Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

VAI TRÒ của đại đoàn kết dân tộc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.77 KB, 4 trang )

1.1. VAI TRỊ CỦA ĐẠI ĐỒN KẾT DÂN TỘC
1.1.1. Đại đồn kết dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, quyết định thành công của cách mạng
- Đại đoàn kết dân tộc là một giá trị tinh thần to lớn, một truyền thống cực kì quý báu của dân tộc
ta, được hun đúc trong suốt mấy nghàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước. Đoàn kết đã trở
thành một động lực to lớn, một triết lý nhân sinh và hành động để dân tộc ta vượt qua bao biến
cố, thăng trầm của thiên tai, địch họa, để tồn tại và phát triển bền vững. Trên cơ sở thực tiễn cách
mạng Việt Nam và thực tiễn cách mạng thế giới đã sớm hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đại
đồn kết dân tộc.

Với nhãn quan chính trị sắc bén, với tinh thần nhân văn cao cả, suốt cả cuộc đời, Hồ Chí Minh đã
khơng ngừng xây dựng, hoàn thiện một hệ thống quan điểm về đại đoàn kết dân tộc, tích cực
truyền bá tư tưởng đồn kết trong tồn Đảng và các cấp chính quyền, trong các tầng lớp nhân
dân, kể cả đồng bào Việt Nam ở xa Tổ quốc.


- Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, đại đồn kết dân tộc không phải là sách lược hay thủ đoạn chính
trị mà là chiến lược lâu dài, nhất quán của cách mạng Việt Nam. Người nói rõ: “ Sử dạy cho ta
bài học này: Lúc nào dân ta đoàn kết mn người như một thì nước ta độc lập, tự do. Trái lại lúc
nào dân ta khơng đồn kết thì bị nước ngoài xâm lấn”. Đây là vấn đề mang tính sống cịn của
dân tộc Việt Nam nên chiến lược này được duy trì cả trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân
và cách mạng xã hội chủ nghĩa.
=> Như vậy, đại đoàn kết dân tộc theo tư tưởng Hồ Chí Minh là đại đồn kết các dân tộc, tôn
giáo, giai cấp, mọi giới, mọi lứa tuổi, mọi vùng của đất nước, đoàn kết mọi thành viên trong đại
gia đình dân tộc Việt Nam dù sống trong nước hay định cư ở nước ngoài thành một khối vững
chắc trên cơ sở thống nhất về mục tiêu chung và những lợi ích căn bản.
+ Về khái niệm chiến lược: Chiến lược được hiểu là phương châm và biện pháp có tính tồn cục
được vận dụng trong suốt tiến trình cách mạng.
+ Trong tư tưởng Hồ Chí Minh Đồn kết là một chiến lược chứa đựng hệ thống những luận
điểm thể hiện những nguyên tắc, biện pháp giáo dục, tập hợp những lực lượng cách mạng tiến bộ
nhằm phát huy cao nhất sức mạnh dân tộc và quốc tế trong sự nghiệp độc lập dân tộc, dân chủ và
CNXH.


+ Chiến lược là cái nhất quán, xuyên suốt tiến trình cách mạng, thể hiện cả vấn đề lý luận
lẫn vấn đề thực tiễn. (43% bài nói, bài viết của Hồ Chí Minh đề cập đến vấn đề đoàn kết, 1818
lần Người nhắc đến từ “đoàn kết” trong các tác phẩm của Người). Đại đồn kết dân tộc trong tư
tưởng Hồ Chí Minh là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, cơ bản, nhất quán và lâu dài, xuyên suốt
tiến trình cách mạng.
- Trong từng thời kỳ, từng giai đoạn cách mạng, trước những yêu cầu và nhiệm vụ khác
nhau, chính sách và phương pháp tập hợp lực lượng có thể và cần thiết điều chỉnh cho phù hợp
với từng đối tượng, song đại đồn kết ln là vấn đề sống cịn, quyết định thành bại của cách
mạng
Hồ Chí Minh đã khái quát thành luận điểm có tính chân lý về vai trị và sức mạnh của khối
đại đoàn kết dân tộc:
+ Đoàn kết làm ra sức mạnh: “Đoàn kết là sức mạnh của chúng ta”, “Đồn kết là một lực
lượng vơ địch của chúng ta để khắc phục khó khăn, giành lấy thắng lợi”, “Đoàn kết là sức mạnh,
đoàn kết là thắng lợi”, “Đoàn kết là sức mạnh, là then chốt của thành cơng”, “Bây giờ cịn một
điểm rất quan trọng, cũng là điểm mẹ. Điểm này mà thực hiện tốt thì đẻ ra con cháu đều tốt: Đó
là đồn kết”. Người đã đi đến kết luận:
“Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết;
Thành công, thành công, đại thành công”


1.1.2. Đại đoàn kết dân tộc là một mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng VN
-

Theo Hồ Chí Minh, đại đồn kết khơng đơn thuần là phương pháp tập hợp lực lượng cách mạng,
mà đó là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của Đảng, của cách mạng. Nhiệm vụ này phải được quán
triệt trong tất cả mọi lĩnh vực, từ đường lối, chủ trương, chính sách, tới hoạt động thực tiễn của
Đảng. Đại đoàn kết dân tộc là một vấn đề có tính đường lối, một chính sách nhất qn chứ khơng
thể là một thủ đoạn chính trị.

-


Cách mạng muốn thành công, đường lối đúng đắn thôi chưa đủ, mà trên cơ sở đường lối đúng,
Đảng phải cụ thể hoá thành những mục tiêu, nhiệm vụ và phương pháp cách mạng phù hợp với
từng giai đoạn lịch sử.
+ Trong lời kết thúc buổi ra mắt của Đảng Lao động Việt Nam năm 1951, Hồ Chí Minh nêu
mục đích của Đảng Lao động Việt Nam gồm 8 chữ: “Đoàn kết toàn dân, phụng sự tổ quốc”.
+ Năm 1963, khi nói chuyện với cán bộ tuyên truyền và huấn luyện miền núi về cách mạng
XHCN, Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Trước Cách mạng tháng Tám và trong kháng chiến, thì nhiệm vụ
tuyên huấn là làm sao cho đồng bào các dân tộc hiểu được mấy việc: Một là đoàn kết. Hai là làm
cách mạng hay kháng chiến để đòi độc lập. Chỉ đơn giản thế thơi. Bây giờ mục đích của tuyên
truyền huấn luyện là: Một là đoàn kết. Hai là xây dựng chủ nghĩa xã hội. Ba là đấu tranh thống
nhất nước nhà”.
- Đại đồn kết dân tộc cịn là nhiệm vụ hàng đầu của toàn dân tộc. Bởi vì cách mạng là sự
nghiệp của quần chúng, do quần chúng và vì quần chúng. Từ trong đấu tranh mà nảy sinh nhu
cầu khách quan về đoàn kết, hợp tác. Đảng có nhiệm vụ thức tỉnh, tập hợp, hướng dẫn quần
chúng; chuyển những nhu cầu, đòi hỏi khách quan, tự phát đó thành nhu cầu tự giác, thành hiện
thực có tổ chức trong khối đại đoàn kết, tạo thành sức mạnh tổng hợp to lớn để hoàn thành các
mục tiêu cách mạng.
1.3. ĐIỀU KIỆN ĐỂ XÂY DỰNG KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC
Để xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, quy tụ, đoàn kết được mọi giai cấp, tầng lớp cần
phải đảm bảo các điều kiện sau đây:

-

Một là, phải lấy lợi ích chung làm điểm quy tụ, đồng thời tơn trọng các lợi ích khác biệt
chính đáng.Phải chú trọng xử lý các mối quan hệ lợi ích rất đa dạng, phong phú trong xã hội Việt
Nam. Chỉ có xử lý tốt quan hệ lợi ích, trong đó tìm ra điểm tương đồng, lợi ích chung thì mới
đồn kết được lượng. Mục đích chung của Mặt trận được Hồ Chí Minh xác định cụ thể, để phù
hợp với từng giai đoạn cách mạng, nhằm tập hợp tới mức cao nhất lực lượng dân tộc vào khối đại
đoàn kết. Theo Người, đại đoàn kết phải xuất phát từ mục tiêu vì nước, vì dân, trên cơ sở yêu

nước, thương dân, chống áp bức bóc lột, nghèo nàn lạc hậu. Người cho rằng, nếu nước được độc
lập mà dân không được hưởng hạnh phúc, tự do thì độc lập cũng chẳng có ý nghĩa gì. Vì vậy,
đồn kết phải lấy lợi ích tối cao của dân tộc, lợi ích căn bản của nhân dân lao động làm mục tiêu


phấn đấu, đây là nguyên tắc bất di bất dịch, là ngọn cờ đoàn kết và là mẫu số chung để quy tụ các
tầng lớp, giai cấp, đảng phái, dân tộc và tôn giáo vào trong mặt trận.
-

Hai là, phải kế thừa truyền thống yêu nước, nhân nghĩa, đoàn kết của dân tộc. Truyền thống
này được hình thành, củng cố và phát triển trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước hàng ngàn
năm của dân tộc và đã trở thành giá trị bền vững, thấm sâu vào tư tưởng, tình cảm, tâm hồn của
mỗi con người Việt Nam, được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Truyền thống đó là cội nguồn sức
mạnh vô địch để cả dân tộc chiến đấu và chiến thắng thiên tai, địch họa, làm cho đất nước được
trường tồn, bản sắc dân tộc được giữ vững.

-

Ba, phải có lịng khoan dung, độ lượng với con người. Theo Hồ Chí Minh, trong mỗi cá
nhân cũng như mỗi cộng đồng đều có những ưu điểm, khuyết điểm, mặt tốt, mặt xấu… Cho nên,
vì lợi ích của cách mạng, cần phải có lịng khoan dung độ lượng, trân trọng phần thiện dù nhỏ
nhất ở mỗi người, có vậy mới tập hợp, quy tụ rộng rãi mọi lực lượng. Người từng căn dặn đồng
bào: “Năm ngón tay cũng có ngón vắn, ngón dài. Nhưng văn dài đều họp nhau lại nơi bàn tay.
Trong mấy triệu người cũng có người thế này hay thế khác, nhưng thế này hay thế khác đều dòng
dõi của tổ tiên ta. Vậy nên ta phải khoan hồng đại độ. Ta phải nhận ra rằng đã là con Lạc cháu
Hồng thì ai cũng có ít hay nhiều lần ái quốc. Đối với những đồng bào lạc lối lầm đường, ta phải
lấy tình thân ái mà cảm hóa họ. Có như thế mới thành đại đồn kết, có đại đồn kết thì tương lai
chắc chắn sẽ vẻ vang”

-


Bốn là, phải có niềm tin vào nhân dân. Với Hồ Chí Minh, yêu dân, tin dân, dựa vào dân,
sống, phấn đấu vì hạnh phúc của nhân dân là nguyên tắc tối cao trong cuộc sống. Nguyên tắc này
vừa là sự tiếp nối truyền thống dân tộc “Nước lấy dân làm gốc”, “Chở thuyền và lật thuyền cũng
là dân”, đồng thời là sự quán triệt sâu sắc nguyên lý mácxít “Cách mạng là sự nghiệp của quần
chúng”. Dân là chỗ dựa vững chắc đồng thời cũng là nguồn sức mạnh vơ địch của khối đại đồn
kết tồn dân tộc, quyết định thắng lợi của cách mạng. Vì vậy, muốn thực hiện đại đồn kết tồn
dân tộc, phải có niềm tin vào nhân dân.



×