Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và làm rõ vai trò của giáo dục trong phương pháp xây dựng con người (Liên hệ bản thân)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.24 KB, 16 trang )

Đề tài: Nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và làm rõ
vai trị của giáo dục trong phương pháp xây dựng con người (Liên hệ bản
thân)
MỞ ĐẦU
Hồ Chí Minh khẳng định, con người là vốn quý nhất, nhân tố quyết định
thành công của sự nghiệp cách mạng. Theo Người, “vơ luận việc gì, đều
do người làm ra, và từ nhỏ đến to, từ gần đến xa, đều thế cả”. Con người vừa là
mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng. Vấn đề con người là vấn đề lớn, được
đặt lên hàng đầu và là vấn đề trung tâm, xuyên suốt trong toàn bộ nội dung tư
tưởng của Người. Tin ở dân, dựa vào dân, tổ chức và phát huy sức mạnh đoàn
kết toàn dân, bồi dưỡng, đào tạo và phát huy mọi năng lực của dân (ở từng cá
nhân riêng lẻ và của cả cộng đồng), đó là tư tưởng được Hồ Chí Minh vận dụng
và phát triển trong toàn bộ sự nghiệp đấu tranh cách mạng giành độc lập dân
tộc cũng như xây dựng đất nước. Tư tưởng đó cũng chính là nội dung cơ bản
của toàn bộ tư tưởng về con người của Hồ Chí Minh. Bác quan niệm rằng, con
người vừa là sản phẩm của lịch sử, vừa là động lực phát triển lịch sử con người
sinh ra trong xã hội, do đó, các hồn cảnh xã hội làm nẩy sinh trong con người
cả cái thiện và cái ác. Mỗi xã hội đều có thước đo cái thiện, cái ác của nó. Vì lẽ
đó, khi kiến tạo một xã hội mới, theo quan niệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh,
trước hết phải tích cực, chủ động xây dựng những con người có nhân cách cho
xã hội đó. Đó là lí do tơi chọn đề tài “Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người
và vai trò của giáo dục trong phương pháp xây dựng con người” làm đối
tượng nghiên cứu.

1


NỘI DUNG
1.Nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về con người
Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người được biểu hiện đa dạng và vô cùng
phong phú, thể hiện trong từng việc làm, cử chỉ, hành động và mối quan tâm


của mỗi con người. Tất cả tư tưởng của Người đều tốt lên tình u vơ hạn, sự
tôn trọng, thái độ bao dung và niềm tin tuyệt đối vào con người. Vậy tư tưởng
Hồ Chí Minh về con người được thể hiện như thế nào?
1.1. Quan điểm của các nhà triết học trước Mác về con người
Khi đề cập tới vấn đề con người các nhà triết học đều tự hỏi: Thực chất
con người là gì và để tìm cách trả lời câu hỏi đó phải giải quyết hàng loạt mâu
thuẫn troch chính con người. Khi phân tích các nhà triết học cổ đại coi con
người là một tiểu vũ trụ, là một thực thể nhỏ bé trong thế giới rộng lớn, bản
chất con người là bản chất vũ trụ. Con người là vật cao quý nhất trong trời đất,
là chúa tể của mn lồi. Chỉ đứng sau thần linh. Con người được chia làm hai
phần là phần xác và phần hồn. Chủ nghĩa duy tâm và tơn giáo thì cho rằng:
Phần hồn là do thượng đế sinh ra; quy định, chi phối mọi hoạt động của phần
xác, linh hoòn con người tồn tại mãi mãi. Chủ nghĩa duy vật thì ngược lại họ
cho rằng phần xác quyết định và chi phối phần hồn, khơng có linh hồn nào là
bất tử cả, và quá trình nhận thức đó khơng ngừng được phát hiện. Càng ngày
các nhà triết học tìm ra được bản chất của con người và khơng ngừng khắc
phục lý luận trước đó.
Triết học thế kỷ XV - XVIII phát triển quan điểm triết học về con người
trên cơ sở khoa học tự nhiên đã khắc phục và bắt đầu phát triển. Chủ nghĩa duy
vật máy móc coi con người như một bộ máy vận động theo một quy luật cổ.
Học chủ nghĩa duy tâm chủ quan và thuyết không
Thứ ba tốc độ đổi mới rất nhanh. Trong nền kinh tế cơng nghiệp, sản phẩm có
thể tính bằng thập kỷ, con trong nền kinh tế tri thức, chu kỳ tính bằng năm,
2


thậm chí bằng tháng. Sản phẩm mới tăng lên khơng ngừng, vịng đời cơng nghệ
và sản phẩm rút ngắn, tốc độ đổi mới ngày càng tăng nhanh trong tất cả các
ngành, các doanh nghiệp. Tốc độ trở thành cái trên hết, người ta làm việc theo
tốc độ của tư duy. Các doanh nghiệp buộc phải đổi mới, doanh nghiệp nào

không kịp thời đổi mới sẽ bị tiêu vong. Cứ mỗi sáng chế mới ra đời là xuất hiện
một doanh nghiệp mới, đó là những doanh nghiệp sáng tạo, doanh nghiệp khoa
học. Hoạt động chính trong nền kinh tế tri thức là tạo ra, truyền bá và sử dụng
tri thức. Tạo ra tri thức là mục đích của các hoạt động nghiên cứu sáng tạo do
những người được đào tạo tốt tiến hành. Truyền bá tri thức tức là nhân lên vốn
tri thức, làm cho vốn tri thức xã hội tăng lên nhanh chóng, đó chính là nhiệm vụ
chủ yếu của giáo dục. Giáo dục góp phần vào việc tạo ra tri thức đồng thời góp
phần quảng bá tri thức. Vì vậy, người ta coi giáo dục là ngành sản xuất cơ bản
nhất trong nền kinh tế tri thức. Sử dụng tri thức là quá trình đổi mới, biến tri
thức thành giá trị, đưa tri thức vào trong hoạt động xã hội của con người. Đó
cũng là nhiệm vụ của giáo dục đặc biệt là giáo dục thường xuyên. Trong thời
đại cách mạng thơng tin, cách mạng tri thức q trình tạo ra tri thức, truyền bá
tri thức và sử dụng tri thức khơng cịn là q trình kế tiếp nhau mà trở thành
đan xen nhau, tương tác nhau; và cái quan trọng nhất là sử dụng tri thức, biến
tri thức thành giá trị. Giáo dục phải tạo ra con người có tri thức và biết sử dụng
tri thức trong hoạt động thực tiễn để tạo ra nhiều giá trị mới.
1.2.Quan niệm của Hồ Chí Minh về con người
Quan điểm của Basc mang tính kế thừa và phát triển . Hồ Chí Minh có
cách nhìn nhận, xem xét con người trong tính đa dạng của nó: đa dạng trong
quan hệ xã hội (quan hệ dân tộc, giai cấp, tầng lớp, đồng chí, đồng bào…): đa
dạng trong tính cách, khát vọng, phẩm chất, khả năng cũng như năm ngón tay
dài, ngắn khác nhau, nhưng đều hợp nhau lại nơi bàn tay: mấy mươi triệu người

3


Việt Nam. Khi nhắc đến Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người chúng ta thấy
được rõ các quan niệm về con người được nhìn nhận về các mặt như sau:
Thứ nhất: Con người được nhìn nhận như mặt chỉnh thể
Hồ Chí Minh xem xét con người như một chỉnh thể thống nhất về tâm

lực, thế lực và các hoạt động của nó. Con người ln có xu hướng vươn lên cái
Chân – Thiện – Mỹ mặc dù “có thế này, thế khác”.
Hồ Chí Minh có cách nhìn nhận, xem xét con người trong tính đa dạng
của nó: đa dạng trong quan hệ xã hội (quan hệ dân tộc, giai cấp, tầng lớp, đồng
chí, đồng bào…): đa dạng trong tính cách, khát vọng, phẩm chất, khả năng
cũng như năm ngón tay dài, ngắn khác nhau, nhưng đều hợp nhau lại nơi bàn
tay: mấy mươi triệu người Việt Nam, có người thế này, thế khác, nhưng đều
cùng là nòi giống Lạc Hồng: đa dạng trong hoàn cảnh xuất thân, điều kiện
sống, làm việc ..
Hồ Chí Minh xem xét con người trong sự thống nhất của hai mặt đối lập:
thiện và ác hay và dở, tốt và xấu, hiền và dữ,… bao gồm cả tính người – mặt xã
hội và tính bản năng – mặt sinh học của con người. Theo Hồ Chí Minh, con
người có tốt có xấu, nhưng “dù là xấu, tốt, văn minh hay dã man đều có tình”.
Thứ hai: Con người được nhìn nhận dựa vào cụ thể lịch sử
Hồ Chí Minh cũng dùng khái niệm “con người” theo nghĩa rộng trong
một số trường hợp (“phẩm giá con người”, “giải phóng con người”, “người ta”,
“con người”, “ai”…), nhưng đặt trong một bối cảnh cụ thể và một tư duy
chung, còn phần lớn. Người xem xét con người trong các mối quan hệ xã hội,
quan hệ giai cấp, theo giới tính (thanh niên, phụ nữ), theo lứa tuổi (phụ lão, nhi
đồng), nghề nghiệp (cơng nhân, nơng dân, trí thức…), trong khối thống nhất
của cộng đồng dân tộc (sĩ, nông, công, thương) và quan hệ quốc tế (bầu bạn
năm châu, các dân tộc bị áp bức, bốn phương vô sản). Đó là con người hiện
thực, cụ thể, khách quan.
4


Thứ ba: Con người nhìn nhận qua bản chất con người mang tính xã hội
Để sinh tồn, con người phải lao động sản xuất. Trong quá trình lao động,
sản xuất, con người dần nhận thức được các hiện tượng, quy luật của tự nhiên,
của xã hội: hiểu về mình và hiểu biết lẫn nhau…, xác lập các mối quan hệ giữa

người với người.
Con người là sản phẩm của xã hội. Trong quan niệm của Hồ Chí Minh,
con người là sự tổng hợp các quan hệ xã hội từ hẹp đến rộng, chủ yếu bao gồm
các quan hệ: anh, em: họ hàng: bầu bạn: đồng bào, loài người.
1.3.Quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trị con người
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh về con người, người ln khẳng định một
vai trị nịng cốt của con người. Hồ Chí Minh khẳng định, con người là vốn quý
nhất, nhân tố quyết định thành công của sự nghiệp cách mạng. Theo Người, “vô
luận việc gì, đều do người làm ra, và từ nhỏ đến to, từ gần đến xa, đều thế cả”.
Con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng. Con người là mục
tiêu của cách mạng, nên mọi chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng,
Chính phủ đều vì lợi ích chính đáng của con người, có thể là lợi ích lâu dài, lợi
ích trước mắt; lợi ích cả dân tộc và lợi ích của bộ phận, giai cấp, tầng lớp và cá
nhân.
Không phải mọi con người đều trở thành động lực mà phải là những con
người được giác ngộ và tổ chức. Họ phải có trí tuệ và bản lĩnh, văn hóa, đạo
đức, được ni dưỡng trên nền tảng truyền thống lịch sử và văn hóa hàng ngàn
năm của dân tộc Việt Nam… Chính trị, văn hóa, tinh thần là động lực cơ bản
trong động lực con người. Con người là động lực chỉ có thể thực hiện được khi
họ hoạt động có tổ chức, có lãnh đạo. Vì vậy, cần có sự lãnh đạo của Đảng
Cộng sản.
1.4.Quan điểm của Hồ Chí Minh về chiến lược “trồng người”

5


Hồ Chí Minh khẳng định: “Trồng người” là yêu cầu khách quan, vừa cấp
bách, vừa lâu dài của cách mạng: Con người phải được đặt vào vị trí trung tâm
của sự phát triển, vừa nằm trong chiến lược, phát triển kinh tế – xã hội của đất
nước với nghĩa rộng, vừa nằm trong chiến lược giáo dục – đào tạo theo nghĩa

hẹp… Trên con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội, “trước hết cần có những con
người xã hội chủ nghĩa”. Điều này cần được hiểu là ngay từ đầu phải đặt ra
nhiệm vụ xây dựng con người có những phẩm chất cơ bản, tiêu biểu cho con
người mới xã hội chủ nghĩa, làm gương, lôi cuốn xã hội. Đây là một q trình
lâu dài, phải khơng ngừng hồn thiện, nâng cao; là trách nhiệm của Đảng, Nhà
nước, gia đình và của chính bản thân mỗi người.
Quan niệm của Hồ Chí Minh về con người mới xã hội chủ nghĩa gồm hai
mặt gắn bó chặt chẽ với nhau. Một là, kế thừa những giá trị tốt đẹp của con
người truyền thống (Việt Nam và phương Đơng). Hai là, hình thành những
phẩm chất mới như: có tư tưởng xã hội chủ nghĩa; có đạo đức xã hội chủ nghĩa;
có trí tuệ và bản lĩnh để làm chủ (bản thân, gia đình, xã hội, thiên nhiên…); có
tác phong xã hội chủ nghĩa; có lịng nhân ái, vị tha, độ lượng. Chiến lược “trồng
người” là một trọng tâm, một bộ phận hợp thành của chiến lược phát triển kinh
tế – xã hội.
Để thực hiện chiến lược “trồng người”, cần có nhiều biện pháp, nhưng
giáo dục và đào tạo là biện pháp quan trọng bậc nhất. Bởi vì, giáo dục tốt sẽ tạo
ra tính thiện, đem lại tương lai tươi sáng cho thanh niên. Ngược lại, giáo dục tồi
sẽ ảnh hưởng xấu đến thanh niên.
2. Vai trò của giáo dục trong phương pháp xây dựng con người
Giáo dục có vai trị rất lớn đối với sự phát triển của con người. Giáo dục
có nghĩa là dạy dỗ, ni dưỡng cả về trí tuệ, thể chất và đạo đức. Giáo dục có
mục tiêu cung cấp, trang bị kiến thức, kỹ năng cũng như rèn luyện đạo đức,
nhân cách và lối sống cho con người để hịa nhập với cộng đồng của mình. Nó
6


giúp con người rũ bỏ phần con, đi đến phần người và ngày càng hồn thiện về
nhân cách. Có giáo dục, con người sẽ có trí tuệ, có thể học những kiến thức, kỹ
năng để làm tốt một việc nào đó. Nhờ có giáo dục, con người sẽ biết đâu là
một lối sống lành mạnh để phát triển thể chất và tinh thần, đâu là yêu tố gây hại

cho quá trình ấy. Đồng thời, giáo dục giúp con người biết ống sao cho đúng,
sao cho đẹp, cho phù hợp với thuần phong mĩ tục. Biết phân biệt phải-trái,
đúng-sai,.. chính là một trong những nội dung của giáo dục. Không những thế,
giáo dục cịn giúp một người sống có trách nhiệm hơn với bản thân, gia đình
và xã hội. Tóm lại, vai trị của giáo dục là vơ cùng quan trọng trong việc hình
thành nhân cách con người .
Trong xu thế hội nhập toàn cầu cùng sự bùng nổ của cuộc cách mạng
cơng nghiệp 4.0, giáo dục và đào tạo đóng vai trò ngày càng quan trọng, trở
thành kim chỉ nam cho sự phát triển bền vững của mọi quốc gia, dân tộc
2.1. Vai trò của giáo dục và đào tạo đối với sự phát triển xã hội
Giáo dục và đào tạo là một hiện tượng xã hội, là hoạt động có tổ chức
nhằm thúc đẩy, bồi dưỡng và phát triển tri thức, nhận thức, kỹ năng và hoàn
thiện nhân cách của mỗi cá nhân.
Cùng với sự phát triển của xã hội, vai trò của giáo dục trở nên đặc biệt
được coi trọng và là ưu tiên hàng đầu của tất cả các quốc gia. Vai trò của giáo
dục đối với xã hội được thể hiện ở 4 khía cạnh chính, bao gồm:
Nâng cao dân trí ở mọi quốc gia, dân tộc
Cung cấp nguồn nhân lực có trình độ
Bảo vệ thể chế chính trị của đất nước
Bồi dưỡng nhân tài, xây dựng đội ngũ lao động
a. Nâng cao dân trí ở mọi quốc gia, dân tộc
Tri thức nhân loại là thước đo sự thành công, phát triển bền vững của xã
hội. Vị thế của một đất nước được thể hiện ở sức mạnh tri thức tồn dân. Do đó,
7


vai trò của giáo dục đối với xã hội trước hết được thể hiện trong việc đào tạo tri
thức, nâng cao dân trí mọi dân tộc, quốc gia.
Giáo dục và đào tạo góp phần nâng cao trình độ dân trí ở mọi quốc gia nghĩa là
nâng cao trình độ hiểu biết chung của người dân trên tất cả các lĩnh vực. Cụ thể:

Nâng cao trình độ học vấn
Các quốc gia tiến hành phổ cập giáo dục theo các cấp học, xóa nạn mù
chữ, cung cấp kiến thức và kỹ năng cơ bản cho toàn bộ người dân. Giáo dục
đảm bảo mặt bằng chung nhân dân đều được tiếp cận với tri thức, từ đó nâng
cao trình độ học vấn của mỗi cá nhân.
Nâng cao trình độ nhận thức
Hoạt động giáo dục đào tạo đảm bảo cho các tầng lớp nhân dân có nhận
thức đúng đắn về giá trị đạo đức, văn hóa, thể chế chính trị, hiến pháp và pháp
luật. Qua đó mỗi cá nhân có thái độ và hành vi cư xử chuẩn mực.
Nâng cao trình độ khoa học - kỹ thuật
Trong thời đại mới, giáo dục giúp người dân tiếp thu và ứng dụng những
thành tựu khoa học - kỹ thuật. Con người có cơ hội tiếp cận với internet, các
phương tiện thông tin đại chúng, biết cách sử dụng các thiết bị máy móc, cơng
nghệ. Thơng qua hoạt động giáo dục và đào tạo, mặt bằng dân trí được nâng
cao, là cơ sở để khẳng định sức mạnh của quốc gia. Một đất nước sở hữu dân trí
cao có khả năng phát triển lớn và khẳng định được vị thế trên trường quốc tế.
Ngược lại, một đất nước khơng coi trọng giáo dục, đất nước đó chắc chắn sẽ bị
diệt vong. Trong bối cảnh tồn cầu hóa, hội nhập quốc tế hiện nay, chức năng
xã hội của giáo dục càng thể hiện rõ nét ở vai trò nâng cao dân trí. Vì vậy, mỗi
quốc gia cần tập trung đẩy mạnh phổ cập giáo dục toàn dân, phát triển tồn diện
yếu tố con người để thích ứng nhanh với nền kinh tế tri thức.
2.2. Giáo dục và đào tạo nâng cao dân trí của mọi quốc gia, dân tộc
a.Giáo dục và đào tạo cung cấp nguồn nhân lực có trình độ
8


Cùng với sự bùng nổ của khoa học – công nghệ, nguồn nhân lực trở
thành yếu tố quyết định nhất tới sự phát triển bền vững của nền kinh tế tri thức.
Mọi quốc gia muốn phát triển nhanh chóng, vững mạnh cần dựa vào nguồn
nhân lực dồi dào, có chuyên môn cao đã qua đào tạo.

Để tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao, vai trò của giáo dục là khơng
thể thay thế. Giáo dục và đào tạo góp phần cung cấp nguồn nhân lực có trình
độ, đáp ứng đủ số lượng và chất lượng phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã
hội của đất nước. Điển hình là:
b.Đào tạo nguồn nhân lực có trình độ chun mơn cao
Giáo dục hướng đến đào tạo và phát triển nguồn nhân lực có trình độ chun
mơn kỹ thuật, tay nghề cao, có khả năng thực hành, chủ động sáng tạo, có trách
nhiệm trong cơng việc. Qua đó tăng năng suất sử dụng lao động.
c.Nâng cao số lượng đội ngũ nhân lực có trình độ
Giáo dục khơng chỉ nâng cao chất lượng mà cịn cung cấp nguồn nhân
lực có trình độ cao với số lượng lớn, xây dựng nguồn nhân lực còn thiếu hụt để
đáp ứng nhu cầu thực tế.
d.Đảm bảo cơ cấu nguồn nhân lực đa dạng
Hoạt động giáo dục phát triển nguồn nhân lực trình độ cao một cách toàn
diện, cơ cấu nguồn nhân lực đa dạng. Đồng thời, giáo dục giúp luân chuyển cơ
cấu nguồn nhân lực theo từng lĩnh vực một cách hợp lý, ưu tiên những ngành
nghề mang lại giá trị tri thức cao.
Bước đầu xây dựng nền kinh tế tri thức, Việt Nam tiến hành phổ cập giáo dục
trung học cơ sở, tuy nhiên trình độ lao động phổ thơng cịn thấp, lao động có
tay nghề cao cịn hạn chế. Chính vì vậy cần ưu tiên phát triển giáo dục và đào
tạo, đổi mới toàn diện hướng tới cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
2.3. Giáo dục - đào tạo bảo vệ chế độ chính trị của mỗi đất nước

9


Giáo dục – đào tạo khơng chỉ góp phần nâng cao dân trí, cung cấp nguồn
nhân lực có trình độ mà trên tất cả, vai trị của giáo dục chính là bảo vệ chế độ
chính trị của mỗi quốc gia. Vai trị được thể hiện qua 2 nội chính chính, bao
gồm:

Giáo dục là cơng cụ bảo vệ thể chế chính trị
Giáo dục là phương tiện tuyên truyền pháp luật, đường lối chính sách của một
quốc gia. Thơng qua hoạt động giáo dục, cơng dân có đủ kiến thức, lịng u
nước, lập trường chính trị vững vàng trước những thách thức trong q trình
hội nhập quốc tế.
Giáo dục góp phần củng cố quốc phòng - an ninh
Giáo dục mang sứ mệnh bảo vệ độc lập, chủ quyền lãnh thổ và giữ gìn bản sắc
văn hóa dân tộc. Giáo dục là con đường bền vững nhất để ổn định chính trị xã
hội, tạo ra cuộc cách mạng về tư tưởng chống lại những cuộc xung đột văn hóa
trong thời đại mới.
Đảng và Nhà nước ta luôn coi giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, ưu
tiên nhất trong các chương trình và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Đầu tư
cho giáo dục là tiền đề để Việt Nam phát triển kinh tế tri thức, củng cố quốc
phòng an ninh, hội nhập sâu rộng trên tinh thần hòa nhập nhưng khơng hịa tan.
2.4. Bồi dưỡng nhân tài, xây dựng đội ngũ lao động
Vai trò của giáo dục và đào tạo đối với xã hội còn được thể hiện trong
quá trình xây dựng đội ngũ lao động, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. Đào tạo
nhân lực trình độ cao quyết định sự thành công của nền kinh tế tri thức.
Xây dựng đội ngũ lao động
Giáo dục và đào tạo góp phần tạo ra lực lượng lao động đơng đảo cho đất
nước. Người lao động có tay nghề cao, trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng để
đáp ứng yêu cầu ngày càng khắt khe của nền sản xuất.
Bồi dưỡng nhân tài
10


Hoạt động giáo dục giúp phát hiện, bồi dưỡng và trọng dụng người tài
trên tất cả các lĩnh vực. Tạo điều kiện thuận lợi để nhân tài phát huy năng lực
phục vụ công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
Hiểu rõ tầm quan trọng của giáo dục trong việc bồi dưỡng nhân tài, Đảng và

Nhà nước luôn chú trọng đầu tư phát triển giáo dục toàn diện. Trong thời kỳ
mới, Việt Nam tiến hành hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục, phát huy nội
lực của người Việt, có nhiều chính sách thu hút nhân tài, tránh tình trạng chảy
máu chất xám.
2.5. Vai trò của giáo dục đối với con người trong bối cảnh hiện nay
a. Giáo dục kiến thức và kỹ năng
Vai trò của giáo dục và đào tạo đối với con người được thể hiện thông qua việc
trang bị hệ thống kiến thức và kỹ năng cần thiết cho mỗi cá nhân. Từ đó, con
người nâng cao trình độ, tăng hiệu quả lao động, nâng cao chất lượng cuộc
sống, thích nghi với hồn cảnh tự nhiên, xã hội.
Dưới đây là những vai trò của giáo dục trong việc đào tạo kiến thức và kỹ năng
cho con người, bao gồm:
Giáo dục mang lại trình độ học vấn
Đối với mỗi cá nhân, giáo dục mang lại trình độ học vấn, kiến thức và kỹ năng.
Nhờ có giáo dục, con người kế thừa, phát huy những tri thức đã có, tìm tịi
những kiến thức mới, ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật để phục vụ sự
phát triển chung.
Nâng cao chất lượng cuộc sống
Vai trò của giáo dục và đào tạo nằm ở việc trang bị những kiến thức và kỹ năng
cần thiết để con người sản xuất hàng hóa, tạo ra của cải xã hội. Giáo dục góp
phần gia tăng năng suất lao động của mỗi cá nhân, từ đó nâng cao chất lượng
cuộc sống.
11


Tăng kỹ năng lao động
Qua hoạt động giáo dục, kỹ năng lao động của con người ngày càng được nâng
cao. Tăng kỹ năng lao động kết hợp tăng năng suất sẽ là động lực để thúc đẩy
tăng trưởng nền kinh tế.
Giúp con người hịa nhập vào cộng đồng

Giáo dục góp phần thay đổi bộ mặt xã hội, hàn gắn vết thương, xóa bỏ những
rào cản tồn tại giữa người với người. Thông qua những hoạt động của cá nhân
và tập thể, các mối quan hệ xã hội, giáo dục giúp con người hịa nhập vào cộng
đồng.
Giúp con người thích nghi với hoàn cảnh tự nhiên, xã hội
Ý nghĩa của giáo dục đối với con người được thể hiện ở sự chủ động trước
những thay đổi của môi trường xung quanh. Giáo dục giúp mỗi cá nhân có khả
năng giải quyết các vấn đề, có đủ kiến thức để thích nghi tốt nhất với điều kiện
tự nhiên và xã hội.
2.6. Rèn luyện đạo đức và nhân cách con người
Giáo dục là một quá trình lâu dài, một hiện tượng xã hội đặc biệt, lấy con
người làm trung tâm. Vai trò của giáo dục đối với con người không chỉ dừng lại
ở cung cấp kiến thức và kỹ năng, quan trọng hơn, giáo dục hướng tới rèn luyện,
tu dưỡng đạo đức và hồn thiện nhân cách.
Vai trị của giáo dục trong rèn luyện đạo đức và hoàn thiện nhân cách con người
được thể hiện rõ nét như sau:
Giáo dục giúp con người rèn luyện đạo đức
Giáo dục mang trong mình sứ mệnh rõ ràng và mục tiêu cao cả là dạy làm
người, rèn luyện đạo đức. Giáo dục lên án cái xấu, hướng mỗi cá nhân tới chân
- thiện - mỹ, có thái độ và hành vi ứng xử chuẩn mực.
Giáo dục giúp con người hoàn thiện nhân cách

12


Vai trò của giáo dục đào tạo là định hướng, dẫn dắt sự hình thành và phát triển
nhân cách của con người. Một nền giáo dục tiên tiến, đi trước dẫn đường cho
nhân cách, điều chỉnh các yếu tố nhằm tạo điều kiện thuận lợi phát triển nhân
cách theo hướng tích cực.
Giáo dục giúp con người sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình,

xã hội
Giáo dục cung cấp cho con người nguồn tri thức và kỹ năng để tham gia các
hoạt động tổ chức xã hội, xây dựng đời sống văn minh, hạnh phúc. Con người
có nền tảng giáo dục tốt sẽ ln sống có trách nhiệm với chính bản thân, gia
đình và xã hội.
Trên đây là những thơng tin cực kỳ hữu ích về vai trị của giáo dục trong
phương pháp xây dựng con người ở xã hội hiện nay. Giáo dục và đào tạo là
một nội dung quan trọng trong đường lối phát triển kinh tế - xã hội của mọi
quốc gia, dân tộc trên thế giới. Đầu tư và phát triển giáo dục - đào tạo sẽ là chìa
khóa đem lại sự thành cơng cho mỗi cá nhân và sự phát triển bền vững của toàn
xã hội.
Liên hệ bản thân
Hiện nay nước ta đang đẩy mạnh q trình Cơng nghiệp hóa hiện đại
hóa trong bối cảnh cách mạng cơng nghiệp 4.0. Sự nghiệp hiện đại hóa chỉ có
thể thành cơng khi nó được những con người hiện đại hóa thực hiện. trước hết
cần phải dựa vào quá trình giáo dục. Là sinh viên trường Đại học Điện Lực bản
thân tôi nhận thấy cần phải:
Sẵn sàng tiếp thu những kinh nghiệm mới mẻ, những tư tưởng mới và
những phương thức hành vi mới.
Sẵn sàng tiếp thu những cải cách và những biến đổi xã hội.
Có thái độ tơn trọng những cách suy nghĩ, nhìn nhận khác nhau mọi mặt.
Tôn trọng tri thức, dốc hết khả năng thu nhận tri thức.
13


Hiểu về sản xuất và quá trình sản xuất.
Hiểu biết, tôn trọng lẫn nhau
Bản thân phải xác định được việc học tập là nhu cầu tự thân của mỗi
người, trở thành lẽ sống của mỗi người mang lại ý nghĩa đạo đức và văn hóa
chứ khơng chi đơn thuần học là để kiếm tấm bằng, kiếm việc làm có thu nhập

cao…. Xét về phương diện xã hội, trong xã hội học tập, khi mỗi cơng dân có
nhu cầu học, có thói quen học tập thì họ sẽ đáp ứng nhu cầu học tập của mình
bằng nhiều phương thức học tập khác nhau, các hình thức học tập đa dạng, linh
hoạt.
Tóm lại, vai trò của con ngưòi trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã
hội ở Việt Nam là vô cùng quan trọng. Cái quý nhất trong nguồn tài nguyên con
người là trí tuệ, vì nguồn tài ngun trí tuệ khơng có giới hạn. Bản thân khơng
ngừng học hỏi, trau dồi kiến thức để trở thành con người vừa hồng vừa chun,
góp cơng sức của mình vào sự phát triển xã hội.

14


KẾT LUẬN
Trong cơng cuộc đổi mới tồn bộ đất nước, tầm quan trọng của nhân tố
con người theo định hướng XHCN càng được thể hiện ở mọi lĩnh vực trên con
đường CNH, HĐH đất nước và hội nhập quốc tế. Tại Đại hội VI của Đảng và
các Đại hội VII, VIII, IX, X, XI đều có nghị quyết về vấn đề nói ở trên. Đến đại
hội XII Đảng tiếp tục nhấn mạnh: “Thu hút, phát huy mạnh mẽ mọi nguồn lực
và phát triển sức sáng tạo của nhân dân. Chăm lo nâng cao đời sống vật chất,
tinh thần, giải quyết tốt những vấn đề bức thiết, tăng cường quản lý, phát triển
xã hội, đảm bảo an ninh xã hội, an ninh con người, bảo đảm an sinh xã hội,
nâng cao phúc lợi xã hội và giảm nghèo bền vững. Phát huy quyền làm chủ của
nhân dân, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc”, “Phát huy nhân tố con
người trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, tập trung xây dựng con người về
đạo đức, nhân cách, lối sống, trí tuệ và năng lực làm việc” (Nghị quyết Hội
nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương khóa XII). Như vậy nội dung cơ
bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và vai trị của giáo dục trong
phương pháp xây dựng con người ln có những giá trị lý luận và thực tiễn
to lớn đối với cách mạng Việt Nam. Tư tưởng ấy vẫn là ngọn nguồn tạo nên sức

mạnh vô địch của cách mạng Việt Nam để đi tới thắng lợi hoàn toàn và triệt để
của độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.hiện nay.

15


Tài liệu tham khảo:
1. Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb CTQG, H.2009.
2. Tài liệu nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh, Ban tư tưởng - văn hóa Trung
ương, Nxb CTQG, H.2003.
3. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb CTQG, H.2016.
4. PGS.TS. Thành Duy, Tư tưởng Hồ Chí Minh với sự nghiệp xây dựng con
người Việt Nam phát triển toàn diện, Nxb CTQG, H.2001.
5. Tạp chí Lý luận chính trị số 1, số 8/2016.
6. Hồ Chí Minh, tồn tập, Nxb CTQG, H.2000.

16



×