Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Nhóm 6 lãnh đạo và quyền lực hành vi tổ chức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (339.49 KB, 6 trang )

CÂU 1: Khái niệm lãnh đạo và phong cách lãnh đạo
Lãnh đạo là quá trình sử dụng và phối hợp hoạt động của các cá nhân trong tổ
chức bằng cách gây ảnh hưởng và dẫn dắt hành vi của cá nhân hay nhóm người
nhằm hướng tới mục tiêu của tổ chức. Lãnh đạo là một trong những khái niệm
quan trọng nhất trong khoa học về tổ chức - nhân sự.
Phong cách lãnh đạo là phương thức và cách tiếp cận của một nhà lãnh đạo để
đề ra các phương hướng, thực hiện các kế hoạch và tạo động lực cho nhân viên.
Thơng qua góc nhìn của một nhân viên, phong cách đó thường được thể hiện
qua các hành động . Phong cách lãnh đạo ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả quản
lý.
CÂU 2: Bốn loại phong cách lãnh đạo điển hình
1. Phong cách lãnh đạo chuyên quyền:
Được đặc trưng bởi sự áp đặt cuả nhà quản trị đối với nhân viên. Các nhiệm vụ
chỉ thuần tuý là người nhận và thi hành mệnh lệnh. Nhà quản trị cũng thường
xuyên kiểm tra, giám sát chặt cấp dưới trong quá trình thực hiện nhiệm vụ
(thông tin được lãnh đạo cung cấp cho cấp dưới ở mức tối thiểu cần thiết để
thực hiện nhiệm vụ, thông tin là một chiều từ cấp trên xuống cấp dưới).
2. Phong cách lãnh đạo thuyết phục:
Người lãnh đạo thuyết phục mọi người thông qua trao đổi, thảo luận hay các
phương pháp thuyết phục khác để đạt được mục đích mong muốn.
Người lãnh đạo theo phong cách thuyết phục phải là người có khả năng thu
hút. Khi đó, nhân viên của họ sẽ có cảm giác được truyền cảm hứng, thêm
động lực và năng lượng để hoàn thành bất cứ cơng việc gì.
3. Phong cách lãnh đạo dân chủ:
Người lãnh đạo theo phong cách dân chủ thường tham khảo ý kiến của cấp
dưới về các hành động và quyết định được đề xuất và khuyến khích sự tham
gia của họ. Loại người lãnh đạo này bao gồm những nhà lãnh đạo khơng hành
động nếu khơng có sự đồng tình của cấp dưới và những nhà lãnh đạo tự quyết
định nhưng có tham khảo ý kiến của cấp dưới trước khi hành động. Người lãnh
đạo dân chủ ln có lòng tin và hy vọng vào cấp dưới.
4. Phong cách lãnh đạo tham gia:


Nhà quản trị thường tham khảo, bàn bạc, lắng nghe ý kiến và đi đến sự thống
nhất với các thuộc cấp trước khi ra quyết định, sử dụng nguyên tắc đa số. Nội
dung cuả quyết định phụ thuộc vào ý kiến đa số cuả các thành viên trong tổ
chức. Trong phong cách này người lãnh đạo có sự phân giao quyền lực cho cấp
dưới nhiều.


Trưởng nhóm khơng
đưa ra quyết đ nh,
nhóm tự do tổ chức
giải quyết
các công việc. Phong
cách lãnh đạo này
cho phép các thành
viên trong
Câu 3 : Học thuyết cá tính điển hình trong lãnh đạo
Học thuyết này cho rằng người lãnh đạo có một số tính cách, đặc điểm cá nhân
mà người bình thường khơng có.
Cụ thể là, người lãnh đạo khác với với những người không làm lãnh đạo ở chỗ
họ có 6 đặc điểm sau đây:
1. Nghị lực và tham vọng;
2. Mong muốn trở thành người lãnh đạo và có khả năng gây ảnh hưởng đối với
người khác;
3. Chính trực (trung thực và chân thật trong quan hệ với những người khác);
4. Tự tin (quyết đoán, dứt khoát và tin tưởng ở mình);
5. Thơng minh;
6. Hiểu biết rộng về chun mơn.
Chính vì khơng phải tất cả mọi cá nhân đều có những phẩm chất này, nên chỉ
những người có những phẩm chất đó mới được coi là những nhà lãnh đạo tiềm
năng. Học thuyết này nghi ngờ khả năng đào tạo các cá nhân để họ đảm nhiệm



được các cương vị lãnh đạo. Theo họ, đào tạo lãnh đạo sẽ chỉ có hiệu quả đối
với những người có năng lực lãnh đạo bẩm sinh.
Nhược điểm cơ bản của những người theo học thuyết này là ở chỗ họ không
thấy được tác động của các yếu tố ngoại cảnh đến hiệu quả của lãnh đạo. Trên
thực tế, một cá nhân có thể trở thành người lãnh đạo nếu họ có các đặc điểm, cá
tính phù hợp như đã nêu trên. Tuy nhiên, họ chỉ có thể lãnh đạo một tổ chức
thành công nếu họ biết lựa chọn các biện pháp cũng như quyết định phù hợp
trong những hoàn cảnh cụ thể.
CÂU 4:
Học thuyết về lãnh đạo theo tình huống
Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng: Thành công hay thất bại của người lãnh
đạo không đơn thuần phụ thuộc vào đặc điểm cá nhân hay hành vi ứng xử của
họ. Hoàn cảnh bên ngoài cũng là một trong những nhân tố ảnh hưởng quan
trọng. Vì vậy phong cách lãnh đạo phải phù hợp với tình huống cụ thể. Nhiều
nhà nghiên cứu đã cố gắng xác định các yếu tố mơi trường ảnh hưởng tới tính
hiệu quả của lãnh đạo. Học thuyết Fiedler, Học thuyết đường dẫn tới đích là
những học thuyết về lãnh đạo theo tình huống (hay cịn gọi là học thuyết ngẫu
nhiên - bởi vì các yếu tố môi trường tác động đến việc lãnh đạo thường mang
tính ngẫu nhiên) được nhiều người quan tâm
Học thuyết Fiedler
Fred Fiedler đã phát triển mơ hình đầu tiên về sự lãnh đạo theo tình huống. Ơng
cho rằng hiệu quả hoạt động của nhóm phụ thuộc vào sự hịa hợp giữa nhà lãnh
đạo với nhân viên và mức độ ảnh hưởng của các điều kiện bên ngồi. Vì vậy, để
lãnh đạo có hiệu quả, người ta phải xác định phong cách lãnh đạo của mỗi
người và đặt họ vào hoàn cảnh phù hợp với phong cách đó.
Với quan điểm trên, nghiên cứu của Fiedler có thê được chia thành 4 giai đoạn:
+ Giai đoạn 1: Xác định phong cách của người lãnh đạo.
Fiedler cho rằng phong cách lãnh đạo của một cá nhân là chìa khóa dẫn tới sự

thành cơng của nhà lãnh đạo. Một cá nhân thường có phong cách lãnh đạo cố
định hoặc lấy con người làm trọng tâm hoặc lấy công việc làm trọng tâm. Để
xác định phong cách của người lãnh đạo, Fiedler đã thiết kế bảng câu hỏi “Đồng
nghiệp mà mình ít có thiện cảm nhất” và yêu cầu đối tượng phỏng vấn mô tả lại
một đồng nghiệp mà anh ta hoặc chị ta ghét nhất.
Việc xác định phong cách lãnh đạo có ý nghĩa quan trọng. Fiedler cho rằng
phong cách lãnh đạo là khả năng bẩm sinh của con người và không thể thay đổi
được. Vì vậy nếu có một tình huống phù hợp với phong cách lãnh đạo định
hướng công việc mà người hiện ở vị trí lãnh đạo đó lại có phong cách định


hướng quan hệ, thì cần phải điều chỉnh lại hồn cảnh hoặc thay đổi người lãnh
đạo để nhóm đạt được hiệu quả làm việc tối ưu. Điều cần thiết là phải làm cho
nhà lãnh đạo phù hợp với hoàn cảnh.
+ Giai đoạn 2: Xác định ba nhân tố hoàn cảnh có ảnh hưởng đến lãnh đạo.
Đó là các mối quan hệ nhân viên – lãnh đạo, cấu trúc nhiệm vụ, thẩm
quyền của người lãnh đạo.
Mối quan hệ lãnh đạo – nhân viên là mức độ tin cậy, trung thực và tôn trọng cấp
dưới của nhà lãnh đạo.
Cấu trúc nhiệm vụ là mức độ có tổ chức trong phân cơng cơng việc cho cấp
dưới. Thẩm quyền của người lãnh đạo là mức độ ảnh hưởng của người lãnh đạo
trong việc kỷ luật, thăng cấp và tăng lương cho nhân viên.
Fiedler tin rằng có thể điều chỉnh các yếu tố này để chúng phù hợp với hành vi
của nhà lãnh đạo. Có thể thấy rằng mơ hình lãnh đạo của Fiedler là một sự phát
triển tự nhiên của học thuyết cá tính điển hình, bởi vì bảng câu hỏi mà ơng sử
dụng là trắc nghiệm tâm lý đơn giản. Tuy nhiên ưu điểm của nó so với học
thuyết cá tính điển hình và hành vi tập trung ở chỗ cho rằng tính hiệu quả của
lãnh đạo phụ thuộc vào phong cách lãnh đạo và loại hoàn cảnh.
+ Giai đoạn 3: Đánh giá tình huống theo ba biến số hồn cảnh (biến số ngẫu
nhiên)

Fiedler cho rằng mối quan hệ lãnh đạo - nhân viên hoặc là tốt hoặc là xấu, cấu
trúc nhiệm vụ hoặc là cao hoặc là thấp, và thẩm quyền lãnh đạo hoặc là mạnh
hoặc là yếu. Bằng cách tổ hợp ba biến số hồn cảnh này, có thể tồn tại tám tình
huống hoặc nhóm tình huống khác nhau mà nhà lãnh đạo có thể gặp phải.
+ Giai đoạn 4: Lựa chọn tình huống (hồn cảnh) phù hợp với mỗi phong
cách lãnh đạo
Fiedler đã nghiên cứu hơn 1200 nhóm, so sánh hiệu quả của phong cách định
hướng quan hệ và định hướng nhiệm vụ trong mỗi loại tình huống. Ơng kết luận
rằng các nhà lãnh đạo theo định hướng nhiệm vụ hoạt động tốt hơn những nhà
lãnh đạo theo định hướng quan hệ trong trường hợp rất thuận lợi đối với họ và
trong trường hợp rất khơng thuận lợi.
Tóm lại, quan điểm của Fiedler tập trung ở chỗ: Phong cách lãnh đạo là khơng
thay đổi và tình huống được xác định bởi giá trị của ba nhân tố hoàn cảnh (nhân
tố ngẫu nhiên): Mối quan hệ nhân viên – lãnh đạo, cấu trúc nhiệm vụ và thẩm
quyền lãnh đạo. Như vậy, để lãnh đạo có hiệu quả người ta có thể có hai cách:
- Cách thứ nhất: là lựa chọn nhà lãnh đạo phù hợp nhất với tình huống.
Chẳng hạn, nếu tình hình một nhóm khơng thuận lợi nhưng hiện tại có người
quản lý theo định hướng quan hệ thì cơng việc của nhóm đó có thể được cải


thiện bằng cách thay thế người quản lý hiện hành bằng người quản lý khác theo
định hướng nhiệm vụ.
- Cách thứ hai: là thay đổi tình huống để phù hợp với nhà lãnh đạo. Điều
này có thể thực hiện được bằng cách thay đổi cấu trúc nhiệm vụ hoặc tăng/giảm
thẩm quyền của người lãnh đạo đối với việc tăng lương, thăng chức và kỷ luật
XÁC ĐỊNH PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO HIỆU QUẢ NHẤT

CÂU 5: So sánh ưu và nhược điểm
Học thuyết lãnh đạo
theo cá tính điển hình

Ưu điểm
Giúp cho nhà lãnh đạo
tương lai biết nên rèn
luyện những kỹ năng gì
và rèn luyện như thế
nào.

Nhược điểm

- Không thấy được tác
động của các yếu tố
ngoại cảnh đến hiệu quả
của lãnh đạo

Học thuyết lãnh đạo
theo tình huống
Chỉ ra được mối quan hệ
giữa phong cách lãnh
đạo và hoàn cảnh cụ thể
giú nhà lãnh đạo linh
hoạt trong cách ứng xử
của mình
- Cải thiện năng suất
- Có nhân hóa sự tập
trung vào từng thành
viên trong nhóm
- Có thể gây ra sự nhầm
lẫn
- Tập trung vào cá mục
tiêu ngắn hạn

- Leader phải chịu trách


nhiệm
CÂU 6:
★ Điểm khác nhau: phong cách lãnh đạo lấy công việc làm trung tâm:
- Nhấn mạnh tới các nghĩa vụ phải thực hiện cũng như khía cạnh kỹ thuật cơng
việc. Mối quan tâm chính của học là làm thế nào để hồn thành cơng việc, các
thành viên trong nhóm chỉ là phương tiện đạt mục tiêu.
- Phân công nhân viên đảm nhiệm từng công việc cụ thể
- Thiết lập các tiêu chuẩn công việc.
- Cung cấp thông tin, tài liệu phương tiện cần thiết cho nhân viên theo yêu cầu
của từng cơng việc.
- Xây dựng quy trình cơng việc thống nhất - Kiểm tra, giám sát kết quả.
★ Điểm khác nhau: phong cách lãnh đạo lấy con người là trung tâm:
- Nhấn mạnh tới mối quan hệ cá nhân, người lãnh đạo gắn lợi ích cá nhân với
nhu cầu của cấp dưới và chấp nhận sự khác biệt cá nhân giữa các thành viên.
- Tạo môi trường làm việc thân thiện.
- Thúc đẩy động cơ làm việc.
- Thúc đẩy ý thức làm việc theo nhóm.
- Quan tâm đến lợi ích của mọi nhân viên.
- Giúp đỡ nhân viên giải quyết những vấn đề riêng tư của họ.
- Đối xử với nhân viên một cách thân thiện và gần gũi.
- Khen thưởng kịp thời những nhân viên hoàn thành tốt công việc .
Theo bạn phải áp dụng phong cách nào?
Để có thể đạt được kết quả tốt nhất trong cơng việc, thì theo bản thân
em, nhà lãnh đạo nên áp dụng đan xen giữa hai phương thức lãnh đạo
này. Đây là phong cách quản trị theo tinh thần đồng đội, trong đó nhà lãnh đạo
hướng nhân viên tồn tâm tồn ý với công việc chung trên cơ sở của mối quan
hệ tôn trọng và tin cậy lẫn nhau. Tạo sự cân đối giữa mức độ thực hiện công

việc và duy trì tinh thần làm việc của nhân viên ở mức độ thỏa đáng.



×