Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

BÀI THI kết THÚC học PHẦN môn lý LUẬN CHUNG về NHÀ nước và PHÁP LUẬT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (300.4 KB, 12 trang )

BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
KHOA: Pháp luật Kinh tế
----------

BÀI THI KẾT THÚC HỌC PHẦN
MÔN LÝ LUẬN CHUNG VỀ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
Họ và tên: Nguyễn Bảo Châu
MSSV: 461805 - Lớp: 4618


Danh mục chữ viết tắt
VBQPPL

Văn bản quy phạm pháp luật

CQNN

Cơ quan nhà nước

QLNN

Quyền lực nhà nước

QPPL

Quy phạm pháp luật

QHXH

Quan hệ xã hội



MỤC LỤC
A. LỜI MỞ ĐẦU......................................................................................................3
B. NỘI DUNG...........................................................................................................3
I. KHÁI NIỆM VBQPPL..........................................................................................3
II. Ý NGHĨA CỦA VBQPPL:................................................................................4
1. Ý nghĩa của VBQPPL đối với xác lập quan hệ pháp luật...............................4
2. Ý nghĩa của VBQPPL đối với thực hiện pháp luật.........................................5
3. Ý nghĩa của VBQPPL đối với truy cứu trách nhiệm pháp lý.........................7
4. Ý nghĩa của VBQPPL đối với giáo dục pháp luật..........................................9
C. KẾT LUẬN.........................................................................................................11
D. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................12

2


A. LỜI MỞ ĐẦU
Có thể nói, trong các nhà nước trên thế giới hiện nay, pháp luật đã trở
thành công cụ quan trọng hàng đầu, không thể thiếu, công cụ có hiệu quả nhất để
điều chỉnh các quan hệ xã hội, quản lý xã hội. Từ thực tiễn đó đặt ra u cầu, địi
hỏi với việc nghiên cứu vị trí, vai trò, ý nghĩa của pháp luật, đặc biệt đặt trong mối
tương quan với chức năng tổ chức và quản lí xã hội của nhà nước. Để làm sáng tỏ
các khía cạnh đó của pháp luật, ý nghĩa các loại nguồn của pháp luật cũng cần
được tìm hiểu, phân tích một cách đầy đủ và chi tiết trên nhiều bình diện khác
nhau. Bên cạnh các loại nguồn pháp luật như tập quán pháp, tiền lệ pháp, điều
ước quốc tế, văn bản quy phạm pháp luật đóng vai trị là nguồn quan trọng hàng
đầu của pháp luật. Chứa đựng những khuôn mẫu ứng xử chung để điều chỉnh các
quan hệ xã hội, văn bản quy phạm pháp luật mang ý nghĩa quyết định trong hoạt
động quản lý xã hội của nhà nước. Bài tiểu luận sẽ đi sâu khai thác vấn đề này
qua việc phân tích ý nghĩa của văn bản quy phạm pháp luật đối với xác lập quan

hệ pháp luật, thực hiện pháp luật, truy cứu trách nhiệm pháp lý và giáo dục pháp
luật.
B. NỘI DUNG
I. KHÁI NIỆM VBQPPL:
1. Khái niệm:
Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do các chủ thể có thẩm quyền ban
hành theo trình tự, thủ tục, hình thức do pháp luật quy định, trong đó có chứa đựng
các quy tắc xử sự chung có hiệu lực bắt buộc chung, được áp dụng lặp đi lặp lại
nhiều lần để điều chỉnh các mối quan hệ xã hội 1 .
2. Đặc điểm của VBQPPL:
VBQPPL do chủ thể có thẩm quyền ban hành: Chủ thể có thẩm quyền có thể
là cá nhân hoặc CQNN

1 Khoản 1 điều 3 Luật Ban hành VBQPPL năm 2015

3


VBQPPL được ban hành theo trình tự, thủ tục và hình thức luật định: Xuất
phát từ vai trị của VBQPPL và yêu cầu của hoạt động xây dựng VBQPPL, pháp
luật quy định trình tự, thủ tục và hình thức để chủ thể có thẩm quyền ban hành
VBQPPL.
VBQPPL có nội dung là các QPPL: Do mối quan hệ nội dung – hình thức
của VBQPPL và QPPL, VBQPPL ln mang tính bắt buộc chung, được Nhà nước
bảo đảm thực hiện bằng nhiều biện pháp như tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục…
II. Ý NGHĨA CỦA VBQPPL:
1. Ý nghĩa của VBQPPL đối với xác lập quan hệ pháp luật:
* Quan hệ pháp luật là QHXH do pháp luật điều chỉnh, trong đó các bên chủ thể
tham gia quan hệ có các quyền và nghĩa vụ pháp lý được nhà nước quy định hoặc
thừa nhận và bảo đảm thực hiện. Xác lập quan hệ pháp luật là tạo lập nên các quan

hệ pháp luật trên cơ sở vững chắc.
a, Luận điểm 1: VBQPPL là cơ sở cho việc xác lập quan hệ pháp luật
VBQPPL do các cá nhân, CQNN được trao quyền ban hành với vai trò điều
chỉnh các quan hệ xã hội. Nhờ VBQPPL, các chủ thể có thẩm quyền xác định
QHXH nào cần được điều chỉnh bằng pháp luật, nâng các QHXH đó thành quan hệ
pháp luật. Bên cạnh đó,VBQPPL cũng thừa nhận và quy định các quan hệ pháp
luật .Điều 4 Luật thuế giá trị gia tăng 2008 quy định về người nộp thuế giá trị gia
tăng đã xác lập quan hệ pháp luật thuế giữa các chủ thể này với các cơ quan quản
lý thuế. Nói tóm lại, việc xác lập quan hệ pháp luật được thực hiện trên nền tảng
VBQPPL
b, Luận điểm 2: VBQPPL quy định các điều kiện cho việc xác lập quan hệ
pháp luật
Thứ nhất, VBQPPL xác định cá nhân, tổ chức được tham gia hay không,
tham gia những quan hệ pháp luật nào. Điều kiện để tổ chức, cá nhân trở thành chủ
thể quan hệ pháp luật cũng được xác định qua những quy định về năng lực pháp
luật và năng lực hành vi pháp luật trong VBQPPL.
4


Thứ hai, VBQPPL ghi nhận nội dung quan hệ pháp luật bao gồm quyền và
nghĩa vụ của chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật. Các quyền và nghĩa vụ đó
được bảo đảm thực hiện bằng QLNN. Mục 2 Luật Thương mại 2005 quy định
quyền và nghĩa vụ các bên trong quan hệ mua bán hàng hóa.
Thứ ba, VBQPPL cũng có những quy định trong các trường hợp chủ thể của
quan hệ pháp luật không thể chủ động tham gia vào các quan hệ pháp luật để thực
hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lý của mình. Thơng qua những quy định chặt chẽ
chủ thể và nội dung của quan hệ pháp luật, VBQPPL đã tạo điều kiện cho việc xác
lập quan hệ pháp luật.
c, Luận điểm 3: VBQPPL tác động ý chí của nhà nước vào xác lập quan hệ
pháp luật

VBQPPL là cơ sở của xác lập quan hệ pháp luật. VBQPPL được ban hành
bới nhà nước với mục đích điều chỉnh các quan hệ xã hội. Quan hệ của các chủ thể,
ý chí của các chủ thể phải phù hợp với những định hướng của nhà nước. Do vậy có
thể nói, VBQPPL là yếu tố tác động vào khiến xác lập quan hệ pháp luật trở thành
hoạt động thể hiện ý chí của nhà nước.
Như vậy, VBQPPL có ý nghĩa quan trọng : quan hệ pháp luật chỉ có thể xác
lập được khi có VBQPPL xác định điều kiện cho các chủ thể tham gia quan hệ
pháp luật.
2. Ý nghĩa của VBQPPL đối với thực hiện pháp luật
* Thực hiện pháp luật là hành vi thực tế, hợp pháp, có mục đích của chủ thể có
năng lực hành vi pháp lý được hình thành trong quá trình hiện thực hóa các quy
định của pháp luật
a, Luận điểm 1: VBQPPL là cơ sở pháp lý cho thực hiện pháp luật.
VBQPPL chứa đựng những quy tắc xử sự chung do các chủ thể có thẩm
quyền ban hành. Qua đó, các chủ thể có thẩm quyền quy định những hành vi hợp
pháp của các chủ thể có năng lực hành vi pháp lý trong việc thực hiện các QPPL.
Hơn nữa, VBQPPL bảo đảm tính bắt buộc của thực hiện pháp luật bằng QLNN.
5


Các chủ thể làm trái lại các quy định pháp luật đặt ra trong VBQPPL sẽ phải chịu
các biện pháp cưỡng chế của Nhà nước. Khoản 1 điều 127, Bộ Luật tố tụng hình sự
2015 quy định áp giải có thể áp dụng đối với người bị giữ trong trường hợp khẩn
cấp, người bị buộc tội. Tóm lại, VBQPPL là cơ sở pháp lý vững chắc quy định về
hình thức và tính bắt buộc cho thực hiện pháp luật
b, Luận điểm 2: VBQPPL là công cụ hữu hiệu cho thực hiện pháp luật
Thứ nhất, VBQPPL đặt ra chuẩn mực hành vi cho các chủ thể trong những
tình huống thực tế mà pháp luật dự liệu. Trong mỗi QPPL được trình bày trong
VBQPPL sẽ trả lời cho câu hỏi Ai? Trong điều kiện, hoàn cảnh nào? Sẽ xử sự như
thế nào? Từ đó, VBQPPL quy định rõ chủ thể, phạm vi, cách thức thực hiện pháp

luật… Thông qua VBQPPL, các cá nhân, tổ chức biết được phải tuân thủ pháp luật,
thi hành pháp luật hay sử dụng pháp luật. Qua Hiến pháp 2013, cơng dân biết được
có thể sử dụng pháp luật qua việc đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến
xác theo quy định của luật2.
Thứ hai, VBQPPL cũng xác định các hình thức trách nhiệm pháp lý đối với
các hành vi vi phạm pháp luật qua bộ phận chế tài trong QPPL. Điều này thể hiện
tính cưỡng chế của pháp luật nhằm răn đe, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp
luật. Nhận thức được điều này, các cá nhân, tổ chức biết được giới hạn hành vi của
mình. Nhờ đó, sự hiệu quả của thực hiện pháp luật được nâng cao.
Thứ ba, VBQPPL là căn cứ để các chủ thể có thẩm quyền áp dụng pháp luật
một cách đúng đắn và công bằng. QPPL là tiêu chuẩn để xác định giới hạn và đánh
giá hành vi của con người. Dựa trên các bộ phận của QPPL trong các VBQPPL, cơ
quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xác định được hành vi nào phù hợp với pháp
luật, hành vi nào trái pháp luật , qua đó áp dụng biện pháp xử lý đối với chủ thể có
hành vi vi phạm pháp luật.
Như vậy, VBQPPL là cơng cụ hữu hiệu góp phần nâng cao tính hiệu quả của
thực hiện pháp luật.
2 Khoản 3 điều 20 Hiến pháp 2013quy định mọi người có quyền hiến mơ, bộ phận cơ thể người và hiến xác theo quy định
của luật.

6


c, Luận điểm 3: VBQPPL là yếu tố làm cho hoạt động thực hiện pháp luật
mang ý chí của nhà nước.
VBQPPL là văn bản pháp lý do các chủ thể có thẩm quyền ban hành và bảo
đảm thực hiện. Qua VBQPPL, nhà nước điều chỉnh các quan hệ xã hội theo ý chí
của mình. Việc các chủ thể thực hiện pháp luật theo VBQPPL sẽ làm các quan hệ
xã hội liên quan thay đổi hoặc giữ nguyên để phù hợp với định hướng của nhà
nước. Vì vậy, VBQPPL đã tác động vào hoạt động thực hiện pháp luật, khiến thực

hiện pháp luật mang ý chí của nhà nước.
Như vậy, VBQPPL là cơ sở, công cụ giúp hoạt động thực hiện pháp luật
được thực hiện hiệu quả theo định hướng của nhà nước.
3. Ý nghĩa của VBQPPL đối với truy cứu trách nhiệm pháp lý
* Truy cứu trách nhiệm pháp lý là hoạt động thể hiện QLNN do CQNN hay nhà
chức trách có thẩm quyền tiến hành nhằm cá biệt hóa bộ phận chế tài của QPPL
đối với các chủ thể vi phạm pháp luật.
a, Luận điểm 1: VBQPPL là nguồn cung cấp căn cứ pháp lý cho việc truy cứu
trách nhiệm pháp lý
Thứ nhất, VBQPPL chứa đựng các quy định của pháp luật hiện hành xác
định thẩm quyền, trình tự, thủ tục, cách thức tiến hành truy cứu trách nhiệm pháp
lí: Bộ luật tố tụng dân sự 2015, Bộ luật tố tụng hình sự 2015, Luật Xử lý vi phạm
hành chính 2012.
Thứ hai, VBQPPL xác định hành vi bị coi là vi phạm pháp luật và biện pháp
cưởng chế dự kiến áp dụng đối với chủ thể thực hiện hành vi đó, những tình tiết
tăng nặng hay giảm nhẹ hoặc loại trừ trách nhiệm pháp lí, điều kiện áp dụng một số
biện pháp cưỡng chế nhất định, các quy định về hồi tố (nếu có)...
Thứ ba,VBQPPL hiện hành cũng quy định về thời hiệu truy cứu trách nhiệm
pháp lí. Nói tóm lại, VBQPPL chứa đựng tổng thể các quy định của pháp luật được
các chủ thể tiến hành sử dụng làm căn cứ cho tất cả các hoạt động trong q trình
truy cứu trách nhiệm pháp lí, là nguồn cung cấp căn cứ pháp lý cho hoạt động truy
cứu trách nhiệm pháp lý.
7


b, Luận điểm 2: VBQPPL là yếu tố quyết định đặc trưng của hoạt động truy
cứu trách nhiệm pháp lý
Thứ nhất, VBQPPL quyết định tính quyền lực nhà nước của hoạt động truy
cứu trách nhiệm pháp lý: Truy cứu trách nhiệm pháp lý được tiến hành bởi các cơ
quan nhà nước, nhà chức trách có thẩm quyền hoặc chủ thể được trao quyền. Các

biện pháp cưỡng chế nhà nước quy định trong VBQPPL được các chủ thể có thẩm
quyền áp dụng đối với chủ thể vi phạm pháp luật. Bên cạnh đó, nội dung các
VBQPPL được ban hành trong quá trình truy cứu trách nhiệm pháp lý thể hiện ý
chí của chủ thể tiến hành truy cứu trách nhiệm pháp lý, mang định hướng của nhà
nước.
Thứ hai, VBQPPL quyết định việc cá biệt hóa bộ phận chế tài của QPPL của
truy cứu trách nhiệm pháp lý. Bộ phận chế tài của QPPL được sử dụng cho hoạt
động áp dụng pháp luật của các chủ thể có thẩm quyền khi xảy ra vi phạm phạm
pháp luật. Truy cứu trách nhiệm pháp lý là việc các chủ thể này buộc cá nhân, tổ
chức vi phạm pháp luật thực hiện bộ phận chế tài của QPPL.
Thứ ba, VBQPPL đặt ra trình tự, thủ tục chặt chẽ cho truy cứu trách nhiệm
pháp lý. Do thực chất truy cứu trách nhiệm pháp lý thể hiện tính quyền lực nhà
nước, gây nên hậu quả bất lợi cho chủ thể vi phạm pháp luật nên hoạt động này
phải được tiến hành theo quy định của pháp luật. Dựa vào VBQPPL, cơ quan, nhà
chức trách xác định đúng trình tự, thủ tục cho hoạt động truy cứu trách nhiệm pháp
lý. Điều 1 Bộ Luật tố tụng hình sự 2015 quy định trình tự, thủ tục trong việc truy
cứu trách nhiệm hình sự.
c, Luận điểm 3: VBQPPL bảo đảm yêu cầu của truy cứu trách nhiệm pháp lý
được thực hiện hiệu quả
Thứ nhất, VBQPPL bảo đảm nguyên tắc pháp chế trong hoạt động truy cứu
trách nhiệm pháp lý. VBQPPL quy định rõ trình tự, thủ tục của truy cứu trách
nhiệm pháp lý, quyền hạn, trách nhiệm của các chủ thể có thẩm quyền thực hiện
truy cứu trách nhiệm pháp lý, bảo đảm sự công bằng, thuận lợi của hoạt động, ngăn
chặn kịp thời các vi phạm pháp luật, cũng như hiện tượng tiêu cực trong quá trình
8


thực hiện. Điều 19 Bộ Luật tố tụng hình sự 2015 quy định yêu cầu tính khách
quan, kịp thời, chính xác trong quá trình truy cứu trách nhiệm hình sự của các cơ
quan có thẩm quyền.

Thứ hai, VBQPPL bảo đảm tính hợp lý trong hoạt động truy cứu trách
nhiệm pháp lý. VBQPPL được sửa đổi, bổ sung đáp ứng các điều kiện hiện thực,
đảm bảo tính có lợi về tất cả các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của truy cứu
trách nhiệm pháp lý
Thứ ba, VBQPPL bảo đảm việc truy cứu trách nhiệm pháp lý được tiến hành
trên cơ sở tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ các quyền, các giá trị con người. VBQPPL
hiện hành đặt ra các chế tài khác nhau cho mỗi đối tượng khác nhau trong mỗi điều
kiện hoàn cảnh khác nhau, bảo đảm tính nghiêm minh của áp dụng pháp luật
nhưng vẫn bảo vệ quyền con người.
Có thể nói , VBQPPL là nền tảng, tạo điều kiện thuận lợi cũng như hợp
pháp hóa việc truy cứu trách nhiệm pháp lý.
4. Ý nghĩa của VBQPPL đối với giáo dục pháp luật
* Giáo dục pháp luật là q trình tác động một cách có hệ thống, có mục đích và
thường xun tới nhận thức của con người nhằm trang bị cho mỗi người trình độ
pháp lý nhất định để từ đó có ý thức đúng đắn về pháp luật, tôn trọng và tự giác xử
sự theo yêu cầu của pháp luật.
a, Luận điểm 1: VBQPPL là cơ sở pháp lý cho việc thực hiện giáo dục pháp
luật
Để xã hội phát triển tiến bộ theo ý chí của mình , Nhà nước đặt ra các hình
thức giáo dục pháp luật nhằm nâng cao khả năng nhận thức pháp lý, sự hiểu biết
pháp luật của các chủ thể và định hướng hành vi của chủ thể trên thực tế. Với vai
trị là một cơng cụ giúp Nhà nước quản lý xã hội, VBQPPL cũng ghi nhận các hình
thức, nguyên tắc, trách nhiệm giáo dục pháp luật… Luật phổ biến, giáo dục pháp
luật 2012 quy định các hình thức giáo dục pháp luật, trách nhiệm của hệ thống
chính trị trong giáo dục pháp luật.
9


b, Luận điểm 2: VBQPPL là công cụ hữu hiệu trong giáo dục pháp luật
Giáo dục pháp luật hướng đến mục tiêu chính là nâng cao tri thức pháp lý

của mọi chủ thể trong xã hội. Một trong những nhiệm vụ quan trọng của giáo dục
pháp luật là phổ biến pháp luật, đưa pháp luật đến gần hơn với người dân. Vì vậy,
các VBQPPL được sử dụng làm một trong những nguồn nội dung của giáo dục
pháp luật. Điều 10 Luật phổ biến, giáo dục pháp luật quy định nội dung phổ biến,
giáo dục pháp luật bao gồm văn bản quy phạm pháp luật.
Thêm vào đó, việc phổ biến các QPPL được trình bày trong các VBQPPL
cho người dân sẽ giúp họ hiểu được quyền và nghĩa vụ của mình, tự ý thức được
trong điều kiện, hoản cảnh nào được làm gì, phải làm gì hay khơng được làm gì.
Trong năm 2021, Phịng cảnh sát giao thơng tỉnh Hà Tĩnh tổ chức hơn 100 buổi
tuyên truyền, phổ biến giáo dục Luật an tồn giao thơng cho học sinh trên địa bàn
tỉnh, tạo được sự chuyển biến tích cực về nhận thức cho học sinh trong tham gia
giao thông.
c, Luận điểm 3: VBQPPL ghi nhận các điều kiện, chính sách góp phần phát
triển giáo dục pháp luật
Nhận thức được tầm quan trọng của giáo dục pháp luật, Nhà nước tạo những
điều kiện thuận lợi cho hoạt động này qua việc thông qua các quy định, chính sách
hỗ trợ cho các đối tượng tham gia giáo dục pháp luật. Tại Nghị định số
28/2013/NĐ-CP ngày 04/4/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều về xã
hội hóa cơng tác giáo dục pháp luật và các chính sách hỗ trợ đối với tổ chức, doanh
nghiệp, cá nhân tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật.
Bên cạnh đó, các VBQPPL hiện hành cũng quy định về quản lý, thanh tra,
kiểm tra hoạt động giáo dục pháp luật; nâng cao bồi dưỡng nghiệp vụ giáo dục
pháp luật cũng như các hình thức giáo dục pháp luật đặc thù cho các nhóm đối
tượng đặc thù.
Nói tóm lại, nhờ có VBQPPL, hoạt động giáo dục pháp luật được thừa
nhận, đưa vào thực tiễn và thực hiện một cách hiệu quả.

10



C. KẾT LUẬN
Nhìn chung, VBQPPL mang ý nghĩa quyết định, không thể thiếu đối với
việc xác lập quan hệ pháp luật, thực hiện pháp luật, truy cứu trách nhiệm pháp lý
và giáo dục pháp luật. VBQPPL là nền tảng, căn cứ pháp lý cũng như là công cụ để
các hoạt động này có thể được hợp pháp hóa và tiến hành một cách nhanh chóng,
hiệu quả và có tổ chức. Khơng thể phủ nhận rằng nếu khơng có VBQPPL, nhà
nước không thể thực hiện các hoạt động quản lý xã hội, khơng thể hồn thành các
chức năng, nhiệm vụ của mình. Với ý nghĩa quan trọng trong hệ thống cơng cụ
điều chỉnh các quan hệ xã hội của nhà nước, hiệu quả thực hiện và chất lượng của
VBQPPL Việt Nam hiện nay cần được nâng cao qua việc chú trọng công tác xây
dựng và ban hành VBQPPL, kiểm tra, rà sốt, hệ thống hóa VBQPPL, đẩy mạnh
việc lấy ý kiến sửa đổi, bổ sung VBQPPL. Nhờ đó, VBQPPL mới có thể được
hoàn thiện và phát huy tối đa ý nghĩa trong thực tiễn, phục vụ các chức năng,
nhiệm vụ của nhà nước Việt Nam hiện nay.

D. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Sách tham khảo:
[1] Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Lý luận chung về nhà nước và
pháp luật, Nxb. Tư pháp, Hà Nội, 2020, 2021
[2] Nguyễn Thị Hồi chủ biên, Những nội dung căn bản của môn học lý luận nhà
nước và pháp luật, NXB Tư pháp, Hà Nội, 2010
Văn bản luật:
[1] Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
11


[2] Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật ban hành văn bản quy phạm pháp
luật 2020
Bài viết tạp chí
[1] Nguyễn Minh Đoan, Một cách tiếp cận đối với quy phạm pháp luật, Luật

học.Trường Đại học Luật Hà Nội, Số 4/2004, tr. 9 - 16.
[2] Trần Thị Thu Phương, Hiệu quả của văn bản quy phạm pháp luật, Tạp chí tổ
chức nhà nước, 17/4/2016
[3] Lê Vương Long, Góp phần thống nhất nhận thức về khái niệm quan hệ pháp
luật, Luật học.Trường Đại học Luật Hà Nội,Số 4/2006, tr. 27 - 32.
Bài viết báo điện tử
[1] />[2] nghiem.aspx?
ItemID=110
[3] />[4] />[5] />
12



×