thấy nhất trong bản sắc Chăm của các lễ hội
Chăm là chất “lễ” hay chất linh thiêng của tơn giáo và tín ngưỡng thường trội
hơn, thậm chí cịn át hẳn chất “hội” của các lễ hội. Một nguyên nhân quan
trọng tạo ra bản sắc này của các lễ hội chăm là do người Chăm, từ xưa tới nay


23
ln ln là những tín đồ nhiệt thành của một tơn giáo lớn như Bàlamơn giáo
hay Hồi giáo. Chính vì vậy, mà nhiều lễ hội lớn nhỏ của người Chăm chủ yếu
là một lễ dâng cúng (truyền thống quy thuận Thượng đế của đạo Hồi). Do đó,
khơng thể thiếu được trong các lệ hội Chăm là các chức sắc của các tôn giáo những người điều hành và thực hiện các lễ thức, các đồ dâng cúng và các nghi
lễ. Do vậy, cũng dễ nhận thấy những nét tương đồng giữa các lễ hội Chăm với
các lễ hội của các dân tộc khác trên thế giới. Ví dụ, lễ hội Rija Nưgar đầu năm
của người Chăm rất gần với tết năm mới của người Khơme, người Lào, người
Thái, người Mianm,.. Lễ hội Katê có hình thức và nội dung như các lễ cầu thần
của những dân tộc thao đạo Hinđu, còn lễ hội Ramưwan của người Chăm (đặc
biệt là người Chăm ở An Giang) thì là tháng chay của người Hồi giáo.
Thế nhưng, dù dưới hình thức tơn giáo nào đi nữa, người Chăm vẫn đưa
những sắc thái văn hóa riêng của dân tộc mình vào từng lễ hội. Dù mục đích
chính là tạ ơn các anh hùng và tổ tiên thần linh bằng cúng tế như các lễ tế thần
của Bàlamôn giáo, nhưng nghi thức rước y của các thần lên các tháp và các
vũ điệu dâng hoa lên các thần linh tại các tháp và đền… trong lễ hội Katê

được tổ chức, trình diễn thật hồnh tráng, sống động và đẹp. Trong các lễ Rija
lớn nhỏ, những điệu múa đầy biểu cảm, mạnh mẽ, sôi động của những ông
bóng, bà bóng và những bài tụng ca các thần linh, những bài nhạc làm nền
cho ca múa của các nhạc công đã trở thành linh hồn và tâm điểm của lễ hội.
Sự hòa nhập một cách hữu cơ của các yếu tố văn hóa dân gian vào các
nghi thức và lễ hội có nguồn gốc từ các tơn giáo cũng là một trong những sắc
thái riêng của các lễ hội Chăm. Điều đặc biệt là những vũ công (cả nam và
nữ), những ca công và nhạc công trong các lễ hội Chăm khơng chỉ là những
nghệ nhân mà cịn là những người hành nghề (phục vụ các lễ hội tôn giáo)
chuyên nghiệp. Do vậy, các lễ hội của người Chăm bao giờ cũng được tổ chức
một cách rất bài bản, trật tự, hình thức và ln có những người hành lễ riêng
cho từng loại lễ hội.


24
Về phong tục, tập quán. Khác với nhiều dân tộc ít người khác của Việt
Nam, phong tục tập quán của người Chăm rất đậm những nét của Bàlamôn
giáo và Hồi giáo. Hiện nay, phần lớn các phong tục tập quán của người Chăm
Bàlamơn vẫn ít nhiều cịn giống xưa: cưới xin có các lễ thức tơn giáo; người
chết thì đem thiêu; cầu cúng các thần linh của Chămpa xưa trên các tháp… Tất
nhiên, do hoàn cảnh lịch sử, nhiều tập tục gắn với đời sống cung đình Chămpa
xưa kia hoặc đã mất, hoặc đã được dân gian hóa. Ngược lại, cũng do hoàn cảnh
lịch sử đã thay đổi từ lâu, nên khơng ít những phong tục, tập qn dân gian
truyền thống của người Chăm đã hồi sinh và hòa nhập vào các tập tục vốn có
truyền thống Bàlamơn giáo từ thời xa xưa. Một trong những biểu hiện mang
tính mẫu hệ bản địa Chăm đó được phục hồi và phát triển là lễ thức nhập Kút đưa xương cốt của những người cùng họ mẹ về một nơi tại nghĩa trang quê mẹ.
Nếu như người Chăm ở Nam Trung Bộ còn theo và giữ lại được nhiều
phong tục, tập quán xưa của tiền nhân, thì do quy theo đạo Hồi, nên các
phong tục, tập quán của người Chăm An Giang đã gần như hoàn toàn thấm
đượm chất Hồi giáo. Như những tín đồ Hồi giáo thực thụ khác trên thế giới,

mỗi người Chăm An Giang đều làm theo năm bổn phận: tuyên xưng đức tin
chỉ có một Thượng đế duy nhất; cầu nguyện mỗi ngày năm lần; bố thí cho
người nghèo; nhịn ăn trong tháng chay Ramưwan và hành hương về Mecca.
Ngoài những bổn phận trên, gần như mọi phong tục tập quán của người Chăm
An Giang từ lễ trưởng thành đến lễ cưới, từ đám tang cho đến việc cầu cúng
đều ít nhiều mang sắc màu hay hình thức của Hồi giáo.
Mặc dù cũng theo đạo Hồi, nhưng vì theo đã lâu và đã hòa được những
truyền thống bản địa vào tôn giáo, nên người Chăm Bàni ở Nam Trung Bộ có
những phong tục, tập quán khá đặc biệt. Người Chăm Bàni tin rằng, thực hiện
năm bổn phận là việc của các tu sĩ. Do vậy, vào tháng chay, chỉ các tu sĩ là phải
vào thánh đường để làm bổn phận và chỉ ăn chay trong một số ngày, cịn tất cả
các tín đồ chỉ thỉnh thoảng lên dâng lễ mà thôi. Dù theo đạo Hồi, nhưng người


25
Chăm Bàni đâu có đọc được và hiểu biết rõ thánh kinh Coran. Trong năm,
như những người Chăm Bàlamôn, những người Chăm Bàni vẫn cử hành các
nghi lễ và lễ hội nông nghiệp dân gian như người Chăm Bàlamôn. Các thầy của
đạo Bàni cùng các tu sĩ Bàlamôn tiến hành chung một số lễ cúng của cả người
Chăm Bàni và người Chăm Bàlamơn. Ngồi ra, dù vẫn coi Thượng đế là duy
nhất, nhưng qua việc thực hiện các lễ thức và phong tục dân gian Chăm, có thể
thấy người Chăm Bàni vẫn tin vào thần Mưa, thần Biển, thần Núi. Ngay cả ở một
số phong tục có nguồn gốc Hồi giáo, như lễ cắt da quy đầu và lễ tang đã được
Chăm hóa rất nhiều. Đối với người Chăm Bàni, lễ đánh dấu giai đoạn hôn nhân
cho các cô gái (Karok) đã lấn át lễ cắt da quy đầu dành cho con trai. Cịn khi làm
đám ma, ngồi lễ thức đơn giản của đạo Hồi, người Chăm Bàni vẫn làm phép
ngăn sự quấy phá của vong hồn mang theo các nghi thức truyền thống dân gian.
Tóm lại, theo tư liệu khảo cổ học và cổ sử thì địa bàn cư trú của người
Chăm xưa kia về phía Bắc từ vùng Quảng Bình, Quảng Trị đến Bình Thuận là
biên giới phía Nam, là vùng lãnh thổ của vương quốc cổ Chămpa. Với một vị

trí địa lý như vậy, dân tộc Chămpa có điều kiện thuận lợi để tiếp nhận các nền
văn minh lớn của phương Đông là văn minh Ấn Độ, văn minh Trung Quốc và
sau nữa là văn minh Ả Rập.
Sự tiếp nhận các nền văn minh này, đặc biệt là văn minh Ấn Độ đã để lại
dấu ấn sâu sắc trong văn hóa truyền thống của người Chăm với sự hiện diện
của các tôn giáo và những ảnh hưởng của nó đối với đời sống văn hóa - xã
hội, trong đó biểu hiện mạnh mẽ và cụ thể, sinh động trên các di tích lịch sử
văn hóa Chăm qua mọi thời kỳ. Tác động của các quá trình giao lưu văn hóa
này đã góp thêm sự đa dạng cho nền văn hóa Chăm truyền thống mà đến nay
vẫn cịn để lại những ảnh hưởng sâu đậm trong xã hội.
1.1.2.3. Một số nét đặc trưng bản sắc văn hóa dân tộc Chăm
Các nhà nghiên văn hóa Chăm đã rút ra một số đặc điểm mang tính đa
dạng độc đáo của văn hóa Chăm như sau:


×