Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

(SKKN mới NHẤT) đa dạng hóa các hình thức kiểm tra đánh giá môn ngữ văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (337.21 KB, 19 trang )

1

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
THUYẾT MINH MÔ TẢ GIẢI PHÁP
1. Tên giải pháp:
“Đa dạng hóa các hình thức kiểm tra đánh giá môn Ngữ văn”.
2. Ngày giải pháp được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử.
- Từ năm học 2019-2020 và những năm tiếp theo.
3. Các thông tin cần bảo mật (nếu có).
- Khơng.
4. Mơ tả các giải pháp cũ thường làm (Nêu rõ tên giải pháp, tình trạng và
nhược điểm, hạn chế của giải pháp cũ).
- Tên giải pháp cũ: Kiểm tra đánh giá theo cách truyền thống.
- Tình trạng: Áp dụng phổ biến, quen thuộc, lối mịn.
- Nhược điểm, hạn chế: Gây áp lực cho HS, kết quả học tập không cao.
5. Sự cần thiết phải áp dụng giải pháp.
* Cơ sở lí luận.
- Trong q trình đổi mới giáo dục nói chung và đổi mới giáo dục ở trường
THCS nói riêng, mục tiêu, nội dung giáo dục được đổi mới, đáp ứng nhu cầu của
nền kinh tế xã hội đang phát triển.
- Trong quá trình đổi mới sự nghiệp giáo dục,việc đổi mới kiểm tra đánh giá
được chú trọng và xem như một khâu đột phá quan trọng, là giải pháp then chốt để
nâng cao chất lượng dạy học nói riêng và chất lượng giáo dục tồn diện nói chung.
- Để đáp ứng những mục tiêu mới của giáo dục, việc kiểm tra đánh giá cũng
phải đổi mới theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh nhằm phát triển trí
thơng minh, sáng tạo của học sinh, khuyến khích vận dụng linh hoạt kiến thức, kỹ
năng đã học vào những tình huống thực tế, để bộc lộ những cảm xúc thái độ của
học sinh trước những vấn đề được đặt ra trong cuộc sống hiện nay.



2

- Kiểm tra đánh giá có ý nghĩa đối với cả học sinh và giáo viên vì qua kiểm
tra đánh giá sẽ giúp cho giáo viên bộ môn, các nhà quản lý giáo dục và bản thân
học sinh có những thơng tin xác thực để có tác động kịp thời nhằm điều chỉnh và
bổ sung phương pháp trong quá trình dạy và học.
- Vì vậy việc đa dạng hóa các hình thức kiểm tra đánh giá mơn Ngữ văn có
vai trị vơ cùng quan trọng.
* Cơ sở thực tiễn.
- Thơng tư số 58/2011/TT của Bộ GDĐT ban hành quy chế đánh giá, xếp loại
học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông.
- Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư số 26/2020/TT-BGDĐT sửa
đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở,
trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT.
- Do yêu cầu của đặc trưng bộ môn nên kiểm tra đánh giá trong mơn Ngữ văn
nhằm mục đích đánh giá học sinh một cách toàn diện về hai năng lực đọc hiểu văn
bản và tạo lập văn bản, tạo điều kiện cho học sinh phát triển toàn diện các kỹ năng
nghe, nói, đọc, viết và cảm xúc thẩm mỹ. Những năng lực này được cụ thể hóa
trong chuẩn chương trình môn học với những yêu cầu cần đạt trên cả ba mặt: kiến
thức, kỹ năng và thái độ.
- Do đó việc đa dạng hóa các hình thức kiểm tra đánh giá mơn Ngữ văn rất
phù hợp với tình hình thực tế hiện nay.
* Thực trạng trường THCS Tiến Thắng
- Thuận lợi.
+ Nhà trường nhận được sự quan tâm đặc biệt của các cấp lãnh đạo, của nhân
dân toàn huyện, đã từng bước khẳng định vị thế so với các trường trong huyện
+ Nhà trường liên tục đổi mới trong công tác kiểm tra đánh giá ở tất cả các
môn học, trong đó có mơn Ngữ văn.
+ Nhóm bộ mơn Ngữ văn của nhà trường có 03 giáo viên nhưng cũng đã
thường xuyên trao đổi đưa ra những giải pháp cho phù hợp với tình hình thực tế

của địa phương
- Khó khăn.


3

+ Đi cùng với những thuận lợi, thời cơ trên ln là những khó khăn thách
thức đối với thầy và trị nhà trường.
+ Việc duy trì kiểu kiểm tra truyền thống trong thời gian dài đã gây áp lực,
đơn điệu, nhàm chán, hiệu quả khơng cao.
+ Vì vậy, tơi đã chọn biện pháp: “Đa dạng hóa các hình thức kiểm tra đánh
giá mơn Ngữ văn” để giải quyết những khó khăn trên.
6. Mục đích của giải pháp (Nêu rõ mục đích khắc phục các nhược điểm của
giải pháp cũ hoặc mục đích của giải pháp mới do mình tạo ra).
- Đa dạng hóa các hình thức kiểm tra đánh giá:
+ Giúp HS tự giác học tập.
+ Tạo hứng thú, động lực cho HS.
+ Giảm áp lực cho HS.
+ Nâng cao kết quả học tập của HS.
- Sử dụng đa dạng các hình thức kiểm tra đánh giá giáo viên có thể lấy được
nhiều điểm thường xuyên hơn mà học sinh vẫn hứng thú khi làm bài kiểm tra.
7. Nội dung.
Thuyết minh giải pháp mới hoặc cải tiến.
7.1. Nội dung.
“Đa dạng hóa các hình thức kiểm tra đánh giá mơn Ngữ văn”.
7.1.1. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THƯỜNG XUYÊN
- Được tiến hành trong suốt q trình học tập.
- Có thể kiểm tra đánh giá bằng hình thức kiểm tra miệng, kiểm tra dưới 45
phút.
- Nhằm kiểm tra đánh giá quá trình học tập của HS.

- Kiểm tra đánh giá thường xuyên được thực hiện bởi hoạt động kiểm tra đánh
giá trong nhà trường.
- Do kiểm tra đánh giá thường xuyên không giới hạn số điểm nên có thể áp
dụng nhiều hình thức đa dạng, phong phú.
Sự nhận thức của học sinh không đồng đều , số học sinh chậm phát triển học
theo hình thức hịa nhập cũng ảnh hưởng khơng nhỏ tới việc kiểm tra đánh giá


4

* Kiểm tra đánh giá kĩ năng đọc hiểu của HS.
- Đây là một kĩ năng rất được coi trọng vì phần lớn trong chương trình và
SGK hiện nay là bài học về các văn bản văn học.
- Nhưng khi kiểm tra, cần đưa ra những văn bản mới có cùng đề tài, cùng chủ
đề hoặc cùng thể loại với các văn bản đã học.
- Yêu cầu HS vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã có vào việc đọc hiểu và
cảm thụ văn bản mới này.
VD : Kiểm tra đọc hiểu văn bản.
I. Đọc hiểu văn bản (4đ)
Đọc đoạn văn sau và trả lời những câu hỏi:
Ngọc trai nguyên chỉ là một hạt cát, một hạt bụi biển xâm lăng vào vỏ trai,
lòng trai. Cái bụi bặm khách quan nơi rốn bể lẻn vào cửa trai. Trai xót lịng. Máu
trai liền tiết ra một thứ nước dãi bọc lấy cái hạt buốt sắc. Có những cơ thể trai đã
chết ngay vì hạt cát từ đâu bên ngồi gieo vào giữa lịng mình (và vì trai chết nên
cát bụi kia vẫn chỉ là hạt cát). Nhưng có những cơ thể trai vẫn sống, sống lấy máu,
lấy rãi mình ra mà bao phủ lấy hạt đau, hạt xót. Tới một thời gian nào đó, hạt cát
khối tình con, cộng với nước mắt hạch trai, đã trở thành lõi sáng của một hạt ngọc
tròn trặn ánh ngời. (Nguyễn Tuân)
a/ Thành quả sau những đau đớn mà ngọc trai phải chịu là gì?
b/ Khi bị những hạt cát xâm lăng, những chú trai đã có hành động gì?

c/ Viết một đoạn văn với chủ đề vươn lên trong cuộc sống.
* Kiểm tra đánh giá kĩ năng viết của HS.
- HS có thể tạo lập được văn bản theo những phương thức khác nhau, đặc biệt
là có thể viết được những bài văn nghị luận về xã hội hoặc văn học, nêu được quan
điểm tư tưởng riêng của mình về các vấn đề của đời sống hoặc văn học một cách
sâu sắc, có sức thuyết phục.
- Xu hướng kiểm tra theo hướng đề mở và tích hợp liên mơn. Đề mở chấp
nhận nhiều cách trả lời, miễn là HS bộc lộ được nhận thức và lập luận lơ gíc trong
q trình đi đến câu trả lời.


5

VD : Kiểm tra viết theo hướng mở.
Kể tiếp truyện Cô bé bán diêm của An-đéc-xen.
* Kiểm tra đánh giá kĩ năng nói của HS.
- Nhằm đánh giá kĩ năng nói của HS trong những mơi trường giao tiếp khác
nhau.
- Tiêu chí kiểm tra đánh giá kĩ năng luyện nói như giọng nói rõ ràng, cao độ
vừa phải, chuẩn ngữ âm, truyền cảm và thuyết phục người nghe, tác phong tự
nhiên tự chủ, phản xạ ngôn ngữ nhanh nhạy …
VD : Kiểm tra luyện nói.
Đọc đoạn trích sau :
Chị Dậu xám mặt, vội vàng đặt con xuống đất, chạy đến đỡ lấy tay hắn:
- Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho!
- Tha này! Tha này!
Vừa nói hắn vừa bịch ln vào ngực chị Dậu mấy bịch rồi lại sấn đến để
trói anh Dậu.
Hình như tức quá không thể chịu được, chị Dậu liều mạng cự lại:
- Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!

Cai lệ tát vào mặt chị một cái đánh bốp, rồi hắn cứ nhảy vào cạnh anh Dậu.
Chị Dậu nghiến hai hàm răng:
- Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!
Rồi chị túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa. Sức lẻo khoẻo của anh chàng nghiện
chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã chỏng quèo trên
mặt đất, miệng vẫn nham nhảm thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu.
Người nhà lí trưởng sấn sổ bước đến giơ gậy chực đánh chị Dậu. Nhanh
như cắt, chị Dậu nắm ngay được gậy của hắn. Hai người giằng co nhau, du đẩy
nhau, rồi ai nấy đều buông gậy ra, áp vào vật nhau. Hai đứa trẻ con kêu khóc om
sịm. Kết cục anh chàng “hầu cận ơng lí” yếu hơn chị chàng con mọn, hắn bị chị
này túm tóc lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm.
Em hãy kể lại câu chuyện trên theo ngôi thứ nhất cho cả lớp nghe.
* Kiểm tra đánh giá kĩ năng nghe của HS.


6

- Nhằm đánh giá khả năng nghe đọc, nghe giảng, nghe hiểu, nghe thấu cảm và
ghi nhớ của HS.
- Kiểm tra khả năng nghe các ý chính, lướt qua, nghe chi tiết, đồng thời có
khả năng nhắc lại, kể lại sau khi nghe.
VD : Kiểm tra kĩ năng nghe kết hợp với phần đọc hiểu trong các văn bản.
Sau nghi nghe các bạn đọc văn bản Lão Hạc, em đã ghi nhớ được những sự
việc, chi tiết tiêu biểu nào ?
* Kiểm tra đánh giá xây dựng các dự án học tập.
- Là kiểm tra những trải nghiệm, trải nghiệm sáng tạo đối với các vấn đề được
học, khả năng hợp tác, sáng tạo của HS trong học tập.
VD : Kiểm tra xây dựng dự án về hình ảnh người nông dân Việt Nam hiện
nay.
Biết được cuộc sống của người nông dân trước CMT8 năm 1945 qua tác

phẩm Lão Hạc, em hãy tìm hiểu cuộc sống của người nơng dân Việt Nam hiện nay.
* Kiểm tra đánh giá việc chuyển thể văn bản.
- Có thể kiểm tra khả năng chuyển thể các văn bản hoặc một nội dung văn bản
theo hình thức : vẽ tranh, sáng tác thơ, nhạc, đóng kịch …
- Qua đó đánh giá được năng lực cảm thụ thẩm mĩ, thưởng thức văn học của
HS.
VD : Kiểm tra chuyển thể thành văn bản thơ.
Em hãy chuyển thể một tác phẩm truyện mà em yêu thích trong chủ đề truyện
kí Việt Nam hoặc tác phẩm văn học nước ngoài mà em vừa học xong thành một
sáng tác thơ.
* Kiểm tra đánh giá xây dựng các tình huống giao tiếp.
- Có thể đưa ra các tình hống giao tiếp giả định, yêu cầu HS vận dụng những
kiến thức, kĩ năng đã học để xây dựng các đoạn hội thoại phù hợp.
- Qua đó HS được kiểm tra khả năng xử lí các tình huống trong giao tiếp.
VD : Kiểm tra xây dựng cuộc hội thoại.
Em hãy viết đoạn văn hội thoại có sử dụng từ ngữ địa phương hoặc biệt ngữ
xã hội dài khoảng 10 câu và giải thích nghĩa của các từ ngữ đó.


7

* Kiểm tra đánh giá những tình huống đặt ra trong cuộc sống.
- Nhằm tăng cường kiểm tra năng lực nhận thức về những giá trị sống (12 giá
trị sống cơ bản) của HS gắn với những tình huống ứng xử trong cuộc sống.
- Qua việc kiểm tra này đánh giá được những kĩ năng sống cơ bản tích cực
(21 kĩ năng sống cơ bản) của HS.
VD : Kiểm tra nhận thức về các giá trị sống.
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
CÂU CHUYỆN VỀ HAI HẠT LÚA
Có hai hạt lúa nọ được giữa lại để làm hạt giống cho vụ sau vì cả hai đều là

những hạt lúa tốt đều to khỏe và chắc mẩy.
Một hôm, người chủ định đem chúng gieo trên cánh đồng gần đó. Hạt thứ
nhất nhủ thầm: “Dại gì ta phải theo ông chủ ra đồng. Ta không muốn cả thân hình
phải nát tan trong đất. Tốt nhất ta hãy giữ lại tất cả chất dinh dưỡng trong lớp vỏ
này và tìm một nơi lý tưởng để trú ngụ”. Thế là nó chọn một góc khuất trong kho
lửa để lăn vào đó. Cịn hạt lúa thứ hai thì ngày đêm mong được ông chủ mang gieo
xuống đất. Nó thật sự sung sướng khi được bắt đầu một cuộc đời mới.
Thời gian trôi qua, hạt lúa thứ nhất bị héo khơ nơi góc nhà bởi vì nó chẳng
nhận được nước và ánh sáng. Lúc này chất dinh dưỡng chẳng giúp ích được gì nên
nó chết dần chết mịn. Trong khi đó hạt lúa thứ hai dù nát tan trong đấy nhưng từ
thân nó lại mọc lên cây lúa vàng óng, trĩu hạt. Nó lại mang đến cho đời những hạt
lúa mới…
Đừng bao giờ tự khép mình trong lớp vỏ chắc chắn để cố giữ sự nguyên vẹn
vô nghĩa của bản thân mà hãy can đảm bước đi, âm thầm chịu nát tan để góp cho
cánh đồng cuộc đời một cây lúa nhỏ - đó là sự lựa chọn của hạt giống thứ hai”.
(Theo Hạt giống tâm hồn, NXB Trẻ, 2004)
a/ Văn bản trên có sự kết hợp những phương thức biểu đạt nào? Đặc điểm
nổi bật trong nghệ thuật thể hiện của văn bản trên là gì?
b/ Hình ảnh “Hạt lúa thứ hai dù nát tan trong đấy nhưng từ thân nó lại mọc
lên cây lúa vàng óng, trĩu hạt. Nó lại mang đến cho đời những hạt lúa mới …” gợi
cho em những suy nghĩ gì?


8

c/ Viết lại câu sau thành một câu đơn “Trong khi đó hạt lúa thứ hai dù nát tan
trong đấy nhưng từ thân nó lại mọc lên cây lúa vàng óng, trĩu hạt.”
d/ Từ câu chuyện của hạt lúa thứ hai, em hãy viết đoạn văn trình bày suy
nghĩ của mình về ý nghĩa đích thực của cuộc sống.
* Kiểm tra đánh giá đánh giá đồng đẳng.

- Đó cịn gọi là đánh giá đồng đẳng.
- Ở đây HS tham gia kiểm tra đánh giá HS khác cùng học.
- Kiểm tra đánh giá thơng qua các phiếu đánh giá.
- Mục đích là cải thiện việc học của HS.
VD: HS kiểm tra HS trong việc thực hiện các nhiệm vụ học tập.
* Kiểm tra đánh giá việc học ở nhà của HS.
- Nhằm kiểm tra việc tự học ở nhà của HS thông qua việc giao bài trên lớp,
làm bài tập về nhà.
- Đồng thời kiểm tra được sự phối hợp của PHHS trong việc giáo dục con cái.
VD: Kiểm tra đánh giá việc soạn bài, làm bài tập có xác nhận của PHHS.
* Kiểm tra đánh giá vở ghi, vở nháp, sách, tài liệu - sách tham khảo của
HS.
- HS nào chưa có, chưa đúng yêu cầu nhắc nhở để kiểm tra lại. Nên giới thiệu
một số sách tham khảo cho HS sưu tầm để học tập.
- Kiểm tra chữ viết, kiểm tra nội dung ghi chép có đầy đủ khơng (Nhắc nhở
về cách ghi chép).
VD: Kiểm tra đánh giá số lượng, chất lượng các loại trên.
7.1.2. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ ĐỊNH KÌ
- Đó là kiểm tra đánh giá ngồi do Phòng hoặc Sở GD&ĐT tổ chức.
- Lực lượng tham gia kiểm tra đánh giá khơng nằm trong q trình dạy và học
ở tại trường.
- Đó là lực lượng, tổ chức ngoài nhà trường tham gia vào kiểm tra đánh giá.
- Kiểm tra định kì được thực hiện sau khi học xong một phần của chương
trình hoặc sau một học kì.


9

- Qua những bài kiểm tra này giáo viên có thể dự cảm, dự đoán, phát hiện và
bồi dưỡng những HS có năng khiếu, hướng tới mục tiêu đào tạo nhân tài.

VD: Kiểm tra giữa kì 90 phút.
I. Đọc hiểu (4 điểm):
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
Tôi trở về ngôi nhà chênh vênh giữa đồi vải thiều này lắng nghe hoa vải nở
[…]. Giấc ngủ nơi miền đồi đến nhẹ nhàng và dịu ngọt hương hoa. Tơi tỉnh dậy
trước bình minh khi tiếng gà gáy vang, vỗ cánh phành phạch nhẩy từ những cành
vải xuống. Bước ra sân nhà, phía trước tơi là sắc hoa ngàn ngạt như một dòng sữa
chảy dài dưới ánh nắng. Hoa vải đã nở. Từng chùm hoa li ti, hân hoan kết lại với
nhau thành dải đăng ten phủ lên khắp đồi cây. Hơi đất đồi sỏi cũng được ướp vào
hương hoa vải, hịa quyện vào nhau tạo nên khơng gian bạt ngàn, trong lành trước
những giọt sương còn vương trên nhánh cỏ may… Đừng dại dột chạy nhảy vô tư
vào đồi vải bạt ngàn ấy. Với miền hoa của giấc mơ ngào ngạt này, chủ vườn đã
gọi đàn ong yêu về thụ phấn cho vải và hút mật. Bao cánh ong vo ve thành bản
hợp xướng cổ súy cho những cánh hoa nở rộn rã với đất trời.
( Trích Về quê vải, Thu Hà, NXB Văn học, 2013)
a/ Nhân vật “tơi” trong đoạn trích trên “ trở về ngơi nhà chênh vênh giữa đồi
vải thiều” để làm gì?
b/ Đoạn văn trên có sự kết hợp của những phương thức biểu đạt nào?
c/ Tìm các từ láy có trong đoạn trích và cho biết tác dụng của chúng?
d/ Qua đoạn văn trên, em hiểu gì về tình cảm của tác giả với miền đất được
gọi là miền hoa của giấc mơ ngọt ngào?
II. Làm văn (6đ)
Em hãy nhập vai Xiu trong truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng” của nhà văn
OHen-ri kể lại q trình hồi sinh của nhân vật Giơn-xi.
7.1.3. PHÂN BIỆT CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC KHI KIỂM TRA
ĐÁNH GIÁ.
* Kiểm tra đánh giá mức độ nhận biết.


10


- Là kiểm tra HS nhớ lại những kiến thức đã học một cách máy móc và nhắc
lại.
- Yêu cầu : xác định, phân loại, mô tả, phác thảo, lấy ví dụ, liệt kê, gọi tên,
giới thiệu, chỉ ra, nhớ lại.
- Dùng cho kiểm tra các hoạt động : vấn đáp tái hiện, phiếu học tập, các trò
chơi câu đố có hướng dẫn trước, tra cứu thơng tin, tìm các định nghĩa.
VD: Kiểm tra phần tiếng Việt.
Thế nào là trường từ vựng? Hãy lấy VD minh họa.
* Kiểm tra đánh giá mức độ thông hiểu.
- Là kiểm tra khả năng diễn dịch, diễn giải, giải thích hoặc suy diễn, dự đoán
được kết quả hoặc hậu quả của HS.
- Yêu cầu : diễn giải, tổng kết, kể lại, viết lại theo cách hiểu của mình, tóm tắt,
giải thích, mơ tả, so sánh, phân biệt, chứng tỏ, hình dung, trình bày lại, ước lượng.
- Dùng cho kiểm tra các hoạt động của HS : Dự đoán, diễn giải.
VD : Kiểm tra phần tiếng Việt.
Từ “nghe” trong câu sau đây thuộc trường từ vựng nào?
Nhà ai vừa chín quả đầu
Đã nghe xóm trước vườn sau thơm lừng.
* Kiểm tra đánh giá mức độ vận dụng thấp.
- Là kiểm tra các hoạt động của HS: mơ phỏng, sắm vai, đảo vai trị, quảng
cáo, xây dựng mơ hình, phỏng vấn, trình bày theo nhóm.
VD : Kiểm tra phần Tập làm văn.
Viết một đoạn văn (6-8 câu), trình bày theo kiểu quy nạp, nêu quan niệm của
em về tình bạn.
* Kiểm tra đánh giá mức độ vận dụng cao.
- Là kiểm tra khả năng phân tích, tổng hợp, đánh giá, sáng tác, suy luận, tranh
luận, biện minh, phê bình, rút ra kết luận của HS.
VD : Kiểm tra phần Tập làm văn.
Văn học và tình thương.



11

7.1.4. NHỮNG LƯU Ý KHI ĐA DẠNG HĨA CÁC HÌNH THỨC KIỂM
TRA ĐÁNH GIÁ.
- Phải lựa chọn hình thức kiểm tra cho phù hợp với từng thời điểm, từng chủ
đề, từng đối tượng HS.
- Phải kết hợp các hình thức kiểm tra đánh giá.
- Kiểm tra đánh giá phải công bằng, khách quan.
- Có thể kiểm tra đầu giờ, giữa giờ hoặc cuối giờ.
- Có thể kiểm tra bài cũ, tìm hiểu bài mới, vận dụng kiến thức hay củng cố
bài học.
- Bám sát mục tiêu,kiến thức chuẩn của môn học.
- Căn cứ trên những đổi mới về nội dung chương trình và sách giáo khoa.
- Coi trọng tính tồn diện về các mặt kiến thức, kĩ năng, thái độ.
- Dựa trên quan điểm tích cực hố hoạt động của học sinh.
- Đa dạng hố các hình thức kiểm tra, đánh giá (Tự luận/trắc nghiệm kết hợp
với tỉ lệ hợp lí, kiểm tra miệng, kiểm tra viết, kiểm tra đầu giờ, giữa giờ, cuối giờ).
- Đảm bảo sự phân hoá trong kiểm tra để sau hoạt động này có thể nhìn nhận
được thực chất trình độ và thứ bậc của học sinh trong lớp.
- Thiết kế ma trận đề kiểm tra với những đề yêu cầu có ma trận.
- Khi tiến hành biên soạn đề kiểm tra cần chú ý 4 bước:
+ B1: Lựa chọn chủ đề.
+ B2: Xác định chuẩn KT-KN cần đạt.
+ B3: Lập bảng mô tả các mức độ đánh giá.
+ B4: Biên soạn bộ câu hỏi.
Với nhiều hình thức kiểm tra đánh giá như trên, tơi áp dụng linh hoạt
và đúc kết, khái quát lại thành 3 nhóm kiểm tra đánh giá chính:
(1) Kiểm tra đánh giá là học tập.

- Diễn ra trước, trong và sau quá trình học tập.
- Sử dụng kết quả kiểm tra đánh giá để cải thiện việc học của HS.
(2) Kiểm tra đánh giá vì học tập.
- Diễn ra trong quá trình học tập.


12

- Có thể lấy điểm kiểm tra thường xuyên.
- Nhằm cải thiện thành tích học tập.
(3) Kiểm tra đánh giá kết quả học tập.
- Diễn ra vào cuối quá trình học tập.
- Có thể lấy điểm kiểm tra định kì.
- Nhằm xác định kết quả học tập của HS.
7.2. Các bước tiến hành thực hiện giải pháp (cần minh họa bằng các bản
vẽ, thiết kế, sơ đồ, ảnh chụp mẫu sản phẩm, đĩa, bảng biểu, số liệu).
- Hình thành ý tưởng.

- Lập kế hoạch.

- Triển khai giải pháp.

- Đánh giá, rút kinh nghiệm.

Phần biện pháp kiểm tra đánh cụ thể áp dụng với 2 lớp 8A,8B tôi tiến hành
các bước như sau:
B1: Hình thành ý tưởng
* Đặc điểm tình hình 2 lớp.
- Lớp 8b là lớp đại trà của trường.
- Lớp 8a là lớp có lực học khá

* Thuận lợi.
- Giúp kiểm tra đánh giá nhiều đối tượng học sinh.


13

- Có cái nhìn tổng qt trong q trình kiểm tra đánh giá.
- Có thời gian dài quan sát, thử nghiệm, điều chỉnh cho phù hợp.
* Khó khăn.
- Tìm ra các hình thức kiểm tra đánh giá phù hợp với nhiều đối tượng HS.
- Các giai đoạn khác nhau đòi hỏi hình thức kiểm tra đánh giá khác nhau.
B2: Xây dựng kế hoạch
Các
TT

lần
KTĐG

Hình thức

Mục đích

KTĐG

KTĐG

1

Tuần 2


KTĐG là học tập.

2

Tuần 4

KTĐG vì học tập.

3

Tuần 6

KTĐG là học tập.

4

Tuần 8

KTĐG vì học tập.

5

Tuần 9

KTĐG kết quả học
tập.

Cải thiện việc
học
Cải thiện thành

tích học tập
Cải thiện việc
học
Cải thiện thành
tích học tập
Xác nhận kết
quả học tập

……….

…………

B3: Áp dụng các biện pháp
* Tiến trình: Thực hiện theo KH.
* Kết quả: khá
B4: Đánh giá rút kinh nghiệm.
* Ưu điểm.
- Đa dạng hóa được các hình thức kiểm tra đánh giá.
- Giúp HS tự giác học tập.
- Tạo hứng thú, động lực cho HS.

Thời
gian

Ghi chú

KTĐG
15 phút

Phụ lục 1


15 phút

Phụ lục 2

30 phút

Phụ lục 3

30 phút

Phụ lục 4

90 phút

Phụ lục 5


14

- Giảm áp lực cho HS.
- Tăng cường được các điểm kiểm tra thường xuyên qua việc đa dạng hóa các
hình thức kiểm tra đánh giá này.
- Nâng cao kết quả học tập của HS.
* Nhược điểm.
- Không.
* Điều chỉnh.
- Không.
7.3. Kết quả khi thực hiện biện pháp.
-Sản phẩm được tạo ra từ giải pháp (Tên, khối lượng, số lượng, thơng số của

sản phẩm).
+ HS có kết quả học tập tốt.
- Các bảng số liệu, biểu đồ so sánh kết quả trước và sau khi thực hiện giải
pháp đối với 2 lớp 8A, 8B trường THCS Tiến Thắng sau khi đã nhân hệ số, tính
tốn.
Khảo sát trước khi thực hiện biện pháp
TT

Lớp

TSHS

1
2

8A
8B

21
18

Khá, Giỏi
SL
%
10
47,6
3
16,6

Kết quả học tập

TB
Yếu kém
SL
%
SL
%
9
42,8
2
9,6
10
55,5
5
27,9

Khảo sát sau khi thực hiện biện pháp
TT

Lớp

TSHS

1
2

8A
8B

21
18


Khá, Giỏi
SL
%
13
61,9
5
27,7

Kết quả học tập
TB
SL
%
8
38,1
11
61,2

7.4. Thuyết minh về phạm vi áp dụng giải pháp.
- Áp dụng cho trường THCS Tiến Thắng

Yếu kém
SL
%
0
0
2
11,1



15

- Áp dụng cho các trường khác khi được tùy chỉnh một số nội dung cho phù
hợp.
7.5. Thuyết minh về lợi ích kinh tế, xã hội của giải pháp (Đánh giá lợi ích
thu được hoặc dự kiến lợi ích có thể thu được do áp dụng giải pháp trong đơn kể
cả áp dụng thử tại cơ sở).
- Giải pháp có một lợi ích kinh tế, xã hội to lớn.
+ HS học tập hiệu quả.
+ Kết quả đánh giá chính xác.
+ HS có hứng thú, động lực học tập.
+ Góp phần phát triển HS một cách toàn diện.
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1
Câu hỏi:
Sau một thời gian dài học tập môn Ngữ văn cùng các bạn trong
tổ, em hãy kiểm tra hoàn thành phiếu kiểm tra đánh giá sau:
Họ và tên em: ……………………………
Tổ: …………
Ngày kiểm tra đánh giá: ………………….
Tiêu chí
Tên
thành
của viên tổ
1 .………………………
2 .………………………
3 .………………………
4 .………………………
5 .………………………
6 .………………………


Tích cực

Soạn bài

Chữ viết

Giọng

phát biểu

đầy đủ

sạch đẹp

đọc hay

(Tối đa

(Tối đa

(Tối đa

(Tối đa

2,5 điểm)

2,5 điểm) 2,5 điểm) 2,5 điểm)

Tổng

điểm
(10
điểm)


16

7 .………………………
8 .………………………
9 .………………………
10 .………………………
11 .………………………
12 .………………………
(Yêu cầu em đánh giá trung thực, chính xác, khách quan, khơng thiên vị; cho
điểm lẻ đến 0,5 điểm)

PHỤ LỤC 2
Câu hỏi:
Em hãy viết một đoạn văn có sử dụng trường từ vựng và đặt tên cho trường từ
vựng đó.
PHỤ LỤC 3
Câu hỏi:
Tổ của em tìm hiểu dự án học tập: Biết được cuộc sống của người nông dân
trước CMT8 năm 1945 qua tác phẩm Lão Hạc, tổ em hãy tìm hiểu cuộc sống của
người nông dân Việt Nam hiện nay.
Sau khi tổ em trình bày dự án, em hãy hồn thành phiếu kiểm tra đánh
giá sau:
Họ và tên em: ……………………………
Tổ: …………
Ngày kiểm tra đánh giá: ………………….

Thực

Đóng

Đưa ra

Tạo

Tổng

hiện tốt

góp

nhiều

khơng

điểm

Tên

các u

nhiều ý

câu hỏi

khí vui


(10

thành

cầu của

kiến hay

phản

vẻ hịa

điểm)

Tiêu chí


17

của viên tổ

tổ

cho tổ

biện

đồng

(Tối đa


(Tối đa

(Tối đa

(Tối đa

2,5 điểm)

2,5 điểm) 2,5 điểm) 2,5 điểm)

1 .………………………
2 .………………………
3 .………………………
4 .………………………
5 .………………………
6 .………………………
7 .………………………
8 .………………………
9 .………………………
10 .………………………
11 .………………………
12 .………………………
(Yêu cầu em đánh giá trung thực, chính xác, khách quan, khơng thiên vị; cho
điểm lẻ đến 0,5 điểm)

PHỤ LỤC 4
Đọc đoạn văn sau và trả lời những câu hỏi:
Ngọc trai nguyên chỉ là một hạt cát, một hạt bụi biển xâm lăng vào vỏ trai,
lòng trai. Cái bụi bặm khách quan nơi rốn bể lẻn vào cửa trai. Trai xót lịng. Máu

trai liền tiết ra một thứ nước dãi bọc lấy cái hạt buốt sắc. Có những cơ thể trai đã
chết ngay vì hạt cát từ đâu bên ngồi gieo vào giữa lịng mình (và vì trai chết nên
cát bụi kia vẫn chỉ là hạt cát). Nhưng có những cơ thể trai vẫn sống, sống lấy máu,
lấy rãi mình ra mà bao phủ lấy hạt đau, hạt xót. Tới một thời gian nào đó, hạt cát
khối tình con, cộng với nước mắt hạch trai, đã trở thành lõi sáng của một hạt ngọc
tròn trặn ánh ngời. (Nguyễn Tuân)
a/ Thành quả sau những đau đớn mà ngọc trai phải chịu là gì?
b/ Khi bị những hạt cát xâm lăng, những chú trai đã có hành động gì?


18

c/ Viết một đoạn văn với chủ đề vươn lên trong cuộc sống.
PHỤ LỤC 5
I. Đọc hiểu (4 điểm):
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
Tơi trở về ngôi nhà chênh vênh giữa đồi vải thiều này lắng nghe hoa vải nở
[…]. Giấc ngủ nơi miền đồi đến nhẹ nhàng và dịu ngọt hương hoa. Tôi tỉnh dậy
trước bình minh khi tiếng gà gáy vang, vỗ cánh phành phạch nhẩy từ những cành
vải xuống. Bước ra sân nhà, phía trước tơi là sắc hoa ngàn ngạt như một dòng sữa
chảy dài dưới ánh nắng. Hoa vải đã nở. Từng chùm hoa li ti, hân hoan kết lại với
nhau thành dải đăng ten phủ lên khắp đồi cây. Hơi đất đồi sỏi cũng được ướp vào
hương hoa vải, hòa quyện vào nhau tạo nên không gian bạt ngàn, trong lành trước
những giọt sương còn vương trên nhánh cỏ may… Đừng dại dột chạy nhảy vô tư
vào đồi vải bạt ngàn ấy. Với miền hoa của giấc mơ ngào ngạt này, chủ vườn đã
gọi đàn ong yêu về thụ phấn cho vải và hút mật. Bao cánh ong vo ve thành bản
hợp xướng cổ súy cho những cánh hoa nở rộn rã với đất trời.
( Trích Về quê vải, Thu Hà, NXB Văn học, 2013)
a/ Nhân vật “tôi” trong đoạn trích trên “ trở về ngơi nhà chênh vênh giữa đồi
vải thiều” để làm gì?

b/ Đoạn văn trên có sự kết hợp của những phương thức biểu đạt nào?
c/ Tìm các từ láy có trong đoạn trích và cho biết tác dụng của chúng?
d/ Qua đoạn văn trên, em hiểu gì về tình cảm của tác giả với miền đất được
gọi là miền hoa của giấc mơ ngọt ngào?
II. Làm văn (6đ)
Em hãy nhập vai Xiu trong truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng” của nhà văn
OHen-ri kể lại quá trình hồi sinh của nhân vật Giôn-xi.
Trên đây là phần thực hiện biện pháp của tôi, mặc dù đã chuẩn bị kĩ càng
nhưng khó tránh khỏi sai sót, kính mong sự góp ý của Ban giám khảo, các thầy cơ
giúp tơi bổ sung, hồn thiện hơn trong q trình giảng dạy.
Xin trân trọng cảm ơn!


19

Xác nhận của cơ quan, đơn vị

Tác giả sáng kiến

(Chữ ký, dấu)

(Chữ ký và họ tên)

Mạc Hoàng Vân



×