Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Phương pháp tổ chức sản xuất theo dây chuyền, những ưu điểm và điều kiện áp dụng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.81 KB, 13 trang )

Tiểu luận tổ chức quản lý Đoàn Thanh Đức
LỜIMỞĐẦU
ừ sau đại hội đảng lần thứ VI Đảng và Nhà Nước ta đã chủ trương chuyển
đổi nền kinh tế từ cơ chế quản lý theo kế hoạch hoá tập trung sang nền
kinh tế quản lý theo cơ chế thị trường với sự tham gia của nhiều thành phần kinh
tế có sự quản lý vĩ mô của nhà quản lý theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
T
Ngày nay nền kinh tế thị trường cũng tạo ra nhiều cơ hội mới nhưng đồng
thời cũng có những thách thức lớn tác động trực tiếp tới các doanh nghiệp. Mặt
khác, chúng ta có thể khai thác lợi thế về công nghệ, đẩy nhanh tốc độ sản xuất
đểđáp ứng được mọi nhu cầu cho xã hội, buộc các doanh nghiệp phải cạnh tranh
quyết liệt trên thị trường trong nước và quốc tế. Do đó các doanh nghiệp muốn
tồn tại và phát triển, không còn cách nào khác là phải phấn đấu nâng cao chất
lượng và hạ giá thành sản phẩm. Điều này cũng đồng nghĩa với việc doanh
nghiệp phải có một phương pháp tổ chức sản xuất thích hợp nhất để tạo cho
doanh nghiệp đó luôn luôn phát triển.
Chính vì những lý do trên, em đã nghiên cứu đề tài: “Phương pháp tổ chức
sản xuất theo dây chuyền, những ưu điểm vàđiều kiện áp dụng”
Nội dung của đề tài bao gồm:
I. Khái niệm cơ bản của tổ chức sản xuất
Các phương pháp tổ chức sản xuất
II. Phạm vi ứng dụng của phương pháp tổ chức theo dây chuyền
Em xin chân thành cảm ơn thầy: Phạm Văn Minhđã hướng dẫn em bài
viết này. Do trình độ có hạn, em kính mong nhận được sự góp ý của các thầy cô
giáo và các bạn để bài viết của em được hoàn thiện hơn ./.
Em xin chân thành cảm ơn!
1
Tiểu luận tổ chức quản lý Đoàn Thanh Đức
NỘIDUNG
I. KHÁINIỆMCƠBẢNCỦATỔCHỨCSẢNXUẤT
1. Khái niệm


Tổ chức sản xuất là sự bố trí các công đoạn, các khâu trong cả dây chuyền
nhằm thực hiện chu trình kinh doanh từ “đầu vào” đến “đầu ra”.
Kết quả của quá trình này hình thành các nơi làm việc, các phân xưởng và
các bộ phận phục vụ sản xuất hoặc dịch vụ và dây chuyền sản xuất. Tổ chức sản
xuất có quan hệ chặt chẽ với loại hình sản xuất, chiến lược kinh doanh, phương
tiện, thiết bị, nhà xưởng sẵn có của mỗi doanh nghiệp.
2. Những yêu cầu của tổ chức sản xuất
Do tính phức tạp của tổ chức sản xuất cùng với những trở ngại về công
nghệ, tổ chức trong quá trình tổ chức sản xuất để thiết kế phương án tổ chức
thích hợp với lĩnh vực kinh doanh vàđiều kiện cụ thể của từng các doanh nghiệp.
Chính vì thế, cần phải đảm bảo những yêu cầu sau:
- Tính hiệu quả của hoạt động sản xuất.
- Thích hợp với đặc điểm thiết kế của sản phẩm và dịch vụ.
- An toàn cho người lao động.
- Phù hợp với khối lượng sản phẩm sản xuất.
- Thích ứng với môi trường sản xuất bao gồm cả môi trường bên trong và
bên ngoài của doanh nghiệp.
- Đáp ứng những đòi hỏi của công nghệ và phương pháp chế biến.
3. Ý nghĩa của tổ chức sản xuất
Tổ chức sản xuất cóý nghĩa rất quan trọng. Nóđược xây dựng trên cơ sở
những lí do chủ yếu sau:
- Tổ chức đúng sẽ tạo ra năng suất, chất lượng cao, tốc độ sản xuất nhanh,
tận dụng và huy động tối đa các nguồn lực vật chất vào sản xuất.
- Tổ chức sản xuất ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽđến chi phí và hiệu quả
của hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Tổ chức sản xuất đòi hỏi có sự nỗ lực vàđầu tư rất lớn về sức lực và tài
chính.
- Đây là một vấn đề dài hạn mà sai lầm sẽ khó khắc phục hoặc rất tốn kém.
2
Tiểu luận tổ chức quản lý Đoàn Thanh Đức

II. CÁCPHƯƠNGPHÁPTỔCHỨCSẢNXUẤT
1. Các phương pháp
a. Theo dây chuyền
Tổ chức sản xuất theo dây chuyền có hiệu quả nhất đối với loại hình sản
xuất lặp lại, thường được sử dụng để thiết lập luồng sản xuất sản phẩm thông
suốt, nhịp nhàng, khối lượng lớn. Mỗi đơn vịđầu ra đòi hỏi cùng một trình tự các
thao tác từđầu đến cuối. Các nơi làm việc và thiết bị thường được bố trí thành
dòng nhằm thực hiện đúng trình tự các bước công việc đãđược chuyên môn hoá
và tiểu chuẩn hoá, có khả năng sắp xếp quá trình tương ứng với những đòi hỏi
về công nghệ chế biến sản phẩm. Máy móc, thiết bị chế biến có thể sắp đặt theo
một đường cốđịnh như các băng tải để nối liền giữa các hoạt động tác nghiệp
với nhau, hình thành các dây chuyền. Căn cứ vào tính chất của quá trình sản
xuất, đường di chuyển của nguyên liệu, bán thành phẩm và sản phẩm, người ta
chia thành dây chuyền sản xuất hoặc lắp ráp.
Dây chuyền sản xuất có thểđược bố trí theo đường thẳng hoặc đường chũ
U. Có thể biểu diễn như sơđồ sau:
Sơđồ tổ chức theo đường thẳng
.
Sơđồ bố trí hình chữ U
Sản
phẩm
hoàn
chỉnh
.......
3
Nơi
làm
việc
1
Nơi

làm
việc
2
Nơi
Làm
Việc
3
Nơi
làm
việc
n
2
3
1
4
8 7 6
9 5
Tiểu luận tổ chức quản lý Đoàn Thanh Đức
* Những ưu điểm của tổ chức sản xuất theo dây chuyền
- Tốc độ sản xuất sản phẩm nhanh.
- Chi phíđơn vị sản phẩm thấp.
- Chuyền môn hoá lao động, giảm chi phí, thời gian đào tạo và tăng năng
xuất.
- Việc di chuyển của nguyên liệu và sản phẩm dễ dàng.
- Mức độ sử dụng thiết bị và lao động cao.
- Hình thành thói quen, kinh nghiệm và có lịch trình sản xuất ổn định.
- Dễ dàng hơn trong hạch toán, kiểm tra chất lượng, dự trữ và khả năng
kiểm soát hoạt động sản xuất cao.
* Những hạn chế:
- Hệ thống sản xuất không linh hoạt với những thay đổi về khối lượng sản

phẩm, thiết kế sản phẩm và quá trình.
- Hệ thống sản xuất có thể bị ngừng khi có một công đoạn bị trục trặc.
- Chi phí bảo dưỡng, duy trì máy móc thiết bị lớn.
- Không áp dụng được chếđộ khuyếnh khích cá nhân do tăng năng suất lao
động của một công nhân không có tác dụng thực tế.
b. Theo nhóm
Phương pháp sản xuất theo nhóm không thiết kế quy trình công nghệ, bố trí
thiết bị, máy móc, dụng cụđể sản xuất từng loại chi tiết cá biệt mà làm chung
cho cả nhóm, dựa vào các chi tiết tổng hợp đã lựa chọn. Phương pháp này bao
gồm những công việc sau:
- Tất cả chi tiết của các loại sản phẩm cần chế tạo, sau khi được tiêu chuẩn
hoá, được phân loại thành từng nhóm, căn cứ vào kết cấu, công nghệ
giống nhau, yếu cầu máy móc vàđồ gá lắp cùng loại.
- Lựa chọn chi tiết tổng hợp của nhóm. Chi tiết tổng hợp là chi tiết phức tạp
hơn và tổng hợp tất cả các yếu tố của các chi tiết khác trong cùng nhóm.
- Lập quy trình công nghệ cho nhóm hay là cho chi tiết tổng hợp đã chọn.
4
Tiểu luận tổ chức quản lý Đoàn Thanh Đức
- Tiến hành xây dựng định mức thời gian các bước công việc của chi tiết
tổng hợp.
- Thiết kế, chuẩn bị dụng cụ, đồ gá lắp cho cả nhóm và bố trí thiết bị, máy
móc để sản xuất.
* Hiệu quả của phương pháp tổ chức sản xuất theo nhóm
- Giảm bớt thời gian chuẩn bị về kỹ thuật.
- Giảm nhẹ công tác xây dựng mức kinh tế - kỹ thuật, kế hoạch vàđiều độ
sản xuất.
- Tạo điều kiện nâng cao loại hình sản xuất.
- Tạo điều kiện cải tổ chức lao động, nâng cao hệ số sử dụng đồ gá lắp và
nhờđó giảm chi phí hao mòn máy móc, giảm giá thành sản phẩm.
c. Đơn chiếc

Tổ chức sản xuất theo đơn chiếc là tổ chức chế biến sản phẩm từng chiếc
một hay theo từng đơn đặt hàng nhỏ. Sản phẩm chỉđược sản xuất một lần, không
lặp lại thì cũng không có chu kỳ nhất định, không dự tính trước. Phương pháp
này áp dụng trong các doanh nghiệp sản xuất máy móc hạng nặng như: đóng
tàu, sản xuất tuyếc bin lớn, máy cán thép....
Theo phương pháp này:
- Không lập quy trình công nghệ tỉ mỉ cho từng sản phẩm, mà chỉ quy định
những bước công việc chung (ví dụ: tiện, phay, bào, mài...)
- Tuỳ theo yêu cầu từng lúc mà giao nhiệm vụ cho các nơi làm việc.
- Máy móc thiết bịđược bố trí theo nguyên tắc công nghệ. Do đóđường đi
của sản phẩm thường dài và quanh co, sản phẩm dở dang nhiều và cần
thiết phải để ngay tại nơi làm việc.
- Đểđảm bảo yêu cầu kỹ thuật, thường phải đểđộ dung sai gia công lớn.
Chế phẩm sẽđược sửa chữa chính xác, đúng tiêu chuẩn kỹ thuật ở bộ phận
cuối cùng.
- Khi tiến hành sản xuất cũng như khi kiểm tra kỹ thuật phải dựa vào bản
vẽ riêng cho từng chế phẩm một.
5

×