Hiểu đúng về viêm
đường tiết niệu!
Khoảng 20-40% phụ nữ từng bị viêm đường tiết niệu. Vậy, bạn hiểu về
bệnh này đến đâu?
Viêm bàng quang là một phần của viêm đường tiết niệu?
Đúng.
Người ta phân chia thành 3 loại viêm đường tiết niệu: viêm niệu đạo, viêm
bàng quang, viêm thận.
Vi khuẩn là nguyên nhân chính gây viêm đường tiết niệu?
Đúng.
Phần lớn viêm đường tiết niệu do vi khuẩn xâm nhập vào đường niệu. Đại
đa số các trường hợp do vi khuẩn có tên gọi “Escherichia coli” gây ra.
Viêm đường tiết niệu không gây hại?
Sai.
Mức độ nguy hiểm phụ thuộc vào cơ quan bị viêm. Nếu vi khuẩn “đóng
quân” ở bàng quang, tức viêm bàng quang, việc viêm nhiễm không mấy
nghiêm trọng. Nhưng nếu vi khuẩn “xâm nhập” tới thận, tức viêm thận, tính
chất viêm nhiễm trong trường hợp này lại trở nên nghiêm trọng và cần phải
đi khám ngay lập tức để được điều trị kịp thời.
Quan hệ tình dục tăng nguy cơ viêm đường tiết niệu?
Đúng.
Đây chính là lý do tại sao nên đi tiểu ngay sau khi quan hệ tình dục để loại
bỏ vi khuẩn có thể xâm nhập vào bên trong.
Bao cao su cũng là một biện pháp phòng tránh cần thiết nhất là với các cuộc
tình “một đêm” hay quan hệ không có chủ định trước.
Tiểu đường tăng nguy cơ viêm đường tiết niệu?
Đúng.
Bệnh tiểu đường với sự tăng cao đường trong máu sẽ kích thích sự phát triển
của vi khuẩn viêm nhiễm và nấm, gây ra viêm đường tiết niệu và viêm da.
Viêm bàng quang tự khỏi?
Đúng.
Tuy nhiên, vẫn cần điều trị với kháng sinh để chắc chắn rằng viêm nhiễm
hoàn toàn biến mất và hạn chế các nguy cơ tái nhiễm bệnh.
Chữa trị viêm đường tiết niệu cần đến thuốc giảm đau?
Sai.
Viêm đường tiết niệu không cần thuốc giảm đau mà chỉ cần thuốc kháng
sinh vì nguyên nhân chính gây bệnh là do vi khuẩn.
Chỉ phụ nữ mới bị viêm đường tiết niệu?
Mặc dù đại đa số bệnh nhân viêm đường tiết niệu là nữ nhưng không vì thế
mà không có bệnh nhân nam. Đặc biệt, nguy cơ viêm đường tiết niệu ở nam
giới sẽ tăng theo tuổi tác.
Vitamin C ngăn ngừa viêm bàng quang?
Đúng.
Vitamin C tăng axit trong nước tiểu, vì thế, hạn chế được sự bùng phát của
các loại vi khuẩn.