Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Hoàn thiện phương án trả lương thời gian cho Công ty TNHH Quốc tế An Xuân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.45 KB, 12 trang )

MỞ ĐẦU
Với xu hướng vận động của thị trường lao dộng đòi hỏi doanh nghiệp phải có
những giải pháp tích cực nhằm điều chỉnh các quan hệ lao động . Trong đó có các vấn
đề cốt lõi như việc làm, tiền lương, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, các chế độ
bảo hiểm, phúc lợi và đặc biệt là tiền lương.
Quản lý và sử dụng quỹ lương, cách thức trả lương cho người lao động trong các
đơn vị ngày càng quan trọng. Tiền lương luôn là vấn đề hàng đầu được người lao
động quan tâm nhưng sự công bằng, dân chủ trong cách tính trả lương của doanh
nghiệp cũng không kém phần quan trọng. Phương án trả lương của doanh nghiệp cần
để người lao động được hưởng những khoản thù lao xứng đáng, để kích thích được
khả năng sáng tạo của người lao động và từ đó làm tăng năng suất lao động.
Sau quá trình khảo sát tại công ty, cũng như nhận thức thấy tầm quan trọng của
phương án trả lương đối với doanh nghiệp cũng như người lao động nên em đã chọn
đề tài “ Hoàn thiện phương án trả lương thời gian cho Công ty TNHH Quốc tế An
Xuân” để nghiên cứu. Do thời gian và trình độ có hạn nên bài nghiên cứu của em còn
nhiều hạn chế. Vậy nên, em kính mong nhận được sự góp ý từ cô để bài của em được
hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
1
I. Phương án trả lương và vai trò của phương án trả lương.
Phương án trả lương là cách thức trả lương dự kiến cho người lao động. Theo đó,
phương án trả lương thời gian là cách thức trả lương thời gian dự kiến cho người lao
động. Phương án trả lương có thể chia thành phương án trả lương cho bộ phận hưởng
lương thời gian và bộ phận hưởng lương sản phẩm.
Phương án trả lương là cách thức trả lương cho người lao động. Từ đó có thể
thấy đây là cơ sở để trả lương cho người lao động một cách công bằng, sử dụng quỹ
lương một cách hiệu quả. Do đó mà thực hiện được mục tiêu trả lương đúng người,
đúng việc, trả lương tạo ra động lực lao động cho người lao động; góp phần vào việc
phát triển chung của doanh nghiệp. Đây cũng là một trong các phương pháp để có thể
giữ chân được nhân tài, giảm chi phí quản lý, làm cho công tác quản lý trở nên đơn
giản hơn.


II. Phân tích thực trạng phương án trả lương thời giancủa Công ty TNHH
Quốc tế An Xuân.
II.1. Khái quát về công ty.
Công ty TNHH Quốc tế An Xuân có địa chỉ văn phòng tại 178 Lạc Trung, quận
Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội. Cơ sở sản xuất chính của công ty đóng tại Khu công
nghiệp Vĩnh Tuy, đường Lĩnh Nam, quận Hoàng Mai, Hà Nội.
Công ty được thành lập năm 2002, với các lĩnh vực kinh doanh chính là thu thập
thông tin phục vụ công tác nghiên cứu thị trường. Bên cạnh đó, công ty còn hoạt động
thương mại trong lĩnh vực mặt hàng tiêu dùng như: bánh kẹo, giấy, sản phẩm dệt
may, mặt hàng nông - lâm - thuỷ sản. Đến năm 2005 với mục tiêu mở rộng lĩnh vực
kinh doanh, công ty đi vào lĩnh vực sản xuất các laoị sản phẩm hoá chất tẩy rửa như
xà phòng, nước rửa bát, nước rửa công nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu công nghiệp.
2
Công ty có sơ đồ cơ cấu tổ chức như sau:
Hình 2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức Công ty TNHH Quốc tế An Xuân
Số nhân lực hiện tại của công ty là 380 lao động. Trong đó, có 20% là lao động
gián tiếp và 80% là lao động trực tiếp sản xuất. Bộ phận lao động gián tiếp đang được
công ty trả lương theo phương án trả lương thời gian, còn bộ phận trực tiếp sản xuất
được trả lương theo phương án trả lương sản phẩm. Nhân viên được nhận lương làm
2 đợt , vào ngày 15 hàng tháng và 05 tháng sau.
II.2. Phân tích phương án trả lương thời gian.
Phương án trả lương thời gian hiện tại mà công ty đang áp dụng được tính theo
công thức:
TL
TG
= ML
ngày
* TG
TT
Trong đó:

Giám đốc
PGĐ Kinh doanh PGĐ sản xuất
P. Thông tin
P. Kinh doanh
KD
Xuất
Nhập
Khẩu
Kinh
doanh
trong
nước
P. Kỹ
thuật
P. Vật

Xưởng
sản xuất
P. Kế
toán
P.
Hành
chính
tổng hợp
3
ML
ngày
là Mức lương ngày, được tính theo công thức: ML
tháng
/26. Mức lương

tháng hiện nay chưa được tính theo quy chuẩn nào, đó là sự thoả thuận khi tuyển dụng
và ký hợp đồng.
TG
TT
là số ngày thực tế mà người lao động làm trong tháng.
Như vậy có thể thấy, phương án trả lương này có ưu điểm là đơn giản, dễ tính.
Song việc tính mức lương ngày vẫn chưa có quy chuẩn nhất định để có thể trả lương
cho người lao động. Do đó, có thể gây đến sự trả lương thiếu cơ sở khoa học không
công bằng. Đồng thời, việc trả lương như vậy cũng không gắn với kết quả thực hiện
côgn việc của người lao động nên không tạo được động lực lao động.
III. Hoàn thiện phương án trả lương thời gian cho Công ty TNHH Quốc tế
An Xuân.
 Xây dựng công thức tính mức lương ngày:
Để có thể khắc phục được cách tính lương ngày không dựa theo chuẩn mực nhất
định, công ty có thể tiến hành xây dựng hệ thống thang, bảng lương cho bộ phận
hưởng lương thời gian theo phương pháp giá trị công việc. Khi đó, công thức tính
mức lương ngày như sau:
ML
ngày
=
CD
N
LHSL min*
Trong đó:
L
min
là mức lương tối thiểu tháng do doanh nghiệp ấn định.
N
CD
là ngày công chế độ tháng của doanh nghiệp. Hiện tại là 26 ngày.

HSL là hệ số lương, được xây dựng theo các bước sau:
- Bước 1: Phân tích công việc cho từng vị trí công việc
- Bước 2: Đánh giá giá trị công việc
Sau khi tiến hành phân tích công việc cho từng vị trí chức danh, công tu tiến
hành để người lao động đánh giá theo mẫu đánh giá sau:
4
CÔNG TY TNHH
QUỐC TẾ AN XUÂN
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 12 năm 2013
BẢN ĐÁNH GIÁ GIÁ TRỊ CÔNG VIỆC
Vị trí công việc được đánh giá:
STT TIÊU CHÍ ĐIỂM
Nhóm tiêu chí kiến thức và kinh nghiệm
1
Trình độ học vấn cơ bản
5
Trung học hoặc thấp hơn
1
Trung cấp
2
Cao đẳng, đại học
4
Thạc sỹ
5
2
Trình độ ngoại ngữ mà công việc yêu cầu
5
Bằng loại A

5
Bằng loại B
3
Bằng loại C
1
3 Kinh nghiệm làm việc 10
Không đòi hỏi kinh nghiệm 0
6 tháng 2
1-2 năm 5
3-5 năm 8
Trên 5 năm 10
Nhóm tiêu chí thể lực và chí lực
4 Sức lực 5
Không cần sức lực đặc biệt 1
Cần sức lực để di chuyển, nâng, đỡ, mang, vác vật nặng 2
Cần sức lực đặc biệt 5
Cường độ tập trung trong công việc
5
5
Bình thường (không cần nỗ lực đặc biệt)
1
Nỗ lực đặc biệt để quan sát
3
Nỗ lực đặc biệt để quan sát và lắng nghe
5
5
6
Năng lực lập kế hoạch
10
Không cần lập kế hoạch

0
Lập các kế hoạch dưới 3 tháng
2
Lập kế hoạch 1 năm
3
Lập kế hoạch 3 năm
7
Lập kế hoạch 5 năm
10
7
Sự hiểu biết mà công việc đòi hỏi
5
Hiểu rõ các mệnh lệnh, chỉ thị liên quan đến công việc
2
Hiểu rõ các mệnh lệnh, chỉ thị liên quan đến công việc của nhóm
hoặc bộ phận
3
Nắm được bản chất thông tin mới liên quan đến công việc và hiểu
rõ ảnh hưởng của nó tới công việc
5
8
Quyết định trong công việc
15
Công việc không cần quyết định
0
Phải đưa ra các quyết định ảnh hưởng tới kết quả công việc của
nhóm (bộ phận) khi có các hướng dẫn, chỉ thị chung.
10
Phải đưa ra các quyết định ảnh hưởng tới kết quả công việc của
toàn doanh nghiệp khi có các hướng dẫn, chỉ thị chung.

15
9
Khả năng thuyết phục mà công việc đòi hỏi
10
Không cần thuyết phục những người khác
0
Phải thuyết phục các thành viên trong nhóm và cấp dưới
5
Phải thuyết phục một số cấp dưới lớn và các khách hàng khó tính
10
10
Năng lực lãnh đạo mà công việc đòi hỏi
10
Không cần năng lực lãnh đạo
0
Phải lãnh đạo một nhóm nhỏ
3
Phải lãnh đạo một phòng/ ban/ phân xưởng
5
Phải lãnh đạo một doanh nghiệp
10
Nhóm tiêu chí môi trường làm việc
11
Quan hệ trong công việc
5
Không cần quan hệ với người khác
0
Công việc đòi hỏi phải quan hệ với những người trong nhóm
3
Công việc đòi hỏi phải quan hệ với những người trong doanh

nghiệp
4
6
Công việc đòi hỏi phải quan hệ với nhiều người trong và ngoài
doanh nghiệp
5
Nhóm tiêu chí trach nhiệm công việc
12
Phụ trách giám sát
5
Không giám sát ai
0
Một nhóm nhỏ
3
Một phòng ban
4
Nhiều phòng ban
5
13
Trách nhiệm vật chất
10
Chịu trách nhiệm đối với phương tiện và công cụ làm việc dưới
10 triệu đồng
4
Chịu trách nhiệm từ 20 đến dưới 50 triệu đồng
6
Chịu trách nhiệm từ 50 đến dưới 100 triệu đồng
8
Chịu trách nhiệm từ 100 triệu đồng trở lên
10

Sau khi tiến hành đánh giá vị trí, chức danh thu được kết quả sau:
Bảng 2.1. Điểm đánh giá của các chức danh.
Vị trí, chức danh Số điểm
Giám đốc 95
Phó giám đốc kinh doanh 80
Phó giám đốc sản xuất 75
Kế toán trưởng 55
Trưởng phòng hành chính tổng hợp 40
Trưởng phòng vật tư 35
Trưởng phòng kỹ thuật 32
Trưởng phòng thông tin 35
Trưởng phòng kinh doanh 55
Tổ trưởng tổ sản xuất 25
Nhân viên hành chính tổng hợp 15
Nhân viên kế toán 15
Nhân viên vật tư 14
Nhân viên kỹ thuật 14
Nhân viên thông tin 16
7
Nhân viên kinh doanh trong nước 18
Nhân viên kinh doanh xuất - nhập khẩu 20
Bảo vệ 10
- Bước 3: Thiết lập thang lương
Công ty chọn mức lương của kế toán trưởng để đối chiếu, công ty chọn đối chiếu
là công ty Sản xuất, dịch và và thương mại Bình Việt. Do công ty này cũng nằm trong
điạ bàn Hà Nội, lại cùng sản xuất và cung ứng sản phẩm cho cả trong và ngoài nước.
Đồng thời, quy mô công ty Sản xuất, dịch và và thương mại Bình Việt khoảng 400
lao động, tương đồng quy mô với công ty.
Mức lương của kế toán trưởng của công ty Sản xuất, dịch và và thương mại Bình
Việt đang áp dụng là 16.000.000 đồng. Mức lương tối thiểu mà công ty chọn là

1.900.000
Từ đó, ta tính được hệ số lương của kế toán trưởng là:
HSL
KTT
=
1900000
16000000
= 8,42
Hệ số lương của giám đốc được tính như sau:
HSL
GD
=
55
42,8*95
= 14,54
Tương tự như vậy, ta tính được hệ số lương của các chức danh còn lại.
Bảng 2.2. Bảng hệ số lương
Vị trí, chức danh Hệ số lương
Giám đốc 14,54
Phó giám đốc kinh doanh 12,25
Phó giám đốc sản xuất 11,48
Kế toán trưởng 8.42
Trưởng phòng hành chính tổng hợp 6.12
Trưởng phòng vật tư 5.36
Trưởng phòng kỹ thuật 4.90
Trưởng phòng thông tin 5.36
Trưởng phòng kinh doanh 8.42
Tổ trưởng tổ sản xuất 3.83
8
Nhân viên hành chính tổng hợp 2.30

Nhân viên kế toán 2.30
Nhân viên vật tư 2.14
Nhân viên kỹ thuật 2.14
Nhân viên thông tin 2.45
Nhân viên kinh doanh trong nước 2.76
Nhân viên kinh doanh xuất - nhập khẩu 3.06
Bảo vệ 1.53
 Xây dựng phương án trả lương thời gian
Để có thể khắc phục được việc trả lương không theo kết quả hoàn thành công
việc trong phương án trên, công ty có thể sử dụng hệ số hoàn thành mức kinh doanh
với nhân viên phòng kinh doanh và hệ số hoàn thành công việc đối với nhân viên các
phòng ban khác.
- Phương án trả lương cho giám đốc, phó giám đốc sản xuất, phó giám đốc kinh
doanh:
TL
i
= HSL * L
min
Trong đó:
HSL là hệ số lương theo bảng 2.2.
L
min
là tiền lương tối thiểu của doanh nghiệp
- Phương án trả lương cho nhân viên:
TL
i
= ML
ngày
* N
TT

+ ML
tháng
* H
i
Trong đó:
ML
ngày
là mức lương ngày, được tính theo công thức trên.
N
TT
là số ngày làm việc thực tế.
H
i
là hệ số tham gia công việc.
Hệ số H
i
được tính cho nhân viên kinh doanh và nhân viên các phòng ban khác
theo cách khác nhau.
• Cách tính H
i
cho nhân viên kinh doanh.
9
H
i
được đối chiếu theo bảng sau:
CB
TT
DS
DS
H

i
> 1.3 0.5
1.3 - 1.1 0.35
1.0 0
< 1.0 -0.35
Trong đó:
DS
TT
là doanh số thực tế.
DS
CB
là doanh số cơ bản được giao.
• Cách tính H
i
cho nhân viên các phòng ban khác.
Hệ số H
i
được đối chiếu theo bảng sau:
Điểm đánh giá H
i
100 0.5
90 - 99 0
70 - 89 -0.2
< 70 -0.35
Điểm của nhân viên được đánh giá theo hệ thống tiêu chí sau:
10
CÔNG TY TNHH
QUỐC TẾ AN XUÂN
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 12 năm 2013
BẢN ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC
Họ và tên nhân viên được đánh giá:
Người đánh giá:
STT Tiêu chí đánh giá Điểm
tối đa
Điểm
đánh
giá
1 Mức độ hoàn thành tiến độ công việc 40
Thường xuyên chậm so với yêu cầu 1 ngày làm việc 0
Thường xuyên chậm so với yêu cầu 4 giời làm việc 10
Thường xuyên chậm so với yêu cầu 2 giờ làm việc 20
Thường xuyên chậm so với yêu cầu dưới 2 giờ làm việc 30
Thường xuyên hoàn thành đúng tiến độ 35
Thường xuyên hoàn thành trước thời hạn 40
2. Mức độ hoàn thành về chất lượng 40
Luôn luôn đảm bảo chất lượng yêu cầu 40
Thỉnh thoảng không đảm bảo được yêu cầu 30
Thường xuyên không đảm bảo được yêu cầu 10
Luôn luôn không đảm bảo được yêu cầu - 10
3 Mức độ tuân thủ kỷ luật lao động 10
Không vi phạm nội quy lao động 10
Bị cảnh cáo 5
Bị khiển trách 2
Bị kỷ luật - 5
4 Thâm niên công tác 10
> 5 năm 10
5 - 3 năm 5
1 - 2 năm 3

< 1 năm 0
11
KẾT LUẬN
Sau quá trinh nghiên cứu, đề tài của em đã đạt được một số điểm như sau:
- Khái quát về khái niệm phương án trả lương và vai trò của phương án trả lương
đối với doanh nghiệp. Từ đó giúp người đọc có thể hiểu hơn về phương án trả lương
và vai trò của nó.
- Đề tài đã đi phân tích thực trạng phương án trả lương tại công ty TNHH Quốc
tế An Xuân. Từ nhận thấy những rút ra những ưu điểm của phương án trả lương hiện
tại như đơn giản, dễ tính. Tuy nhiên, phương án đó vẫn còn nhiều hạn chế như chưa
tính đến kết quả hoàn thành công việc của người lao động, hệ số lương của người lao
động chưa thể hiện được vị trí làm việc.
- Từ đó, đề tài đã đi hoàn thiện phươngán trả lương thời gian bằng việc xây dựng
lại hệ số lương theo phương pháp đánh giá giá trị công việc và tiến hành nhân thêm hệ
số hoàn thành công việc vào phương án trả lương. Từ đó có thể trả lương người lao
động gắn với kết quả lao động của họ.
Tuy nhiên do thời gian có hạn nên đè tài chưa đi khai thác sâu được hết các khía
cạnh của vấn đề. Mong rằng đây sẽ là cơ sở để công ty có thể tiếp tục nghiên cứu và
triẻn khai vào thực tiến.
12

×