Tải bản đầy đủ (.ppt) (12 trang)

Đổi mới kiểm tra đánh giá môn Ngữ văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.4 KB, 12 trang )


CHUYÊN ĐỀ : ĐỔI MỚI KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT
QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH
I. Một số vấn đề lí luận về đổi mới kiểm tra, đánh giá
1. Một số khái niệm liên quan
1.1: Kiểm tra
1.2 : Đánh giá
1.3 : Chuẩn đánh giá.
2. Vai trò của kiểm tra, đánh giá và những vấn đề đổi mới kiểm tra, đánh giá
2.1 Vai trò của đánh giá
2.2 : Những vấn đề đổi mới đánh giá
2.2.1 : Đổi mới mục tiêu đánh giá
2.2.2 : Đổi mới mục đích kiểm tra, đánh giá
2.2.3 : Đổi mới công cụ đánh giá
2.2.4 : Đổi mới cách đánh giá
2.2.5 : Chuẩn đánh giá
II. Một số vấn đề về thực trạng kiểm tra, đánh giá môn Ngữ văn ở THCS hiện nay
III. Định hướng đổi mới đánh giá kết quả học tập môn Ngữ văn của học sinh
IV. Một số hình thức và kĩ thuật đánh giá
V. Qui trình thiết kế bộ công cụ đánh giá

CHUYÊN ĐỀ : ĐỔI MỚI KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT
QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH
I. Một số vấn đề lí luận về đổi mới kiểm tra, đánh giá
1. Một số khái niệm liên quan
1.1: Kiểm tra :
Xem xét việc nắm bắt ( hiểu biết ) kiến thức của học sinh để đánh giá năng lực,
kết quả học tập của học sinh.
1.2 : Đánh giá
Đánh giá được hiểu là quá trình thu thập và xử lí kịp thời, có hệ thống những thông
tin về hiện trạng, khả năng hay nguyên nhân của chất lượng, hiệu quả giáo dục


căn cứ vào mục tiêu giáo dục làm cơ sở cho những chủ trương, biện pháp, hành
động giáo dục tiếp theo
1.3 : Chuẩn đánh giá.
Chuẩn đánh giá là biểu hiện cụ thể mức độ tối thiểu của mục tiêu giáo dục mà
người học phải đạt được. Xác định được chuẩn đánh giá sẽ tạo cơ sở để định
ra cụ thể nội dung, hình thức kiểm tra và cũng là căn cứ để đo mức độ nhận thức
và vận dụng kiến thức, kĩ năng của học sinh

2. Vai trò của kiểm tra, đánh giá và những vấn đề đổi mới kiểm tra, đánh giá
2.1 Vai trò của kiểm tra, đánh giá
Kiểm tra, đánh giá có một vai trò vô cùng quan trọng
* Đối với giáo viên :
- Kiểm tra, đánh giá giúp giáo viên hiểu rõ việc học tập của học sinh, có cơ sở
thực tiễn để đánh giá kết quả học tập của học sinh, phát hiện ra những thiếu xót
trong kĩ năng cũng như kiến thức của học sinh để có biện pháp khắc phục kịp thời
- Kiểm tra, đánh giá còn giúp cho giáo viên nhận ra những ưu điểm cũng như
những hạn chế của mình trong công tác giáo dục để từ đó có những biện pháp
thích hợp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.
* Đối với học sinh :
- Kiểm tra, đánh giá giúp học sinh biết được kết quả học tập của mình để từ đó có
những biện pháp cũng như thái độ trong học tập. Chẳng hạn như học sinh phát hiện
ra chỗ hạn chế của mình để tích cực hơn trong học tập, rèn luyện hoặc học sinh
thấy được điểm mạnh của mình để có thái độ tự tin hơn trong học tập.
- Kiểm tra, đánh giá còn giúp giáo dục tư tưởng, đạo đức cho học sinh. Nó giúp
học sinh hình thành lòng tin, ý chí quyết tâm, sự trung thực, tinh thần tập thể, ý thức
giúp đỡ lẫn nhau trong học tập.

* Đối với các cấp quản lí :
- Kiểm tra đánh giá giúp các nhà quả lí biết được mức độ đạt được của học sinh
so với mục tiêu môn học để họ điều chỉnh hoạt động chuyên môn cũng như các

hỗ trợ khác nhằm đạt được những mục tiêu đã xác định
- Kiểm tra, đánh giá giúp các cơ quan quản lí giáo dục phát hiện ra những ưu điểm
cũng như các hạn chế của chương trình, sách giáo khoa để có những điều chỉnh
cho thích hợp
- Kiểm tra đánh giá giúp cho nhà trường có cơ sở để tư vấn hướng nghiệp cho
học sinh, cha mẹ học sinh
2.2 : Những vấn đề đổi mới trong kiểm tra, đánh giá
2.2.1 : Đổi mới mục tiêu đánh giá
Giai đoạn Chương trình và sách giáo
khoa trước
Chương trình và sách giáo khoa
hiện nay
Mục tiêu
đánh giá
Quan tâm tới kiến thức mà
học sinh thu lượm được sau
mỗi bài học, mỗi chương,
mỗi học kì, mỗi năm
Kiến thức là cần thiết nhưng kĩ
năng cũng rất quan trọng hơn. Coi
trọng kĩ năng của học sinh là điểm
mới của mục tiêu giáo dục

Giai đoạn Chương trình và sách giáo
khoa trước
Chương trình và sách giáo khoa
hiện nay
Mục đích
của kiểm
tra, đánh

giá
Nhằm xác định kết quả học
tập của học sinh để đánh giá
quá trình phấn đấu học tập
của học sinh
Bên cạnh mục đích như trước kia
thì thêm mục đích khác. Đó là
cung cấp thông tin phản hồi về
quá trình dạy - học, về chương
trình, về SGK, về nội dung và
phương pháp dạy học để giáo
viên cũng như các cơ quan chức
năng có sự điều chỉnh cho phù
hợp nhằm đáp ứng những yêu
cầu giáo dục của thời đại mới
2.2.2 : Đổi mới mục đích kiểm tra, đánh giá

×