Tải bản đầy đủ (.pdf) (37 trang)

ĐẢNG LÃNH đạo THỰC HIỆN đối NGOẠI, hội NHẬP QUỐC tế và BIỆN PHÁP bảo vệ CHỦ QUYỀN BIỂN, đảo của tổ QUỐC HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (346.52 KB, 37 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
KHOA KHOA HỌC ỨNG DỤNG


BÀI TẬP LỚN LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Học kỳ: 2/2021 - 2022
ĐỀ TÀI:
ĐẢNG LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN ĐỐI NGOẠI, HỘI NHẬP QUỐC TẾ VÀ
BIỆN PHÁP BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN, ĐẢO CỦA TỔ QUỐC HIỆN NAY
Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Hữu Kỷ Tỵ

Lớp: A01 - Nhóm: 11
ST
T

Họ và tên

51

Phạm Lê Nhật Minh

52

Quang
Minh

53

Trần Băng My


54

Phạm Phương Nam

55

Đặng Đình Nam

Thị

MSSV

Huệ

191417
8
191161
9
191420
0
191035
7
191163
5

Điểm số

Ghi chú

Nhóm trưởng



Thành phố Hồ Chí Minh – 2022

2


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU...........................................................................................................2
PHẦN NỘI DUNG.......................................................................................................4
I. Đảng lãnh đạo thực hiện đối ngoại, hội nhập quốc tế và biện pháp bảo vệ chủ quyền
biển, đảo của Tổ quốc hiện nay......................................................................................4
1.1. Mục tiêu, nhiệm vụ, tư tưởng chỉ đạo và một số chủ trương, chính sách lớn về mở
rộng quan hệ đối ngoại, hội nhập quốc tế của Đảng.......................................................4
1.1.1 Mục tiêu, nhiệm vụ đối ngoại của Đảng trong thời kỳ đổi mới.............................4
1.1.2 Tư tưởng chỉ đạo và một số chủ trương, chính sách lớn về mở rộng quan hệ đối
ngoại của Đảng..............................................................................................................8
1.1.3 Quan điểm của Đảng về hội nhập quốc tế...........................................................11
1.2 Biện pháp trong bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam của Đảng và Nhà nước....12
II. Vận dụng trong bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc hiện nay.........................14
2.1 Đánh giá thực tế bảo vệ chủ quyền biển, đảo của đất nước hiện nay.....................14
2.2 Quan điểm của các bên trong vấn đề tranh chấp biển đảo......................................18
2.3 Nhiệm vụ của sinh viên trong việc góp phần bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ
quốc............................................................................................................................. 20
PHẦN KẾT LUẬN....................................................................................................23
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................25


PHẦN MỞ ĐẦU
Hội nhập quốc tế là xu thế tất yếu của thời đại mới đã được Đảng, Nhà nước xác

định là định hướng chiến lược trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nhìn lại
những năm 80 của thế kỷ XX tình hình thế giới, khu vực và trong nước có nhiều biến
động, chủ nghĩa xã hội trên thế giới lâm vào khủng hoảng sâu sắc. Trước các sóng gió,
Ðảng ta đã đánh giá lại cục diện thế giới để xác định đường lối, chính sách đối ngoại
trong tình hình mới.1 Đối ngoại và hội nhập quốc tế từ lâu đã mang lại những đóng góp
khơng hề nhỏ đối với sự phát triển kinh tế và xã hội. Hoạt động đối ngoại góp phần tạo
dựng và duy trì vững chắc mơi trường hồ bình, ổn định, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và
chế độ xã hội chủ nghĩa. Đối ngoại đa phương và hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng
được đẩy mạnh, thiết thực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao vai trị, tiềm
lực, vị thế và uy tín của Việt Nam, góp phần thu hút nguồn lực to lớn từ bên ngồi để
phát triển đất nước2. Vì thế đây được coi là nhiệm vụ quan trọng cần được xác định
chính xác mục tiêu và chủ trương, nhờ vận dụng đúng đắn chủ nghĩa khoa học xã hội
và tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong bối cảnh đất nước đang chuyển mình
mạnh mẽ đón nhận những cơ hội và thách thức lớn của quá trình hội nhập, để đáp ứng
được những điều đó cần có sự chỉ đạo sáng suốt của Đảng và Nhà Nước với những
chính sách lớn và đường lối phù hợp với tình hình chính trị - kinh tế thế giới, nhằm mở
rộng mối quan hệ đối ngoại và hội nhập quốc tế.
Vấn đề về an ninh và trật tự khu vực nói chung và chủ quyền Tổ quốc nói riêng
ln là đề tài cần được ưu tiên và chú trọng trong lĩnh vực ngoại giao. Trong số đó bao
gồm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo. Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc sinh thời đã
dành rất nhiều sự quan tâm và tình cảm cho biển đảo của Tổ quốc, Bác từng nói:
“Đồng bằng là nhà, mà biển là cửa. Giữ nhà mà không giữ cửa có được khơng?”, đồng
thời Bác cũng đã căn dặn: “Ngày trước ta chỉ có đêm và rừng. Ngày nay ta có ngày, có
trời, có biển. Bờ biển ta dài, tươi đẹp, ta phải biết giữ gìn lấy nó”. Lời nói của Bác đã
1

Thúy Hồng (17/12/2021), Thành tựu đối ngoại Việt Nam trong thời kỳ đổi mới và xây dựng đất nước. Truy cập
từ:
/>2


Đối ngoại cần tiếp tục đổi mới tư duy và phương thức tổ chức hoạt động (16/12/2021). Truy cập từ:
/>
2


khẳng định giá trị và ý nghĩa to lớn của biển đảo đối với Việt Nam, và đây cũng là lời
nhắc nhở cho nhiệm vụ bảo vệ biển đảo thiêng liêng của tồn dân tộc.
Tình hình biển đảo của nước ta là chủ đề nóng và nhạy cảm trong suốt quá trình
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đây là nhiệm vụ vô cùng cấp thiết của Đảng và Nhà
nước, đồng thời là nhiệm vụ chung của nhân dân Việt Nam. Chúng ta cần phải có
những đánh giá thực tế và đúng đắn về tình hình biển đảo, cũng như cần làm rõ quan
điểm của các bên trong vấn đề tranh chấp biển đảo. Qua đó có được cái nhìn khái qt
và thơng tin chi tiết về tình trạng biển đảo, tạo nền tảng để đưa ra đối sách và hành
động hợp lí. Đây là trách nhiệm to lớn chung của mọi tầng lớp nhân dân nói chung và
của sinh viên nói riêng. Và trong nhiệm vụ này, sinh viên là lực lượng năng động và
nắm giữ vai trò quan trọng. Những đóng góp của sinh viên là vơ cùng cần thiết trong
nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo của đất nước.
Qua những gì đã nêu trên nhóm chúng tôi lựa chọn đề tài “Đảng lãnh đạo thực
hiện đối ngoại, hội nhập quốc tế và biện pháp bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc
hiện nay” để tìm hiểu và làm rõ vai trò của Đảng trong các hoạt động đối ngoại, hội
nhập quốc tế. Đồng thời góp phần nâng cao nhận thức trong nhiệm vụ bảo vệ toàn vẹn
chủ quyền biển, đảo của dân tộc.

3


PHẦN NỘI DUNG
I. Đảng lãnh đạo thực hiện đối ngoại, hội nhập quốc tế và biện pháp bảo vệ chủ
quyền biển, đảo của Tổ quốc hiện nay
Vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, đồng thời

phát huy truyền thống, bản sắc ngoại giao hịa hiếu, giàu tính nhân văn của dân tộc,
đường lối đối ngoại của Đảng ln được phát triển và hồn thiện qua từng giai đoạn
cách mạng. Trên cơ sở kế thừa đường lối đối ngoại ở các kỳ đại hội Đảng trong thời kỳ
đổi mới, hơn 35 năm thực hiện cơng cuộc đổi mới, chủ động và tích cực hội nhập quốc
tế sâu rộng, Việt Nam đã đạt được những thắng lợi trong cơng tác đối ngoại. Trước
tình hình khu vực và thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, cơng tác đối
ngoại cần kiên trì nắm vững nhiệm vụ, mục tiêu, chủ trương nhằm giữ vững môi
trường hịa bình, ổn định, vì lợi ích quốc gia - dân tộc.
1.1.1 Mục tiêu, nhiệm vụ đối ngoại của Đảng trong thời kỳ đổi mới
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói "ngồi lợi ích của dân tộc, của Tổ quốc, thì
Đảng khơng có lợi ích gì khác" 1, Đảng ln nhận thức sâu sắc lợi ích quốc gia - dân
tộc là mục tiêu cao nhất của đối ngoại. Nghị quyết Trung ương 8 khóa IX (năm 2003)
đã lần đầu tiên nêu rõ những thành tố cơ bản của lợi ích quốc gia - dân tộc. Đến Đại
hội XI (năm 2011), Đảng khẳng định rằng lợi ích quốc gia - dân tộc là mục tiêu cao
nhất của đối ngoại, trong đó lợi ích giai cấp, lợi ích quốc gia và lợi ích dân tộc phải
thống nhất với nhau. Đại hội XIII khẳng định "bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia - dân
tộc", chỉ ra nguyên tắc chung là phải ln nỗ lực đạt được lợi ích quốc gia - dân tộc tới
mức cao nhất có thể, nhấn mạnh thúc đẩy lợi ích quốc gia - dân tộc phải "trên cơ sở
các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế, bình
đẳng, hợp tác, cùng có lợi", cùng phấn đấu vì hịa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và
tiến bộ xã hội trên thế giới. Bên cạnh đó, Đại hội XIII bổ sung bảo đảm an ninh con
người, an ninh kinh tế, an ninh mạng, xã hội trật tự, kỷ cương cũng là những lợi ích
quan trọng của quốc gia - dân tộc. Các thành tố này có quan hệ chặt chẽ, tương hỗ và
thống nhất với nhau, không thể coi nhẹ thành tố nào, đồng thời còn là căn cứ quan
trọng nhất để xác định đối tác - đối tượng, hợp tác - đấu tranh trong đối ngoại, là "bất
biến" để ứng phó với tình hình diễn biến nhanh, phức tạp.
1

 Hồ Chí Minh tồn tập, NXB Chính trị quốc gia-Sự thật, 2011, Tập 5, tr. 290.


4


Ở thời kỳ đổi mới, đối ngoại luôn thực hiện nhiệm vụ giữ vững mơi trường hịa
bình, ổn định, tranh thủ các yếu tố quốc tế thuận lợi cho công cuộc đổi mới và bảo vệ
Tổ quốc, nâng cao vị thế đất nước. Nhiệm vụ này ngày càng được nhận thức sâu sắc
hơn qua các nhiệm kỳ đại hội Đảng. Nghị quyết 13 Bộ Chính trị khóa VI (năm 1988)
khởi đầu quá trình đổi mới tư duy và đường lối đối ngoại, đưa ra nhiệm vụ tranh thủ
ủng hộ quốc tế và xu thế quốc tế hóa phát triển đất nước. Trong Cương lĩnh xây dựng
đất nước thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội năm 1991 nêu rõ mục tiêu chính sách đối
ngoại là tạo điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đi
lên chủ nghĩa xã hội, góp phần vào sự nghiệp đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì
hịa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, bổ sung,
phát triển năm 2011 cụ thể hóa nhiệm vụ đối ngoại rằng: “Thực hiện nhất quán đường
lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hịa bình, hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa dạng
hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; nâng cao vị thế đất nước; vì lợi
ích quốc gia, dân tộc, vì một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa giàu mạnh; là bạn, đối
tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, góp phần vào sự
nghiệp hịa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới. Hợp tác bình
đẳng, cùng có lợi với tất cả các nước trên cơ sở những nguyên tắc cơ bản của Hiến
chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế. Trước sau như một ủng hộ các đảng cộng
sản và công nhân, các phong trào tiến bộ xã hội trong cuộc đấu tranh vì những mục
tiêu chung của thời đại; mở rộng quan hệ với các đảng cánh tả, đảng cầm quyền và
những đảng khác trên cơ sở bảo đảm lợi ích quốc gia, giữ vững độc lập, tự chủ, vì hịa
bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển. Tăng cường hiểu biết, tình hữu nghị và hợp tác
giữa nhân dân Việt Nam với nhân dân các nước trên thế giới. Phấn đấu cùng các nước
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) xây dựng Đông Nam Á thành khu vực
hịa bình, ổn định, hợp tác và phát triển phồn vinh” 1. Cương lĩnh năm 2011 của Đảng
đã xác định cơ bản, toàn diện nhiệm vụ đối ngoại từ nguyên tắc, mục tiêu, phương

châm và định hướng lớn cũng như những nội dung cụ thể. Đó là những vấn đề cốt yếu

Văn phòng Trung ương Đảng, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội,
2011, tr. 83-84.
1

5


để Đảng tiếp tục đổi mới tư duy, phát triển nhận thức và sáng tạo trong chỉ đạo thực
tiễn quá trình triển khai nhiệm vụ, cơng tác đối ngoại và hội nhập quốc tế.
Đảng ngày càng nhận thức rõ và đầy đủ hơn về tính chất thời đại, thế giới và
khu vực, làm cơ sở quan trọng xác định nhiệm vụ đối ngoại. Đảng khẳng định thời đại
hiện nay là thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn
thế giới. Là thời đại lịch sử lâu dài, phải trải qua nhiều thời kỳ, giai đoạn với những
tính chất và nội dung, các xu hướng, mâu thuẫn, cũng như những vấn đề chính trị,
qn sự, kinh tế, xã hội khơng giống nhau. Trên cơ sở kiên định và nhất quán nhận
định về thời đại với quá trình lịch sử lâu dài, Đảng đã nêu bật tính chất của giai đoạn
hiện nay của thời đại, khẳng định tình hình thế giới tuy có những diễn biến phức tạp,
các nước xã hội chủ nghĩa gặp nhiều khó khăn nhưng sẽ đứng vững và phát triển. Theo
từng mốc thời gian, Đảng nhấn mạnh những đặc điểm nổi bật của thế giới cũng như
khu vực về chính trị, qn sự, văn hóa, xã hội; về những vấn đề toàn cầu, những xu
hướng vận động của thế giới, về sự bùng nổ của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ
tư, về tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế, về hịa bình, về xu hướng vừa hợp tác, vừa
đấu tranh... Trong bối cảnh nhiều thách thức an ninh phi truyền thống diễn biến phức
tạp, Đảng nhận định tác động của đại dịch Covid-19 sẽ còn kéo dài, làm thay đổi trật
tự, cấu trúc kinh tế, phương thức quản trị toàn cầu, cũng như cách thức hoạt động kinh
tế và tổ chức đời sống xã hội của thế giới. Trên cơ sở đánh giá Cách mạng công nghiệp
lần thứ 4, đã đưa việc tranh thủ thành tựu của cuộc cách mạng này vào nội hàm quan
điểm phát triển đất nước, trên cơ sở đó xác định rõ “đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện

đại hố trên nền tảng của tiến bộ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo” là một
định hướng lớn trong chiến lược phát triển đất nước đến năm 2030. Bên cạnh tiếp tục
nhận định thuận lợi, thời cơ và khó khăn, thách thức đan xen nhau, Đại hội XIII nêu rõ
tình hình thế giới "đặt ra nhiều vấn đề mới, yêu cầu mới nặng nề, phức tạp hơn" đối
với xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đòi hỏi tiếp tục đổi mới tư duy, dự báo đúng tình
hình, chủ động trước mọi tình huống. Do đó, vai trị của đối ngoại càng quan trọng,
nhiệm vụ càng nặng nề, nhất là vai trò tiên phong trong bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa,
tranh thủ thời cơ và nguồn lực bên ngoài phục vụ phát triển đất nước. Những nhận

6


định nhạy bén và xác đáng đó là cơ sở khoa học, thực tiễn để Đảng xác định nhiệm vụ
đối ngoại cụ thể. 
Trước tiên, Đảng xác định ngày càng cụ thể những nội dung của nhiệm vụ đối
ngoại, văn kiện Đại hội XI nêu rõ: “Nhiệm vụ của công tác đối ngoại là giữ vững mơi
trường hịa bình, thuận lợi cho đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, bảo vệ vững
chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, nâng cao vị thế của đất
nước; góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh vì hịa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và
tiến bộ trên thế giới”1. Quan điểm nhất quán và xuyên suốt của Đảng là triển khai thực
hiện nhiệm vụ đối ngoại để kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, đối ngoại
để phục vụ đối nội. Mở rộng quan hệ đối ngoại nhằm thúc đẩy các quan hệ kinh tế,
tăng cường hợp tác kinh tế đối ngoại để phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh q trình
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Xác định rõ mục tiêu cao nhất khi thực hiện
nhiệm vụ đối ngoại là lợi ích quốc gia - dân tộc, mục tiêu phát triển được đặt lên hàng
đầu; vai trò của nhiệm vụ đối ngoại với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc được đặc biệt coi
trọng. Đến Đại hội XII (năm 2016), Đảng khẳng định rõ nhiệm vụ của đối ngoại bao
gồm ba thành tố an ninh, phát triển và vị thế đất nước, văn kiện Đại hội xác định “Trên
cơ sở vừa hợp tác, vừa đấu tranh, hoạt động đối ngoại nhằm phục vụ mục tiêu giữ
vững mơi trường hịa bình, ổn định, tranh thủ tối đa các nguồn lực bên ngoài để phát

triển đất nước, nâng cao đời sống nhân dân; kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững
chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng,
Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; nâng cao vị thế, uy tín của đất nước
và góp phần vào sự nghiệp hịa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế
giới”2. Bên cạnh tiếp tục nhận định thuận lợi, thời cơ và khó khăn, thách thức đan xen
nhau, Đại hội XIII nêu rõ tình hình thế giới "đặt ra nhiều vấn đề mới, yêu cầu mới
nặng nề, phức tạp hơn" đối với xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đòi hỏi tiếp tục đổi mới
mạnh mẽ tư duy, dự báo đúng tình hình, chủ động trước mọi tình huống. Do đó, vai trị
của đối ngoại càng quan trọng, nhiệm vụ càng nặng nề, nhất là vai trò tiên phong trong
bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa, tranh thủ thời cơ và nguồn lực bên ngoài phục vụ phát
triển đất nước.
1
2

Văn phòng Trung ương Đảng, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Sđd, tr. 236.
Văn phòng Trung ương Đảng, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Hà Nội, 2016, tr. 153.

7


1.1.2 Tư tưởng chỉ đạo và một số chủ trương, chính sách lớn về mở rộng quan hệ
đối ngoại của Đảng
Từ chủ trương "thêm bạn, bớt thù", Đảng đã hình thành hệ thống quan điểm,
phương châm, tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt đối ngoại Việt Nam thời kỳ đổi mới, đó là
nhất quán thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hịa bình, hữu nghị, hợp tác và
phát triển. Từ chủ trương “muốn là bạn” đến “sẵn sàng là bạn”, “là bạn, là đối tác tin
cậy”, “là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế”,
Đảng từng bước đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ ngoại giao quốc tế. Nắm vững
hai mặt đối tác - đối tượng, vừa hợp tác, vừa đấu tranh, kiên định nguyên tắc, mục tiêu
chiến lược, nhưng linh hoạt, khôn khéo về sách lược, "dĩ bất biến, ứng vạn biến". Cơ

chế thực hiện đối ngoại là phối hợp nhịp nhàng, chặt chẽ giữa đối ngoại đảng, ngoại
giao nhà nước và đối ngoại nhân dân dưới sự lãnh đạo thống nhất của Đảng và sự quản
lý tập trung của Nhà nước. Đan xen lợi ích với các đối tác giúp cho việc tăng cường
độc lập, tự chủ thông qua sự gia tăng tùy thuộc lẫn nhau giữa nước ta và các nước. Về
mặt kinh tế, tránh lệ thuộc vào một thị trường, một đối tác nhất định. Về chính trị, đa
dạng hóa và đa phương hóa tránh bị lôi kéo, ép buộc trong quan hệ với các nước khác.
Chủ trương mở rộng quan hệ với mọi quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, không
phân biệt chế độ chính trị - xã hội.
Đổi mới nhận thức một cách rõ ràng, chuyển cách nhìn biện chứng và thực tế,
từ tư duy bạn - thù sang tư duy đối tác và đối tượng trên cơ sở lợi ích quốc gia - dân
tộc trong từng hoàn cảnh cụ thể thấy rõ sự đan xen, chuyển hóa giữa đối tượng, đối
tác. Xác định lấy đối tác làm cơ sở để thiết lập quan hệ quốc tế; đồng thời, đấu tranh
với đối tượng, với mặt đối tượng. Phương châm “đối tác - đối tượng” thể hiện tư duy
mềm dẻo là cơ sở để xử lý một cách hiệu quả các quan hệ lợi ích đa chiều, phức tạp
hiện nay. Khi đã là bạn, là đối tác tin cậy với các nước, để bảo vệ lợi ích quốc gia - dân
tộc, cần nhận thức rõ trong đối tác có đối tượng và trong đối tượng có đối tác. Phương
châm này giúp ta tận dụng cơ hội hợp tác; đồng thời, thấy rõ hơn sự khác biệt về lợi
ích để tìm các giải pháp đưa quan hệ phát triển, không bỏ lỡ cơ hội hợp tác nhưng
cũng không lơ là mất cảnh giác. Đây cũng là một định hướng quan trọng để nhiệm vụ
đối ngoại gắn kết chặt chẽ với nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc.

8


Trên cơ sở nhận thức đúng đắn về thời đại và tình hình thế giới, khu vực, Đảng
xác định phương châm và định hướng cho thực hiện nhiệm vụ đối ngoại là hợp tác và
đấu tranh. Dòng chủ lưu trong giai đoạn hiện nay của thời đại là hịa bình, hợp tác và
phát triển. Trong khi nhận rõ hợp tác và phát triển là xu thế, nhưng đồng thời cũng
không mơ hồ chỉ thấy hợp tác một chiều. Hợp tác phải đi đôi với đấu tranh, cạnh tranh
để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của quốc gia; đồng thời, đấu tranh, cạnh tranh

để hợp tác, không dẫn tới đối đầu.
Trên cơ sở mục tiêu, nhiệm vụ, nguyên tắc và phương châm đặt ra, Đại hội XI
đã đề ra những định hướng lớn cho công tác đối ngoại. Trong đó, định hướng tổng thể,
bao trùm là nâng cao hiệu quả các hoạt động đối ngoại, tiếp tục đưa các mối quan hệ
quốc tế vào chiều sâu. Cụ thể, về quan hệ song phương, tiếp tục phương châm đa
phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại, Việt Nam sẽ ưu tiên phát triển quan hệ
hợp tác và hữu nghị truyền thống với các nước láng giềng có chung biên giới, đồng
thời nỗ lực làm sâu sắc hơn nữa quan hệ với các đối tác chủ chốt. Là thành viên
ASEAN, Việt Nam sẽ chủ động, tích cực và có trách nhiệm cùng các nước xây dựng
Cộng đồng ASEAN vững mạnh, tăng cường quan hệ với các đối tác, duy trì và củng
cố vai trò quan trọng của ASEAN trong các khuôn khổ hợp tác ở khu vực châu Á Thái Bình Dương. Về ngoại giao đa phương, với phương châm là thành viên có trách
nhiệm của cộng đồng quốc tế, Việt Nam sẽ mở rộng tham gia và đóng góp ngày càng
tích cực, chủ động, trách nhiệm vào các cơ chế, tổ chức, diễn đàn khu vực, đa phương
và toàn cầu, đặc biệt là Liên Hợp quốc. Việt Nam sẽ tích cực hợp tác với các nước, các
tổ chức quốc tế để đối phó với các thách thức an ninh phi truyền thống, nhất là vấn đề
biến đổi khí hậu. Về biên giới lãnh thổ, thúc đẩy giải quyết những vấn đề còn tồn tại về
biên giới, lãnh thổ, ranh giới biển và thềm lục địa với các nước liên quan, trên cơ sở
các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế và nguyên tắc ứng xử của khu vực; làm
tốt công tác quản lý biên giới, xây dựng đường biên giới hồ bình, hữu nghị, hợp tác
cùng phát triển. Việt Nam chủ trương phát triển quan hệ đối ngoại đảng với các đảng
cộng sản, công nhân, đảng cánh tả, các đảng cầm quyền và các đảng khác, tiếp tục coi
trọng và nâng cao hiệu quả công tác ngoại giao nhân dân.1
1

 Sở ngoại vụ tỉnh Thừa Thiên Huế (23/02/2012), Chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam, truy
cập từ: />
9


Kiên quyết, kiên trì là một trong những phương châm, định hướng quan trọng

mà Đảng ta lần đầu tiên chỉ rõ trong Đại hội XII của Đảng, đó là: “Kiên quyết, kiên trì
đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ
quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa” 1. Lịch sử cho
thấy, giữa các quốc gia láng giềng thường có những mâu thuẫn, xung đột về lợi ích
hoặc tranh chấp lãnh thổ do lịch sử để lại. Giải quyết các vấn đề này phải có sự nỗ lực
và thiện chí của tất cả các bên liên quan bằng nhiều phương án, giải pháp lâu dài. Do
vậy, cần nhất định phải kiên quyết, kiên trì. Đây cũng là vấn đề mang tính nguyên tắc
đặt ra đối với nhiệm vụ đối ngoại là “giữ vững môi trường hịa bình”, “bảo vệ vững
chắc Tổ quốc”. Nếu giữ vững được mơi trường hịa bình, chúng ta sẽ thêm bạn, bớt
thù, đóng góp trực tiếp vào việc bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa và giữ nước từ khi nước
chưa nguy.
Để đối ngoại phát huy vai trò tiên phong, có thể hồn thành tốt các định hướng,
nhiệm vụ của mình, Đại hội XIII của Đảng đề ra chủ trương “xây dựng nền ngoại giao
toàn diện, hiện đại với ba trụ cột là đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước và đối ngoại
nhân dân”, cho thấy nền ngoại giao cách mạng Việt Nam đang ngày càng trưởng
thành, đồng thời cũng là một yêu cầu mới vừa mang tính chiến lược, lâu dài, vừa mang
tính cấp thiết đối với đối ngoại và ngành ngoại giao trong bối cảnh mới. Về tính tồn
diện của nền ngoại giao Việt Nam thể hiện ở chủ thể thực hiện đối ngoại bao gồm cả
hệ thống chính trị, các tổ chức xã hội, doanh nghiệp và nhân dân trên tất cả các lĩnh
vực chính trị, quốc phòng, an ninh, kinh tế - xã hội, với tất cả đối tác, địa bàn, khu vực,
trọng tâm là đẩy mạnh và làm sâu sắc hơn quan hệ với các nước láng giềng, đối tác
chiến lược, đối tác toàn diện, đối tác quan trọng và bạn bè truyền thống, chủ động
tham gia và phát huy vai trò tại các cơ chế đa phương quan trọng có tầm chiến lược.
Tính hiện đại thể hiện qua nền ngoại giao Việt Nam là sự kết hợp hài hòa giữa truyền
thống, bản sắc ngoại giao dân tộc, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối đối ngoại của
Đảng qua các thời kỳ và tinh hoa ngoại giao thời đại; qua việc vận hành nền ngoại giao
trong khn khổ thể chế ngày càng hồn thiện, gắn kết chặt chẽ giữa ba trụ cột quan
trọng; qua tổ chức bộ máy tinh gọn, hiệu quả với phương thức hoạt động khoa học,
1


Văn phòng Trung ương Đảng, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Sđd, tr. 33.

10


chuẩn hóa và số hóa, có năng lực đổi mới, sáng tạo và chủ động thích ứng với chuyển
biến nhanh chóng của tình hình.2
Nền ngoại giao Việt Nam với ba trụ cột là đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước
và đối ngoại nhân dân luôn đặt dưới lãnh đạo, chỉ đạo thống nhất của Đảng và sự quản
lý tập trung của Nhà nước. Dù có vị trí, chức năng, vai trò và lợi thế khác nhau, nhưng
ba trụ cột đối ngoại có quan hệ rất chặt chẽ và bổ trợ lẫn nhau bởi cùng thực hiện
đường lối đối ngoại của Đảng với mục tiêu chung vì lợi ích quốc gia - dân tộc. Điều
này phản ánh bản chất nền ngoại giao Việt Nam là sự tổng hòa, thống nhất giữa tính
đảng, tính quốc gia- dân tộc và tính dân chủ- nhân dân. Việc triển khai đồng bộ, phối
hợp chặt chẽ và nhuần nhuyễn đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước và đối ngoại nhân
dân sẽ phát huy thế mạnh của từng trụ cột đối ngoại, tạo nên sức mạnh tổng hợp của
nền ngoại giao Việt Nam. Đây vừa là truyền thống và bài học quý báu, vừa là nghệ
thuật “tập hợp lực lượng” độc đáo của đối ngoại cách mạng Việt Nam cần tiếp tục gìn
giữ và phát huy trong giai đoạn mới.
Để xây dựng nền ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, bên cạnh tiếp tục
củng cố, hoàn thiện cơ chế phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa các trụ cột, cơ quan đối
ngoại, một trong những điều cốt yếu là cần có đội ngũ cán bộ đối ngoại tồn diện về
bản lĩnh, phẩm chất và trí tuệ, hiện đại về phong cách và phương pháp làm việc, đổi
mới, sáng tạo, ngang tầm với thời đại. Trong lịch sử dân tộc, chúng ta có nhiều nhà
ngoại giao xuất sắc, là những tấm gương tiêu biểu về lòng yêu nước, bản lĩnh, phẩm
chất đạo đức, tài trí và phong cách, nghệ thuật ngoại giao. Trước yêu cầu mới về xây
dựng nền ngoại giao toàn diện, hiện đại, cần tiếp tục đặc biệt coi trọng công tác cán bộ
đối ngoại, nhất là cơ chế, chính sách và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đối ngoại tồn diện
về phẩm chất, trình độ và năng lực. Thế hệ cán bộ đối ngoại và ngoại giao hôm nay
phát huy truyền thống vẻ vang, tuyệt đối trung thành với Đảng, Tổ quốc và nhân dân,

ra sức rèn luyện bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, không ngừng phấn đấu, nâng

2

Bùi Thanh Sơn (29/11/2021), Đường lối đối ngoại Đại hội Đảng XIII kế thừa, phát triển và hoàn thiện đường
lối đối ngoại thời kỳ đổi mới, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam. Truy cập từ: />
11


tầm trí tuệ, vững vàng, tự tin, kiên định và đổi mới sáng tạo vì sự nghiệp phát triển đất
nước và bảo vệ Tổ quốc.    
Đường lối đối ngoại Đại hội Đảng XIII kế thừa, phát triển và hoàn thiện đường
lối đối ngoại của Đảng ta thời kỳ đổi mới, là kim chỉ nam cho triển khai đối ngoại
đồng bộ, sáng tạo và hiệu quả. Để các chủ trương, định hướng đối ngoại của Đại hội đi
vào cuộc sống, sớm có chiến lược tổng thể về đối ngoại gắn kết chặt chẽ với chiến
lược bảo vệ Tổ quốc và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, trên cơ sở đó thống nhất
nhận thức và hành động, xây dựng và triển khai các chiến lược, đề án, kế hoạch, biện
pháp đối ngoại trong từng lĩnh vực, với từng đối tác. Từ đó, có thể phát huy tổng hợp
sức mạnh của cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành và tồn dân để đối ngoại đóng
góp xứng đáng vào thực hiện thắng lợi tầm nhìn, mục tiêu phát triển đất nước mà Nghị
quyết Đại hội Đảng đã đề ra.
Trong thời gian tới, tình hình thế giới diễn biến phức tạp, khó lường, tác động
nhiều mặt đến mơi trường đối ngoại của Việt Nam, đặt ra một số vấn đề hệ trọng cần
được nhận biết và giải quyết. Trước những thách thức đặt ra, công tác đối ngoại trong
thời gian tới cần nhấn mạnh. Sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước là cội
nguồn của mọi thắng lợi của nhiệm vụ đối ngoại. Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp
của Đảng và Nhà nước, Việt Nam cần có những quyết sách đúng đắn, bước đi thích
hợp để thực hiện tốt nhiệm vụ đối ngoại, phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm mơi
trường hịa bình, ổn định, giữ vững độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của đất nước,
mở rộng quan hệ đối ngoại, nâng tầm vị thế của đất nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã

chỉ rõ: “Nguyên tắc của ta thì phải vững chắc, nhưng sách lược của ta thì linh hoạt”,
“dĩ bất biến ứng vạn biến”. Điều quan trọng là phải đánh giá đúng tình hình quốc tế và
sự tác động đối với nước ta, cả mặt thuận lợi và mặt bất lợi. Vận dụng phương châm
“ngũ tri” (biết mình, biết người, biết thời thế, biết tiến, biết lui) trong công tác đối
ngoại là cần thiết trong tình hình hiện nay. “Biết mình” là hiểu rõ lợi ích của đất nước,
của quốc gia và tiềm lực tổng hợp, những điểm mạnh và điểm yếu của mình để dự liệu
cho các quan hệ với đối tác. “Biết người” là đánh giá đúng lợi ích, mục đích, khả năng,
phương thức thực hiện lợi ích của đối tác. “Biết thời thế” là nắm chắc, dự báo đúng
tình hình quốc tế, khu vực để tận dụng thời cơ, vượt qua thách thức. “Biết tiến” đúng

12


lúc để tận dụng cơ hội. “Biết lui” đúng lúc để tìm phương thức xử lý thích hợp. Kiên
định và đặt lên hàng đầu lợi ích quốc gia - dân tộc, Đảng xác định “bảo đảm lợi ích
quốc gia - dân tộc” là kim chỉ nam cho hoạt động đối ngoại. Lợi ích quốc gia là hằng
số, mọi vấn đề liên quan đến nhiệm vụ công tác đối ngoại, hội nhập quốc tế đều được
soi chiếu dưới lăng kính khách quan. Một mặt, thực hiện nhiệm vụ đối ngoại là vì lợi
ích quốc gia - dân tộc; mặt khác, phải lấy lợi ích quốc gia - dân tộc là điểm xuất phát,
là động lực, là đích để hướng tới. Phải phịng, tránh mọi hành vi vì lợi ích cục bộ mà
bỏ qua lợi ích quốc gia, dân tộc; trái lại, phải coi lợi ích quốc gia - dân tộc là tối
thượng, chi phối mọi hành động, giải pháp khi thực thi nhiệm vụ đối ngoại. Tăng
cường thực lực sức mạnh quốc gia, nâng cao thực lực sức mạnh quốc gia là yếu tố
quyết định trong quá trình thực hiện nhiệm vụ đối ngoại. Thực lực của Việt Nam là
sức mạnh tổng hợp mọi mặt về chính trị, kinh tế, văn hóa, quốc phịng, an ninh; là giữ
vững ổn định chính trị, kinh tế, xã hội; kinh tế tăng trưởng nhanh, bền vững; quốc
phòng và an ninh vững mạnh; thực lực là tổng thể sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời
đại. Việc thực hiện tốt công tác đối ngoại cũng trở thành một nguồn sức mạnh quốc
gia.
Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, vai trò tiên phong của đối

ngoại đã được phát huy và thể hiện rõ qua hoạt động “ngoại giao vắc-xin”, tranh thủ sự
hỗ trợ kịp thời, hiệu quả của quốc tế về vắc-xin, thiết bị y tế và thuốc điều trị, đóng
góp quan trọng vào phịng, chống, thích ứng an tồn với Covid-19 và phục hồi, phát
triển kinh tế- xã hội.
1.1.3 Quan điểm của Đảng về hội nhập quốc tế
Hội nhập quốc tế là nội dung rất quan trọng của nhiệm vụ đối ngoại, Đại hội
XII của Đảng chỉ rõ: “Triển khai mạnh mẽ định hướng chiến lược chủ động và tích
cực hội nhập quốc tế”1. Đảng xem hội nhập quốc tế là sự nghiệp của toàn dân và của
cả hệ thống chính trị. Hội nhập quốc tế trên cơ sở phát huy tối đa nội lực, tranh thủ
ngoại lực, hội nhập kinh tế là trọng tâm, từng bước mở rộng hội nhập các lĩnh vực
khác, tuân thủ nghiêm các cam kết quốc tế đi đôi với chủ động, tích cực tham gia xây
dựng, thực hiện các chuẩn mực chung bảo đảm lợi ích quốc gia - dân tộc.
1

Văn phòng Trung ương Đảng, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Sđd, tr. 154.

13


Đảng nhận thức sâu sắc và đầy đủ hơn các đặc điểm của môi trường quốc tế cũng như
các hệ thống công cụ, quyền lực được sử dụng để chi phối, kiểm sốt trong q trình
hội nhập quốc tế. Hội nhập quốc tế không giới hạn trong một phạm vi, một lĩnh vực
nào của đời sống quốc tế mà được lan tỏa ở mọi cấp độ, mọi lĩnh vực trên phạm vi khu
vực và toàn cầu. Tham gia mọi mặt đời sống quan hệ quốc tế là phải tham gia các q
trình kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng. Hội nhập quốc tế vừa là
đòi hỏi khách quan của thời cuộc nói chung, vừa là nhu cầu nội tại của mỗi nước,
trong đó có Việt Nam.
Trong quá trình hội nhập quốc tế, vấn đề bức thiết đặt ra là phải giữ vững độc
lập, tự chủ của đất nước, phải xử lý tốt mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ và chủ động,
tích cực hội nhập quốc tế. Đây là mối quan hệ cơ bản, đa diện, đa chiều trong khi tình

hình thế giới diễn biến hết sức nhanh chóng, phức tạp, nước ta đang hội nhập ngày
càng sâu rộng vào các lĩnh vực của đời sống quốc tế. Việc ký kết và thực hiện các hiệp
định thương mại tự do thế hệ mới càng đòi hỏi việc giải quyết, xử lý mối quan hệ này
một cách bài bản, linh hoạt và hiệu quả.
Đại hội XIII đặt ra u cầu về tính “tồn diện” và “sâu rộng” trong hội nhập
quốc tế. Hội nhập quốc tế qua tất cả các kênh Đảng, Nhà nước và nhân dân, song
phương và đa phương, ở tất cả các cấp, các ngành, các lĩnh vực. Không chỉ rộng mở về
không gian, hội nhập quốc tế tiếp tục đi vào chiều sâu, triển khai các cam kết quốc tế,
trong đó thực hiện hiệu quả các cam kết sâu rộng của các FTA thế hệ mới, “chủ động
tham gia, tích cực đóng góp, nâng cao vai trị của Việt Nam trong xây dựng, định hình
các thể chế đa phương và trật tự chính trị - kinh tế quốc tế” vì lợi ích quốc gia - dân tộc
và lợi ích chung của cộng đồng quốc tế trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của Hiến
chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế.
1.2 Biện pháp trong bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam của Đảng và Nhà nước
Biển và đảo Việt Nam là một bộ phận lãnh thổ thiêng liêng của Tổ Quốc. Trải
qua hàng nghìn năm lịch sử hào hùng, biển đảo trong tâm thức của người Việt Nam là
đất nước, là cuộc sống mà bao thế hệ cha ông đã đổ xuống để xây dựng, bảo vệ, giữ
gìn và phát triển. Hiện nay, trên Biển Đơng đang có những diễn biến phức tạp ảnh
hưởng trực tiếp đến chủ quyền biển, đảo Việt Nam. Đây là lúc mà Đảng và Nhà nước

14


cần quyết liệt, mạnh tay hơn nữa thực hiện các biện pháp trong công cuộc bảo vệ chủ
quyền biển, đảo Việt Nam. Trong đó có các biện pháp sau:
- Kiên trì đường lối đối ngoại độc lập, kiên quyết, kiên trì giữ vững độc lập chủ
quyền và tồn vẹn lãnh thổ Tổ quốc Việt Nam XHCN.
- Phát huy sức mạnh tổng hợp của Đảng, toàn dân và toàn quân. Dưới sự lãnh
đạo tuyệt đối của Đảng, điều hành của Nhà nước, lực lượng vũ trang làm nòng cốt để
bảo vệ chủ quyền.

- Giữ vững được hịa bình, bảo vệ được chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài
phán của ta. Xây dựng lực lượng bảo vệ chủ quyền, thực thi pháp luật trên biển vững
mạnh, chủ động bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán, lợi ích quốc gia,
dân tộc tên biển từ sớm, từ xa.
- Ngoài ra cần tập trung thực hiện tốt các nội dung sau:
+ Tăng cường quyền lực Quốc Phòng, An Ninh, khả năng bảo vệ chủ quyền
biển, đảo trong tình hình mới.
+ Đẩy mạnh hoàn thành việc phân định các vùng biển liên quan đến các nước
như Trung Quốc, Campuchia, Indonesia.
+ Phát triển khoa học biển, kinh tế biển.
+ Bảo đảm an ninh nội địa, an ninh mạng, an ninh các địa bàn chiến lược.
+ Đấu tranh xử lý nghiêm các phần tử lợi dụng vấn đề biển, đảo để chống phá
Đảng, Nhà nước.
+ Bảo vệ tài sản của người nước ngồi…
- Kiểm sốt được tình hình, chấm dứt hoạt động phi pháp của Trung Quốc trong
vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước ta.
- Giải quyết mọi tranh chấp trên biển bằng giải pháp hịa bình.
- Thực hiện tốt “4 tránh”, “3 không” trong xử lý vấn đề Biển Đông.
- Đưa thơng tin khách quan, xây dựng hình ảnh Việt Nam trên thế giới.

15


II. Vận dụng trong bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc hiện nay
2.1 Đánh giá thực tế bảo vệ chủ quyền biển, đảo của đất nước hiện nay
2.1.1 Vị trí, vai trị chiến lược của khu vực Biển Đơng
Biển Đơng là biển nửa kín, ven lục địa có diện tích khoảng 3,5 triệu km 2, là một
trong những biển lớn nhất trên thế giới. Biển Đông được bao bọc bởi 9 nước là: Việt
Nam, Trung Quốc, phillippines, Indonesia, Brunei, Malaysia, Singapore, Thái Lan,
Campuchia và một vùng lãnh thổ là Đài Loan. Biển Đơng có hai vịnh lớn là Vịnh Bắc

Bộ và Vịnh Thái Lan.
Biển Đông là một trong các khu vực có tầm quan trọng chiến lược đối với các
nước trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương nói riêng và các quốc gia khác trên thế
giới nói chung. Biển Đơng, tuyến đường ngắn nhất nối Ấn Độ Dương với Thái Bình
Dương, cửa ngõ giao thương quốc tế. Tại đây có eo biển Malacca với chiều dài 600
hải lý và chiều rộng ở chỗ hẹp nhất chỉ 1,2 hải lý, nối liền các cảng biển của Đông Bắc
Á, bờ Tây châu Mỹ với Nam Á, châu Phi, Trung Đông, Nam Âu, được dự báo sẽ trở
nên quá tải hơn nữa do sự gia tăng thương mại toàn cầu và nhu cầu năng lượng của các
quốc gia. Tuyến đường vận tải quốc tế qua Biển Đông được coi là nhộn nhịp thứ 2 trên
thế giới (chỉ sau Địa Trung Hải), chiếm hơn một nửa trọng tải vận chuyển thương mại
hàng hải tồn cầu, sự sống cịn khơng chỉ với các quốc gia và vùng lãnh thổ bao
quanh, mà còn đối với khu vực Đông Á và thế giới.
Biển Đông đóng vai trị là chiếc “cầu nối” cực kỳ quan trọng, là điều kiện rất
thuận lợi để giao lưu kinh tế, hội nhập và hợp tác giữa nước ta với các nước trên thế
giới đặc biệt là với các nước trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, khu vực phát
triển năng động và có một trung tâm kinh tế lớn của thế giới.
Ngoài ra, trữ lượng dầu mỏ, khí đốt, khống sản và hải sản ở Biển Đơng có thể
đảm bảo một phần đáng kể an ninh năng lượng, lương thực cho các nước ven bờ. Theo
đánh giá sơ bộ của các nhà khoa học, trữ lượng dầu mỏ và khí đốt tại đây có thể vượt
cả trữ lượng dầu mỏ và khí đốt ở khu vực Trung Đơng. Các khu vực được cho là có
triển vọng nhất về dầu mỏ là thềm lục địa quần đảo Trường Sa, khu vực quần đảo
Hoàng Sa và vịnh Bắc Bộ. Đối với nguồn lợi hải sản, theo Tổ chức Lương thực và
Nông nghiệp Liên hợp quốc, Biển Đông là vùng biển được xếp hạng thứ 4 trong số 19

16


khu vực đánh cá tốt nhất thế giới về tổng sản lượng đánh bắt cá hằng năm. Nguồn lợi
hải sản ở Biển Đơng được cho là có khoảng hơn 1000 lồi cá, 90 lồi tơm và 70 lồi
thân mềm. Khai thác hải sản là một ngành kinh tế rất quan trọng đối với các quốc gia

ven Biển Đông. Mỗi năm có khoảng 06 triệu tấn hải sản được đánh bắt tại đây, tương
đương 10% tổng khối lượng hải sản được đánh bắt trên toàn thế giới.
Đối với Việt Nam, Biển Đơng có vai trị quan trọng trong sự nghiệp xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc cả trong lịch sử, hiện tại và tương lai. Không chỉ cung cấp nguồn
thức ăn cho cư dân ven bờ từ hàng nghìn năm nay, Biển Đơng cịn tạo điều kiện để
phát triển các ngành kinh tế và là cửa ngõ để Việt Nam giao thương với thị trường khu
vực và quốc tế, nơi trao đổi và hội nhập của nhiều nền văn hóa. Đồng thời, là không
gian sinh tồn để Việt Nam phát triển bền vững các ngành kinh tế mũi nhọn, như: thủy
sản, dầu khí, giao thơng hàng hải, đóng tàu, du lịch,… Ngồi ra, ven biển Việt Nam
cịn chứa đựng tiềm năng to lớn về quặng sa khoáng, như: than, zircon, thiếc, vàng, đất
hiếm... trong đó cát nặng, cát đen là nguồn tài nguyên quý giá của đất nước. Quần đảo
Hoàng Sa và Trường Sa nằm ở trung tâm Biển Đông, thuận lợi cho việc đặt vị trí xây
dựng các trạm thơng tin, kiểm sốt khơng lưu, hàng hải, dừng chân và tiếp nhiên liệu
cho tàu, thuyền... trên tuyến hàng hải này và có ý nghĩa đặc biệt về quốc phịng, bảo vệ
Tổ quốc trên hướng biển1.
2.1.2 Những kết quả đạt được 
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước, quân và dân ta tích cực mở rộng các
hoạt động bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia trên biển. Chúng ta đã chủ động, kiên
quyết, kiên trì đấu tranh bằng các biện pháp phù hợp, bảo vệ được chủ quyền biển, đảo
và giữ được hịa bình, ổn định để phát triển đất nước.
Ngày nay, sức mạnh quốc phòng của Việt Nam trên các vùng biển, đảo đã tăng
lên đáng kể. Thế trận quốc phịng tồn dân, an ninh nhân dân, "thế trận lịng dân" trên
biển, đảo khơng ngừng được củng cố, tăng cường. Xây dựng và phát triển các lực
lượng quản lý và bảo vệ biển đảo ưu tiên hơn cả là Hải quân Nhân dân Việt Nam để
làm lực lượng bảo vệ chủ quyền biển đảo chính của nước ta. Bộ đội Hải qn cùng các
1

Phạm Bình. (2021). Vị trí, vai trị của Biển Đơng đối với thế giới, khu vực và Việt Nam. Truy cập từ:
/>17428.html


17


lực lượng thực thi pháp luật khác trên biển (Cảnh sát biển, Bộ đội Biên phịng, Kiểm
ngư…) khơng quản ngại khó khăn, gian khổ, hiểm nguy, kiên cường bám trụ nơi "đầu
sóng ngọn gió". Đặc biệt, mỗi khi phải đối mặt với tình huống phức tạp, căng thẳng,
các lực lượng trên biển ln nêu cao ý chí quyết tâm "cịn người, cịn biển, đảo", khơn
khéo, kiên quyết, kiên trì bảo vệ vững chắc chủ quyền 1. Global Firepower vừa cho cập
nhật bảng xếp hạng chỉ số sức mạnh quân sự toàn cầu 2021 đối với 140 quốc gia và
vùng lãnh thổ trong đó Việt Nam đứng thứ 24 với chỉ số sức mạnh 0,4189; lực lượng
thường trực là 482.500. Tổng số máy bay chiến đấu là 75 chiếc, xe tăng là 2.155 chiếc,
tổng số tàu chiến là 65 chiếc.
Ở trong đất liền, có nhiều hoạt động được tổ chức nhằm khích lệ, động viên tinh
thần ngư dân vươn khơi, bám biển bởi chính những ngư dân là những cột mốc sống
khẳng định chủ quyền biển, đảo thiêng liêng về bất khả xâm phạm của Tổ quốc ta.
Tiêu biểu như chương trình “Một triệu lá cờ Tổ quốc cùng ngư dân bám biển” do Báo
Người lao động tổ chức đã góp phần lan tỏa tinh thần yêu nước, khơi dậy niềm tự hào
dân tộc và đặc biệt giúp ngư dân vững tâm vươn khơi, bám biển, đơn vị đã thực hiện
80 lần trao cờ và ký kết trao tặng 427.521 lá cờ Tổ quốc ở 19 tỉnh, thành. Đồng thời,
Chương trình đã trao tặng cờ Tổ quốc cho ngư dân 9 đảo: Cơn Đảo, Thổ Chu, Phú
Quốc, Tiên Nữ, Hịn Tre, Lý Sơn, Phú Quý, Cù Lao Chàm, Bạch Long Vỹ; trao tặng
Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải Quân 40.000 lá cờ Tổ quốc để tặng ngư dân đánh bắt thủy hải
sản gần 33 đảo, điểm đảo ở Trường Sa; trao tặng Bộ Tư lệnh Vùng 2 Hải Quân 20.000
cờ Tổ quốc để tặng ngư dân đánh bắt thủy hải sản gần 15 nhà giàn ở vùng biển phía
Nam… Ngồi ra, Chương trình “Một triệu lá cờ Tổ quốc cùng ngư dân bám biển” còn
phối hợp ngành Y tế, các doanh nghiệp trong cả nước tặng thuốc, dụng cụ sơ-cấp cứu
cho bà con ngư dân tiêu biểu; đồng thời tăng cường tuyên truyền thông tin về luật pháp
và chủ quyền biển đảo...2
Nhà nước đã và đang tạo điều kiện hết sức cho ngư dân bám biển, đánh bắt cá
dài ngày bằng các khoản hỗ trợ trực tiếp cho hoạt động khai thác, dịch vụ nghề cá.

1

 Đào Thị Hiền. (2021). Quan điểm, chủ trương của Đảng về công tác bảo vệ chủ quyền biển đảo trong tình
hình mới. Truy cập từ: />2
Bích Liên. (2021). Lan tỏa Chương trình “Một triệu lá cờ Tổ quốc cùng ngư dân bám biển”. Truy cập từ:
/>
18


Ngồi ra cịn hỗ trợ nhiên liệu cho ngư dân là chủ sở hữu tàu đánh bắt hải sản hoặc tàu
cung ứng dịch vụ hậu cần nghề cá với các mức hỗ trợ theo cơng suất máy. Qua đó đã
có tác động tích cực giúp ngư dân duy trì hoạt động sản xuất trên biển trong điều kiện
giá nhiên liệu tăng cao, sản xuất khó khăn khiến nhiều tàu thuyền phải nằm bờ. Bên
cạnh đó, thơng qua các quy định về điều kiện được hỗ trợ đã góp phần nâng cao ý thức
của ngư dân trong việc chấp hành các quy định về đăng ký, đăng kiểm, trang bị an
toàn cho tàu cá, cấp phép khai thác thủy sản… Bên cạnh chính sách hỗ trợ nhiên liệu
cho ngư dân, thời gian qua các tổ chức tín dụng đã triển khai kịp thời và thực hiện tốt
các chính sách hỗ trợ ngư dân vay vốn chủ yếu để đóng tàu, mua sắm các trang thiết
bị, vật tư, ngư lưới cụ, xăng dầu… phục vụ cho các hoạt động khai thác, chế biến thủy
sản và dịch vụ hậu cần nghề cá.                        
Nhờ sự quan tâm, lãnh đạo thường xuyên của Đảng và Nhà nước, sự giúp đỡ
tận tình, hiệu quả của các cấp, các ngành, đoàn thể từ Trung ương đến địa phương và
nhân dân cả nước, huyện Trường Sa hôm nay đã thay đổi về diện mạo với nhiều cơng
trình phục vụ dân sinh được đầu tư xây dựng kiên cố và trang thiết bị hiện đại như: Hệ
thống năng lượng gió, năng lượng mặt trời, lọc nước, mạng điện thoại; lắp đặt các trạm
thu phát tín hiệu vệ tinh của Đài Truyền hình Việt Nam; nhà ở, trường học, bệnh xá,
nhà văn hóa, khu thể thao, thư viện, chùa, âu tàu, trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá…
Qua đó, góp phần cải thiện đời sống cho cán bộ, chiến sĩ, người dân trên đảo cũng như
đời sống tinh thần và là điểm tựa vững chắc cho ngư dân các địa phương khi tham gia
hoạt động đánh bắt hải sản trên vùng biển của Việt Nam. Đồng thời, nâng cao nhận

thức, trách nhiệm của quân và dân trên quần đảo Trường Sa về sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc.
Ðến các đảo chìm như: Ðá Lớn, Tiên Nữ, Tốc Tan, Cơ Lin, Núi Le, Len Ðao…
có thể thấy khơng gian trên các đảo tuy khá hẹp, nhưng tất cả đều ngăn nắp, gọn gàng.
Hiện nay, hầu hết các đảo đều đã được trang bị hệ thống máy lọc nước biển thành
nước ngọt để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt. Sau giờ làm nhiệm vụ, huấn luyện, cán bộ,
chiến sĩ tranh thủ tăng gia sản xuất… để cải thiện đời sống. Bên cạnh đó, các anh cịn
thường xun cấp nước lọc miễn phí cho các ngư dân đánh bắt xa bờ, hỗ trợ nhu yếu
phẩm, thuốc men khi ngư dân cần giúp đỡ. Việc tăng gia sản xuất là một trong những

19


hoạt động tiêu biểu được cấp ủy và chỉ huy thường xun quan tâm. Trong đó, chú
trọng việc chăn ni, trồng rau xanh và đánh bắt hải sản1.
2.1.3 Những mặt hạn chế, khó khăn thách thức
Tuy thế, ngồi những thuận lợi cơ bản, việc bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ
quốc hiện nay vẫn đang đương đầu với những khó khăn, thách thức. Tình hình quốc tế
và khu vực diễn biến nhanh chóng, phức tạp, khó lường, xuất hiện những nhân tố mới
tác động trực tiếp đến tình hình biển Đông. Cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn
và tranh chấp lãnh thổ, chủ quyền biển, đảo giữa các nước trong khu vực diễn ra gay
gắt, tiềm ẩn nguy cơ xung đột, mất ổn định. Đặc biệt trong thời gian gần đây, Trung
Quốc liên tục có những hoạt động phi pháp trên biển Đông, xâm phạm chủ quyền Việt
Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Trung Quốc xác định khu vực biển Đơng là có vị trí địa chính trị đặc biệt quan
trọng để thực hiện tham vọng làm chủ thế giới. Đó là tham vọng trở thành cường quốc
biển, gia tăng ảnh hưởng, tránh sự bao vây, cô lập từ Mỹ và đồng minh. Thực tiễn cho
thấy chiếm giữ trái phép, quân sự hóa các đảo và bãi đá ngầm ở biển Đông là bước đầu
tiên trong chiến lược "Ba chuỗi đảo" của cố Đô đốc Lưu Hoa Thanh, Tư lệnh Hải quân
Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, từng vạch ra cho các nhà lãnh đạo Trung

Quốc từ hơn 30 năm về trước. Mục tiêu chính là chiếm giữ trái phép, xác lập chủ
quyền các đảo, bãi đá ngầm ở 2 quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa vốn thuộc chủ
quyền của Việt Nam; từ đó tạo sức mạnh, gia tăng ảnh hưởng ra chuỗi đảo thứ hai, thứ
ba ở Thái Bình Dương.
Ngày 22-1-2021, Ủy ban Thường vụ Đại hội Nhân dân toàn quốc - cơ quan
quyền thường trực, quyền lực cao nhất của Quốc hội Trung Quốc - thông qua Luật Hải
cảnh. Nội dung chính của đạo luật phi lý này là việc Trung Quốc tự cho phép lực
lượng hải cảnh dùng vũ lực đe dọa tàu nước ngoài. Sự kiện này đẩy tình trạng tranh
chấp ở biển Đơng sang một chương mới. Trung Quốc cơng khai phát đi một tín hiệu
rất hiếu chiến, buộc các nước ở khu vực Đông Nam Á phải có chiến lược mới để giải
quyết tranh chấp. Điều này có nguy cơ làm phức tạp thêm tình hình, gây bất ổn khu
vực. Vấn đề đặt ra là Trung Quốc đang bất chấp vi phạm những thỏa ước và luật pháp
Văn
Thành
Chương.
(2019).
Cuộc
sống

đảo
chìm.
Truy
/>1

cập

từ:

20



quốc tế về việc giải quyết những bất ổn, xung đột, mâu thuẫn giữa các quốc gia. Trong
khi đó, các quốc gia Đơng Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng lại có quan hệ rất
thân thiết về kinh tế, lệ thuộc nhiều vào thị trường tiêu thụ Trung Quốc.
Ngoài ra các tàu cá của ngư dân Việt Nam thường xun bị các tàu nước ngồi
cố tình đâm chìm, phun vịi rồng gây thiệt hại về tính mạng và tài sản rất nhiều.
Khoảng 3 giờ sáng ngày 2/4/2020 tàu cá QNg-90617 TS của ơng Trần Hồng Thọ (ngụ
xã Bình Châu, H. Bình Sơn, Quảng Ngãi), trên tàu có 8 ngư dân, đang hành nghề trên
vùng biển Hồng Sa thì bị tàu Trung Quốc đâm chìm. Sau đó, các tàu cá QNg-90929
TS của ông Nguyễn Thành Linh, QNg-90399 TS của ông Đặng Dũng và QNg-90045
TS của ông Đặng Tằm (đều ngụ cùng xã) chạy đến cứu nạn, cứu hộ, tìm kiếm. Tuy
nhiên, các tàu cá nói trên bị tàu Trung Quốc xua đuổi, phun vòi rồng. Hậu quả, tàu cá
của ông Tằm bể kính cabin và hư hỏng một số thiết bị; tàu cá của ông Linh và  tàu cá
của ơng Dũng bị phía Trung Quốc khống chế. Sau đó, phía Trung Quốc đã thả 2 tàu cá
và các ngư dân.
Ngoài ra ngư dân Việt Nam đối mặt với nạn cướp biển trên biển Đông, Vấn nạn
hải tặc là chuyện trầm kha ở khu vực Đông Nam Á. Theo một báo cáo của Cục hàng
hải quốc tế (IMB) thì gần 60% sự cố hàng hải giữa năm 1993 và năm 2015 chủ yếu
diễn ra ở đây với hơn 20% các sự cố diễn ra chỉ tính riêng tại Indonesia. Ngược lại,
cướp biển Somali (nổi tiếng thế giới bởi những vụ cướp chết chóc trong thập niên
2000) chỉ chiếm 17% các hoạt động cướp biển trong cùng kỳ.
Thiếu nước ngọt tại các đảo có lẽ là khó khăn về cơ sở vật chất tại các đảo. Hơn
100 đảo chìm và đảo nổi trong khu vực quần đảo Trường Sa là hơn 100 điểm nằm
trong khu vực 4 tháng mưa không thấy mặt trời và 8 tháng khơng có lấy một giọt mưa.
Thời gian khô hạn gấp đôi thời gian mưa đã cho thấy thời gian thiếu nước với những
người sống ở đảo mới dài dằng dặc xiết bao. Với những đảo nổi, có một số đảo có
mạch nước ngầm, người ở đảo đào giếng để lấy nước sinh hoạt nhưng mùa khơ thì nếu
như biển mặn 10, nước lấy từ dưới lòng đất lên cũng mặn đến 7, 8 phần. Nước ngầm
khơng có đủ cung cấp nên người ở đảo thường chỉ trông chờ từ nguồn nước thiên
nhiên, cụ thể ở đây là mưa. Mỗi khi có mưa, các đảo nổi sẽ tập trung hứng nước mưa

từ mái nhà chuyền về các bể ngầm dưới mặt đất. Đảo chìm nước càng khó khăn. Mùa

21


mưa nước sẵn đó nhưng khơng có đủ diện tích để mà chứa nước cho cả 8 tháng còn lại
nên lượng nước dự trữ cho mùa khơ rất có giới hạn. Các đảo thậm chí phải lên lịch cho
bộ đội tắm, có khi tuần mới tắm 1 lần, giặt giũ nửa tháng mới có một lần. Khi tắm thì
tắm nước mặn và chỉ được "tráng" lại nước ngọt. Người ở đảo tiết kiệm nước đã thành
thói quen, khi tắm thường phải đứng trong một cái khay để tận dụng nước đã tắm mà
tưới rau. Quy định theo tiêu chuẩn của Nhà nước là 140 lít mỗi người một ngày nhưng
hiện tại nước cung cấp cho các chiến sĩ chỉ khoảng 30 đến 40 lít nước mỗi ngày, cho
mọi sinh hoạt1. 
2.1.4 Nguyên nhân của những khó khăn 
Thứ nhất, chênh lệch về sức mạnh quân sự của Việt Nam và Trung Quốc.
Trung Quốc là nước xếp hạng thứ 3 trên thế giới về mặt quân sự (năm 2021) với lực
lượng vũ trang thường trực là 2.185.000 quân, dự bị động viên là 510.000. Tổng số
chiến đấu cơ là 1.200, xe tăng chiến đấu là 3.200 chiếc, số tàu chiến là 777 chiếc.
Trong khi đó Việt Nam chỉ xếp hạng thứ 24 cho nên đây là nguyên nhân hàng đầu
khiến cho Trung Quốc càng nuôi tham vọng xâm chiếm biển Đông.
Thứ hai, do dịch bệnh Covid 19 năm 2021 vừa qua, phí tổn hao cho chuyến ra
khơi liên tục tăng trong khi sản lượng đánh bắt không cao, giá hải sản lại giảm sâu, đã
làm khiến cho nhiều tàu cá phải ở trong cảng ngừng hoạt động. Cảng cá Quy Nhơn
(phường Hải Cảng, TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định) cũng trong tình trạng tương tự.
Vào thời điểm này những năm trước, mỗi ngày cảng cá Quy Nhơn có khoảng 30-40
tàu đánh bắt xa bờ cập bến nhưng nay chỉ còn khoảng 15-20 tàu. Số tàu này cũng chỉ
hoạt động cầm chừng. Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh
Bình Định, tồn tỉnh hiện có khoảng 7.400 tàu cá, trong đó gần 2.800 tàu đánh bắt xa
bờ. Vào thời gian cao điểm của đợt dịch Covid-19 trong năm 2021 vừa qua, khoảng
50% tàu cá của tỉnh phải nằm bờ. Nguyên nhân chính là do ảnh hưởng dịch Covid-19

khiến thủy hải sản khai thác gặp ách tắc trong khâu tiêu thụ nên nhiều ngư dân không
dám cho tàu ra khơi2.
Lê Thị Thái Hòa. (2008). Trường Sa thiếu nước ngọt. Truy cập từ: />2
Đức Anh. (2021). Tiếp sức ngư dân vượt khó, bám biển. Truy cập từ: />1

22


Thứ ba, kinh tế của Việt Nam phụ thuộc rất nhiều vào Trung Quốc. Quốc gia
láng giềng này là thị trường nhập khẩu hàng hóa lớn và là thị trường xuất khẩu hàng
hóa lớn thứ hai (sau Hoa Kỳ) của Việt Nam. Các nhóm hàng xuất khẩu lớn của Việt
Nam sang Trung Quốc có thể kể đến như máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện;
điện thoại và linh kiện; hàng nông sản. Nền kinh tế Việt Nam quy mô chỉ khoảng 200
tỷ USD mà hàng hóa xuất-nhập khẩu với một nước lên tới 66,6 tỷ USD là bằng 1/3
GDP, hoặc gần 100 tỷ USD theo thống kê của Trung Quốc là bằng 1/2 GDP thì kinh tế
Việt Nam rất dễ bị phụ thuộc.
Ngồi ra cịn có một ngun nhân khiến cho ngư dân khơng thể vươn khơi đó là
chiến tranh giữa Nga và Ukraine làm giá dầu tăng vọt từ đầu năm 2022 đến nay. Giá
dầu tăng cao khiến hoạt động đánh bắt hải sản của ngư dân rơi gặp nhiều khó khăn vì
thu không đủ bù chi sau mỗi chuyến biển dài ngày. Hiện giá dầu diesel đã tiệm cận
đến hơn 21.000 đồng/lít khiến hành trình ra khơi của ngư dân liên tục gián đoạn. 
Chúng ta xác định việc giải quyết tranh chấp trên biển Đông là vấn đề lâu dài,
khơng thể nóng vội, kiên trì giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp đấu tranh hịa
bình, tn thủ luật pháp quốc tế. Trên cơ sở đó, cần tăng cường công tác đối ngoại của
Đảng, ngoại giao nhà nước và đối ngoại quốc phòng với các nước trong khu vực, các
nước có vùng biển giáp ranh, chồng lấn để xây dựng lòng tin, tạo sự hiểu biết lẫn
nhau, giảm bớt căng thẳng, kịp thời phối hợp giải quyết bất đồng và các vấn đề nảy
sinh trên biển. Qua đó, hình thành mơi trường thuận lợi cho bảo vệ chủ quyền biển,
đảo, không để xảy ra xung đột, đất nước bị cô lập trong vấn đề biển Đông, cùng các
nước xây dựng vùng biển hịa bình, hữu nghị, hợp tác, phát triển và ổn định lâu dài.

2.2 Quan điểm của các bên trong vấn đề tranh chấp biển đảo
Trong xu thế nguồn nguyên liệu trên lục địa ngày càng cạn kiệt, không gian
sống trên đất liền ngày càng trở nên chật chội do sự bùng nổ gia tăng dân số và nhu
cầu sản xuất, trao đổi hàng hoá gia tăng. Hầu hết các quốc gia trên thế giới, nhất là các
quốc gia có tiềm lực kinh tế, khoa học – kỹ thuật và quân sự mạnh, như Anh, Pháp,
Mỹ, Trung Quốc… Bắt đầu bước vào một cuộc đua lớn nhằm mở rộng khơng gian
sống, bên ngồi vũ trụ và cả tầng sâu đại dương. Việc hướng ra biển cũng được xem
như là xu thế đối với cả quốc gia có biển, cũng như khơng có biển.

23


×