Tải bản đầy đủ (.doc) (54 trang)

Tài liệu tài thu hút vốn đầu tư phát triển du lịch Hà Nội giai đoạn 2004-2010 pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (353.74 KB, 54 trang )

Đề án môn học GVHD: ThS. Hoàng Thị Thu

MỤC LỤC
SV: Bùi Thị Trang Lớp: Kinh tế đầu tư 52E
Đề án môn học GVHD: ThS. Hoàng Thị Thu

DANH MỤC BẢNG BIỂU
SV: Bùi Thị Trang Lớp: Kinh tế đầu tư 52E
Đề án môn học GVHD: ThS. Hoàng Thị Thu

LỜI MỞ ĐẦU
Du lịch Việt Nam nói chung và du lịch Hà Nội nói riêng đã có quá trình hình
thành và phát triển hơn nửa thế kỉ qua, thế nhưng, các hoạt động của du lịch mới
được chú trọng trong thời gian gần đây. Tuy vậy, ngành du lịch đã nhanh chóng trở
thành một trong những ngành kinh tế quan trọng và góp phần rất lớn vào sự thành
công trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của Hà Nội cũng như của đất nước.
Những thành tựu của ngành Du lịch phần nào khẳng định sự đúng đắn trong chính
sách và công tác quy hoạch phát triển du lịch. Trong suốt quá trình phát triển, ngành
du lịch luôn được Đảng và nhà nước quan tâm, ở mỗi thời kì đều xác định vị trí của
du lịch trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Hà Nội cũng của đất nước,
phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế thị trường.
Không chỉ có vị trí quan trọng trong nền kinh tế, mà ngành du lịch của Hà
Nội còn đang ngày càng thu hút được rất nhiều du khách nước ngoài cũng như
trong nước. Do Hà Nội có nhiều điều kiện thuận lợi cho việc phát triển du lịch như:
là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị của cả nước, hơn thế nữa lại có vị trí địa lí,
điều kiện tự nhiên, các địa điểm du lịch, làng nghề,…Nhưng liệu ngành du lịch đã
được đầu tư phát triển thích đáng với tiềm năng của nó.
Trước yêu cầu phải tìm hiểu xem ngành du lịch Hà Nội đã phát triển đúng với
tiềm năng chưa, nhiệm vụ đặt ra là phải đánh giá thực trạng của ngành Du lịch, nghiên
cứu qui hoạch phát triển tổng thể, đưa ra các giải pháp đầu tư nhằm khai thác triệt để
tiềm năng du lịch Hà Nội, đồng thời làm cơ sở cho việc phát triển các ngành kinh tế liên


quan, tương xứng với nhu cầu đòi hỏi của ngành Du lịch trong tương lai. Và đề án “Thu
hút vốn đầu tư phát triển du lịch Hà Nội.” sẽ giải quyết vấn đề này.
Kết cấu của đề án.
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục các tài liệu tham khảo ,nội dung
khóa luận bao gồm 3 phần:
Phần I: Lí luận chung
Phần II: Thực trạng đầu tư phát triển du lịch Hà Nội.
Phần III: Giải pháp tăng cường đầu tư phát triển du lịch tại Hà Nội.
SV: Bùi Thị Trang Lớp: Kinh tế đầu tư 52E
1
Đề án môn học GVHD: ThS. Hoàng Thị Thu

PHẦN I: LÍ LUẬN CHUNG
I. Lí luận chung về đầu tư phát triển.
1.Khái niệm về đầu tư phát triển.
Trước khi tìm hiểu khái niệm đầu tư phát triển thì chúng ta hiểu thế nào là
đầu tư?
-Đầu tư nói chung là quá trình sử dụng phối hợp nhiều nguồn lực trong một
khoảng thời gian xác định nhằm đạt được kết quả hoặc một tập hợp các mục tiêu
xác định trong điều kiện kinh tế xã hội nhất định.
-Đầu tư phát triển là một bộ phận cơ bản của đầu tư, là hoạt động sử dụng vốn
trong hiện tại, nhằm tạo ra những tài sản vật chất và chí tuệ mới, năng lực sản xuất mới
và duy trì những tài sản hiện có, nhằm tạo thêm việc làm và mục tiêu phát triển.
-Đầu tư phát triển là một phương thức đầu tư trực tiếp, trong đó quá trình đầu tư
làm gia tăng giá trị và năng lực sản xuất, năng lực phục vụ của tài sản. Thông qua hành
vi đầu tư này, năng lực sản xuất và năng lực phục vụ của nền kinh tế cũng gia tăng.
-Đầu tư phát triển đòi hỏi rất lớn loại nguồn lực. Theo nghĩa hẹp, nguồn lực
sử dụng cho đầu tư phát triển là tiền vốn. Theo nghĩa rộng, nguồn lực đầu tư bao
gồm cả tiền vốn, đất đai, lao động, máy mố, thiết bị, tài nguyên. Như vậy, khi xem
xét lựa chọn dự án đầu tư hay đánh giá hiệu quả hoạt động đầu tư phát triển cần tính

đúng tính đủ các nguồn lực tham gia.
-Đối tượng của đầu tư phát triển là tập hợp các yếu tố được chủ đầu tư bỏ
vốn thực hiện nhằm đạt những mục tiêu nhất định.
+Trên quan điểm phân công lao động xã hội,có hai nhóm đối tượng đầu tư
chính là đầu tư theo ngành và đầu tư theo lãnh thổ.
+Trên góc độ tính chất và mục đích đầu tư gồm công trình vì mục tiêu lợi
nhuận và công trình vì mục tiêu phi lợi nhuận
+Trên góc độ xem xét mức độ quan trọng thì gồm loại khuyến khích đầu tư,
loiaj không khuyến khích đầu tư và loại cấm đầu tư.
SV: Bùi Thị Trang Lớp: Kinh tế đầu tư 52E
2
Đề án môn học GVHD: ThS. Hoàng Thị Thu

+Từ góc độ tài sản thì gồm tài sản vật chất và tài sản vô hình. Tài sản vật
chất bao gồm tài sản cố định và tài sản lưu động. Tài sản vô hình bao gồm phát
minh sáng chế, uy tín, thương hiệu…
-Kết quả của đầu tư phát triển là sự tăng thêm về tài sản vật chất, tài sản trí
tuệ và tài sản vô hình. Các kết quả đạt được của đầu tư phát triển góp phần làm gia
tăng năng lực sản xuất, năng lực phục vụ cho xã hội. Hiệu quả của đầu tư phát triển
phản ánh mối quan hệ giữa kết quả kinh tế xã hội thu được và chi phí bỏ ra.
-Mục đích của đầu tư phát triển là vì sự bền vững vì lợi ích quốc gia, cộng
đồng và nhà đầu tư. Trong đó đầu tư nhà nước nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế ,
tăng thu nhập quốc dân, góp phần giải quyết việc làm và nâng cao đời sống xã hội.
Đầu tư của doanh nghiệp nhằm tối thiểu hóa chi phí nâng cao lợi nhuận, tang năng
lực cạnh tranh và chất lượng nguồn nhân lực…
-Đầu tư phát triển thường được thực hiện bởi một chủ đầu tư nhất định.
-Hoạt động đầu tư phát triển là một quá trình, diễn ra trong thời kì dài và tồn
tại vấn đề độ trễ thời gian. Độ trễ thời gian là sự không trùng hợp giữa thời gian đầu
tư và thời gian thu hồi vận hành các kết quả đầu tư.
2.Đặc điểm của đầu tư phát triển.

- Quy mô tiền vốn, vật tư, lao động cần thiết cho hoạt động đầu tư thường rất
lớn. Vốn đầu tư lớn lại nằm khê đọng lâu trong suốt quá trình thực hiện đầu tư. Qui
mô vốn đầu tư lớn đòi hỏi phải có giải pháp tạo vốn và huy động vốn hợp lí, xây
dựng các chính sách, quy hoạch, kế hoạch đầu tư đúng đắn, quản lí chặt chẽ tổng
vốn đầu tư, bố trí vốn theo tiến độ đầu tư, thực hiện đầu tư trọng tâm, trọng điểm.
+ Lao động dành cho các dự án rất lớn đặc biệt là các dự án trọng điểm quốc
gia. Do đó công tác tuyển dụng, đào tạo sử dụng và đãi ngộ cần tuân thủ một kế hoạch
định trước, sao cho đáp ứng tốt nhất nhu cầu từng loại nhân lực theo tiến độ đầu tư,
thời hạn, đồng thời hạn chế đến mức thấp nhất những ảnh hưởng tiêu cực do vấn đề
“hậu dự án ” tạo ra như việc bố trí lại lao động, giải quyết lao động dư dôi…
-Thời gian đầu tư kéo dài. Thời kì đầu tư tính từ khi khởi công thực hiện dự
án đến khi dự án hoàn thành và đưa vào hoạt động. Nhiều công trình đầu tư phát
triển có thời gian kéo dài hàng chục năm. Do vốn đầu tư lớn lại nằm khe đọng trong
suốt quá trình thực hiện đầu tư nên để nâng cao hiệu quả vốn đầu tư, cần tiến hành
SV: Bùi Thị Trang Lớp: Kinh tế đầu tư 52E
3
Đề án môn học GVHD: ThS. Hoàng Thị Thu

phân kì đầu tư, bố trí vốn và các nguồn lực tập trung hoàn thành dứt điểm từng hạng
mục công trình, quản lí chặt chẽ kế hoạch, tiến độ, khắc phục tình trạng thiếu vốn,
nợ đọng xây dựng cơ bản.
-Thời gian vận hành các kết quả đầu tư kéo dài. Thời gian vận hành các kết
quả đầu tư tính từ khi đưa công trình vào hoạt động cho đến khi hết thời gian sử
dụng và đào thải công trình. Nhiều thành quả đầu tư phát huy tác dụng lâu dài, có
thể tồn tại vĩnh viễn như các Kim tự Tháp Ai Cập, Nhà thờ La Mã ở Rôm, Vạn Lí
Trường Thành ở Trung Quốc, Ăng-Co-Vát ở Campuchia… Trong suốt quá trình
vận hành, các thành quả đầu tư chịu tác động hai mặt, cả tích cực và tiêu cực, của
nhiều yếu tố tự nhiên, kinh tế, chính trị, xã hội, để thích ứng với đặc điểm này,
công tác quản lí hoạt động đầu tư cần chú ý một số nội dung sau:
+ Xây dựng phương pháp, cơ chế dự báo khoa học về nhu cầu thị trường đối

với sản phẩm đầu tư tương lại, dự kiến khả năng cung từng năm và cả vòng đời dự án.
+ Quản lí tốt quá trình vận hành, nhanh chóng đưa các thành quả đầu tư vào
sử dụng, hoạt động tối đa công suất để tránh ho mòn vô hình.
+ Chú ý đúng mức đến độ trễ thời gian trong đầu tư.
-Các thành quả của hoạt động đầy tư phát triển thường phát huy tác dụng ở
ngay nơi nó được tạo dựng nên, do đó quá trình thực hiện đầu tư cũng như vận hành
các kết quả đầu tư chịu ảnh hưởng lớn của các yếu tố về tự nhiên, kinh tế, văn hóa,
xã hội của vùng. Vậy nên, trước hết cần phải có chủ trương đầu tư đúng và sau đó là
lựa chọn địa điểm hợp lí.
-Đầu tư phát triển có độ rủi ro cao. Do qui mô vốn lớn, thời gian đầu tư kéo
dài và thời gian vận hành các kết quả đầu tư kéo dài nên chịu ảnh hưởng của nhiều
yếu tố bất định theo thời gian. Vậy nên cần nhận diện rủi ro đầu tư, dánh giá mức
độ rủi ro và xây dựng các biện pháp phòng và chống rủi ro.
3. Vai trò của hoạt động đầu tư phát triển.
3.1. Đầu tư phát triển tác động đến cả tổng cung và tổng cầu của nền kinh tế.
-Tác động đến tổng cầu: Để tạo ra sản phẩm cho xã hội trước hết phải đầu
tư. Đầu tư là yếu tố chiếm tỉ trọng lớn nhất trong tổng cầu của nền kinh tế. Đầu tư
tạo ra nhu cầu mua sắm các loại nguyên vật liệu đầu vào của nền kinh tế xét trên
mọi phương diện. Đầu tư tăng làm cho đường tổng cầu dịch chuyển sang bên phải,
SV: Bùi Thị Trang Lớp: Kinh tế đầu tư 52E
4
Đề án môn học GVHD: ThS. Hoàng Thị Thu

nếu đầu tư giảm làm cho đường tổng cầu ịch chuyển sang bên trái. Điều này sẽ tác
động làm thay đổi giá trên thị trường và thay đổi điểm cân bằng trên thị trường. Nó
được biểu hiện qua phương trình đường cầu:
AD=C+I+G+X-M
Trong đó, C là tiêu dùng dân cư
I là đầu tư
G là chi tiêu chính phủ

X là xuất khẩu
M là nhập khẩu
-Tác độn đến tổng cung: Tổng cung của nền kinh tế bao gồm hai nguồn
chính là tổng cung trong nước và tổng cung từ nước ngoài. Bộ phận chủ yếu, cung
trong nước là một hàm của các yếu tố sản xuất: vốn, lao động, tài nguyên, công
nghệ thể hiện qua phương trình sau:
Q=F(K,L,T,R )
Trong đó, K là vốn đầu tư
L là lao động
T là công nghệ
R là nguồn tài nguyên
Như vậy tăng quy mô vốn đầu tư là nguyên nhâm trực tiếp làm tăng tổng
cung của nền kinh tế, nếu các yếu tố khác không đổi. Mặt khác, tác động của vốn
đầu tư còn được thực hiện thông qua hoạt động đầu tư nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực, đổi mới công nghệ Do đó, đầu tư lại gián tiếp làm tăng tổng cung của nền
kinh tế.
Xét theo trình tự thời gian, giai đoạn sau thực hiện đầu tư là giai đoạn vạn
hành kết quả đầu tư. Khi thành quả của đầu tư phát huy tác dụng, các năng lực mới
đi vào hoạt động làm cho tổng cung, đặc biệt là tổng cung dài hạn tăng. Điều đó,
làm cho giá giảm mà sản lượng lại tăng. Tiêu dùng tăng, kích thích sản xuất phát
triển, tăng quy mô đầu tư. Sản xuất phát triển là nguồn gốc của tăng tích lũy, phát
triển kinh tế xã hội, tăng thu nhập cho người lao động, nâng cao đời sống của mọi
thành viên trong xã hội.
SV: Bùi Thị Trang Lớp: Kinh tế đầu tư 52E
5
Đề án môn học GVHD: ThS. Hoàng Thị Thu

Mối quan hệ giữa đầu tư với tổng cung và tổng cầu của nền kinh tế là mối
quan hệ biện chứng, nhân quả, có ý nghĩa quan trọng cả về lí luận và thực tiễn. Đây
là cơ sở lí luận để giải thích chính sách kích cầu đầu tư và tiêu dùng trong thời kì

nền kinh tế tăng trưởng chậm.
3.2. Tác động của đầu tư đến tăng trưởng kinh tế.
Đầu tư vừa tác động đến tốc độ vừa tác động đến chất lượng của nền kinh tế.
Tăn gquy mô vốn đầu tư và sử dụng vốn đầu tư hợp lí là những nhân tố rất quan
trọng góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư, tăng năng suất nhân tố tổng hợp Nó được
thể hiện qua hệ số ICOR.
Hệ số ICOR (Incremental Capital Output Ratio- tỉ số gia tăng vốn so với sản
lượng) biểu hiện tỉ số giữa quy mô đầu tư tăng thêm với mức gia tăng sản lượng.
3.3. Đầu tư tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
- Cơ cấu kinh tế là cơ cấu của tổng thể các yếu tố cấu thành nền kinh tế, có
quan hệ chặt chẽ với nhau, được thể hiện cả về mặt chất và mặt lượng, tùy thuộc
mục tiêu của nền kinh tế.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế được hiểu là sự thay đổi tỉ trọng của các yếu tố
cấu thành nền kinh tế. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế xảy ra khi có sự phát triển
không đồng đều về quy mô, tốc độ giữa các ngành và các vùng
- Những cơ cấu kinh tế chủ yếu trong nền kinh tế quốc dân bao gồm: cơ cấu
kinh tế ngành, cơ cấu kinh tế lãnh thổ, theo thành phần kinh tế.
+ Đối với cơ cấu ngành: đầu tư vốn vào ngành nào, qui mô vốn đầu tư từng
ngành nhiều hay ít, việc sử dụng vốn nhiều hay ít, hiệu quả sử dụng cao hay thấp …
đều ảnh hưởng tới tốc độ phát triển của ngành, tăng cường cơ sở vật chất kĩ thuật
tạo tiền đề ra đời ngành mới…do đó tác động đến chuyển dịch cơ cấu ngành.
+ Đối với theo vùng lãnh thổ và theo thành phần kinh tế cũng tương tự, đầu
tư vào vùng nào, thành phần kinh tế nào thì vùng ấy và thành phần kinh tế ấy phát
triển, và tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu.
3.4.Tác động đến sự phát triển của khoa học công nghệ.
Đầu tư là nhân tố quan trọng quyết định đến đổi mới và phát triển khoa học
công nghệ.
SV: Bùi Thị Trang Lớp: Kinh tế đầu tư 52E
6
Đề án môn học GVHD: ThS. Hoàng Thị Thu


Đầu tư mới vào nghiên cứu phát triển khoa học công nghệ hoặc chuyển giao
khoa học công nghệ qua đầu tư nước ngoài.
3.5. Tác động đến tiến bộ xã hội và môi trường.
-Tác động đến tiên bộ xã hội qua việc nâng cao mức sống của nhân dân,
nâng cao tay nghề của người lao động.
- Tác động đến môi trường qua cả hai mặt tích cực và tiêu cực. Về tích cực,
đầu tư giảm ô nhiễm môi trường nếu làm theo chính sách, quy hoạch, công nghệ
sạch, cân bằng sinh thái, tiết kiệm tài nguyên còn tiêu cực đó là ô nhiễm môi
trường, lấy đi những nguồn tài nguyên hữu hạn,,
II. Hoạt động đầu tư phát triển du lịch.
1. Khái niệm và đặc điểm của hoạt động đầu tư phát triển du lịch.
-Đầu tư phát triển du lịch là hoạt động đầu tư vào cơ sở vật chất của ngành
du lịch, vào lĩnh vực vận chuyển khách du lịch, vào nguồn nhân lực du lịch, vào đầu
tư kinh doanh các dịch vụ lữ hành du lịch, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng xã hội, cải
tạo nâng cấp các di tích lịch sử, văn hóa nhằm tạo ra năng lực sản xuất mới, năng
lực pục vụ mới cho ngành du lịch, hay tạo ra lợi ích từ nguồn lực đầu tư ban đầu.
-Đầu tư phát triển du lịch cũng có đặc điểm giống với đặc điểm của hoạt
động đầu tư phát triển nói chung.
2 .Vai trò của hoạt động đầu tư phát triển với du lịch.
-Đầu tư phát triển xây mới, nâng cấp cơ sở vật chất-kĩ thuật cho ngành du
lịch, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại thăm quan của khách du lịch, tạo nên vẻ
đẹp, có quy hoạch cho ngành du lịch. Xây dựng hệ thống khách sạn, nhà nghỉ, sân
bay, bến cảng, để du khách có thể dễ dàng đến với du lịch, và có nơi nghỉ dưỡng
-Đầu tư phát triển giúp nâng cao trình độ chuyên môn của các nhân viên
trong ngành du lịch, giúp họ có những kiến thức và kĩ năng tốt hơn khi giao tiếp với
du khách, và xử lí tốt các tình huống xảy ra.
-Đầu tư phát triển sẽ cải tạo và sửa chữa những địa điểm du lịch, những khu
di tích, … bị hỏng để tiếp tục đưa vào sử dụng.
-Đầu tư phát triển góp phần tăng các phương tiện vận chuyển khách, tạo

thuận lợi cho việc đi lại.
SV: Bùi Thị Trang Lớp: Kinh tế đầu tư 52E
7
Đề án môn học GVHD: ThS. Hoàng Thị Thu

=> Đầu tư phát triển nói chung đóng vai trò quan trọng trong ngành du lịch,
nó tác động đến mọi mặt của ngành du lịch.
3. Nguồn vốn cho phát triển du lịch.
-Vốn ngân sách nhà nước cho cơ sở hạ tầng, bảo tồn, quảng bá, bảo vệ môi
trường….Nguồn vốn này chiếm tỷ lệ nhỏ trong tong nguồn vốn. Khoảng 5%.
-Vốn tích lũy từ GDP của ngành du lịch, chiếm 15%.
- Vốn tư nhân: doanh nghiệp, cá nhân. Nguồn vốn này chiếm khoảng 20%.
- Vốn đầu tư nước ngoài, qua hình thức liên doanh, FDI… chiếm khoảng 20%.
- Vốn vay ngân hàng và các nguồn khác, chiếm 20%.
- Vốn liên doanh trong nước, chiếm khoảng 20%.
4. Nội dung đầu tư phát triển du lịch.
- Đầu tư phát triển cơ sơ hạ tầng của ngành du lịch:
+ Đầu tư phát triển hệ thống giao thông.
+ Đầu tư phát triển hệ thống nhà hàng, nhà nghỉ, khách sạn, khu vui chơi giải trí,
-Đầu tư vào lĩnh vực vận chuyển khách du lịch: Đầu tư vào hệ thống xe công
cộng, xe xích lô, xe điện
-Đầu tư kinh doanh các dịch vụ lữ hành trong du lịch: là việc xây dựng, tiếp
thị, quảng bá, bán và thực hiện các chương trình du lịch (đã bán) mà trong nghề
thường gọi là các tour. Nói cách khác, làm du lịch là tổ chức các dịch vụ phục vụ
những nhu cầu du lịch của khách như: đi lại, ăn ở, vui chơi, nghỉ ngơi, thăm viếng,
tham quan, khám phá, thử thách v.v Ngoài ra, trong ngành này còn có nhiều công
việc đa dạng như chăm sóc khách hàng, thông tin du lịch, xây dựng chương trình du
lịch, bán hàng lưu niệm, chăm sóc sức khỏe, tổ chức vui chơi giải trí, giáo dục môi
trường du lịch, bảo trì, nghiên cứu về du lịch, giảng dạy trong các cơ sở đào tạo du
lịch v.v

-Đầu tư phát triển nguồn nhân lực du lịch: Đào tạo lại, đào tạo mới…
-Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng xã hội, nâng cấp cải tạo các di tích lịch sử,
văn hóa phục vụ du lịch.
SV: Bùi Thị Trang Lớp: Kinh tế đầu tư 52E
8
Đề án môn học GVHD: ThS. Hoàng Thị Thu

PHẦN II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN DU LỊCH
TẠI HÀ NỘI.
I. Sự cần thiết phải đầu tư phát triển du lịch Hà Nội.
Du lịch là ngành được nhiều nước trên thế giới xác định là ngành kinh tế
“xuất khẩu tại chỗ” . Ngành du lịch không những đòi hỏi đầu tư ít mà còn thu hút
lao động vào nhiều lĩnh vực khác nhau trong quá trình hoạt động.
Việt Nam có vị trí kinh tế và giao lưu quốc tế thuận lợi, nằm ở một khu vực
đang diễn ra những hoạt động du lịch sôi nổi. Là quốc gia có tiềm năng phát triển
hoạt động du lịch nhưng do nhiều nguyên nhân chủ quan cũng như khách quan nên
du lịch nước ta phát triển chưa tương xứng với những tiềm năng to lớn đó, du lịch
Hà Nội cũng không nằm ngoài tình trạng đó. Chính vì vậy, đầu tư phát triển du lịch
Hà Nội là một lĩnh vực đang được Ngành và Thành phố hết sức quan tâm.
Hà Nội là một trung tâm kinh tế chính trị, văn hoá của cả nước, có nhiều địa
điểm du lịch đẹp, nhiều di tích lịch sử, lễ hội truyền thống, làng nghề, Đẩy mạnh
đầu tư phát triển du lịch Hà Nội một mặt làm tăng cường chuyển dịch cơ cấu, đồng
thời là phương tiện hữu hiệu để mở rộng quan hệ hữu nghị và sự hiểu biết của thế
giới về một Thủ đô có bề dày lịch sử, một điểm hẹn trong liên doanh liên kết để
phát triển kinh tế giao lưu văn hoá. Hơn thế nữa lượng khách du lịch đến Hà Nội
ngày một tăng , vì vậy đầu tư phát triển du lịch là một sự cần thiết.
II. Tiềm năng phát triển du lịch Hà Nội.
1. Vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, thủy văn
1.1. Vị trí địa lý
Hà Nội nằm ở phía tây bắc của vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, Hà Nội có

vị trí từ 20°53' đến 21°23' vĩ độ Bắc và 105°44' đến 106°02' kinh độ Đông, tiếp giáp
với các tỉnh Thái Nguyên, Vĩnh Phúc ở phía Bắc, Hà Nam, Hòa Bình phía Nam, Bắc
Giang, Bắc Ninh và Hưng Yên phía Đông, Hòa Bình cùng Phú Thọ phía Tây.
Thủ đô Hà Nội tập trung những tiềm lực kinh tế chủ yếu của vùng Bắc Bộ, là
đầu mối giao lưu của vùng, cả nước với quốc tế với hệ thống đường bộ, đường sắt,
đường thủy và đường hàng không phát triển, là cửa khẩu quốc tế quan trọng hàng
SV: Bùi Thị Trang Lớp: Kinh tế đầu tư 52E
9
Đề án môn học GVHD: ThS. Hoàng Thị Thu

đầu của đất nước; tập trung các cơ quan đầu não về kinh tế, chính trị, văn hoá; nơi
diễn ra các hoạt động chính trị chủ yếu của đất nước.
1.2. Địa hình
Địa hình Hà Nội thấp dần theo hướng từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang
Đông với độ cao trung bình từ 5 đến 20 mét so với mực nước biển. Nhờ phù sa bồi
đắp, ba phần tư diện tích tự nhiên của Hà Nội là đồng bằng, nằm ở hữu ngạn sông
Đà, hai bên sông Hồng và chi lưu các con sông khác. Phần diện tích đồi núi phần
lớn thuộc các huyện Sóc Sơn, Ba Vì, Quốc Oai, Mỹ Đức, với các đỉnh như Ba Vì
cao 1.281 m, Gia Dê 707m, Chân Chim 462m, Thanh Lanh 427m, Thiên Trù 378
m Khu vực nội thành có một số gò đồi thấp, như gò Đống Đa, núi Nùng.
1.3. Khí hậu, thủy văn
1.3.1. Khí hậu
Khí hậu Hà Nội tiêu biểu cho vùng Bắc Bộ với đặc điểm của khí hậu nhiệt đới
gió mùa ẩm, mùa hè nóng, mưa nhiều và mùa đông lạnh, ít mưa. Thuộc vùng nhiệt đới,
thành phố quanh năm tiếp nhận lượng bức xạ Mặt Trời rất dồi dào và có nhiệt độ cao.
Và do tác động của biển, Hà Nội có độ ẩm và lượng mưa khá lớn, trung bình 114 ngày
mưa một năm. Một đặc điểm rõ nét của khí hậu Hà Nội là sự thay đổi và khác biệt của
hai mùa nóng, lạnh. Mùa nóng kéo dài từ tháng 5 tới tháng 9, kèm theo mưa nhiều,
nhiệt độ trung bình 29,2ºC. Từ tháng 11 tới tháng 3 năm sau là khí hậu của mùa đông
với nhiệt độ trung bình 15,2ºC. Cùng với hai thời kỳ chuyển tiếp vào tháng 4 và tháng

10, thành phố có đủ bốn mùa xuân, hạ, thu và đông.
1.3.2. Thủy văn
Là con sông chính của thành phố, Sông Hồng bắt đầu chảy vào Hà Nội ở
huyện Ba Vì và ra khỏi thành phố ở khu vực huyện Phú Xuyên tiếp giáp Hưng Yên.
Đoạn sông Hồng chảy qua Hà Nội dài 163 km, chiếm khoảng một phần ba chiều dài
của con sông này trên đất Việt Nam. Hà Nội còn có Sông Đà là ranh giới giữa Hà
Nội với Phú Thọ, hợp lưu với dòng sông Hồng ở phía Bắc thành phố tại huyện Ba
Vì. Ngoài ra, qua địa phận Hà Nội còn nhiều sông khác như sông Đáy, sông Đuống,
sông Cầu, sông Cà Lồ Các sông nhỏ chảy trong khu vực nội thành có sông Tô
Lịch, sông Kim Ngưu đây là những đường tiêu thoát nước thải của thành phố.
SV: Bùi Thị Trang Lớp: Kinh tế đầu tư 52E
10
Đề án môn học GVHD: ThS. Hoàng Thị Thu

Hà Nội là một thành phố với nhiều đầm hồ, dấu vết còn lại của các dòng
sông cổ. Trong khu vực nội thành, Hồ Tây có diện tích lớn nhất, khoảng 500 ha,
đóng vai trò quan trọng trong điều hòa thủy văn; Hồ Gươm lá phổi xanh nằm ở
trung tâm của thành phố, luôn giữ một vị trí đặc biệt đối với Hà Nội; và các hồ:
Trúc Bạch, Thiền Quang, Thủ Lệ Ngoài ra, những hồ đầm khác được biết đến như
Kim Liên, Linh Đàm, Ngải Sơn - Đồng Mô, Suối Hai, Mèo Gù, Xuân Khanh, Tuy
Lai, Quan Sơn
2. Tiềm năng du lịch gắn với đất
2.1. Vùng núi Ba Vì
Với diện tích khoảng 12.000ha bao gồm một vùng sinh thái hoàn chỉnh, cao
từ 100m trở lên với các xã Ba Vì, Minh Quang, Tản Lĩnh và khu vườn Quốc gia Ba
Vì. Núi Tản Viên, ngọn cao nhất 1.281m, giữa hơi thắt cổ bồng trên xòe như cái tán
nên gọi là đỉnh Tản Viên. Trong sơn hệ Ba Vì còn có các thác nước lớn như Ao Vua
ở phía bắc cao 25m, thác Hương phía đông bắc cao 20m. Các suối Ổi, suối Mít, suối
Soạn, đặc biệt có Khoang Xanh với dòng suối Tiên dài gần 7km.
Địa hình gò đồi dưới chân và bao quanh núi Ba Vì có dạng bát úp như đồi

Vai cao 113m là quả đồi lớn nhất vùng, trấn mạn đông bắc; dãy đồi lượn sóng thuộc
xã Xuân Sơn nối tiếp theo nhau như đàn rùa đang chạy tạo nên dãy đồi Đùm, truyền
thuyết dân gian cho là Sơn Tinh gánh đất đắp thành lũy chống Thủy Tinh bị đứt
quai, lọt sọt đã đánh rơi đất ra đấy (Đồi Đùm đứt quai, đồi Vai lọt sọt).
Đây là vùng bảo tồn thiên nhiên có nhiều hệ động thực vật quý hiếm, gồm 80
họ hơn 780 loài, trong đó hơn 200 loại dược liệu quý, hàng trăm loại rau rừng và
quần thể phong lan quý hiếm. Vùng núi Ba Vì đã trồng hàng ngàn hécta hệ cây
trồng tạo nên vốn rừng quý. Hiện nay từ độ cao 600m trở lên là rừng tự nhiên nhiều
tầng, trùng điệp đa dạng sắc thái. Ở độ cao 400m khí hậu ôn hòa, nhiệt độ trung
bình cả năm hơn 20 độ C, giữa mùa Hè có lúc nhiệt độ chỉ 18 độ C. Ba Vì còn có
nhiều di tích lịch sử văn hóa, nhiều đình chùa nổi tiếng như Tây Đằng, Chu Quyến,
Tường Phiêu, chùa Mía có khu K9 lưu giữ nhiều dấu tích Chủ tịch Hồ Chí Minh.
2.2. Vùng núi Nương Ngái-Hương Sơn
Đây là một nhánh của vùng núi từ Suối Rút, tỉnh Hòa Bình chạy ra đến Hòn Nẹ
ở ngoài khơi huyện Kim Sơn-Ninh Bình, dài trên 120km, bề ngang chiếm toàn bộ vùng
SV: Bùi Thị Trang Lớp: Kinh tế đầu tư 52E
11
Đề án môn học GVHD: ThS. Hoàng Thị Thu

trũng sông Đà, rìa đông là sông Tích và sông Đáy. Hai dãy Nương Ngái và Hương Sơn
chạy theo hướng Tây Bắc-Đông Nam trên 30km, làm ranh giới giữa hai tỉnh Hòa Bình
và Hà Nội (mới) ở địa phận huyện Mỹ Đức, bắt đầu từ Miếu Môn xuống xã Hợp Tiến.
Đường 73 vào Chợ Bến đi qua giữa Nương Ngái và Hương Sơn.
Ngoài ra Hà Nội còn nhiều khu vực có các dãy núi phong cảnh đẹp có khả
năng khai thác du lịch như khu vực núi Sóc - hồ Đồng Quan, Chùa Thày - núi Thày
(Quốc Oai)
2.3. Hệ thống hồ nước
Nội thành Hà Nội có rất nhiều hồ nước tạo nên một không gian bình yên với
xanh trời, xanh nước. Mỗi hồ có vẻ đẹp và truyền thống lịch sử riêng biệt, làm nên
một phần hồn vía Thăng Long ngàn tuổi. Những hồ nổi tiếng đã đi vào trong văn

thơ như hồ Hoàn Kiếm (hồ Gươm), Hồ Tây, Trúc Bạch, Thiền Quang, Bảy Mẫu,
Thủ Lệ, Giảng Võ Hồ ở Hà Nội còn là những “lá phổi xanh”, cùng với vườn hoa
và những hàng cây bên dường tạo cho không khí thành phố thêm trong lành, tươi
mát và vẻ đẹp kiều diễm riêng.
+Hồ Hoàn Kiếm: Nằm ở trung tâm thành phố nên đuợc ví như lẵng hoa giữa
lòng Hà Nội.
+Hồ Tây-Đường Thanh Niên (đường Cổ Ngư): Đây là một quần thể có nhiều
di tích thắng cảnh đẹp ở phía Tây thành phố. Có đường Thanh Niên dài 992m, dải
phân cách là một hàng cây xanh, hai bên đường là những hàng cây phượng, cây
liễu, cây bằng lăng, một cây cầu tạo thành hai hồ nước, một bên là Hồ Tây bên kia
là hồ Trúc Bạch. Hồ Tây ở phía Tây Bắc đường Thanh Niên, có diện tích khoảng
526ha, lớn nhất trong số hồ của Hà Nội. Con đường chạy quanh hồ dài 18,6km, đi
qua các địa danh Nghi Tàm, Quảng Bá, Nhật Tân, Bưởi, Thuỵ Khuê và nhiều đền,
chùa đẹp nổi tiếng như Trấn Quốc, Kim Liên, phủ Tây Hồ, đền Đồng Cổ, đền Quán
Thánh Xung quanh khu vực Hồ Tây tập trung nhiều khách sạn lớn, cơ sở lưu trú,
các dịch vụ nhà hàng, khu vui chơi giải trí Hồ Tây là trung tâm du lịch quan trọng
ở Hà Nội.
+Hồ Trúc Bạch: Hồ Trúc Bạch cách Hồ Tây bởi đường Thanh Niên. Ven bờ
hồ Trúc Bạch còn có nhiều di tích lịch sử và công trình kiến trúc nghệ thuật. Góc
phía Tây Nam hồ là đền Quán Thánh, phía Đông có chùa Châu Long, Đông Bắc là
SV: Bùi Thị Trang Lớp: Kinh tế đầu tư 52E
12
Đề án môn học GVHD: ThS. Hoàng Thị Thu

làng nghề đúc đồng Ngũ Xã, góc phía Bắc hồ có một đảo nhỏ trên đảo là đền Thuỷ
Trung Tiên.
Các hồ nước có giá trị thường nằm ở chân các vùng núi như Ba Vì, Mỹ Đức
nên có lượng nước lớn. Trước kia chúng chủ yếu phục vụ cho mục đích tưới tiêu,
khai thác thuỷ sản. Nay, do có phong cảnh đẹp, không gian thoáng đãng, vi khí hậu
trong lành, cây cối xanh tươi nên có nhiều khả năng phát triển du lịch cuối tuần như

bơi lội, tắm, bơi thuyền, câu cá, ngắm cảnh. Các hồ thuộc loại này ở ngoại thành Hà
Nội có rất nhiều, một số được khai thác từ đã lâu cho du lịch nghỉ dưỡng như hồ
Suối Hai, hồ Quan Sơn, hồ Đồng Mô, hồ Văn Sơn, hồ Đồng Sương, hồ Đồng
Quan
+Hồ Đồng Mô: Hồ Đồng Mô nằm trọn vẹn trong khu du lịch Đồng Mô thuộc
địa phận thị xã Sơn Tây và một phần huyện Ba Vì, Hà Nội. Hồ Đồng Mô bao gồm
một hồ chứa nước rộng khoảng 200 ha, nằm trong vùng chân núi Ba Vì, các khu
nghỉ dưỡng nằm rải rác trên các hòn đảo trên hồ. Khách du lịch tới đây được đi
tham quan lòng hồ, ngắm cảnh núi non hùng vỹ, sơn thủy hữu tình và các dịch vụ
câu cá, ẩm thực theo phong cách dân tộc. Đặc biệt trong khu du lịch Đồng Mô có
một sân golf nổi tiếng: Sân golf Đồng Mô - 36 lỗ nằm trên các đảo ở giữa hồ Đồng
Mô, thuộc địa phận thị xã Sơn Tây.
+Hồ Quan Sơn: nằm chạy dài theo hướng Bắc Tây Bắc - Nam Đông Nam,
trên các xã Thượng Lâm, Tuy Lai, Hồng Sơn của huyện Mỹ Đức, lan một phần nhỏ
sang huyện Kim Bôi tỉnh Hòa Bình, cách Hà Nội khoảng 50 km về hướng Nam Tây
Nam. Hồ rộng khoảng 850 ha, chứa trong mình gần 100 ngọn núi đá vôi. Chính vì
vậy mà Hồ Quan Sơn được mệnh danh là “Hạ Long trên cạn của tỉnh Hà Tây cũ”
(nay thuộc ngoại thành Hà Nội).
+Hồ Suối Hai: là hồ nước ngọt nhân tạo nằm dưới chân núi Ba Vì, thuộc địa
bàn xã Cẩm Lĩnh, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội. Công trình được xây dựng vào
thập niên 50 của thế kỷ 20 (năm 1958 hoàn thành). Hồ Suối Hai có diện tích mặt
nước khoảng 10 km
2
, có lượng nước khoảng 50 triệu m
3
được xây dựng với đa mục
tiêu: thủy lợi (giải quyết vấn đề hạn hán tại vùng Ba Vì và khống chế dòng sông
Tích), cải thiện môi trường, du lịch
2.4. Không gian nông nghiệp
SV: Bùi Thị Trang Lớp: Kinh tế đầu tư 52E

13
Đề án môn học GVHD: ThS. Hoàng Thị Thu

Bao gồm vành đai cây chuyên canh ở các huyện Thanh Trì, Gia Lâm, Đông
Anh, Hoài Đức, Thanh Oai, Thường Tín, Mê Linh; vành đai trồng hoa cây cảnh tại
các huyện Từ Liêm, Đông Anh, Sóc Sơn, Mê Linh Không gian nông nghiệp có
truyền thống lâu đời, vừa sản xuất các loại sản phẩm nông nghiệp phục vụ đô thị,
vừa là cảnh quan tự nhiên và nhân văn phục vụ phát triển du lịch đặc biệt du lịch
nông thôn, du lịch trang trại.
3. Tiềm năng du lịch không gắn với đất
Với hơn 1000 năm hình thành và phát triển, nếu tính từ thời điểm bắt đầu
hình thành đô thị trên vùng đất Hà Nội ngày nay thì lịch sử Hà Nội đã trải qua hơn
2000 năm có lẻ. Trải qua thời gian, bề dày văn hóa lịch sử của Hà Nội đã tạo ra một
hệ thống các giá trị văn hóa là nguồn tài nguyên du lịch nhân văn quý giá.
3.1. Di tích lịch sử - văn hoá
Tài nguyên du lịch nổi trội của Hà Nội là tài nguyên du lịch nhân văn. Tính
đến nay ở Hà Nội có 5.175 di tích văn hóa lịch sử trong đó có 1.050 di tích được
xếp hạng cấp quốc gia, chiếm tỉ lệ gần 20%, với mật độ di tích cao nhất trong cả
nước. Chỉ tính riêng số di tích đang được khai thác phục vụ mục đích du lịch của Hà
Nội có mật độ 23,3 di tích/100 km
2
, trong khi đó mật độ di tích trung bình của cả
nước chỉ 3 di tích/100 km
2
.
Hà Nội nổi tiếng với Văn Miếu, trường Đại học đầu tiên của Việt Nam được
xây dựng từ năm 1.070. Hà Nội còn nổi tiếng với nhiều di tích lịch sử kiến trúc
khác như chùa Trấn Quốc, chùa Một Cột, chùa Quán Sứ, đền Quán Thánh
Hà Nội còn có những di tích gắn liền với cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch
Hồ Chí Minh vĩ đại, nhà văn hoá lớn của thế giới được UNESCO ca ngợi. Chỉ có ở

Hà Nội mới có hàng loạt các bảo tàng quốc gia như Bảo tàng Lịch sử, Bảo tàng
Cách mạng, Bảo tàng Dân tộc học Đây là những kho tư liệu cô đọng, súc tích nhất
giúp du khách nâng cao sự hiểu biết về đất nước và con người Việt Nam nói chung,
Hà Nội nói riêng.
Khu phố cổ Hà Nội là tên gọi thông thường của một khu vực đô thị có từ lâu
đời của Hà Nội nằm ở ngoài hoàng thành Thăng Long. Khu đô thị này tập trung dân
cư hoạt động tiểu thủ công nghiệp và buôn bán giao thương, hình thành nên những
phố nghề đặc trưng, mang những nét truyền thống riêng biệt của cư dân thành thị,
SV: Bùi Thị Trang Lớp: Kinh tế đầu tư 52E
14
Đề án môn học GVHD: ThS. Hoàng Thị Thu

kinh đô. Ngày nay khu phố cổ Hà Nội là điểm đến hấp dẫn cho những ai muốn tìm
hiểu về Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội. Đặc trưng nổi tiếng nhất của khu phố cổ
là các phố nghề.
Di sản văn hóa thế giới Hoàng Thành Thăng Long: Cụm di tích Hoàng thành
Thăng Long nằm tại trung tâm Thủ đô Hà Nội. Các di tích còn lại trong khu Thành
cổ Hà Nội như Bắc Môn, Đoan Môn, Hậu Lâu, điện Kính Thiên, nhà Con rồng, Cột
cờ Hà Nội và Tổng hành dinh của Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương trong kháng
chiến chống Mỹ. Với chiều dài liên tục suốt hơn 13 thế kỷ, Hoàng thành Thăng
Long là di sản có liên hệ trực tiếp với nhiều sự kiện trọng đại của lịch sử dân tộc.
Đây cũng là nơi ghi dấu sự nối tiếp truyền thống ông cha trong cuộc đấu tranh giành
độc lập dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Cuối năm 2002, khu di tích Hoàng thành Thăng Long phát lộ. Kể từ đó cho
đến năm 2009, các phát hiện khảo cổ học ở đây đã chứng minh sự tồn tại “một thời
vàng son” của kinh đô ngàn năm văn hiến mà trước đây chỉ được ghi trong sử sách.
Diện mạo của Hoàng thành Thăng Long ngàn năm tuổi cùng các thời kỳ thăng trầm
của lịch sử được hiện ra dưới các hố khai quật, gồm: thời Đại La và Đinh-Tiền Lê,
Thời Lý - Trần, thời Lê - Mạc, thời Nguyễn.
Với những ý nghĩa đó, vào lúc 20h30’ ngày 31/7/2010 tại thủ đô Brasilia của

Braxin, Ủy ban di sản thế giới của UNESCO đã thông qua Nghị quyết công nhận
khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội là di sản văn hóa thế giới.
Cùng với việc sáp nhập tỉnh Hà Tây vào với thủ đô Hà Nội hệ thống di tích lịch
sử càng thêm phong phú. Vùng đất Hà Tây cũ là một vùng đất cổ, trải qua hàng nghìn
năm lịch sử đã để lại một kho tàng di tích lịch sử - văn hoá đồ sộ và quý giá. Trong số
351 di tích lịch sử - văn hoá quốc gia, đặc biệt có 12 di tích cổ tự nổi tiếng được Bộ
Văn hoá Thể thao và Du lịch xếp vào loại quan trọng: chùa Hương có Nam thiên đệ
nhất động, chùa Thầy gắn với tên tuổi Thiền sư Từ Đạo Hạnh, chùa Bối Khê, chùa
Trăm Gian với Đức thánh Nguyễn Bình An, chùa Tây Phương tinh hoa văn hoá thời
Tây Sơn, chùa Mía ngôi chùa có nhiều tượng phật nhất ở Việt Nam với 287 pho tượng,
chùa Đậu có 2 pho tượng lưu giữ thi hài của hai thiền sư đã trụ trì ở chùa vào thế kỷ 17
và những ngôi đình Tây Đằng, Chu Quyến, Thuỵ Phiêu, Đại Phùng, Hoàng Xá. Các di
SV: Bùi Thị Trang Lớp: Kinh tế đầu tư 52E
15
Đề án môn học GVHD: ThS. Hoàng Thị Thu

tích ấy là một bộ phận của di sản văn hoá gắn liền với những truyền thuyết tín ngưỡng
dân gian của nhân dân ta trong suốt quá trình lịch sử dân tộc.
3.2. Lễ hội
Thăng Long - Hà Nội là một trong ba vùng tập trung nhiều lễ hội của miền
Bắc Việt Nam, cùng với vùng đất tổ Phú Thọ và xứ Kinh Bắc. Mỗi lễ hội giống như
một viện bảo tàng sống động về văn hoá truyền thống, mang đậm bản sắc của dân
tộc tạo ra sức hấp dẫn bền vững đối với du khách.
+Lễ hội đền Cổ Loa: Lễ hội diễn ra tại xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, ngoại
thành Hà Nội. Lễ hội hàng năm diễn ra từ ngày 6 đến 16 tháng giêng âm lịch (chính
hội ngày 6) để tưởng nhớ Thục Phán An Dương Vương, người đã được vua Hùng
thứ 18 nhường ngôi, ông đã có công xây thành Cổ Loa, trị vì Âu Lạc trong 50 năm
vào thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên. Lễ hội đến Cổ Loa có đám rước thần uy
nghiêm của 12 xóm. Trong phần hội có nhiều trò vui: chơi đu, thổi cơm thi, hát ca
trù, hát chèo

+Lễ hội Phù Đổng: Nhiều địa phương thuộc Hà Nội tổ chức lễ hội suy tôn
Thánh Gióng: Phù Đổng, Chi Nam (Gia Lâm), Xuân Đỉnh (Từ Liêm), đền Sóc (Sóc
Sơn). Trong số bốn hội trên thì lễ hội Gióng ở Phù Đổng (Gia Lâm, Hà Nội) có quy
mô, tổ chức chặt chẽ. Lễ hội Gióng tại Phù Đổng được tổ chức vào ngày 9/4 âm lịch
hàng năm với nhiều diễn trận tái hiện sự tích, trò vui dân gian như lễ cắm cờ, mừng
thắng trận, cáo trời đất và nhiều trò vui khác. Ngày 16/11/2010, lễ hội Gióng tại Phù
Đổng và Sóc Sơn đã được Unessco công nhận là di sản văn hoá phi vật thể đại diện
của nhân loại.
+Lễ hội đền Hai Bà Trưng: Đây là lễ hội lớn được nhiều nơi tổ chức như đền
Hát Môm, huyện Phúc Thọ; đền Đồng Nhân, quận Hai Bà Trưng và lớn nhất là lễ
hội đền Hai Bà Trưng tại xã Mê Linh, huyện Mê Linh được tổ chức vào ngày 06/1
âm lịch hàng năm.
+Lễ hội Đống Đa: Lễ hội Đống Đa (thuộc quận Đống Đa, Hà Nội) hàng năm
diễn ra vào ngày mồng 5 tết Nguyên Đán (5/1 âm lịch). Đây là lễ hội chiến thắng,
mừng công tích lẫy lừng trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc, do Hoàng đế
Quang Trung (Nguyễn Huệ), người anh hùng áo vải Tây Sơn lãnh đạo. Cuộc tế diễn
ra ở đình Khương Thượng, chùa Đồng Quang. Hội còn có nhiều trò vui, đua tài, đua
trí trên sân bãi tại gò Đống Đa lịch sử.
+Lễ hội chùa Thầy: Diễn ra từ ngày 5/3 - 7/3 âm lịch hàng năm, trong đó lễ
SV: Bùi Thị Trang Lớp: Kinh tế đầu tư 52E
16
Đề án môn học GVHD: ThS. Hoàng Thị Thu

Mộc Dục diễn ra vào chiều ngày 05/3 được tiến hành rất trang nghiêm và lễ rước
Thánh từ chùa Cả ra Quán Thánh và các trò chơi dân gian như múa rối nước, đấu vật…
+Lễ hội Chùa Hương: Hội chùa Hương diễn ra trên địa bàn xã Hương Sơn,
trong địa phận huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội. Ngày mồng sáu tháng giêng là
khai hội. Lễ hội thường kéo dài đến hạ tuần tháng 3 âm lịch. Đỉnh cao của lễ hội là
từ rằm tháng riêng đến 18 tháng hai âm lịch. Lễ hội chùa Hương trong phần lễ thực
hiện rất đơn giản. Ở chùa Trong có lễ dâng hương, gồm hương, hoa, đèn, nến, hoa

quả và thức ăn chay, về phần lễ có nghiêng về “thiền”. Ở chùa Ngoài lại thờ các vị
sơn thần thượng đẳng với đủ màu sắc của đạo giáo. Đền Cửa Vòng là “chân long
linh từ” thờ bà chúa Thượng Ngổn. Chùa Bắc Đài, chùa Tuyết Sơn, chùa Cả và đình
Quân thờ ngũ hổ và tín ngưỡng cá thần. Trẩy hội chùa Hương vì vậy cả tâm hồn và
thể xác đều được đắm sâu vào trong mây ngàn cỏ nội.
+Hội làng Lệ Mật: Làng Lệ Mật nay thuộc phường Việt Hưng, quận Long
Biên. Hàng năm mở hội vào ngày 23/3 âm lịch, tưởng nhớ Hoàng Quý Công (thành
hoàng làng Lệ Mật) là người đã có công được vua Lý ban đất lập 13 làng trại. Hội
Lệ Mật có trò múa rắn nhằm tôn vinh nghề bắt và nuôi rắn, dịp để cư dân ôn lại lịch
sử dựng làng và lòng biết ơn đối với tổ tiên.
+Hội làng Triều Khúc: Làng Triều Khúc thuộc xã Tân Triều, huyện Thanh
Trì. Hội làng Triều Khúc diễn ra hàng năm từ ngày 10 đến 12 tháng giêng âm lịch
tại đình Sắc và đình Lớn để nghi nhớ công ơn người anh hùng dân tộc - Phùng
Hưng và tôn vinh nghề Dệt.
+Hội thổi cơm thi Thị Cấm: Hội tổ chức ở làng Hoè Thị, xã Xuân Phương,
huyện Từ Liêm. Hàng năm vào ngày 8 tháng giêng âm lịch dân làng mở hội có trò
thi thổi cơm để ôn lại tích xưa.
Ngoài một số lễ hội trên, Hà Nội còn có hơn bốn trăm lễ hội nhỏ khác ở
nhiều địa phương nội, ngoại thành.
3.3. Các làng nghề thủ công
Hà Nội trước kia đã nổi tiếng với những làng nghề phong phú, thể hiện qua
câu thành ngữ quen thuộc “Hà Nội 36 phố phường”. Theo thời gian, bộ mặt đô thị
của khu phố cổ đã có nhiều thay đổi, nhưng những con phố nơi đây vẫn giữ nguyên
những cái tên thuở trước và không ít trong số đó vẫn là nơi buôn bán, kinh doanh
những mặt hàng truyền thống cũ. Sau khi Hà Tây được hợp nhất vào Hà Nội, thành
phố còn có thêm nhiều làng nghề danh tiếng khác. Theo số liệu thống kê, toàn thành
SV: Bùi Thị Trang Lớp: Kinh tế đầu tư 52E
17
Đề án môn học GVHD: ThS. Hoàng Thị Thu


phố Hà Nội có 1.350 làng nghề và làng có nghề chiếm 59% tổng số làng, có 47
nghề trên 52 nghề của toàn quốc, trong đó có 244 nghề truyền thống. Đến hết năm
2010, đã có 274 làng nghề được UBND Thành phố cấp bằng danh hiệu làng nghề,
trong đó 198 làng nghề truyền thống được công nhận.
Các làng nghề ở khu vực phụ cận ngoại ô Hà Nội có sức sống mãnh liệt và
những nét đặc sắc riêng biệt như đúc đồng Ngũ Xã, gốm sứ Bát Tràng. Hệ thống
các làng nghề này tạo thành một vành đai các làng nghề truyền thống với nhiều
ngành nghề độc đáo và đặc biệt hoạt động của chúng có sự biến đổi linh hoạt theo
xu hướng của thị trường đặc biệt rất nhiều nơi đã trở thành những điểm du lịch làng
nghề nổi tiếng trong các tour du lịch của Hà Nội.
3.4. Văn hóa ẩm thực
Là trung tâm văn hóa của cả miền Bắc từ nhiều thế kỷ, tại Hà Nội có thể tìm
thấy và thưởng thức những món ăn của nhiều vùng đất khác, nhưng ẩm thực thành
phố cũng nó những nét riêng biệt. Cốm làng Vòng được những người dân của ngôi
làng cùng tên thuộc quận Cầu Giấy làm đặc trưng bởi mùi thơm và màu sắc. Cốm
làm từ giống nếp vàng gặt khi còn non, gói trong những tàu lá sen màu ngọc thạch
và được những người bán hàng rao bán ngay từ sáng sớm. Thanh Trì, một vùng
ngoại ô khác, nổi tiếng với món bánh cuốn. Bánh được làm từ gạo gié cánh, tám
thơm, tráng mỏng như tờ giấy. Những phụ nữ vùng Thanh Trì cho bánh vào thúng,
đội trên đầu và đi rao khắp các ngõ phố của Hà Nội.
Một món ăn khác của Hà Nội, tuy xuất hiện chưa lâu nhưng đã nổi tiếng, là
chả cá Lã Vọng. Vào thời Pháp thuộc, gia đình họ Đoàn phố Hàng Sơn, ngày nay là
phố Chả Cá, đã tạo nên một món ăn mà danh tiếng của nó làm thay đổi cả tên con
phố. Chả được làm từ thịt cá lăng - hoặc cá quả, cá nheo nhưng sẽ kém ngon hơn -
thái mỏng ướp với nước riềng, nghệ, mẻ, hạt tiêu, nước mắm rồi kẹp vào cặp tre
nướng trên lò than ngay trên bàn ăn của thực khách.
Phở là món ăn rất phổ biến ở Việt Nam, nhưng phở Hà Nội có những cách
chế biến đặc trưng riêng. Phở Hà Nội mang vị ngọt của xương bò, thịt vừa chín đến
độ để vẫn dẻo mà không dai, màu nước phở trong, bánh phở mỏng và mềm. Ở Hà
Nội còn có nhiều món ăn đặc trưng khác như bún thang, bún chả, bún nem, bún

bung, bún mọc, đậu phụ Mơ, bánh tôm Hồ Tây, nem chua làng Vẽ, bánh dày Quán
Gánh, giò chả Ước Lễ
Hà Nội còn là nơi có nhiều cửa hàng ăn với các món ăn dân tộc nổi tiếng, ở
đây khách có thể được thưởng thức nghệ thuật ẩm thực của Việt Nam. Việc thưởng
SV: Bùi Thị Trang Lớp: Kinh tế đầu tư 52E
18
Đề án môn học GVHD: ThS. Hoàng Thị Thu

thức các món ăn ngon đặc sản của mỗi vùng cũng là một nhu cầu du lịch.
3.5. Các tiềm năng du lịch nhân văn khác
Hà Nội là mảnh đất của ngàn năm văn hiến, là một trung tâm văn hoá lớn
của cả nước. Hà Nội là một vùng đất cổ nên văn học của Hà Nội cũng rất phong
phú, từ văn học truyền miệng, văn học chữ Hán, chữ Nôm đến chữ quốc ngữ. Các
truyền thuyết, truyện kể dân gian đến ca dao tục ngữ đều mang những nét rất Hà
Nội, thanh lịch và tinh tuý.
Hà Nội có nhiều cơ sở hoạt động văn hoá văn nghệ, rạp chiếu phim, sân
khấu, nhà hát. Hà Nội còn là nơi nuôi dưỡng và phát triển các loại hình văn hoá
truyền thống như tuồng, chèo, múa rối nước
+Chèo, tuồng: trước đây, Hà Nội có những gánh chèo, tuồng đi biểu diễn lưu
động ở các đường phố, làng xóm, sân đình, bến sông. Hiện nay hoạt động biểu diễn
được tổ chức tại các nhà hát và các dịp lễ hội.
+Múa rối nước: là một hoạt động nghệ thuật đặc sắc của Việt Nam. Múa rối
nước đã xuất hiện từ lâu ở vùng đồng bằng Bắc Bộ, ở trong các ngày hội làng, ngày
lễ Sau một thời gian lãng quên, loại hình nghệ thuật này đã được khôi phục và trở
thành nghệ thuật độc đáo của Việt Nam.
+Ca trù: là một bộ môn nghệ thuật truyền thống ở phía Bắc Việt Nam kết
hợp hát cùng một số nhạc cụ dân tộc. Ca trù thịnh hành từ thế kỷ 15, từng là một
loại ca trong cung đình và được giới quý tộc và học giả yêu thích. Ngày 1/10/2009
loại hình nghệ thuật này được vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo
vệ khẩn cấp của UNESCO.

III. Thực trạng đầu tư phát triển du lịch Hà Nội.
1.Quy mô vốn đầu tư phát triển du lịch Hà Nội.
1.1.Quy mô vốn đầu tư phát triển du lịch cả nước.
Cùng với nhiều ngành kinh tế khác, kinh tế du lịch tuy là ngành mới nhưng
phát triển khá cao, với tốc độ nhanh kể cả đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài.
Đến nay chúng ta đã có một cơ sở hạ tầng khá đầy đủ đáp ứng nhu cầu của khách
du lịch, đặc biệt là lượng khách du lịch quốc tế, với hệ thống nhà hàng, khu vui chơi
giải trí, phương tiện giao thông vận tải phục vụ cho các mục đích tham quan. Vốn
đầu tư trong nước đóng vai trò quan trọng. Tuy nhiên, trong ngành du lịch, vốn đầu
tư nước ngoài mà chủ yếu là vốn trong khu vực chiếm một tỷ lệ khá cao. Bảng số
liệu dưới đây thể hiện quy mô vốn đầu tư nước ngoài vào du lịch của cả nước trong
giai đoạn gần đây.
SV: Bùi Thị Trang Lớp: Kinh tế đầu tư 52E
19
Đề án môn học GVHD: ThS. Hoàng Thị Thu Hà
Bảng 1: Đầu tư nước ngoài vào du lịch
Đơn vị :USD
Năm
Dự án
2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010
24 15 9 5 1 2 2 3 3 12
Tổng vốn đầu tư 1381288252 556600892 234213848 886480000 110000000 248000000 253000000 2580000000 2589600000 5326008920
D.A rút giấy phép 1 7 7 1 3 0 0 0 0 0
Vốn đầu tư bị rút 59177000 354643000 436575400 146884500 90507000 0 0 0 0 0
Nguồn: Niên giám thống kê 2010
SV: Bùi Thị Trang Lớp: Kinh tế đầu tư 52E
20
Đề án môn học GVHD: ThS. Hoàng Thị Thu

Từ bảng trên, ta có thể thấy rằng quy mô vốn đầu tư nước ngoài vào Việt

Nam ngày càng tăng, chất lượng của các dự án cũng tăng, số dự án bị rút giấy phép
không còn, điều này cho thấy các chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài của
chúng ta đang phù hợp với các nhà đầu tư. Nhưng thời gian tới, nhà nước vẫn cần
tạo một môi trường đầu tư thuận lợi hơn nữa để thu hút các nhà đầu tư đến Việt
Nam tạo ra sự giao lưu rộng rãi, mở rộng đầu tư đây được xem là kênh đầu tư quan
trọng để huy động vốn cho phát triển du lịch. Đối với những dự án đang kinh doanh
trong lĩnh vực khách sạn du lịch, Nhà nước cần hỗ trợ để giảm lỗ cho các doanh
nghiệp, tiến tới làm ăn có lãi. Thực hiện những biện pháp này sẽ tăng thêm vốn đầu
tư vào Việt Nam, tăng thêm vốn đầu tư, tạo điều kiện phát triển du lịch trên quy mô
lớn. Những thành tựu đã đạt được trong những năm qua được thể hiện ở chỗ:
Tính trong cả nước: Các dự án khách sạn và du lịch đã đưa vào thực hiện
trong một lượng vốn gần 2 tỷ USD chiếm 11% tổng lượng vốn thực hiện của các dự
án có vốn đầu tư nước ngoài. Việc tách riêng các dự án khách sạn, du lịch ra khỏi
các khu căn hộ trung tâm thương mại và văn phòng cho thuê là rất khó;Bởi vì
thường trong các dự án này có phần dùng làm khách sạn và ngược lại trong các
khách sạn, khu du lịch cũng có phần dùng làm văn phòng cho thuê, làm khu kinh
doanh thương mại. Khi phân tích tình hình đầu tư nước ngoài người ta gộp các lĩnh
vực trên làm một. Và như vậy,số dự án đầu tư cho toàn lĩnh vực sẽ lên đến 2,7 tỷ
USD. Đây là một lượng vốn khá lớn đầu tư cho nền kinh tế quốc dân, trong khi vốn
tích luỹ nội bộ của nước còn rất hạn hẹp.
Ngành du lịch có nhiều ngành bổ trợ như giao thông, bưu điện… Trong đó
phải kể đến vận tải du lịch . Việt Nam bốn năm trở lại đây từ Hải Phòng ra Cát Bà du
khách có thể đi bằng tàu cao tốc rất nhanh, rất an toàn. Những chuyến bay từ Hà Nội đi
các nơi như Điện Biên, Huế, Hạ long… ngày càng đáp ứng được nhu cầu thăm quan
của khách du lịch.
Ngành du lịch những năm gần đây đã chú ý rất nhiều tới hoạt động quảng
cáo. Trong giai đoạn 2001-2010, những năm 2005,2006, 2008,2010 được coi là
năm đầu tư lớn cho hoạt động này của ngành du lịch.
Du lịch của cả nước nói chung thu hút được vốn đầu tư nước ngoài khá lớn,
đặc biệt hơn, Hà Nội là trung tâm văn hóa, kinh tế, chính trị của cả nước với nhiều

tiềm năng phát triển du lịch, với nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch, vậy
thì du lịch Hà Nội có những thực tế gì? Chúng ta cùng sang phần tiếp theo.
SV: Bùi Thị Trang Lớp: Kinh tế đầu tư 52E
21
Đề án môn học GVHD: ThS. Hoàng Thị Thu

1.2. Quy mô vốn đầu tư phát triển du lịch Hà Nội trong giai đoạn 2004-
2010.
Bảng 2: Quy mô vốn đầu tư phát triển ngành du lịch Hà Nội
Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010
Tổng vốn đầu tư
(1000 USD )
1033888 1061266 1072275 1072271 1071266 1082275 1074271
Số dự án 49 40 40 41 43 47 46
Lượngvốnđầu tư một
dự án (1000USD)
21099 26531,6 26806,7 26153 26731,6 28606,7 27715,3
Tốc độ tăng định gốc
của tổng vốn
- 27 378 38 387 38 383 37 378 48 387 40 383
Tốc độ tăng liên hoàn
của tổng vốn
- 27 378 11 009 - 4 - 1 009 11 009 - 8 004
Nguồn: Thống kê đầu tư hàng năm-Sở Du Lịch Hà Nội.
Quy mô vốn đầu tư vào phát triển du lịch Hà Nội, tăng so với năm gốc, nhưng
lúc tăng lúc giảm so với năm liền kề trước, năm 2008 lượng vốn đầu tư cho phát triển
du lịch giảm mạnh còn 1072271000 USD, do hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế,
nhưng sau đó năm 2009 lại tăng lên cả về quy mô vốn với số vốn là 1082275000 USD,
số dự án là 47 và số vốn trên một dự án là 28606,7 nghìn USD. Đây là con số đáng
mừng, tạo đà cho phát triển du lịch Hà Nội từ nay đến năm 2020.

2.Nguồn vốn đầu tư phát triển du lịch Hà Nội.
SV: Bùi Thị Trang Lớp: Kinh tế đầu tư 52E
22
Đề án môn học GVHD: ThS. Hoàng Thị Thu

Nguồn vốn cho đầu tư phát triển du lịch gồm nhiều nguồn, dưới đây là bảng
nguồn vốn cho đầu tư phát trienr du lịch Hà Nội những năm gần đây.
Bảng 3: Nguồn vốn cho đầu tư phát triển du lịch Hà Nội.
Đơn vị: 1000 USD
Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010
Vốn NSNN 51694,4 53063,3 64336,5 63336,26 53563,3 54113,75 64456,26
Vốn tư nhân 206777,6 212253,2 225177,75 235899,62 224965,86 227277,75 225596,91
Vốn đầu tư
nước ngoài
206777,6 212253,2 246623,25 235899,62 257103,84 259746 268567,75
Vốn liên
doanh
trong nước
206777,6 212253,2 171564 171563,36 160689,9 162341,25 150397,94
Vốn vay 206777,6 212253,2 150118,5 150117,94 139262,58 140695,75 128912,52
Vốn tích lũy
từ GDP
của ngành
du lịch
155083,2 159189,9 214455 214455,2 235678,52 238110,5 236339,62
Nguồn: Thống kê đầu tư hàng năm-Sở Du Lịch Hà Nội.
Bảng 4: Cơ cấu nguồn vốn đầu tư phát triển du lịch Hà Nội.
Đơn vị: %
Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010
Vốn NSNN 5 5 6 6 5 5 6

Vốn tư nhân 20 20 21 22 21 21 21
Vốn đầu tư nước ngoài 20 20 23 22 24 24 25
Vốn liên doanh
trong nước
20 20 16 16 15 15 14
Vốn vay 20 20 14 14 13 13 12
Vốn tích lũy từ GDP của
ngành du lịch
15 15 20 20 22 22 22
SV: Bùi Thị Trang Lớp: Kinh tế đầu tư 52E
23

×