Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Đề án kinh doanh – Từ lý do đến giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (190.56 KB, 5 trang )

Đề án kinh doanh - từ lý do đến giải pháp



Đề án kinh doanh luôn được xem như một khâu then chốt trong quá trình
khởi sự doanh nghiệp, đồng thời cũng là công cụ quan trọng để giám sát các
quy trình và sự tăng trưởng kinh doanh. Đề án kinh doanh của bạn không
trực tiếp ảnh hưởng đến khách hàng, mà chỉ tác động tới các yếu tố tài
chính của bạn và thậm chỉ là chính bản thân bạn. Các nghiên cứu và cách
thức thể hiện trong đề án kinh doanh của bạn được thiết kế và tổ chức với
mục đích đầu tiên là diễn giải khái niệm kinh doanh nội bộ, và sau đó là
diễn giải thành công trong kinh doanh.

Từ 10 lý do giải thích tại sao bạn cần đến một đề án kinh doanh…
1. Để thu hút các nhà đầu tư: Trước khi các nhà đầu tư quyết định xem liệu
họ có nên đầu tư vào công ty của bạn hay không, họ sẽ cần biết thông tin về
công ty bạn càng nhiều càng tốt, về việc công ty của bạn hoạt động như thế
nào, đồng vốn đầu tư họ bỏ ra sẽ được sử dụng như thế nào…

2. Để kiểm tra thử xem liệu các ý tưởng kinh doanh có hiệu quả hay không:
Bằng việc soạn thảo một đề án kinh doanh và phác họa lên đó các nhân tố
của hoạt động kinh doanh, bạn có thể biết được ý tưởng đề ra có thực sự giá
trị như bạn nghĩ hay không.

3. Để phác thảo từng lĩnh vực trong kinh doanh: Một đề án kinh doanh sẽ
đem đến bức tranh toàn cảnh về tất cả mọi mặt trong hoạt động kinh doanh
của bạn. Bạn có thể xác định một cách chi tiết về việc ai, cái gì, ở đâu và tại
sao liên quan đến những vấn đề như chi phí, tỷ suất lợi nhuận và các hoạt
động kinh doanh thường nhật của mình.

4. Để đặt ra những điểm mốc: Bằng việc dự đoán trước hoạt động kinh


doanh của bạn sẽ diễn ra thế nào trong vòng 6 tháng, một năm, hay năm năm
tới, bạn không chỉ giúp cho các nhà đầu tư hiểu rõ về các kế hoạch của bạn,
mà bạn còn tự thiết lập nên những cột mốc thực tế cho bản thân và cho nhân
viên của bạn.

5. Để tìm hiểu về thị trường: Việc nghiên cứu, phân tích và ghi chép những
thông tin về thị trường không chỉ cung cấp cho bạn một cái nhìn tổng thể về
đề án kinh doanh, mà còn giúp bạn có được những hiểu biết thấu đáo về toàn
bộ thị trường bạn dự định tham gia vào.

6. Để đảm bảo an toàn cho các khoản vay hay huy động vốn: Đề án kinh
doanh của bạn có thể giải thích rõ ràng rằng bạn hoàn toàn đáp ứng tốt các
mục tiêu đề ra và minh họa sự tăng trưởng của công ty cùng các yêu cầu cần
thiết cho việc huy động vốn bổ sung.

7. Để xác định các nhu cầu tài chính của bạn: Quy trình soạn thảo đề án kinh
doanh là cơ hội để bạn phân tích và tổng hợp tình hình tài chính của doanh
nghiệp mình.

8. Để thu hút các nhân tài hàng đầu: Đề án kinh doanh sẽ cung cấp cho các
cá nhân có năng lực làm việc, có kinh nghiệm một cái nhìn tổng thể về hoạt
động kinh doanh của bạn.

9. Để giám sát hoạt động kinh doanh của bạn: Một đề án kinh doanh có thể
được xem như một công cụ kinh doanh mà bạn sẽ sử dụng để giám sát các
quy trình đang diễn ra trong công ty.

10. Để trù tính các kế hoạch, tình huống đột xuất: Do các đề án kinh doanh
thường bao gồm một vài trù tính các tình huống đột xuất phát sinh trên cơ sở
những tài liệu sẵn có, nên bạn hoàn toàn có thể nhanh chóng thấy được các

thay đổi diễn ra ở đâu, diễn ra như thế nào và khi nào thì diễn ra.

… đến 10 bước chuẩn bị cho một đề án kinh doanh tốt
Soạn thảo một đề án kinh doanh xem ra không phải là một công việc đơn
giản, vì vậy sẽ thuận lợi hơn rất nhiều nếu bạn chuẩn bị bằng việc thực hiện
theo đúng 10 bước căn bản dưới đây:

1. Tự hỏi bản thân xem tại sao bạn phải soạn thảo một đề án kinh doanh?
Nhằm mục đích tăng vốn hay nhằm đưa ra những đường hướng mới cho
hoạt động kinh doanh?

2. Lên danh sách các mục tiêu để khởi sự một hoạt động kinh doanh mới, và
vị thế của bạn sẽ ở đâu trong vòng ba đến năm năm tới.

3. Xác định rõ ràng xem đâu là đối tượng mà đề án kinh doanh hướng tới.

4. Viết một danh sách các nội dung, qua đó bạn sẽ biết chính xác những
phần nào cần phải chú ý và bạn phải tìm kiếm các dữ liệu trợ giúp thế nào.

5. Lên danh sách các dữ liệu bạn cần phải nghiên cứu, chẳng hạn như các
thống kê về nhân khẩu học, về đối thủ cạnh tranh, về thị trường và nhiều vấn
đề khác có liên quan.

6. Tìm kiếm và khai thác các nguồn thông tin hữu ích, có thể là Hoovers,
Dun & Bradstreet, hay AllBusiness.com.

7. Lập đội ngũ quản lý của bạn. Nếu bạn không chắc chắn về một ai đó trong
tập thể này, thì đây là thời điểm để xác định xem liệu họ nên có mặt trong
ban quản lý hay không. Thu thập các dữ liệu tiểu sử của mỗi cá nhân.


8. Bắt đầu thu thập tất cả các văn bản tài chình quan trọng nhất. Bạn có thể
xác định văn bản nào sẽ được bạn sử dụng cho đề án kinh doanh.

9. Đọc những bản đề án kinh doanh mẫu. Kể từ khi các đề án kinh doanh trở
nên phổ biến và dễ tìm, bạn không cần phải phát minh ra một cái gì đó hoàn
toàn mới mẻ. Hãy tìm kiếm những bản đề án kinh doanh có nhiều điểm
tương đồng nhất với đề án kinh doanh của bạn, và coi đó là như một nguyên
mẫu định hướng cho bạn. Bạn cũng có thể trò chuyện với các chủ doanh
nghiệp khác - những người đã từng viết các bản đề án kinh doanh – và tham
khảo kinh nghiệm của họ.

10. Xác định xem bạn sẽ sử dụng chương trình phần mềm nào để soạn thảo
đề án kinh doanh. Bạn có thể sử dụng mọi chương trình từ những chương
trình soạn thảo văn bản thông dụng cho đến những phần mềm dự án kinh
doanh. Bạn cần sử dụng phần mềm nào thích hợp nhất với nhu cầu và mức
độ thuận tiện của bạn.

Một khi bạn đã sẵn sàng, hãy bắt đầu đề án kinh doanh của bạn với quan
niệm rằng đó là một công việc trong quy trình tổng thể và sẽ có một vài bản
dự thảo để bạn làm theo cũng như một vài thay đổi để bạn thực hiện trong
kinh doanh.


×