Tải bản đầy đủ (.pdf) (48 trang)

BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ KINH DOANH NƯỚC SẠCH SÀI GÒN (SWIC)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.82 MB, 48 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
KHOA KỸ THUẬT XÂY DỰNG

---o---

BÁO CÁO
THỰC TẬP CÔNG NHÂN
Sinh viên thực hiện
Mã số sinh viên
Giảng viên hướng dẫn
Người hướng dẫn
Cơ quan thực tập

:
:
:
:
:

Nguyễn Dương Linh
2013627
TS. Trần Hải Yến
Huỳnh Thanh Lâm
Công ty cổ phần Đầu tư và
Kinh doanh nước sạch Sài Gòn

TPHCM, Ngày 26 tháng 07 năm 2022


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
KHOA KỸ THUẬT XÂY DỰNG

---o---

BÁO CÁO
THỰC TẬP CÔNG NHÂN
Sinh viên thực hiện
Mã số sinh viên
Giảng viên hướng dẫn
Người hướng dẫn
Cơ quan thực tập

:
:
:
:
:

Nguyễn Dương Linh
2013627
TS. Trần Hải Yến
Huỳnh Thanh Lâm
Công ty cổ phần Đầu tư và
Kinh doanh nước sạch Sài Gòn

TPHCM, Ngày 26 tháng 07 năm 2022

1



LỜI MỞ ĐẦU
“Là một kĩ sư ngành Quản lí nước đô thị trong tương lai cần phải nắm vững
những yếu tố về kĩ thuật, kết cấu hạ tầng, hệ thống xử lí và cấp thốt nước. Để có được
điều này thì chúng ta phải biết những cơng đoạn để làm sao quản lí nước và vận hành
nó như thế nào? Đó là nhiệm vụ của “Thực tập cơng nhân”. “Học đi đôi với hành, lý
thuyết phải kết hợp với thực tiễn” là một phương châm giáo dục bắt buộc nhằm cho mỗi
sinh viên chúng ta đi từ lý thuyết áp dụng vào thực tế công việc. Chỉ qua thực tiễn chúng
ta mới hiểu được một cách sâu sắc về lý thút. Nếu khơng qua thực tế thì với những
kiến thức đã học trong lý thuyết nhà trường chúng ta không thể xử lý một cách linh hoạt
trong công việc sau này. Qua đợt thực tập công nhân lần này đã giúp em hiểu được phần
nào công việc của người công nhân, giúp em có được cơ hội đầu tiên tiếp xúc với thực
tế công việc trong ngành như: Quản lý, vận hành, bảo dưỡng hệ thớng cấp thốt nước
đơ thị và vấn đề an toàn lao động trong ngành. Từ đó tích luỹ cho bản thân những kiến
thức nhất định cho cơng việc thực tế sau này của mình. Mặc dù thời gian thực tập chỉ có
3 tuần khơng phải là nhiều nhưng cũng đủ cho em hiểu được ít nhiều cơng việc của
ngành mình đang theo học, cảm thấy u nghề mà mình đã lựa chọn, thấy được những
khó khăn mà mình có thể gặp phải sau này.”

2


LỜI CẢM ƠN
Lời nói đầu tiên em xin chân thành cảm ơn thầy cô Bộ môn Giáo Vụ Khoa Xây
Dựng, công Ty Cổ Phần Đầu Tư Và Kinh Doanh Nước Sạch Sài Gòn (SWIC) đã tạo
điều kiện thuận lợi và hỗ trợ cho chúng em hồn thành khóa thực tập này. Xin cảm ơn
các anh chị trong Ban điều hành và Ban hóa nghiệm, đặc biệt là anh Huỳnh Thanh Lâm
người trực tiếp hướng dẫn tận tình và giúp đỡ chúng em trong suốt khoảng thời gian
thực tập tại Nhà máy.
Tuy khoảng thời gian thực tập tại Nhà máy khá ngắn nhưng đã mang đến cho

chúng em nhiều kiến thức, kinh nghiệm bổ ích, hiểu biết cơ cấu tổ chức, các nguyên lý,
quy trình xử lý nước cấp với các hóa chất cần thiết. Nhờ đó chúng em có thêm nhiều
kiến thức và củng cố lý thuyết được học từ phía nhà trường. Đây cũng là một cơ hội tớt
cho chúng em được tiếp xúc với phong cách làm việc chuyên nghiệp từ các anh chị trong
Nhà máy. Chính sự va chạm thực tế và những kinh nghiệm quý giá được tích luỹ này sẽ
giúp ích rất nhiều cho chúng em trong công việc ở tương lai.
Sau khoảng thời gian thực tập tại Nhà máy, chúng em đã tập trung, cớ gắng để
hồn thành tớt bài báo cáo này. Tuy nhiên khơng thể tránh khỏi những sai sót. Chúng
em rất mong nhận được sự góp ý và chỉ bảo tận tình từ q thầy cơ cũng như Nhà máy
để chúng em có thể khắc phục, sửa chữa và hồn thiện bài báo cáo tốt hơn.
Một lần nữa chúng em xin chân thành cám ơn sự hỗ trợ từ phía quý thầy cô và
Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Và Kinh Doanh Nước Sạch Sài Gịn (SWIC). Kính chúc Nhà
máy ngày càng phát triển, mở rộng quy mô hoạt động, phạm vi kinh doanh và đạt được
nhiều thành cơng. Kính chúc quý thầy cô và các anh chị trong Nhà máy sức khoẻ, hạnh
phúc và thành công trong cuộc sống.
EM XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN

3


MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU........................................................................................................2
LỜI CẢM ƠN........................................................................................................3
MỤC LỤC .............................................................................................................4
GIẤY XÁC NHẬN THỰC TẬP CƠNG NHÂN ................................................6
TĨM TẮT Q TRÌNH THỰC TẬP ................................................................7
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .....................................................................8
DANH MỤC HÌNH ẢNH ....................................................................................9
CHƯƠNG 0: MỞ ĐẦU ......................................................................................10

1. Đặt vấn đề ....................................................................................................10
2. Mục đích đợt thực tập ................................................................................10
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP ..................................11
1.1 Tổng công ty cấp nước Sài Gòn (SAWACO) .........................................11
1.2 Nhà máy nước Thủ Đức III .....................................................................12
1.2.1 Thông tin chung về nhà máy ............................................................12
1.2.2 Sơ đồ tổ chức Nhà máy nước Thủ Đức III ......................................14
1.2.3 Chức năng và nhiệm vụ của Nhà máy nước Thủ Đức III ..............14
CHƯƠNG 2: QUY TRÌNH CƠNG NGHỆ XỬ LÍ NƯỚC CẤP TỪ SÔNG
ĐỒNG NAI CỦA NHÀ MÁY NƯỚC THỦ ĐỨC III ..............................................16
2.1 Cơ sở lựa chọn nước sông Đồng Nai .......................................................16
2.2 Quy trình cơng nghệ xử lí nước cấp ........................................................16
2.2.1 Sơ đồ công nghệ .................................................................................16
2.2.2 Thuyết minh sơ đồ công nghệ ...........................................................17
2.2.3 Hệ thống giám sát điều khiển và thu thập dữ liệu (SCADA) ........20
4


2.3 Các cơng trình chính trong hệ thống cơng nghệ xử lý nước cấp ..........20
2.3.1 Cơng trình trạm bơm cấp 1 (Trạm bơm nước thơ Hóa An)..........20
2.3.2 Bể tiếp nhận (Inlet chamber) ............................................................22
2.3.3 Bể lắng Turbo – LME – Turbo – Building ......................................23
2.3.4 Bể lọc (Filtration building) ................................................................29
2.4 Các khu nhà hỗ trợ cho quy trình quy cơng nghệ xử lí nước cấp ........32
2.4.1 Trạm bơm nước sạch .........................................................................32
2.4.2 Trạm xử lí bùn ...................................................................................33
2.4.3 Khu nhà hóa chất ...............................................................................34
2.4.3 Hệ thống điện .....................................................................................38
CHƯƠNG 3: QUY TRÌNH VẬN HÀNH HỆ THỐNG VÀ QUẢN LÍ CHẤT
LƯỢNG NƯỚC .........................................................................................................399

3.1. Vận hành hệ thống xử lý nước cấp.......................................................399
3.1.1 Vận hành trong điều kiện bình thường .........................................399
3.1.2 Vận hành trong điều kiện đặc biệt ...................................................42
3.2 Sự cố thường gặp và cách khắc phục ....................................................422
3.3 Quản lí kiểm tra chất lượng nước ...........................................................44
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................45
1. Kết luận ......................................................................................................455
2. Kiến nghị ....................................................................................................455

5


TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
KHOA KỸ THUẬT XÂY DỰNG

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

GIẤY XÁC NHẬN THỰC TẬP CÔNG NHÂN
Tên Cơ quan/Đơn vị: Công ty cổ phần Đầu Tư và Kinh doanh nước sạch Sài Gịn
(SWIC)
Địa chỉ: 2A1 Lê Văn Chí, phường Linh Trung, TP. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh
Họ và tên sinh viên: Nguyễn Dương Linh
Thời gian thực tập: từ 13/06/2022 đến 01/07/2022
Nhận xét:
Kiến thức:
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................

Kỹ năng:
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
Thái độ:
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 24 tháng 07 năm 2022
Xác nhận Cơ quan/Đơn vị
(Ký tên và ghi rõ họ tên)

Người hướng dẫn
(Ký tên và ghi rõ họ tên)

6


TĨM TẮT Q TRÌNH THỰC TẬP
Địa điểm thực tập: Cơng ty Cổ Phần Đầu Tư Và Kinh Doanh Nước Sạch Sài Gịn
(SWIC), sớ 02 Lê Văn Chí, phường Linh Trung, thành phớ Thủ Đức, thành phớ Hồ Chí
Minh.
Cán bộ hướng dẫn: Huỳnh Thanh Lâm
Thời gian thực tập: từ 13/06/2022 đến 01/07/2022
Đới tượng: các cơng trình xử lý, các hoạt động trong quá trình quản lý và vận hành xử
lý nước cấp tại Nhà máy nước Thủ Đức giai đoạn III và hóa chất sử dụng.
Nội dung thực tập:
- Đọc tài liệu giới thiệu về Nhà máy nước Thủ Đức giai đoạn III.
- Đọc tài liệu “Xử lý nước cấp cho sinh hoạt và công nghiệp”, “Tài liệu hướng dẫn vận
hành và bảo trì Nhà máy nước Thủ Đức giai đoạn III”.

- Tham quan các cơng trình xử lý nước cấp và phịng hóa nghiệm.
- Tìm hiểu quy trình quản lý và vận hành hệ thớng xử lý nước cấp.
- Tìm hiểu về quản lý hóa chất Clor, Fluor, phèn (FeCl3) , vôi, Polyme.

7


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DN 50: Đường ống dẫn nước có đường kính 50 mm
DN 80: Đường ớng dẫn nước có đường kính 80 mm
DN 300: Đường ớng dẫn nước có đường kính 300 mm
DN 600: Đường ớng dẫn nước có đường kính 600 mm
DN 900: Đường ớng dẫn nước có đường kính 900 mm
DN 1000: Đường ớng dẫn nước có đường kính 1000 mm
DN 1200: Đường ớng dẫn nước có đường kính 1200 mm
DN 1600: Đường ớng dẫn nước có đường kính 1600 mm
DN 1800: Đường ớng dẫn nước có đường kính 1800 mm
DN 2400: Đường ớng dẫn nước có đường kính 2400 mm

8


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1 Vị trí Nhà máy nước Thủ Đức III trên bản đồ vệ tinh ...........................13
Hình 1.2 Công ty Cổ phần Đầu tư và Kinh doanh nước sạch Sài Gịn (SWIC) ...14
Hình 1.3 Sơ đồ tổ chức Nhà máy nước Thủ Đức III ............................................14
Hình 2.1 Sơ đồ cơng nghệ xử lí nước thơ của Nhà máy nước Thủ Đức III .........17
Hình 2.2 Màn hình SCADA quản lí và theo dõi cơng nghệ tại phịng vận hành .20
Hình 2.3 Trạm bơm nước thơ ( Hóa An – Đồng Nai) ..........................................21
Hình 2.4 Các máy bơm tại trạm bơm nước thơ (Hóa An – Đồng Nai) ................22

Hình 2.5 Bể tiếp nhận và phân phới nước ............................................................22
Hình 2.6 Cụm bể lắng Turbo – LME ....................................................................23
Hình 2.7 Giao diện bể lắng trên SCADA .............................................................24
Hình 2.8 Bể trộn sơ cấp ........................................................................................25
Hình 2.9 Bể tạo bơng ............................................................................................27
Hình 2.10 Bể lắng Lamella ...................................................................................27
Hình 2.11 Các bể lọc nhanh ..................................................................................29
Hình 2.12 Mương nước chung sau lọc .................................................................31
Hình 2.13 Trạm bơm nước sạch ...........................................................................32
Hình 2.14 Các máy bơm và hệ thống chống va ....................................................33
Hinh 2.15 Trạm xử lí bùn sau lọc .........................................................................33
Hình 2.16 Máy li tâm tách bùn .............................................................................34
Hình 2.17 Hệ thớng bồn chứa và tủ định lượng phèn...........................................35
Hình 2.18 Hệ thớng pha và châm vơi ...................................................................36
Hình 2.19 Nhà Clo ................................................................................................38

9


CHƯƠNG 0: MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Nước sạch giữ một vai trị đặc biệt quan trọng trong đời sớng sinh hoạt và phát
triển kinh tế của xã hội. Hiện nay, chúng vẫn phải đang phải đối mặt với nguy cơ thiếu
nước sạch và nhiều nguồn nước bị ơ nhiễm. Tình trạng ô nhiễm nguồn nước, thiếu nước
sạch sinh hoạt làm tăng nguy cơ mắc các bệnh đường ruột, bệnh ngoài da và một sớ căn
bệnh khác. Vì vậy cần có nhiều hệ thống, nhà máy xử lý nước cung cấp nguồn nước
sạch cho sinh hoạt và sản xuất. Nhà máy nước Thủ Đức là nhà máy có hơn 50 năm phát
triển, cung cấp phần lớn nước sạch cho Thành phố Hồ Chí Minh trên cơ sở đó Nhà máy
nước Thủ Đức giai đoạn III ra đời nhằm hỗ trợ, giải phóng áp lực nhà Nhà máy nước
đang hiện hữu tăng công suất thêm 300.000 m3/ngày để cung cấp nguồn nước sạch cho

thành phớ. Trong những năm tới thì nhà máy sẽ quy hoạch ngày càng hiện đại hóa hệ
thớng, quy trình cơng nghệ đảm bảo nhu cầu nước sạch ngày càng tăng, định hướng phát
triển xã hội.
2. Mục đích đợt thực tập
Thực tập giúp sinh viên tiếp cận gần hơn với chuyên ngành đang theo học. Làm
quen với vai trò Kĩ sư Quản lí nước đơ thị học trong việc giải qút các vấn đề liên quan
đến hóa chất, mơi trường nước cũng như nắm vững quy trình vận hành, công nghệ của
Nhà máy nước Thủ Đức giai đoạn III. Qua đó hình thành, phát triển phẩm chất và năng
lực nghề nghiệp. Làm quen với môi trường làm việc nơi công sở: nội quy, tác phong
làm việc,…
Mục tiêu cần đạt được:
- Áp dụng kiến thức đã học vào công việc thực tập tại Nhà máy.
- Cọ sát môi trường làm việc thực tế, hiểu được các cơng nghệ, cơng trình, quy trình xử
lý nước cấp từ nguồn nước sơng.
- Tìm hiểu tổng hợp số liệu về quản lý, vận hành hệ thống xử lý nước cấp, kiểm định
nguồn nước.
- Học hỏi cách làm việc, xử lý vấn đề và cách ứng xử trong các mối quan hệ tại môi
trường công sở Nhà máy nước Thủ Đức III.
10


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP
1.1 Tổng cơng ty cấp nước Sài Gịn (SAWACO)
Tên doanh nghiệp: TỔNG CƠNG TY CẤP NƯỚC SÀI GỊN TRÁCH NHIỆM
HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN.
Địa chỉ trụ sở chính: 01 Cơng trường Q́c tế, Phường 06, Quận 3, thành phớ Hồ
Chí Minh.
Tên cơ quan chủ quản: Ủy Ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.
Điện thoại: 028 38291777
Fax: 028 38241644

Email:
Ngành nghề kinh doanh:
- Quản lý, phát triển hệ thống cấp nước và khai thác, sản xuất, cung ứng, kinh
doanh nước sạch cho nhu cầu tiêu dùng, sản xuất và sản xuất kinh doanh các sản phẩm,
dịch vụ khác về ngành nước.
- Sản xuất kinh doanh vật tư, phụ tùng ngành cấp nước, thoát nước và các loại
vật liệu xây dựng khác.
- Sản xuất kinh doanh các sản phẩm cấu kiện bê tông, ống nước bê tông dự ứng
lực, ống nhựa lõi thủy tinh sợi phục vụ cho các cơng trình cấp nước, thốt nước và các
cơng trình chun ngành giao thơng cơng chính.
- Xuất – nhập khẩu vật tư, thiết bị cơng nghệ ngành cấp nước, thoát nước.
- Tổ chức đào tạo các lĩnh vực liên quan đến ngành nước.
- Khảo sát, thiết kế, lập dự án, thẩm định thiết kế và giám sát thi cơng các cơng
trình cấp nước, thốt nước dân dụng và công nghiệp.
- Tổng thầu xây dựng các cơng trình cấp nước, thốt nước, các cơng trình duy tu,
sửa chữa và xây dựng cầu, đường bộ, bến bãi, cảng sông, cảng biển, bờ kè, san lấp mặt
bằng, nạo vét sơng – kênh rạch, các cơng trình chiếu sáng cơng cộng, tái lập mặt đường
đới với các cơng trình chun ngành cấp nước và các cơng trình khác.
11


1.2 Nhà máy nước Thủ Đức giai đoạn III
Theo thống kê của Tổng cơng ty Cấp nước Sài Gịn, lượng nước người dân tiêu
thục trung bình khoảng 1.9 triệu m3/ngày.đêm, một con số ấn tượng phải không. Nước
là sự sống, là năng lượng cớt lõi để duy trì và phát triển xã hội. Với chất lượng nước
uống sạch, ngày qua ngày chúng ta luôn hướng tới việc xây dựng một cơ chế tự
động hóa, hiện đại hóa, thực hiện các phương pháp cấp nước an toàn.
Từ những thực tế trên vào ngày 10/12/2010, Công ty cổ phần Đầu tư và Kinh
doanh nước sạch Sài Gòn (SWIC) thành lập trên cơ sở đề xuất của Tổng cơng ty
Cấp nước Sài Gịn với một sứ mệnh là đầu tư dự án nhà máy nước Thủ Đức giai đoạn

III công suất 300.000 m3/ngày.đêm từ đó khơng ngừng triển khai nghiên cứu các ứng
dụng, các công nghệ tiên tiến phù hợp với điều kiện về cột nước trên địa bàn thành phố,
đề xuất điều chỉnh quy hoạch hệ thống cấp nước, xây dựng, lắp đặt hệ thống thiết bị
theo dõi, giám sát chặt chẽ chất lượng luôn được áp lực trên mạng lưới cấp nước để chủ
động, kịp thời ứng phó sự cớ xảy ra. Vào tháng 12/2015 nhà máy bắt đầu phát nước giai
đoạn I với công suất 150.000 m3/ngày.đêm, đến tháng 12/2016 phát nước 100% với
cơng suất 300.000 m3/ngày.đêm đưa nước hịa vào mạng lưới cấp nước sạch của thành
phố đã kịp thời bổ sung nguồn nước sạch cho thành phớ, góp phần nâng cao tỉ lệ hộ dân
sử dụng nước và góp phần phát triển kinh tế xã hội cho thành phớ Hồ Chí Minh.
1.2.1 Thơng tin chung về nhà máy
Dự án: Mở rộng nhà máy nước Thủ Đức giai đoạn 3, công suất 300.000 m3/ngày.
- Quy mô xây dựng:
+ Trạm bơm nước thô: Công suất 315.000 m3/ngày.
+ Khu xử lý nước: Công suất 300.000 m3/ngày.
- Nguồn nước: Sông Đồng Nai.
- Địa điểm xây dựng:
+ Trạm bơm nước thơ: xã Hóa An, Thành phớ Biên Hịa, tỉnh Đồng Nai, diện
tích: 1.1 ha.
+ Khu xử lý nước: Số 2A1 đường Lê Văn Chí, phường Linh Trung, thành phớ
Thủ Đức, Thành phớ Hồ Chí Minh, diện tích: 2.8 ha.
12


Hình 1.1 Vị trí Nhà máy nước Thủ Đức III trên bản đồ vệ tinh
-Vị Trí tiếp giáp:
+ Phía Bắc: giáp với Nhà máy nước Thủ Đức I.
+ Phía Nam và phía Tây: giáp đường Lê Văn Chí.
+ Phía Đơng: giáp Xa lộ Hà Nội.
- Tiến độ dự án:
Khởi công: 4/2013

+ Thi công xây dựng: 4/2013 - 12/2014
+ Lắp đặt thiết bị: 4/2014 – 8/2015
+ Khánh thành nhà máy: 8/2015
+ Phát nước hịa mạng giai đoạn 1 cơng suất 150.000 m3/ngày: 12/2015
+ Phát nước 100% công suất 300.000 m3/ngày: 12/2016
-Tổng mức đầu tư: 1200 tỷ VNĐ.

13


Hình 1.2 Cơng ty Cổ phần Đầu tư và Kinh doanh nước sạch Sài Gòn (SWIC)
1.2.2 Sơ đồ tổ chức Nhà máy nước Thủ Đức III
Giám đớc
nhà máy

Phó giám
đớc

Ban điều
hành

Ban hóa
nghiệm

Ban bảo
trì

Ban kỹ
thuật


Trưởng
phịng vận
hành

Trưởng ca

Nhân viên
vận hành

Nhân viên
xử lí bùn

Nhân viên
trạm bơm
nước thơ

Hình 1.3 Sơ đồ tổ chức Nhà máy nước Thủ Đức III
1.2.3 Chức năng và nhiệm vụ của Nhà máy nước Thủ Đức III
Nhà máy nước Thủ Đức giai đoạn III là đơn vị trực tiếp sản xuất của Tổng Cơng
ty Cấp nước Sài Gịn có các chức năng cơ bản sau:
14


- Tổ chức thực hiện khai thác nước thô từ nguồn nước sông Đồng Nai để chế
biến, xử lý thành nước sạch và đưa vào hệ thớng truyền dẫn chính của Tổng công
ty đảm bảo hoạt động sản xuất cung cấp nước sạch liên tục theo đúng kế hoạch.
- Khai thác, xử lý nguồn nước thô từ sông Đồng Nai thành nước sạch theo đúng
tiêu chuẩn chất lượng để phục vụ nhu cầu tiêu dùng và sản xuất của Thành phớ
Hồ Chí Minh.
- Quản lý vận hành bảo trì, duy tu, sửa chữa và kịp thời khắc phục các sự cớ phát

sinh từ hệ thớng máy móc trang thiết bị dây chuyền công nghệ xử lý nước và các
tuyến ống nước thô, tuyến ống nước sạch thuộc phân cấp quản lý của Nhà máy
nước Thủ Đức.
- Áp dụng các nội quy an toàn lao động, nội quy cơ quan để giữ vững kỉ cương,
kĩ thuật lao động tại đơn vị.
- Đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ thuật và nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ,
công nhân kỹ thuật để đáp ứng tốt yêu cầu và nhiệm vụ của Nhà máy.
- Thực hiện tốt công tác quản lý lao động, đào tạo phát triển nhân lực và nâng cao
chất lượng làm việc của đội ngũ cán bộ công nhân viên Nhà máy theo phân cấp
của Tổng công ty.
- Thực hiện nghiêm chỉnh tuân thủ các quy định của Tổng công ty, pháp luật về
sử dụng nguồn vốn, nguồn tài chính mà Tổng cơng ty giao cho Nhà máy để hoạt
động.

15


CHƯƠNG 2: QUY TRÌNH CƠNG NGHỆ XỬ LÍ NƯỚC CẤP TỪ SÔNG ĐỒNG
NAI CỦA NHÀ MÁY NƯỚC THỦ ĐỨC III
2.1 Cơ sở lựa chọn nước sông Đồng Nai
Sông Đồng Nai là con sông lớn thứ hai sau sông Cửu Long ở vùng Đông Nam
Bộ. Lưu vực sông Đồng Nai rộng khoảng 44.612 km2 nằm trong lưu vực đón gió mùa
Tây Nam, lượng mưa lớn, trung bình từ 2000 đến 2800 mm/năm.
Khai thác nguồn nước thô sông Đồng Nai với tổng công xuất xấp xỉ 1.200.000
m3/ngày.đêm (năm 2016). Bao gồm các nhà máy: Nhà máy nước Thủ Đức 750.000
m3/ngày.đêm; Nhà máy nước BOO Thủ Đức 300.000 m3/ngày.đêm; Nhà máy nước Bình
An 100.000 m3/ngày.đêm; Nhà máy nước Thủ Đức giai đoạn III 300.000 m3/ngày.đêm.
Cơ sở lựa chọn:
Năm 1862, dự án thiết kế đầu tiên cho thành phớ Sài Gịn được phê duyệt trong
đó có vấn đề cấp thốt nước, hệ thớng phân phối nước sử dụng nguồn nước ngầm. Do

dân số tăng nhanh, vào những năm 50 Sài Gòn lâm vào cảnh thiếu nước trầm trọng. Đã
có nhiều giải pháp được đề ra nhưng chỉ mang tính chất tạm thời như khoang thêm các
giếng khoang.
Tới năm 1958, công ty Hydrotechnic Corporation của Mỹ đã thực hiện khảo sát
toàn diện và đề xuất giải pháp sử dụng nguồn nước sông Đồng Nai, xây dựng trạm bơm
nước thô, xây dựng nhà máy nước Thủ Đức là khu vực được chọn là nơi đặt nhà máy
do có địa hình cao, tạo được áp lực nước chảy tốt hơn, giảm độ sâu chôn ống.
Một trạm bơm nước thô cho Nhà máy nước Thủ Đức I hiện đang nằm tại vị trí
này. Và gần đó, một điểm lấy nước thô và trạm bơm nước thô cho Nhà máy nước Thủ
Đức II cũng đang nằm tại vị trí này. Đối với điểm lấy nước thô cho Nhà máy nước Thủ
Đức III, một hệ thống tương tự như hệ thống lấy nước thô cho Nhà máy nước Thủ Đức
II sẽ được lắp đặt.
2.2 Quy trình cơng nghệ xử lí nước cấp
2.2.1 Sơ đồ công nghệ

16


Hình 2.1 Sơ đồ cơng nghệ xử lí nước thơ của Nhà máy nước Thủ Đức III
2.2.2 Thuyết minh sơ đồ cơng nghệ
Bao gồm 6 giai đoạn chính
Giai đoạn 1: Bơm nước thô
Điểm lấy nước thô cho Nhà máy nước Thủ Đức giai đoạn III được lắp đặt tại trạm
bơm nước Hóa An. Tại điểm lấy nước thơ, nước sơng được thu qua hai ống DN 2400
vào hầm bơm, đầu hai ống được trang bị lưới chắn rác, các rác thải với kích thước lớn
17


sẽ được giữ lại tại đây. Khí nén sẽ được bơm định kỳ để loại bỏ các rác thải kích thước
lớn bám vào bề mặt lưới chắn rác, trạm bơm nước thô sử dụng bơm li tâm trục ngang

được vận hành hoàn toàn tự động và điều khiển bằng biến tần để bơm nước từ sông Đồng
Nai (định kỳ trạm bơm Hóa An sẽ châm thêm Clo vào trong nước để khử trùng đồng
thời diệt tảo, rong, rêu trong đường ống) trước khi đưa nước về khu xử lý ở nhà máy
nước Thủ Đức III thông qua đường ống truyền DN1800.
Bắt đầu quy trình xử lý nước là việc, nước thơ sẽ được tiếp nhận tại bể tiếp nhận,
sau đó bể sẽ tiêu năng và phân phối nước đến công nghệ lắng thông qua 3 tuyến ống
DN1200, đồng thời nhận thêm lượng nước từ bể chứa nước sau rửa lọc bơm hồi lưu.
Với quy trình này, nhà máy sẽ tiết kiệm được điện năng so với việc phải bơm thêm
lượng nước thơ từ Hóa An về.
Giai đoạn 2: Quy trình xử lí Keo tụ - Tạo bơng – Lắng
Ở giai đoạn này sẽ bao gồm các kĩ thuật cũng như cơng nghệ xử lí nước thơng
thường để tạo ra nước sinh hoạt. Muối kim loại, vôi và polymer anion được sử dụng để
tạo các kết tủa hóa học cho quá trình keo tụ.
Khu vực bể lắng Turbo – LME bao gồm 3 cặp bể lắng. Mỗi bể lắng bao gồm các
bể trộn sơ cấp thứ cấp, bể tạo bông và bể lắng Lamella. Hóa chất xử lý nước được châm
tại bể trộm sơ cấp và thứ cấp để hỗ trợ tớt hơn q trình tạo bơng và tiết kiệm hóa chất
xử lí nước. Hệ thớng được châm tuần hồn một lượng bùn tiếp xúc các hạt bơng cặn
tăng dần kích thước tại bể tạo bơng. Sau đó nước sẽ được đưa vào bể lắng có kết hợp
tắm lắng Lamella để lắng các hạt cặn lơ lửng trong nước bằng trọng lực. Với nguyên
lí hoạt động như vậy, tấm lắng Lamella phát huy tác dụng nhờ vào các bề mặt tiếp
xúc của tấm lắng, giúp tăng hiệu quả sử dụng tài nguyên, dung tích bể và giảm được
thời gian lắng.
Giai đoạn 3: Lọc nhanh
Nước sau lắng sẽ được châm Flo và chảy về bể lọc qua kênh dẫn chung để sau đó
được phân làm hai nhánh (chẵn và lẻ) vào 14 bể lọc nhanh, mỗi bể có 3 lớp vật liệu lọc
bao gồm: lớp cát, sỏi, than anthracite. Với mục đích sử dụng hiệu quả tài nguyên nước

18



nên nước rửa lọc sẽ được hồi lưu về bể chứa sau rửa lọc để được bơm tuần hoàn về bể
tiếp nhận, nước sau lọc được đưa về mương chung rồi dẫn về bể tiếp xúc để khử trùng.
Giai đoạn 4: Khử trùng nước bằng chlorine trước khi vào bể chứa (post clor)
Việc châm chlorine có tác dụng khử trùng, diệt các vi sinh vật cịn sót lại. Điểm
châm post clor là tại mương số 1 (đầu ra của cụm bể lọc qua đường ống
DN1600) tại nồng độ Clo dư từ 0.4 ÷ 0.6 mg/l trước khi vào bể chứa.
Giai đoạn 5: Khử trùng bằng chlorine (Final clor) và bơm nước hòa mạng
Nước từ bể chứa của Nhà máy nước Thủ Đức sẽ qua 02 outlet và được châm
chlorine tại outlet phía gần trạm bơm nước sạch (final clor). Nước sạch hịa trộn chlorine
sẽ được bơm vào hệ thớng ớng truyền tải, phân phối của SAWACO thông qua trạm bơm
cấp 2. Nước trước khi hịa mạng sẽ có nồng độ clor dư theo quy định từ (0,9 ÷ 1) mg/l.
Giai đoạn 6: Xử lí bùn
Để góp phần bảo vệ mơi trường bùn dư tại 6 bể lắng sẽ được bơm vào bể chứa bùn
trung gian, sau đó được xử lý bằng máy li tâm tách bùn, bùn sau khi xử lý đạt được độ
khơ 35% thì sẽ được đơn vị chức năng thu gom và vận chuyển phù hợp với quy định
mơi trường. Khu nhà hóa chất sử dụng các hệ thớng hiện đại hóa tự động hóa, ln có
hệ thớng dự phịng, các máy móc được vận hành tự động và khép kín, giúp hạn chế rủi
ro, hạn chế tiêu hao nguồn nhân lực, giúp bảo vệ môi trường và sức khỏe con người.

19


2.2.3 Hệ thống giám sát điều khiển và thu thập dữ liệu (SCADA)

Hình 2.2 Màn hình SCADA quản lí và theo dõi cơng nghệ tại phịng vận hành
Phịng điều khiển trung tâm (CCR) sẽ nằm trong nhà điều hành. Hệ thống scada
sẽ được kết nối thông qua các sợi cáp quang, ngay cả đối với trạm bơm nước thô.
Trong trường hợp lỗi do cáp quang, trạm bơm nước thô sẽ được kết nối thông
qua GPRS hoặc/và bộ truyền dữ liệu DSL đến với PLC, S7-300 ở trạm bơm nước thô.
Hơn nữa việc điều khiển ở nhà máy cũng như ở trạm bơm nước thơ có thể thực hiện

thơng qua truy cập web server ở bất cứ đâu.
Hệ thống này cho phép nhân viên vận hành được trực tiếp điều khiển mọi hoạt
động xử lý nước của từng thiết bị xử lý trong nhà máy trên màn hình chính trong phịng
vận hành. Thêm vào đó nhân viên vận hành cũng sẽ được cảnh báo những lỗi phát sinh
của hệ thống xử lý lên màn hình để kịp thời khắc phục sự cớ.
2.3 Các cơng trình chính trong hệ thống cơng nghệ xử lý nước cấp
2.3.1 Cơng trình trạm bơm cấp 1 (Trạm bơm nước thơ Hóa An)
Trạm bơm Hóa An được xây dựng gần sông Đồng Nai. Vị trị địa lý tại ấp Bình
Hịa, xã Hóa An, thành phớ Biên Hịa, tỉnh Đồng Nai. Diện tích 1,1 ha cách Nhà Máy
xử lý nước Thủ Đức giai đoạn III khoảng 10 km về phía Bắc.
20


Hình 2.3 Trạm bơm nước thơ ( Hóa An – Đồng Nai)
Trạm bơm nước thơ có nhiệm vụ đưa nước thơ từ cơng trình thu nước ở sơng
Đồng Nai về Nhà máy nước Thủ Đức III. Với công suất trạm bơm khoảng 315.000
m3/ngày.đêm.
Trạm bơm nước thơ gồm các cơng trình sau:
- Họng thu nước thơ 2 ớng đường kính DN2400 có song chắn rác thơ ở bên ngồi
và tinh kích thước khoảng 5𝜇𝑚 ở 2 đầu ống.
- Hầm thu nước.
- Trạm bơm gồm 3 máy bơm li tâm trục ngang (2 bơm hoạt động và 1 bơm dự
phòng) điều khiển bằng biến tần, Q=6570 m3/h, cột áp H=50 m, công suất máy bơm
𝑃𝑚𝑜𝑡𝑜𝑟 =1800 kW.

21


Hình 2.4 Các máy bơm tại trạm bơm nước thơ (Hóa An – Đồng Nai)
Nước được bơm lên từ sơng Đồng Nai qua song chắn rác thô và để loại rác vào

họng thu qua 2 hầm thu. Nước tại hầm thu được châm Clor để Clor hóa nước thơ, loại
bớt rong rêu, các vi sinh vật,… Cuối cùng nước được bơm về Nhà máy thông qua đường
ống DN1800.
2.3.2 Bể tiếp nhận (Inlet chamber)

Hình 2.5 Bể tiếp nhận và phân phối nước
Ống dẫn nước DN1800 từ Hóa An sẽ được nới trực tiếp vào ngăn phân phối.
Ngăn phân phối nước thô sẽ dẫn nước qua 3 ống DN1200 dẫn vào 3 cặp dây chuyền xử
lý Turbo - LME. Đầu 3 ống này được trang bị 3 penstock để có thể cơ lập và điều chỉnh
22


lượng nước vào các cặp bể lắng. Trên các đường ống này cũng được trang bị 3 đồng hồ
lưu lượng điện từ DN 1200 để giám sát lưu lượng vào các bể lắng.
Ngoài ra, nước rửa lọc sẽ được tuần hồn lại vào ngăn phân phới nước thơ, hịa
trộn với nước đầu vào và được xử lý chung với nước thô. Tại ngăn phân phối nước được
trang bị bộ đo chất lượng nước online để theo dõi một số chỉ tiêu nước thô như: độ đục,
pH nước sông, clo dư, nhiệt độ nước.
Bảng 2.1 Thông số bể tiếp nhận
Thông số
Dài x Rộng x Cao
Thể tích

Kích thước
16 x 13,5 x 9,2
1987,2

Đơn vị
m
m3


2.3.3 Bể lắng Turbo – LME – Turbo – Building
Cụm bể lắng Turbo - LME là bước xử lý chính của quy trình. Bể lắng TurboLME bao gồm 03 cặp bể lắng, mỗi cặp bể lắng gồm 1 chuỗi các bể trộn nhanh, bể khuấy
tạo bông cánh buồng và bể lắng tấm vách nghiêng Lamella để lắng các hạt cặn lơ lửng
trong nước bằng trọng lực. Với 6 đơn vị lắng, quá trình vận hành sẽ được linh động hơn
nếu xảy ra trường hợp 2 bể dừng hoạt động để bảo trì thì tải trọng làm việc 4 bể cịn lại
vẫn đáp ứng đủ cơng suất nhà máy.

Hình 2.6 Cụm bể lắng Turbo – LME
23


Hình 2.7 Giao diện bể lắng trên SCADA
Nhà lắng được lắp đặt máy che tránh ánh nắng để hạn chế bụi và sự phát triển của
tảo gây ra vấn đề đối với sự gia tăng của các chất dinh dưỡng như: BOD5, COD, N, P.
Bên cạnh các chức năng chính trên, nhà Turbo-LME còn được sử dụng kết hợp
với các hoạt động vận hành khác ở tầng hầm tòa nhà – ngay dưới ngăn phản ứng – như
sau:
- Các ngăn nén bùn trọng lực được tích hợp bên trong các bể lắng Lamella.
- Các bơm bùn đáy sẽ bơm bùn đến bể bùn trung gian của khu xử lý bùn.
- Các bơm bùn tuần hoàn sẽ bơm bùn tiếp xúc quay lại bể keo tụ (ngăn số 2).
- Tủ điều khiển các thiết bị T-LME.
- Trạm định lượng polymer.
- Trạm pha và định lượng Flouride.
Keo tụ – tạo bông – lắng là quy trình với các bước quan trọng cần thiết để xử lý
nước sơng. Quy trình Turbo-LME của Passavant Roediger tới ưu hóa các bước xử lý
khác nhau bao gồm Keo tụ – Tạo bông – Lắng trong một hệ thớng phản ứng đa ngăn với
quy trình tuần hồn bùn từ ngăn nén bùn.
Quy trình Turbo sử dụng hệ thớng đa ngăn trải qua các giai đoạn chính:
24



×