Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

ĐỀ CƯƠNG ôn tập SƠ CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.05 KB, 17 trang )

1. Phân tích mqh giữa vật chất và ý thức? cho ví dụ?
Đối với vấn đề về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức tồn tại nhiều quan
điểm đối lập nhau, chẳng hạn:
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy tâm thì thực thể của thế giới, cơ sở của
mọi tồn tại là một bản nguyên tinh thần nào đó, có thể là “ý chí của thượng
đế”hoặc “ý niệm tuyệt đối”…
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật thì thực thể của thế giới là vật
chất, cái tồn tại một cách vĩnh cửu, tạo nên mọi sự vật và hiện tượng cùng với
những thuộc tính của chúng…
Cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX từ những thành tựu của sự phát triển khoa
học kĩ thuật, cùng với những phát minh mới trong khoa học tự nhiên con người
đã có những hiểu biết căn bản hơn, sâu sắc hơn về thế giới tự nhiên. Từ đó hình
thành nên quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng mà đại diện tiêu biểu là
C.Mác, Ph. Ăng ghen và sau đó là V.I. Lênin.
Kế thừa tư tưởng của C.Mác và Ph. Ăng ghen, đồng thời tổng kết những
thành tựu của khoa học tự nhiên và xuất phát từ nhu cầu của cuộc đấu tranh
chống chủ nghiã duy tâm, V.I. Lênin đã định nghĩa về vật chất như sau:
"Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được
đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại,
chụp lại, phản ánh và tồn tại khơng lệ thuộc vào cảm giác"
Qua đó, Lênin cho rằng:
- Vật chất là cái tồn tại khách quan bên ngồi ý thức và khơng phụ thuộc
vào ý thức, bất kể sự tồn tại ấy con người đã nhận thức được hay chưa nhận thức
được;
- Vật chất là cái gây nên cảm giác ở con người khi gián tiếp hoặc trực tiếp
tác động lên giác quan của con người;
- Cảm giác, tư duy, ý thức chỉ là sự phản ánh của vật chất. Vật chất mới là
cái quyết định ý thức.
Để làm sáng tỏ thêm về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, chủ nghĩa
duy vật biện chứng cũng chứng minh rằng bản chất của ý thức là sự phản ánh
hiện thực khách quan vào trong bộ óc con người một cách năng động, sáng tạo;


ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Theo Các Mác ý thức
“chẳng qua chỉ là vật chất được đem chuyển vào trong đầu óc con người và
được cải biến đi trong đó”.
Ý thức là hình thức cao nhất của sự phản ánh thế giới hiện thực. Ý thức
chỉ nảy sinh ở giai đoạn phát triển cao của thế giới vật chất cùng với sự xuất
hiện con người. Ý thức là ý thức con người, nằm trong con người, khơng thể
tách rời con người. Ý thức có nguồn gốc tự nhiên và nguồn gốc xã hội trong đó
thơng qua quá trình lao động và sự xuất hiện của ngơn ngữ làm cho ý thức
khơng cịn là q trình thu nhận thụ động mà là kết quả hoạt động chủ động của
con người, qua đó ý thức mang tính sáng tạo.
Như vậy, thông qua việc chứng minh về nguồn gốc, bản chất của vật chất
và ý thức chủ nghĩa duy vật biện chứng đã khẳng định trong mối quan hệ giữa


vật chất và ý thức thì: Vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất là nguồn gốc của
ý thức, quyết định sự hình thành của ý thức, song ý thức có thể tác động trở lại
vật chất thơng qua hoạt động thực tiễn của con người bởi lẽ ý thức cũng mang
tính độc lập tương đối của nó, đồng thời sự phản ánh của ý thức đối với vật chất
là sự phản ánh tinh thần, phản ánh sáng tạo và chủ động chứ khơng thụ động,
máy móc. vì vậy, con người phải tôn trọng khách quan, đồng thời phát huy tính
năng động chủ quan của mình.
Ví dụ về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức:
- Trong cơng nghiệp hàng khơng, thơng qua q trình nghiên cứu về khả
năng bay lượn của loài chim, con người đã phát hiện ra được những nguyên lí của
khí động học, qua đó họ đã sáng chế ra chiếc máy bay có thể bay đầu tiên vào
ngày 17/12/1903 mang tên Flyer I và trải qua tiến trình lịch sử, thơng qua những
lần thử nghiệm cùng những nghiên cứu mới dần dần đã phát triển nên nền công
nghiệp hàng không ngày nay với những chiếc máy bay to lớn, không ngừng được
cải tiến, hiện đại và an toàn.
- Trong quân sự, từ sự quan sát tính sát thương của móng vuốt động vật ăn

thịt người nguyên thủy đã sáng chế ra những bộ cung tên đầu tiên để săn bắn thú
đến những bộ cung tên có gắn lửa ở đầu mũi tên để tấn cơng vào thành trì hoặc
doanh trại đối phương dần dần đã thay đổi, phát triển cùng với sự phát triên của
khoa học kĩ thuật và khoa học công nghệ để có được những chiếc tên lửa hành
trình hiện đại ngày nay như Tomahawk hoặc Brahmos với tính năng ưu việt có
thể bay xa hàng nghìn cây số và có thể tự tìm mục tiêu cũng như tránh được hệ
thống ra đa của đối phương.
Hai ví dụ trên đây là minh chứng cho thấy mối quan hệ giữa vật chất và
ý thức. Cụ thể, thơng qua q trình quan sát chim bay hoặc tác dụng, tính sát
thương của móng vuốt động vật rồi đến cung tên. Những hình ảnh khách quan
này đã tác động trực tiếp đến não bộ của con người đưa đến việc hình thành ý
thức một cách sáng tạo và từ ý thức sáng tạo đó đã tác động trở lại thế giới vật
chất thông qua lao động, cải tiến hoặc có những phát minh mới. Hơn nữa cũng
thơng qua q trình này, não bộ con người dần dần cũng được cải biến, con người
ngày càng trở nên thông minh hơn.


Câu 2. Đ/C hãy phân tích các đặc trưng của chủ nghĩa xã hội (tại đại hội
XI)? Theo đ/c công cuộc xây dựng CNXH ở nước ta đang ở giai đoạn nào?
Vì sao?
Đại hội Đảng lần thứ XI (từ 12-19/1/2011) là kết tinh trí tuệ và ý chí của
tồn Đảng, toàn dân và toàn quân, là sự tổng kết sâu sắc thực tiễn và lý luận 25
năm đổi mới để tiếp tục phát triển đất nước toàn diện và bền vững trong giai
đoạn cách mạng mới.
Sự phát triển quan điểm của Đảng ta về mơ hình chủ nghĩa xã hội trong
văn kiện Đại hội XI thể hiện rõ ở 8 đặc trưng cơ bản có thể tóm tắt như sau:
1. Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh;
2. Do nhân dân lao động làm chủ;
3. Có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và
quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp;

4. Có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc;
5. Con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát
triển tồn diện;
6. Các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đồn kết, tơn trọng
và giúp đỡ nhau cùng phát triển;
7. Có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân,
vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo;
8. Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới.
Những đặc trưng cơ bản của mơ hình CNXH được đề ra trong văn kiện
Đại hội XI (cương lĩnh 2011) chính là sự kế thừa, bổ sung và phát triển của
những cương lĩnh tại các kì đại hội trước đó, tập trung chủ yếu ở Cương lĩnh xây
dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội 1991 (Đại hội VII) và
Cương lĩnh 2006 (Đại hội X).
Những đặc trưng đó vừa thể hiện tính phổ biến theo học thuyết Mác –
Lênin về chủ nghĩa xã hội, vừa thể hiện tính đặc thù dân tộc, có tính đến những
đặc điểm của thời đại; có quan hệ mật thiết với nhau, tác động qua lại lẫn nhau.
Những đặc trưng này là những đặc trưng bản chất để nhận biết về chủ nghĩa xã
hội và là những nét phác thảo cơ bản vê mơ hình chủ nghĩa nước ta trong thời kỳ
quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Từ những đặc trưng trên có thể thấy nhận thức mới của Đảng ta về mơ
hình xã hội xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam đã thể hiện những nội dung chủ yếu
sau:
Thứ nhất, Cương lĩnh 2011 đã bổ sung hai đặc trưng mới: (1) Dân giàu,
nước mạnh, dân chủ, cơng bằng, văn minh và (2) Có Nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh
đạo. Như vậy việc xác định vai trò làm chủ của xã hội xã hội chủ nghĩa là nhân
dân lao động. Nhân dân lao động khơng chỉ có vị thế mà cịn có năng lực để làm
chủ xã hội. Trong chủ nghĩa xã hội, quần chúng nhân dân lao động được giải
phóng và có điều kiện phát triển tồn diện. Đối với đặc trưng đầu tiên này, so
với Cương lĩnh 2006 đã chuyển từ “dân chủ” lên trước “công bằng” trong đặc



trưng tổng quát, bởi vì, cả lý luận và thực tiễn đều chỉ rõ, dân chủ là điều kiện,
tiền đề của công bằng, văn minh. Việc thực hiện đầy đủ những nội dung của đặc
trưng này là mục tiêu của chủ nghĩa xã hội.
Bên cạnh đó việc bổ sung đặc trưng ''có Nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng
Cộng sản'' thể hiện vị trí đặc biệt quan trọng của Nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa trong hệ thống chính trị của Việt Nam. Nhà nước ấy thuộc về nhân
dân, do nhân dân xây dựng nên và hướng tới phục vụ lợi ích của nhân dân, là cơ
quan quyền lực của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Mục tiêu căn bản của
cơng cuộc đổi mới nói chung, của đổi mới chính trị và đổi mới hệ thống chính
trị nói riêng ở nước ta chính là xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát
huy quyền làm chủ của nhân dân. Việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân là một trong những điều
kiện tiên quyết để thực hiện và phát huy quyền làm chủ của nhân dân.
Thứ hai, lực lượng sản xuất phát triển cao là điều kiện, tiền đề để tăng
năng suất lao động, tạo cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội, nâng cao đời sống
của nhân dân. Tuy nhiên, để nhân dân lao động được hưởng những thành quả do
sức lao động của mình địi hỏi phải thực hiện chế độ công hữu về các tư liệu sản
xuất chủ yếu. Bởi vì, đó là điều kiện để thực hiện những lợi ích kinh tế cơ bản.
Chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu là bản chất kinh tế của chủ
nghĩa xã hội, là cơ sở bảo đảm cho nhân dân lao động làm chủ về kinh tế. Ở đặc
trưng này Đại hội XI đã sửa đổi, bổ sung và bỏ một số cụm từ chưa thích hợp tại
văn kiện Đại hội X nhằm mở rộng nội hàm và cụ thể hóa hơn so với đặc trưng ở
đại hội trước đó. Điều này cho phép thực hiện khối đại đoàn kết toàn dân tộc và
huy động sức mạnh của toàn dân vào sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước
theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Thứ ba, khi xác định xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân
tộc là đặc trưng của chủ nghĩa xã hội, Đảng ta đặt con người vào trung tâm của

sự phát triển. Vì về bản chất, văn hóa là những hoạt động sáng tạo của con người
hướng tới những giá trị nhân văn, nhân bản, là khát vọng hướng tới cái Chân,
Thiện, Mỹ nhằm hồn thiện con người, hồn thiện xã hội. Nói tới văn hóa là nói
tới con người, do vậy phát huy vai trị của văn hóa trong phát triển chính là phát
huy những năng lực, bản chất của con người. Đó là cơ sở cho việc hoạch định
chiến lược phát triển bền vững của đất nước.
Thứ tư, cụm từ ''được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột, bất cơng” trong
đặc trưng thứ tư của Cương lĩnh 1991 (cụm từ “được giải phóng khỏi áp bức, bất
cơng” ở đặc trưng thứ 5 của mơ hình chủ nghĩa xã hội nêu trong Văn kiện Đại
hội X) được Cương lĩnh 2011 lược bỏ và xác định là ''Con người có cuộc sống
ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển tồn diện”. Việc bổ sung cụm từ
''có điều kiện” là chính xác thể hiện trong chủ nghĩa xã hội sự phát triển của con
người luôn được tạo điều kiện, đồng thời phải căn cứ vào trình độ phát triển kinh
tế - xã hội của đất nước.
Thứ năm, Đảng ta coi xây dựng khối đại đồn kết dân tộc, vì chỉ có đoàn
kết chúng ta mới tập trung được con người với sức mạnh trí tuệ, sức sáng tạo, ý
chí tự lực, tự cường, nhân cách cao đẹp,… vào quá trình phát triển đất nước.


Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với nước ta, khi nguồn lực tài chính
và nguồn lực vật chất cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội cịn hạn hẹp,
trong khi đó nguồn lực con người Việt Nam lại vô cùng phong phú, nếu biết phát
huy nó sẽ trở thành nguồn lực to lớn cho sự phát triển bền vững. Đảng ta coi
đoàn kết là chiến lược cách mạng vì mục tiêu chung của dân tộc chứ khơng
nhằm phục vụ cho lợi ích của riêng một giai cấp, tầng lớp nào. Vì vậy, xây dựng
khối đại đoàn kết là sự nghiệp của toàn dân tộc, của cả hệ thống chính trị.
Thứ sáu, đặc trưng về hợp tác quốc tế, Cương lĩnh 1991 xác định: “Có
quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân tất cả các nước trên thế giới”. Cương
lĩnh (bổ sung, phát triển 2011) đã mở rộng thành “có quan hệ hữu nghị và hợp
tác với các nước trên thế giới”. Như vậy, so với Cương lĩnh năm 1991, Cương

lĩnh (Bổ sung, phát triển năm 2011) không dùng cụm từ nhân dân tất cả các
nước mà dùng cụm từ các nước. Đây là sự phát triển tư duy mới của Đảng về
đối ngoại, phát huy truyền thống hòa hiếu, nhân ái, hữu nghị, hợp tác văn minh
của nền ngoại giao Việt Nam. Đảng ta dùng cụm từ các nước ở đây đã bao hàm
cả Nhà nước và nhân dân các nước trong đó, đồng thời là để chỉ các quốc gia có
chế độ chính trị khác nhau, có điểm xuất phát về kinh tế, chính trị, xã hội khơng
giống nhau, thậm chí mục tiêu tiến lên khác nhau nhưng vẫn có thể tìm thấy
những tiếng nói chung trên nhiều vấn đề mà mỗi nước quan tâm, trên cơ sở giữ
vững nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi và khơng can thiệp vào cơng việc nội bộ
của nhau, khai thác tốt nhất những yếu tố quốc tế thuận lợi và không can thiệp
vào công việc nội bộ của nhau, khai thác tốt nhất những yếu tố quốc tế thuận lợi
phục vụ cho sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đồng thời, chỉ rõ
quan hệ ngoại giao của nước ta không chỉ là hoạt động đối ngoại của Đảng, Nhà
nước mà còn bao gồm cả ngoại giao nhân dân, các đoàn thể, các hội, các doanh
nghiệp với các đối tác, tạo điều kiện quốc tế thuận lợi để đẩy mạnh phát triển
kinh tế - xã hội, cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc.
Như vậy, có thể khẳng định rằng, mơ hình và con đường đi lên chủ nghĩa
xã hội ở nước ta được xác định ngày càng rõ hơn và ngày càng được hiện thực
hóa trong cuộc sống. Có thể thấy rằng, sự nhận thức về mơ hình xã hội xã hội
chủ nghĩa của Đảng ta là một quá trình, vừa là sự phản ánh, tổng kết kinh
nghiệm vừa là quá trình vươn lên định hướng cho thực tiễn đổi mới. Từ những
phác thảo đầu tiên được thể hiện trong Cương lĩnh năm 1991, mô hình xã hội xã
hội chủ nghĩa mà Đảng và nhân dân ta phấn đấu xây dựng gồm 6 đặc trưng. Qua
quá trình bổ sung, phát triển từ Đại hội VIII đến đại hội XI của Đảng, đặc biệt
Đại hội X đã bổ sung vào mơ hình chủ nghĩa xã hội thêm hai đặc trưng mới.
Đến Cương lĩnh bổ sung, phát triển 2011, Đảng ta đã nhận thức rõ hơn về mơ
hình chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam với tám đặc trưng với một số nhận thức mới
hơn so với tám đặc trưng ở Đại hội X đã đề ra.
Theo đ/c công cuộc xây dựng CNXH ở nước ta đang ở giai đoạn

nào? Vì sao?
Theo tơi, cơng cuộc xây dựng CNXH ở nước ta đang ở thời kì quá độ lên
chủ nghĩa xã hội, bỏ qua giai đoạn phát triển của TBCN điều này đã được chỉ rõ
trong các văn kiện đại hội Đảng trước đây. Bởi lẽ toàn thế giới đã bước vào thời


kì quá độ từ CNTB lên CNXH. Thực tiễn đã khẳng định CNTB hiện nay đã lỗi
thời, khơng cịn phù hợp với lịch sử phát triển của xã hội loài người, sớm hay
muộn cũng bị thay thế bởi một xã hội tốt hơn, ưu việt hơn đó là XHCN. Cho dù
hiện nay, CNTB vẫn đang có những thay đổi để thích nghi với tình hình mới
nhưng vẫn khơng tránh khỏi bộc lộ những mâu thuẫn, đặc biệt là sự cách biệt về
giàu nghèo, sự bất công về xã hội…Do vậy, qua tổng kết những bài học kinh
nghiệm thực tiễn xây dựng và phát triển đất nước Đảng ta đã vận dụng sáng tạo
chủ nghĩa Mác – Lênin vào điều kiện cụ thể của Việt Nam nhằm xây dựng thành
công XHCN mà giai đoạn đầu tiên chính là thời kì q độ lên CNXH đó là sự
lựa chọn mang tính lịch sử phù hợp với điều kiện đất nước và phù hợp với
nguyện vọng của nhân dân.


Câu 3. Đ/C hãy phân tích các phương hướng đi lên CNXH ở nước ta (ĐH
XI)?
Tổng kết 20 năm thực hiện Cương lĩnh năm 1991, Đại hội XI đã thông qua
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ
sung, phát triển năm 2011). So với Cương lĩnh năm 1991 và Nghị quyết Đại hội
X, Cương lĩnh bổ sung, phát triển năm 2011 đã hoàn chỉnh và sắp xếp lại thứ tự
các phương hướng cơ bản như sau:
Một là, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước gắn với phát triển
kinh tế tri thức, bảo vệ tài nguyên, môi trường.
Phương hướng đầu tiên này đã nhìn nhận cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa là
vấn đề cơ bản của việc phát triển mơ hình kinh tế thị trường định hướng xã hội

chủ nghĩa ở Việt Nam. Xem xét cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước một
cách tồn diện hơn: cơng nghiệp hóa gắn hiện đại hóa; gắn cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa với phát triển kinh tế tri thức, tức là phù hợp xu thế phát triển của
nhân loại; gắn công nghiệp hóa, hiện đại hóa với bảo vệ tài nguyên, môi trường
là phù hợp thực tế Việt Nam và kinh nghiệm của các nước đi trước đã thực hiện
công nghiệp hóa, hiện đại hóa; gắn cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nói chung với
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nông thôn là phù hợp thực tế Việt
Nam.
Hai là, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Việc phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là mơ
hình kinh tế tổng quát trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, chúng ta sẽ
thực hiện nhất quán, lâu dài mơ hình kinh tế này. Những đặc trưng cơ bản của
mơ hình kinh tế này đã được nêu ra và về đại thể là được chấp nhận trong toàn
Đảng. Đặc biệt, tại Đại hội XII của Đảng, những đặc trưng của mơ hình kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã được nhận thức đầy đủ, đúng đắn,
phù hợp với kinh tế thị trường hiện đại hơn.
Ba là, xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; xây dựng
con người, nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội.
Nhận thức tồn diện hơn về xây dựng văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân
tộc cũng như mối liên hệ giữa xây dựng văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân
tộc với xây dựng con người, nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện tiến bộ,
công bằng xã hội. Tư duy lý luận về vai trò của văn hóa đối với phát triển bền
vững được khẳng định, phát triển văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa
là mục tiêu và động lực của phát triển. Xây dựng và phát triển văn hóa, con
người là sức mạnh nội sinh của phát triển bền vững; làm cho văn hóa thấm sâu
vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt là văn hóa nhân cách, văn hóa
trong kinh tế, văn hóa trong chính trị; tư duy bước đầu về xây dựng hệ giá trị,
chuẩn mực của văn hóa, con người Việt Nam thời kỳ đổi mới, chủ động hội
nhập quốc tế; đổi mới, nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, quản lý của nhà
nước trên lĩnh vực văn hóa. Khẳng định sự lãnh đạo của Đảng trên lĩnh vực văn

hóa là tất yếu chính trị.
Thực tiễn thực hiện phương hướng này cho thấy chúng ta đã nhận thức đầy đủ
hơn về vai trò, vị trí của giáo dục và đào tạo; khoa học và công nghệ với tư cách
là quốc sách hàng đầu. Đã gắn tăng trưởng kinh tế với thực hiện tiến bộ, công


bằng xã hội trong từng bước đi và từng chính sách phát triển. Chế độ phân phối
đã thể hiện được tinh thần thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội của Đảng.
Bốn là, bảo đảm vững chắc quốc phòng và an ninh quốc gia, trật tự và an
toàn xã hội.
Phương hướng này cho thấy tầm quan trọng của việc gắn kết nhiệm vụ quốc
phòng, an ninh quốc gia với nhiệm vụ giữ vững chế độ, bảo vệ Đảng, giữ vững
an tồn, trật tự xã hội, văn hóa cũng như gắn kết phương hướng bảo đảm quốc
phòng, an ninh quốc gia với với yêu cầu giữ vững an toàn, trật tự xã hội, bảo
đảm cuộc sống của nhân dân. Trên thực tế, phương hướng bảo đảm vững chắc
quốc phòng và an ninh quốc gia, trật tự an tồn xã hội ln gắn với nhiệm vụ đối
ngoại. Nhận thức mềm dẻo, linh hoạt phù hợp thực tiễn về “đối tác” và “đối
tượng” trong quốc phòng, an ninh được thay thế cho nhận thức cũ, cứng nhắc.
Gắn xây dựng đường lối quốc phòng, an ninh nhân dân với kiên quyết, kiên trì
giữa vững độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, vùng đất, vùng trời, vùng biển
của Tổ quốc.
Năm là, thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hồ bình, hợp tác và
phát triển; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế.
Đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết trong đối ngoại. Đường lối đối
ngoại độc lập, tự chủ, hịa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển; chủ động và tích
cực hội nhập quốc tế đã được kiên trì, kiên định trong qúa trình thực hiện Cương
lĩnh. Từ “sẵn sàng là bạn” “chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế” chúng
ta đã chuyển thành công sang phương châm “Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy,
là thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế” và “chủ động, tích cực
hội nhập quốc tế” tức là cơng tác đối ngoại ngày càng tồn diện hơn. “Đối ngoại

nhân dân” đã được thay bằng “Ngoại giao nhân dân”. Chúng ta luôn giữ vững
nguyên tắc chiến lược, mềm dẻo trong sách lược bằng những biện pháp, hình
thức linh hoạt, sáng tạo, tranh thủ điểm tương đồng, hạn chế bất đồng, giải quyết
các tranh chấp bằng thương lượng hồ bình.
Sáu là, xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, thực hiện đại đoàn kết toàn
dân tộc, củng cố và mở rộng Mặt trận dân tộc thống nhất.
Phương hướng này coi dân chủ xã hội chủ nghĩa như một phương hướng cơ
bản xây dựng chủ nghĩa xã hội. Gắn xây dựng dân chủ xã hội chủ nghĩa với thực
hiện đại đoàn kết toàn dân tộc, tăng cường và mở rộng Mặt trận dân tộc thống
nhất. Đại đoàn kết toàn dân tộc được mở rộng trên cơ sở “cộng đồng Việt Nam”
rộng hơn trước kia trên cơ sở các “dân tộc trong nước”. Lấy điểm tương đồng
về mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” để xây dựng
khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Bảy là, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do
nhân dân, vì nhân dân.
So với Cương lĩnh 1991, lần đầu tiên tính chất pháp quyền xã hội chủ nghĩa
được khẳng định trong phương hướng xây dựng nhà nước ở Việt Nam. Coi xây
dựng, hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân
dân, vì nhân dân trên tất cả các mặt lập pháp, hành pháp, tư pháp và xây dựng
đội ngũ công chức là nhiệm vụ trọng tâm của đổi mới hệ thống chính trị.
Tám là, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh.


Khẳng định và kiên trì, kiên định nền tảng tư tưởng của Đảng là chủ nghĩa
Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Bản chất của Đảng Cộng sản Việt Nam
không chỉ đại biểu cho lợi ích của giai cấp cơng nhân, nhân dân lao động mà còn
của cả dân tộc. Cùng với xây dựng Đảng về tư tưởng, chính trị, tổ chức thì Đảng
Cộng sản Việt Nam rất coi trọng xây dựng Đảng về đạo đức. Những luận điểm
này phù hợp thực tiễn Việt Nam và được thực tiễn chứng minh là đúng đắn.



Câu 4. Đ/C hãy cho biết ĐCS VN lãnh đạo thực hiện đẩy mạnh
CNHHĐH, đổi mới toàn diện đất nước trong giai đoạn hiện nay ntn?
Mục tiêu cơ bản của cơng nghiệp hóa, hiện đại cải biến nước ta thành một
nước cơng nghiệp có cơ sở vật chất - kỹ thuật hiện đại, có cơ cấu kinh tế hợp lý,
quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất,
mức sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng - an ninh vững chắc, dân giàu,
nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh. Để thực hiện mục tiêu trên, ở mỗi thời
kỳ phải đạt được những mục tiêu cụ thể. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X
của Đảng đã xác định: mục tiêu đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với
phát triển kinh tế tri thức để sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển;
tạo nền tảng để đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công
nghiệp theo hướng hiện đại. Đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Đảng ta
tiếp tục khẳng định: “Đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước gắn với
phát triển kinh tế tri thức, bảo vệ tài nguyên, môi trường”, với mục tiêu: “Từ nay
đến giữa thế kỷ XXI, toàn Đảng, toàn dân ta phải ra sức phấn đấu xây dựng
nước ta trở thành một nước công nghiệp hiện đại, theo định hướng xã hội chủ
nghĩa”, vì “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
Công cuộc đổi mới đã tạo ra những tiền để mới, con đường, cách thức mới
cho quá trình cơng nghiệp hóa ở Việt Nam. Có thể khái quát những nhận thức
mới của Đảng ta về tiền đề, về con đường cơng nghiệp hóa mới là:
- Cơng nghiệp hóa dựa vào nội lực là chính, trên cơ sở cơ chế thị trường có
sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa; giải phóng tối đa
sức sản xuất, thực hiện Nhà nước pháp quyền của nhân dân, do nhân ‘dân, vì
nhân dân.
- Cơng nghiệp hóa gắn với thực hiện đa dạng hóa, đa phương hóa các quan
hệ quốc tế, chủ động hội nhập với thế giới, tranh thủ mọi khả năng để đẩy nhanh
quá trình cơng nghiệp hóa.
- Cơng nghiệp hóa nhằm tăng trưởng và phát triển nền kinh tế với tốc độ
nhanh, bền vững; đồng thời tăng trưởng, phát triển nhanh và bền vững nền kinh

tế lại là điều kiện, là cơ sở để đẩy mạnh cơng nghiệp hóa. Cơng nghiệp hóa dựa
trên những ngành, những lĩnh vực có lợi thế, có điều kiện để ưu tiên đầu tư phát
triển chứ không nhất thiết phải ưu tiên cho công nghiệp nặng , như trước đây.
- Cơng nghiệp hóa gắn với hiện đại hóa, phát triển kinh tế tri thức, bảo vệ tài
nguyên môi trường.
- Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa là sự nghiệp của toàn dân, của tất cả các
ngành, các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế; của cả thành thị và nông thôn,
của trung ương và ... địa phương
- Kết hợp vốn trong nước với vốn từ bên ngồi cho q trình cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa; chuyển giao cơng nghệ, tiếp nhận công nghệ hiện đại qua con
đường thương mại và đầu tư trực tiếp của nước ngoài.
Đặc điểm của thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế như
sau:
Một là, cơng nghiệp hóa gắn với hiện đại hóa và cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức.


Hai là, cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa.
Ba là, cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện tích cực và chủ động
hội nhập quốc tế.
Bốn là, cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa lấy phát huy nguồn lực con người là
yếu tố cơ bản, đồng thời bảo đảm cho sự phát triển nhanh và bền vững.
Năm là, khoa học và công nghệ là nền tảng và động lực của cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa.
Sáu là, cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa phải nhằm phát triển kinh tế nhanh,
hiệu quả và bền vững; tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ và công
bằng xã hội.
Qua trên việc phân tích những đặc điểm của thời kì CNH,HĐH ở nước ta.
Đảng ta đã đề ra những nhiệm vụ, giải pháp cơ bản thực hiện cơng nghiệp hóa,

hiện đại hố Để cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa thành công, cần thực hiện các
nhiệm vụ và giải pháp cơ bản sau:
Một là, xây dựng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; bảo
đảm ổn định kinh tế vĩ mơ; huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực.
Hai là, phát triển mạnh công nghiệp và xây dựng theo hướng hiện đại, nâng
cao chất lượng và sức cạnh tranh.
Ba là, phát triển mạnh các ngành dịch vụ, nhất là các dịch vụ có giá trị cao,
tiềm năng lớn và có sức cạnh tranh.
Bốn là, từng bước nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển giáo dục
và đào tạo.
Năm là, tập trung phát triển khoa học và công nghệ, bảo đảm thực sự là động
lực then chốt của quá trình phát triển nhanh và bền vững.


Câu 5. Đ/C hãy phân tích các đặc trưng của kinh tế CNTB?
- Chế độ sở hữu tư nhân TBCN:
Thừa nhận quyền sở hữu tư nhân và quyền tự do sản xuất, kinh doanh,
được xã hội bảo vệ về mặt luật pháp và được coi như một quyền thiêng liêng bất
khả xâm phạm của con người. Trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa khơng loại trừ
hình thức sở hữu nhà nước và sở hữu tồn dân, đơi khi ở một số nước, tại một số
thời điểm, tỷ trọng của các hình thức sở hữu này chiếm khơng nhỏ (hay cịn gọi
là mơ hình kinh tế hỗn hợp), nhưng trong xã hội tư bản chủ nghĩa (quyền tư hữu
đối với tư liệu sản xuất được xã hội và pháp luật bảo vệ, sự chuyển đổi quyền sở
hữu phải thông qua giao dịch dân sự được pháp luật và xã hội quy định và xét về
lâu dài, trên tổng thể, sở hữu tư nhân vẫn giữ vai trò chủ đạo, ưu thế. Sở hữu
công cộng chỉ là công cụ phục vụ cho sự phát triển của sở hữu tư nhân. Trong
hình thái kinh tế tư bản chủ nghĩa, các cá nhân dùng sở hữu tư nhân để tự do
kinh doanh bằng hình thức các cơng ty tư nhân nhằm thu lợi nhuận thông qua
cạnh tranh trong điều kiện của thị trường tự do: mọi sự phân chia của cải đều
thông qua quá trình mua bán của các thành phần tham gia vào q trình kinh tế.

Các cơng ty tư nhân tạo thành thành phần kinh tế tư nhân, thành phần kinh tế
chủ yếu của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa. Có thể nói các yếu tố quyền tư hữu,
thành phần kinh tế tư nhân, kinh doanh tự do, cạnh tranh, động lực lợi nhuận,
tính tự định hướng, tự tổ chức, thị trường lao động, định hướng thị trường, bất
bình đẳng trong phân phối của cải là các khái niệm gắn liền với nền kinh tế tư
bản chủ nghĩa.
Các hình thức cơng ty cổ phần chỉ là những hình thái biến tướng của sở
hữu tư nhân - sở hữu "tập thể của các tư nhân".
- Nền kinh tế nhiều thành phần trong đó thành phần kinh tế tư bản tư
nhân giữ vai trò chủ đạo:
Trong giai đoạn phát triển đầu tiên tự do cạnh tranh của chủ nghĩa tư bản,
thành phần kinh tế tư nhân chiếm toàn bộ nền kinh tế. Sau này, cùng với mơ
hình kinh tế chủ nghĩa tư bản nhà nước, có sự can thiệp, điều phối của nhà nước
vào quá trình kinh tế thì tỷ trọng của thành phần tư nhân có giảm xuống, song
đối với một nền kinh tế tư bản đặc trưng nó ln chiếm tỷ trọng lớn nhất trong
nền kinh tế. Thành phần kinh tế tư nhân năng động, là lực đẩy quyết định tính
hiệu quả của nền kinh tế tư bản, cịn thành phần kinh tế nhà nước chủ yếu để
giải quyết các vấn đề xã hội, bảo đảm công ăn việc làm cho lực lượng lao động,
tránh gây xáo trộn lớn trong xã hội và để kinh doanh trong các ngành cần thiết
nhưng khó sinh lời. Theo thời gian, giữa hai thành phần này thỉnh thoảng lại có
sự hiệu chỉnh bằng các q trình tư nhân hố hoặc quốc hữu hố doanh nghiệp
thông qua việc bán và mua các cổ phần của doanh nghiệp.
Các thành phần kinh tế khác của những người sản xuất, kinh doanh nhỏ
chỉ đóng vai trị thứ yếu hoặc ở những vùng chưa có điều kiện phát triển.
- Nền sản xuất lớn và động lực lợi nhuận:
Khác với nền sản xuất phong kiến lấy ruộng đất làm phương tiện sản xuất
cơ bản, sở hữu ruộng đất là đặc quyền của vua, quý tộc và lãnh chúa, ngành kinh
tế chính là nơng nghiệp và thương mại, kinh tế tư bản chủ nghĩa bác bỏ đặc
quyền về ruộng đất hoặc bất cứ độc quyền của tầng lớp quý tộc, thượng lưu nào.



Nền kinh tế tư bản chủ nghĩa là tự do kinh doanh, lấy công nghệ, máy mốc, chất
xám làm phương tiện sản xuất chính, là nền kinh tế định hướng sang công
nghiệp, dịch vụ và thương mại. Sự định hướng này hoàn toàn do yếu tố lợi
nhuận và thị trường điều phối. Do phương tiện sản xuất là công nghệ, tri thức,
cho nên để có lợi nhuận tối đa nền sản xuất tư bản chủ nghĩa ln có xu hướng
hướng đến "nền sản xuất lớn" với sự tái đầu tư mở rộng và gắn liền với cách
mạng khoa học và công nghệ. Việc nâng cao nặng suất lao động và hiệu quả
kinh doanh là lợi ích sống cịn của các chủ sở hữu doanh nghiệp trong cạnh
tranh giành lợi nhuận.
- Mua bán sức lao động (thị trường lao động):
Đây là đặc điểm rất nổi bật của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa. Trong nền
kinh tế phong kiến và các nền kinh tế cấp thấp, lực lượng nhân công (nông dân,
nông nô) bị phụ thuộc vào chủ đất (địa chủ, lãnh chúa) và quý tộc về mặt pháp
lý, họ bị gắn chặt vào ruộng đất, vào ý chí của chủ đất và q tộc. Cịn nhân
cơng (người lao động) trong kinh tế tư bản chủ nghĩa về mặt pháp lý là hồn
tồn bình đẳng với chủ sở hữu doanh nghiệp (người thuê lao động). Giữa người
thuê lao động và người lao động ràng buộc kinh tế với nhau bằng hợp đồng lao
động: người lao động và chủ doanh nghiệp mua bán sức lao động theo các yếu
tố của thị trường. Cơng nhân có thể thanh lý hợp đồng lao động với người thuê
lao động này, chuyển sang làm việc cho người thuê lao động khác và nếu có khả
năng hoặc may mắn thì họ cũng có thể trở thành chủ doanh nghiệp.
Cả xã hội là một thị trường lao động lớn và thường thì nguồn cung ứng
lao động nhiều hơn nhu cầu về lao động do vậy trong xã hội tư bản chủ nghĩa
thường tồn tại nạn thất nghiệp. Vì thế, người lao động thường bị "mua rẻ" gức
lao động của mình, làm xuất hiện giá trị thặng dư, dẫn đến tình trạng cơng nhân
bị "bóc lột" trong xã hội tư bản. Tuy nhiên, nguy cơ thất nghiệp đóng vai trị
kích thích người lao động nâng cao kỹ năng và kỷ luật lao động trong cuộc chạy
đua bảo vệ chỗ làm việc.
- Kinh tế thị trường và cạnh tranh:

Nền kinh tế được điều hành bởi cá nhân và các doanh nghiệp tư nhân định
hướng đến quyền lợi cá nhân, cho nên kinh doanh trong kinh tế tư bản chủ nghĩa
về cơ bản là tự định hướng, tự điều hành, tự phát theo quy luật của thị trường tự
do, của quy luật cạnh tranh, đó là nền kinh tế thị trường.
Mọi giá trị kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội đều có thể và phải được
lượng giá bằng tiền tệ trong các mối quan hệ xã hội, dựa trên sự lượng giá đó để
đánh giá giá trị đối với xã hội, do đó sự lượng giá các giá trị này hồn tồn mang
tính thị trường và thay đổi rất nhanh theo thời gian.
- Khủng hoảng kinh tế chu kỳ:
Khủng hoảng kinh tế định kỳ là một đặc trưng kinh tế của chủ nghĩa tư
bản. Trong nền kinh tế tự nhiên, tự cấp, tự túc, những biến động phá hoại nền
sản xuất xã hội chỉ do những nguyên nhân như chiến tranh, thiên tai, hỏa hoạn,
lũ lụt, dịch bệnh. Trong kinh tế hàng hóa giản đơn đã xuất hiện khả năng khủng
hoảng kinh tế. Khả năng đó xuất phát từ mâu thuẫn giữa tính chất tư nhân và
tính chất xã hội của lao động, gắn liền với chức năng của tiền làm phương tiện
lưu thông, phát triển lên cùng với sự phát triển của quan hệ tín dụng, của chức


năng tiền làm phương tiện thanh toán, của hoạt động đầu cơ, của vai trò điều tiết
tự phát của thị trường. Song, do quy mơ hoạt động kinh tế cịn nhỏ hẹp, tốc độ
vận động kinh tế chậm, cho nên khủng hoảng kinh tế mới chỉ là khả năng. V
Trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, khủng hoảng kinh tế trở thành hiện thực.
Khủng hoảng kinh tế trong chủ nghĩa tư bản chủ yếu do mâu thuẫn cơ bản của
chủ nghĩa tư bản: mâu thuẫn giữa tính chất và trình độ xã hội hóa cao của lực
lượng sản xuất với chế độ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về các tư liệu sản
xuất chủ yếu của xã hội. Mâu thuẫn này không những chỉ sinh ra khủng hoảng
kinh tế, mà còn dẫn đến tổng khủng hoảng của chủ nghĩa tư bản.
Thơng thường, một chu kì khủng hoảng kinh tế gồm 4 giai đoạn: Khủng
hoảng, tiêu điều, phục hồi và hưng thịnh. Cơ sở vật chất của chu kì khủng hoảng
TBCN là chu kì đổi mới tài sản cố định bị hao mịn hữu hình và vơ hình.



Câu 6. Đ/C hãy phân tích tư tưởng HCM về CM giải phóng dân tộc?
Tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa có
thể tóm tắt thành một hệ thống luận điểm như sau:
1. Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải đi theo con
đường của cách mạng vô sản
Thất bại của các phong trào yêu nước cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX ở
nước ta là do chưa có đường lối và phương pháp đấu tranh đúng đắn khi chủ
nghĩa đế quốc đã thành một hệ thống thế giới. Chủ nghĩa đế quốc vừa tranh
giành nhau trong việc xâu xé thuộc địa, vừa liên kết với nhau trong việc đàn áp
phong trào đấu tranh giành độc lập của các dân tộc thuộc địa. Các thuộc địa
chẳng những cung cấp nguyên vật liệu cho các nhà máy mà còn cung cấp binh
lính cho quân đội đế quốc nhằm đàn áp các phong trào đấu tranh của giai cấp
cơng nhân ở chính quốc. Trong cuộc đấu tranh tự giải phóng, giai cấp vơ sản ở
chính quốc và nhân dân các dân tộc thuộc địa có chung một kẻ thù, vì vậy phải
phối hợp hành động và cổ vũ lẫn nhau.
Từ đầu những năm 20 của thế kỷ XX, Nguyễn Ái Quốc đã chỉ rõ: Chủ
nghĩa đế quốc là một con đỉa hai vịi, một vịi bám vào chính quốc, một vịi bám
vào thuộc địa. Muốn đánh bại chủ nghĩa đế quốc phải đồng thời cắt cả hai cái
vịi của nó đi, tức là phải kết hợp cách mạng vơ sản ở chính quốc với cách mạng
giải phóng dân tộc ở thuộc địa; phải xem cách mạng ở thuộc địa như là "một
trong những cái cánh của cách mạng vô sản", phát triển nhịp nhàng với cách
mạng vô sản; mặt khác, cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải đi
theo con đường cách mạng vô sản, tức là phải đi theo đường lối Mác - Lênin.
2. Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải do Đảng của giai
cấp công nhân lãnh đạo
Nguyễn Ái Quốc đã sớm khẳng định: muốn giải phóng dân tộc thành cơng
"Trước hết phải có đảng cách mệnh... Đảng có vững cách mệnh mới thành
cơng.. Đảng muốn vững thì phải có chủ nghĩa làm cốt... Bây giờ học thuyết

nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách
mệnh nhất là chủ nghĩa Lênin". Như vậy, Nguyễn Ái Quốc đã khẳng định: cách
mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng của
giai cấp công nhân, Đảng đó phải được xây dựng theo các nguyên tắc Đảng kiểu
mới của V.L.Lênin, được vũ trang bằng chủ nghĩa Mác - Lênin.
3. Cách mạng giải phóng dân tộc là sự nghiệp đoàn kết của toàn dân,
trên cơ sở liên minh cơng nơng
Cách mạng giải phóng dân tộc như Nguyễn Ái Quốc viết "là việc chung
cả dân chúng chứ không phải việc một hai người", vì vậy phải đồn kết tồn
dân, "sĩ, nơng, cơng, thương đều nhất trí chống lại cường quyền". Nhưng trong
sự tập hợp rộng rãi đó, Người nhắc nhở khơng được qn cái cốt của nó là cơng
nơng. Phải nhớ: "Công nông là người chủ cách mệnh... Công nông là gốc cách
mệnh". Trong phạm vi đối tượng cần ở của cách mạng giải phóng dân tộc mà đổ
trước hết là bọn đế quốc và đại địa chủ phong kiến tay sai nhằm giành lại độc
lập dân tộc và dân chủ cho nhân dân, trước hết là nông dân, nên Nguyễn Ái
Quốc chủ trương cần vận động, tập hợp rộng rãi các tầng lớp nhân dân Việt Nam
đang mất nước, đang bị làm nô lệ trong một mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi


nhằm huy động sức mạnh của toàn dân tộc, đấu tranh giành độc lập, tự do.
Người đã viết trong Sách lược vắn tắt tại Hội nghị thành lập Đảng đầu năm
1930/"Đảng phải hết sức liên lạc với tiểu tư sản, trí thức, trung nơng, Thanh
niên, Tân Việt, v.v. để kéo họ đi vào phe vơ sản giai cấp. Cịn đối với bọn phú
nông, trung, tiểu địa chủ và tư bản An Nam mà chưa rõ mặt phản cách mạng thì
phải lợi dụng, ít lâu mới làm cho họ đứng trung lập. Bộ phận nào đã ra mặt phản
cách mạng (Đảng Lập hiến, v.v.) thì phải đánh đổ".
4. Cách mạng giải phóng dân tộc cần được tiến hành chủ động, sáng
tạo và có khả năng giành thắng lợi trước cách mạng vơ sản ở chính quốc
Phát biểu tại Đại hội V Quốc tế Cộng sản (tháng 6-1924), Nguyễn Ái
Quốc đã phân tích: "vận mệnh của giai cấp vơ sản thế giới và đặc biệt là vận

mệnh của giai cấp vô sản ở các nước đi xâm lược thuộc địa gắn chặt với vận
mệnh của giai cấp bị áp bức ở các thuộc địa... nọc độc và sức sống của con rắn
độc tư bản chủ nghĩa đang tập trung ở các thuộc địa", nếu khinh thường cách
mạng ở thuộc địa tức là "muốn đánh chết rắn đằng đuôi". Vận dụng công thức
của C.Mác: "Sự giải phóng của giai cấp cơng nhân phải là sự nghiệp của bản
thân giai cấp công nhân", Nguyễn Ái Quốc đã đi tới luận điểm: "Cơng cuộc giải
phóng anh em (tức nhân dân thuộc địa) chỉ có thể thực hiện được bằng sự nỗ lực
của bản thân anh em".
5. Cách mạng giải phóng dân tộc phải được thực hiện bằng con đường
bạo lực, kết hợp lực lượng chính trị của quần chúng với lực lượng vũ trang
trong nhân dân
Ngay từ đầu năm 1924, trong Báo cáo về Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ,
Nguyễn Ái Quốc đã đề cập khả năng một cuộc vũ trang khởi nghĩa ở Đơng
Dương. Để có cơ thắng lợi, theo Người, cuộc khởi nghĩa vũ trang đó:
- Phải có tính chất một cuộc khởi nghĩa quần chúng chứ không phải một
cuộc nổi loạn, phải được chuẩn bị trong quần chúng, nổ ra trong thành phố, theo
kiểu các cuộc cách mạng châu Âu.
- Phải được nước Nga ủng hộ.
- Phải trùng hợp với cách mạng vô sản Pháp.
- Phải gắn mật thiết với sự nghiệp của vô sản thế giới. Tháng 5-1941, Hội
nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khóa I do Người chủ trì đã đưa ra
nhận định: Cuộc cách mạng Đông Dương kết liễu bằng một cuộc khởi nghĩa vũ
trang, mở đầu có thể là bằng một cuộc khởi nghĩa từng phần trong từng địa
phương... mà mở đường cho một cuộc tổng khởi nghĩa to lớn.
Để chuẩn bị tiến tới khởi nghĩa vũ trang, Hồ Chí Minh cùng với Trung ương
Đảng chỉ đạo xây dựng căn cứ địa, đào tạo, huấn luyện cán bộ, xây dựng các tổ
chức chính trị của quần chúng, lập ra các đội du kích vũ trang, chủ động đón
thời cơ, chớp thời cơ, phát động Tổng khởi nghĩa Tháng Tám và giành được
chính quyền cả nước chỉ trong có hơn 10 ngày.
Tóm lại, Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng tạo và phát

triển học thuyết của V.I.Lênin về cách mạng thuộc địa thành một hệ thống luận
điểm mới mẻ, sáng tạo, bao gồm cả đường lối chiến lược, sách lược và phương
pháp tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa.
Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám và hai cuộc kháng chiến chống thực dân


Pháp và đế quốc Mỹ đã chứng minh hùng hồn tính khoa học đúng đắn, tính cách
mạng sáng sáng tạo của tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường cách mạng giải
phóng dân tộc ở Việt Nam.
Câu 7. Trình bày TT HCM về CNXH và con đường đi lên CNXH ở VN?
(TÀI LIỆU TRANG 159)



×