Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

hỌC PHẦN THỂ LOẠI VÀ TÁC GIA TIÊU BIỂU VĂN HỌC NGA - SLAV SỐ PHẬN CON NGƯỜI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (515.77 KB, 22 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
KHOA NGỮ VĂN

HỌC PHẦN: THỂ LOẠI VÀ TÁC GIA TIÊU BIỂU VĂN HỌC NGA - SLAV

SỐ PHẬN CON NGƯỜI
- Mikhail Sholokhov –
`

NHÓM 5:
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.

Lê Thị Hoa Mai - 695601113
Trần Khánh Ngọc - 695601123
Đinh Cẩm Tú - 695601205
Vũ Mai Quỳnh - 695601154
Phạm Thị Hà - 695601060
Nguyễn Khánh Linh - 685613014
Nguyễn Thị Thảo Nguyên - 695601126
Trần Thị Phương Quỳnh - 685611082

HÀ NỘI, 2022
1



MỤC LỤC
A. Tác giả: Mikhail Sholokhov (1905 – 1984 ) ........................................................... 3
I. Cuộc đời ..................................................................................................................... 3
II. Sự nghiệp .................................................................................................................. 3
B. Tác phẩm .................................................................................................................. 5
I. Hoàn cảnh ra đời ................................................................................................... 5
II. Tóm tắt tác phẩm ................................................................................................. 5
III. Nội dung .............................................................................................................. 6
1. Hình tượng nhân vật Andrey Sokolov ............................................................. 6
2. Hình tượng Vania............................................................................................. 12
3. Hình ảnh phát xít Đức ..................................................................................... 12
4. Hình tượng nhân vật Irina, Anatoli, bác sĩ, những đồng chí của Andrey –
Hình tượng con người Nga kiên cường bất khuất trong cuộc chiến ............... 13
IV. Nghệ thuật ......................................................................................................... 16
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 22

2


A. Tác giả: Mikhail Sholokhov (1905 – 1984 )
I. Cuộc đời
- Vị trí: Nhà văn Liên Xơ nổi tiếng, là cây bút chuyên viết tiểu thuyết và truyện ngắn
xuất sắc của văn học Nga thế kỷ XX, một trong những bậc văn hào vĩ đại nhất của xứ
sở bạch dương lúc bấy giờ.
- Năm 1095, ông sinh ra trong một gia đình người Cozak ở Kamenskaya thuộc Đế
Quốc Nga. Bố ông xuất thân từ một gia đình nông dân người Cozak, cịn mẹ ơng xuất
thân từ một gia đình nơng dân người Ukraina...
- Sholokhov từng được học tại các trường phổ thông ở Kargin, Moskva, Boguchar và
Veshenskaya. Năm 1918, ông theo học phổ thông tại Moskva nhưng bị gián đoạn vì

Nội chiến Nga. Sau đó, ơng đầu qn cho qn đội khi chỉ mới 13 tuổi.
- Năm 1920, cậu bé mười lăm tuổi Sholokhov trở thành người thư kí khơng thể thiếu
được của văn phòng Ủy ban quân sự cách mạng trong trấn Karghin. Rồi ơng trở thành
một chính ủy quân lương.
- Năm 1922, cậu thanh niên tuổi mười bảy bị chính đồng đội của mình áp giải ra thảo
ngun, suýt nữa bị xử bắn.
- Năm 1924, ông cưới cô Maria Petronva Gromslavskaia, hai người sau đó đã có hai
người con trai và hai người con gái.
- Ngày 21 tháng 2 năm 1984, Mikhail Sholokhov mất tại Moskva.
➔ Ông căm ghét chiến tranh và ln sẵn sàng dùng ngịi bút đanh thép của mình
vạch trần những góc khuất u tối ấy, Sholokhov ghi nhớ từ những cảnh tượng
thiên nhiên hùng vĩ đến hình ảnh khói lửa bom đạn tàn phá nhà cửa, đất đai,
ơng tích góp tất cả rồi trải chúng ra trên trang giấy bằng con chữ của mình.
➔ Cả cuộc đời của Sholokhov là một chuyến hành trình chứng kiến và trải qua
những cột mốc lịch sử quan trọng nhất, chính điều đó đã gián tiếp cấu thành
nên một bộ óc thiên tài, một tầm nhìn rộng lớn và trái tim bao dung, nhân hậu
luôn đồng cảm và trân trọng con người lao động hay những kiếp người khốn
khổ.
II. Sự nghiệp
❖ Trước chiến tranh

3


- Sholokhov bắt đầu sáng tác ở tuổi 17.
- Ông cho ra đời tác phẩm đầu tiên, truyện ngắn “Cái bớt” vào năm 19 tuổi.
- Năm 1922, Sholokhov chuyển tới thủ đô Moskva với hy vọng trở thành một nhà
báo. Trong thời gian đầu ở thủ đô, ông phải kiếm sống bằng những công việc chân tay
như công nhân, bốc vác, thợ xây và nhân viên kế toán từ năm 1922 đến 1924, trong
khi vẫn cố gắng tham gia các lớp học ngắn hạn dành cho các nhà văn trẻ.

- Năm 1923, báo Sự thật thanh niên cho đăng tiểu phẩm “Thử thách” của Sholokhov,
sau đó là “Chiếc ba khuy”.
- Năm 1924, Sholokhov trở về Veshenskaya và bắt đầu tập trung hồn tồn vào việc
sáng tác, đầu năm ấy, ơng cho ra đời tác phẩm “Thanh Tra”.
- Năm 1926, Sholokhov cho xuất bản tập truyện ngắn “Những câu chuyện sông
Đông”.
- Cũng trong năm 1926, nhà văn bắt đầu viết những trang đầu tiên của bộ tiểu thuyết
sử thi “Sông Đông êm đềm” (ông viết trong gần 14 năm với 4 tập). Tác phẩm đưa nhà
văn trở thành một trong những đại diện xuất sắc nhất của dòng văn học hiện thực xã
hội chủ nghĩa. Thậm chí, người ta cịn so sánh nó với tác phẩm “Chiến tranh và Hịa
bình” của Lev Tolstoy vì độ tinh thơng trong nhiều lĩnh vực và lượng kiến thức khổng
lồ từ lịch sử đã được sử dụng.
- Năm 1925, Sholokhov bắt tay vào viết tập đầu tiên của một bộ tiểu thuyết đồ sộ
khác. Ông viết mất gần 30 năm để hoàn thành đủ 2 tập bộ “Đất vỡ hoang”.
- Năm 1932, ông ra nhập đảng Bolshevik và đến năm 1937 ông được bầu vào Xô viết
Tối cao Liên Xô.
- Năm 1939, nhà văn được bầu làm Viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Xô viết và một
thời gian sau trở thành phó chủ tịch Hội nhà văn Xô viết
❖ Thời gian chiến tranh
- Năm 1941, ông cho ra đời tập truyện ngắn “Khoa học căm thù”.
- Cùng trong năm nay, ông bắt đầu sáng tác tập đầu tiên của tiểu thuyết “Họ đã chiến
đấu vì Tổ quốc”. Tuy nhiên, tập thứ hai của tác phẩm gây nhiều tranh cãi. Tổng bí thư
Nga lúc bấy giờ mời Sholokhov đến nói chuyện, khi trở về ơng đã đốt bản thảo tập
hai và bộ tiểu thuyết không có tập hai.
4


❖ Sau chiến tranh
- Năm 1956, Sholokhov tiếp tục đề tài chiến tranh khi cho ra đời tác phẩm nổi tiếng
“Số phận con người” (sau đó đã được chuyển thể thành phim).

- Năm 1966, tiểu thuyết “Sông Đông êm đềm” cũng được chuyển thể thành phim.
- Năm 1967, nhà văn được phong danh hiệu Anh hùng lao động xã hội chủ nghĩa.
➔ Và đến tận ngày nay, Sholokhov vẫn được xem là một trong những nhân vật
đáng tự hào nhất của xứ sở bạch dương. Hàng năm, tại ngôi nhà mà ông từng
sinh sống, người ta tổ chức lễ hội Mùa xuân Solokhov như một hoạt động văn
hóa lớn, hoạt động này đã được duy trì trong suốt hai mươi năm qua.
B. Tác phẩm
I. Hoàn cảnh ra đời
- Truyện ngắn “Số phận con người” của Solokhov được công bố lần đầu trên báo Sự
thật, số ra ngày 31/12/1956 và ngày 1/1/1957.
- Truyện có ý nghĩa khá quan trọng đối với tồn bộ sự phát triển của nền văn xi Xơ
viết suốt giai đoạn sau này. Có lẽ bởi, người ta có thể tìm thấy ở tác phẩm này những
đặc điểm nổi bật của văn học Xô viết hiện đại.
- Đây là tác phẩm đầu tiên trong văn học Xô viết, nhà văn tập trung thể hiện hình
tượng con người bất hạnh sau chiến tranh, nhìn cuộc sống và chiến tranh một cách
toàn diện, chân thực. Về sau, truyện được in trong tập “Truyện Sông Đông”.
- Chủ đề: Số phận con người tập trung khám phá nỗi bất hạnh của con người sau
chiến tranh. Song tuy viết về nhưng đau thương, mất mát mà chiến tranh gây ra, tác
giả vẫn giữ vững niềm tin ở tính cách con người Nga kiên cường cũng như lòng tin
yêu vào một cuộc sống bao dung.
II. Tóm tắt tác phẩm
Andrey Sokolov là chiến sĩ Hồng qn Liên Xơ đã tham gia chống phát xít
trong thế chiến thứ hai. Trong chiến tranh, anh bị thương hai lần. Trong một lần chở
hàng ra tiền tuyến, Sokolov bị bắt và bị lưu đày tại trại tù binh của bọn phát xít Đức.
Năm 1944, anh trốn thốt, về với Hồng quân, biết được tin vợ và hai con gái đã chết
do bị Bom Đức sát hại từ năm 1942. Người con trai duy nhất là Anatoli thoát chết sau

5



đó anh gia nhập quân ngũ tiến đánh Beclin. Nhưng đúng vào ngày chiến thắng
9/5/1945, Anatoli đã hi sinh.
Chiến tranh kết thúc, Sokolov giải ngũ nhưng không muốn trở lại quê nhà. Anh
đến chỗ của một đồng đội cũ, xin làm lái xe cho một đội vận tải. Tình cờ anh gặp chú
bé Vania mồ côi, không nơi nương tựa vì bố mẹ em đều đã chết trong chiến tranh.
Ngay lập tức, anh quyết định nhận Vania làm con. Chú bé ngây thơ tin rằng Sokolov
là bố đẻ của mình. Sokolov yêu thương, chăm sóc chú bé thật chu đáo và xem nó là
niềm vui lớn, niềm an ủi của mình. Tuy nhiên, anh vẫn bị ảm ảnh bởi những mất mát
quá lớn trong chiến tranh. Hằng đêm anh vẫn mơ thấy vợ và các con.
Rồi một chuyện rủi ro xảy ra, xe anh đụng phải con bò và anh bị thu hồi bằng
lái, phải chuyển sang làm thợ mộc để kiếm sống. Theo lời mời của một người bạn
khác ở Kasaru, anh dẫn bé Vania đến đó với hi vọng chừng nửa năm sau anh được
cấp lại bằng lái mới. Dù phải vật lộn với mn vàn khó khăn song những con người
trải qua sự khốc liệt của chiến tranh vẫn giữ niềm tin yêu cuộc sống, vào sức mạnh ý
chí của con người. Cho đến khi kết thúc câu chuyện, Andrey Sokolov vẫn giấu không
cho cậu con trai biết về những nỗi đau khổ riêng tư của mình.
III. Nội dung
1. Hình tượng nhân vật Andrey Sokolov
Andrey Sokolov là nhân vật tiêu biểu cho con người Nga chân chính. Xuất thân
là một anh nông dân trước làm thợ nguội sau lái xe. Andrey Sokolov đã xây dựng một
gia đình êm ấm với một vợ và ba đứa con tại một làng quê yên bình cùng với những
bước chuyển mình của đất nước. Nhưng khi chiến tranh diễn ra, Sokolov phải lên
đường gia nhập vào Hồng Quân Liên Xô “khi nhận được giấy triệu tập của phòng
quân vụ”.
1.1. Số phận bi kịch
Andrey Sokolov sinh năm 1900, tại một làng thuộc tỉnh Voronezh. Trong thời
gian cách mạng và nội chiến, anh từng phục vụ trong Hồng quân. 1922, Sokolov trôi
dạt tới Kuban làm thuê kiếm sống. Khi trở về, thì bố mẹ và em gái anh đã chết đói
trong thời kì Nội chiến. Sokolov rơi vào hồn cảnh tứ cố vơ thân, cơ độc một mình.
Sokolov bỏ lên thành phố làm cho một hợp tác xã mộc, rồi làm thợ nguội. Ít lâu sau,

anh cùng Irina – một cô gái “lớn lên trong trại mồ côi” kết hôn. Cuộc sống của họ
dần dần được ổn định, như cuộc sống của hàng triệu người dân Xơ Viết khác. Họ có
6


ba người con: Anatoli giỏi toán, hai cháu gái Olga và Nastia ngoan hiền. Andrey
Sokolov học lái xe, và rất u cơng việc này của mình. Gia đình anh dành dụm được
một ít tiền, mua một căn nhà nhỏ gần xưởng sản xuất máy bay cùng với hai con dê.
Tháng 6/1941, cuộc chiến tranh Vệ quốc nổ ra. Andrey Sokolov lên đường ra
mặt trận. Gia đình hạnh phúc của anh phải trải qua nỗi đau chia lìa khơn xiết. Đánh
giặc chưa được một năm, Sokolov bị thương hai lần vào tay và chân. Nhưng trong
thời gian ấy, anh vẫn viết thư về nhà và nói rằng mọi thứ vẫn ổn. Anh khinh miệt
những người lính hay than thở, nói nhiều về những mất mát, tổn thương. Anh chiến
đấu dũng cảm, nhưng khơng may bị rơi vào tay phát xít Đức và phải trải qua hai năm
đoạ đầy trong các trại tập trung. Có lần, bọn Đức bắt giải Andrey đi cùng đoàn tù binh
đến một nhà thờ bị bom làm sạt mất vịm, khố trái cửa lại. Có người theo đạo muốn
đi vệ sinh thì bị chúng xả súng bắn chết tại chỗ. Tối hơm đó, Andrey được một bác sĩ
quân y chữa cho khỏi bong gân và anh đã giết chết một kẻ định phản bội lại đồng đội
của mình. Sau khi bóp chết tên phản bội, Andrey cảm thấy khó chịu, vì đó là lần đầu
tiên trong đời, anh giết người.
Dọc đường, đoàn tù binh bị rơi rụng đi nhiều, người thì chết do khơng đủ sức đi
tiếp, người thì bị bọn Đức bắn chết. Tại trại B – 14, tên trưởng trại tàn ác Miiler cho
gọi Sokolov lên vì một câu nói đùa của anh. Miiler mang Sokolov ra làm trò tiêu
khiển: thử xem sau bao ngày nhịn đói, Sokolov có cịn giữ được tư chất người khi
đứng trước rượu và thức ăn ngon hay không. Nhưng bọn Đức khơng thể bẻ gãy được
ý chí của Sokolov, anh đã chứng tỏ được dũng khí của một người Nga. Miiler tha chết
cho anh, và thưởng cho anh “khúc bánh mì khơng to lắm và một miếng thịt mỡ”. Khi
chưa thốt hồn tồn ra khỏi vùng nguy hiểm, suy nghĩ đầu tiên của Sokolov là nghĩ
về những người có cùng cảnh ngộ. Anh quyết định sẽ mang bánh về và “chia đều cho
tất cả”.

Mặt trận tiến dần về phía tây, tinh thần quân Đức ngày càng trở nên rệu rã. Bọn
Đức bắt anh phải lái xe, chở một tên thiếu tá kĩ sư. Nhờ vào mưu mẹo, anh đã lái xe
vượt chiến tuyến về với quân Nga, thoát khỏi chốn địa ngục trần gian ấy. Sokolov
nhận được tin từ một người hàng xóm về tình hình ở q nhà: từ tháng 6/1942, một
quả bom đã rơi trúng ngôi nhà gần xưởng sản xuất máy bay của gia đình anh. Vợ và
hai cô con gái của anh đã mất trong trận bom đó. Niềm tự hào, niềm hi vọng cuối
cùng của Andrey Sokolov là Anatoli – con trai của anh, giờ đã là một đại uý pháo
binh đang chỉ huy một đơn vị tiến vào Berlin. Ngày 9/5/1945 – ngày chiến thắng phát
xít Đức, anh nhận được tin con trai mình đã hi sinh trong trận đánh cuối cùng.
Sokolov đã đau đớn đến tột cùng. Ra khỏi cuộc chiến tranh, Andrey Sokolov bỏ đến
Uriupinsk và tiếp tục làm lái xe. Ở đây, anh sống cùng hai vợ chồng người đồng ngũ
khơng có con, và cũng là nạn nhân của chiến tranh. Anh cô đơn đến cùng cực, lắm lúc
vùi đầu vào men rượu. Nhưng rồi, trong một quán giải khát, anh đã gặp cậu bé mồ côi
7


Vania. Hai con người cơi cút, hồn tồn xa lạ, đã nương tựa vào nhau trong sự đùm
bọc, yêu thương để tiếp tục chống chọi với số phận.
1.2. Tình yêu thương sâu nặng đối với gia đình
a. Trước chiến tranh
Tình yêu thể hiện qua cái nhìn trìu mến của anh đối với vợ con mình. Anh kể
về vợ với cảm xúc trân trọng “Cô ấy rất tốt bụng, thông minh, dịu hiền và vui vẻ. Nếu
xét về mặt hình thức thì cơ ấy khơng phải là đẹp. Nhưng đối với tơi đã và sẽ chẳng có
ai trên đời này tốt đẹp hơn cơ ấy”. Anh nói về những đứa con với lịng tự hào
“Anatoli giỏi tốn, 2 cháu gái Olga và Nastia ngoan hiền”.
Anh cảm nhận và thấu hiểu được nỗi đau, sự lo lắng của vợ con khi tiễn mình
ra mặt trận: Nỗi đau của Irina: “Suốt đêm, Irina gục đầu vào vai tôi, vai và ngực áo sơ
mi của tôi đẫm nước mắt không khô” … “đôi môi sưng mọng lên vì nước mắt…đờ
đẫn như người mất trí”, “áp sát vào người tơi như chiếc lá dính vào cành, chỉ run rẩy
tồn thân khơng nói được nửa lời”; Nỗi đau của những đứa trẻ: “đứng chụm lại với

nhau, đôi vai rung rung như người bị lạnh”.
b. Trong chiến tranh
Anh thấu hiểu cảm giác ở hậu phương vì thế nên đã viết thư về nhà nói: “Mọi
sự đều ổn cả”, vì Andrey hiểu rằng “ở hậu phương đám đàn bà và trẻ em có dễ chịu
gì hơn đâu? Cả nước trơng đợi vào họ”, cịn trên chiến trường “anh là thằng đàn
ơng, anh là thằng lính, khi cần thiết phải chịu hết, phải gánh hết”. Anh luôn thường
trực nỗi nhớ vợ con tha thiết: Suốt năm tháng bị bắt làm tù binh, “đêm đêm Andrey
đều thầm nói chuyện với những người thân” thậm chí ln ân hận vì đã đẩy vợ ra 1
cách mạnh bạo và nặng lời lúc chia tay nhau ở ga tàu: “Đừng có mà nói gở Irina!
Phải chăng đó là những lời vĩnh biệt, em định liệm sống anh sao?”, “Cho đến chết,
cho đến giờ phút cuối cùng của cuộc đời tôi sẽ chết, nhưng tơi khơng thể tha thứ cho
mình về việc đã xơ vợ trong giờ phút đó”, “Tại sao lúc đấy lại xô nàng cơ chứ? Cho
đến nay, hễ sực nhớ lại là tim tôi cứ như bị một lưỡi dao cùn cứa đi cứa lại ...”
c. Sau chiến tranh
Andrey ám ảnh, đau đớn khi mất cả vợ lẫn con trong cuộc chiến tàn khốc. Lúc
chôn cất Anatoli “những giọt nước mắt dường như đã khô lại trong tim…làm tim đau
buốt”. Hầu như đêm nào cũng “chiêm bao thấy những người thân đã quá cố… Ở bên
kia hàng rào dây thép gai và chỉ vừa mới toan lấy tay đẩy dây thép gai thì vợ con lại
rời xa, cứ như là vụt tan biến mất... Ban đêm thức giấc thì cứ đầm đìa nước mắt”.
Ngồi ra cịn thể hiện qua tình u thương đối với cậu bé mà chính Andrey nhận ni
– Vania. Đó là sự quan tâm, để ý đứa bé từng chi tiết nhỏ nhất: “Một đứa bé như thế
mà cũng phải bắt đầu học thở dài ư! Liệu đó có phải là việc của nó khơng!?”. Tâm
hồn anh trở nên nhẹ nhàng và than thản khi quyết định “Tôi sẽ nhận cậu bé làm con
8


ni!”. Khi Vania bật khóc vì sung sướng khi Andrey nhận mình là bố của em, anh
cũng khơng nén được sự xúc động mà rơi nước mắt. Tình yêu đấy được thể hiện qua
sự chăm chút đối với con: Andrey tắm rửa cho đứa bé, dẫn nó ra quán cắt tóc, bế nó
vào giường đi ngủ, chạy ra cửa hàng mua quần áo mới cho con, cả áo pantô nữa. Tính

Andrey khơng thích ở cố định một chỗ, tuy nhiên anh dự tính sẽ tìm một chỗ ở cố
định khi Vania đến tuổi đi học.
1.3. Ý chí dũng cảm, kiên trì, giữ vững tinh thần và danh dự trong mọi hoàn
cảnh
Anh ra trận với ý thức sống chết để bảo vệ tổ quốc, hai lần bị thương ở chân và
tay; vết thương lành, anh lại cầm súng đánh giặc rồi bị bắt làm tù binh. Nhưng trước
khi bị bắt anh đã rất anh dũng, không sợ hiểm nguy, dù biết rằng sự sống và cái chết
lúc này chỉ gần nhau trong gang tấc nhưng anh vẫn quyết tâm lái xe tiếp đạn cho đồng
đội giữa lúc cuộc chiến đang diễn ra khốc liệt: “biết là thứ hàng này phải chở đi hết
sức thận trọng. Nhưng làm sao có thể thận trọng giữa lúc đồng chí mình đang chiến
đấu với hai tay không, khi đường bị hỏa lực pháo bắn chặn tứ bề”. Và khi anh “thấy
tất cả bên trái lẫn bên phải con đường đất, bộ binh ta đang chạy giữa cánh đồng mà
đạn cối của địch đã nổ lên giữa hàng ngũ của họ rồi…Tôi dận hết ga...”. “Cái dận
hết ga” ấy của anh cũng giống như tâm lực mà anh dành cho đồng đội của mình vậy.
Và cũng sau cái trận ấy, Sokolov đã rơi vào tay địch, bị đày đọa suốt hai năm
trong nhiều trại tập trung cùng với nhiều chiến sĩ khác với áo quần xơ xác, lao động
khổ sai, sống bằng xúp lõng bõng, bánh mì thì lẫn mạt cưa lại cịn bị bọn phát xít
đánh bằng những thanh sắt, thanh gỗ, thanh củi, đánh bằng báng súng, đấm bằng tay,
đạp bằng chân vô cùng dã man. Bọn chỉ huy trại đấm vào mặt, vào mũi tù binh cho
hộc máu ra; chúng gọi đó là trò “phòng bệnh cúm”. Chúng “sáng tạo” ra mọi cách
cực kỳ man rợ để đánh đập bắn giết tù binh. Đêm và ngày, lúc lao động khổ sai và lúc
bị nhốt sau hàng rào dây thép gai, Sokolov cũng như các tù binh khác bị cái chết bủa
vây, bị tử thần rình rập.“ hai năm làm tù binh chúng đã dẫn tơi đi chẳng cịn thiếu
chốn nào! Trong thời gian đó, tơi đã đi khắp nửa nước Đức... việc bắn giết đánh đập
anh em ta thì nơi nào cũng giống nơi nào...đấm bằng tay đạp bằng chân, đánh bằng
bất kỳ một thanh sắt nào vớ được, đó là chưa kể đến báng súng và những thanh củi
hay thanh gỗ khác…”, “ cịn về ăn uống thì nơi nào cũng giống nơi nào: lạng rưỡi
bột bánh tạp nham lẫn mạt cửa, và cả món canh củ cải lõng bỏng…”.
Dù bị hành hạ thân xác như thế nào đi nữa nhưng ý chí, tinh thần của một
người chiến sĩ ln được anh bảo vệ và nâng lên thành sức mạnh để anh có thể đứng

vững trước mọi thử thách ác liệt. Sokolov là một người không sợ trời không sợ đất,
luôn đấu tranh cho chính nghĩa, sống bằng lý tưởng bảo vệ đất nước thế nên anh đã
cương quyết giết chết một thằng phản bội “đừng hòng tao để cho mày phản bội chỉ
9


huy của mày”. Khơng những thế, anh cịn hiên ngang trước mũi súng của tên hung
thần Muynle – tên chỉ huy trại tập trung. Hay tự kìm chế sự đói khát khi đứng trước
bàn tiệc của lũ giặc, đàng hoàng uống rượu, khơng chỉ uống một cốc mà cịn uống nữa
để mừng cái chết của mình vì anh muốn “tỏ cho chúng, bọn chó đểu ấy, thấy rằng tuy
bị đói khát, tơi vẫn khơng chịu nghẹn họng vì miếng ăn của chúng thí cho, rằng tơi có
phẩn chất Nga, và niềm kiêu hãnh của mình…” và anh làm cho tên hùng thần Muynle
phải lấy làm khâm phục:“Mày là một thằng lính Nga chân chính. Tao cũng là lính và
tao trọng những địch thủ có khí tiết. Tao sẽ khơng bắn mày nữa”.
Khơng lâu sau đó, anh được giải tới thành phố Pốtxđam làm lái xe cho một tên
thiếu tá. Tuy sống trong cảnh tốt hơn, được ăn ngon hơn so với khi ở trai tập trung,
nhưng trái tim anh không lúc nào là khơng hướng về dân tộc mình. Anh đã lập mưu
tính kế bắt cóc tên thiếu tá cùng với tập hồ sơ của hắn về cho quân mình với sự mưu
trí được kết hợp với lịng dũng cảm, ý chí kiên cường trong mọi hồn cảnh của
anh: “tơi tìm được trong đống đổ nát một quả cân hai ki-lơ. Tơi lấy giẻ sạch bọc kĩ đề
phịng khi nện vào đầu hắn khỏi chảy máu; tôi nhặt được một dây điện trên đường
cái. Tất cả những gì cần thiết tôi cố chuẩn bị chu đáo và đem giấu dước gầm ghế ngồi
phía trước… tơi thấy một thằng hạ sĩ quan Đức say mềm đang vị tay vào tường để
bước đi. Tôi dừng xe lôi hắn vào khu nhà đổ nát, lột bộ quân phục, tước lấy mũ…, tôi
rút khẩu súng của hắn…đút vào túi mình…dùng dây điện thoại trịng vào cổ hắn,
buộc chặt vào cọc…” rồi “mặc đồ quân phục Đức, đội mũ ca-lô vào, xong rồi mở
máy cho xe chạy thẳng về phía đất đang rung chuyển, chiến sự đang triển khai”. Anh
không sợ nguy hiểm luôn muốn tiến lên phía trước bởi trong anh, trái tim của anh
không bao giờ thôi ngừng hướng về tổ quốc thân u của mình. Ngọn lửa của tình u
nước ln được thắp sáng trong anh và chưa bao giời tắt dứt.

1.4. Tình u đất nước nồng nàn, tình đồng chí đồng đội keo sơn gắn bó
Anh ln chê trách những kẻ yếu đuối, hay than và kể khổ: “Mặt trận không
cần những loại người như thế, ở đó khơng có mặt họ cũng đủ người đánh giặc rồi”.
Thậm chí đã giết chết một kẻ có ý định phản bội đồng chí của mình, sau khi bóp chết
kẻ phản bội, Andrey thấy “người khó chịu ghê gớm, muốn đi rửa tay quá chừng, cứ
như là mới bóp chết một lồi rắn độc nào đó, chứ khơng phải là một con người” ...
“lần đầu tiên trong đời, tơi đã giết người, mà đó lại là người mình. Nhưng sao hắn lại
là người mình được nhỉ? Hắn còn tồi tệ hơn cả người xa lạ nữa kia, hắn là kẻ phản
bội”. Anh trốn khỏi trại, chạy “về phía mặt trời” - nơi có “qn mình”. Mặt trời ẩn dụ
cho ánh sáng, là chân lí rực rỡ soi đường cho những con người Nga trở về với cách
mạng, về với tổ quốc. Điều đó thể hiện niềm tin và lòng trung thành của Andrey vào
cách mạng. Khơng bẻ gãy được ý chí của Andrey, Muynle tha chết và thưởng cho anh
“khúc bánh mì khơng to lắm và một miếng thịt mỡ”. Suy nghĩ đầu tiên của anh “Hắn
mà cho mình một phát vào đầu thì khơng mang được mấy món này về cho anh em”.
10


Về đến phòng giam, những thứ chiến lợi phẩm ấy được “chia đều cho tất cả” và “ai
cũng hài lòng”. Lòng yêu nước kết hợp cùng tinh thần sẻ chia, luôn nghĩ đến người
khác đã làm nên sức mạnh tập thể những con người Nga cao cả.
1.5. Con người bản lĩnh mạnh mẽ vượt qua nỗi đau và sự mất mát, tự làm chủ số
phận cuộc đời mình
a. Trước chiến tranh
Sau thời gian dạt tới Kuban kiếm sống, khi Andrey trở về, bố mẹ và em gái đã
chết đói hết. Andrey không gục ngã, anh bỏ lên thành phố làm cho một hợp tác xã
mộc, rồi làm thợ nguội, ít lâu sau anh lập gia đình với Irina. Sự kết nối bằng tình u
thương của một người “tứ cố vơ thân” và một cô gái mồ côi là một sự kết hợp mạnh
mẽ nhất để chống chọi lại với số phận. Andrey học và đam mê lái xe: “ngồi sau tay
lái thấy cuộc đời vui hơn”. Dù đau đớn nhưng vẫn trấn an vợ, khẳng định “anh đi rồi
anh sẽ lại về” trong buổi lên đường ra mặt trận.

b. Trong chiến tranh
Kể cả khi bỏ trốn, bị đánh đập, chó cắn tàn nhẫn “da thịt tơi tả từng mảnh” rồi
“bị nhốt vào xà lim riêng một tháng” nhưng Andrey “vẫn cứ sống và vẫn còn sống”.
Điều này thể hiện khát vọng sống để cịn có ngày kết nối với qn mình giúp cho con
người đứng vững trong mọi hồn cảnh khó khan. Andrey khơng chỉ mạnh về tinh thần
mà cịn mạnh mẽ về thể lực: “Dọc đường đoàn tù binh rơi rụng đi nhiều, người thì
chết do khơng đủ sức đi tiếp, người thì bị bọn Đức bắn chết. Sang đến trại B14-1 trại
tập trung trên đất Đức, đoàn người chỉ còn lại 57 trên tổng số 142 người lúc trước”.
Khơng cam chịu làm tù binh cho phát xít, Andrey ln trong ngóng trở về đơn vị, tìm
mọi cách và mọi cơ hội để trở về. Lần bỏ trốn thứ nhất thất bại, bị lính Đức thẳng tay
đánh đập rồi “xua chó vào xâu xé”, Andrey bị thương nặng “khắp người tôi thịt da tơi
tả, bọn chúng điều tôi về trại với thân hình đẫm máu…” nhưng vẫn khơng nản chí.
Lần bỏ trốn thứ hai, Andrey đã thành cơng và trở về được với đơn vị. Bọn Đức bắt
anh lái xe chở một tên thiếu tá kỹ sư, Andrey lấy được một tên hạ sỹ quan say rượu,
sau đó anh chuốc rượu cho tên thiếu tá say mèm, lấy cặp tài liệu của hắn và lái xe
vượt biên về với qn Nga.
1.6. Kết luận
Tầm vóc của Sokolov, của người lính Nga trong máu lửa được miêu tả một
cách chân thực, hào hùng làm cho tác phẩm “Số phận con người” mang vẻ đẹp một
“tiểu anh hùng ca”. Đó là khí phách anh hùng, gan gốc của người lính Xơ Viết trong
cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại. Sokolov chỉ là một người chiến sĩ bình thường mà lại
có một tình yêu nước, một ý chí sắt đá chống lại quân thù mạnh mẽ như thế. Nhưng
cũng chính cái vai trị bé nhỏ trong quân đội mà Sokolov có nhiều cơ hội để thể hiện
bản chất anh hùng của mình nhiều hơn. Với những chi tiết, tình tiết rất sống, rất điển
hình và chân thực, tác giả đã mơ tả mặt thật của chiến tranh, ca ngợi người lao động
11


bình thường trong cuộc đời, anh binh nhì trong máu lửa, người cha trong cuộc sống
phức tạp, nhiều khó khăn thời kỳ sau chiến tranh. Qua nhân vật, người đọc cảm nhận

được những ý tưởng sâu sắc mà Sholokhov gửi gắm qua kiệt tác này: Với lòng dũng
cảm mà con người vượt qua những thử thách chiến tranh; với lòng nhân ái có thể làm
dịu bớt nỗi đau mà chiến tranh gieo rắc, để lại. Đoạn trữ tình ngoại đề làm cho cảm
hứng nhân đạo thêm lung linh chói sáng.
2. Hình tượng Vania
- Nạn nhân của chiến tranh: lang thang, rách rưới, nhặt nhạnh kiếm ăn nơi hàng quán,
bạ đâu ngủ đấy.
- Cha chết trận, mẹ chết bom, không quê hương, khơng người thân thích
- Ngoại hình nhỏ bé, tội nghiệp nhưng ánh lên vẻ nhanh nhẹn, thông minh: “..một
thằng bé rách bươm như xơ mướp. Mặt mũi thì bê bết nước dưa hấu, lem luốc, bụi
bặm, bẩn như ma lem, đầu óc rối bù”, nhưng trái lại với vẻ tàn tạ của ngoại hình, cậu
bé lại có “cặp mắt- cứ như ngôi sao sáng ngời sau trận mưa đêm”.
-> Sự khốc liệt của chiến tranh và nỗi đau cùng cực của những thân phận con người
- Tính cách của em hồn nhiên, tha thiết luôn mong được nhận được tình yêu thương:
khi nghe Andrey nhận là bố mình, cậu bé đã “liền ôm ngay lấy cổ tôi, hôn tôi”, vui
sướng reo lên “Bố yêu quý! Con biết, con biết mà, thế nào bố cũng tìm được con! Con
mong đợi điều này đã lâu lắm rồi” và rồi đứa trẻ bật khóc.
-> Hình tượng nhân vật em bé Vania cũng chính là hình ảnh của trẻ em nước Nga Xơviết sau khi bước ra khỏi cuộc chiến. Đó là những đứa trẻ mồ cơi, bố mẹ đã mất vì
bom đạn, khơng một nơi nương tựa. Những đứa trẻ ấy cịn chưa cảm nhận được hết
nỗi đau của việc mất đi người thân, chưa biết lo sợ là thì đã phải một mình chống chọi
với cuộc đời đầy nghiệt ngã. Những số phận đáng thương ấy chỉ luôn muốn được yêu
thương, muốn được sống trong một gia đình, được đến trường và được ăn những bữa
ăn no, khơng cịn phải chịu cảnh đói rét đầu đường xó chợ nữa. Qua việc khắc họa
hình tượng nhân vật Vania, tác giả đau xót cho hoàn cảnh của những mầm non tương
lai của đất nước và thể hiện hy vọng rằng những đứa trẻ có chung số phận như Vania
ngồi kia cũng sẽ sớm tìm được một mái ấm che chở.
3. Hình ảnh phát xít Đức
- Độc ác, man rợ, vơ nhân tính:
12



+ Andrey bị thương, phải cố theo kịp đoàn người: “Có mười tay súng tiểu liên áp giải
họ. Một tên trong số bọn chúng tiến đến phía tơi và lập tức phang một bang súng vào
đầu tôi”…, “ Mọi người nói cho tơi biết hãy cố mà đi, cái chính là không được ngã,
nếu ngã chúng sẽ bắn ngay”, “Nếu có ai đó bị thương, yếu quá rớt xuống, bọn chúng
bắn tại chỗ”.
+ Lùa tù binh đi qua hơn một nửa nước Đức, “cảnh ở nước Đức mỗi nơi một khác,
nhưng dù ở đâu thì bọn chúng vẫn đối xử với chúng tôi giống nhau”.
+ Khi bắt được Andrey đang trên đường bỏ trốn, chúng hành hạ dã man và suỵt chó
cắn Andrey một cách nhẫn tâm, sau đó chúng nhốt anh vào xà lim riêng và bỏ mặc
đấy mặc dù cho Adrey bị thương rất nặng.
+ Cho tù binh ăn những thứ thiếu chất dinh dưỡng “Bữa ăn gồm 150 gam chất thay
thế bánh mì và súp lỗng. Nước sơi nơi có, nơi thì khơng. Trước chiến tranh tơi cân
nặng 86kg, đến năm 1944 cịn khơng hơn 50kg. Người tơi chỉ cịn da bọc xương”.
+ Đày đọa, bắt tù binh làm việc không ngừng nghỉ, mà hầu hết lại là cơng việc nặng.
- Ngạo nghễ, coi thường, tìm cách nhục mạ những người lính Nga:
+ Gọi Andrey đến và thử thách anh bằng trị tiêu khiển
+ Nói bằng giọng bề trên, xưng “mày-tao”
+ Hành động trịch thượng: “cười nhếch mép”, “Trước lúc chết, mày hãy uống vì
thắng lợi của chúng tao”
- Coi thường đạo Thiên Chúa:
+ Đưa tù binh đến ở dừng chân qua đêm tại nhà thờ bom nổ tốc mái
-> Hình ảnh “nhà thờ” - ngơi nhà của Chúa thể hiện phát xít Đức khơng chỉ lăng nhục
con người mà còn xúc phạm Chúa.
- Bê tha, đắm chìm trong rượu chè và các tệ nạn: Andrey đã lấy được bộ quân phục
của 1 tên hạ sĩ quan “say ngất ngưởng nằm trên phố”.
4. Hình tượng nhân vật Irina, Anatoli, bác sĩ, những đồng chí của Andrey – Hình
tượng con người Nga kiên cường bất khuất trong cuộc chiến
- Hình tượng nhân vật Irina :


13


+ Người phụ nữ hiền hậu, dịu dàng, nết na: “Tơi đi làm về mệt nhồi, đơi lúc gắt
gỏng. Nhưng dù tơi có nặng lời thơ lỗ, vợ tơi cũng không trả đũa, vẫn âu yếm dịu
dàng”.
+ Người vợ chịu thương chịu khó và yêu thương chồng con hết mực: Trong hồn
cảnh thiếu thốn, chiến tranh, cơ vẫn ln lo toan đầy đủ từng bữa ăn no cho gia đình.
+ Người vợ thấu hiểu chồng: Mỗi lần Adrey uống rượu say về, Irina khơng một lời
trách móc, khơng một tiếng kêu ca, chỉ nhẹ nhàng khuyên nhủ chồng vào buổi sáng
hôm sau.
+ Đau đớn, lo lắng khi tiễn chồng ra trận
-> Người đọc dễ dàng nhận thấy được vẻ đẹp của lòng thủy chung, nhân hậu, sự hy
sinh cho gia đình. Đồng thời, nhân vật cũng thể hiện sự đóng góp hết sức mình cho
cuộc chiến tranh nhân dân - người hội tụ đầy đủ những vẻ đẹp phụ nữ Nga lúc bấy
giờ. Một người phụ nữ không chỉ mang vẻ đẹp về ngoại hình mà cịn hội tụ cả vẻ đẹp
của phẩm chất tâm hồn đáng trân trọng. Nàng là người hội tụ nhiều phẩm chất tốt đẹp:
vẻ đẹp thủy chung nhân hậu, yêu chồng con và là người phụ nữ giàu đức hy sinh. Vẻ
đẹp thủy chung nhân hậu là vẻ đẹp cao quý nhất của người vợ Irina. Tình thương u
của nàng đã giúp cho Andrey có niềm tin yêu vào cuộc sống. Irina là hiện thân của
những truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Cơ mang trong mình cốt cách dân tộc
“cái tinh thần và phong cách thuần túy của dân tộc Nga”. Với hình tượng nhân vật
Irina, Sholokhov đã bộc lộ rõ quan điểm của mình về người phụ nữ đẹp chân chính.
- Hình tượng Anatoli:
+ Học giỏi tốn tới mức “báo chí trung ương đã viết về nó đấy”.
+ Là người kiên cường, mạnh mẽ và mang trong mình tinh thần yêu nước: Sau khi mẹ
và hai em gái mất trong cuộc dội bom, Anatoli nén nỗi đau và đề nghị để được ra mặt
trận. Sau đó cậu thanh niên “tốt nghiệp trường pháo binh, ra mặt trận và đeo hàm
Đại úy và đã được tặng thưởng sáu huân chương”.
+ Hy sinh trong ngày chiến thắng của dân tộc: “ Vào sang ngày 9/5, đúng vào ngày

chiến thắng, một tên xạ thủ tiểu liên Đức khốn khiếp đã cướp đi sinh mạng Anatoli
của tơi”.
➔ Hình tượng Anatoli đại diện cho lớp trẻ thanh niên Nga – những người thanh
niên giỏi giang, kiên cường, bất khuất, có lịng u nước nồng nàn và tinh thần
14


căm thù giặc sâu sắc. Anatoli cống hiến cả tuổi trẻ của mình sống trong thế
chiến II, mang sức trẻ, sự nhiệt huyết của mình cho Tổ quốc. Sự hy sinh của
Anatoli ngay trong ngày chiến thắng cũng là hình ảnh đại diện cho sự hy sinh
của những thanh niên trẻ đã mãi nằm xuống ở tuổi hai mươi. Từ đó, tác giả thể
hiện niềm đau xót, sự tiếc thương cũng như là sự khâm phục tinh thần quả cảm
của tác giả nói riêng và nhân dân Nga nói chung đối với các người anh hùng
“cánh chim bay không biết mệt mỏi”.
- Hình tượng bác sĩ và các đồng chí của Andrey:
+ Giúp đỡ nhau những lúc khó khăn:
• Khi Andrey bị đánh bằng báng súng tưởng chừng như đã gục ngã xuống, những
người đồng đội đã giúp đỡ Andrey, họ xốc nách và dìu anh ấy đi cùng, quyết
khơng để một đồng chí nào của mình nằm lại và bị bọn phát xít bắn chết.
• Trong đêm đầu tiên bị bắt làm tù binh, Andrey bị thương nặng, một đồng chí
bác sĩ trong nhóm tù binh đã qua hỏi han và nắn lại vai cho Andrey và tiếp tục
dò hỏi xem có ai bị thương nữa khơng.
+ Trân trọng, yêu thương lẫn nhau:
• Khi Andrey lấy được cặp tài liệu của một tên thiếu tá bên địch và chạy vượt
biên về để nộp cho đơn vị, đồng chí Trung đồn trưởng ơm chầm lấy anh và
nói: “Cảm ơn đồng chí, món q đồng chí mang về rất có giá trị… Cịn đồng
chí ngay ngày hơm nay phải vào viện qn y để điều trị, nghỉ ngơi. Sau đó
đồng chí sẽ được về thăm gia đình, cịn sau đó nữa thì trở lại đây với chúng
tơi”.
• Trong lễ truy điệu Anatoli, “những người đồng chí - những người bạn của

Anatoli lau nước mắt.
➔ Tình đồng chí, đồng đội được thể hiện ở tinh thần thương yêu, đùm bọc lẫn
nhau, cùng chung mục tiêu, lý tưởng chiến đấu cho hịa bình dân tộc, cho ấm
no, tự do, hạnh phúc của nhân dân. Những người lính Nga gắn bó với nhau như
anh em ruột thịt, “đồng cam, cộng khổ”, “chia ngọt, sẻ bùi”, đoàn kết giúp đỡ
lẫn nhau cùng tiến bộ, trưởng thành. Họ cùng nhau khắc phục khó khăn, gian
khổ, hồn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao trong mọi hoàn cảnh, luôn trung
thành với cách mạng, với nhân dân.

15


IV. Nghệ thuật
1. Nhan đề
Nhan đề “Số phận con người” là nhan đề giàu ý nghĩa và sức gợi. Trước hết
nhan đề đã góp phần hé mở về nội dung của tác phẩm, đó là hướng đến số phận bất
hạnh của những con người sau khói lửa của cuộc chiến tranh.
Gợi lên ý niệm về số phận con người khi đặt nhân vật hoàn cảnh bất đắc dĩ,
hoàn cảnh bất thường, địi hỏi con người phải tự vươn lên hồn cảnh. Hai con người,
hai số phận, Sokolov và bé Vania đều là nạn nhân của chiến tranh. Nhưng khi họ gắn
kết với nhau bằng quan hệ cha - con, dù đó chỉ là mối quan hệ giả, thì cả hai lại có
chung một số phận. Tính chất số phận xuất hiện như là một cách thức khái quát triết lí
bao hàm mọi số phận của những người khác. Điều đặc biệt ở đây là khi hai con người
đều bị bão tố chiến tranh thổi bạt một cách phũ phàng gặp nhau để tạo thành một số
phận mới thì số phận ở đây khơng phải là một định mệnh thần kì mà số phận đó do
chính con người tạo nên. Hiểu một cách sâu sắc, nhan đề Số phận con người đã cho
chúng ta cảm nhận được một chân lí: hạnh phúc là do con người nắm bắt, con người
tự tạo dựng lên.
2. Kiểu “truyện lồng truyện”, hai người kể chuyện (tác giả và nhân vật Andrey
Sokolov)

Tạo nên tính chân thực, khách quan, tạo ra một phương thức miêu tả lịch sử
mới: lịch sử trong mối quan hệ mật thiết với số phận cá nhân. Cách kể này gần giống
với cách kể truyện ngắn “Người trong bao” của Sekhov.
3. Bối cảnh
Bối cảnh để kể câu chuyện là nơi đợi thuyền sang sơng. Cịn bối cảnh truyện là
khơng gian rộng lớn: cuộc chiến tranh vệ quốc của người Nga và thân phận người lính
của người dân Nga thời hậu chiến. Sự tài nghệ của cách kể là không tập trung quá
nhiều vào chiến tranh nhưng người đọc vẫn cảm nhận được sự thảm khốc của nó.
Ngay cả khi tiếng súng đã im bặt thì nỗi đau thương, tàn phá của chiến tranh phát xít
vẫn hồnh hành. Số phận con người ở đây khơng hề là số ít. Nó được đặt trong sự soi
chiếu giữa hai khoảng thời gian và không gian chiến tranh và hồ bình. Những người
may mắn sống sót trở về cũng đâu có thể tìm được bình n, hạnh phúc. Chiến tranh
gây thương tích trên hình hài họ, huỷ diệt hết những người thân của họ, để lại duy
nhất họ đối diện với nỗi cơ đơn, hồi nhớ khơn nguôi. Lời kể của nhân vật tôi đã
16


khẳng định điều đó: “Tơi đã chơn trên đất người, đất Đức, niềm vui sướng và niềm hi
vọng cuối cùng của tôi; đại đội pháo đã nổ súng vĩnh biệt tiễn người chỉ huy của họ
tới nơi an nghĩ cuối cùng; trong người tơi như có cái gì đó vỡ tung ra”.
“Số phận con người” miêu tả một không gian “mùa xuân thanh bình” đầu tiên
sau chiến tranh với cơn gió ấm áp để bắt đầu cho câu chuyện cuộc đời người lái xe.
Cả một không gian rộng lớn mở ra trước mắt người đọc với hàng loạt các địa danh cụ
thể trải dài trên các đất nước khác nhau như: Cuban, Varonher, Poznan, Sacsoxia,
Rura, Rurxki, Beclin,… Không gian được mở rộng theo mỗi lời kể của Sokolov với
những địa danh có thực mang đến cảm giác tin cậy cho người đọc. Chiều không gian
được mở rộng tối đa, gắn với những địa điểm là những mốc thời gian cuộc đời nhân
vật cũng chính là mốc thời gian lịch sử. Tác phẩm như một sử thi thu nhỏ của dân tộc
Nga. Không gian trong tác phẩm như một biện pháp khắc họa con người, chiều không
gian tương ứng với bản chất và tầm vóc, tinh thần của con người: con người nhỏ bé,

cam chịu – không gian ngột ngạt, ngưng đọng; con người mang tầm vóc sử thi –
khơng gian trải dài theo thời gian.
4. Điểm nhìn
Trong “Số phận con người”, điểm nhìn của tác giả (người kể chuyện) trùng
khớp với điểm nhìn của nhân vật chính Sokolov. Suy nghĩ, nỗi lịng của Sokolov cũng
chính là suy nghĩ của tác giả: “Cái chính là ở đây phải biết kịp thời quay mặt đi. Cái
chính là đừng làm tổn thương trái tim em bé, đừng để cho em nhìn thấy những giọt
nước mắt đàn ơng hiếm hoi nóng bỏng lăn trên má anh”.
Nhân vật trung tâm đã kể về cuộc đời mình ở cả hai điểm nhìn: điểm nhìn “lúc
đó” song hành với sự kiện và điểm nhìn “bây giờ” từ ý thức về những kết cục của sự
kiện. Hai điểm nhìn này bổ sung cho nhau để người đọc vừa trực tiếp hịa mình vào
mạch kể, vừa có khoảng cách với câu chuyện để mà suy ngẫm.
Nhà văn để cho câu chuyện nằm trọn trong cuộc đối thoại giữa nhân vật “tơi” và
Sokolov. Như vậy, điểm nhìn trần thuật vừa mang tính chủ quan của người kể lại vừa
có tính khách quan của người đọc và điều này khiến người đọc buộc phải tham gia
vào câu chuyện với tư cách là đối tượng tham gia trực tiếp vào câu chuyện chứ không
đơn thuần chỉ là một người đọc cảm nhận câu chuyện qua văn bản.
5. Truyện kể theo ngôi thứ nhất, kết cấu theo trình tự thời gian.

17


Trong truyện có hai người kể chuyện: người kể - nhân vật và người kể - tác giả.
Sự luân phiên và bổ sung điểm nhìn trần thuật của hai nhân vật này đã giúp cho chất
trữ tình nhân vật và chất trữ tình tác giả hồ quyện với nhau, làm tăng sức hấp dẫn của
thiên truyện và niềm cảm thông của người đọc trước số phận con người.
Mỗi một giai đoạn và sự kiện trong cuộc đời Sokolov tuy hết sức nhỏ bé nhưng
nó lại ứng với một giai đoạn và sự kiện lớn lao trong lịch sử. Cả một khoảng thời gian
lịch sử trong cuộc đời nhân vật từ trước khi chiến tranh xảy ra, trong cuộc chiến và
đến lúc cuộc chiến tranh kết thúc đều khắc họa bằng các mốc thời gian cụ thể, rõ nét.

Chính vì vậy mà các nhà nghiên cứu gọi “Số phận con người” là “tiểu anh hùng ca”
của nước Nga.
6. Sáng tạo nhiều tình huống nghệ thuật, nhiều chi tiết, tình tiết để khám phá
chiều sâu tính cách nhân vật:
- Sáng tạo nhiều tình huống nghệ thuật, nhiều chi tiết, tình tiết để khám phá chiều sâu
tính cách nhân vật:
+ Nhân vật liên tiếp bị đặt vào những tình huống đầy sự khó khăn và nguy hiểm:
“Khơng biết đã có lúc nào các bạn thấy đôi mắt như bị phủ tro, chan chứa một nỗi
buồn thê thảm chết chóc, đến nỗi ta khơng dám nhìn chưa?”
“Trái tim tơi đã suy kiệt, đã chai sạn vì đau khổ…”, “những giọt nước mắt dường
như đã khơ lại trong tim...làm tim đau buốt”, “có khi tự nhiên nó nhói lên, thắt lại và
giữa ban ngày mà tối tăm mặt mũi…”.
“Hầu như đêm nào … cũng chiêm bao thấy nhưng người thân quá cố”, đêm nào thức
giấc gối “cũng ướt đẫm nước mắt”.
+ Suốt trong thời gian bị bắt làm tù binh, đêm đêm Sokolov đều thầm thì nói chuyện
với những người thân, nhưng hố ra anh “tồn nói chuyện với những người đã chết”,
anh q đau buồn đến mức khơng chấp nhận được hiện thực.
+ Tình huống Sokolov gặp bé Vania mang một ý nghĩa nhân đạo hết sức sâu sắc thể
hiện sự cao thượng của người lính sau chiến tranh. Họ khơng chỉ kiên cường dũng
cảm trong các trận đánh mà họ cịn có lịng cao thượng trong cuộc sống.

18


➔ Tác giả xây dựng hình tượng người chiến sĩ hồng quân Liên Xô sau chiến tranh
với những mất mát đau thương và cuộc gặp giữa Sokolov với Vania đã đem lại
một niềm vui nhỏ bé để bù đắp cho những mất mát đó.
7. Chất trữ tình:
“Số phận con người” mang đậm chất chất trữ tình sâu lắng. Nhà văn đã sáng
tạo ra hình thức tự sự độc đáo, sự xen kẽ nhịp nhàng giọng điệu của người kể chuyện

(tác giả và nhân vật chính), tăng cường tối đa cảm xúc, suy nghĩ và những liên tưởng
phong phú cho người đọc. Đặc biệt ở trong lời ngoại đề cuối tác phẩm, khi nhìn theo
những con người “đã trở thành thân thiết ấy”, tác giả cũng chính là người kể chuyện
đến đây khơng thể giữ được vai trị của một người nghe và kể lại khách quan nữa mà
cảm hứng trữ tình đã khơng kìm nén được trào dâng lên đầu ngọn bút: “Hai con
người côi cút, hai hạt cát đã bị sức mạnh phũ phàng của bão tố chiến tranh thổi bạt
tới những miền xa lạ...Cái gì đang chờ đón họ ở phía trước? Tự nhiên tơi muốn nghĩ
rằng con người Nga đó là người có ý chí kiên cường khơng gì bẻ gãy được, và sống
bên cạnh bố, chú bé kia một khi đã lớn lên sẽ có thể đương đầu với mọi thử thách, sẽ
vượt qua mọi chướng ngại trên đường, nếu như Tổ quốc kêu gọi”. Lời ngoại đề đã thể
hiện rất sâu sắc chất trữ tình cua văn bản, đó khơng chỉ là lời văn tiếp tục câu chuyện
mà còn bộc lộ trực tiếp suy tư, trăn trở, tình cảm của nhà văn, chứa đựng nhiều ý
nghĩa sâu sắc:
+ Lên án chiến tranh phi nghĩa và sức mạnh phũ phàng của nó. Đồng thời bày
tỏ sự khâm phục và tin tưởng của nhà văn trước tính cách Nga kiên cường, bất khuất
và nhân hậu.
+ Sholokhov thông báo trước mn vàn khó khăn và trở ngại mà con người
phải vượt qua trên con đường vươn tới tương lai và hạnh phúc. Ơng có một niềm tin
bất diệt rằng “con người có thể vượt qua bất hạnh bằng tình u thương và lịng nhân
ái”. Tác giả đã bày tỏ sự tin tưởng vào tương lai của nước Nga qua thế hệ của bé
Vania.
+ Khẳng định rõ ràng quan điểm nghệ thuật của Sholokhov: Người nghệ sĩ
không thể thờ ơ, lạnh lùng khi sáng tạo. Khi đứng trước số phận trớ trêu, bi thảm của
con người, nhà văn cũng đã để lộ sự thấu hiểu, đồng cảm và nhân hậu của mình.
Lời trữ tình ngoại đề ở cuối tác phẩm đã nói lên những điều đầy thực tế, đó là xã hội
cần quan tâm hơn tới số phận của những người “đã chiến đấu vì Tổ quốc”.
8. Âm hưởng sử thi:
Âm hưởng sử thi đã xuất hiện xuyên suốt tác phẩm, đặc biệt càng rõ nét ở đầu
và cuối tác phẩm. Điều này được thể hiện ở đoạn Andrey nhớ lại thời gian bị bắt làm
tù binh, đêm đêm anh vẫn thầm nói chuyện với những người thân. Khơng phải vơ

tình, thời gian bị giam hãm của Andrey trùng với thời gian anh mất vợ và các con gái.
19


Mơ hình cốt truyện “phục sinh từ cõi chết” cổ xưa sống lại trong tác phẩm đặt lại vấn
đề từ bình diện bi kịch sang bình diện sử thi. Đồng thời còn được thể hiện ở lời ngoại
đề cuối tác phẩm. Câu chuyện của Andrey đọng lại ở một nốt trầm đau xót: hầu như
đêm nào anh cũng “chiêm bao thấy những người thân đã quá cố... Ở bên kia hàng
rào dây thép gai và chỉ vừa mới toan lấy tay đẩy dây thép gai thì vợ con lại rời xa, cứ
như là vụt tan biến mất...”. Tuy nhiên tác phẩm không kết thúc ở nốt trầm bi kịch ấy
mà đến cuối tác phẩm lại tái hiện cảnh mùa xuân, dịng sơng, con đường... Lúc này
mạch truyện đã chuyển về với âm hưởng sử thi.
Bằng cách để người kể bộc lộ trực tiếp suy nghĩ, tâm tư, tình cảm của mình, tác
giả đã biến một câu chuyện bi thương thành bản tình ca bất diệt về tình người và đạo
lí làm người trên thế gian. Lần này thì đến chính người kể cũng phải rơi lệ: “Không,
không phải những người đứng tuổi đã bạc đầu trong chiến tranh chỉ khóc trong chiêm
bao đâu. Họ cũng khóc trong thực tại đấy”. Câu văn trên đã cho thấy rất rõ tình cảnh
của những con người bước ra từ chiến tranh đầy đau thương và cũng chính là phản
ánh cuộc sống con người đương thời.
Tính chất anh hùng ca của một văn bản nghệ thuật bao giờ cũng được đặt trên
cảm hứng ngợi ca và đề cao ý thức cộng đồng, thêm vào đó là thái độ xem nhẹ cái
chết của nhân vật lí tưởng. Trong “Số phận con người” nhân vật lí tưởng là Sokolov,
nhân vật này được tác giả khắc tạc trên bức phù điêu của những chiến công lẫy lừng chiến công của một chiến sĩ Hồng quân Nga kiên cường, những chiến thắng của
Sokolov chính là tính chất sử thi của tác phẩm, qua đó tác giả muốn phản ánh những
cuộc chiến ở xã hội lúc bấy giờ. Văn bản khơng chỉ khắc hoạ nhân vật với những nét
tính cách anh hùng đó, vẻ đẹp người anh hùng chiến trận mà còn làm nổi bật vẻ đẹp
của nhân vật trong chính cuộc sống đời thường.
Phẩm chất nữa của người anh hùng sử thi là không sợ cái chết. Sokolov đã
chứng tỏ được bản lĩnh này khi ở ngoài mặt trận và khi bị bắt làm tù binh, đối diện
với viên sĩ quan Đức. Quay về với cuộc sống đời thường, Sokolov vẫn giữ được phẩm

chất cao q đó.
9. Ngơn ngữ
Ngôn ngữ trong tác phẩm rất giản dị, ngắn gọn và chân thành, chính điều này
đã giúp người kể (Sokolov) bộc lộ tâm hồn đau khổ tột cùng nhưng đầy cương nghị,
dũng cảm và nhân hậu. Chẳng hạn trong lời tâm sự, anh vừa nói với người nghe, vừa
nói với chính mình, vừa tự thuật và nói về cảm giác của chính mình: “Về đâu bây
giờ? Chẳng lẽ lại về Voronezh?”. Ngôn ngữ trong tác phẩm cũng như lời tự nói mang
âm điệu rất gần với cuộc sống thực tế.
10. Xây dựng hình tượng nhân vật
Khi miêu tả nhân vật trung tâm Sokolov, Sholokhov sẽ miêu tả thông qua nét
đặc tả chân dung, chú ý vào một vài đặc điểm nổi bật để lột tả được cả diện mạo của
20


nhân vật, đó là những nét tinh anh nhất, ấn tượng nhất: đôi bàn tay “to lớn đen sạm”,
cặp mắt “như bị phủ tro, chan chứa một nỗi buồn thê thảm, chết chóc”. Chỉ bằng
những nét tiêu biểu nhất mà Sholokhov đưa vào đã hình dung ra nhân vật với những
nét tính cách và đặc điểm riêng biệt.
Nhân vật trung tâm đơi khi tự miêu tả chính mình và bộc lộ nhân cách thông
qua các cuộc đối thoại với những nhân vật khác cũng như trong chính cách cư xử với
sự việc được chính anh ta kể lại.
11. Độc thoại nội tâm
Tác giả thường xuyên sử dụng độc thoại nội tâm trong quá trình nhân vật kể lại
câu chuyện cuộc đời mình. Các lời độc thoại này làm cho câu chuyện thêm chân thực,
người đọc dễ dàng cảm nhận và bị cuốn theo cảm xúc của nhân vật. Chẳng hạn, khi bị
gọi lên gặp trưởng trại, vừa đi Andrey vừa nghĩ: “Lần này chắc xong phim rồi Andrey
Socolov ạ, tù nhân số 311. Tội nghiệp cho Irina và các con tơi”. Suy nghĩ về cái chết
vừa l lên thì ngay lập tức Andrey nhớ về gia đình mình, lo lắng cho họ và cả sự thất
vọng vì có lẽ khơng thể trở về để gặp họ.
Sau đó, khi bị trại trưởng uy hiếp phải ăn mừng vì thắng lượi của quân Đức, anh

lại nghĩ: “Làm một người lính Nga như tơi mà lại uống vì thắng lợi của kẻ thù ư?
Mày khơng thể muốn điều gì khác hơn thế sao, hở tên trưởng trại?” Rồi khi gặp
Vania, anh lại bất ngờ vì: “Một đứa bé như thế mà cũng phải bắt đầu học thở dài ư?
Liệu đó có phải là việc của nó khơng?”, để rồi đi đến quyết định “Tôi sẽ nhận cậu bé
làm con nuôi!” Lập tức “tâm hồn tôi nhẹ nhàng và thanh thản ra”.
12. Nghệ thuật tương phản
Ngoài ra, bút pháp tương phản cũng được nhà văn vận dụng một cách triệt để:
- Hình tượng nhân vật Andrey Sokolov trước, trong và sau chiến tranh: Trước chiến
tranh thì vui vẻ, lạc quan, yêu đời và rất mực u gia đình. Trong chiến tranh anh là
người lính dũng cảm, kiên cường. Nhưng sau chiến tranh thì lại là người có “đơi mắt
như bị phủ tro, chan chứa một nỗi buồn thê thảm chết chóc, đến nỗi ta khơng dám
nhìn”. Nếu trước chiến tranh anh là một người hết lịng vì gia đình sau khi có con thì
hâu như không tụ tập bạn bè mà làm được bao nhiêu tiền thì mang hết về nhà, thỉnh
thoảng cuối tuần mới uống một vại bia, thì sau chiến tranh, mất tất cả, anh chìm trong
những cơn say.
- Hình tượng nhân vật Andrey Sokolov và cậu bé Vania: một người đại diện cho lớp
người trước đã kinh qua chiến tranh, qua bao gian khó với “đơi mắt như bị phủ tro”,
“bàn tay to tướng đen sạm”; một người đại diện cho thế hệ tương lai với biết bao hy
vọng và hứa hẹn.
21


- Hình ảnh Hồng qn và phát xít: một bên kiên cường chiến đấu quên mình vì Tổ
quốc, một bên độc ác, man rợ đến tột cùng vì chiến tranh phi nghĩa và hành động tra
tấn tù binh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Cao học Văn, “Số phận con người” và “Nỗi buồn chiến tranh” dưới góc nhìn so
sánh, />2. Trần Thị Hạnh Ngôn, Luận văn tốt nghiệp, Tác phẩm “Số phận con người” M.A.
Sholokhov, 2011

3. Đỗ Hải Phong (Chủ biên) - Hà Thị Hịa, Giáo trình Văn học Nga, NXB. Giáo dục
Việt Nam
4. Thanh Thảo, Shokolov – một cuộc đời gắn với thăng trầm của lịch sử,
/>
22



×