Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

BẢN mô tả BIỆN PHÁP dạy học TÍCH cực TRONG LVPT THỂ CHẤT TRẺ 4 5 TUỔI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (72.15 KB, 5 trang )

1
BẢN MƠ TẢ
Biện pháp dạy học tích cực trong lĩnh vực phát triển thể chất cho trẻ tại lớp 4
tuổi B trường chính
1. MỞ ĐẦU
Phát triển thể chất là một trong năm mặt phát triển toàn diện cho trẻ ở trường
mầm non. Ở trường mầm non việc giáo dục để phát triển thể lực cho trẻ thông qua
nhiều nội dung như: Chăm sóc ni dưỡng, phát triển các vận động tinh – vận động
thơ cho trẻ… Và chúng ta có thể khẳng định rằng 1 cơ thể khoẻ mạnh luôn là tiền
đề cho mọi tài năng.
Trong quá trình tham gia các vận động trẻ còn được phát triển thêm cả về
mặt tình cảm - xã hội cũng như thẩm mỹ. Hoạt động thể chất làm thoả mãn nhu cầu
vận động của trẻ tạo cho tinh thần trẻ được sảng khoái, vui vẻ, cơ thể khoẻ mạnh,
phát triển cân đối, hài hồ. Vì vậy tơi đã chọn “Biện pháp dạy học tích cực trong
lĩnh vực phát triển thể chất cho trẻ tại lớp 4 tuổi B trường chính”.
2. NỘI DUNG BIỆN PHÁP
2.1 Nội dung biện pháp
Biện pháp 1: Lập kế hoạch giáo dục phát triển vận động cho trẻ MN
Ngay từ đầu năm học căn cứ vào kế hoạch giáo dục của nhà trường, căn cứ
vào mục tiêu của chương trình giáo dục mầm non theo độ tuổi, căn cứ vào khả
năng nhận thức của trẻ tại nhóm lớp bản thân tôi lập kế hoạch giáo dục thể chất lựa
chọn nội dung, mục tiêu, bài dạy phù hợp với trẻ theo mức độ tăng dần từ dễ đến
khó, lựa chọn bài dạy phù hợp với chủ đề và coi trọng đặc điểm cá nhân của trẻ.
Biện pháp 2: Xây dựng môi trường giáo dục phát triển vận động cho trẻ
Ngay từ đầu năm học bản thân tơi đã trang trí lớp và có xây dựng góc vận
động cho trẻ, tại góc vận động lựa chọn xây dựng nội dung vận động tinh và vận
động thô phù hợp với trẻ 4 tuổi của lớp mình phụ trách. Làm đồ dùng đồ chơi đảm


2
bảo độ bền vững, đảm bảo an toàn cho trẻ, kích thước, trọng lượng phù hợp với trẻ.


Các loại đồ dùng đồ chơi được sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp vừa tầm với trẻ để trẻ
dễ dàng lấy khi sử dụng.
(Ảnh trong và ngoài lớp học)
Biện pháp 3: Tổ chức tốt giờ học thể dục
Khi thực hiện giờ học thể dục trước hết tôi xác định đúng mục tiêu của bài
dạy, xác định đúng nội dung trọng tâm của giờ thể dục và soạn bài, chuẩn bị đầy đủ
đồ dùng, dụng cụ cho trẻ học. Sau đó tơi hướng dẫn trẻ giờ học thể dục gồm 3 phần
(Khởi động, trọng động, hồi tĩnh), giữa các phần có sự chuyển tiếp tự nhiên, liên
tục.
Khi tổ chức giờ học thể dục tôi lựa chọn nhiều hình thức khác nhau như:
Hình thức tập cả lớp đồng loạt, hình thức tập nối tiếp, hình thức tập theo tổ và thi
đua giữa các tổ, hình thức tập các nhân, hình thức tập nâng cao để phát triển những
vận động trẻ đã biết và phát huy những kỹ năng vận động cao hơn của trẻ.
(Ảnh tổ chức giờ học thể dục)
Biện pháp 4: Chuẩn bị đồ dùng đồ chơi, địa điểm trước khi tổ chức cho
trẻ tham gia hoạt động thể chất.
Trước khi tổ chức các hoạt động phát triển thể chất cho trẻ giáo viên cần
chuẩn bị đầy đủ đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho hoạt động, sân bãi quét dọn sạch sẽ,
bằng phẳng đảm bảo an toàn cho trẻ.
(Ảnh sân trường sạch sẽ, đồ dùng đầy đủ cho trẻ)
Biện pháp 5: Lồng ghép các bài hát vào tiết thể dục và đưa bài tập
Erobic vào bài tập phát triển chung.
Để trẻ hứng thú hơn khi tham gia vào hoạt động phát triển thể chất tôi đã
lồng ghéc bài hát phù hợp với chủ đề vào các phần của hoạt động giờ học thể chất
như phần khởi động cho trẻ đi các kiểu đi khác nhau vừa đi vừa hát bài “Đồn tàu
nhỏ xíu”. Bài tập phát triển chung tôi lựa chọn là bài tập Erobic có động tác phù


3
hợp với bài tập vận động cơ bản đầy đủ các động tác tay – bụng– chân – bật có

nhịp đầy đủ, có động tác nhấn mạnh cho vận động cơ bản. Và khi tập vận động cơ
bản, quá trình trẻ tập tôi cho trẻ tập cùng nhạc, nhạc là những bài hát phù hợp với
chủ đề, khi tập cùng bài hát trẻ rất hào hứng thực hiện bài tập của mình. Đến phần
hồi tĩnh tơi cho trẻ vận động nhẹ nhàng như: Kết hợp với bản nhạc du dương, nhẹ
nhàng tạo cho trẻ thấy thoải mái và vui vẻ hoàn thành bài tập. Khi đưa biện pháp
này vào dạy trẻ trong tiết học giáo dục thể chất tôi thấy trẻ lớp tôi học tốt hơn, hứng
thú hơn và kiến thức, kỹ năng của trẻ được nâng lên rõ rệt.
(Ảnh lồng ghép các bài hát vào tiết thể dục và đưa bài tập Erobic
vào bài tập phát triển chung)
Biện pháp 6: Tổ chức cho trẻ tham gia vận động ở mọi lúc, mọi nơi để
củng cố và nâng cao khả năng vận động cho trẻ.
Hoạt động thể dục sáng: Hoạt động thể dục sáng được tổ chức đầy đủ các
ngày trong tuần (trừ thứ 2) và trẻ được tập chung các bài tập kết hợp theo nhạc phù
hợp với từng chủ đề cùng nhóm chung tồn trường giúp trẻ hứng thú hơn khi tham
gia vào các hoạt động tiếp theo trong ngày tại trường mầm non.
Phút thể dục: Tôi lựa chọn phút thể dục để tiến hành trong thời gian giữa
hai hoạt động hoặc ngay trong ngay trong giờ hoạt động khi tôi nhận thấy dấu hiệu
giảm sự tập trung chú ý ở đa số trẻ, nhằm tăng khả năng làm việc của hệ thần kinh,
cơ bắp, tăng tuần hoàn máu... hoặc sau khi ngủ trưa dậy giúp trẻ thay đổi trạng thái
cơ thể, trẻ trở nên tỉnh táo hơn.
Khi thực hiện phút thể dục bản thân tơi thấy có tác dụng thay đổi hoạt động
của trẻ nhằm chống lại sự mệt mỏi, giúp trẻ dễ tập trung, chú ý vào các hoạt động
tiếp theo.
Hoạt động ngoài trời: Khi cho trẻ tham gia hoạt động ngồi trời tơi cũng
cho trẻ tham gia vận động dưới hình thức vui chơi, dựa trên những kỹ năng đã học
ở trên tiết học trẻ vừa chơi vừa củng cố lại những kiến thức đã học.


4
(Ảnh tổ chức cho trẻ tham gia vận động ở mọi lúc, mọi nơi)

Hoạt động tự do: Hằng ngày, tôi giành thời gian cho trẻ tự do vận động
chạy, nhảy, tham gia các trị chơi với đồ chơi có sẵn trong sân, dụng cụ thể dục
hoặc tham gia các trò chơi vận động, trò chơi dân gian đơn giản, lao động chăm sóc
sân vườn, vệ sinh đồ chơi trong sân.
(Ảnh cho trẻ chơi tự do)
2.2 Đánh giá kết quả thu được
* Đối với giáo viên: Bản thân tôi ngày càng có kinh nghiệm sâu sắc hơn
trong việc dạy học tích cực trong lĩnh vực phát triển thể chất cho trẻ
Các hình thức tổ chức sáng tạo, linh hoạt, gây được hứng thú cho trẻ.
Đồ dùng daỵ học phong phú.
* Đối với trẻ: Trẻ hứng thú hơn trong các giờ vận động, thích vận động, tự
tin, nhanh nhẹn, có tinh thần hợp tác cùng bạn bè, thể lực của trẻ ngày được nâng
lên rõ rệt, trẻ khoẻ mạnh và tăng cân đều, trẻ được chăm sóc trong mơi trường an
tồn, lành mạnh. Các chỉ tiêu đề ra đều đạt như giảm tỉ lệ suy dinh dưỡng, không
xảy ra tai nạn thương tích, dịch bệnh. Kết quả cụ thể như sau:
Khảo sát
STT

1
2
3
4

Phân loại khả năng

Sự tập trung chú ý, hứng thú của trẻ
khi tham gia vận động
Trẻ tích cực, tự giác trong giờ học
Trẻ khỏe mạnh, nhanh nhẹn, có thể
lực tốt

Trẻ có các kĩ năng vận động tốt
3. KẾT LUẬN

đầu năm
Số

Tỉ lệ

trẻ

%

6/23

26%

6/23

Khảo sát sau khi
thực nghiệm 5
tuần

Tỉ lệ
tăng

Tỉ lệ

Tỉ lệ

%


%

13/23

57%

31%

26%

13/23

57%

31%

12/23

52%

17/23

74%

22%

6/23

26%


13/23

57%

31%

Số trẻ


5
Muốn tổ chức tốt việc cho trẻ tham gia các hoạt động phát triển thể chất,
trước hết giáo viên không ngừng tự học tập bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, nắm
chắc nội dung về giáo dục phát triển thể chất, cần tìm hiểu kỹ nội dung để xây dựng
kế hoạch và chuẩn bị tốt mọi điều kiện để tiến hành cho trẻ hoạt động. Thực hiện
hình thức đổi mới, nội dung phương pháp theo các chủ đề cho phù hợp. Tạo mơi
trường lớp học phù hợp sáng tạo mang tính giáo dục cao, cần linh hoạt sáng tạo
trong mọi hoạt động.
Để trẻ tham gia hoạt động thực sự hấp dẫn trẻ, giáo viên cần quan tâm đến
yếu tố thi đua, động viên, khích lệ kịp thời trong khi hoạt động học tập, vui chơi..
Đặc biệt giáo viên phải thực sự thương yêu và tôn trọng trẻ, phải biết kiềm chế và
kiên trì, nhẫn nại lấy tình cảm làm yếu tố quan trọng để giáo dục trẻ có làm được
những điều trên thì hoạt động giáo dục phát triển thể chất cho trẻ mới đạt hiệu quả
cao.
Trên đây là Biện pháp dạy học tích cực trong lĩnh vực phát triển thể chất cho
trẻ tại lớp 4 tuổi B trường chính trong năm học 2021-2022. Kính mong các bạn
đồng nghiệp và Ban giám hiệu bổ sung để biện pháp được hoàn thiện hơn./.
XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN ĐƠN VỊ

TÁC GIẢ


ÁP DỤNG BIỆN PHÁP

Dương Thị Hương

Dương Thị Kim



×