Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

tài nguyên du lịch vai trò tài nguyên du lịch đối với kinh tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (237.03 KB, 19 trang )

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU

2

NỘI DUNG

3

PHẦN 1: LÝ THUYẾT (6 ĐIỂM)

4

Câu 1: Anh/chị hãy cho biết Tài nguyên du lịch là gì? ý nghĩa và vai trị của
tài ngun du lịch đối với kinh tế - xã hội?
4
Câu 2 (2 điểm) Tài nguyên du lịch tự nhiên có thể được phân loại như thế
nào? Nêu đặc trưng tài nguyên du lịch của các vùng du lịch Việt Nam?

5

Câu 3 (2 điểm) Tài nguyên du lịch nhân văn được chia làm những loại nào?
Phân tích nội dung của từng phân loại? Nghề và làng nghề thủ công trong
trường hợp nào được coi là tài nguyên du lịch?
11
PHẦN 2: BÀI TẬP THỰC HÀNH (3 ĐIỂM)

14

Phân tích thực trạng và đề xuất một số các giải pháp bảo vệ tài nguyên du
lịch tại một khu du lịch?


14
KẾT LUẬN

18

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

19

1


[Type the document title]

LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, khi mức sống của con người ngày càng cao, họ khơng chỉ có đủ nhu
cầu về vật chất mà cịn có nhu cầu về tinh thần như vui chơi, giải trí, du lịch. Vì vậy,
du lịch là một trong những ngành có tiềm năng. Ngành du lịch Việt Nam ra đời muộn
hơn so với các nước trên thế giới, nhưng không thể phủ nhận vai trị của nó.
Du lịch là ngành “cơng nghiệp khơng khói” mang lại GDP cho nền kinh tế, tạo
cơ hội việc làm cho hàng chục nghìn lao động, góp phần lan tỏa hình ảnh Việt Nam ra
thế giới. Đảng và nhà nước nhận thấy điều này và đưa ra mục tiêu xây dựng ngành du
lịch trở thành ngành kinh tế đầu tàu.Việc nghiên cứu về du lịch trở nên cấp thiết, nó
giúp chúng ta có một cái nhìn đầy đủ, chính xác về du lịch. Điều này có ý nghĩa cả về
phương diện lý luận và thực tiễn. Nó giúp du lịch Việt Nam đạt được những thành tựu
mới, khắc phục được những hạn chế, nhanh chóng đưa du lịch phát triển đúng với tiềm
năng của đất nước, nhanh chóng hộp nhập với du lịch khu vực và thế giới.
Nhưng muốn hiểu sâu về ngành du lịch thì trước hết phải hiểu được nội dung cơ
bản và khái quát của nó. Mơn học tài ngun du lịch cung cấp cho ta những kiến thức
được chọn lọc trong hệ thống tài nguyên du lịch để làm tiền đề cho hoạt động du lịch

sau này.

2


[Type the document title]

NỘI DUNG
PHẦN 1: LÝ THUYẾT (6 ĐIỂM)
Câu 1: Anh/chị hãy cho biết Tài nguyên du lịch là gì? ý nghĩa và vai trị
của tài ngun du lịch đối với kinh tế - xã hội?
Trả lời:
Pháp lệnh Du lịch Việt Nam, (1999): Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên
nhiên, di tích lịch sử, di tích cách mạng, giá trị nhân văn, cơng trình lao động sáng
tạo của con người có thể được sử dụng nhằm thỏa mãn nhu cầu du lịch; là yếu tố cơ
bản để hình thành các điểm du lịch, khu du lịch nhằm tạo ra sự hấp dẫn du lịch
Theo Pirojnjk: Tài nguyên du lịch là những tổng thể tự nhiên, văn hóa – lịch sử
và những thành phần của chúng, tạo điều kiện cho việc phục hồi và phát triển thể lực
tinh thần của con người, khả năng lao động, sức khỏe của họ, trong cấu trúc nhu cầu
du lịch hiện tại và tương lai, trong khả năng kinh tế kỹ thuật cho phép, chúng được
dùng để trực tiếp và gián tiếp sản xuất ra những dịch vụ du lịch và nghỉ ngơi
Theo Nguyễn Minh Tuệ và cộng sự (giáo trình tài nguyên du lịch – nxb Giáo
dục 2007): TNDL là tổng thể tự nhiên và văn hóa lịch sử cùng các thành phần của
chúng góp phần khơi phục, phát triển thể lực, trí tuệ của con người, khả năng lao
động và sức khỏe của họ. Những tài nguyên này được sử dụng cho nhu cầu trực tiếp
và gián tiếp cho việc sản xuất dịch vụ du lịch.
* Ý nghĩa và vai trò của tài nguyên du lịch đối với kinh tế - xã hội
● Ý nghĩa
Nếu khơng có tài ngun du lịch hoặc tài nguyên đu lịch quá nghèo nàn mà
hoạt động du lịch lại có thể phát triển mạnh mẽ được

● Vai trò
− Tài nguyên du lịch là yếu tố cơ bản đề hình thành có sản phẩm du lịch

3


[Type the document title]
Để đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của khách du lịch, các sản phẩm du lịch không thể
đơn điệu nghèo nàn, kém hấp dẫn, mà cần phải phong phú, đa dạng, đặc sắc và mới
mẻ.
Tài nguyên du lịch càng đặc sắc, độc đáo thì giá trị của sản phẩm du lịch và độ
hấp dẫn khách du lịch càng tăng. Có thể nói chất lượng của tài nguyên du lịch sẽ là
yếu tố cơ bản tạo nên chất lượng sản phẩm du lịch và hiệu quả của hoạt động du lịch.
− Tài nguyên du lịch là cơ sở quan trọng để phát triển các loại hình du lịch
Khơng có những hang động ngầm bí ẩn, những đỉnh núi cao hiểm trở, những
cánh rừng nguyên sinh âm u, hoang vắng thì khơng thể xuất hiện loại hình du. lịch
thám hiểm. Khơng có những bãi san hơ và thế giới sinh vật thủy sinh mn màu mn
vẻ ngập chìm dưới làn nước trong xanh thì khơng thể có loại hình du lịch ngầm dưới
biển.
− Tài nguyên du lịch là thuộc bộ phận cấu thành quan trọng của tổ chức lãnh thổ
du lịch
Trong phạm vi một lãnh thổ cụ thể, mọi hoạt động du lịch đều phản ánh một tổ
chức không gian du lịch nhất định, thể hiện mối quan hệ về mặt khơng gian của các
yếu tố có quan hệ mật thiết với nhau cấu tạo nên nó. Các yếu tố đó là khách du lịch, tài
nguyên du lịch, cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, đội ngũ cán bộ công
nhân viên và tổ chức điều hành, quản lý du lịch.
Câu 2 (2 điểm) Tài nguyên du lịch tự nhiên có thể được phân loại như thế
nào? Nêu đặc trưng tài nguyên du lịch của các vùng du lịch Việt Nam?
Trả lời:
* Tài nguyên du lịch tự nhiên

Hiện nay tài nguyên du lịch tự nhiên bao gồm 3 nhóm chính, bao gồm: tài
ngun địa hình – địa chất – địa mạo; tài ngun khí hậu; tài nguyên nước; tài nguyên
sinh vật.
● Tài nguyên địa hình – địa chất – địa mạo

4


[Type the document title]
Địa hình là nơi diễn ra tất cả các hoạt động của con người cũng các loài sinh vật
sinh sống trên Trái Đất. Vì thế, địa hình là thành phần quan trọng của tự nhiên. Địa
hình được hình từ quá trình địa chất, địa mạo lâu dài. Địa hình là cơ sở quan trọng để
hình thành nên các loại tài nguyên du lịch khác trong tổng thể hoạt động du lịch. Địa
hình có nhiều dạng như địa hình đồng bằng, miền núi địa hình vùng đồi, địa hình
Karst, địa hình ven bờ biển. Tạo điều kiện để phát triển đa dạng các loại hình du lịch.
VD: Vịnh Hạ Long, Động Phong Nha- Kẻ Bàng,..
● Tài nguyên khí hậu
Tài nguyên khí hậu bao gồm nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, áp suất khơng khí,
bức xạ mặt trời. Tài ngun này có mục đích khai thác phục vụ cho hoạt động du lịch.
Khi khai thác tài nguyên khí hậu, cần phải phân tích, đánh giá ảnh hưởng của nó đối
với sức khỏe của con người và các động, thực vật. Những khu vực có khí hậu tốt,
“sóng n biển lặng” sẽ ảnh hưởng tích cực đến con người. Từ đó, sẽ thu hút được
nhiều du khách lựa chọn để tham quan và nghỉ dưỡng.
VD: Đà Lạt, Sa Pa,...
● Tài nguyên nước
Tài nguyên nước bao gồm nước ngầm và nước mặt. Nước mặt là nước ở trên
mặt đất, bao gồm đại dương, biến, suối, thác nước. Đây là nguồn tài nguyên có ý nghĩa
rất lớn đối với hoạt động du lịch. Bên cạnh đó, nguồn tài nguyên nước ngầm cũng cực
kỳ quan trọng, thích hợp cho các hoạt động du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh,…
VD: các bãi biển trải dài đất nước , suối nước nóng Kim Bơi( Hịa Bình),…

● Tài nguyên sinh vật
Tài nguyên sinh vật bao gồm nguồn động, thực vật. Đây là nguồn tài nguyên
khổng lồ có ý nghĩa rất lớn cho sự phát triển của ngành cơng nghiệp khơng khói này.
Trong hoạt động du lịch, tàu nguyên sinh vật có ý nghĩa đặc biệt với sự đa dạng, phong
phú của nó. Tài nguyên thực vật tạo nên nhiều phong cảnh đẹp, sinh động. Tài nguyên
động vật làm giàu thêm thêm tính đa dạng của du lịch. Tài nguyên sinh vật bao gồm
nhiều loại hình du lịch như Du lịch sinh thái, du lịch bền vững, du lịch bền vững,… và
nhièu loại hình mới nổi khác.

5


[Type the document title]
VD: Vườn Quốc gia Cúc Phương,Vườn quốc gia Ba Vì,...
Hệ động thực vật đóng vai trị rất quan trọng trong phát triển du lịch. Nó tạo
nên cảnh sắc sinh động, tô điểm cho cảnh quan thiên nhiên. Một nguồn động thực vật
phong phú, đa dạng sẽ lôi cuốn và hấp dẫn khách du lịch.
* Đặc trưng tài nguyên du lịch của các vùng du lịch Việt Nam
− Vùng Trung Du Và Miền Núi Phía Bắc
Vùng Trung Du và Miền Núi Phía Bắc là 1 trong 7 vùng du lịch Việt Nam,
gồm 14 tỉnh thành, với những nét riêng biệt độc đáo khơng thể tìm thấy ở các vùng
khác trên đất nước ta. Điểm nổi bật nhất của vùng là nhiều dãy núi trùng điệp, hùng vĩ
bị chia cắt mạnh, tạo nên nhiều địa hình, cảnh quan đặc sắc và di tích tự nhiên như
thung lũng mở rộng, thác nước, hang động, vực thẳm,... Những đồi chè, rừng cọ, vườn
cây ăn quả bên cạnh những đỉnh đồi và cánh đồng ngát xanh men theo các dịng sơng
đỏ nặng phù sa, tạo nên những bức tranh tuyệt tác vừa hùng vĩ, vừa thơ mộng của núi
rừng.
Vùng du lịch này có 5 trọng điểm thu hút khách du lịch:
● Hà Giang: Nơi đây có mốc biên giới Lũng Cú cùng nhiều địa danh nổi tiếng
mang đậm phong vị đặc trưng vùng núi đồ sộ, hùng vĩ phía Bắc như Cao

nguyên đá Đồng Văn, cảnh quan Mã Pí Lèng, cảnh quan Mèo Vạc, Na Hang,...
sẽ làm mãn nhãn bất cứ du khách nào ghé thăm.
● Thái Nguyên - Lạng Sơn: Với nhiều điểm tham quan nổi tiếng như Hồ Núi Cốc,
cửa khẩu Đồng Đăng, Khu nghỉ mát Mẫu Sơn, Cây đa Tân Trào, Di tích ATK
Định Hóa,...
● Lào Cai: Nơi đây thu hút du khách với những địa danh nổi tiếng như Đỉnh núi
Fansipan - “nóc nhà Đơng Dương”, cùng khu nghỉ mát Sapa, vườn quốc gia
Hoàng Liên, cửa khẩu quốc tế Lào Cai,...
● Phú Thọ: Mảnh đất linh thiêng của Vua Hùng là điểm du lịch nổi tiếng với lễ
hội Đền Hùng, hệ thống di tích thời đại Hùng Vương và khu du lịch hồ Thác
Bà.

6


[Type the document title]
● Sơn La - Điện Biên: Hồ Sơn La, Mộc Châu, di tích lịch sử Điện Biên Phủ, cửa
khẩu quốc tế Tây Trang, Mường Phăng,... là những danh thắng đáng ghé thăm
khi có dịp tới vùng du lịch này.
− Vùng Đồng Bằng Sông Hồng và Duyên Hải Đông Bắc
Là cái nôi của nền văn minh sông Hồng, đây là vùng du lịch có hệ thống tài
nguyên du lịch nhân văn nổi bật và mang thương hiệu đặc trưng của vùng, có sức hấp
dẫn du khách cao. Vùng gồm 11 tỉnh thành, bao gồm thủ đô Hà Nội. Điều kiện địa lý
tự nhiên và thời tiết đã điểm tô cảnh sắc nơi đây những màu rất riêng. Tuy nơi đây
mang phong cách hiện đại nhưng những nét cổ xưa vẫn khơng hề phai mờ. Thêm nữa,
chính những đặc điểm cổ kính này đã tạo nên sự hiếu kỳ, thích thú với những du khách
từ xa đến.
Vùng gồm 3 trọng điểm du lịch:
● Thủ đơ Hà Nội: Có hệ thống di tích lịch sử văn hóa đồ sộ như Bảo tàng lịch sử,
Bảo tàng Mỹ thuật, Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, Hồ Gươm,

Hoàng thành Thăng Long cùng nhiều kiến trúc nghệ thuật, làng nghề thủ cơng
truyền thống,...
● Quảng Ninh - Hải Phịng: gắn với cảnh quan biển đảo Đông Bắc, tiêu biểu là
Hạ Long - Cát Bà, Vân Đồn, Đồ Sơn, Tiên Lãng,...
● Ninh Bình: Với các danh lam thắng cảnh nổi tiếng: Tam Cốc - Bích Động, Hoa
Lư, Tràng An, Vân Long, Cúc Phương, Tam Chúc - Ba Sao, Bái Đính và quần
thể di tích, cảnh quan vùng phụ cận.
− Vùng Bắc Trung Bộ
Vùng du lịch thứ 3 trong danh sách là Bắc Trung Bộ. Nếu ở trung du miền núi
phía Bắc có nhiều di tích lịch sử cùng các dân tộc thiểu số thì tại Bắc Bộ lại tập trung
nhiều danh lam thắng cảnh cùng các khu du lịch. Hơn nữa, các tỉnh thành thuộc khu
vực này đều là những điểm đến của rất nhiều du khách khi vừa muốn tham quan vừa
nghỉ ngơi, thư giãn.
Vùng du lịch Bắc Trung Bộ gồm 6 tỉnh thành trải dài từ Thanh Hóa đến Thừa
Thiên - Huế với 4 điểm du lịch trọng điểm như:

7


[Type the document title]
● Thanh Hóa và phụ cận: Gắn với điểm du lịch quốc gia Thành Nhà Hồ, Lam
Kinh, Bến En và đô thị du lịch Sầm Sơn.
● Nam Nghệ An - Bắc Hà Tĩnh: Gắn với Cửa Lò, Kim Liên, Đồng Lộc, cửa khẩu
Cầu Treo, núi Hồng - sơng Lam, Xn Thành…
● Quảng Bình - Quảng Trị: Gắn với Phong Nha - Kẻ Bàng, biển Cửa Tùng - Cửa
Việt, đảo Cồn Cỏ, cửa khẩu Lao Bảo và hệ thống di tích chiến tranh chống Mỹ.
● Thừa Thiên Huế: Là một tỉnh thành mang đậm tinh hoa lịch sử Việt Nam, với
những khu di tích như Cố Đơ Huế, Chùa Hương, Cầu Tràng Tiền,…
− Vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ
Vì cả vùng duyên hải Nam Trung Bộ đều giáp biển tạo nên một đường bờ

biển dài, có nhiều bãi biển đẹp với khí hậu ấm áp quanh năm nên khu vực này được
xem là nơi thích hợp để phát triển du lịch biển. Do đó, có hàng nghìn du khách rất
thích đến những nơi này để được hịa mình vào dòng nước xanh mát, tham gia
những hoạt động thể thao trên biển hay thăm quan những di sản văn hóa và đặc biệt
là được thưởng thức những món ăn hải sản rất tươi ngon do chính tay những ngư
dân ở đây săn được.
Vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ gồm 8 tỉnh thành với 3 khu vực du lịch
trọng điểm:
● Đà Nẵng - Quảng Nam: Nổi tiếng với các khu du lịch như: Bán đảo Sơn Trà,
Đèo Hải Vân, Hội An, Mỹ Sơn,…
● Bình Định - Phú Yên - Khánh Hòa: Gắn liền với các khu du lịch, bãi tắm như
vịnh Nha Trang, Cam Ranh, Đầm Ô Loan, Phương Mai,…
● Bình Thuận: Gắn liền với những đồi cát trắng, bãi biển Mũi Né, đảo Phú Quý,..
− Vùng Tây Nguyên
Khi đến với Tây Nguyên, bạn sẽ có cơ hội tham gia Festival hoa Đà Lạt tràn
ngập sắc hoa vô cùng đa dạng, phong phú, lễ hội cà phê ở thành phố Buôn Mê Thuộc,
nghỉ ngơi, thư giãn tại các khu nghỉ dưỡng trên núi, cưỡi voi qua sông Sepepok, đi
thuyền độc mộc, leo núi, đi cầu treo… hay tìm hiểu nét văn hóa, phong tục của bà con
Tây Nguyên với các nhà rông, nhà mồ…
Vùng Tây Nguyên: bao gồm 3 khu vực du lịch trọng điểm:

8


[Type the document title]
● Đà Lạt: Nổi tiếng với cái tên thành phố ngàn hoa, gắn liền với các địa điểm du
lịch như: Đan Kia – Suối Vàng, Hồ Tuyền Lâm, Thung Lũng Tình u,…
● Đắk Lắk: Với văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, vườn quốc gia Yok Đôn,..
● Gia Lai – Kon Tum: Tiếp giáp với cửa khẩu quốc tế Bờ Y, Yaly, Măng Đen,..
− Vùng Đông Nam Bộ

Không có nhiều biển như duyên hải Nam Trung Bộ hay nhiều núi như khu vực
phía Bắc nhưng Đơng Nam Bộ vẫn là một địa điểm thu hút rất đông khách du lịch khi
có nhiều khu du lịch đặc sắc như Hồ Cốc, di tích Tàu khơng số trên dịng sơng Ray,
làng Bưởi Tân Triều, núi Bà Đen, khu du lịch Đại Nam… có thể mang đến cho bạn
những trải nghiệm độc đáo và lý thú.
Vùng Đông Nam Bộ (6 tỉnh thành) có 3 trọng điểm du lịch trọng yếu:
● TP.Hồ Chí Minh (Sài Gịn): Một trong những trung tâm sầm uất với những hệ
thống di tích lịch sử văn hóa nội thành, gắn với khu du lịch Cần Giờ.
● Vũng Tàu: Gắn liền với những khu du lịch như bãi tắm Long Hải, Phước Hải,
Côn Đảo.
● Tây Ninh: Tiếp giáp với cửa khẩu quốc tế Mộc Bài và các khu du lịch như núi
Bà Đen, Hồ Dầu Tiếng.
− Vùng Tây Nam Bộ Và Đồng Bằng Sông Cửu Long
Đến với vùng du lịch Tây Nam Bộ và Đồng Bằng Sông Cửu Long, bạn sẽ có
cơ thể được thưởng thức những sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng này như được
trải nghiệm di chuyển bằng thuyền, xi theo dịng nước qua các rặng dừa xum xuê,
tham quan các hoạt động thường ngày của người dân địa phương, các chợ nổi, ngắm
nhìn quang cảnh sông Vàm Cỏ, các khu vườn đầy cây ăn trái hay nếm thử các món ăn
đặc sản như đng dừa, cháo cá lóc, cháo cua đồng, lẩu mắm ,...
Với 13 tỉnh thành miền Tây Nam Bộ, vùng có 4 trọng điểm du lịch bao gồm:
● Cần Thơ: Sở hữu những khu du lịch nổi tiếng như đảo Phú Quốc, Hà Tiên, văn
hóa chợ nổi Cái Răng,..
● Cà Mau: Với những địa điểm du lịch như Rừng U Minh, Năm Căn Mũi Cà Mau
● Tiền Giang - Bến Tre:với các khu du lịch miệt vườn Thới Sơn

9


[Type the document title]
● Đồng Tháp - An Giang: Nổi tiếng với các địa điểm du lịch vườn quốc gia Tràm

Chim, Tứ giác Long Xuyên,...
Câu 3 (2 điểm) Tài nguyên du lịch nhân văn được chia làm những loại nào?
Phân tích nội dung của từng phân loại? Nghề và làng nghề thủ công trong trường
hợp nào được coi là tài nguyên du lịch?
Trả lời :
* Tài nguyên du lịch nhân văn gồm có tài nguyên du lịch nhân văn vật thể và
tài nguyên du lịch nhân văn phi vật thể. Đó là những di sản do con người tạo ra
qua nhiều thế hệ và để lại cho các thế hệ mai sau.
+ Tài nguyên du lịch nhân văn vật thể bao gồm các di tích lịch sử, các cơng
trình kiến trúc, văn hoá, nghệ thuật..v.v.
+ Tài nguyên du lịch nhân văn phi vật thể bao gồm các truyền thống lịch sử,
văn hoá dân tộc, các phong tục tập quán, các loại hình nghệ thuật truyền thống..v.v.
* Tài nguyên du lịch nhân văn vật thể
− Các di sản văn hóa
Các di sản được xem là di sản văn hóa nếu đáp ứng 6 tiêu chuẩn sau:
● Là sản phẩm độc đáo khơng trùng lặp, thể hiện năng lực và trí tuệ siêu việt của
con người
● Có ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển nghệ thuật kiến trúc, nghệ thuật cấu
tạo không gian trong thời kỳ nhất định trong khung cảnh văn hóa nhất định.
● Là bằng chứng xác thực cho một nền văn minh đã biến mất
● Là vì dụ hùng hồn về thể loại xây dựng hoặc kiến trúc phản ánh một giai đoạn
lịch sử có ý nghĩa
● Là ví dụ về một dạng nhà ở truyền thống, thể hiện một nền văn hóa đang có
nguy cơ bị hủy hoại trước những biến động không thể ngăn cản được.
● Có mối liên hệ trực tiếp với những sự kiện tín ngưỡng đáp ứng tiêu chuẩn xác
thực về ý tưởng trong sáng tạo về vật liệu, các tạo lập và vị trí.

10



[Type the document title]
Các di sản văn hóa là sự kết tinh sáng tạo văn hóa của một dân tộc. Khi được
cơng nhận là di sản văn hóa thế giới, các di sản này sẽ trở thành tài nguyên nhân văn
vơ giá, có sức hấp dẫn khách du lịch đặc biệt là khách quốc tế. Ở Việt Nam có 3 di sản
văn hóa đã được UNESCO cơng nhận là di sản văn hóa thế giới gồm: Cố đơ Huế,
Thánh địa Mỹ Sơn và phố cổ Hội An.
− Các di tích lịch sử văn hóa
Di tích lịch sử văn hóa là những không gian vật chất cụ thể, khách quan chứa
đựng các giá trị điển hình của lịch sử, do tộc thể hoặc cá nhân con người hoạt động và
sáng tạo trong lịch sử để lại.
Di tích lịch sử văn hóa được chia thành các loại sau:
● Di tích văn hóa khảo cổ: Là các địa điểm ẩn giấu một bộ phận giá trị văn hóa
thuộc về thời kỳ lịch sử xã hội loài người thuộc thời gian trong lịch sử cổ đại.
Các di tích này thường nằm trong lịng đất.
● Di tích lịch sử: Là các di tích ghi dấu về dân tộc học, ghi dấu các sự kiện chính
trị quan trọng tiêu biểu, ghi dấu chiến công chống quân xâm lược, ghi dấu tội ác
của đế quốc và phong kiến,…ví dụ như nhà tù Cơn Đảo,…
● Di tích văn hóa nghệ thuật: là các di tích gắn với cơng trình kiến trúc có giá trị.
● Danh lam thắng cảnh: Danh lam thắng cảnh là những nơi mang vẻ đẹp thiên
nhiên bao la hùng vĩ, thống đãng có giá trị nhân văn do bàn tay và khối óc của
con người tạo nên. Các danh lam thắng cảnh cũng mang giá trị của nhiều loại
di tích lịch sử.
− Các tài nguyên du lịch nhân văn khác
Các tài nguyên du lịch nhân văn khác như các cơng trình đương đại gồm các tòa
nhà, hệ thống cầu cống, đường xá, các mặt hàng thủ cơng mỹ nghệ, các món ăn dân
gian hay đặc sản,…cũng có sức hấp dẫn đối với khách du lịch. Ví dụ như cầu Mỹ
Thuận, phở Hà Nội, nón Huế, lụa Vạn Phúc,…
* Tài nguyên du lịch nhân văn phi vật thể
− Lễ hội


11


[Type the document title]
Lễ hội là các sinh hoạt văn hóa tổng hợp đa dạng và phong phú, là kiểu sinh
hoạt tập thể của nhân dân sau thời gian lao động mệt nhọc hoặc dịp để con người
hướng về các sự kiện trọng đại như ngưỡng mộ tổ tiên, ôn lại truyền thống để giải
quyết những lo âu, khao khát, mơ ước mà cuộc sống thực tại không giải quyết được.
Lễ hội được hình thành từ phần lễ và phần hội
Phần nghi lễ: Các lễ hội lớn hay nhỏ đều được bắt đầu bằng phần nghi lễ với
các nghi thức nghiêm túc, trong thể để mở đầu ngày hội theo khơng gian và thời gian.
Phần nghi lễ mang tính tưởng niệm lịch sử, hướng về một sự kiện lịch sử trọng đại,
một vị anh hùng dân tộc lỗi lạc,…với mục đích bày tỏ sự tơn kính với các bậc thánh
hiền và thần linh, cầu mong bình an, mưa thuận gió hòa,…
Phần hội: Tại phần hội sẽ diễn ra các hoạt động biểu tượng điển hình của tâm lý
cộng đồng văn hóa dân tộc, chứa đựng các quan niệm với thực tế lịch sử xã hội và
thiên nhiên. Ngồi ra cịn có các hoạt động vui chơi giải trí như thi hát, thi nghề để nhớ
ơn và ghi công của những người đã xa. Những gì tiêu biểu cho một vùng đất, làng xã
được biểu diễn lại để mang đến niềm vui cho mọi người.
− Nghề và làng nghề thủ công truyền thống
Các làng nghề thủ công tại Việt Nam xuất hiện khá sớm do nhu cầu trao đổi sản
phẩm đã tạo ra sự phân công lao động đa dạng cùng với sự phát triển của các khu dân
cơng làng xóm tập trung theo lưu vực sông Hồng, sông Mã, sông Lam. Theo thời gian
lịch sử, các làng nghề vẫn phát triển để phục vụ nhu cầu của đời sống sinh hoạt dân cư,
đặc biệt tại các khu vực đông dân. Trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước đã có
những chính sách để khơi phục và phát triển các làng nghề truyền thống.
Các làng nghề truyền thống có vai trị đối với q trình phát triển kinh tế xã hội
địa phương, chuyển dịch cơ cấu nông thôn theo hướng phát triển bền vững, giải quyết
công ăn việc làm cho lao động nông thôn, tạo thu nhập cho người lao động và tạo nên
sự ổn định trong xã hội cũng như góp phần bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống

trong q trình hội nhập quốc tế.
Thơng thường, nghề thủ công truyền thống với những sản phẩm độc đáo không
chỉ thể hiện tài khéo léo của nhân dân lao động mà còn thể hiện những tư duy triết học,

12


[Type the document title]
những tâm tư tình cảm của con người. Đây cũng chính là những đặc tính riêng của các
nền văn hóa và là sức hấp dẫn của các nghề và làng nghề thủ công truyền thống.. .
* Nghề và làng nghề thủ công được coi là tài nguyên du lịch
Cùng với sự phát triển của xã hội, làng nghề ngày nay không chỉ mang đặc
trưng cơ bản trong truyền thống kinh tế, mà còn thu hút khách du lịch. Khai thác và
phát huy các làng nghề truyền thống theo hướng du lịch mang đến hiệu quả kép: vừa
bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa của làng nghề, vừa mang lại lợi ích kinh tế - xã
hội.
Bên cạnh đó, làng nghề được đánh giá như một tài nguyên du lịch nhân văn có
ý nghĩa; bởi sở hữu cảnh quan hấp dẫn, văn hoá đặc sắc. Thực tế cho thấy, kinh tế làng
nghề đã góp phần thay đổi diện mạo nhiều làng quê Việt Nam, đồng thời đóng góp
tích cực vào sự phát triển chung của nền kinh tế.
PHẦN 2: BÀI TẬP THỰC HÀNH (3 ĐIỂM)
Phân tích thực trạng và đề xuất một số các giải pháp bảo vệ tài nguyên du
lịch tại một khu du lịch?
Trả lời:
* Thực trạng tài nguyên du lịch khu du lịch Sa Pa
− Tài nguyên du lịch tự nhiên
Khu du lịch Sa Pa thuộc huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai là một thị trấn nghỉ mát đẹp
và thơ mộng nằm ở độ cao trung bình từ 1.500m - 1.800m so với mực nước biển, cách
Hà Nội khoảng 400 km về phía Tây Bắc và cách biên giới Việt -Trung 40 km. Sa Pa
nằm ở sườn phía Đơng của dãy núi Hồng Liên Sơn, thuộc phần cuối của dãy

Himalaya với những đặc tính riêng biệt.
Trong địa phận huyện Sa Pa có đỉnh Phan Xi Păng là đỉnh núi cao nhất Đông
Dương cách mực nước biển 3.143m. Phía Tây của huyện có Khu Bảo tồn Thiên nhiên
Hoàng Liên Sơn đã được xây dựng từ năm 1994 nhằm gìn giữ phần rừng cịn lại trên
triền núi Phan Xi Păng. Sa Pa được thành lập từ năm 1918 với mục đích là nơi du lịch
nghỉ dưỡng và là nơi để người dân tộc thiểu số tiến hành các hoạt động giao lưu văn
hoá và hàng hoá.Nằm ở độ cao trên 1.500m so với mực nước biển nên Sa Pa có khí

13


[Type the document title]
hậu ôn đới mát mẻ quanh năm, nhiệt độ trung bình trong năm từ 15ºC đến 18ºC, nhiều
khi xuống dưới 0ºC và có năm có tuyết rơi.
Cũng do đặc điểm về vị trí địa lý và khí hậu này nên hệ động thực vật trong
vùng rất phong phú và điển hình với khoảng trên 100 lồi động vật, trong đó có nhiều
lồi được ghi trong "Sách Đỏ của Việt Nam" như Báo mây (Neofellis Negulosa), Báo
lông đen (Panthera Pardus), Hổ đen (Panthera Tigris)… nhiều loài chim đặc hữu ở
Đơng Nam Á như chim Cu rốc đít đỏ (Megalaima Lagrandieri), chim Sẻ cổ đỏ
(Spizixos Semitorques), chim Bulbul màu hạt dẻ (Hypsispetes Castanotus)… các rừng
thông gai (hay Sa mu), Pơ mu, nhiều loại cây thuộc họ Đỗ quyên và Phong lan...
Sa Pa là nơi có nhiều cảnh quan đẹp, hấp dẫn khách du lịch với những cánh
rừng Sa mu xanh ngát xen những biệt thự, nhà thờ cổ kính mang nhiều dáng dấp của
các thành phố Châu Âu, các thác nước, hang động, làng bản dân tộc...
− Tài nguyên du lịch nhân văn khu du lịch Sa Pa
Đây là nơi sinh sống lâu đời của 6 dân tộc: Kinh, H'Mơng, Dao, Tày, Dáy và Xá
Phó với nhiều di tích, lễ hội, phong tục tập quán, kiến thức bản địa, và các hoạt động
văn hoá nghệ thuật dân gian đặc sắc, tiêu biểu là Chợ Văn hoá - Giao duyên Sa Pa
(chợ Tình). Bên cạnh đó, ở Sa Pa cịn có Bãi đá cổ nằm trong thung lũng Mường Hoa
rộng 3 km2 với khoảng trên 200 hịn đá kích thước khác nhau được chạm khắc nhiều

hình vẽ tả thực, hoa văn, dấu hiệu của chữ viết cho đến nay vẫn chưa được giải mã. Di
tích này đang thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học và được đề nghị UNESCO
cơng nhận là di sản văn hố thế giới.
Nét đặc biệt về tài nguyên nhân văn nơi đây:
● Nghề thêu thổ cẩm
Thêu thổ cẩm là một loại nghề truyền thống, gắn với nét văn hóa đặc trưng của
đồng bào dân tộc ở Lào Cai nói chung và xã Lao Chải nói riêng. Các sản phẩm từ nghề
dệt, thêu thổ cẩm chủ yếu do đồng bào sản xuất, để phục vụ nhu cầu sử dụng trong gia
đình. Trong những năm gần đây, khi hoạt động kinh doanh của ngành du lịch phát
triển, nhu cầu về sử dụng và tiêu dùng của khách du lịch đối với mặt hàng thổ cẩm sản
xuất bằng phương pháp thủ công ngày một lớn. Thổ cẩm trở thành món q khơng thể

14


[Type the document title]
thiếu được cho mỗi du khách sau mỗi lần đặt chân tới những miền đất của Lào Cai. Từ
đó, nghề dệt, thêu thổ cẩm được phục hồi và phát triển tương đối nhanh, với hàng chục
ngàn mét vải thổ cẩm được sản xuất mỗi năm. Các mẫu mã được lấy cảm hứng từ cuộc
sống và cách điệu tạo nên những sản phẩm cơng phu, giàu tính sáng tạo, với những
họa tiết trong sáng, gần gũi với thiên nhiên, đời sống người dân bản địa, đó là hoa lá,
chim muông, cây cỏ, trời mây. Bằng các nguyên liệu sẵn có trong tự nhiên, như sợi
bơng, sợi lanh, lá trầu, củ nghệ, lá cơm xôi, cỏ chạy… qua bàn tay khéo léo và óc thẩm
mỹ tinh tế của người phụ nữ đã thêu, dệt nên những tấm vải đủ màu sắc, hoa văn mang
đậm giá trị bản sắc dân tộc. Để phục vụ nhu cầu ngày càng cao của thị trường, sản
phẩm được làm từ thổ cẩm cũng trở nên đa dạng, phong phú hơn với những chiếc ba
lô, túi khốc du lịch, những chiếc khăn tay, ví đựng tiền, túi xách tay, bao gối và các
tấm áo choàng thổ cẩm… đủ sắc màu rực rỡ.
● Lễ hội Gầu-Tào của đồng bào dân tộc H’mông ở Lao Chải
Khi hoa đào nở thắm hồng sườn núi Hoàng Liên, hoa mận trắng xố rừng biên

giới, người Mơng ở Lao Chải lại tấp nập mở hội Gầu Tào - lễ hội tìm người u.Gầu
Tào trong tiếng Mơng có nghĩa là “chơi ngồi trời”, tiếng Quan Hoả là “Sải Sán” - tức
đạp núi. Nếu như người Dao đỏ có chợ tình để trai gái tâm tình tìm người u thì
người Mơng có hội “Gầu Tào” giúp trai gái nên duyên vợ chồng.
Gầu Tào là lễ hội truyền thống của người Mông, được tổ chức theo hình thức
ln phiên. Hằng năm người Mơng đều họp và chọn một gia đình trong cộng đồng
chịu trách nhiệm đứng gia tổ chức. Được thay mặt cộng đồng người Mông tổ chức hội
Gầu Tào là một niềm vinh dự lớn của bất cứ gia đình dịng họ nào trong làng bản.
* Các giải pháp giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường
Tất cả mọi hoạt động của du lịch đều có tác động hai chiều đến tài nguyên và
môi trường, để giảm thiểu các tác động tiêu cực, chúng ta phải áp dụng nhiều biện
pháp bảo vệ và khôi phục các tài nguyên, tôn trọng giá trị nguyên thủy của nó. Thứ
nhất, thu hút cộng đồng vào bảo vệ môi trường sử dụng một phần vốn công ích và thu
nhập cho du lịch đầu tư cho thu gom, xử lý chất thải, triển khai phát triển mô hình làng
du lịch xanh và sạch. Thứ hai, đầu tư cho giáo dục du khách và cộng đồng về giá trị
của tài nguyên du lịch nhằm bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống, mơi

15


[Type the document title]
trường và du lịch, lôi cuốn cộng đồng vào các hoạt động kinh doanh du lịch và bảo tồn
tài nguyên du lịch. Thứ ba, cần xây dựng và triển khai các luật du lịch và các qui định
trong việc phối hợp chặt chẽ giữa các ban ngành, các cấp quản lý, các tổ chức xã hộ
trong việc bảo tồn, khai thác giá trị tài nguyên. Thứ tư, có kế hoạch phân vùng chức
năng trên địa bàn để xác định khu vực bảo vệ, và khu vực tham quan của danh thắng,
khu di tích lịch sử, khu dự trữ sinh quyển, các vườn quốc gia.Có thời gian để khôi
phục tài nguyên hợp lý. Thứ năm, tăng cường công tác thống kê, và áp dụng các
phương pháp tiên tiến của khoa học kĩ thuật trong việc bảo tồn và phát huy tài nguyên
du lịch.


KẾT LUẬN
Du lịch là một trong những trụ cột chính của thương mại quốc tế, đóng vai trò
quan trọng trong nền kinh tế của nhiều quốc gia trên thế giới và là động lực tăng

16


[Type the document title]
nguồn thu nhập quan trọng đối với nhiều nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.
Tuy nhiên, phát triển du lịch trong bối cảnh hiện nay bị tác động rất lớn bởi q trình
hội nhập hóa, tồn cầu hóa, cùng với sự phát triển khơng ngừng của khoa học, cơng
nghệ. Bên cạnh đó, sự biến đổi khí hậu, ơ nhiễm mơi trường, dịch bệnh, mà điển hình
gần đây nhất là đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển du lịch toàn
cầu và du lịch Việt Nam, đặc biệt là tác động trực tiếp đến hành vi, quyết định đi du
lịch của du khách, đưa tồn ngành du lịch vào thế phải khơng ngừng thay đổi để thích
nghi và đáp ứng được các nhu cầu về du lịch trong tình hình mới. Với cách nhìn nhận
về bối cảnh chung như vậy, để có thể bắt kịp xu thế hiện nay chúng ta phải có kiến
thức thật tốt về ngành du lịch. Trong hoạt động du lịch, tài nguyên du lịch tự nhiên
đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong sự phát triển của ngành cơng nghiệp khơng khói
này. Vậy việc phải nắm rõ những kiến thức về tài nguyên du lịch là điều bắt buộc đối
với những người làm du lịch.
Qua bài tiểu luận này, em có thể nhận thấy tài nguyên du lịch là mơn học có vị
trí quan trọng cung cấp cho mình kiến thức khái quát cơ bản nhất về các loại tài
nguyên du lịch . Nội dung được đề cập trong bài viết sẽ là chìa khóa giúp em nghiên
cứu sâu và hiểu biết về các lĩnh vực chuyên mơn có liên quan tới chun ngành Quản
trị du lịch và lữ hành của mình.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bùi Thị Hải Yến, Tài nguyên du lịch, NXB Giáo dục, 2011

2. Nguyễn Minh Tuệ, Địa lý du lịch, – NXB Thành phố Hồ Chí Minh, 2011
3. Trung tâm thơng tin du lịch />
17


[Type the document title]
4. Cổng thông tin điện tử tỉnh Lào Cai : />
18



×