Tải bản đầy đủ (.doc) (148 trang)

Dịch vụ văn hóa ở thành phố hải phòng hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.09 MB, 148 trang )

1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Văn hóa là toàn bộ các giá trị vật chất và tinh thần do lồi người sáng
tạo ra nhằm mục đích phục vụ cho sự tồn tại và phát triển của cộng đồng
nhân loại. Nghị quyết 05 của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương
Đảng (Khóa VI) nêu rõ: “Văn hóa là nhu cầu thiết yếu trong đời sống tinh
thần của xã hội, thể hiện trình độ phát triển chung của một đất nước, một
thời đại, là lĩnh vực sản xuất tinh thần, tạo ra những giá trị văn hóa, những
cơng trình nghệ thuật, được lưu truyền từ đời này sang đời khác, làm giàu
đẹp thêm cuộc sống con người”. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp
hành Trung ương Đảng (Khóa VIII) đã khẳng định: “Văn hóa là nền tảng
tinh thần xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển
kinh tế - xã hội” [32]. Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, việc coi
trọng chính sách đầu tư văn hóa, đầu tư cho con người, khuyến khích và tạo
điều kiện để nhân dân tham gia sáng tạo văn hóa, hưởng thụ văn hóa ngày
càng nhiều hơn, là thể hiện vai trị của Đảng và Nhà nước đối với sự nghiệp
xây dựng đất nước hiện nay.
Giải trí là một trong những nhu cầu văn hoá cơ bản của con người, giải
toả những căng thẳng do lao động trí óc và chân tay đưa lại, tạo điều kiện cho
con người phát triển và hồn thiện về năng lực bản chất, thể chất, trí tuệ, tình
cảm và nhân cách xã hội. Trong thời kỳ đổi mới, cùng với quá trình phát triển
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh công nghiệp hóa,
hiện đại hóa, tăng cường mở rộng giao lưu kinh tế và văn hóa với nước ngồi;
sự tăng trưởng về kinh tế của cả nước nói chung, ở thành phố Hải Phịng nói
riêng trong những năm vừa qua đã kéo theo sự phát triển các nhu cầu về văn
hóa. Trong đó, đặc biệt là nhu cầu sử dụng thời gian rỗi vào các hoạt động
giải trí thơng qua các hoạt động dịch vụ văn hóa. Trên địa bàn thành phố Hải


2


Phịng, thực hiện chủ trương đẩy mạnh xã hội hóa theo chỉ đạo của Trung
ương, từ khi có các văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ (như Nghị
quyết số 90/1997/NQ-CP ngày 21 tháng 8 năm 1997 về phương hướng và chủ
trương xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao; Nghị định
số 73/1999/NĐ-CP ngày 19 tháng 8 năm 1999 về chính sách khuyến khích xã
hội hóa các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao; Nghị
quyết số 05/2005/NQ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2005 về đẩy mạnh xã hội hóa
các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa và thể dục thể thao; Nghị định số
69/2008/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2008 về chính sách khuyến khích xã
hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn
hóa, thể thao, mơi trường; Nghị quyết số 14/2006/NQ-HĐND ngày 21-7-2006
của Hội đồng nhân dân thành phố Hải Phịng về đẩy mạnh xã hội hóa giáo
dục - đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể dục - thể thao giai đoạn 2006 –
2010) đã tạo cơ hội phát huy nguồn nội lực trong nhân dân cùng tham gia
phát triển văn hóa theo mơ hình xã hội hóa, phát triển các loại hình dịch vụ
văn hóa.
Các hoạt động dịch vụ văn hóa đã phát huy được tính tích cực, góp
phần khơng nhỏ cùng các thiết chế văn hóa của Nhà nước (Nhà văn hóa,
câu lạc bộ, thư viện, bảo tàng) nâng cao mức hưởng thụ văn hóa tinh thần
cho nhân dân, khẳng định chủ trương của Đảng và Nhà nước là đúng đắn.
Mặt khác, hoạt động dịch vụ văn hóa là một hoạt động mang chức năng
kép, vừa đáp ứng nhu cầu tinh thần của con người, đồng thời vừa là hoạt
động kinh tế, đem lại lợi nhuận đầy hấp dẫn cho các chủ thể tham gia kinh
doanh loại dịch vụ này. Vì vậy, trong những năm vừa qua, sự bùng nổ các
dịch vụ văn hóa diễn ra mạnh mẽ và phần nhiều tập trung ở những thành
phố lớn; các hoạt động này xuất hiện ngày càng nhiều, phát triển cả về quy
mô, số lượng và chất lượng. Sự phát triển của dịch vụ văn hóa cũng tác
động đến nhiều mặt của đời sống kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh đó,



3
ở lĩnh vực này đã xuất hiện cả những mặt tích cực và tiêu cực, tác động cả
hai chiều đến mơi trường văn hóa, đến tư tưởng đạo đức, lối sống của xã
hội; cũng xuất hiện những diễn biến phức tạp của các loại hình kinh doanh
dịch vụ văn hóa, tiềm ẩn những nguy cơ lợi dụng dịch vụ này để hoạt động
trá hình, truyền bá sản phẩm phản văn hóa; nhiều tệ nạn xã hội, làm ảnh
hưởng xấu đến tư tưởng, đạo đức, lối sống và thuần phong mỹ tục của dân
tộc Việt Nam, gây bức xúc đối với dư luận xã hội...
Yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nói
chung, sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hải Phòng nói riêng, địi
hỏi các hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa phải nhằm xây
dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, cần phải giữ
gìn, bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa trong các hoạt động dịch vụ văn hóa,
chống các nhiễu loạn, xa rời các mục tiêu xây dựng con người, làm biến động
bản sắc văn hóa dân tộc; giáo dục nếp sống lành mạnh và phong cách ứng xử
có văn hóa cho mọi người; kế thừa và phát huy truyền thống nhân ái, nghĩa
tình, thuần phong mỹ tục; nâng cao hiểu biết và trình độ thẩm mỹ, làm phong
phú đời sống tinh thần của nhân dân; ngăn chặn sự xâm nhập và bài trừ những
sản phẩm phản văn hóa, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất
nước và thành phố Hải Phòng.
Việc đi sâu tìm hiểu thực trạng hoạt động dịch vụ văn hóa ở thành phố
Hải Phịng hiện nay, đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm giữ gìn và phát
huy bản sắc văn hóa dân tộc trong lĩnh vực này là vấn đề có ý nghĩa lý luận và
thực tiễn, vừa cơ bản, vừa cấp bách góp phần thiết thực vào việc xây dựng
mơi trường văn hóa tiến tiến, đậm đà bản sắc dân tộc ở thành phố Hải Phịng
nói riêng, ở cả nước nói chung. Xuất phát từ thực tế đó và lý do trên đây, tơi
chọn nghiên cứu đề tài “Dịch vụ văn hóa ở thành phố Hải Phòng hiện nay”
làm Luận văn tốt nghiệp hệ đào tạo Thạc sĩ Văn hố học tại Học viện Chính
trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh.



4
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Hoạt động dịch vụ văn hóa là một vấn đề thu hút sự quan tâm của nhiều
nhà khoa học, nhà quản lý và các phương tiện thông tin đại chúng trong thời
gian qua. Liên quan đến đề tài, có nhiều văn bản của Đảng, Nhà nước và các
cơng trình nghiên cứu, có thể khái quát theo một số nội dung:
Một là, các văn bản của Đảng, Nhà nước về hoạt
động dịch vụ văn hóa
Trước hết, cần khẳng định, những cơng trình khoa học và các tài liệu
bàn về văn hoá xuất hiện khá nhiều trong vài năm trở lại đây. Đặc biệt là từ
khi có Nghị quyết Trung ương 5 khố VIII về xây dựng phát triển nền văn hoá
Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, đã xuất hiện khá nhiều cơng trình
nghiên cứu, đánh giá những mặt tích cực và tiêu cực về tác động văn hố đến
đời sống tinh thần của xã hội. Những quan điểm có tính chất chỉ đạo trong
đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng và phát triển văn
hoá trong cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, có liên quan đến
phát triển hoạt động dịch vụ văn hoá ở nước ta.
- Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần
thứ VIII, IX, X, XI.
- Quốc hội (2012), Luật Quảng cáo số 16/2012/QH13 ngày 21 tháng 6
năm 2012.
- Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban
Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa VIII).
- Bộ Chính trị (2008), Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 16-6-2008 về tiếp
tục xây dựng và phát triển văn học nghệ thuật trong thời kỳ mới.
- Bộ Chính trị (2008), Kết luận về Chiến lược phát triển văn hố đến
năm 2020 tại Thơng báo số 170-TB/TW ngày 02 tháng 8 năm 2008.
- Thủ tướng Chính phủ (2009), Quyết định số 581/QĐ-TTg ngày 06 tháng
5 năm 2009 về việc phê duyệt Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2020.

- Thủ tướng Chính phủ (2005), Chỉ thị số 17/2005/CT-TTg ngày 25
tháng 5 năm 2005 về việc chấn chỉnh các hoạt động tiêu cực trong quán bar,


5
nhà hàng karaoke, vũ trường.
- Các Nghị định của Chính phủ số 11/2006/NĐ-CP ngày 18 tháng 01
năm 2006; số 103/2009/NĐ-CP ngày 06 tháng 11 năm 2009 về việc ban hành
Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa cơng cộng; số
32/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2012 về quản lý xuất khẩu, nhập khẩu
văn hóa phẩm khơng nhằm mục đích kinh doanh.
Hai là, các cơng trình nghiên cứu về hoạt động dịch vụ văn hóa
Những cơng trình nghiên cứu có liên quan đến vấn đề phát triển cơng
nghiệp văn hố ở nước ta trên bình diện lý luận và thực tiễn, như: vấn đề kinh
tế thị trường và kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam;
vai trò đối với nền kinh tế và khung chính sách phù hợp phát triển cơng
nghiệp văn hóa tại Việt Nam; những vấn đề lý luận và thực tiễn của hoạt động
giải trí ở đơ thị Việt Nam hiện nay; sự tác động của toàn cầu hoá đối với phát
triển văn hoá hiện nay; phát triển văn hoá, phát triển con người và nguồn nhân
lực trong thời đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước…
- Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch phối hợp với Đại sứ quán Đan Mạch
(5/2010), Kỷ yếu Hội thảo “Cơng nghiệp văn hóa: Vai trị đối với nền kinh tế
và khung chính sách phù hợp phát triển cơng nghiệp văn hóa tại Việt Nam”.
- Bộ Thương mại (4/2007), Thách thức của sản phẩm và dịch vụ văn
hoá trong đàm phán thương mại quốc tế đối với các nước Châu Á, Hà Nội,
Kỷ yếu Hội thảo quốc tế.
- PGS, TS Phạm Duy Đức (Chủ biên) (2004), Hoạt động giải trí ở đơ
thị Việt Nam hiện nay - Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Viện Văn hoá, Nxb
Văn hố thơng tin, Hà Nội.
- PGS, TS Phạm Duy Đức; ThS. Vũ Phương Hậu (Đồng chủ biên)

(2008), Nghiên cứu xây dựng và phát triển ngành cơng nghiệp văn hóa Thủ
đơ Hà Nội, Nxb Văn hóa thơng tin và Viện Văn hóa, Hà Nội 2012. Đề tài cấp
thành phố do PGS, TS Phạm Duy Đức làm chủ nhiệm, Sở Văn hóa - Thông


6
tin Hà Nội (Chủ trì), nghiệm thu 2008.
- TS. Nguyễn Thị Hương (2009), Cơng nghiệp văn hóa ở nước ta hiện
nay - Thực trạng và giải pháp, Đề tài khoa học cấp Bộ do TS. Nguyễn Thị
Hương làm chủ nhiệm, nghiệm thu 2009.
- TS. Đinh Thị Vân Chi (Chủ biên) 2003), Nhu cầu giải trí của thanh
niên, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
- Hoàng Vinh (Chủ biên) 2006), Những vấn đề văn hóa trong đời sống
xã hội Việt Nam hiện nay, Nxb Văn hóa thơng tin và Viện Văn hóa, Hà Nội.
- Lê Ngọc Tịng (2004), Một số nghiên cứu bước đầu về kinh tế học
văn hóa.
- Mai Hải Oanh (2006), “Xây dựng ngành cơng nghiệp văn hóa ở nước
ta”, Tạp chí Văn hóa - nghệ thuật, số 6, 7/2006.
Các cơng trình nghiên cứu trên đây bước đầu đã bàn về vấn đề phát triển
ngành cơng nghiệp văn hóa, thị trường văn hóa phẩm và một số dịch vụ văn hóa
ở nước ta trên các mặt chủ yếu, như: vấn đề kinh tế trong văn hóa, bản chất của
hàng hóa văn hóa tinh thần và thị trường hàng hóa văn hóa tinh thần; quản lý thị
trường văn hóa và cơ chế quản lý thị trường văn hóa. Một số cơng trình đã đưa
ra quan niệm về cơng nghiệp văn hóa và cơ cấu của ngành cơng nghiệp văn hóa
ở Việt Nam, phân tích vai trị của cơng nghiệp văn hóa đối với việc xây dựng
nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Trong đó, cơng trình
nghiên cứu Hoạt động giải trí ở đơ thị Việt Nam hiện nay - Những vấn đề lý luận
và thực tiễn, và cơng trình Xây dựng và phát triển ngành cơng nghiệp văn hóa
Thủ đơ Hà Nội của PGS, TS Phạm Duy Đức, ThS. Vũ Phương Hậu đã khái quát
được bức tranh cơ bản về tình hình phát triển cơng nghiệp văn hóa Thủ đơ Hà

Nội và hoạt động giải trí ở đơ thị Việt Nam hiện nay trong những năm qua.
Ba là, các cơng trình nghiên cứu về dịch vụ văn hóa ở
thành phố Hải Phịng:


7
Là những cơng trình nghiên cứu để đưa ra những cơ chế, chính sách
phát triển văn hố Hải Phịng trong thời kỳ cơng nghiệp hố, hiện đại hố; đẩy
mạnh xã hội hóa giáo dục - đạo tạo, y tế, văn hóa, thể dục thể thao; Quy hoạch
phát triển Quy hoạch Quảng cáo giai đoạn năm 2005, tầm nhìn đến năm 2020;
Quy hoạch phát triển nhà hàng karaoke, vũ trường giai đoạn 2007 đến 2020
thành phố Hải Phịng. Trong đó, có thể nói đến Đề tài nghiên cứu Nhu cầu
tiêu dùng văn hố phẩm của thanh niên Hải Phịng - Thực trạng và giải pháp
định hướng đã đề cập đến tác động của văn hoá phẩm đến lối sống, hành vi
của đội ngũ thanh niên; nghiên cứu nhu cầu tiêu dùng văn hoá phẩm của
thanh niên ở nước ta và thành phố Hải Phịng hiện nay và tác động của nó đến
lối sống, hành vi của họ, sự định hướng hoạt động tiêu dùng văn hoá phẩm
cho đội ngũ thanh niên trong bối cảnh tồn cầu hố và sự bùng nổ của công
nghệ thông tin và truyền thông để rèn luyện phong cách lối sống.
- Đề án xây dựng văn hoá thực sự là nền tảng tinh thần của xã hội
(2005), tài liệu phục vụ Đại hội Đảng bộ thành phố Hải Phòng lần thứ XIII.
- Ban Thường vụ Thành uỷ Hải Phòng (2008), Nghị quyết số 16NQ/TU ngày 18 tháng 3 năm 2008 về phát triển văn hố Hải Phịng trong
thời kỳ cơng nghiệp hố, hiện đại hố.
- Hội đồng nhân dân thành phố Hải Phòng (2006), Nghị quyết số
14/2006/NQ-HĐND ngày 13 tháng 7 năm 2006 (Khóa XIII) về đẩy mạnh xã hội
hóa giáo dục - đạo tạo, y tế, văn hóa, thể dục thể thao giai đoạn 2006 - 2010.
- Uỷ ban nhân dân thành phố Hải Phòng (2005), Quy hoạch phát triển
Quy hoạch Quảng cáo giai đoạn năm 2005, tầm nhìn đến năm 2020 thành
phố Hải Phịng.
- Uỷ ban nhân dân thành phố Hải Phòng (2007), Quy hoạch phát triển

nhà hàng karaoke, vũ trường giai đoạn 2007 đến 2020 thành phố Hải Phòng.
- Đề tài nghiên cứu cấp thành phố (2011), Nhu cầu tiêu dùng văn hoá
phẩm của thanh niên Hải Phòng - Thực trạng và giải pháp định hướng.


8
- Đề án số 4575/ĐA-UBND ngày 27 tháng 6 năm 2013 của Ủy ban
nhân dân thành phố Hải Phòng về nhiệm vụ, giải pháp, cơ chế, chính sách xã
hội hóa giáo dục - đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể dục - thể thao trên địa
bàn thành phố Hải Phòng giai đoan 2013 - 2016, định hướng đến năm 2020.
- Quyết định số 89/Q Đ-UBND ngày 11 tháng 01 năm 2013 của Uỷ ban
nhân dân thành phố Hải Phịng ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Thơng
báo kết luận số 92-TB/TU ngày 09 tháng 7 năm 2012 sơ kết thực hiện Nghị
quyết số 16-NQ/TU ngày 18 tháng 3 năm 2008 của Ban Thường vụ Thành uỷ
Hải Phòng về phát triển văn hố Hải Phịng trong thời kỳ cơng nghiệp hố,
hiện đại hố.
Ngồi những cơng trình trên, cịn có một số bài báo của các cơ quan
báo chí Trung ương, chương trình phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam;
Báo Hải Phòng, Báo An ninh Hải Phòng, Đài Phát thanh và Truyền hình Hải
Phịng thực hiện với những phóng sự ngắn có tính chất phản ánh, đưa tin về
dịch vụ văn hố ở thành phố Hải Phịng.
Qua phần trình bày trên đây cho thấy, đã có nhiều cơng trình nghiên
cứu liên quan đến dịch vụ văn hóa trong đó quan tâm đến những định hướng
thể hiện trong quan điểm, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà
nước về xây dựng và phát triển văn hoá trong cơ chế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa, có liên quan đến phát triển hoạt động dịch vụ văn hố ở nước
ta. Các vấn đề phát triển ngành cơng nghiệp văn hóa, thị trường văn hóa phẩm
và một số dịch vụ văn hóa; tác động của văn hố phẩm đến lối sống, hành vi
của đội ngũ thanh niên; nghiên cứu nhu cầu tiêu dùng văn hoá phẩm của
thanh niên và tác động của nó đến lối sống, hành vi của họ, sự định hướng

hoạt động tiêu dùng văn hoá phẩm cho đội ngũ thanh niên trong bối cảnh toàn
cầu hoá.
Tuy nhiên, cho đến nay, việc nghiên cứu về các dịch vụ văn hóa trên
địa bàn thành phố Hải Phịng một cách có hệ thống vẫn chưa có một cơng


9
trình nào. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu của các tác giả đi trước, luận văn tập
trung đi vào tìm hiểu thực trạng hoạt động dịch vụ văn hóa trên địa bàn thành
phố Hải Phòng hiện nay để giúp chúng ta có cái nhìn sâu sắc hơn về hoạt
động dịch vụ văn hố ở thành phố Hải Phịng nói riêng và hoạt động dịch vụ
văn hoá của Việt Nam nói chung. Từ đó có thêm cơ sở khoa học giúp các nhà
quản lý và hoạch định chính sách đề ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
hoạt động các dịch vụ văn hoá trong thời kỳ đổi mới hiện nay.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
3.1. Mục đích
Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận về dịch vụ văn hóa, luận văn
nghiên cứu thực trạng hoạt động dịch vụ văn hóa trên địa bàn thành phố Hải
Phòng trong thời gian vừa qua, đề xuất một số phương hướng và giải pháp để
nâng cao chất lượng, hiệu quả các hoạt động dịch vụ văn hóa ở thành phố Hải
Phịng trong thời gian tới.
3.2. Nhiệm vụ
Làm rõ những vấn đề lý luận về dịch vụ văn hóa, vai trị của các dịch
vụ văn hóa đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và văn hóa ở thành phố Hải
Phịng hiện nay.
Đánh giá thực trạng dịch vụ văn hóa trên địa bàn thành phố Hải Phòng
giai đoạn từ năm 2005 đến nay.
Đề xuất một số phương hướng và giải pháp để nâng cao chất lượng, hiệu
quả của các dịch vụ văn hóa ở thành phố Hải Phòng trong giai đoạn hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn

4.1. Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng
dịch vụ văn hoá trên địa bàn thành phố Hải Phịng.
4.2. Phạm vi nghiên cứu: Dịch vụ văn hóa bao gồm khá nhiều hình
thức khác nhau, trong luận văn này, chúng tơi chỉ lựa chọn và tập trung tìm
hiểu thực trạng dịch vụ văn hóa ở một số loại hình tiêu biểu, cụ thể: nhà hàng


10
karaoke, vũ trường; kinh doanh băng đĩa nhạc, băng đĩa hình; quảng cáo; kinh
doanh xuất bản phẩm; hoạt động vui chơi giải trí cơng cộng để nghiên cứu, vì
đây là những lĩnh vực hiện đang có sự phát triển năng động và cũng nảy sinh
nhiều vấn đề phức tạp đòi hỏi phải giải quyết cả ở tầm vi mô và vĩ mô.
- Về thời gian: Đánh giá thực trạng dịch vụ văn hóa trên địa bàn thành
phố Hải Phịng từ năm 2005 đến nay.
- Về không gian: Luận văn tiến hành nghiên cứu tại 15/15 quận,
huyện (gồm 7 quận: Hồng Bàng, Lê Chân, Ngô Quyền, Dương Kinh, Đồ
Sơn, Kiến An, Hải An và 8 huyện: Cát Hải, Thủy Nguyên, An Dương, Kiến
Thụy, An Lão, Tiên Lãng, Vĩnh Bảo và huyện đảo Bạch Long Vỹ) của
thành phố Hải Phòng.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện
chứng, duy vật lịch sử, quán triệt đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước,
đồng thời vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu gắn với chuyên
ngành văn hóa học như sau:
+ Phương pháp Logic và lịch sử: Nghiên cứu một cách hệ thống các vấn
đề từ lý luận đến thực tiễn qua từng giai đoạn của tiến trình phát triển lịch sử.
+ Phương pháp nghiên cứu văn hoá so sánh: Sử dụng các số liệu thống
kê để hệ thống hóa, khái quát hóa, phân loại, so sánh nhằm đưa ra những kết
luận về thực trạng hoạt động dịch vụ văn hóa trên địa bàn thành phố Hải Phòng.
+ Phương pháp nghiên cứu trường hợp, phân tích tài liệu: Qua phân

tích tài liệu, Luận văn sẽ có nội dung phong phú và đầy đủ hơn. Bên cạnh đó
sử dụng phương pháp này giúp Luận văn có thể so sánh các nguồn thông tin
từ các quan điểm, các cách nhìn khác nhau để lựa chọn những thơng tin chân
thực, khách quan làm nổi bật vấn đề nghiên cứu.
+ Phương pháp điều tra xã hội học: Tiến hành phỏng vấn sâu với một
số cán bộ lãnh đạo, quản lý trên lĩnh vực văn hóa; chủ cơ sở kinh doanh dịch
vụ văn hóa; khách hàng...
+ Phương pháp quan sát tham dự: Phương pháp này góp phần hỗ trợ


11
và làm sáng tỏ thêm những thông tin đã thu được, đồng thời là cơ sở ban đầu
để đưa ra các giả thuyết và hướng nghiên cứu.
+ Phương pháp phân tích tổng hợp: Áp dụng trong phân tích làm rõ kết
quả đạt được, những hạn chế và những vấn đề đặt ra đối với các hoạt động
dịch vụ văn hóa trên địa bàn thành phố Hải Phịng.
6. Đóng góp về khoa học của luận văn
Luận văn nghiên cứu thành công sẽ có những đóng góp sau:
- Tổng hợp những vấn đề lý luận cơ bản về dịch vụ văn hóa.
- Khảo sát, đánh giá thực trạng dịch vụ văn hóa trên địa bàn thành phố
Hải Phòng, làm rõ những kết quả đạt được và những vấn đề đặt ra hiện nay.
- Đề xuất phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp góp phần xây dựng
mơi trường văn hóa lành mạnh và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động
dịch vụ văn hóa trên địa bàn thành phố Hải Phịng trong thời kỳ đẩy mạnh
cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước và hội nhập quốc tế hiện nay; góp
phần thiết thực vào việc xây dựng mơi trường văn hóa tiến tiến, đậm đà bản
sắc dân tộc ở thành phố Hải Phòng nói riêng, ở cả nước nói chung.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Về mặt lý luận: Luận văn góp phần làm rõ hơn một số vấn đề lý luận
về dịch vụ văn hoá.

- Về mặt thực tiễn: Phân tích thực trạng dịch vụ văn hố trên địa bàn
thành phố Hải Phịng, tìm ra phương hướng, giải pháp nhằm nâng cao chất
lượng, hiệu quả hoạt động dịch vụ văn hố ở thành phố Hải Phịng, góp phần
cùng các cấp uỷ Đảng, chính quyền làm tốt cơng tác phát triển các dịch vụ
văn hố, xây dựng mơi trường văn hố lành mạnh tại thành phố Hải Phịng.
8. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
luận văn gồm 3 chương, 9 tiết.


12
Chương 1
VAI TRỊ CỦA DỊCH VỤ VĂN HĨA
ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở THÀNH PHỐ
HẢI PHÒNG HIỆN NAY
1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ VĂN HOÁ

1.1.1. Quan niệm về dịch vụ văn hóa
Văn hóa khởi đầu từ hoạt động sáng tạo của con người, kết tinh thành
giá trị, hướng tới chuẩn mực Chân - Thiện - Mỹ. Điều ấy có nghĩa là, nói đến
văn hóa là đề cập đến giá trị. Hệ giá trị trở thành yếu tố cốt lõi của văn hóa.
Như chúng ta đã biết, hiện nay có hàng ngàn định nghĩa về văn hóa trên
các lĩnh vực khác nhau như: Định nghĩa mang tính mơ tả: Văn hóa hay văn
minh là một tổng thể phức hợp bao gồm kiến thức, niềm tin, nghệ thuật, luật
pháp, quy tắc đạo đức, phong tục và các năng lực, các thói quen mà con người
đạt được với tư cách là một thành viên của xã hội; Định nghĩa mang tính lịch
sử: Văn hóa là tổ hợp những phương thức hoạt động và niềm tin tạo thành trụ
cột của cuộc sống chúng ta và được kế thừa về mặt xã hội…v..v…
Tuy nhiên, các định nghĩa về văn hóa có những điểm đồng thuận như
sau: Văn hoá là dấu hiệu phân biệt giữa người và động vật; văn hoá là dấu ấn đặc

trưng cho xã hội loài người, khác về cơ bản với tổ chức quần thể sinh vật; văn
hố là khơng được kế thừa sinh học mà do học được (bắt chước) mà có; văn hóa
được truyền đạt trong lịch sử xã hội lồi người bằng các hình thức biểu tượng.
Năm 1943 Chủ tịch Hồ Chí Minh viết:
Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích cuộc sống lồi người mới sáng tạo
và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học,
tôn giáo,… cùng với những công cụ sinh hoạt hàng ngày như ăn,
mặc ở… và phương thức sử dụng chúng. Toàn bộ những phát minh
và sáng tạo ấy tức là văn hóa. Văn hóa là tổng hợp của mọi phương


13
thức sinh hoạt mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng với nhu
cầu của đời sống và địi hỏi của sự sinh tồn [53, tr.431].
Năm 1989, ông Federico Mayor khẳng định (Định nghĩa về văn hóa
của UNESCO):
Văn hóa là một tổng thể sống động các hoạt động sáng tạo trong quá
khứ và trong hiện tại. Qua các thế kỷ, các hoạt động sáng tạo ấy đã
hình thành nên một hệ thống các giá trị, các truyền thống và các thị
hiếu - những yếu tố xác định đặc tính riêng cho mỗi dân tộc [6, tr.18].
Văn hóa sản sinh ra những sản phẩm riêng đặc thù của nó và thông
qua các dịch vụ nhằm thoả mãn, đáp ứng nhu cầu của con người trong đời
sống xã hội.
Hiện nay, tại các quốc gia phát triển, ngành dịch vụ được quan tâm,
khẳng định vị thế quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Dịch vụ tác động
tích cực tới sự phát triển kinh tế: phân công lao động, nâng cao chất lượng lao
động, liên kết vùng miền quốc gia, xuất khẩu lao động, tri thức. Một nền kinh
tế được coi là phát triển khi ngành dịch vụ chiếm tỷ lệ cao. Sự phát triển hệ
thống dịch vụ với các ngành nghề: vận tải, thương mại, ngân hang, bưu điện,
thông tin, tiếp thị, bảo hiểm, du lịch, bảo vệ môi trường, tư vấn pháp lý, bảo

vệ sức khỏe, vui chơi giải trí..v..v… được xem là hướng đi đúng đối với mỗi
nền kinh tế quốc dân trong đó có sự góp mặt có dịch vụ văn hóa. Như vậy,
văn hóa vừa cung cấp những yếu tố cơ bản cho nền kinh tế dịch vụ, đồng thời
bản thân văn hóa cũng có hoạt động dịch vụ văn hóa.
Trong cuộc sống ngày nay chúng ta biết đến rất nhiều hoạt động trao
đổi được gọi chung là dịch vụ và ngược lại dịch vụ bao gồm rất nhiều các loại
hình hoạt động và nghiệp vụ trao đổi trong các lĩnh vực và ở cấp độ khác
nhau. Đã có nhiều khái niệm, định nghĩa về dịch vụ nhưng để có hình dung về
dịch vụ trong chun đề này, chúng tôi tham khảo một số khái niệm dịch vụ
cơ bản.


14
Từ điển Tiếng Việt định nghĩa: “Dịch vụ là công việc phục vụ trực
tiếp cho những nhu cầu nhất định của số đơng, có tổ chức và được trả
cơng” [72, tr.256].
Các nhà kinh tế học coi dịch vụ là những thứ tương tự như hàng hoá
nhưng phi vật chất [73]. Cũng theo quan điểm đó thì bản chất của dịch vụ là
sự cung ứng để đáp ứng nhu cầu con người như: dịch vụ du lịch, thời trang,
chăm sóc sức khoẻ...và mang lại lợi nhuận.
Philip Kotler định nghĩa: “Dịch vụ là một hoạt động hay lợi ích cung
ứng nhằm để trao đổi, chủ yếu là vơ hình và khơng dẫn đến việc chuyển
quyền sở hữu. Việc thực hiện dịch vụ có thể gắn liền hoặc khơng gắn liền với
sản phẩm vật chất” [73].
Tổng hợp các quan điểm về dịch vụ được phát biểu dưới những góc độ
khác nhau, chúng tơi cho rằng: Dịch vụ là hoạt động có chủ đích nhằm đáp
ứng nhu cầu nào đó của con người. Đặc điểm của dịch vụ là không tồn tại ở
dạng sản phẩm cụ thể (hữu hình) như hàng hố nhưng nó phục vụ trực tiếp
nhu cầu nhất định của xã hội.
Như vậy, dịch vụ được hiểu là công việc phục vụ trực tiếp cho nhu cầu

nhất định của số đơng, có tổ chức và được trả công. Căn cứ vào cách hiểu này
có thể thấy hoạt động dịch vụ phải thỏa mãn ba yếu tố:
- Thỏa mãn nhu cầu của số đơng;
- Hoạt động có tổ chức;
- Có thu lợi nhuận.
Như bất cứ ngành nghề dịch vụ nào, dịch vụ văn hóa cũng phải đáp ứng
các yếu tố trên, nhưng nó mang những đặc thù của một loại hình dịch vụ
tương đối đặc biệt. Bởi vì những sản phẩm của hoạt động dịch vụ văn hóa tác
động vào đời sống tinh thần của cơng chúng một cách trực tiếp, góp phần
hình thành nhân cách, lối sống lành mạnh và cũng có thể ngược lại. Kinh
doanh, dịch vụ văn hoá thực chất là q trình đầu tư cơng sức và tiền của


15
để tổ chức các hoạt động mua, bán, cung cấp dịch vụ nhằm thoả mãn nhu
cầu hưởng thụ các giá trị văn hoá của nhân dân và mang lại lợi ích cho nhà
cung cấp. Các sản phẩm văn hoá thuộc lĩnh vực tinh thần và tư tưởng khi
được phổ biến sẽ tác động mạnh mẽ đến tư tưởng, tình cảm của con người
và làm hình thành nhân cách con người. Vì thế mà các hoạt động văn hố
có giá trị giáo dục đặc biệt đối với xã hội. Từ những lý do và lập luận trên,
chúng tơi có thể tán thành quan niệm về dịch vụ văn hóa sau của các tác giả
trong cơng trình nghiên cứu Hoạt động giải trí ở đơ thị Việt Nam hiện nay những vấn đề lý luận và thực tiễn: Dịch vụ văn hóa “là những hoạt động
có tổ chức nhằm cung cấp những sản phẩm văn hóa để thỏa mãn nhu cầu
tinh thần của xã hội và có thu lợi” [37, tr.161].
Hoạt động dịch vụ văn hóa tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau.
Theo Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa cơng cộng
(Ban hành kèm theo Nghị định số 103/2009/NĐ-CP ngày 06 tháng 11 năm
2009 của Chính phủ) quy định các hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ
văn hố cơng cộng bao gồm: lưu hành, kinh doanh băng, đĩa ca nhạc, sân
khấu; biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang; triển lãm văn hố, nghệ

thuật; tổ chức lễ hội; viết, đặt biển hiệu; hoạt động vũ trường, karaoke, trò
chơi điện tử, các hoạt động văn hố, dịch vụ văn hố và các hình thức vui
chơi giải trí khác. Nơi tổ chức hoạt động văn hố và kinh doanh dịch vụ văn
hố cơng cộng quy định tại Quy chế này bao gồm: nhà hát, nhà văn hoá, nhà
triển lãm, trung tâm văn hoá, câu lạc bộ, cơ sở lưu trú du lịch, nhà khách, nhà
nghỉ, nhà hàng ăn uống, giải khát, cửa hàng, cửa hiệu, sân vận động, nhà thi
đấu thể thao, quảng trường, phương tiện vận tải hành khách công cộng và các
phương tiện, địa điểm khác có tổ chức các hoạt động văn hoá và kinh doanh
dịch vụ văn hoá.
Trên cơ sở những văn bản quy định của Nhà nước về dịch vụ văn hóa
và xuất phát từ thực trạng hoạt động lĩnh vực này ở thành phố Hải Phòng,


16
trong luận văn, chúng tôi chỉ lựa chọn và tập trung tìm hiểu thực trạng dịch vụ
văn hóa ở một số loại hình tiêu biểu, cụ thể: nhà hàng karaoke, vũ trường;
kinh doanh băng đĩa nhạc, băng đĩa hình; quảng cáo; kinh doanh xuất bản
phẩm; hoạt động vui chơi giải trí cơng cộng để nghiên cứu, vì đây là những
lĩnh vực hiện đang có sự phát triển năng động và cũng nảy sinh nhiều vấn đề
phức tạp đòi hỏi phải giải quyết cả ở tầm vi mô và vĩ mô.
1.1.2. Quan điểm của Đảng, Nhà nước và thành phố Hải Phịng về
dịch vụ văn hố
Ngày 16 tháng 7 năm 1998, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa
VIII) đã ban hành Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 “Về xây dựng và phát triển
nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”. Đây là văn kiện
chuyên đề quan trọng đề ra chiến lược xây dựng và phát triển nền văn hóa
trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nghị quyết được xem là
kim chỉ nam, định hướng cụ thể và toàn diện cho sự nghiệp xây dựng và phát
triển nền văn hóa dân tộc nói chung, xây dựng và phát triển văn hóa tại mỗi
địa phương nói riêng. Đó là nền văn hóa giữ vai trò là nền tảng tinh thần của

xã hội, là mục tiêu, động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển; nền văn hóa
tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Qua các Đại hội lần thứ IX, X, XI của Đảng, những quan điểm, tư
tưởng chủ đạo của Nghị quyết Trung ương 5 (Khóa VIII) tiếp tục được khẳng
định và phát huy, phù hợp với tình hình thực tiễn của đất nước; làm cho văn
hóa thực sự thấm sâu vào mọi lĩnh vực đời sống xã hội, phục vụ đắc lực sự
nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội
dân chủ, cơng bằng và văn minh. Qua đó, thể hiện sự quan tâm của Đảng đến
đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân, tạo điều kiện để nhân dân ngày càng
nâng cao chất lượng cuộc sống cả về vật chất và tinh thần, định hướng cho
các cá nhân ngày càng hồn thiện về nhân cách, thể lực và trí lực, đóng góp
cho sự phát triển của xã hội.


17
Xuất phát từ sự phát triển mạnh mẽ của các hoạt động dịch vụ văn hoá,
kể từ khi đất nước phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa và những phát sinh tiêu cực trên các hoạt động này, Chính phủ và các
cơ quan chức năng của Trung ương và thành phố Hải Phịng đã tích cực, chủ
động xây dựng nhiều văn bản pháp luật và ln có sự điều chỉnh, bổ sung kịp
thời bằng các văn bản mới để tạo dựng một hành lang pháp lý hồn thiện cho
các hoạt động văn hóa nói chung, cho hoạt động vui chơi giải trí và kinh
doanh dịch vụ văn hóa nói riêng, đáp ứng nhu cầu của thực tiễn hết sức sôi
động, phức tạp, nhằm quản lý tốt các hoạt động này, bảo đảm trật tự xã hội và
phát triển đời sống văn hoá tinh thần lành mạnh. Các văn bản có thể kể đến là:
- Nghị định 87/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm 1995 của Chính phủ về
tăng cường công tác quản lý các hoạt động dịch vụ văn hoá, đẩy mạnh bài trừ
tệ nạn xã hội nghiêm trọng. Ban hành kèm theo Nghị định này là Quy chế lưu
hành, kinh doanh phim, băng đĩa hình, băng đĩa nhạc; bán, cho thuê, xuất bản
phẩm; hoạt động văn hố và dịch vụ văn hố nơi cơng cộng; quảng cáo, viết,

đặt biển hiệu.
Để tiếp tục bổ sung, hoàn thiện Nghị định 87/CP, Chính phủ đã ban
hành Nghị định 88/CP ngày 14 tháng 12 năm 1995 Quy định về xử phạt vi
phạm hành chính trong các hoạt động văn hố, dịch vụ văn hố và phịng
chống một số tệ nạn xã hội. Nghị định đã xác định các loại vi phạm:
- Vi phạm nếp sống văn minh trong hoạt động văn hố và dịch vụ văn
hố nơi cơng cộng.
- Vi phạm các quy định về điều kiện của nơi hoạt động văn hố và dịch
vụ văn hố nơi cơng cộng.
- Vi phạm về các quy định về hoạt động vũ trường, karaoke.
- Vi phạm về các quy định về hoạt động biểu diễn nghệ thuật, ca nhạc
nơi công cộng.
- Dung túng, bao che cho các tệ nạn xã hội tại nơi hoạt động văn hoá và
dịch vụ văn hoá nơi công cộng.


18
Sau một thời gian được triển khai các Nghị định trên của Chính phủ,
căn cứ tình hình thực tiễn, để tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước, Bộ Văn
hoá - Thông tin đã ban hành Thông tư số 35/2002/TT-BVHTT ngày 20 tháng
12 năm 2002 hướng dẫn bổ sung một số quy định về hoạt động văn hoá và
dịch vụ văn hố nơi cơng cộng tại Quy chế ban hành kèm theo Nghị định
87/CP ngày 12 tháng 12 năm 1995 của Chính phủ như sau:
Hoạt động văn hố và dịch vụ văn hố nơi cơng cộng tại Thơng tư số
35/2002/TT-BVHTT ngày 20 tháng 12 năm 2002, bao gồm:
A. Hoạt động vũ trường.
B. Hoạt động karaoke.
C. Hoạt động biểu diễn nghệ thuật không chuyên tại khách sạn, nhà
nghỉ, nhà hàng ăn uống, giải khát và nơi công cộng.
D. Hoạt động vui chơi giải trí nơi cơng cộng.

Thơng tư cũng quy định việc cấp giấy phép hành nghề karaoke, vũ
trường phải căn cứ theo quy hoạch của từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương, các Quy chế ban hành kèm theo Nghị định 87/CP ngày 12 tháng 12
năm 1995 của Chính phủ, Nghị định 08/2001/NĐ-CP ngày 22 tháng 02 năm
2001 của Chính phủ quy định về điều kiện an ninh, trật tư đối với một số
ngành, nghề kinh doanh có điều kiện. Nhiệm vụ của Thanh tra chun ngành
Văn hố - Thơng tin (nay là Thanh tra Văn hoá, Thể thao và Du lịch) có
trách nhiệm phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan tổ chức thanh
tra, kiểm tra, phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm các vi phạm trong hoạt
động văn hoá và dịch vụ văn hoá nơi công cộng theo thẩm quyền. Người
nào vi phạm quy định tại Thơng tư này, tuỳ theo tính chất và mức độ vi
phạm, sẽ bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo
quy định của pháp luật.
Với việc ban hành một số văn bản pháp luật như trên, kiện toàn cơ quan
quản lý các cấp, tăng cường công tác kiểm tra, xử lý các vi phạm đã có nhiều


19
chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, đến thời điểm năm 2005, các loại hình dịch
vụ trong lĩnh vực này đã có sự phát triển mạnh mẽ, một số cơ sở kinh doanh
đã lợi dụng loại hình kinh doanh này tìm cách hoạt động biến tướng, trá hình
gây hậu quả xấu, làm xói mịn đạo đức, lối sống, ảnh hưởng xấu đến truyền
thống văn hoá, thuần phong mỹ tục, gây mất an ninh trật tự công cộng, tạo
nên sự lo lắng và phản ứng gay gắt của nhân dân. Đặc biệt các biểu hiện tiêu
cực, các vi phạm ngày càng nghiêm trọng như múa khoả thân, khiêu dâm, sử
dụng hêrooin, thuốc lắc, ma túy tổng hợp ở các nhà hàng, vũ trường, quán
bar… Để lập lại kỷ cương trong lĩnh vực dịch vụ văn hố nơi cơng cộng, bài
trừ tệ nạn xã hội, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị 17/2005/CT-TTg
ngày 25 tháng 5 năm 2005 về việc chấn chỉnh các hoạt động tiêu cực trong
quán bar, nhà hàng karaoke, vũ trường; trong đó, u cầu Bộ Văn hố Thơng

tin chủ trì và phối hợp với một số bộ, ban, ngành liên quan hướng dẫn Ủy ban
nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoàn thành các quy hoạch
các loại hình dịch vụ này trong năm 2005; tổ chức lực lượng điều tra, thanh
tra để phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm các chủ kinh doanh vi phạm. Chỉ thị
này cũng quy định về việc tạm ngừng cấp mới Giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh quán bar, nhà hàng karaoke, vũ trường trên phạm vi cả nước để các
cấp, các ngành tiến hành rà soát, đánh giá tình hình hoạt động của các cơ sở
hiện có, từ đó xây dung quy hoạch và tăng cường các biện pháp quản lý các
loại hình dịch vụ này. Đối với những trường hợp vi phạm nghiêm trọng hoặc
tái phạm, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu kiên quyết tước quyền sử
dụng Giấy phép kinh doanh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh,
trường hợp có dấu hiệu phạm tội phải chuyển hồ sơ cho cơ quan có thẩm
quyền truy cứu trách nhiệm hình sự. Đồng thời trong Chỉ này, Thủ tướng
Chính phủ cũng yêu cầu Bộ Văn hố - Thơng tin (nay là Bộ Văn hố, Thể
thao và Du lịch) và các bộ, ban, ngành liên quan tăng cường phân cấp quản lý
theo hướng tăng quyền hạn và trách nhiệm.


20
Nghị định 11/2006/NĐ-CP ngày 18 tháng 01 năm 2006 của Chính phủ
ra đời tiếp tục hồn thiện và nâng cấp các văn bản pháp luật đã ban hành trong
lĩnh vực dịch vụ văn hố nơi cơng cộng. Với 11 chương, 45 điều, Quy chế
hoạt động văn hoá và kinh doanh dịch vụ văn hố nơi cơng cộng ban hành
kèm theo, Nghị định 11 có nhiều điểm sửa đổi, bổ sung mới so với Nghị định
87/CP. So với quy chế cũ, quy chế mới đã đưa vào Nghị định của Chính phủ
một số quy định quản lý trước đây chỉ ở mức độ Thơng tư của Bộ Văn hố Thơng tin (nay là Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch), bổ sung, điều chỉnh một
số loại hình hoạt động văn hoá như: tổ chức lễ hội, triển lãm văn hoá nghệ
thuật, trình diễn thời trang, trị chơi điện tử. Các địa điểm tổ chức hoạt động
văn hoá và kinh doanh dịch vụ văn hố cơng cộng cũng được mở rộng bao
gồm nhà hát, nhà văn hoá, trung tâm văn hoá, câu lạc bộ, rạp chiếu phim,

khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ, nhà hàng ăn uống, giải khát, cửa hàng, cửa
hiệu, sân vận động, nhà thi đấu thể thao, quảng trường, phương tiện vận tải
hành khách công cộng và các địa điểm khác có tổ chức các hoạt động văn hố
và kinh doanh dịch vụ văn hố cơng cộng. Ngồi ra, Nghị định còn bổ sung
một số quy định cụ thể đối với các loại hình hoạt động văn hố, kinh doanh
dịch vụ văn hoá cho phù hợp với thực tế tình hình hiện nay, nhằm xây dựng
mơi trường văn hố lành mạnh, phòng ngừa và ngăn chặn các biểu hiện tiêu cực,
không lành mạnh, tệ nạn phát sinh trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ văn hoá,
nhất là đối với hoạt động có tính chất nhạy cảm như: biểu diễn thời trang,
karaoke, vũ trường…, bảo đảm hài hoà lợi ích của người kinh doanh với lợi ích
cộng đồng. Đây có thể xem là cơ sở pháp lý giúp cho các tổ chức, cá nhân hoạt
động văn hoá và kinh doanh văn hố tại các nơi cơng cộng nắm rõ các quy định
của nhà nước về những điều được phép làm và không được phép làm; đồng thời,
giúp cho các cơ quan chức năng kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp hoạt
động vi phạm quy định của Nhà nước.
Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng cũng đã xây dựng và ban hành
Quy hoạch Quảng cáo tại thành phố Hải Phịng giai đoạn năm 2005, tầm nhìn


21
đến năm 2020; Quyết định số 1247/2007/QĐ-UBND ngày 11 tháng 7 năm
2007 về việc phê duyệt quy hoạch nhà hàng karaoke, vũ trường tại thành phố
Hải Phòng giai đoạn năm 2007, định hướng đến năm 2020; theo đó, việc thực
hiện quy hoạch các địa điểm hoạt động karaoke phải đảm bảo cách trường
học, bệnh viện, cơ sở tơn giáo, tín ngưỡng, di tích lịch sử - văn hóa, cơ quan
hành chính nhà nước từ 200 m trở lên đã tạo được sự đồng thuận, ủng hộ
trong nhân dân, vừa đáp ứng được nhu cầu hưởng thụ và sinh hoạt văn hóa
lành mạnh của nhân dân vừa giữ gìn được bản sắc địa phương.
1.2. KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - VĂN HOÁ - XÃ
HỘI CỦA THÀNH PHỐ HẢI PHỊNG


1.2.1. Điều kiện tự nhiên
Thành phố Hải Phịng nằm trọn trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc,
là một trong ba đỉnh của tam giác tăng trưởng kinh tế Hà Nội - Hải Phòng Quảng Ninh. Hải Phòng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hố, khoa học - kỹ
thuật của cả vùng, là đầu mối giao thông quan trọng, giao lưu thuận lợi trong
khu vực và quốc tế cả về đường bộ, đường sắt, đường sông, đường biển và
đường hàng không, đặc biệt là cảng biển, cửa ngõ ra biển chủ yếu của vùng
Đồng bằng sông Hồng nói riêng và cả Bắc Bộ nói chung.
Thành phố Hải Phịng có diện tích 1.534 km 2, khu vực nội thành chiếm
10,9% nằm giữa một vùng ngoại thành rộng lớn, tiếp giáp với vịnh Bắc Bộ
thuộc biển Đông, với nhiều đảo ở ngồi khơi. Thành phố Hải Phịng nằm
trong hệ toạ độ địa lý:
- Từ 200 30' 39" đến 210 01' 15" vĩ độ Bắc.
- Từ 1060 23' 39" đến 1070 08' 39" kinh độ Đông.
Điểm cực Bắc qua thôn Phi Liệt, xã Lại Xuân, huyện Thuỷ Nguyên.
Điểm cực Nam qua xã Vĩnh Phong, huyện Vĩnh Bảo. Điểm cực Tây qua thơn
Đạ Nỗ, xã Hiệp Hồ, huyện Vĩnh Bảo. Điểm cực Đơng qua xã Việt Hải, phía
Đơng quần đảo Cát Bà.


22
Phía Bắc và Đơng Bắc, thành phố Hải Phịng tiếp giáp với Quảng Ninh,
một trong ba cực của khu kinh tế động lực phía Bắc, khu cơng nghiệp than
lớn nhất nước ta trên độ dài 54 km, với sông Đá Bạc - Bạch Đằng, một cửa
của sông Kinh Môn đổ ra biển qua cửa Nam Triệu làm ranh giới tự nhiên.
Ranh giới trên biển đi qua phía Bắc quần đảo Cát Bà, thành phố Hải Phịng và
phía Nam vịnh Hạ Long là Di sản thiên nhiên thế giới.
Phía Tây Bắc, giáp Hải Dương, với độ dài trên 98 km, tại các sơng
Kinh Mơn, Lạch Tray, Văn Úc, Mía, Luộc và một phần trên đất liền.
Phía Tây Nam, giáp Thái Bình, với độ dài trên 34 km tại sơng Hố.

Tỉnh Hải Dương và tỉnh Thái Bình là 2 tỉnh lúa gạo trù phú của Đồng bằng
sơng Hồng.
Phía Đơng Bắc - Tây Nam là bờ biển trên đất liền thành phố Hải Phịng
chạy dài 94 km từ phía Đơng đảo Cát Hải đến cửa sơng Thái Bình, giáp với
vịnh Bắc Bộ. Cách trung tâm thành phố Hải Phòng 30 km theo đường chim
bay là quần đảo Cát Bà. Phía Bắc và Đơng Bắc, quần đảo Cát Bà tiếp giáp với
tỉnh Quảng Ninh trên vịnh Hạ Long. Phía Tây Nam và Đơng Nam, quần đảo
Cát Bà tiếp giáp với vịnh Bắc Bộ.
Ngoài ra thành phố Hải Phịng cịn có huyện thứ 15 là huyện đảo Bạch
Long Vĩ nằm giữa vịnh Bắc Bộ.
Thành phố Hải Phịng được hình thành ở vùng cửa sơng thuộc hạ du
tam giác châu thổ hiện đại của sông Thái Bình, địa thế thấp, với nhiều cửa
sơng mở rộng nối với biển và ăn sâu vào vùng Đồng bằng sông Hồng, miền
Trung du, miền núi Bắc Bộ.
Địa hình của thành phố Hải Phịng đa dạng, gồm nhiều loại hình như
đồng bằng, đồi núi, hải đảo, nhưng đồng bằng chiếm phần lớn, tới 80% diện
tích. 20% diện tích cịn lại là đồi, núi và hải đảo.
Vùng đồi, núi phân bố chủ yếu ở huyện Thuỷ Nguyên, huyện Cát Hải,
là núi đá vơi. Các khu vực cịn lại phân bố rải rác ở một số núi đất đơn lẻ như
ở huyện An Lão, quận Kiến An, huyện Kiến Thuỵ, quận Đồ Sơn.


23
Quần đảo Cát Bà được cấu tạo chủ yếu từ núi đá vôi. Quần đảo Cát Bà
được cấu thành từ hơn 366 hịn đảo đá vơi lớn nhỏ. Trong đó, lớn nhất là đảo
Cát Bà. Quần đảo Cát Bà là một phần trong kết cấu đảo đá vôi của vịnh Hạ
Long. Trong khi đó đảo Cát Hải được cấu tạo từ đất, có nguồn gốc từ trầm
tích sơng Cấm, sơng Bạch Đằng.
Địa hình của thành phố Hải Phịng bị chia cắt bởi nhiều con sông đổ ra
biển theo hướng Tây Bắc - Đông Nam như: sông Bạch Đằng, sông Cấm, sông

Lạch Tray, sông Đa Độ, sông Văn Úc, sông Thái Bình, sơng Luộc.
Khu vực đồng bằng có điều kiện thuận lợi phát triển ngành nông nghiệp
trồng lúa nước. Khu vực biển và cửa sơng có điều kiện phát triển ngành nuôi
trồng, đánh bắt thuỷ sản. Khu vực đồi núi đá vơi có điều kiện thuận lợi phát
triển ngành cơng nghiệp sản xuất xi măng với nguyên liệu chính lấy từ đá vơi.
Các cửa sơng đổ ra biển có điều kiện thuận lợi phát triển ngành giao
thông thuỷ mà trung tâm là các cảng biển, cảng sông. Trong số các cảng thì
Cảng Hải Phịng là quan trọng nhất. Cảng Hải Phịng nằm ở vị trí đặc biệt
quan trọng, là cửa khẩu then chốt của cả vùng Đồng bằng Bắc Bộ, là cửa khẩu
nối liền với tỉnh Vân Nam - Trung Quốc qua hệ thống đường sắt, đường bộ.
Sân bay Cát Bi là sân bay quốc tế thứ hai của vùng Bắc Bộ, nối thành
phố Hải Phòng với các thị trường khách du lịch trong cả nước và quốc tế như
Macao. Khu vực bờ biển và hải đảo có điều kiện thuận lợi phát triển ngành du
lịch nghỉ mát, là tiền đề cho việc phát triển karaoke, vũ trường và các dịch vụ
văn hố khác.
Trên cơ sở đặc điểm vị trí địa lý, địa hình như vậy, thành phố Hải
Phịng cịn phát triển mạnh ngành kinh tế cảng biển, đóng tàu, vận tải biển,
xuất khẩu..., đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay Việt Nam tham gia hội nhập
kinh tế quốc tế, gia nhập WTO, thương mại với nước ngoài phát triển mạnh.
Các khu cơng nghiệp lớn của thành phố Hải Phịng như: Khu công nghiệp
Nomura với hơn 40 dự án thu hút số vốn đầu tư FDI nước ngoài khoảng 500


24
triệu đơ la, Khu cơng nghiệp Đình Vũ, Khu cơng nghiệp Vĩnh Niệm, Khu
cơng nghiệp Sài Gịn - Hải Phịng... Ngồi ra dọc theo các đường giao thơng
chính, rất nhiều nhà máy, xí nghiệp mới được xây dựng như đường 10, đường
5, đường Phạm Văn Đồng... (Bảng 1.1).
Bảng 1.1: Thống kê diện tích, dân số, đơn vị thành phố Hải Phịng tính


đến tháng 12 năm 2011
Số
T
T

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15

Diện
tích
(km2)

Dân số
(nghìn
người)

Tồn thành phố


1.534

1.907,7

Quận Hồng Bàng
Quận Ngô Quyền
Quận Lê Chân
Quận Kiến An
Quận Hải An
Quận Đồ Sơn
Quận Dương Kinh
Huyện
Thuỷ
Nguyên
Huyện An Dương
Huyện An Lão
Huyện Kiến Thuỵ
Huyện Tiên Lãng
Huyện Vĩnh Bảo
Huyện Cát Hải
Huyện Bạch Long Vĩ

15,2
19,6
12,7
29,5
88,4
32,9
15,0

242,7

110,1
160,5
194,3
87,9
79,4
36,3
115,0
305,1

Mật độ
dân số
(người/
Km2)
1.265,4
4
7243
8188
15254
2981
898
1104
85,44
1257

101,8
114,9
164,3
189,0

180,5
323,1
4,5
180,4
1353,6

143,6
127,0
177,0
154,6
188,4
28,3
0,35
747,2
1160,5

1410
1105
1077
828
1044
88
74
3907,44
860

Đơn vị

NỘI THÀNH:
NGOẠI THÀNH:


(trừ huyện Bạch
Long Vĩ)

Đơn vị hành chính
Thị
trấn



Phường

9

148

71

-

-

2

33

13
14
16
9

6
5
8
-

1
1
1
1
1
2
-

15
16
24
22
28
10
-

-

Nguồn: Theo số liệu của Cục Thống kê thành phố Hải
Phòng năm 2011.
Thành phố Hải Phòng là thành phố trực thuộc Trung ương, là đô thị loại 1


25
trung tâm cấp quốc gia, gồm 7 quận: Hồng Bàng, Lê Chân, Ngô Quyền, Dương

Kinh, Đồ Sơn, Kiến An, Hải An và 8 huyện: Cát Hải, Thủy Nguyên, An Dương,
Kiến Thụy, An Lão, Tiên Lãng, Vĩnh Bảo và huyện đảo Bạch Long Vỹ, với 228
xã, phường và thị trấn (71 phường, 9 thị trấn và 148 xã).
Trong số 4 quận nội thành, quận Hải An có diện tích lớn nhất 88,4 km 2,
nhưng lại có số dân ít nhất 79.400 người và mật độ dân số thấp nhất 898
người/km2. Số dân đông nhất là quận Lê Chân 194.300 người và mật độ dân
số cũng cao nhất 15.254 người/km2.
Trong số các huyện ngoại thành (trừ huyện Bạch Long Vĩ) huyện Cát
Hải có diện tích lớn nhất 323,1 km2, nhưng dân số ít nhất 28.300 người và
mật độ dân số thấp nhất 88 người/km 2. Dân số đông nhất là huyện Thuỷ
Nguyên 305.100 người, mật độ dân số cao nhất là huyện An Dương 1410
người/ km2.
Khu vực nội thành chiếm 10,9% diện tích, nhưng lại có 35,28% dân số. Mật
độ dân số khu vực nội thành lớn hơn mật độ dân số khu vực ngoại thành 4,4 lần.
Tình hình dân số thành phố Hải Phòng phát triển liên tục tăng từ năm
2008 đến nay, tỷ lệ tăng dân số trung bình hàng năm khoảng 1%.
Bảng 1.2: Tình hình dân số thành phố Hải Phòng từ 2008-2011

Số lượng: (x 1000)
Tỷ lệ tăng dân số: (‰)

2008

2009

2010

2011

1824,1


1840,4

1857,8

1907,7

8,5

10,5

9,1

8,9

Nguồn: Theo số liệu của Chi cục Dân số Kế hoạch hóa gia đình thành
phố Hải Phịng năm 2011.
Dân số khu vực đơ thị là 747,2 nghìn người, khu vực nơng thơn là 1.160,5
nghìn người. Mật độ dân số khu vực đô thị khoảng 3.907,44 người/km2, cao hơn
nhiều so với mật độ dân số khu vực nông thôn 860 người/km2.
1.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội


×