Tải bản đầy đủ (.pdf) (43 trang)

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG và CHIẾN LƯỢC CÔNG TY COLOSA MILIKET MÔN QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC đại học UEH thầy Phương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 43 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG KINH DOANH UEH
KHOA QUẢN TRỊ

QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ
ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ CHIẾN
LƯỢC CỦA CƠNG TY COLUSA MILIKET

MÃ HỌC PHẦN: MAN502011
GIẢNG VIÊN:

ThS. Nguyễn Minh Bình Phương

TÊN SINH VIÊN: Phạm Thị Thủy Tiên
MÃ SINH VIÊN: 33211020400

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, 2022


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN .............................................................................................2
1.1. Giới thiệu doanh nghiệp ...................................................................................... 1
1.2. Tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi ....................................................................... 2
1.3. Lĩnh vực kinh doanh ............................................................................................2
1.4. Cơ cấu tổ chức ..................................................................................................... 5
CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG ..................................................................... 8
2.1. Tình hình kinh doanh .......................................................................................... 8
2.2. Thị trường ............................................................................................................ 9
2.3. Khách hàng .......................................................................................................... 9


CHƯƠNG 3 PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC .....................................................................10
3.1. Phân tích mơi trường bên trong .........................................................................10
3.1.1. Phân tích nguồn lực ................................................................................. 10
3.1.2. Phân tích nội bộ ....................................................................................... 12
3.1.3. Phân tích hoạt động chức năng ............................................................... 13
3.2. Phân tích mơi trường bên ngồi ........................................................................ 16
3.2.1. Phân tích mơi trường vĩ mơ .....................................................................16
3.2.2. Phân tích mơi trường tồn cầu ................................................................ 21
3.2.3. Phân tích mơi trường ngành .................................................................... 22
3.3. Phân tích cạnh tranh .......................................................................................... 25
3.4. Chiến lược dựa trên phân tích ........................................................................... 25
I


3.4.1. Định hướng phát triển của công ty ..........................................................25
3.4.2. Các ma trận phân tích ..............................................................................26
CHƯƠNG 4 ĐÁNH GIÁ ................................................................................................33
CHƯƠNG 5 ĐỀ XUẤT ................................................................................................. 35
TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................................35

II


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1 Bảng phân thích RBV

11

Bảng 3.2 Bảng so sánh tài chính của cơng ty qua các năm


13

Bảng 3.3 Ma trận hình ảnh cạnh tranh

25

Bảng 3.4 Kế hoạch 2022 và số liệu các năm trước

26

Bảng 3.5 Ma trận IFE

26

Bảng 3.6 Ma trận EFE

27

Bảng 3.7 Ma trận SPACE

28

Bảng 3.8 Ma trận QSPM

30

III


DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1 Hình ảnh cơng ty Colusa Miliket

1

Hình 1.2 Hình ảnh một số sản phẩm của cơng ty Colusa Miliket

3

Hình 2.1 Doanh thu và lợi nhuận sau thuế của Miliket

8

Hình 3.1 Xuất nhập khẩu và tỷ giá hối đối của Việt Nam giai đoạn 1995-2020 17
Hình 3.2 Phân loại lao động Việt Nam theo một số đặc điểm (2015)

18

Hình 3.3 Thị phần theo sản lượng của các doanh nghiệp mì ăn liền lớn tại Việt Nam
22
Hình 3.4 Mốt số loại mì nước ngồi cũng đang được ưa chuộng tại Việt Nam

23

Hình 3.5 Hình ảnh ma trận SPACE của MILIKET

29

IV



DANH MỤC VIẾT TẮT
PTSP: Phát triển sản phẩm
XDCB: Xây dựng cơ bản

V


1. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1.Giới thiệu doanh nghiệp
Tên công ty bằng tiếng Việt: CÔNG TY CỔ PHẦN LƯƠNG THỰC THỰC PHẨM
COLUSA - MILIKET
Tên quốc tế: COLUSA - MILIKET FOODSTUFF JOINT STOCK COMPANY
Tên công ty viết tắt: COMIFOOD.J.S.C.
Địa chỉ 1230 Kha Vạn Cân, Phường Linh Trung, Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ
Chí Minh, Việt Nam
Webiste: />Mã số thuế: 0304517551
Ngày hoạt động: 2006-08-23
Vốn điều lệ: 48.000.000.000
Năm 1972, công ty với tên gọi “Cơng ty sản xuất chế biến mì ăn liền FAFOCO” do
một nhà tư bản người Hoa thành lập, sản xuất mì ăn liền với dây chuyền sản xuất mì ba
vắt của Nhật. Sau ngày miền Nam giải phóng, cơng ty được nhà nước quản lí với tên
gọi “Xí nghiệp hợp doanh chế biến mì ăn liền SAFOCO”.
Sau nhiều lần bàn giao, sáp nhập và chuyển đổi, tháng 9 năm 2006, cơng ty chính thức
hoạt động theo hình thức cơng ty cổ phần với tên gọi là Công ty Cổ phần Lương thực
thực phẩm Colusa-Miliket.
Hình 1.1 Hình ảnh cơng ty Colusa Miliket

1



Hiện nay, ngồi các sản phẩm mì ăn liền truyền thống, sản phẩm công ty ngày càng
phong phú hơn nhờ bổ sung thêm các mặt hàng khác như bún, phở, hủ tíu, cháo ăn
liền .v.v…
Trụ sở chính: 1230 Kha Vạn Cân, Quận Thủ Đức, Hồ Chí Minh. Tổng diện tích mặt
bằng: 19.897 m2, diện tích xưởng là 9.025 m2, diện tích khu văn phịng là 10.000 m2.

1.2.Tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi
Chưa công bố

1.3.Lĩnh vực kinh doanh
Hoạt động chính thức của Cơng ty Cổ phần Lương thực thực phẩm Colusa-Miliket là
sản xuất các mặt hàng thực phẩm chế biến ăn liền. Trong đó, mì ăn liền là mặt hàng
chủ lực. Với một vài sản phẩm mì ăn liền truyền thống từ thuở ban đầu, đến nay sản
phẩm Colusa-Miliket đã được phát triển đa dạng hóa bao gồm trên 60 mặt hàng thực
phẩm chế biến các loại, nhằm đáp ứng tốt nhất cho nhu cầu của người tiêu dùng. Hiện
công ty đã và đang cung ứng cho thị trường trong nước và quốc tế các mặt hàng mì ăn
liền với nhiều mẫu mã, hương vị như Gà, Tơm, Bị v.v…
Ngồi các dịng mì ăn liền, sản phẩm của cơng ty ngày càng phong phú hơn với các
loại Miến, Bún, Phở, Hủ tiếu, Cháo ăn liền v.v… và các mặt hàng gia vị như : Nước
tương, Tương ớt, Bột canh v.v…
2


Hình 1.2 Hình ảnh một số sản phẩm của cơng ty Colusa Miliket

Mì kraft đen

Mì kraft trắng

Mì kraft trắng


Mì kraft đen

2 tơm (75g)

4 tơm (65g)

2 tơm (65g)

2 tơm (65g)

Mì Chay

Mì Xào Ăn Liền

Mì Chua Cay

Hủ Tiếu Nam Vangng

3


Phở Gà

Phở Gà Đặc Biệt

Phở Bò Ăn Liền

Phở Chay


Phở Bò Đặc Biệt

Phở Bò

Cháo Hương Vị Gà

Cháo Nấm

Cháo Thịt Kho Tiêu

Cháo

4


1.4. Cơ cấu tổ chức
Đại hội đồng cổ đơng

Phó Tổng giám đốc

Phịng
kế
hoạch
kinh
doanh

Phịng
thị
trường


Hội đồng quản trị

Ban kiểm sốt

Tổng giám đốc

Phó Tổng giám đốc

Phịng
tài
chính
kế tốn

Phịng
tổ chức
hành
chính

Phịng
cơng
nghệ và
PTSP

Phịng
kỹ thuật
đầu tư
XDCB

Phịng
quản lý

sản
xuất

Phân
xưởng
Đại hội đồng cổ đơng: là cơ quan có thẩm quyền quyết định cao nhất của cơng ty, có
các quyền và nhiệm vụ theo quy định tại Điều lệ Cơng ty, trong đó có quyền bầu, bãi
nhiệm thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát
Hội đồng Quản trị : thực hiện chức năng quản lí và kiểm tra, giám sát hoạt động của
công ty, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện nghị quyết, quyết định của Hội
đồng quản trị. Hội đồng ban hành cho Tổng Giám Đốc trực tiếp điều hành cơng ty.
Ban kiểm sốt: Thay mặt cho các cổ đơng kiểm sốt tồn bộ hoạt động của Cơng ty.
Ban kiểm sốt do Đại hội đồng cổ đơng bầu ra, có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp
pháp trong điều hành hoạt động kinh doanh và Báo cáo tài chính của Cơng ty
Ban Giám đốc: Gồm Tổng giám đốc, phó tổng giám đốc và Kế tốn trưởng

5


Tổng Giám Đốc có quyền hành cao nhất trong cơng ty, có nhiệm vụ tổ chức quản lí
điều hành sản xuất kinh doanh trong tồn cơng ty, phụ trách trực tiếp các phòng ban và
thi hành các nghị quyết, quyết định
Phó Tổng Giám Đốc và Kế tốn trưởng: điều hành một hoặc một số lĩnh vực của công
ty theo sự phân công và ủy nhiệm quản lý của Tổng giám đốc.
Phòng Kế hoạch Kinh Doanh: Chịu trách nhiệm phát triển bán hàng cho công ty, chú
trọng việc cung cấp hàng cũng như dịch vụ, làm các báo cáo cần thiết để Ban quản lý
có thể đưa ra phương hướng phát triển cho cơng ty.
Phịng Tổ chức hành chính: Quản lí toàn bộ nhân sự bao gồm tuyển dụng, đào tạo,
quy hoạch, chế độ cho nhân viên trong công ty, lưu giữ hồ sơ các hợp đồng lao động,
văn bản có liên quan, chăm lo đến đời sống của nhân viên trong cơng ty.

Phịng Tài chính kế tốn: Quản lí tồn bộ sổ sách giấy tờ, hạch toán các khoản thu chi,
thu hồi cơng nợ, làm cơng tác hoạch tốn và cố vấn giám đốc về tài chính, làm các báo
cáo liên quan đến tài chính của cơng ty. Đồng thời đề xuất các phương án, phương
hướng cải thiện tình hình tài chính của cơng ty.
Phịng Cơng nghệ và Phát triển sản phẩm: gồm có 4 tổ


Tổ phát triển sản phẩm mới: Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm,
nghiên cứu thị trường, cải tiến chất lượng sản phẩm, xâm nhậm thị trường cũng
như tìm kiếm nguồn nguyên liệu mới cho sản phẩm.



Tổ công nghệ: Kiểm tra chất lượng thành phẩm và bán thành phẩm.



Tổ kiểm nghiệm: Kiểm tra nguyên liệu đầu vào và sản phẩm đầu ra, kiểm tra các
chất lượng nguyên liệu trước và trong quá trình sản xuất.



Tổ mơi trường: Kiểm tra các nguồn chất thải từ nhà máy đạt tiêu chuẩn trước khi
thải ra môi trường, đảm bảo điều kiện vệ sinh tại nơi làm việc.

6


Phịng Thị trường: Nghiên cứu thị trường, phân tích và lên kế hoạch để xây dựng
chiến lượng marketing, hỗ trợ Ban quản lý trong việc quảng bá hình ảnh cơng ty trên

các phương tiện truyền thông nhằm nâng cao giá trị thương hiệu của Cơng ty.
Phịng Kĩ thuật & đầu tư xây dựng cơ bản: Thực hiện các công việc về cơ và điện
cho tồn cơng ty, bảo trì sữa chữa máy móc và nghiên cứu cải tiến các thiết bị trong
dây chuyền sản xuất. Kiểm tra phân tích đánh giá tài sản cố định cũ và đưa ra phương
án cải thiện.
Phòng Quản Lý Sản Xuất: Điều hành các hoạt động sản xuất và công nhân trong
phân xưởng sản xuất hàng hóa theo kế hoạch đã đề ra.

7


2. CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG
2.1. Tình hình kinh doanh
Thị trường tiêu dùng hiện đã có nhiều nhãn hiệu mì ăn liền mới, hiện đại hơn, thiết kế
sản phẩm phù hợp thị hiếu người dùng hơn nhưng mì ăn liền Miliket vẫn tồn tại trên thị
trường 50 năm qua.
Dựa vào báo cáo tài chính năm 2020, doanh thu thuần đạt hơn 611 tỷ đồng, giảm 11 tỷ
đồng tương đơng 1,7% so với năm 2019, lợi nhuận sau thuế giảm 10,5%, xuống còn
hơn 22 tỷ đồng, sản lượng bán ra giảm 2% so với năm 2019.
Hình 2.1 Doanh thu và lợi nhuận sau thuế của Miliket

Theo báo cáo tài chính năm 2021, doanh thu thuần là 574 tỷ đồng, giảm 40 tỷ đồng
tương ứng giảm khoảng 6,5% so với năm 2020, lợi nhuận gộp đạt 122 tỷ đồng, biên lợi
nhuận gộp là 21,3% thu hẹp lại so với mức 23% của năm 2020. Doanh thu tài chính đạt
7 tỷ đồng giảm 22% so với gần 9 tỷ đồng năm 2020. Tuy nhiên, dù doanh thu từ thị
trường trong nước giảm nhưng doanh thu từ nước ngoại lại tăng lên 23%, lợi nhuận
gộp cũng tăng 65% so với năm trước

8



Hiện tại, Tổng công ty Lương thực miền Nam chiếm 30,72% tương ứng 14,7 tỷ; Tổng
công ty thuốc lá Việt Nam chiếm 20% tương đương 9,6 tỷ, công ty dịch vụ và thương
mại Mesa chiếm 20,08% tương đương 9,6 tỷ; cịn lại là các cổ đơng khác. Cổ phiếu
CMN của cơng ty ít biến động.

2.2. Thị trường
Theo khảo sát của Nielsen Việt Nam, tỷ lệ tiêu thụ mì ăn liền trong dịch Covid 19 tăng
67%. Thị trường Việt Nam hiện đang có khoảng 50 doanh nghiệp sản xuất mì ăn liền
lớn nhỏ, trong đó Acecook, Masan và Asia Food là 3 doanh nghiệp đang chiếm 70%
thị phần, Miliket chiếm khoảng 5% thị phần. Ngoài ra, nhờ các ưu đãi về thuế, chính
sách mở cửa, các Hiệp định thương mai và các tổ chức thương mại mà Việt Nam tham
gia, ngày càng có nhiều thương hiệu quốc tế khác cũng đang thâm nhập vào thị trường
nội địa giúp thị trường Việt Nam ngày càng phong phú hơn, người tiêu dùng có đa
dạng sự lựa chọn cả về chủng loại hàng và giá cả.
Địa bàn kinh doanh của công ty:


Việt Nam: hệ thống nhà phân phối trên cả nước bao gồm các đại lý; tiểu thương tại
chợ, tiệm tạp hóa; hệ thống cửa hàng tiện lợi như Mini stop, Circle K; hệ thống
siêu thị lớn như Co.op mart, Vinmart, Lotte, Aeon, Big C v.v...



Nước ngoài: Mỹ, Nhật, Hàn, Khối Asean, v.v...

2.3. Khách hàng
Đối tượng khách hàng tiềm năng là rất rộng lớn, đa dạng bởi sự tiện lợi, ngon miệng và
giá thành rẻ của sản phẩm. Tuy nhiên Miliket đẩy mạnh ở mảng xuất khẩu sang các
nước như Mỹ, Nhật, Hàn v.v….Còn ở thị trường trong nước Miliket tập trung vào đối

tượng người tiêu dùng ở tầng lớp lao động thấp, các quán ăn, nhà hàng lớn nhỏ khắp
các tỉnh thành.

9


3. CHƯƠNG 3 PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC
3.1.Phân tích mơi trường bên trong
3.1.1.Phân tích nguồn lực
▪ Nguồn lực tài chính
Sức khỏe tài chính của cơng ty khá tốt khi ba cơng ty: Tổng công ty Lương thực miền
Nam, Tổng công ty thuốc lá Việt Nam; công ty dịch vụ và thương mại Mesa chiếm
70,8% cổ phần công ty. Theo báo cáo tài chính ghi nhận cơng ty khơng có khoản vay
ngân hàng và còn gửi dài hạn hơn 100 tỉ .
▪ Nguồn lực tổ chức
Tổng diện tích mặt bằng của cơng ty là 19.897m2, trong đó diện tích nhà xưởng là
9.025m2, diện tích khu vực văn phịng là 10.000m2. Khối văn phòng và khối sản xuất
nằm gần nhau, thuận lợi cho việc quản lý và trao đổi thông tin. Địa chỉ nằm tại 1230
Kha Vạn Cân, Quận Thủ Đức, Hồ Chí Minh, gần trục đường Phạm Văn Đồng - Xa lộ
Hà Nội - Quốc lộ 1A, cực kì thuận lợi cho việc vận chuyển nguyên liệu đầu vào lẫn
giao hàng hóa đi các tỉnh thành và cả xuất khẩu.
Công ty đã đầu tư các thiết bị, máy móc hiện đại, có thể kể đến dây chuyền đầu tư theo
công nghệ tiên tiến nhất của Nhật Bản và dây chuyền được các kĩ sư Việt Nam lắp ráp
theo công nghệ của Nhật bản hoạt động ln phiên với cơng suất 800.000 gói/2 ca/ngày
(năm 2014); thời gian khấu hao lâu hơn 30 năm.
▪ Uy tín thương hiệu
Với hơn 50 năm hoạt động trong ngành, cả công ty lẫn sản phẩm đều để lại dấu ấn cho
người tiêu dùng. Mạng lưới phân phối rộng khắp ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam với
trên 200 nhà phân phối. Ngồi ra, sản phẩm của cơng ty cũng đã được xuất khẩu ra
nhiều nước trên thế giới như Pháp, Úc, Mỹ, Đức, Nga v.v… Trong hai năm liền 2006

và 2007, thương hiệu Colusa-VN nằm trong danh sách 100 thương hiệu mạnh, 100
10


thương hiệu dẫn đầu đạt danh hiệu thương hiệu nổi tiếng tại Việt Nam do Nhà nước
cung cấp thông tin chính thức AC Niesein Việt Nam và văn phịng thương mại và công
nghiệp Việt Nam chứng nhận.
▪ Nguồn lực con người
Ban quản lý và đội ngũ công viên lâu năm nhiều kinh nghiệm, thường xuyên được đào
tạo bài bản. Khối công nhân được chia giờ làm theo ca giúp duy trì hoạt động 24/24
của nhà máy, chế độ lương thưởng tốt và công việc ổn định, điều kiện làm việc tốt
không gây ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động.
Công ty liên kết và làm việc với doanh nghiệp nước ngồi, từ đó hoc hỏi được các bí
quyết, được sử dụng thiết bị máy móc tối tân giúp nâng cao hiệu quả sản xuất, chất
lượng sản phẩm,
Bảng 3.1 Bảng phân thích RBV
Dễ bắt chước

Ngun
vào

liệu

Có khả năng bị bắt Khó bắt chước

Khơng thể bị bắt

chước

chước


đầu Cơng

nhân

lành Vị trí địa lí thuận Danh tiếng và uy

nghề, ban quản lí lợi, sắp xếp xưởng tín trong ngành
nhiều kinh nghiệm

làm việc khoa học

Tiền mặt, tài chính Liên kết với các Sự trung thành của Bản quyền về cơng
có thể bằng hoặc doanh nghiệp nước người lao động, sự thức sản phẩm
mạnh hơn

ngoài

lành nghề và kinh
nghiệm

Máy móc thiết bị Hệ thống nhà phân
nhập khẩu

phối rộng khắp
Các cổ đơng có
nguồn

tài


chính
11


mạnh

3.1.2.Phân tích nội bộ
Nhu cầu của khách hàng: giá thành rẻ, ngon, an toàn, đa dạng sản phẩm, dễ thực hiện,
thiết kế bắt mắt hợp thị hiếu người dùng.
Sản phẩm của đối thủ cạnh tranh, ví dụ như Acecook: giá thành nằm trong khoảng giá
người tiêu dùng có thể chấp nhận được, các sản phẩm có giá trị cảm quan lẫn chất
lượng sản phẩm tốt, để lại ấn tượng trong lịng người tiêu dùng, thiết kế bắt mắt. Cơng
ty thường xuyên đưa ra các dòng sản phẩm mới hợp thị hiếu của người dùng, như mì
trộn, mì ly, bún, phở ăn liền hoặc tiêu biểu là muối chấm Hảo Hảo dựa trên thói quen
ăn trái cây chấm muối của người Việt Nam. Thường xuyên có các chiến dịch
marketing dù đã chiếm lĩnh khoảng 50% thị phần. Công ty trở thành cơng ty cổ phần
vào năm 2008, trong đó cổ đơng Nhật chiếm 56,64%, cổ đông Hà Lan nắm 54,59% và
cổ đông Việt Nam duy nhất nắm khoảng 25%.
Sản phẩm của Miliket: nhắc đến Miliket người tiêu dùng nhớ đến hình ảnh gói mì bọc
bằng giấy kraft có in hình 2 con tơm. Từ hình ảnh này mà tất cả các sản phẩm mì ăn
liền khác đều được gọi bằng mì tơm. Giá thành rẻ, tuy đã đa dạng hóa sản phẩm nhưng
sản phẩm mới chưa để lại dấu ấn trong lịng người tiêu dùng.
Cơng nghệ sản xuất mì gói thì phần lớn là như nhau, khác biệt nằm ở gói gia vị và cách
thức marketing. Khâu phân phối còn nhiều hạn chế và định hướng phát triển không
thay đổi trong nhiều năm là những lí do khiến Miliket dậm chân tại chỗ và dần đánh
mất thị phần. Vốn điều lệ từ khi thành lập đến nay không được tăng thêm để có thêm
nguồn lực phát triển, cơ cấu cổ đơng không đổi, lợi nhuẫn mỗi năm chia các cổ đông
hết. Ngồi ra cơ cấu cổ đơng của cơng ty cũng là điểm khiến công ty chưa thể phát
triển hơn. 2 cổ đông lớn nhất chiếm hơn 50% cổ phần của Miliket là doanh nghiệp Nhà
nước. Vì là doanh nghiệp Nhà nước nên các rủi ro kinh doanh sẽ trở thành vấn đề lớn

khiến các kế hoạch dù tiềm năng cũng khó được thơng qua.
12


3.1.3.Phân tích hoạt động chức năng


Nhân lực:

Tổng số nhân viên tại công ty khoảng 500-600 người, bao gồm ban quản lý và công
nhân viên.
Tỷ lệ lao động thuộc trung cấp - cao đẳng - đại học và trên đại học là 19,5%, các trình
độ khác là 80,5%. Mức lương bình qn tăng dần, tính đến 2016 mức lương trung bình
là 7.000.000đ/người/tháng. Có các chế độ bảo hiểm xã hơi, bảo hiểm y tế, bảo hiểm
thất nghiệp, lương tháng thứ 13 theo quy định Nhà nước, các chế độ bảo hiểm tai nạn,
phụ cấp tiền ăn, hỗ trợ phúng điếu, mai táng cho công nhân. Hằng năm dựa vào kết quả
sản xuất kinh doanh sẽ trích lập Quỹ Phúc Lợi, thưởng tặng cho người lao động tốt,
người lao động có hồn cảnh khó khăn. Ngồi ra cịn các chế độ thưởng phong trào
khác như phát huy sáng kiến, cải tiến kĩ thuật, tiết kiệm nguyên nhiên vật liệu, thi đua
cá nhân - tâp thể. Cơng ty có kế hoạch xét chọn, bồi dưỡng, đào tạo và nâng cao trình
độ cho người lao động, tổ chức học nâng cao tay nghề cho công nhân kỹ thuật và tổ
chức xét nâng lương cho người lao động theo đúng quy định.


Tài chính
Bảng 3.2 Bảng so sánh tài chính của cơng ty qua các năm
Năm

2018


2019

2020

2021

Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp
dịch vụ

600

622

611

571

Giá vốn hàng bán

453

472

471

449

Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp
dịch vụ


146

150

141

122

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh

32

31

28

18

Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế

33

31

28

18

Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp


26

25

22

14
13


Vòng quay hàng tồn kho (vòng)

19,18

20,72

18,97

13,31

Vòng quay vốn chủ sở hữu (vòng)

4,48

4,49

4,31

4,05


Vòng quay tổng tài sản (vòng)

2,68

2,64

2,47

2,62

Tỷ số nợ trên tổng tài sản

39,85

42,45 43,0,2

45,03

Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu

66,26

73,75

75,5

81,93

Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản bình quân
ROAA (%)


11,51

10,52

8,94

5,64

Tỷ suất lợi nhuận trên vố chủ sở hữu bình
quân ROEA (%)

19,3

17,89

15,61

10,07

Từ 2018 đến 2021, doanh thu không tăng trưởng, đặc biệt năm 2021 giảm mạnh dù
dịch COVID 19 người tiêu dùng có xu hướng tích trữ lương thực nhiều hơn. Tỷ lệ giá
vốn hàng bán trên doanh thu thuần năm 2021 tăng cao hơn hẳn so với các năm trước.
Mức tăng trưởng lợi nhuận sau thuế ngày càng giảm. Tuy nhiên tỷ lệ nợ trên vốn chủ
sở hữu lẫn tỷ lệ nợ trên tổng tài sản tăng cho thấy cơng ty có đầu tư. ROEA và ROAA
giảm liên tục từ 2018 đến 2021. Từ đó cho thấy cơng ty hoạt động chưa có hiệu quả, sử
dụng nguồn tiền chưa hợp lí.
Tính đến 2020, quy mơ tài sản của Miliket đạt 250,8 tỷ, trong đó các khoản tiền và tiền
gửi chiếm 70,6% số tài sản, hồn tồn khơng sử dụng nợ vay.



Sản xuất

Ban quản lý sẽ lên kế hoạch sản xuất và kế hoạch đặt nguyên liệu sao cho kịp tiến độ
mà vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm và phù hợp với năng lực sản xuất của công ty.
Nguyên liệu đầu vào được kiểm tra đạt tiêu chuẩn mới sử dùng để sản xuất. Phần
nguyên liệu chưa sử dụng đến sẽ được lưu trữ ở phòng lưu trữ tiêu chuẩn riêng biệt,
không phải khu vực lưu trữ thành phầm. Thời gian lưu trữ nguyên liệu cũng rất ngắn
nhằm đảm bảo chất lượng nguyên liệu mà vẫn tối ưu chi phí.
Hệ thống sản xuất dây chuyền tự động từ khâu sơ chế đến khâu cho ra thành phẩm,
nhân viên nhà xưởng không cần thao tác quá nhiều. Công nhân làm việc theo ca ngày 14


ca đêm làm nên nhà xưởng có thể hoạt động 24/24. Trong thời gian chờ sản xuất đủ số
lượng, thành phẩm sẽ được lưu trữ ở phòng lưu trữ đạt tiêu chuẩn bảo quản, nhiệt độ,
không gian phù hợp cho việc lưu trữ lẫn vận chuyển ra xe, đảm bảo vệ sinh an tồn
thực phẩm. Cơng ty chỉ sản xuất theo đơn đặt hàng nên việc tồn kho rất ít và nhanh
chóng được giao đến tay các đại lí.
Các yếu tố trên vừa giúp tăng năng suất, đồng đều chất lượng sản phẩm, vừa giảm
thiểu chi phí mà cịn giúp cơng ty có thể đáp ứng cho khách hàng các sản phẩm tốt nhất
theo số lượng và thời gian khách hàng u cầu.
Tính đến 2014 nhà xưởng đã có năng suất 800.000 gói/2 ca/ngày.


Marketing

Sản phẩm của Miliket được người tiêu dùng nhớ đến nhất là mì gói giấy có in hình 2
con tơm. Cơng ty có phát triển thêm nhiều ngành hàng khác như bún, phở ăn liền, các
loai gia vị nhằm đa dạng hóa sản phẩm. Sản phẩm của công ty đến tay khách hàng chủ
yếu qua việc trưng bày sản phẩm trong siệu thị, tiệm tạp hóa hoặc bán cho các nhà

hàng, quán ăn.
So sánh với các doanh nghiệp cùng ngành khác, cơng ty hiện đang có mức giá bán lẻ
lẫn các chính sách cho hệ thống đại lý, khách hàng lâu năm tốt hơn so với các đối thủ
cùng ngành. Tuy nhiên rất ít khi có chương trình khuyến mãi, giảm giá cho người tiêu
dùng.
Việc tiếp thị chưa được chú trọng. Những năm gần đây hầu như khơng có chiến dịch
quảng bá thương hiệu sản phẩm nào. Chủ yếu tiếp cận người tiêu dùng thông qua việc
trưng bày sản phẩm tại các đại lý, hệ thống bán lẻ, nhà hàng qn ăn. Cơng ty cũng
khơng có dịng sản phẩm mới mang tính đột biến cho thấy việc không thực sự chú
trọng đầu tư cho mảng nghiên cứu và phát triển. Quy mô sản lượng tiêu thụ, doanh thu
của Công ty gần như không tăng trưởng trong 3 năm qua.

15


Ở thời điểm hiện tại, cái tên Miliket đã “lép vế” rõ rệt trong cuộc đua với các ông lớn
cùng ngành khi cuối năm 2021, Colusa - Miliket đã có năm suy giảm lợi nhuận thứ 3
liên tiếp.

3.2.Phân tích mơi trường bên ngồi
3.2.1.Phân tích mơi trường vĩ mơ
▪ Kinh tế
Khi dịch bệnh đã được kiểm soát, dự báo của các tổ chức quốc tế uy tín đều đánh giá
tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam có khả năng phục hồi ở trở lại ở mức khoảng 6%.
Quý I năm 2022 báo cáo của Tổng cục thống kê cho thấy GDP ước tính tăng 5,03% so
với cùng kì năm năm trước. Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,45%, đóng
góp 5,76% vào mức tăng trưởng chung, chiếm tỉ trọng 10,94%. Khu vực công nghiệp
và xây dựng tăng 6,38%, đóng góp 51,08%.
Tình trạng lạm phát tăng diễn ra trên toàn thế giới do ảnh hưởng bởi chiến tranh giữa
Nga và U-crai-na. Lạm phát cơ bản quý I/2022 tại Việt Nam tăng 0,81% so với bình

quân cùng kì năm 2021.
Từ 2011 đến nay cán cân thanh toán của Việt Nam gần như liên tục thặng dư, đặc biệt
năm 2018 cán cân thanh toán thặng dư kép ở cả cán cân vãng lai lẫn cán cân vốn và tài
chính. Có nhiều yếu tố góp phần cải thiện cán cân thanh tốn thanh toán quốc tế của
Việt Nam trong giai đoạn này nhưng nguyên nhân chính chính là sự thay đổi tư duy
trong việc xác định mục tiêu chủ yếu. Chuyển đổi sang tăng trưởng bền vững, ưu tiên
kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tăng trưởng hợp lý, bảo đảm an sinh xã hội,
xúc tiến cơ cấu lại kinh tế.
Cán cân thương mại hàng hóa liên tục xuất siêu từ 1,6 tỷ USD năm 2016 lên đến gần
20 tỷ USD năm 2020. Đây được xem là thành tích tốt trong việc xuất, nhập khẩu hàng
hóa, tạo điều kiện cán cân thanh toán giữ được trạng thái ổn định
Tỷ giá hối đoái
16


Hình 3.1 Xuất nhập khẩu và tỷ giá hối đối của Việt Nam giai đoạn 1995-2020

Ngân hàng Nhà nước đã có những điều chỉnh tỷ giá linh hoạt trong giai đoạn từ 2012 2020, từ đó thực hiện được các mục tiêu chính sách tỷ giá, đảm bảo thanh khoản ngoại
tệ của hệ thống ngân hàng, thúc đẩy xuất khẩu, hạn chế nhập siêu, kiềm chế lạm phát
và ổn định kinh tế vĩ mơ, tỷ giá ổn định hơn, ít biến động. Loại trừ những năm tăng đột
biến do lạm phát tăng thì trong cả giai đoạn 1995-2020 tỷ giá mỗi năm tăng khoảng từ
0% đến 3%, tỷ giá năm 2020 tăng bình quân so với mỗi năm khoảng 8%. Có thể thấy
tỷ giá từ 1995 - 2020 có xu hướng biến động tăng thuận chiều với xuất nhập khẩu,
nhưng tương đối ổn định hơn.
Tỷ lệ thất nghiệp được duy trì ở mức thấp, khoảng 1,2 triệu người trong độ tuổi lao
động, nam chiếm 48,3% và nữ chiếm 51,1%. Tỷ lệ thất nghiệp ở nông thôn là 2,2% và
thất nghiệp ở thành thị dưới 3,4%. Năm 2020, cả nước có 16,7 triệu người từ 15 tuổi
trở lên không tham gia hoạt động kinh tế, phần lớn là chưa được đào tạo chuyên môn
kỹ thuật, chứng tỏ rào cản tay nghề rất lớn của lực lượng lao động hiện nay. Ngoài ra
cịn các sinh viên tốt nghiệp đại học khơng tìm được việc làm, nhất là việc làm trong

các doanh nghiệp và khu vực chính thức.
Vì Covid 19 nên thu nhập bình quân của người lao động năm 2021 giảm so với 2020.
Thu nhập bình quân của lao động nam là 6,6 triệu/tháng, nữ là 4,7 triệu/tháng. Thu
17


nhập bình quân của lao động khu vực thành thị là 7 triệu, cao hơn với khu vực nông
thôn 1,4 lần .
▪ Xã hội
Tính đến 31.12.2021, dân số Việt Nam ước tính là 98,57 triệu người.
Tốc độ tăng dân số bình quân từ năm 2016 đến năm 2020 là 1,13%, trong đó dân số
thành thị tăng 3,1%; dân số nơng thơn tăng 0,1% vì sự di cư từ nơng thơn ra thành thị
tăng và xu thế đơ thị hóa. Tỷ số giới tính khi sinh có xu hướng tăng lên. Năm 2020, tỷ
số nam/100 nữ là khoảng 99,24, cụ thể hơn thành thị là 97,52; nông thôn là 100,24.
Tuổi thọ trung bình là 73,7 tuổi, trong đó nam giới là 71 tuổi, nữ giới là 76,4 tuổi.
Hình 3.2 Phân loại lao động Việt Nam theo một số đặc điểm (2015)

Tỷ lệ tham gia lao động năm 2020 đạt 68,1% tăng 0,4 điểm phần trăm so với quý trước.
Trình độ người lao động ở Việt Nam thấp, lao động được đào tạo có bằng cấp, chứng
chỉ có việc làm chỉ chiếm 22,3% và đặc biệt thấp ở khu vực nông thôn (14,3%).
Tỷ trọng lao động làm công ăn lương tiếp tục tăng nhanh. Tỷ trọng lao động có trình
độ đại học trở lên khác nhau đáng kể giữa các vùng miền, đơng nhất là ở Hà Nội và
thành phố Hồ Chí Minh. Tỷ trọng lao động tự làm và lao động gia đình chiếm tới
53,9%, cao hơn 1,2 lần so với tỷ trọng người làm công ăn lương.
18


▪ Chính trị
Hệ thống chính trị ở nước ta là một chỉnh thể thống nhất, gắn bó dưới sự lãnh đạo của
Đảng Cộng sản Việt Nam, vận hành theo cơ chế: Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý,

nhân dân làm chủ. Sự ổn định chính trị là điều kiện, là cơ sở vững chắc để Việt Nam
đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và tăng trưởng đồng đều. Việt Nam được các
nước bạn đánh giá cao về sự ổn định chính trị.
Tuy nhiên vẫn tồn tại một số tổ chức lợi dụng những hạn chế, yếu kém để chống phá
Đảng Cộng sản Việt Nam, dùng chiến tranh tâm lý, xuyên tạc đường lối, chủ trương
của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Từ đó lơi kéo, gây kích động nhân dân
nhằm gây ra sự bất ổn về chính trị.
Nhận rõ những hạn chế, yếu kém, Đảng, Nhà nước, Quốc hội đã ban hành nhiều chủ
trương, chính sách, giải pháp cụ thể để sửa chữa, khắc phục và xử lý, nhằm giữ vững
sự ổn định chính trị trong nước.
Hệ thống pháp luật của Việt Nam chưa đồng bộ, thiếu thống nhất, tính khả thi thấp,
chậm đi vào cuộc sống và cịn cần rà sốt, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp nhung đã
tương đối đầy đủ. Hiện đã có nhiều văn bản pháp luật có nội dung quy định đảm bảo
quyền lợi của người tiêu dùng, đặc biệt là ngành thực phẩm.
Luật bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng có quy định rõ về quyền lợi và nghĩa vụ của
người tiêu dùng, nghĩa vụ và trách nhiệm của nhà sản xuất, kinh doanh cũng như chế
tài xử phạt hành vi phạm pháp luật. Các cơ sở, doanh nghiêp sản xuất, kinh doanh thực
phẩm cần có giấy chứng nhận an toàn thực phẩm và thường xuyên bị kiểm tra bởi các
cơ quan chức năng. Tuy nhiên, vì lợi nhuận nên vẫn có nhiều doanh nghiệp, cơ sở chế
biến thực phẩm bẩn.
Chủ trương “Xây dựng và phát triển nền đối ngoại, ngoại giao Việt Nam hiện đại và
mang đậm bản sắc dân tộc”, Việt Nam hiện tích cực tham gia vào các tổ chức thương
mại cuốc tế, kí kết hiệp định thương mại tự do. Từ đó, các doanh nghiệp dễ dàng tiếp
cân với khoa học công nghệ tiên tiến của nước ngoài và mở rộng thị trường hơn.
19


×