MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH................................................................................1
MỞ ĐẦU................................................................................................................... 2
1. Lý do chọn đề tài..........................................................................................2
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu................................................................3
2.1 Mục tiêu nghiên cứu:.............................................................................3
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu............................................................................3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................4
4. Phương pháp nghiên cứu..............................................................................4
5. Ý nghĩa nghiên cứu......................................................................................5
6. Cấu trúc tiểu luận.........................................................................................5
CHƯƠNG 1...............................................................................................................6
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG.................................6
1.1. Phát triển bền vững...................................................................................6
1.1.1. Khái niệm phát triển bền vững...........................................................6
1.1.2. Các mô hình phát triển bền vững.......................................................7
1.2. Du lịch bền vững và Phát triển du lịch bền vững......................................9
1.2.1. Du lịch bền vững................................................................................9
1.2.2. Phát triển du lịch bền vững...............................................................11
1.2.3. Nội dung phát triển du lịch bền vững...............................................12
1.2.4. Vai trò và ý nghĩa của phát triển du lịch bền vững...........................13
1.2.5. Các tiêu chuẩn đánh giá du lịch bền vững toàn cầu..........................14
CHƯƠNG 2:...........................................................................................................18
ĐÁNH GIÁ DU LỊCH BỀN VỮNG TẠI VƯỜN QUỐC GIA CÁT BÀ................18
2.1. Khái quát địa bàn nghiên cứu..................................................................18
2.1.1. Địa lý địa hình..................................................................................18
2.1.2. Dân sinh kinh tế...............................................................................19
2.1.3. Tài nguyên đa dạng sinh học............................................................22
2.1.4. Tài nguyên cảnh quan......................................................................23
2.1.5. Văn hóa lịch sử................................................................................25
2.2. Hiện trạng du lịch bền vững tại Vườn quốc gia Cát Bà...........................26
2.2.1. Sản phẩm du lịch..............................................................................26
2.2.2. Lượng khách du lịch.........................................................................30
2.2.3. Doanh thu từ du lịch.........................................................................31
2.2.4. Các ngành nghề dịch vụ phục vụ du lịch..........................................31
2.3. Đánh giá du lịch bền vững dựa trên các tiêu chí của du lịch bền vững...32
2.3.1. Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá và thang đo lường phát triển du lịch
bền vững tại Vườn quốc gia Cát Bà.................................................................34
2.3.2. Tiến hành khào sát, kiểm dịnh độ tin cậy của thang đo và hiệu chỉnh
bộ tiêu chí........................................................................................................36
2.3.3. Xác định trọng số của các tiêu chí bằng phương pháp phân tích thứ
bậc Analytic Hierachy Process (AHP).............................................................36
1
2.3.4. Xác định điểm bền vững và kết luận về tính bền vững của du lịch tại
Vườn quốc gia Cát Bà.....................................................................................37
2.4. Kết quả đánh giá và thảo luận về mức độ bền vững của du lịch tại Vườn
quốc gia Cát Bà...................................................................................................37
2.4.1. Đánh giá dựa trên các tiêu chí kinh tế..............................................37
2.4.2. Đánh giá dựa trên tiêu chí văn hóa- xã hội.......................................38
2.4.3. Đánh giá dựa trên các tiêu chí về mơi trường...................................39
2.4.4. Đánh giá dựa trên các tiêu chí về Cộng đồng và phát triển du lịch...40
CHƯƠNG 3............................................................................................................. 42
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TẠI VƯỜN QUỐC GIA CÁT
BÀ........................................................................................................................... 42
3.1. Cơ sở xây dựng giải pháp.......................................................................42
3.2. Một số giải pháp.....................................................................................43
3.2.1. Giải pháp nâng cao tính bền vững cho nhóm tiêu chí về Mơi trường
……………………………………………………………………...43
KẾT LUẬN.............................................................................................................46
2
DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH
Hình 1.1: Mơ hình phát triển bền vững của Jacobs và Sadler ………………………8
Hình 1.2: Mơ hình phát triển bền vững kiểu ba vòng tròn…………………………..
8
Bảng 1.1: Du lịch rắn và du lịch mềm………………………………………………
10
Bảng 2.1. Tỉ lệ du khách tham gia các hoạt động du lịch ở Vườn quốc gia Cát Bà
theo
khảo
sát
năm
2018
(tính
theo
%)
…………………………………………………...27
Biểu đồ 2.1. Tỉ lệ du khách tham gia một số tuyến du lịch ở Vườn quốc gia Cát Bà
theo khảo sát năm 2018 (tính theo %)……………………………………………..30
Bảng 2.2. Tỉ lệ du khách tham gia một số tuyến du lịch ở Vườn quốc gia Cát Bà
theo
khảo
sát
năm
2018
(tính
theo
%)
………………………………………………….30
Biểu đồ 2.2. Tỉ lệ du khách tham gia một số tuyến du lịch ở Vườn quốc gia Cát Bà
theo khảo sát năm 2018……………………………………………………………30
Bảng 2.3. Tổng hợp khách tham quan các tuyến du lịch tại Vườn quốc gia Cát
Bà..31
Hình 2.1. Mơ hình đánh giá phát triển du lịch bền vững tại Vườn quốc gia Cát
Bà..34
Bảng 2.4. Bộ tiêu chí đánh giá phát triển du lịch bền vững tại Vườn quốc gia Cát Bà
……………………………………………………………………………………..36
Bảng
2.5.
Bảng
điểm
do
lường
bền
vững
………………………………………….38
Bảng 2.6. Đánh giá tiêu chí kinh tế …………………………………………………
39
1
Bảng 2.7. Đánh giá tiêu chí văn hóa- xã hội……………………………………….40
Bảng 2.8. Đánh giá tiêu chí mơi trường ……………………………………………
41
Bảng
2.9.
Đánh
giá
tiêu
chí
Cộng
đồng
và
phát
triển
du
lịch
……………………..42
Bảng 2.10. Matrix 1 các yếu tố cơ bản ……………………………………………43
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, du lịch đã trở thành ngành kinh tế quan trọng trên toàn thế giới với
tỷ lệ hàng năm tăng trưởng cao và ổn định. Trên thế giới hằng năm ngành này đem
lại lợi nhuận khoảng 3.000 tỷ đơ la Mỹ, góp gần 11% tổng sản phẩm quốc gia toàn
cầu. Theo tổ chức du lịch thế giới (UNWTO), bất chấp tình hình kinh tế khó khăn
kéo dài ở một số quốc gia và khu vực, lượng khách du lịch quốc tế năm 2015 đã đạt
hơn 1 tỷ người, cũng là năm thứ 6 liên tiếp đạt mức tăng trưởng hàng năm từ 4% trở
lên.
Ngành du lịch ở Việt Nam đóng vai trị vơ cùng quan trọng trong phát triển
kinh tế-xã hội. Theo công bố vào tháng 3/2016 của hội đồng Du lịch và Lữ hành thế
giới (WTTC), du lịch ở Việt Nam đóng góp 6,6% vào GDP, xếp thứ 40/184 nước về
quy mơ đóng góp trực tiếp vào GDP và xếp thứ 55/184 nước về quy mô tổng đóng
góp vào GDP quốc gia. Cụ thể du lịch đóng góp cả trực tiếp, gián tiếp và đầu tư
cơng là 584.884 tỷ đồng (tương đương 13,9% GDP), trong đó đóng góp trực tiếp
của du lịch vào GDP là 279.287 tỷ đồng (tương đương 6,6% GDP). Du lịch tạo ra
hơn 6,3 triệu việc làm cả trực tiếp và gián tiếp (chiếm 11,2 %), số việc làm trực tiếp
được tạo ra là 2,783 triệu (chiếm 5,2% tổng số việc làm). Chiến lược phát triển du
lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 đã đề ra mục tiêu: “Đến năm 2020 du
2
lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tính chun nghiệp, có hệ thống cơ
sở vật chất tương đối đồng bộ, hiện đại; sản phầm du lịch có chất lượng cao, đa dạng,
có thương hiệu, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, cạnh tranh được với các nước
trong khu vực và trên thế giới. Phấn đấu đến năm 2030, Việt Nam trở thành quốc gia
có ngành du lịch phát triển”.
Tuy nhiên ngồi những đóng góp tích cực nêu trên thì cũng tồn tại khơng ít
những tiêu cực mà du lịch mang lại. Đó là vấn đề ô nhiễm môi trường, an ninh trật
tự, hư hại các di sản… đã được đề cập trong rất nhiều các chương trình nghị sự của
các quốc gia trên thế giới. Chính vì lẽ đó địi hỏi chúng ta phải phát triển những mơ
hình du lịch khơng chỉ vận hành hiệu quả mà cịn có thể khắc phục được những hạn
chế trên và hướng đến một mục tiêu bền vững.
Với tiềm năng du lịch đa dạng của các Vườn quốc gia, các khu bảo tồn thiên
nhiên trên toàn quốc, trong những năm qua các hoạt động khai thác tiềm năng du
lịch đã được thực hiện với nhiều hình thức khác nhau. Các hoạt động này thu hút
một lượng đáng kể khách du lịch trong nước và quốc tế và số lượng ngày càng tăng
lên nhanh chóng. Tuy nhiên, với chức năng chính của Vườn quốc gia Cát Bà là bảo
tồn sự đa dạng sinh học nên việc đầu tư cho phát triển du lịch chưa được quan tâm
đúng mực, chưa khai thác một cách hợp lý các tiềm năng sẵn có, chưa phát huy
được vai trị đối với cơng tác bảo tồn thiên nhiên. Lượng khách du lịch tăng nhanh
hàng năm song dịch vụ còn khá đơn thuần, sức hấp dẫn chưa cao, thu nhập từ hoạt
động du lịch dịch vụ còn rất khiêm tốn. Đặc biệt, trong điều kiện kinh tế hiện nay
nguồn ngân sách nhà nước cấp cho hoạt động bảo tồn rất hạn chế, chưa đáp ứng
thỏa đáng yêu cầu hoạt động của Vườn quốc gia Cát Bà, làm ảnh hưởng không nhỏ
đến chất lượng hoạt động bảo tồn, địi hỏi phải có những biện pháp khai thác hợp lý
tiềm năng, tạo nguồn thu phục vụ cho các hoạt động chuyên môn của Vườn. Đồng
thời chia sẻ lợi ích với cộng đồng và thu hút cộng đồng tham gia bảo vệ tài nguyên.
Với mong muốn góp phần bảo vệ sự đa dạng sinh học của địa phương, phát
triển kinh tế, thỏa mãn nhu cầu của du khách và tạo nên việc làm cho người dân, tác
giả chọn đề tài “Phát triển du lịch bền vững tại Vườn quốc gia Cát Bà”.
3
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục tiêu nghiên cứu:
Tìm ra những giải pháp thích hợp cho phát triển du lịch sinh thái, nhằm phục
vụ cho quản lý, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và thu hút sự tham gia của cộng đồng
dân cư xung quanh Vườn quốc gia Cát Bà.
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Tổng quan cơ sở lý luận về phát triển du lịch bền vững.
Đánh giá tiềm năng phát triển bền vững du lịch tại Vườn quốc gia Cát Bà
theo các tiêu chí phát triển bền vững.
Các giải pháp cơ bản nhằm khai thác hợp lý tiềm năng du lịch của Vườn
quốc gia Cát Bà theo hướng bền vững.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: các điều kiện tự nhiên (đa dạng sinh học, cảnh quan),
văn hóa lịch sử ở Vườn quốc gia Cát Bà và điều kiện kinh tế, xã hội vùng đệm, cơ
chế chính sách, các mối liên hệ qua lại, những tồn tại thánh thức. Từ đó đề xuất định
hướng phát triển du lịch gắn với quản lý tài nguyên Vườn quốc gia Cát Bà bền
vững.
Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi thời gian: Năm 2018.
Phạm vi không gian: Vườn quốc gia Cát Bà- Huyện Cát Hải- TP. Hải
Phòng
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp phân tích, thống kê, so sánh, tổng hợp kết hợp với điều tra
khảo sát nhanh. Theo đó, tác giả có cuộc phỏng vấn với 5 cán bộ quản lý vườn quốc
gia Cát Bà về các nội dung thực trạng phát triển trên địa bàn nghiên cứu cũng như
sự việc quản lý loại hình du lịch này của chính quyền địa phương. Đồng thời phỏng
vấn nhanh các cơ sở kinh doanh, khách du lịch tham gia vườn quốc gia Cát Bà và
cư dân địa phương, mỗi nhóm 30 phiếu khảo sát. Các số liệu khảo sát không chỉ
giúp tác giả thu thập các số liệu về du lịch, bảo vệ môi trường, bảo vệ đa dạng sinh
4
học mà giúp tác giả đưa ra giải pháp giúp công tác quản lý Vườn quốc gia Cát Bà
phát triển du lịch sinh thái theo hướng bền vững.
Phương pháp nghiên cứu định tính:
+ Tham vấn chuyên gia: Đây là phương pháp đóng vai trị quan trọng trong
việc thực hiện đề tài, được thực hiện trong nhiều công đoạn bao gồm tham vấn lựa
chọn phương pháp nghiên cứu, xây dựng bộ tiêu chí đánh giá và thực hiện thu thập
đánh giá của chuyên gia đối với mức độ quan trọng của các tiêu chí.
+ Phỏng vấn sâu: Phương pháp này được thực hiện đối với 5 người thuộc ban
quản lý Vườn và người dân nhằm phát hiện các yếu tố đặc trưng, tìm hiểu sâu các
vấn đề trong phát triển du lịch tại địa phương, đặc biệt là các yếu tố về văn hóa. Từ
đó, tác giả tiến hành xem xét, điều chỉnh bộ tiêu chí đánh giá và bản khảo sát.
- Nghiên cứu định lượng được thực hiện bằng việc điều tra khảo sát một mẫu
đại diện trong phạm vi không gian nghiên cứu thông qua một bảng hỏi trên cơ sở bộ
tiêu chí đa cấp đã được xây dựng, bao gồm các biến thang đo đo lường để thu thập
kết quả đánh giá từ phía người dân địa phương. Một phiếu khảo sát khác được thực
hiện đối với các chuyên gia có kinh nghiệm chuyên sâu trong lĩnh vực phát triển
bền vững, phát triển du lịch tại đại bàn nghiên cứu cũng dựa trên bộ tiêu chí ban
đầu. Trên cơ sở bộ tiêu chí đó, kỹ thuật xử lý định lượng được sử dụng để xác định
trọng số cho từng tiêu chí, xác định mức độ quan trọng và đóng góp của chúng vào
mục tiêu phát triển du lịch bền vững. Kết quả từ hai lần thu thập và phân tích dữ
liệu rút ra mức độ bền vững của phát triển du lịch ở Vườn quốc gia Cát Bà được thể
hiện ở một điểm số duy nhất (được gọi là điểm bền vững) dựa trên một thang đánh
giá tiêu chuẩn.
5. Ý nghĩa nghiên cứu
* Ý nghĩa thực tiễn: Tìm ra những giải pháp phù hợp nhằm đẩy mạnh phát
triển dịch vụ du lịch, khai thác tốt tiềm năng sẵn có phục vụ cho phát triển kinh tế
xã hội nhưng vẫn bảo đảm được công tác bảo tồn đa dạng sinh học, gắn phát triển
du lịch sinh thái với bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường, cảnh quan,
giải quyết được mối mâu thuẫn giữa bảo tồn và phát triển
5
* Ý nghĩa khoa học: Nghiên cứu thực tế hoạt động du lịch để có những đánh
giá cho định hướng phát triển của Vườn quốc gia Cát Bà.
6. Cấu trúc tiểu luận
Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển du lịch bền vững
Chương 2: Đánh giá du lịch bền vững tại Vườn quốc gia Cát Bà
Chương 3: Giải pháp phát triển du lịch bền vững tại Vườn quốc gia Cát
Bà
6
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG
1.1.
Phát triển bền vững
1.1.1. Khái niệm phát triển bền vững
Khái niệm “Phát triển bền vững” xuất hiện trong phong trào “Bảo vệ môi
trường” từ những năm đầu của thập niên 70 của thế kỷ XX, từ đó đến nay đã có
nhiều định nghĩa về phát triển bền vững được đưa ra, như:
Phát triển bền vững là sự phát triển kinh tế – xã hội lành mạnh, dựa trên
việc sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường, nhằm đáp ứng nhu cầu
hiện tại nhưng không làm ảnh hưởng bất lợi cho các thế hệ mai sau.
Phát triển bền vững là sự phát triển kinh tế – xã hội với tốc độ tăng
trưởng cao, liên tục trong thời gian dài dựa trên việc sử dụng có hiệu quả nguồn tài
nguyên thiên nhiên mà vẫn bảo vệ được môi trường sinh thái. Phát triển kinh tế
nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội hiện tại, song không làm cạn kiệt
tài nguyên, để lại hậu quả về môi trường cho thế hệ tương lai.
Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng các nhu cầu hiện tại mà không
làm thương tổn đến khả năng của các thế hệ tương lai đáp ứng nhu cầu của họ.
Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã đưa ra định nghĩa: “Phát triển bền
vững là một loại hình phát triển mới, lồng ghép một quá trình sản xuất với bảo tồn
tài ngun và nâng cao chất lượng mơi trường. Phát triển bền vững cần phải đáp
ứng các nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không phương hại đến khả năng của chúng
ta đáp ứng các nhu cầu của các thế hệ tương lai”. Định nghĩa này đã đề cập cụ thể
về mối quan hệ ràng buộc giữa sự đáp ứng nhu cầu hiện tại với khả năng đáp ứng
nhu cầu tương lai, thơng qua lồng ghép q trình sản xuất với các biện pháp bảo
toàn tài nguyên, nâng cao chất lượng môi trường. Tuy vậy, định nghĩa này vẫn chưa
đề cập được tính bản chất của các quan hệ giữa các yếu tố của phát triển bền vững
và chưa đề cập đến các nhóm nhân tố cụ thể mà quá trình phát triển bền vững phải
đáp ứng (tuân thủ) cùng một lúc, đó là nhóm nhân tố tạo ra tăng trưởng kinh tế,
7
nhóm nhân tố tác động thay đổi xã hội, bao gồm thay đổi cả văn hố và nhóm nhân
tố tác động làm thay đổi tài nguyên, môi trường tự nhiên.
Nội hàm về phát triển bền vững được tái khẳng định ở Hội nghị Rio- 92 và
được bổ sung, hoàn chỉnh tại hội nghị Johnannesburg-2002: “Phát triển bền vững
là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hịa giữa ba mặt của sự
phát triển, đó là: phát triển kinh tế, công bằng xã hội và bảo vệ mơi trường.” Ngồi
ba mặt chủ yếu này, có nhiều người cịn đề cập tới những khía cạnh khác của phát
triển bền vững như chính trị, văn hóa, tinh thần. dân tộc… và địi hỏi phải tính tốn
và cân đối chúng trong hoạch định các chiến lược và chính sách phát triển kinh tếxã hội cho từng quốc gia, từng địa phương cụ thể.
Như vậy, có thể định nghĩa: “Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng được
nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu
của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh
tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ mơi trưởng.”
1.1.2. Các mơ hình phát triển bền vững
Có nhiều lý thuyết, mơ hình mơ tả nội dung của phát triển bền vững. Theo
Jacobs và Sedlera, thì phát triển bển vững là kết quả của các tương tác qua lại và
phụ thuộc lẫn nhau của ba hệ thống chủ yếu của thế giới: Hệ thống kinh tế (hệ sản
xuất và phân phối sản phẩm; hệ thống xã hội (quan hệ của con người trong xã hội);
hệ thống tự nhiên (bao gồm các hệ sinh thái tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, các
thành phần môi trường của Trái Đất). Trong mơ hình này, sự phát triển bền vững khơng
cho phép vì sự ưu tiên của hệ này dễ gây ra sự suy thoái và tàn phá đối với hệ khác, hay
phát triển bển vững là sự dung hoà các tương tác và thoả hiệp giữa ba hệ thống chủ yếu
trên.
8
Hình 1.1: Mơ hình phát triển bền vững của Jacobs và Sadler
Hệ xã hội
Hệ kinh tế
Hệ tự nhiên
Nguồn: Jacobs và Sadler (1990)
Cịn trong mơ hình của Villen 1990 thì trình bày các nội dung cụ thể để duy
trì sự cân bằng của mối quan hệ kinh tế – môi trường – xã hội trong quá trình phát
triển kinh tế xã hội của các quốc gia.
Hình 1.2: Mơ hình phát triển bền vững kiểu ba vịng
trịn
Kinh tế
Xã hội
Mơi trường
Nguồn: Villen 1990
Nội dung phát triển bền vững được xác định bao gồm ba trụ cột:
– Bền vững về kinh tế: Một hệ thống bến vững về kinh tế phải có thể tạo ra
hàng hoá và dịch vụ một cách liên tục, với mức độ có thể kiểm sốt của chính phủ
9
và nợ nước ngoài, tránh sự mất cân đối giữa các khu vực làm tổn hại đến sản xuất
nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ.
– Bền vững về xã hội: Một hệ thống bền vững về mặt xã hội phải đạt được sự
công bằng trong phân phối, cung cấp đầy đủ các dịch vụ xã hội bao gồm y tế, giáo
dục, bình đẳng giới, sự tham gia và trách nhiệm chính trị của mọi cơng dân.
– Bền vững về mơi trường: Một hệ thống bền vững về môi trường phải duy
trì nền tảng nguồn lực ổn định, tránh khai thác quá mức các hệ thống nguồn lực tái
sinh hay những vận động tiềm ẩn của môi trường và việc khai thác các nguồn lực
không tái tạo không vượt quá mức độ đầu tư cho sự thay thế một cách đầy đủ. Điều
này bao gồm việc duy trì sự đa dạng sinh học, sự ổn định khí quyển và các hoạt
động sinh thái khác mà thường không được coi như các nguồn lực kinh tế.
Ba trụ cột của phát triển kinh tế nêu trên là mục tiêu cần đạt được trong quá
trình phát triển, đồng thời là ba nội dung hợp thành quá trình phát triển trong điều
kiện hiện đại. Sự phát triển hiện đại không chỉ là sự phát triển với nền kinh tế thị
trường hiện đại, với sự tác động mạnh mẽ của tiến bộ khoa học và công nghệ, mở
rộng hội nhập kinh tế quốc tế mà còn bao hàm một nội dung mới- phát triển bền
vững cũng có nghĩa là khơng chỉ xác lập những cơ sở, điều kiện cần thiết đối với
việc giải quyết những mâu thuẫn vốn có của tiến trình kinh tế thị trường- công
nghiệp trong sự phát triển cổ điển, giải quyết mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế- xã
hội và môi trường mà còn phải bao gồm nội dung bền vững.
1.2.
Du lịch bền vững và Phát triển du lịch bền vững
1.2.1. Du lịch bền vững
1.2.1.1.
Lịch sử ra đời thuật ngữ
Du lịch xuất hiện từ khi các hoạt động trao đổi, buôn bán, truyền giáo, thám
hiểm các vùng đất mới được hình thành. Từ trước Công nguyên, du lịch đã xuất
hiện, xuất phát điểm từ Địa Trung Hải. Ban đầu việc cung ứng các dịch vụ nhằm
thỏa mãn nhu cầu của du khách cịn mang tính sơ khai và chỉ chú trọng đến lợi
nhuận mà không quan tâm đến sự tác động xấu của du lịch đến mơi trường. Từ đó
10
xuất hiện hình thức du lịch đầu tiên trong lịch sử và còn tồn tại cho tới ngày nay “du
lịch thương mại” hay “du lịch ồ ạt” (mass tourism).
Đầu 1980, xuất hiện thuật ngữ “các loại hình du lịch thay thế” (alternative
tourism), để chỉ các loại hình du lịch có quan tâm đến môi trường bao gồm “du lịch
xanh”, “du lịch mềm”, “du lịch có trách nhiệm”. Từ năm 1975 đến năm 1980,
Krippendorf và Jungk là những nhà khoa học đầu tiên cảnh báo về những suy thoái
sinh thái do hoạt động du lịch gây ra. Họ đã đưa ra khái niệm “du lịch rắn” (hard
tourism) để chỉ loại hình du lịch ồ ạt và “du lịch mềm” (soft tourism) để chỉ một
chiến lược mới tôn trọng môi trường. Đến năm 1995, Becker tổng kết và đưa ra đặc
trưng của hai loại hình du lịch rắn và mềm như sau:
Bảng 1.1: Du lịch rắn và du lịch mềm
Du lịch rắn (hard tourism)
1.Phát triển khơng có qui hoạch
2.Mỗi cộng đồng du lịch tự qui hoạch
cho họ
3.Xây dựng tràn lan và manh mún
4.Xây dựng cho một nhu cầu riêng biệt
5.Du lịch nằm trong tay các nhà kinh
doanh du lịch bên ngoài
6.Phát triển tất cả các phương cách để
khai thác tối đa khả năng của đối
tượng du lịch
Du lịch mềm (soft tourism)
1. Trước hết phải qui hoạch sau đó
mới phát triển
2. Qui hoạch tổng thể
3. Xây dựng tập trung để tiết kiệm
không gian
4. Xác định các giới hạn cho sự mở rộng
5. Cộng đồng bản địa tham gia và lập
quyết định
6. Phát triển tất cả các phương cách
(loại hình) nhưng chỉ ở mức độ vừa
phải, không khai thác tối đa đối tượng
du lịch
Nguồn: Becker (1995)
Năm 1996, xuất hiện một khái niệm mới là “du lịch bền vững” (sustainable
tourism), ủng hộ và chủ trương phát triển du lịch mà ít ảnh hưởng xấu tới môi
trường trên cơ sở cải tiến và nâng cấp từ khái niệm “du lịch mềm” của Krippedorf
và Jungk.
1.2.1.2.
Khái niệm du lịch bền vững
Theo giáo sư Berneker- một chuyên gia hàng đầu về du lịch thế giới đã nhận
định: “Đối với du lịch, có bao nhiêu tác giả nghiên cứu thì có bấy nhiêu định
nghĩa”.
11
Theo “Luật Du lịch Việt Nam (2006): “Du lịch bền vững là sự phát triển du
lịch đáp ứng được các nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng
nhu cầu về du lịch của tương lai”.
Theo Hội đồng Du lịch và Lữ hành quốc tế (1996): “Du lịch bền vững là việc
đáp ứng các nhu cầu hiện tại của du khách và vùng du lịch mà vẫn bảo đảm những
khả năng đáp ứng nhu cầu cho các thế hệ du lịch tương lai”.
Theo Ủy ban Môi trường và Phát triển Quốc tế (1987): “Du lịch bền vững là
một quá trình nhằm đáp ứng những nhu cầu của hiện tại mà không làm tổn hại đến
khả năng của những thế hệ mai sau”.
Từ những khái niệm nêu trên, ta có thể hiểu: “Du lịch bền vững là sự phát
triển du lịch có sự quan tâm đến việc bảo tồn các giá trị của tài nguyên du lịch đồng
thời giảm thiểu đến mức thấp nhất những tác hại xấu đến mơi trường, kinh tế, văn
hóa- xã hội nhằm phục vụ nhu cầu hiện tại của du khách và điểm du lịch mà không
làm phương hại đến nhu cầu của tương lai”.
Du lịch bền vững là phát triển các hoạt động du lịch nhằm đáp ứng những
nhu cầu hiện tại của khách du lịch và người dân bản địa trong khi vẫn quan tâm đến
việc bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên cho việc phát triển các hoạt động du
lịch trong tương lai… (Nguyễn Đình Hịe và Vũ Văn Hiếu, Du lịch bền vững,
2001). Du lịch bền vững hướng đến việc quản lý các nguồn tài nguyên sao cho các
nhu cầu kinh tế xã hội đều được thỏa mãn trong khi vẫn duy trì được bản sắc văn
hóa, các đặc điểm sinh thái, sự đa dạng sinh học và hệ thống hỗ trợ đời sống.
Như vậy, du lịch bền vững là phát triển du lịch trong điều kiện bảo tồn và cải
thiện các mặt môi trường, kinh tế, văn hóa và xã hội. Vì vậy, du lịch bền vững cần:
- Sử dụng tài nguyên môi trường một cách tối ưu để những tài nguyên này
hình thành một yếu tố quan trọng trong phát triển du lịch, duy trì những quá trình
sinh thái thiết yếu và hỗ trợ cho việc bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh
học.
- Tơn trọng bản sắc văn hóa- xã hội của các cộng đồng ở cấc điểm đến, bảo
tồn di sản văn hóa và những giá trị truyền thống trong cuộc sống của họ và tham gia
vào quá trình hiểu biết và chấp thuận các nền văn hóa khác.
12
- Bảo đảm những hoạt động kinh tế sống động lâu dài, đem lại lợi ích kinh
tế, xã hội cho tất cả mọi thành viên bao gồm những công nhân viên chức có thu
nhập cao hay những người có thu nhập và góp phần vào việc xóa đói giảm nghèo.
1.2.2. Phát triển du lịch bền vững
Các vấn đề về phát triển bền vững được đưa ra từ những năm 1980, tiến hành
nghiên cứu về vấn đề này, nhiều nghiên cứu khoa học được thực hiện nhằm đưa ra
các khía cạnh liên quan đến phát triển bền vững. Từ những năm 1990, các nhà khoa
học trên thế giới đã đề cập nhiều đến việc phát triển du lịch với mục đích đơn thuần
về kinh tế đang đe dọa hủy hoại môi trường sinh thái, đến nền văn hóa bản địa.
Hậu quả của các tác động ấy sẽ lại ảnh hưởng đến bản thân sự phát triển lâu dài
của ngành du lịch. Nhưng định nghĩa phát triển du lịch bền vững không chỉ tập
trung vào việc bảo vệ mơi trường mà cịn tập trung vào việc duy trì những văn
hóa của địa phương và đảm bảo việc phát triển kinh tế, mang lại lợi ích cơng
bằng cho các nhóm đối tượng tham gia. Phát triển du lịch bền vững được coi là
một nhánh của Phát triển bền vững, có nhiều định nghĩa đã được đưa ra và nhóm
nghiên cứu đưa ra một số khái niệm đã đưa ra:
Theo tổ chức du lịch thế giới (WTO): “Phát triển du lịch bền vững là việc
phát triển các hoạt động du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu về hiện tại của du khách và
người dân bản địa, trong khi vẫn quan tâm đến việc bảo tồn và tôn tạo các nguồn
tài nguyên cho phát triển du lịch trong tương lai”. Phát triển du lịch bền vững là
đáp ứng đầy đủ nhất, tiện nghi nhất các nhu cầu của khách du lịch, tạo sức hút du
khách đến các vùng, điểm du lịch ngày nay đồng thời bảo vệ và nâng cao chất
lượng cho tương lai.
Cho đến nay đa số ý kiến các chuyên gia trong lĩnh vực du lịch và các lĩnh
vực liên quan khác ở Việt Nam đều cho rằng: “Phát triển du lịch bền vững là hoạt
động khai thác có quản lý các giá trị tự nhiên và nhân văn nhằm thỏa mãn các nhu
cầu đa dạng của khách du lịch, có quan tâm đến các lợi ích kinh tế dài hạn trong
khi vẫn đảm bảo sự đóng góp cho bảo tồn và tơn tạo các nguồn tài ngun, duy trì
được sự tồn vẹn về văn hóa để phát triển hoạt động du lịch trong tương lai; cho
13
cơng tác bảo vệ mơi trường và góp phần nâng cao mức sống của cộng đồng địa
phương”. Đây cũng là khái niệm mà tác giả sử dụng để làm căn cứ thực hiện bài
tiểu luận.
1.2.3. Nội dung phát triển du lịch bền vững
Từ các khái niệm nêu trên, chúng ta thấy nội dung phát triển du lịch bền
vững là quá trình phát triển du lịch dựa trên 3 trụ cột: kinh tế, văn hóa xã hội và mơi
trường.
Thứ nhất, phát triển du lịch nhằm tạo thu nhập ổn định và đóng góp về kinh
tế: Du lịch bền vững phải mang lại những lợi ích kinh tế chính đáng cho doanh
nghiệp du lịch, cho cộng đồng địa phương cũng như cho các bên liên quan khác.
Bên cạnh những lợi ích kinh tế, du lịch bền vững còn mang lại những phúc lợi xã
hội lợi ích khác cho cộng đồng, góp phần giải quyết các vấn đề xã hội, nâng cao dân
trí, cải thiện đời sống vật chất tinh thần cho cư dân địa phương.
Thứ hai, phát triển du lịch đi đôi với phát triển xã hội và văn hóa: phát triển
du lịch không gây tác động tiêu cực đến môi trường văn hố- xã hội, khơng làm phá
vỡ sự cân bằng cấu trúc xã hội, không gây ra những xáo trộn lớn ảnh hưởng đến hệ
gía trị truyền thống, các chuẩn mực, nguyên tắc trong đời sống cộng đồng cư dân
địa phương. Bên cạnh đó, phát triển du lịch bền vững phải thực hiện tốt công tác
tiếp xúc, thảo luận với cộng đồng cư dân nhằm tạo sự đồng thuận trong cách thức
phát triển du lịch; phát triển du lịch phải bảo đảm theo tổng thể kinh tế- xã hội quốc
gia và địa phương, mang lại lợi ích chính đáng cho cư dân bản địa.
Thứ ba, xây dựng môi trường du lịch thân thiện. Các hoạt động du lịch bền
vững phải thực hiện các biện pháp phát triển du lịch không tác động hoặc tác động
rất thấp đến môi trường sinh thái và mang lại các lợi ích cho mơi trường. Bên cạnh
đó, phát triển du lịch bền vững cịn phải coi trọng công tác giáo dục ý thức bảo vệ
môi trường cho du khách và đội ngũ lao động, cư dân địa phương.
1.2.4. Vai trò và ý nghĩa của phát triển du lịch bền vững
Du lịch là một trong những công nghệ tạo nhiều lợi tức nhất cho đất nước.
Du lich có thể đóng một vai trị quan trọng trong việc giúp chúng ta đạt các Mục
14
Tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (Millennium Development Goals) mà Liên Hợp Quốc
đã đề ra từ năm 2000, đặc biệt là các mục tiêu xóa đói giảm nghèo, bình đẳng giới
tính, bền vững mơi trường và liên doanh quốc tế để phát triển.
Chính vì vậy mà du lịch bền vững (sustainable tourism) là một phần quan
trọng của phát triển bền vững (sustainable development) của Liên Hợp Quốc và của
Định hướng Chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam (Chương trình Nghị sự 21
của Bộ Kế hoạch và Đầu tư).
Với nội dung được đề cập đến ở bên trên, ta có thể thấy rõ vai trị và tầm
quan trọng của phát triển du lịch bền vững trong chính sách phát triển bền vững ở
Việt Nam cũng như trên thế giới. Phát triển du lịch bền vững để có thể đạt được
3 yếu tố (kinh tế, văn hóa xã hội và mơi trường) địi hỏi rất nhiều cơng sức và sự
làm việc nghiêm chỉnh trong lúc thực hiện, đặc biệt đối với một nước nền kinh tế
còn nghèo và còn nhiều phụ thuộc như Việt Nam, cùng với việc phát triển dân
số, hệ thống luật lệ chồng chéo, và hệ thống hành chánh còn nhiều yếu kếm.
1.2.5. Các tiêu chuẩn đánh giá du lịch bền vững toàn cầu
Tiêu chuẩn du lịch bền vững tồn cầu hướng tới 4 mục tiêu chính: hoạch
định phát triển bền vững và hiệu quả, nâng cao lợi ích kinh tế xã hội cho cộng đồng
địa phương, gìn giữ di sản văn hóa và giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực đối với
môi trường. Những tiêu chuẩn này là một phần trong các nỗ lực của cộng đồng kinh
doanh du lịch trước những thách thức toàn cầu hướng đến mục tiêu phát triển thiên
niên kỷ. Xóa đói giảm nghèo và bảo vệ môi trường – bao gồm cả vấn đề biến đổi
khí hậu – là những vấn đề chính được đề cập trong bộ tiêu chuẩn này.
Bắt đầu từ năm 2007, Hiệp hội Tiêu chuẩn toàn cầu về du lịch bền vững –
một liên minh với 27 tổ chức thành viên, đã nhóm họp các nhà lãnh đạo để cùng
nhau phát triển bộ tiêu chuẩn du lịch bền vững. Trong vòng 15 tháng Hiệp hội này
đã trao đổi, thảo luận với các chuyên gia về tính bền vững của ngành du lịch và
phân tích 4.500 tiêu chí của hơn 60 chứng chỉ hiện hành với sự tham gia của hơn
80.000 người bao gồm những nhà bảo tồn, các nhà lãnh đạo ngành, các cơ quan
chức năng của chính phủ và Liên hợp quốc.
15
Theo các chuyên gia, những tiêu chuẩn này chỉ là bước khởi đầu trong tiến
trình hướng đến một tiêu chuẩn chung áp dụng trong tất cả các hình thức hoạt động
của du lịch. Bộ tiêu chuẩn này chỉ đưa ra những việc nên làm, song không chỉ ra
cách thức thực hiện hay xác định tính khả thi của mục tiêu. Vì vậy, vai trị bổ sung
của việc quản lý giám sát cùng với công cụ giáo dục truyền thông và các cách tiếp
cận sẽ là những yếu tố không thể thiếu để góp phần hồn thiện.
(1)
Quản lý hiệu quả và bền vững
Các công ty du lịch cần thực thi một hệ thống quản lý bền vững, phù hợp
với quy mô và thực lực của mình để bao quát các vấn đề về mơi trường, văn hóa xã
hội, chất lượng, sức khỏe và an toàn.
Tuân thủ các điều luật và quy định có liên quan trong khu vực và quốc tế.
Tất cả nhân viên được đào tạo định kỳ về vai trị của họ trong quản lý
mơi trường, văn hóa xã hội, sức khỏe và các thói quen an tồn.
Cần đánh giá sự hài lịng của khách hàng để có các biện pháp điều chỉnh
phù hợp.
Quảng cáo đúng sự thật và khơng hứa hẹn những điều khơng có trong
chương trình kinh doanh.
Thiết kế và thi công cơ sở hạ tầng: (i) Chấp hành những quy định về bảo
tồn di sản tại địa phương; (ii) Tôn trọng những di sản thiên nhiên và văn hóa địa
phương trong cơng tác thiết kế, đánh giá tác động, quyền sở hữu đất đai và lợi
nhuận thu được; (iii) Áp dụng các phương pháp xây dựng bền vững thích hợp tại
địa phương; (iv) Đáp ứng yêu cầu của các cá nhân có nhu cầu đặc biệt.
Cung cấp thông tin cho khách hàng về môi trường xung quanh, văn hóa
địa phương và di sản văn hóa, đồng thời giải thích cho khách hàng về những hành
vi thích hợp khi tham quan các khu vực tự nhiên, các nền văn hóa và các địa điểm
di sản văn hóa.
(2) Gia tăng lợi ích kinh tế xã hội và giảm thiểu tác động tiêu cực đến cộng đồng địa
phương
16
Cơng ty du lịch tích cực ủng hộ các sáng kiến phát triển cơ sở hạ tầng xã
hội và phát triển cộng đồng như xây dựng cơng trình giáo dục, y tế và hệ thống
thoát nước.
Sử dụng lao động địa phương, có thể tổ chức đào tạo nếu cần thiết, kể cả
đối với vị trí quản lý.
Các dịch vụ và hàng hóa địa phương nên được doanh nghiệp bày bán
rộng rãi ở bất kỳ nơi nào có thể.
Cơng ty du lịch cung cấp phương tiện cho các doanh nghiệp nhỏ tại địa
phương để phát triển và kinh doanh các sản phẩm bền vững đựa trên đặc thù về
thiên nhiên, lịch sử và văn hóa địa phương (bao gồm thức ăn, nước uống, sản phẩm
thủ công, nghệ thuật biểu diễn và các mặt hàng nông sản).
Thiết lập một hệ thống quy định cho các hoạt động tại cộng đồng bản địa
hay địa phương, với sự đồng ý và hợp tác của cộng đồng
Cơng ty phải thi hành chính sách chống bóc lột thương mại, đặc biệt đối
với trẻ em và thanh thiếu niên, bao gồm cả hành vi bóc lột tình dục.
Đối xử công bằng trong việc tiếp nhận các lao động phụ nữ và người dân
tộc thiểu số, kể cả ở vị trí quản lý, đồng thời hạn chế lao động trẻ em.
Tuân thủ luật pháp quốc tế và quốc gia về bảo vệ nhân công và chi trả
lương đầy đủ.
Các hoạt động của công ty không được gây nguy hiểm cho nguồn dự trữ
cơ bản như nước, năng lượng hay hệ thống thoát nước của cộng đồng lân cận.
(3)
Gia tăng lợi ích đối với các di sản văn hóa và giảm nhẹ các tác động tiêu
cực
Tuân thủ các hướng dẫn và quy định về hành vi ứng xử khi tham quan
các điểm văn hóa hay lịch sử, nhằm giảm nhẹ các tác động từ du khách.
Đồ tạo tác khảo cổ hay lịch sử không được phép mua bán hay trưng bày,
trừ khi được pháp luật cho phép.
17
Có trách nhiệm đóng góp cho cơng tác bảo tồn di tích lịch sử, văn hóa,
khảo cổ và các tài sản có ý nghĩa quan trọng về tinh thần, tuyệt đối không cản trở
việc tiếp xúc của cư dân địa phương.
Tơn trọng quyền sở hữu trí tuệ của cộng đồng địa phương khi sử dụng
nghệ thuật, kiến trúc hay các di sản văn hóa của địa phương trong hoạt động kinh
doanh, thiết kế, trang trí, ẩm thực.
(4)
Gia tăng lợi ích môi trường và giảm nhẹ tác động tiêu cực
Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên: (i) Ưu tiên buôn bán những sản phẩm thân
thiện môi trường như vật liệu xây dựng, thức ăn và hàng tiêu dùng; (ii) Cân nhắc
khi buôn bán các sản phẩm tiêu dùng khó phân hủy và cần tìm cách hạn chế sử
dụng các sản phẩm này; (iii) Tính tốn mức tiêu thụ năng lượng cũng như các tài
nguyên khác, cần cân nhắc giảm thiểu mức tiêu dùng cũng như khuyến khích sử
dụng năng lượng tái sinh; (iv) Kiểm soát mức tiêu dùng nước sạch, nguồn nước và
có biện pháp hạn chế lượng nước sử dụng.
Giảm ơ nhiễm: (i) Kiểm sốt lượng khí thải nhà kính và thay mới các dây
chuyền sản xuất nhằm hạn chế hiệu ứng nhà kính, hướng đến cân bằng khí hậu; (ii)
Nước thải, bao gồm nước thải sinh hoạt phải được xử lý triệt để và tái sử dụng; (iii)
Thực thi kế hoạch xử lý chất thải rắn với mục tiêu hạn chế chất thải không thể tái sử
dụng hay tái chế; (iv) Hạn chế sử dụng các hóa chất độc hại như thuốc trừ sâu, sơn,
thuốc tẩy, thay thế bằng các sản phẩm không độc hại, quản lý chặt chẽ các hóa chất
được sử dụng; (v) Áp dụng các quy định giảm thiểu ô nhiễm tiếng ồn, ánh sáng,
nước thải, chất gây xói mịn, hợp chất gây suy giảm tầng ozon và chất làm ơ nhiễm
khơng khí, đất.
Bảo tồn đa dạng sinh học, hệ sinh thái và cảnh quan tự nhiên: (i) Các loài
sinh vật hoang dã khai thác từ tự nhiên được tiêu dùng, trưng bày hay mua bán phải
tuân theo quy định nhằm đảm bảo việc sử dụng là bền vững; (ii) Khơng được bắt
giữ các lồi sinh vật hoang dã, trừ khi đó là hoạt động điều hịa sinh thái. Tất cả
những sinh vật sống chỉ được bắt giữ bởi những tổ chức có đủ thẩm quyền và điều
kiện ni dưỡng, chăm sóc chúng; (iii) Việc kinh doanh có sử dụng các lồi sinh vật
18
bản địa cho trang trí và tơn tạo cảnh quan cần áp dụng các biện pháp ngăn ngừa các
loài sinh vật ngoại lai xâm lấn; (iv) Đóng góp ủng hộ cho hoạt động bảo tồn đa dạng
sinh học, bao gồm việc hỗ trợ cho các khu bảo tồn thiên nhiên và các khu vực có giá
trị đa dạng sinh học cao; (v) Các hoạt động tương tác với môi trường khơng được có
bất kỳ tác hại nào đối với khả năng tồn tại của quần xã sinh vật, cần hạn chế, phục
hồi mọi tác động tiêu cực lên hệ sinh thái cũng như có một khoản phí đóng góp cho
hoạt động bảo tồn.
CHƯƠNG 2:
ĐÁNH GIÁ DU LỊCH BỀN VỮNG TẠI VƯỜN QUỐC GIA CÁT BÀ
2.1.
Khái quát địa bàn nghiên cứu
2.1.1. Địa lý địa hình
Vườn quốc gia Cát Bà nằm trên địa giới hành chính thuộc 6 xã và một thị
Trấn: xã Gia Luận, Phù Long, Hiền Hào, Xuân Đám, Trân Châu, Việt Hải và thị trấn
Cát Bà, cách thành phố Hải Phịng khoảng 45km về phía Đơng, cách thành phố Hạ
Long 25 km về phía Nam, có toạ độ địa lý:
Từ 20044’ - 20055’ vĩ độ Bắc
Từ 106054’ - 107010’ kinh độ Đông
Bao bọc xung quanh các xã trên và Vườn quốc gia là sơng, biển. Phía Bắc và
Đơng Bắc giáp vịnh Hạ Long được ngăn cách bởi Lạch Ngăn và Lạch Đầu Xi
của Quảng Ninh. Phía Tây và Tây Nam là cửa sông Bạch Đằng, sông Cấm và biển
Hải Phịng - Đồ Sơn. Phía Đơng và Đơng Nam giáp Vịnh Lan Hạ.
Địa điểm triển khai nghiên cứu Vườn quốc gia Cát Bà, vùng đệm của Vườn
quốc gia Cát Bà gồm 1 vùng đệm trong (thuộc xã Việt Hải) và các vùng đệm ngồi
thuộc 5 xã, 1 thị trấn.
Vị trí địa lý Vườn quốc gia Cát Bà cực kỳ thuận lợi, chỉ cách thành phố Hải
Phịng 45km cách thủ đơ Hà Nội 150km và nằm bên cạnh Vịnh Hạ long - Di sản
thiên nhiên thế giới, gần với khu du lịch Đồ Sơn.
19
Thành phố Hải Phịng là đơ thị lớn thứ ba của cả nước, được coi là một cực
của tam giác động lực phát triển kinh tế: Hà Nội - Hải Phịng - Quảng Ninh. Về mặt
hành chính, Cát Bà thuộc huyện Cát Hải - TP. Hải Phòng, nhưng trên thực tế Cát Bà
gắn liền với Vịnh Hạ Long và nằm ở cửa ngõ của đường giao thông biển quan trọng
nhất của Miền Bắc.
Chính vì vậy, khách thăm quan du lịch từ nơi khác đến, đặc biệt là những
thành phố khu vực phía Bắc sẽ khơng tốn q nhiều thời gian để có thể có những
chuyến du lịch thưởng ngoạn thiên nhiên tại Vườn quốc gia Cát Bà, đến Vườn quốc
gia Cát Bà với hai sự lựa chọn. Đi bằng đường thủy với tàu cao tốc từ Bến Bính
(Hải Phịng) mất khoảng 45 phút. Đi qua vịnh Hạ Long với cảnh quan thiên nhiên
hùng vĩ, tuyệt đẹp, nơi đây được tổ chức UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên
thế giới, đến vịnh Lan Hạ tuy nhỏ hơn nhưng có nhiều đảo đá vôi, xếp đan xen gần
nhau trông rất hùng vĩ. Nếu đi bằng đường bộ, xe ô tô từ Hải Phịng đến bến cảng
Ðình Vũ, theo tàu cao tốc sang bến Cát Hải rồi xuyên qua Vườn quốc gia Cát Bà
bằng ô tô trên đường dài 31 km (đường nhựa).
Vườn quốc gia Cát Bà có khoảng cách tới thủ đơ Hà Nội tương đối gần - nơi
có cửa khẩu quốc tế quan trọng nhất Miền Bắc. Thêm nữa, cách trung tâm thành
phố Hải Phịng 5km có sân bay quốc tế Cát Bi, với những định hướng mở rộng
trong tương lai sẽ là một lợi thế lớn để phát triển du lịch.
Vườn quốc gia Cát Bà còn là vùng lõi của Khu dự trữ sinh quyển thế giới
quần đảo Cát bà, được UNESCO công nhận năm 2004. Với những tiềm năng lợi thế
đó nên Vườn quốc gia Cát Bà có nhiều cơ hội để phát triển du lịch không chỉ mức
độ trong nước mà còn cả trong khu vực và tầm cỡ thế giới.
2.1.2. Dân sinh kinh tế
a. Dân số
Dân số đảo Cát Bà năm 2004 là 13.573 người, đến năm 2010 là 14.110
người, tốc độ tăng bình quân đạt khoảng 0,6 - 0,7%/năm. Đến năm 2016 là 18.042
người, tốc độ tăng trưởng bình quân lên 4,7%/năm.
20
Dân cư phân bố không đồng đều với mật độ bình quân các xã vùng đệm: 132
người/km2, mật độ này thấp hơn so với mật độ bình quân của huyện Cát Hải là 207
người/km2. Mật độ cao nhất là Thị trấn Cát Bà với 4.778 người/km2 và thấp nhất là
xã Việt Hải 7 người/km2.
Trong phạm vi ranh giới Vườn quốc gia Cát Bà dân cư chủ yếu sống trong
vùng đệm, chỉ có khu vực làng Việt Hải là giáp với phân khu bảo vệ nghiêm ngặt
Lao động trong ngành thuỷ sản chiếm tỷ lệ cao nhất, ngành du lịch chiếm tỷ
trọng thấp.
b. Kinh tế nông nghiệp
Giá trị sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong cơ cấu kinh tế của
huyện. Ngành này đang từng bước tiếp cận với sản xuất hàng hoá. Các sản phẩm
chủ yếu là lúa, ngô, khoai, sắn, đậu, lạc, rau xanh, hoa quả tươi, gia súc gia cầm.
Hiện nay, các mơ hình vườn đồi và chăn nuôi ngày càng trở nên phổ biến
trong khu vực đảo Cát Bà và đã mang lại hiệu quả tương đối cao. Hướng sản xuất
theo mơ hình này tập trung vào các loài cây (vải, nhãn, hồng), con (dê, lợn, gia cầm)
có giá trị kinh tế cao, phục vụ nhu cầu tại chỗ, nhất là nhu cầu khách du lịch. Việc
ứng dụng mơ hình này đang góp phần làm tăng đáng kể giá trị sản xuất ngành chăn
nuôi cho khu vực đảo trong những năm gần đây.
c. Kinh tế lâm nghiệp
Từ năm 2000 trên địa bàn vùng đệm Vườn quốc gia Cát Bà đã tiến hành giao
đất lâm nghiệp cho người dân địa phương bao gồm đất rừng trồng và rừng tự nhiên.
Tuy nhiên, trên thực thế còn những bất cập về ranh giới (thực địa và giấy tờ có sự
khác biệt), thiếu rõ ràng về quyền lợi, nghĩa vụ của người dân đối với đất rừng… do
đó mục tiêu và hiệu quả chưa cao.
Hiện nay, Vườn quốc gia Cát Bà, Dự án Bảo tồn Voọc Cát Bà-ZGAP đã phối
hợp với các cơ quan chính quyền địa phương tiến hành rà soát về đất lâm nghiệp đã
được giao cho người dân trên địa bàn các xã.
Các hoạt động sản xuất lâm nghiệp của người dân trên địa bàn chủ yếu là
khai thác củi, mật ong.
21
Củi được khai thác phục vụ nhu cầu chất đốt trong gia đình. Nguồn khai
thác chủ yếu từ vườn nhà, những diện tích rừng đã được giao cho người dân địa
phương và từ trong vùng lõi Vườn quốc gia Cát Bà. Việc khai thác củi đun bất hợp
pháp trong vùng lõi đã tác động không nhỏ đến thảm thực vật rừng, làm ảnh hưởng
đến mơi trường sống của các lồi động vật trong rừng.
Mật Ong được khai thác chủ yếu với mục đích thương mại đã tạo ra
nguồn thu nhập tương đối lớn cho người dân địa phương. Mật Ong khai thác tự
nhiên có giá trị kinh tế cao, (giá hiện nay 1.000.000 – 1.500.000đồng/1 chai) song
việc khai thác mang lại nhiều tác động tiêu cực và nguy hiểm đối với rừng. Nguyên
nhân là do việc khai thác mật Ong tự nhiên cần phải dùng lửa để xua đuổi đàn ong
khi lấy mật vừa tác động xấu đến cảnh quan vừa là một trong những tác nhân gây
cháy rừng. Đặc biệt khi xảy ra cháy rừng trên núi đá vôi thì việc khống chế ngọn
lửa là rất khó thực hiện.
Ngồi ra, người dân có thu nhập bất hợp pháp nhỏ khác thơng qua một số hộ
có hoạt động săn bắt các loài động vật như dùng lưới đánh bắt chim Quốc vào mùa
di cư ở xã Xuân Đám; săn bắt tắc kè, rắn, chim, thú xảy ra rải rác trên toàn khu vực.
Hiện tượng săn bẫy động vật hoang dã xảy ra dưới các hình thức tinh vi hơn làm
giảm số lượng động vật. Đặc biệt là loài Sơn Dương cịn rất ít, số lượng lồng bè
ni trồng thủy sản tiếp tục gia tăng, diễn biến phức tạp tại các điểm trên vịnh Cát
Bà, Lan Hạ…
d. Đánh bắt, nuôi trồng thủy sản
Hoạt động khai thác thúy sản tự nhiên hiện tại thu hẹp do sản lượng tự nhiên
giảm, các quy định của nhà nước… hiện tại sản xuất thủy sản chủ yếu là nuôi trồng
nhân tạo. Trong khu vực quản lý của Vườn quốc gia có 254 bè, 07 đầm ni cá diện
tích 24,6 ha. Khu vực trạm Cát Dứa, Việt Hải, Vạn Tà: Ni cá, Tu Hài có khoảng
180 hộ. Trong đó có 1.682 ơ gỗ; 1.351 mảng tre, diện tích 127.015m2 mảng tre; 132
bãi ni tu hài, diện tích 175.995m2 bãi ni Tu Hài; 101 bè cá, diện tích 12,883m2
bè cá; 25 đống cát; 1.300m3 Cát. Trên đảo Đầu Bê có 69 hộ, khu vực Trà Báu 05
hộ.
22
Tuy nhiên, bên cạnh những hiệu quả mà nghề nuôi cá lồng bè mang lại thì
những tác động từ mặt trái của nghề này đang là vấn đề hết sức nghiêm trọng làm
ảnh hưởng đến môi trường sinh thái biển và ảnh hưởng đến tiềm năng du lịch biển
Cát Bà, đó là nguy cơ ơ nhiễm mơi trường - hệ luỵ từ nghề nuôi cá lồng bè.
Lĩnh vực chế biến thuỷ sản bước đầu phát triển với nhiều cơ sở thu mua và
chế biến. nhưng quy mơ cịn nhỏ, nên chưa thực sự mang lại hiệu quả kinh tế xã hội
lớn.
e. Dịch vụ
Ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu kinh tế của huyện Cát
Bà. Ngành dịch vụ huyện bao gồm một số phân ngành như dịch vụ thương mai,
dịch vụ khách sạn- du lịch, dịch vụ hậu cần thủy sản, dịch vụ giao thông vận tải,
dịch vụ bưu chính viễn thơng. Dịch vụ thương mại hồn tồn do tư nhân chiếm lĩnh,
hàng hóa trao đổi, bn bán rất đa dạng, phong phú phục vụ nhu cầu ngày càng cao
của người dân và du khách. Dịch vụ khách sạn, du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn,
đóng góp nhiều nhất cho khu vực dịch vụ. Dịch vụ hậu cần thủy sản có truyền thống
lâu đời, phục vụ và đi cùng sự phát triển của ngành khai thác thủy sản. Dịch vụ giao
thông vận tải ngày càng phát triển ở cả đường bộ lẫn đường thủy, hỗ trợ phục vụ
cho các ngành dịch vụ và công nghiệp khác. Cịn dịch vụ bưu chính viễn thơng cịn
thơ sơ, mới chỉ đảm bảo thông tin từ thành phố tới huyện, từ huyện tới xã, chưa
nâng cấp dịch vụ. Các ngành dịch vụ đều hỗ trợ lẫn nhau, đồng thời hỗ trợ các
ngành kinh tế khác. Mặc dù các ngành đều đang tăng trưởng nhưng chưa tương
xứng với tiềm năng và lợi thế vốn có của huyện Cát Bà.
2.1.3. Tài nguyên đa dạng sinh học
a. Đa dạng các hệ sinh thái
Vườn quốc gia Cát Bà nằm trong khu vực xen kẽ giữa núi đất và núi đá vôi,
với sự tác động tổng hợp, nhiều mặt của điều kiện tự nhiên khu vực hải đảo, cùng
sự tác động của các điều kiện kinh tế-xã hội, nên các kiểu thảm thực vật rừng và các
kiểu thảm nông nghiệp trong khu vực tương đối đa dạng. Ở đây có sự kết hợp của
nhiều hệ sinh thái khác nhau: hệ sinh thái rừng xanh trên núi đá vôi, hệ sinh thái
23