Tải bản đầy đủ (.docx) (46 trang)

HOẠT ĐỘNG đầu tư TRỰC TIẾP nước NGOÀI (FDI) tại việt nam triển vọng và thách thức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (377.57 KB, 46 trang )

[Type text]
1
[Type text]
2
[Type text]
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
VIỆN THƯƠNG MẠI VÀ KINH TẾ QUỐC TẾ
Đề Tài:
HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI) TẠI
VIỆT NAM- TRIỂN VỌNG VÀ THÁCH THỨC
Học phần : Kinh tế quốc tế I_2
Lớp chuyên ngành : Kinh tế quốc tế 52A
Giáo viên hướng dẫn : Tô Xuân Cường
Nhóm thực hiện : Nhóm 1
Hà Nội, 4/2013
DANH SÁCH NHÓM:
1. Nguyễn Thị Trang (Nhóm trưởng)
3
[Type text]
2. Nguyễn Thị Huyền
3. Trần Thị Thanh Nga
4. Bùi Thị Thùy Dung
5. Trần Thị Thu Phương
6. Trần Thị Thu Hằng
7. Trần Thị Khuyên
8. Dương Thị Việt Hà
9. Trịnh Thị Vân
10. Vũ Thị Vân
11. Nguyễn Ngọc Anh
12. Chuluunchimeg Chuluunbaatar
13. Sukhee Tergungerel


MỤC LỤC
3.4.2.1. Hoàn thiện hơn các loại dịch vụ tư vấn đầu tư 50
3.4.1.2. Tăng cường hướng dẫn các doanh nghiệp tìm đối tác 50
KẾT LUẬN
4
[Type text]
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Quá trình toàn cầu hóa đang thúc đẩy mạnh mẽ sự hội nhập của các nước vào nền
kinh tế thế giới và khu vực. Có thê nói, hiện nay hầu như không có quốc gia nào
đứng ngoài quá trình hội nhập quốc tế, nếu không muốn tự cô lập mình và rơi vào
nguy cơ tụt hậu. Trong đó, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một hoạt động chiếm
vị trí ngày càng quan trọng đối với cả nước đầu tư và nước tiếp nhận đầu tư. Việc
khai thác sử dụng FDI một cách hiệu quả, đang là mục tiêu dàng đầu của nhiều nước
trên thế giới, nhất là đối với các nước đang phát triển, trong đó, có Việt Nam.
Việt Nam đang trên đường hội nhập và phát triển. Để đạt được mục tiêu trở thành
nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020, đòi hỏi cần có một nguồn
vốn lớn để phát triển trên tất cả các lĩnh vực. Và thực tế, việc gia nhập vào các tổ
chức khu vực và quốc tế đã đưa cho Việt Nam nhiều cơ hội thu hút nhiều nhà đầu
tư nước ngoài hơn. Điều này làm thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhanh hơn và tiến
gần hơn với khoa học kĩ thuật hiện đại trên thế giới. Đặc biệt trong thời gian gần
đây, nguồn vốn FDI vào Việt Nam đã gia tăng một cách nhanh chóng và có tác
động mạnh mẽ đến nhiều lĩnh vực, làm thay đổi diện mạo nền kinh tế và xã hội.
Vậy FDI tác dộng như thế nào mà Việt Nam lại thay đổi như thế? Đồng thời đưa ra
những triển vọng, thách thức và giải pháp khi FDI đầu tư vào Việt Nam.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài sẽ tập trung nghiên cứu về thực trạng,vai trò của FDI tới sự phát triển kinh
tế, những tác động của nguồn vốn này tới mọi khía cạnh của đời sống xã hội. Từ
đó đưa ra các giải pháp cũng như điều kiện đảm bảo vốn FDI cho quá trình phát
triển kinh tế ở Việt Nam.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5
[Type text]
Đối tượng nghiên cứu là những tác động của vốn FDI đến phát triển kinh tế ở Việt
Nam trong giai đoạn hiện nay và một số giải pháp để đạt được những mục tiêu phát
triển trong tương lai.
4. Kết cấu nội dung đề tài
Chương 1: Một số lí luận chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài
Chương 2: Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam
Chương 3: Triển vọng, thách thức và giải pháp
6
[Type text]
CHƯƠNG I: MỘT SỐ LÍ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP
1.1. Khái niệm
1.1.1.Đầu tư
Đầu tư là bỏ nhân lực, tài lực, vật lực vào công việc gì dựa trên cơ sở tính toán
kinh tế xã hội (Từ điển tiến việt, viện ngôn ngữ học- viện kha học xã hội và
nhân văn. Đầu tư là việc sử dụng các nguồn lực với mong muốn tăng năng
lực sản xuất hay tăng thu nhập tương lai.
1.1.2. Đầu tư nước ngoài
Theo Luật đầu tư 2005 thì Đầu tư nước ngoài là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa
vào Việt Nam vốn và tài sản hợp pháp khác để tiến hành hoạt động đầu tư.
Đầu tư nước ngoài bao gồm đầu tư trực tiếp nước ngoài và đầu tư gián tiếp
nước ngoài.
1.1.3. Đầu tư trực tiếp nước ngoài
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI = Foreign Direct Investment) là hoạt động di
chuyển vốn giữa các quốc gia, trong đó nhà đầu tư nước này mang vốn bằng
tiền hoặc bất kì tài sản nào sang nước khác để tiến hành hoạt động đầu tư và
trực tiếp nắm quyền quản lí cơ sở kinh doanh tại nước đó.
1.2. Đặc điểm của FDI

- FDI chủ yếu là đầu tư tư nhân với mục đích hàng đầu là tìm kiếm lợi nhuận.
- Các chủ đầu tư nước ngoài phải đóng góp một tỷ lệ vốn tối thiểu trong vốn
pháp
7
[Type text]
định hoặc vốn điều lệ tùy theo quy định của pháp luật từng nước để giành quyền
kiểm soát hoặc tham gia kiểm soát doanh nghiệp hận đầu tư.Nếu doanh
nghiệp 100% vốn nước ngoài thì họ được toàn quyền quyết định
- Thu nhập của chủ đầu tư phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp mà
họ bỏ vốn đầu tư, nó mang tính chất thu nhập kinh doanh chứ không phải lợi
tức.
- Chủ đầu tư tự quyết định đầu tư, quyết định sản xuất kinh doanh và tự chịu trách
nhiệm về lỗ lãi. Nhà đầu tư nước ngoài được quyền tự lựa chọn lĩnh vực đầu
tư, hình thức đầu tư, thị trường đầu tư, quy mô đầu tư cũng như công nghệ
cho mình, do đó sẽ tự đưa ra quyết định có lợi nhất cho họ
- FDI thường kèm theo chuyển giao công nghệ cho các nước tiếp nhận đầu tư.
1.3. Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài
Các hình thức FDI phổ biến trên thế giới hiện nay bao gồm:
- Hợp đồng hợp tác kinh doanh-BB
- Doanh nghiệp liên doanh-JV
- Hợp đồng cấp giấy phép công nghệ hay quản lí hợp đồng li xăng.
- Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài
- Hợp đồng phân chia sản phẩm, BOT, BTO, BT, mua lại và sáp nhập doanh nghiệp.
- Buôn bán đối ứng…
1.4. Vai trò của đầu tư nước ngoài
1.4.1. Đối với nước đi đầu tư
1.4.1.1. Tận dụng được lợi thế so sánh của nước nhận đầu tư.
Đối với nước đi đầu tư, họ nhận thấy tỷ suất lợi nhuận đầu tư ở nước ngoài là cao
hơn do tận dụng được lợi thế về chi phí sản xuất. Các nước nhận đầu tư thường là
các nước đang phát triển có lao động giá rẻ, chi phí khai thác nguyên vật liệu tại

chỗ thấp bởi thường có nguồn tài nguyên phong phú.
1.4.1.2. Kéo dài chu kì sống của sản phẩm
8
[Type text]
Thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài, các công ty của các nước phát triển chuyển
được một phần sản phẩm công nghiệp (phần lớn là máy móc thiết bị) ở giai đoạn
cuối của chu kỳ sống sang nước nhận đầu tư như là sản phẩm mới hay đang có nhu
cầu, nhờ đó tiếp tục duy trì sử dụng sản phẩm này, tạo thêm lợi nhuận cho nhà đầu tư.
1.4.1.3. Thâm nhập thị trường dễ dàng hơn
Các nhà đầu tư nước ngoài có thể mở rộng thị trường, tránh được hàng rào bảo hộ
mậu dịch của nước nhận đầu tư khi xuất khẩu sản phẩm là máy móc thiết bị sang
đây (để góp vốn) và xuất khẩu tại đây sang các nước khác do chính sách ưu đãi của
các nước nhận đầu tư.
1.4.2. Đối với nước nhận đầu tư
1.4.2.1. Bổ sung nguồn vốn trong nước
Một nền kinh tế muốn tăng trưởng nhanh thì cần nhiều vốn, nếu vốn trong nước
không đủ, nền kinh tế này sẽ thu huýt vốn từ nước ngoài trong đó có FDI.
1.4.2.2. Tiếp thu công nghệ mới và bí quyết quản lí
Vốn cho tăng trưởng dù thiếu vẫn có thể huy động đước bằng “chính sách thắt lung
buộc bụng”. Thu hút FDI từ các công ty đa quốc gia sẽ giúp đất nước có cơ hội tiếp
thu công nghệ, bí quyết quản lí kinh doanh mà các công ty này đã tích lũy và phát
triển qua nhiều năm, bằng những khoản chi phí lớn. Mặt khác, nó còn phụ thuộc rất
nhiều vào năng lực tiếp thu của đất nước.
1.4.2.3. Tham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu
Khi thu hút FDI từ các công ty đa quốc gia, không chỉ xí nghiệp có vốn đầu tư của
công ty đa quốc gia, mà ngay cả các xí nghiệp khác trong nước có quan hệ làm ăn
với xí nghiệp đó cũng sẽ tham gia quá trình phân công lao động khu vực. Chính vì
vậy, nước thu hút đầu tư sẽ có cơ hội tham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu thuận
lợi cho đẩy mạnh xuất khẩu.
1.4.2.4. Tăng số lượng việc làm và đào tạo nhân công

Để đạt được chi phí sản xuất thấp nên doanh nghiệp FDI sẽ thuê nhiều lao động địa
phương nhằm làm cho thu nhập của một bộ phần dân cư đại phương được cải
thiện, đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế, đồng thời, tạo ra một dội ngũ lao
động có kĩ năng nghề nghiệp cho nước nhận FDI.
1.4.2.5. Nguồn thu ngân sách lớn
9
[Type text]
Đối với nhiều nước đang phát triển hoặc đối với nhiều địa phương, thuế do các
daonh nghiệp FDI nộp là nguồn thu ngân sách quan trọng.
1.5. Tác động tiêu cực của FDI
1.5.1. Đối với nước đi đầu tư
- Khi các doanh nghiệp lao ra nước ngoài đầu tư thu lợi khiến cho nền kinh tế các
quốc gia đó có thể bị suy thoái tụt hâu
- Nguy cơ gặp nhiều rủi ro hơn trong nước
- Giảm việc làm và thu nhập của lao động trong nước cũng như giảm nguồn vốn
tiết kiệm.
1.5.2. Đối với nước nhận đầu tư
- Nếu không có quy hoạch tổng thể, chi tiết và khoa học thì sẽ xảy ra tình trạng đầu
tư tràn lan kém hiệu quả, tài nguyên bị khai thác bừa bãi, ô nhiễm môi trường…
- Trình độ của nước tiếp nhận quyết định hiệu quả của hợp tác đầu tư.
- Lĩnh vực và địa bàn đầu tư phụ thuộc vào sự lựa chọn của nhà đầu tư, nhiều khi
không theo ý muốn của nước tiếp nhận. Điều này gây khó khăn cho nước tiếp nhận
đầu tư trong việc chủ động bố trí cơ cấu đầu tư theo ngành và theo lãnh thổ.
10
[Type text]
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC
NGOÀI (FDI) TẠI VIỆT NAM
2.1. Thực trạng hoạt động FDI tại Việt Nam
2.1.1. Quy mô FDI vào Việt Nam
Qua 25 năm, kể từ khi hoạt động thu hút FDI được chính thức hóa qua Luật Đầu tư

nước ngoài, ban hành ngày 29/12/1987. Nguồn vốn FDI có xu hướng gia tăng.
Trong 25 năm: 1987-2012, vốn thực hiện khoảng hơn 96 tỷ USD, hơn 200 tỷ vốn
đăng kí
Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài (năm 2011 và 2012)
Quá trình thu hút FDI có thể chia ra thành các giai đoạn sau:
2.1.1.1. Giai đoạn 1988 – 1990
Thu hút vốn FDI trong giai đoạn này chưa tác động rõ rệt đến tình hình kinh tế - xã
hội nước ta. Giai đoạn này mới chỉ thu hút được 211 dự án với số vốn đăng kí
1602.2 triệu USD. Bình quân một dự án 7.4 triệu USD vốn đăng kí.
Nguyên nhân:
- Đây là giai đoạn mới ban hành Luật Đầu tư nước ngoài năm 1987. Vì vây, các
nhà đầu tư chưa có đầy đủ thông tin về khả năng và cơ hội đầu tư; quyền lợi của họ
chưa được đảm bảo chắc chắn do những thay đổi và sự thiếu hoàn thiện trong
chính sách, pháp luật Việt Nam; chế độ quan liêu, bao cấp tồn tại từ trước cùng với
chính sách cấm vận của Mỹ và các nước phương Tây với Việt Nam khiến các nhà
ĐTNN c̣ó nhiều băn khoăn khi đầu tư vào nước ta.
- Trong giai đoạn này, do mới thành lập nên Ủy ban nhà nước về hợp tác đầu tư
(SCCI) - cơ quan QLNN về đầu tư chưa có nhiều kinh nghiệm trong quá tŕnh quản
lí và điều hành hoạt động FDI tại Việt Nam.
2.1.1.2. Giai đoạn 1991 – 1997
Giai đoạn này là những năm diễn ra làn sóng FDI thứ nhất, đã thu hút được 2.130
dự án với vốn đăng ký là hơn 33,4 tỷ USD, vốn thực hiện 12,34 tỷ USD. Trong đó,
chỉ riêng năm 1997, vốn thực hiện đã đạt 3,115 tỷ USD, gấp gần 9,5 lần năm 1991.
11
[Type text]
Nguyên nhân:
- Hoạt động đối ngoại của Việt Nam trên trường quốc tế, các hoạt động ngoại giao
đă tác động trực tiếp, đưa kinh tế của Việt Nam đi vào chiều sâu và hiệu quả: Mỹ
quyết định tuyên bố chính thức b́ình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt
Nam vào 11/7/1995 từ đó, đă nới lỏng chính sách cấm vận từ năm 1991 và chính

thức tuyên bố xóa bỏ cấm vận vào năm 1995.
- Luật Đầu tư trực tiếp nước ngoài trong giai đoạn này được sửa đổi, bổ sung qua các
năm 1990, 1992, 1996 đă thể hiện rõ mong muốn hội nhập với các nước trên thế giới;
tạo điều kiện cho hoạt động FDI và hoạt động đầu tư trong nước xích lại gần nhau hơn.
- Nhà nước cũng tạo điều kiện cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư về nước.
- Hơn nữa, các nhà đầu tư hiểu rơ hơn môi trường và chính sách đầu tư của Việt
Nam trên cơ sở đă tích lũy được từ việc thực hiện đầu tư ở giai đoạn trước.
2.1.1.3. Giai đoạn 1998 – 2004
Kết quả giai đoạn này thu hút được 3.968 dự án mới, phần lớn có quy mô nhỏ. Nếu
năm 1998 có hơn 5 tỷ USD vốn đăng ký, thì sang đến năm 1999 đã giảm còn một
nửa với 2,565 tỷ USD và hồi phục dần đến năm 2004 là 4,547 tỷ USD.
Nguyên nhân:
- Do khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997. Năm nước đầu tư lớn nhất vào Việt
Nam đều từ khu vực châu Á và phải đối mặt với những khó khăn thực sự tại quốc
gia của mình. Để bảo đảm cho hoạt động kinh doanh tại nước mình, các nhà đầu tư
này đã buộc phải huỷ hoặc hoãn các kế hoạch mở rộng ra nước ngoài. Cuộc khủng
hoảng cũng buộc các nhà đầu tư phải sửa đổi thấp đi chỉ tiêu mở rộng sang châu Á.
- Điều kiện nội tại của nền kinh tế Việt Nam và môi trường đầu tư luôn kém hấp
dẫn hơn so với các nước khác trong khu vực nên khi có bất ổn về tình h́ình kinh tế
chung toàn khu vực, các nhà ĐTNN sẽ dễ gạt Việt Nam khỏi danh sách lựa chọn
đầu tư để bảo toàn nguồn vốn đang bấp bênh của mình.
- Sự xuống dốc của nền kinh tế toàn cầu theo sau sự tan vỡ của bong bóng công
nghệ cao tại Mỹ cùng với khủng hoảng kéo dài tại Nhật bản đã ảnh hưởng nghiêm
trọng đến các nước châu Á nên các dự án chủ yếu là quy mô nhỏ và vừa.
12
[Type text]
- Nhận thức được sự suy giảm FDI, đánh dấu việc cải thiện môi trường đầu tư, năm
2000, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt
Nam năm 1996 được ban hành: nhằm khắc phục những hạn chế của khung pháp luật
hiện hành - mở rộng thị trường vốn; điều chỉnh chính sách bảo hộ sản xuất trong nước có

điều kiện, có thời hạn; thực hiện lộ trình cắt giảm thuế; giảm hàng rào phi thuế quan.
- Việt Nam cũng chủ động tiến hành đàm phán Hiệp định thương mại Việt Nam -
Hoa Kỳ; gia nhập APEC, thực hiện cam kết trong khuôn khổ AFTA, ASEAN và
đàm phán gia nhập WTO.
2.1.1.4. Giai đoạn 2005 – 2009
- Thời kì này bắt đầu một làn sóng FDI thứ hai vào Việt Nam. Đỉnh điểm là năm
2008 khi vốn đăng ký đạt hơn 71 tỷ USD. Sự gia tăng liên tiếp trong quá trình thu
hút FDI trong giai đoạn này, từ 970 dự án, 6839.8 triệu USD vốn đăng kí và 3308.8
triệu USD vốn thực hiện vào năm 2005 tăng lên mức đỉnh điểm 1557 dự án,
71726.0 triệu USD vốn đăng kí và 11500.0 triệu USD vốn thực hiện.
Nguyên nhân: Trong giai đoạn này Việt Nam gia nhập WTO đã tạo điều kiện thu
hút FDI khiến:
+ Tạo điều kiện để các doanh nghiệp Việt Nam tham gia thị trường xuất khẩu hàng
hóa quốc tế một cách bình đẳng, góp phần khắc phục trở ngại về thị trường mà lâu
nay các doanh nghiệp Việt Nam, kể cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
thường gặp phải. Điều đó đã tạo điều kiện thu hút nhiều hơn các nhà đầu tư nước
ngoài đến đầu tư tại Việt Nam để xuất khẩu ra thế giới.
+ Cam kết mở cửa 11/12 ngành dịch vụ, gồm 110 phân ngành theo quy định của
WTO, trong đó có một số ngành quan trọng như: dịch vụ viễn thông, bảo hiểm,
ngân hàng, chứng khoán, vận tải, bảo hộ sở hữu trí tuệ…
+ Cam kết sẽ tuân thủ toàn bộ các hiệp định quan trọng của WTO liên quan đến
chính sách tài chính, tiền tệ, doanh nghiệp nhà nước, quyền kinh doanh, trợ cấp,
các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại (TRIMs), tuân thủ nguyên tắc
13
[Type text]
không phân biệt đối xử của WTO (trừ một số ngoại lệ), loại bỏ toàn bộ các biện
pháp hạn chế số lượng nhập khẩu, bãi bỏ chế độ hai giá, bãi bỏ áp dụng tỉ lệ xuất
khẩu bắt buộc đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
- Cũng trong giai đoạn này, vốn FDI đăng kí và thực hiện ngày càng cách xa nhau,
đặc biệt là năm 2008, tỷ lệ giữa vốn thực hiện và đăng kí chỉ ở mức khoảng 16% so

với giai đoạn trước 1988-2005 là 50,3%. Nguyên nhân:
+ Dòng FDI tăng đột biến đã làm việc giải ngân chậm lại do nền kinh tế không đủ
khả năng hấp thụ dòng vốn khổng lồ này. 3 yếu tố chính ảnh hưởng đến mức độ
hấp thụ này là: cơ sở hạ tầng lạc hậu; nguồn nhân lực chưa đáp ứng được nhu cầu
và các ngành công nghiệp hỗ trợ còn kém phát triển.
+ Năng lực tài chính của các nhà đầu tư nước ngoài còn hạn chế khiến cho việc
triển khai các dự án còn chậm trễ.
+ Nếu có đưa vốn đầu tư vào chính thức sử dụng tại Việt Nam thì cũng là một thử
thách đối với tập đoàn nước ngoài (FIEs) vì các thủ tục giấy tờ cũng như các điều
khoản qui định đầu tư rắc rối, không rõ ràng.Các dự án lên đến hàng tỉ đôla thậm
chí sau khi đã hoàn thành các thủ tục, vẫn phải đối mặt với công đoạn “khó nuốt
nhất” của quy trình đầu tư: ‘giải phóng mặt bằng’, được quản lý bởi các chính
quyền địa phương nghèo vốn.
2.1.1.5. Giai đoạn từ năm 2010 đến nay
- Từ năm 2010 đến nay, tình hình thu hút có chiều hướng giảm xuống, mục tiêu thu
hút vốn FDI không đạt được mục tiêu kì vọng.
Nguyên nhân:
+ Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính - kinh tế toàn cầu, với 2 nền kinh tế
quan trọng Mỹ và châu Âu đã tác động đến thu hút FDI vào Việt Nam.
+ Cạnh tranh thu hút FDI với các nước trong khu vực tăng lên.
14
[Type text]
+ Những bất ổn kinh tế vĩ mô như: lạm phát tăng cao, khó tiếp cận tín dụng ngân
hàng, nợ xấu của hệ thống ngân hàng, bất động sản trầm lắng cũng làm cho môi
trường đầu tư kém hấp dẫn.
+ Một số đối tác chính của Việt Nam gặp khó khăn như Nhật Bản sau thảm họa
động đất, sóng thần năm 2011
- Trong khi đăng ký giảm mạnh thì tiến trình giải ngân tiếp tục hưng phấn.
Nguyên nhân:
+ Dòng vốn FDI đăng kí các năm trước đó đặc biệt là năm 2007, 2008 đều ở mức

cao sau thời gian 2-3 năm đã được triển khai , thực hiện trong những năm sau đó.
+ Sự chủ động của cơ quan nhà nước trong điều hành vốn thực hiện,đã chú trọng
tới việc giảm khoảng cách giữa vốn đăng kí và vốn thực hiện
2.1.2. Thực trạng FDI vào Việt Nam theo hình thức đầu tư
BIỂU ĐỒ 2: CƠ CẤU ĐẦU TƯ FDI THEO HÌNH THỨC ĐẦU TƯ TÌNH
THEO SỐ DỰ ÁN GIAI ĐOẠN 2007-2/2013 ĐV:%
Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài.
2.1.2.1. Hình thức doanh nghiệp liên doanh
Trong giai đoạn đầu khi thu hút FDI vào Việt Nam, liên doanh là hình thức đầu tư
nước ngoài chủ yếu vào Việt Nam.
Nguyên nhân: thời kì đầu thu hút FDI các nhà đầu tư nước ngoài còn chưa am
hiểu về môi trường đầu tư Việt Nam, về những thủ tục pháp lí cần thiết vì thế họ
lựa chọn hình thức liên doanh đẻ am hiểu về môi trưởng đầu tư cảu Việt Nam
thông qua các đối tác liên doanh của mình.
Giai đoạn sau, hình thức đầu tư này cũng được các nhà đầu tư quan tâm thứ hai vì
khi đầu tư, chủ đầu tư có thể tận dụng được một số lợi ích khi tham gia hợp tác với
các doanh nghiệp nước sở tại, có thể là nguồn lực, có thể là sự chia sẻ về luật pháp
và văn hóa địa phương tiếp nhận đầu tư. Theo hình thức này, năm 2012 có 2.576
15
[Type text]
dự án còn hiệu lực với 53,226 tỉ USD vốn đăng kí, chiếm 17,86% vế số dự ánvà
25,6% về số vốn đăng kí.
BIỂU ĐỒ 3: QUY MÔ MỘT SỐ HÌNH THỨC ĐẦU TƯ FDI THEO VỐN
ĐẰNG KÍ VÀO VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1988-2012
Nguồn: Cục quản lí đầu tư nước ngoài
2.1.2.2. Hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài
Hiện nay, hình thức này được các nhà đầu tư lựa chọn nhiều nhất khi tiến hành đầu
tư FDI vào Việt Nam. Năm 2012 có 11.429 dự án trong tổng số 14.431 dự án còn
hiệu lực với tổng số vốn đăng kí 138.940 tỷ USD, chiếm 79,2% về số dự ánvà
66.82% tổng vốn đăng kí.

Nguyên nhân: Sau một thời gian mở cửa đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, các
doanh nghiệp đã hiểu thêm về chính sách, luật pháp và phong tục tập quán, cách
thức kinh doanh ở Việt Nam, hơn nữa khả năng của các đối tác Việt Nam liên
doanh thường yếu về mặt quản lí, dẫn đến hoạt động kém hiệu quả. Từ đó, doanh
nghiệp 100% vốn nước ngoài đứng lên làm chủ.
2.1.2.3. Hình thức công ty cổ phần
Đây là hình thức ngày càng trở nên phổ biến hơn bởi sự phát triển lớn mạnh của các
công ty cổ phần từ sau chủ trương tiến hành cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước.
Hơn nữa đây còn là hình thức có quy mô vốn và tổ chức vừa phải, phù hợp với nhiều
đối tượng các nhà ĐTNN. Hình thức này đang đứng vị trí thứ năm với 194 dự án chiếm
1,34% tổng số dự án và 4.676 triệu USD chiếm 2,25 % tổng số vốn năm 2012.
2.1.2.4. Một số hình thức khác
- Hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh: Theo hình thức này, nhà đầu tư khi kí kết
hợp đồng hợp để hợp tác sản xuất, phân chia lợi nhuận, hay phân chia sản phẩm.
Các dự án hoạt động theo hình thức này chủ yếu trong khai thác, thăm dò dầu khí.
- Hợp đồng BOT, BT, BTO: năm 2012chỉ đứng thứ 5 về số dự án đầu tư chiếm
0,1% nhưng đứng thứ ba về vốn đăng kí với 5.857 triệu chiếm 2,82%.
2.1.3. Thực trạng FDI vào Việt Nam theo đối tác đầu tư
2.1.3.1. Đánh giá chung
16
[Type text]
Tính đến năm 2012, đã có 98 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam trải
dài trên khắp đất nước, các nhà đầu tư chủ yếu của Việt Nam là Nhật Bản, Hàn
Quốc, MĨ, EU, Đài Loan…
BIÊU ĐỒ 4: SỐ DỰ ÁN VÀ VỐN ĐĂNG KÍ CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA
TIÊU BIỂU ĐẦU TƯ FDI VÀO VIỆT NAM NĂM 2012
Nguồn: Cục quản lí đầu tư nước ngoài
Trong những năm qua, số đối tác tăng lên nhanh đáng kể. Việc trở thành thành viên
chính thức của WTO cùng với việc tham gia AFTA, Thỏa thuận ASEAN – Trung
Quốc, ASEAN – Hàn Quốc… thực hiện các thỏa thuận song phương, tham gia các

diễn đàn hợp tác kinh tế liên khu vực ASEM, APEC, Việt Nam đã thật sự bước vào
thời kỳ mở rộng hội nhập với nền kinh tế thế giới, thu hút được sự quan tâm của
các nền kinh tế khác.
17
[Type text]
BIỂU ĐỒ 5: CƠ CẤU ĐỐI TÁC ĐẦU TƯ THEO SỐ DỰ ÁN CÒN HIỆU
LỰC ĐẾN NĂM 2011 ĐV:%
Nguồn: Cục quản lí đầu tư nước ngoài
- FDI vào Việt Nam chủ yếu đến từ châu Á (năm 2011: 10.188 dự án còn hiệu lực
chiếm 76% tổng số dự án và 132.943,7 triệu USD vốn đăng kí chiếm 64,3% tổng số
vốn đầu tư). Các đối tác châu Á lớn bao gồm Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan, Nhật
Bản, Trung Quốc, HồngKông, Malaysia. Mặc dù có mặt rất sớm tại Việt Nam nhưng
từ sau năm 2008 cho đến nay,dòng vốn FDI của các nước ASEAN vào nước ta giảm
sút nghiêm trọng, các đối tác ít dần, chỉ có Singpore, Thái Lan, Maylaisia (đứng đầu
trong các đối tác đầu tư năm 2011) có sự tham gia đầu tư thường xuyên.
- Các nước châu Âu là những đối tác lớn thứ hai đầu tư vào Việt Nam với 1.838 dự
án chiếm 12,7% tổng số dự án và 48509,6 triệu USD chiếm 24,36% tổng số vốn
đăng kí. Các dự án của châu Âu có quy mô đầu tư lớn, vốn bình quân một dự án
khoảng 39,9 triệu USD gấp 1,6 lần so với các đối tác châu Á. Các quốc gia và
vùng lănh thổ như Quầnđảo Virgin, Pháp, HàLan, Đức, Anh, Quần đảo Caymen là
những đối tác châu Âu đầu tư chủ yếu vàoViệt Nam.
- Khu vực châu Mỹ có 726 dự án chiếm 5% tổng số dự án và15.206,4 triệu USD
chiếm 7,64% tổng số vốn đăng kí xếp thứ 3 sau châu Á và châu Âu về hoạt động
đầu tư vào Việt Nam. Mĩ luôn là nhà đầu tư hàng đầu vào nước ta, năm 2009, Mỹ
là nước đứng đầu về số vốn đầu tư với 9.803,1 triệu USD. Các nhà đầu tư châu Mỹ
chủ yếu đầu tư vào lĩnh vựccông nghiệp và dịch vụ. Ngoài các dự án thăm dò, khai
thác dầu khí, các dự án châu Mỹ chủ yếu triển khai tại thành phố Hồ Chí Minh,
HàNội, Đồng Nai, Bình Dương.
- Các khu vực còn lại là châu Úc và châu Phi có tỷ lệ đầu tư vàoViệt Nam còn
thấp: châu Úc chiếm 2,4% tổng số dự án, 0,5% tổng số vốn và châu Phi chiếm

0,3% tổng số dự án, 0,1% tổng số vốn. Đây là những khu vực chưa có quan hệ
kinh tế đối ngoại rộng rãi với Việt Nam nên hoạt động ĐTNN còn nhiều hạn chế.
18
[Type text]
- Tuy nhiên, năm 2009: hậu quả của cuộc suy thoái đã thực sự tác động vào
Việt Nam. Số vốn đăng kí đầu tư của các khu vực đều sụt giảm mạnh, trong đó
châu Phi chỉ bằng 9,2 %; châu Á bằng 13,7%; châu Âu bằng 23,2%; châu Úc bằng
31,1% so với năm 2008. Riêng châu Mỹ tăng ở mức đột biến, số vốn đăng kí tăng
9.796 triệu USD so với năm 2008, đặc biệt Mỹ - quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề
nhất của cuộc khủng hoảng tài chính lại là nước dẫn đầu về đầu tư vàoViệt Nam
năm 2009 với 43 dự án và 9.803,1 triệu USD, chiếm 45,6% tổng số vốn đăng kí.
Do có tiềm lực kinh tế mạnh mẽ và sự can thiệp kịp thời của Chính phủ, Mỹ đã
nhanh chóng phục hồi kinh tế sau khi suy thoái và thận trọng hơn trong những
bước tiến đầu tư ra nước ngoài của mình.
2.1.3.2. Nhật Bản
- Tính cho đến hết năm 2011, Nhật Bản là quốc gia đầu tư FDI vào Việt Nam với
tổng số vốn đăng kí là cao nhất 24381.7 triệu USD.
+ Số dự án và lượng vốn tăng nhanh từ năm 2007 đến nay, tính đến 2012, có 1832
dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký của doanh nghiệp Nhật Bản đạt 28,673 tỷ
USD đưa Nhật Bản trở thành nhà đầu tư trực tiếp lớn nhất vàoViệt Nam hiện nay.
+ Quy mô vốn bình quân dự án FDI của Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam là 14,65
triệu USD/1 dự án trong khi quy mô trung bình một dự án FDI đầu tư vào Việt
Nam là 15,7 triệu USD/1 dự án.
BIỂU ĐỒ 6: SỐ DỰ ÁN CHO PHÉP VÀ LƯỢNG VỐN NHẬT BẢN ĐẦU TƯ
FDI VÀO VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1993-2012
19
[Type text]
Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài
+ Đứng đầu: Công nghiệp chế biến, chế tạo số lượt dự án đăng ký cấp mới với 962
dự án có tổng vốn đầu tư là 18,3 tỷ USD, chiếm 86,3% tổng vốn đầu tư đăng ký;

đứng thứ 2 và thứ ba là lĩnh vực thông tin, truyền thông và lĩnh vực xây dựng với
số vốn đầu tư lần lượt là trên 1 tỷ USD và trên 576 triệu; còn lại là các dự án thuộc
lĩnh vực khác. Lĩnh vực chế biến - chế tạo 990 trường hợp thuộc lĩnh vực này, với
tổng vốn ước khoảng 23,3 tỷ USD .
+ Một số dự án lớn của Nhật Bản: (1)Dự án Công ty Lọc hóa dầu Nghi Sơn, liên
doanh giữa các đối tác Idemitsu Kosan Co., Ltd; Mitsui Chemicals, Inc của Nhật
Bản; Kuwait Petroleum Europe B.V của Cô Oét và Tập đoàn dầu khí Việt Nam;
tổng vốn đầu tư là 6,2 tỷ USD; mục tiêu: sản xuất dầu mỏ tinh chế, sx hoá chất cơ
bản, sx plastic, bán buôn xăng dầu. Dự án được cấp phép vào ngày 14/4/2008. (2)
Dự án Công ty TNHH Canon Việt Nam của Tập đoàn Canon Nhật Bản, tổng vốn
đầu tư 306,7 triệu USD; mục tiêu: sản xuất máy in phun, phụ kiện, thiết bị điện tử.
Dự án được cấp phép từ năm 2001, hiện đang hoạt động có hiệu quả. (3)Công ty
TNHH Panasonic Home Appliances Việt Nam, tổng vốn đầu tư 93,4 triệu USD của
Tập đoàn Sumitomo và Masushita; mục tiêu: sản xuất thiết bị điện gia dụng, bếp
ga, tủ lạnh, máy giặt.
20
[Type text]
2.1.3.3. EU
EU là một trong những nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài tiêu biểu vàoViệt Nam
BẢNG 1: ĐẦU TƯ FDI CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA THUỘC EU VÀO VIỆT NAM
Nước 2008 2009 2010
Số dự
án
Vốn
đăng kí
(triệu
USD)
Số dự
án
Vốn

đăng kí
( triệu
USD)
Số dự
án
Vốn
đăng kí
(triệu
USD)
Hà Lan 112 3057,60 124 2,934 97 276,20
Luxembourg 13 16,90 - - 19 56,70
Anh 18 565,10 11 56,70
Đức 16 56,6 139 0,778 17 46,1
Pháp 22 87,50 274 3,040 42 30,10
Nguồn: Tổng cục Thống kê
Năm 2010: Hà Lan nằm ở vị trí đầu bảng với vai trò là nhà đầu tư lớn nhất với tổng
vốn đầu tư đăng ký là 2,2 tỷ USD, chiếm 29,4% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam.
Đến đầu tháng 3/2011, EU có khoảng 1.079 dự án đầu tư trực tiếp đang hoạt động với
tổng số vốn đăng ký khoảng 16.158 tỷ USD. Trong đó, lĩnh vực chế tạo có 433 dự án
với số vốn khoảng 3,5 tỷ USD, các dự án còn lại phần lớn thuộc lĩnh vực dịch vụ.
Về các hình thức đầu tư thì cũng như hầu hết các nước khác đầu tư vào Việt Nam:
chủ yếu là hình thức 100% vốn nước ngoài với các dự án với quy mô lớn.
2.1.3.4. Hoa Kỳ
Hoa Kì có xu hướng otto Ford với số vốn đăng kí 102 triệu USD, dự án công ty
sản xuất xà phòng, kem đánh rang Colgate Palmolive (40 triệu USD), dựu án nhà
máy lắp ráp và kiểm định chíp bán dẫn của Intel 1 tỉ USD, du lịch bất động sản,
công nghệ cao
21
[Type text]
Về hình thức đầu tư: chủ yếu 100% vôn đầu tư nước ngoài với một số tập đoàn lớn

hoạt động: IBM, Citigroup, Boeing, Intel… một số tập đoàn đầu tư mạnh tại Việt
Nam: Cocacola, Procter & Gamble, Unocol, Conoco.
> Nhận xét chung: Gần đây, FDI của Mỹ và châu Âu vẫn không có chuyển biến
đáng kể, mặc dù quan hệ chính trị, kinh tế giữa Việt Nam với hai đối tác này đã
được cải thiện. Nguyên nhân cũng là từ nội tại các nước này. Với Mỹ, đó là tăng
trưởng kinh tế có xu hướng chậm lại. Với các nước lớn trong EU, đó là tình trạng
nợ công vượt trần tại Hi Lạp và có thể xảy ra với một số nước khác. Điều này buộc
chính phủ các nước EU phải hợp lực tìm giải pháp ứng phó, kể cả các ngân hàng
lớn phải dành những khoản tín dụng ưu đãi trong nội bộ EU cho mục tiêu trên.
2.1.4. Thực trạng FDI vào Việt Nam theo địa bàn đầu tư
- GĐ 1998-1990: tập trung ở các tỉnh, thành phố thuộc Nam Trung Bộ để thăm dò
khai thác dầu khí và ở Đồng bằng song Hồng.
- GĐ 1991-1999: thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu,
Hải Phòng chiếm 68% tổng vốn FDI thực hiện cả nước, FDI thực hiện phân bổ
không đồng đều giữa các địa phương.
- GĐ 2000-2006: tập trung vào các địa phương có điều kiện kinh tế thuận lợi, cơ sở
hạ tầng phát triển. Đến năm 2005, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam chiếm
khoảng 50%, phía Bắc chiếm 28.7%
- Hiện nay, đầu tư FDI tập trung chủ yếu ở các đô thị lớn và các vùng kinh tế trọng
điểm phía Nam đặc biệt là Bà Rịa – Vũng Tàu, thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai do
đây là những khu vực kinh tế phát triển, hoạt động thương mại sôi động, nhộn nhịp.
BIỂU ĐỒ 8: SỐ DỰ ÁN VÀ VỐN ĐĂNG KÍ THEO KHU VỰC ĐẦU TƯ
TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TÍNH ĐẾN NĂM 2011
Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài
2.1.4.1. Đông Nam Bộ
Đông Nam Bộ đứng đầu cả nước về số dự án và số vốn thu hút, chiếm đến 57,6%
tổng số dự án và 47,6% tổng số vốn đăng kí. Đây là khu vực kinh tế phát triển nhất
22
[Type text]
Việt Nam, đóng góp hơn 2/3 thu ngân sách hàng năm, có tỷ lệ đô thị hóa 50%. Vốn

thu hút FDI của khu vực này nổi bật ở các tỉnh: Đồng Nai, B́ình Dương và thành
phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa-VũngTàu.
- Tp HồChí Minh: năm 2011 năm thành phố thu hút được nhiều dự án quy mô lớn,
như dự án đầu tư sản xuất vi mạch điện tử của Tập đoàn Intel với 1,4 tỷ USD; dự
án Khu đô thị đại học quốc tế Berjaya của Ma-lai-xi-a với vốn đăng ký 3,5 tỷ USD;
dự án Khu công viên phần mềm Thủ Thiêm với vốn đăng ký 1,2 tỷ USD… (năm
2008). Các quốc gia và vùng lãnh thổ có nguồn vốn FDI nhiều nhất là Ma-lai-xi-a,
Xin-ga-po, Hàn Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ… Đến năm 2012: thành phố Hồ Chí Minh
đứng đầu có 4235 dự án còn hiệu lực với lượng vốn đăng kí 32,254 tỷ USD.
- Vũng Tàu là tỉnh thu hút vốn FDI cao nhất cả nước với hơn 11.358,6 triệu USD
(2008) và 673,1 triệu USD (2009). Dự án khu vực này là các dự án lớn như:
Đường cao tốc Dầu Giây - Long Thành, đường cao tốc Biên Hoà - Vũng Tàu, sân
bay quốc tế Long Thành, thành phố mới Nhơn Trạch (Đồng Nai), cầu Đồng Nai
mới, các trung tâm công nghiệp mới Trảng Bom, Long Thành. Ở đây, tập trung đầu
tư vào cảng biển, du lịch, dầu khí…
+ Bình Dương: Là một trong năm địa bàn thu hút nhiều vốn đầu tư. Tính đến
31/8/2012: Bình Dương thu hút 2093 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng kí
khoảng 17 tỷ 120 triệu USD, đứng thứ tư sau TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đồng Nai
Lĩnh vực công nghiệp thu hút số dự án và số vốn đầu tư lớn nhất: chiếm 92,75%
trong tổng số dự án và chiếm 71,6% vốn đầu tư đăng kí, ngoài ra, lĩnh vực kinh
doanh bất động sản cũng khá cao chiếm 15,58% vốn đầu tư, dịch vụ chiếm 1,08%
dự án và 3,43% tổng vốn đầu tư, nông lâm nghiệp chiếm 0,72% số dự án 1,18%
tổng vốn đầu tư. Có 36 quốc gia đầu tư: Đài Loan chiếm 758 dự án(chiếm 34,13%)
3,784 tỷ USD(chiếm 25,44%), Hàn Quốc 495 dự án với 1,747 tỷ USD, Nhật Bản
171 dự án với 1,1764 tỷ USD.
2.1.4.2. Đồng bằng sông Hồng
Đồng bằng sông Hồng đứng thứ hai: với 3.682 dự án còn hiệu lực và 47.443,2 triệu
USD chiếm 27,4% về số dự án và 23,84% về số vốn đăng kí.
23
[Type text]

Nổi bật là HàNội: Năm 2012 thu hút được 3184 dự án, thu hút 24,815 tỉ USD
- Với 100 dự án (chỉ chiếm 4,93% số dự án) nhưng do quy mô dự án lớn nên lĩnh
vực kinh doanh bất động sản là lĩnh vực thu hút vốn đầu tư nhiều nhất với tổng vốn
đầu tư đăng ký là 5,64 tỷ USD (chiếm 24,6% tổng vốn đăng ký trên địa bàn). Tiếp
theo là lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo với 672 dự án, vốn đăng ký đạt 5,14
tỷ USD (chiếm 22,42% tổng vốn đăng ký). Lĩnh vực Xây dựng, dịch vụ lưu trú ăn
uống đứng thứ 3 và thứ 4 với vốn đăng ký xấp xỉ bằng nhau và đạt gần 4 tỷ USD.
- Đã có 61 Quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư vào Hà Nội, trong đó dẫn đầu
là Hàn Quốc với 461 dự án và tổng vốn đầu tư là 4,7 tỷ USD, chiếm 22,72% số dự
án và 20,5 % tổng vốn đăng ký. Tiếp theo là Singapore có tổng vốn đầu tưlà 4,36
tỷ USD, chiếm 19% tổng vốn đăng ký.
2.1.4.3. Các vùng còn lại
- Đứng thứ ba là Nam Trung Bộ và Duyên hải miềnTrung: tính đến năm 2011 thu
hút được 809 dự án và 41.458 triệu USD chiếm5,6% về dự án và 20,8% về số vốn
đầu tư. Đặc biệt là các Đà Nẵng, Phú Yên.
- Các vùng còn lại (Trung du miền núi phía Bắc, Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu
Long) chưa tạo được sức hút mạnh với các nhà ĐTNN. Mặc dù mỗi vùng nói trên
đều có những lợi thế riêng nhưng nhìn chung vẫn là những địa bàn có xuất phát
điểm kinh tế thấp, cơ sở hạ tầng yếu kém, giao thông đi lại không thuận lợi, trình độ
lao động còn hạn chế so với các vùng kinh tế trọng điểm khác của cả nước.
2.1.5. Thực trạng FDI vào Việt Nam theo lĩnh vực đầu tư
Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài
Nhìn chung FDI đầu tư vào Việt Nam chủ yếu trong lĩnh vực thương mại dịch vụ,
và công nghiệp- xây dựng, và nông lâm ngư nghiệp chiếm ty trọng rất nhỏ(tính
theo vốn đăng kí)
2.1.5.1. Những lĩnh vực hiện đang thu hút FDI
- Công nghiệp chế biến, chế tạo: Lĩnh vực này hiện đang có xu hướng gia tăng
trong thu hút FDI và đang ở vị trí đứng đầu. Nếu như năm 2009, lĩnh vực này xếp
24
[Type text]

vị trí thứ 3 chỉ với 2,97 tỷ USD vốn đăng kí thì sang năm 2010 đã xếp vị trí thứ 2
với 5,1 tỷ USD vốn đăng kí, chiếm 27,3% tổng vốn đăng kí. Và hiện nay đang
đứng đầu trong cả 2 năm 2011, 2012 với số vốn đăng kí là 7,123 tỷ USD, 11,7 tỷ
USD tương ứng chiếm 48,5% và 71,6% tổng vốn đăng kí.
- Lĩnh vực bất động sản luôn nằm trong top đầu các lĩnh vực đầu tư thu hút được
nhiều vốn FDI. Năm 2010 đã đứng ở vị trí số 1 thu hút được 6,84 tỷ USD chiếm
36,8% tổng vốn đăng kí.Hiện nay, lĩnh vực bất động sản đang trong giai đoạn trầm
lắng. Năm 2011, lĩnh vực này chỉ xếp vị trí thứ 4, thu hút được 845 triệu USD.
Năm 2012 tuy ở vị trí thứ 2 nhưng lĩnh vực này chỉ thu hút được 1,9 tỷ USD, chỉ
chiểm 12,1 % tổng vốn đăng kí.
2.1.5.2. Nhưng lĩnh vực còn chưa phát huy
- Ngành công nghiệp hỗ trợ : hiện nay chỉ mới ở giai đoạn đầu của sự phát triển, quy
mô sản xuất nhỏ lẻ, chủ yếu sản xuất các linh kiện chi tiết đơn giản, giá trị gia tăng
thấp. Hiện nay, đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực này chủ yếu là từ các nền kinh
tế Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan Đến năm 2012, có 1.631 doanh nghiệp FDI đầu
tư vào lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ với số vốn đăng ký trên 22,8 tỷ USD, chiếm
13,2% số dự án và 20,8% tổng vốn đầu tư nước ngoài vào ngành công nghiệp.
Lĩnh vực CNHT thu hút được nhiều vốn FDI đầu tư là điện - điện tử với số vốn thu
hút trên 10 tỷ USD, cơ khí thu hút được trên 5,2 tỷ USD, công nghiệp hỗ trợ ngành da
giày chỉ thu hút được khoảng 305,6 triệu USD.
- Đầu tư vào giáo dục, y tế, cơ sở hạ tầng còn rất hạn chế. Tính đến hết tháng 2/2013,
lĩnh vực giáo dục - đào tạo cả nước thu hút 170 dự án FDI, với tổng số vốn đăng ký
đầu tư hơn 468 triệu USD. Kết quả thu được trong việc thu hút và sử dụng vốn FDI
25

×