Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

QPAN an ninh phi truyền thống và đấu tranh phòng chống các đe doạ an ninh phi truyền thống ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (82.86 KB, 12 trang )

THU HOẠCH GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH

An ninh phi truyền thống và đấu tranh phòng chống các
đe doạ an ninh phi truyền thống ở Việt Nam


1

Sau chiến tranh lạnh, cục diện thế giới có nhiều thay đổi, xu thế hịa
bình hợp tác phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, trong xu thế tồn cầu hóa và hội
nhập quốc tế, nền độc lập dân tộc của các quốc gia đang phải đối mặt với
những thách thức mới từ mối đe dọa “an ninh phi truyền thống”. Mối đe dọa
an ninh phi truyền thống đã trở thành vấn đề tồn cầu, mang tính nguy hiểm
cao, có sức ảnh hưởng lớn. Tính chất nguy hiểm của mối đe dọa an ninh phi
truyền thống không chỉ biểu hiện ở mức độ hủy hoại, sự tàn phá của nó đối
với cuộc sống của con người, mà còn đối với sự ổn định xã hội, đối với độc
lập dân tộc của các quốc gia, sự an nguy của chế độ chính trị, sự tồn vong của
cộng đồng nhân loại trên tất cả các lĩnh vực của đời sống. Các thảm họa thiên
tai, động đất, sóng thần, bão lụt, dịch bệnh, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên,
biến đổi khí hậu, nước biển dâng… ngày càng thách đố các thành tựu của
khoa học, kỹ thuật hiện đại và sự nỗ lực cố gắng của con người. Khủng bố, tội
phạm xuyên quốc gia, tội phạm cơng nghệ cao, những vấn đề tài chính, năng
lượng, lương thực… ngày càng thử thách nghiệt ngã năng lực điều hành của
các chính phủ, độc lập dân tộc của các nước, sự vững chắc của các thể chế
chính trị và các nền kinh tế, kể cả nền kinh tế giàu mạnh nhất, cũng như tính
khả thi của các liên kết quốc tế, làm cho khơng một quốc gia nào có thể yên
ổn xây dựng và phát triển. Đối với Việt Nam, mối đe doạ an ninh phi truyền
thống ngày càng trở nên nghiêm trọng. Đại hội XI của Đảng Cộng sản Việt
Nam nhận định: “Các yếu tố đe dọa an ninh phi truyền thống, tội phạm công
nghệ cao tiếp tục gia tăng. Những vấn đề toàn cầu như an ninh tài chính, an
ninh năng lượng, an ninh lương thực, biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh...


sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp”. Mối đe doạ an ninh phi truyền thống đã và
đang thách thức nền độc lập dân tộc của đất nước, đặc biệt là tính độc lập tự
chủ và sự vững chắc của nền kinh tế, sự ổn định chính trị - xã hội, độc lập,
chủ quyền quốc gia, an ninh đất nước và cuộc sống của nhân dân. Đảng và
Nhà nước Việt Nam đã thực hiện nhiều chủ trương, biện pháp khơng chỉ để
đối phó với mối đe doạ an ninh phi truyền thống, mà còn để bảo vệ, củng cố


2

nền độc lập dân tộc, giữ vững chủ quyền quốc gia, thể chế chính trị, nền kinh
tế đất nước trước các mối đe dọa đó. Xuất phát từ những lý do trên, tôi đã
chọn đề tài “An ninh phi truyền thống và đấu tranh phòng chống các đe
dọa an ninh phi truyền thông ở Việt Nam” để làm nội dung viết thu hoạch
của mình.
“An ninh phi truyền thống” là một cụm từ mới, được xuất hiện chính
thức trong “Tuyên bố chung ASEAN – Trung Quốc về hợp tác trên lĩnh vực
an ninh phi truyền thống” thông qua tại Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 6, giữa
các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Trung Quốc
tại Phnôm Pênh (Campuchia) ngày 01-11-2002. Tuy nhiên, không phải ai
cũng hiểu rõ thế nào là “an ninh phi truyền thống” cũng như một vấn đề như
thế nào thì được coi là “vấn đề an ninh phi truyền thống”.
Có thể nói, xuất phát điểm của khái niệm “an ninh phi truyền thống” là
từ sự không thoả mãn với khái niệm truyền thống của an ninh vốn chỉ tập
trung vào các vấn đề an ninh – quân sự. Theo các học giả nghiên cứu quan hệ
quốc tế, có một số lý do sau khiến cho khái niệm an ninh truyền thống khơng
cịn đáp ứng với bối cảnh quốc tế hiện nay:
Thứ nhất, khái niệm “an ninh truyền thống” chỉ đưa ra các mối đe doạ
về quân sự mà bỏ qua những nguy cơ khác đang ngày càng gia tăng như thảm
họa môi trường, thiếu lương thực, cạn kiệt nguồn tài nguyên, suy thoái kinh

tế… Tức là an ninh truyền thống nhấn mạnh an ninh chính trị và qn sự của
quốc gia. Nó giả sử rằng các quốc gia chỉ là mục tiêu của vấn đề an ninh,
nguồn gốc duy nhất của đe doạ quân sự là từ các khối thù địch, giá trị cơ bản
của an ninh này là bảo đảm sự sống cịn của quốc gia và tồn vẹn về lãnh thổ,
chủ quyền; và tiếp cận thu được của an ninh chính là liên minh chính trị và
ngăn chặn hạt nhân…
Chính vì vậy, khái niệm này trở nên “thiếu cân xứng” khi một loạt các
thuật ngữ mới xuất hiện trong chương trình nghị sự an ninh của nhiều quốc


3

gia như “an ninh kinh tế”, “an ninh lương thực”, “an ninh năng lượng và
nguồn tài nguyên”, “an ninh môi trường”…
Thứ hai, khái niệm “an ninh truyền thống” được coi là chỉ thiên về bảo
vệ lợi ích của chính quyền trung ương và tầng lớp có đặc quyền trong xã hội
mà bỏ qua lợi ích của dân chúng. Hay nói cách khác, khái niệm “an ninh
truyền thống” được sử dụng nhằm mục đích kiểm sốt nhà nước và duy trì cơ
cấu kinh tế xã hội ưu đãi đối với các tầng lớp đặc quyền. Như vậy thì khái
niệm này khơng đảm bảo cho sự thịnh vượng và phát triển của từng cá nhân
trong xã hội và do đó khơng thể tồn tại trong một thế giới dân chủ.
Mặc dù cho đến nay chưa có sự thống nhất hồn tồn về khái niệm “an
ninh phi truyền thống”, nhưng có thể hiểu một cách khái quát “an ninh phi
truyền thống” là an ninh mang tính chất phi quân sự và “các vấn đề an ninh
phi truyền thống” là tất cả những mối đe dọa đến chủ quyền quốc gia và sự
tồn tại của con người cũng như sự phát triển nói chung ngồi xung đột qn
sự, chính trị và ngoại giao. An ninh phi truyền thống bao gồm nhiều lĩnh vực
như an ninh kinh tế, môi trường sinh thái, khủng bố xuyên quốc gia, bn lậu
vũ khí, xung đột sắc tộc và tôn giáo, dịch bệnh, tội phạm xuyên quốc gia,
buôn lậu ma túy, di cư trái phép, cướp biển và rửa tiền…

An ninh phi truyền thống có những đặc điểm chủ yếu sau:
Một là, an ninh phi truyền thống bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau liên
quan đến an ninh quốc gia và khó đối phó hay giải quyết đơn phương bằng
biện pháp quân sự.
Hai là, có thể chia các vấn đề an ninh phi truyền thống thành hai nhóm
bạo lực phi quân sự và phi bạo lực, trong đó nhóm bạo lực phi quân sự bao
gồm khủng bố, tội phạm có tổ chức…; cịn nhóm các hoạt động phi bạo lực
bao gồm kinh tế, văn hóa, mơi trường và dịch bệnh…
Ba là, an ninh phi truyền thống và an ninh truyền thống là hai mặt của
khái niệm an ninh toàn diện. Do vậy, trong những điều kiện nhất định các mối
đe dọa an ninh phi truyền thống có thể bùng phát thành các vấn đề an ninh


4

truyền thống. Chủ nghĩa khủng bố là một ví dụ tiêu biểu có cả hai mặt an ninh
truyền thống và phi truyền thống.
Bốn là, các vấn đề an ninh phi truyền thống đều mang tính xuyên quốc
gia thậm chí là xuyên khu vực.
Năm là, các vấn đề an ninh phi truyền thống ảnh hưởng và hủy hoại an
ninh quốc gia dần dần và lâu dài hơn so với các vấn đề an ninh truyền thống
Như vậy các mối đe dọa an ninh truyền thống là nói đến nguy cơ xảy ra
chiến tranh xâm lược hoặc xung đột vũ trang về biên giới, lãnh hải; nguy cơ
xảy ra đảo chính quân sự nhằm lật đổ một chính quyền hoặc làm thay đổi thể
chế chính trị của mỗi quốc gia. Các mối đe dọa này thường mang tính cá biệt
và có thể dễ dàng nhận biết. Trong khi các mối đe dọa an ninh phi truyền
thống thường mang tính phổ biến rộng rãi, thậm trí là tồn cầu và khơng phải
bao giờ cũng dễ dàng nhận biết.
Trong những năm gần đây ở Việt Nam đã xảy ra nhiều vụ việc lớn gây
mất an ninh quốc gia do các nguy cơ, thách thức, mối đe dọa an ninh phi

truyền thống gây ra như:
+ Sự việc “giá lương tiền” ở Việt Nam năm 1985 trước thời kỳ đổi mới.
+ Sự việc “khủng khoảng “trong hệ thống ngân hàng Việt Nam những
năm 1997-1998.
+ Sự việc “ khủng khoảng” ở Thái Bình giai đoạn 1996-1997 bắt nguồn
từ các vi phạm pháp luật về kinh tế và tham nhũng liên quan đến “điện,
đường, trường, trạm” ở cơ sở.
+Vụ Fomosa: ô nhiễm môi trường biển do Công ty Hưng Nghiệp
Fomosa Hà Tĩnh gây ra năm 2016. Các tỉnh Miền Trung Hà Tĩnh, Quảng
Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng do sự cố
Fomosa này: cá chết hàng loạt và hủy hoại 450 ha san hô, ảnh hưởng tới đời
sống của hơn 200.000 dân, trong đó có 41.000 ngư dân; du lịch biển ở các
tỉnh Miền Trung bị đình trệ. Tại các tỉnh Miền Trung trong hơn 2 năm 20162017 đã xảy ra hàng trăm vụ biểu tình, gây rối trật tự cơng cơng cộng do bọn


5

phản động lợi dụng vấn đề an ninh môi trường - sự cố Fomosa để kích động
quần chúng biểu tình, gây rối trật tự công cộng, làm ảnh hưởng nghiêm trọng
tới sự phát triển kinh tế- xã hội đất nước.
+ Vụ cháy Nhà máy bóng đèn phích nước Rạng Đơng, Hà Nội ngày
28/08/2019: cháy 6000 m2 kho xưởng, làm rò rỉ thủy ngân độc hại ra môi
trường. Người dân Thủ đô khu vực này lo sợ, hoang mang và bỏ đi sinh sống,
cư trú ở nơi khác. Phải sau gần 01 năm mới khắc phục được hậu quả ô nhiễm
môi trường.
+ Các vụ việc liên quan đến việc nhân dân các xã Nam Sơn, Bắc Sơn,
Hồng Kỳ, huyện Sóc Sơn, Hà Nội thường xuyên ngăn cản xe chở rác vào Bãi
rác Nam Sơn, Hà Nội, gây ùn tắc rác thải sinh hoạt trên toàn bộ thành phố Hà
Nội. Cho đến nay vẫn chưa được giải quyết căn bản.
+ Đại dịch COVID-19 xảy ra trên toàn cầu, khu vực và Việt Nam đã

làm đình đốn sản xuất và đe dọa nghiêm trọng tới con người.
+ Các vụ sạt núi, lở đất gây chết nhiều người và làm thiệt hại nghiêm
trọng tài sản Nhà nước xảy ra ở các tỉnh Miền Trung năm 2020.
Nhận thức được tầm quan trọng của an ninh nói chung, an ninh phi
truyền thống nói riêng, Đảng và Nhà nước đã luôn coi đây là nhiệm vụ
thường xuyên, lâu dài, quan trọng của cả hệ thống chính trị và của toàn xã
hội. Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI đã xác định “chủ động ứng phó với
những thách thức an ninh phi truyền thống”. Nghị quyết Đại hội lần thứ XII
của Đảng tiếp tục chỉ rõ: “chủ động phịng ngừa, ứng phó với mối đe dọa an
ninh phi truyền thống và phi truyền thống”.
Nghị quyết Đại hội Đảng XII đã đặt an ninh phi truyền thống bên cạnh
an ninh truyền thống, chỉ ra một số vấn đề tồn cầu như an ninh tài chính, an
ninh năng lượng, an ninh nguồn nước, an ninh lương thực, biến đổi khí hậu,
thiên tai, dịch bệnh, an ninh mạng, xung đột sắc tộc, tôn giáo, khủng bố. Đồng
thời đã lưu ý đến “các hình thái chiến tranh kiểu mới” với hàm ý khả năng
chuyển hóa giữa an ninh phi truyền thống và an ninh truyền thống.


6

Trong các văn kiện của Đảng đề cập đến về các mối đe dọa an ninh phi
truyền thống gần đây có một số điểm cần đặc biệt chú ý sau: 1- Đảng ta luôn
đặt các mối đe dọa an ninh phi truyền thống bên an ninh truyền thống, trong
đó các mối đe dọa an ninh truyền thống dù vẫn tiềm tàng và biểu hiện dưới
các hình thức, mức độ khác nhau, nhưng xu hướng hịa bình vẫn là chủ đạo,
cịn vấn đề an ninh phi truyền thống đang nổi lên gay gắt; 2- Các thách thức
an ninh phi truyền thống đang diễn biến phức tạp do mặt trái của toàn cầu
hóa, của kinh tế thị trường, của sử dụng thành tựu khoa học công nghệ; 3Định dạng các mối đe dọa an ninh phi truyền thống bao gồm: anh ninh con
người, an ninh tài chính, an ninh năng lượng, an ninh lương thực, biến đổi khí
hậu, thiên tai, dịch bệnh... Phạm vi các mối đe dọa an ninh phi truyền thống sẽ

còn mở rộng và diễn biến rất phức tạp, đòi hỏi phải tiếp tục theo dõi, nghiên
cứu và bổ sung kịp thời; 4- Các mối đe dọa an ninh phi truyền thống khơng
của riêng Việt Nam mà mang tính toàn cầu; 5- Một số mối đe dọa an ninh phi
truyền thống có khả năng chuyển hóa thành an ninh truyền thống, như xung
đột dân tộc, tôn giáo, khủng bố, bạo loạn chính trị.
Trên cơ sở các quan điểm của Đảng cần làm cho cả hệ thống chính trị,
các chủ thể chịu trách nhiệm quản trị an ninh phi truyền thống, cộng đồng
doanh nghiệp và toàn thể nhân dân nhận thức đầy đủ các thách thức, tác động,
ảnh hưởng của an ninh phi truyền thống đối với đời sống con người, cộng
đồng và an ninh quốc gia. Trên bình diện an ninh con người, các mối đe dọa
an ninh phi truyền thống tác động đến sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần
của con người, như dịch bệnh lây lan nhanh, buôn bán và sử dụng ma túy,
buôn bán người (trẻ em, phụ nữ, nhập cư bất hợp pháp). Trên bình diện an
ninh cộng đồng và an ninh quốc gia, an ninh phi truyền thống xuất hiện từ các
mối đe dọa của tình trạng khan hiếm lương thực, thiếu hụt và tranh chấp tài
nguyên nước, năng lượng, tội phạm công nghệ cao và an ninh mạng, đầu cơ
và an ninh tài chính. Trên bình diện chủ quyền quốc gia,nhiều vấn đề an ninh


7

phi truyền thống tạo mối uy hiếp trực tiếp, có khả năng chuyển hóa thành an
ninh truyền thống. Trên bình diện an ninh toàn cầu, các vấn đề an ninh hàng
hải và hàng không, an ninh năng lượng, an ninh tài chính, di cư xuyên biên
giới, dịch bệnh nguy hiểm lây lan nhanh ở người và động - thực vật... đều tác
động mang tính xun quốc gia mà khơng một nước riêng lẻ nào có thể tự
mình giải quyết được.
Từ nhận thức đó, mỗi chủ thể từ trách nhiệm của mình mới có thể định
hình tâm thế, chủ động phịng ngừa và ứng phó với thách thức an ninh phi
truyền thống. Nhiều vấn đề an ninh phi truyền thống phát sinh từ các yếu tố

nhân tạo, tức do chính con người tạo ra một cách vơ tình hoặc cố ý, rồi đến
lượt nó tạo mối đe dọa đối với an ninh con người, an ninh cộng đồng, an ninh
quốc gia và rộng hơn là an ninh nhân loại. Vì vậy, phòng ngừa các mối đe dọa
an ninh phi truyền thống là nhiệm vụ rất cơ bản, được thực hiện bằng cách
nâng cao nhận thức và trách nhiệm của từng cá nhân và cộng đồng xã hội,
thông qua những hành vi cụ thể trong đời sống hằng ngày, như ý thức tích
cực trong bảo vệ mơi trường sinh thái, tỉnh táo trước mặt trái của kinh tế thị
trường và toàn cầu hóa, thơng thái trong sử dụng thành tựu khoa học công
nghệ, tôn trọng các giá trị khác biệt và chia sẻ lợi ích giữa các nhóm cộng
đồng với mức sống khác nhau trong xã hội... Trên nền tảng ý thức được nâng
cao mới có thể ứng phó có hiệu quả với các mối đe dọa an ninh phi truyền
thống bằng xây dựng đồng bộ thể chế, cơ chế, chính sách, bộ máy và con
người cụ thể.
Để phịng ngừa, đối phó, giải quyết với các nguy cơ, thách thức, mối đe
dọa, thảm họa an ninh phi truyền thống, cần thực hiện nhiều giải pháp đồng
bộ và toàn diện:
Thứ nhất, cần quán triệt sâu sắc quan điểm của Đảng: "Sự ổn định và
phát triển bền vững mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội là nền tảng vững chắc
của quốc phòng - an ninh”. Theo đó, phát triển bền vững, bảo đảm an sinh xã
hội, thực hiện công bằng xã hội, xóa đói, giảm nghèo, phát triển văn hóa, giáo


8

dục, khoa học - công nghệ, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần và sức khỏe
của nhân dân, tăng cường quốc phòng và an ninh trên địa bàn cả nước và từng
địa phương... là những vấn đề cơ bản tạo nền tảng vững chắc cho việc đối phó
với các nguy cơ, thách thức, mối đe dọa, thảm họa an ninh phi truyền thống.
Trong chỉ đạo giải quyết các nguy cơ, thách thức, mối đe dọa, thảm họa
an ninh phi truyền thống cần đặc biệt coi trọng cơng tác phịng ngừa, khi có

tình huống xảy ra thì tích cực, chủ động ứng cứu nhanh, có hiệu quả. Đồng
thời thực hiện tốt phương châm 4 tại chỗ: chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ,
cơ sở vật chất tại chỗ, hậu cần tại chỗ.
Thứ hai, nâng cao ý thức cho mọi tầng lớp nhân dân về bảo vệ Tổ quốc
nói chung, phịng ngừa, ứng phó với các nguy cơ, thách thức, mối đe dọa,
thảm họa an ninh phi truyền thống nói riêng theo yêu cầu của thời kỳ mới. Tổ
chức nghiên cứu một cách có hệ thống và tồn diện các nguy cơ, thách thức,
mối đe dọa, thảm họa an ninh phi truyền thống; tăng cường tuyên truyền, trao
đổi thông tin về các nguy cơ, thách thức, mối đe dọa, thảm họa an ninh phi
truyền thống. Xây dựng các kế hoạch, phương án quản trị, phịng ngừa, ứng
phó các nguy cơ, thách thức, mối đe dọa, thảm họa an ninh phi truyền thống
từ cơ sở với sự tham gia của toàn thể hệ thống chính trị và tồn thể nhân dân,
trong đó lực lượng Cơng an nhân dân và Qn đội nhân dân đóng vai trị nịng
cốt.
Với phương châm 4 tại chỗ, đề nghị Chính phủưu tiên củng cố, tăng
cường nhân lực và phương tiện hỗ trợ cho các cơ quan Công an cấp huyện,
cấp xã và các lực lượng khác như Bộ chỉ huy quân sự huyện, Bộ đội Biên
phòng, Hải quan, Kiểm ngư, Kiểm lâm ở địa phương, v.v.để giải quyết ban
đầu các nguy cơ, thách thức, mối đe dọa, thảm họa an ninh phi truyền thống
xảy ra ở địa phương.
+ Chỉ huy tại chỗ: Bí thư Đảng, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực
tiếp chỉ huy điều phối các lực lượng Công an, Quân đội, Y tế, Nông nghiệp và
phát triển nơng thơn (Kiểm lâm, Phịng chống lụt bão), Giao thông vận tải,v.v.


9

địa phương (và cả các lực lượng trung ương, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp
đóng trên địa bàn) tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ người và tài sản tại nơi xảy ra
nguy cơ, thách thức, mối đe dọa, thảm họa an ninh phi truyền thống.

+ Lực lượng tại chỗ: Có cán bộ Công an, Quân đội, Y tế, Nông nghiệp
và phát triển nơng thơn (Kiểm lâm, Phịng chống lụt bão), Giao thông vận tải,
v.v. địa phương (và các lực lượng trung ương, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp
đóng trên địa bàn) luôn sẵn sàng để cứu nạn, cứu hộ người và tài sản, vệ sinh
mơi trường, phịng chống dịch bệnh.
+ Phương tiện tại chỗ: Có đủ các phương tiện giao thông (tàu, thuyền
chữa cháy, xuồng, ca nô, ô tô chữa cháy, xe máy), phương tiện thông tin liên
lạc, công cụ hỗ trợ, cơng cụ cứu hộ, cứu nạn, phịng cháy chữa cháy, y tế,
thuốc,v.v.phục vụ yêu cầu phòng ngừa, ứng phó các nguy cơ, thách thức, mối
đe dọa, thảm họa an ninh phi truyền thống ở địa phương.
+ Hậu cần tại chỗ: Dự trữ đủ xăng dầu cho xe cấp cứu, xe chữa cháy,
tàu, thuyền, thuyền chữa cháy, xuồng máy, ca nô, ô tô, xe máy, máy phát điện
hoạt động khi khơng có điện; dự trữ lương thực, thực phẩm và các phương
tiện thông tin liên lạc, phương tiện y tế phục vụ phịng ngừa, ứng phó các
nguy cơ, thách thức, mối đe dọa, thảm họa an ninh phi truyền thống.
Trong trường hợp các địa phương vượt khả năng, cần có sự hỗ trợ, cần
báo cáo đề xuất lãnh đạo tỉnh, thành phố xin ý kiến chỉ đạo và hỗ trợ kịp thời.
Trường hợp xảy ra thảm họa an ninh phi truyền thống đặc biệt nghiêm trọng
cần báo cáo lãnh đạo tỉnh, thành phố xin ý kiến trung ương hỗ trợ.
Việc điều động lực lượng đến hỗ trợ các địa phương theo nguyên tắc
gần trước, xa sau, địa phương lân cận trước.
Thứ ba, tăng cường cơng tác phịng ngừa, ứng phó các nguy cơ, thách
thức, mối đe dọa an ninh phi truyền thống xảy ra trên đất liền.
Lực lượng Công an nhân dân, Quân đội nhân dân chủ động tham mưu
cho lãnh đạo cấp ủy, chính quyền, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đề ra các


10

giải pháp phịng ngừa, ứng phó với các nguy cơ, thách thức, mối đe dọa an

ninh phi truyền thống xảy ra trên đất liền.
Thứ tư, tăng cường cơng tác phịng ngừa, ứng phó các nguy cơ, thách
thức, mối đe dọa an ninh phi truyền thống xảy ra trên biển.
Lực lượng Công an nhân dân, Quân đội nhân dân phối hợp với các
ngành tham gia giải quyết các vấn đề: ô nhiễm mơi trường biển do khai thác
dầu khí; ơ nhiễm môi trường biển do vận tải biển; ô nhiễm môi trường biển do
các sự cố trên biển; ô nhiễm môi trường biển do rác thải các khu công nghiệp,
khu du lịch, khu dân cư; phòng chống các cơn bão - lụt, lũ cuốn, lũ qt, gió
xốy lớn; giải quyết các vấn đề nước biển dâng cao và xâm nhập mặn; xâm
thực bờ biển; triều cường, v.v..
Năm là, tham gia tích cực và có trách nhiệm vào tiến trình hợp tác quốc
tế và khu vực. Trong đó, chú trọng hợp tác đa phương trên các lĩnh vực kinh
tế, khoa học kỹ thuật, bảo vệ môi trường sinh thái, dân số, đấu tranh phịng
chống các loại tội phạm có tổ chức, tội phạm xuyên quốc gia, góp phần giải
quyết các nhân tố gây mất ổn định đang đe dọa môi trường an ninh khu vực.
Đồng thời, đẩy mạnh hợp tác quốc tế trên lĩnh vực chống khủng bố, các loại
tội phạm quốc tế và giải quyết những vấn đề có tính tồn cầu liên quan đến an
ninh quốc gia của Việt Nam.
Tóm lại, thế giới mà chúng ta đang sống hiện nay đang phát triển trong
điều kiện cách mạng khoa học và cơng nghệ phát triển như vũ bão, tồn cầu
hóa và hội nhập quốc tế là xu thế khách quan, việc kết nối và di chuyển giữa
các quốc gia vô cùng thuận lợi. Chưa có khi nào nhân loại đạt được những
bước tiến dài trên con đường phát triển như ngày nay, nhưng cũng chưa bao
giờ con người phải đối mặt với những nguy cơ đe dọa đến chính sự tồn vong
của mình như bây giờ đặc biệt là các vấn đề an ninh phi truyền thống như chủ
nghĩa khủng bố, cách mạng sắc màu, dịch bệnh, ô nhiễm môi trường, biến đổi
khí hậu, ma túy, tội phạm xuyên quốc gia, nguy cơ hạt nhân, xâm hại văn
hóa,... đang đặt ra những yêu cầu bức thiết phải có sự nỗ lực chung của cả



11

cộng đồng quốc tế để đối phó, vì sự an nguy của mỗi quốc gia dân tộc cũng
như của toàn nhân loại. Bởi lẽ, cả lý luận và thực tiễn cho thấy, có chủ động
nghiên cứu dự báo tốt, thì mới chủ động ứng phó kịp thời, có hiệu quả. Tìm
hiểu, nghiên cứu lý luận, thực tế, xác định các mối đe dọa an ninh phi truyền
thống từ đó xây dựng các giải pháp và triển khai thực hiện nhằm phát huy sức
mạnh tổng hợp, đối phó thắng lợi với các thách thức an ninh phi truyền thống
của Đảng, Nhà nước và tồn thể cán bộ, cơng chức, đảng viên và nhân dân là
quan trọng nhằm chủ động ứng phó được với các vấn đề an ninh phi truyền
thống, góp phần xây dựng nước ta phát triển nhanh và bền vững. Dự báo càng
đúng, càng sát bao nhiêu thì việc ứng phó càng kịp thời, càng có hiệu quả bấy
nhiêu, nhất là nghiên cứu dự báo những hiện tượng thiên tai như bão, lụt, lũ
ống, lũ quét, sạt lở đất có nguy cơ đe dọa, làm thiệt hại lớn đến con người và
xã hội.



×