Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.73 MB, 103 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH
------------------------------

TRẦN THIỆN BẢO

QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG
TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
SÀI GỊN THƯƠNG TÍN

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2021


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH
------------------------------

TRẦN THIỆN BẢO
QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG
TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
SÀI GỊN THƯƠNG TÍN
Chun ngành: Tài Chính - Ngân hàng
Mã ngành: 8 34 02 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐÀO LÊ KIỀU OANH

Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2021



i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tơi, đảm bảo
đầy đủ tính trung thực. Các số liệu phân tích được chọn lọc tại những nguồn tham
khảo tin cậy, website chính thống.

TP. Hồ Chí Minh, ngày 17 tháng 09 năm 2021
Tác giả luận văn

Trần Thiện Bảo


ii

LỜI CÁM ƠN
Được học tập và trau dồi kỹ năng tại Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí
Minh đó chính là một điều may mắn đối với tơi. Mơi trường học tập, nghiên cứu
chuyên nghiệp với sự hướng dẫn tận tâm đến từ đội ngũ Giảng viên giàu lòng tâm
huyết.
Để luận văn được đi đến thành công như ngày hôm nay, Tôi xin được cám ơn
Ban Giám hiệu Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh, cám ơn sự dạy bảo
của các Thầy/Cô đã không quản ngại thời gian thứ bảy, chủ nhật để đứng lớp giảng
dạy dù học tập trung hay học online để Tơi có thể hồn thành chương trình đào tạo.
Tiếp theo, Tơi xin dành lời cám ơn đặc biệt đến TS. Đào Lê Kiều Oanh –
Người hướng dẫn khoa học của Tôi. Cám ơn Cơ vì đã tạo mọi điều kiện và hỗ trợ tốt
nhất để tơi nghiên cứu, cám ơn những sự góp ý chỉnh sửa của Cô để luận văn ngày
càng được hồn thiện hơn.
Cuối cùng, Tơi muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc và chân thành nhất đến với Ba

Mẹ và những người thân yêu, những người bạn đã luôn tin tưởng và ở bên cạnh Tôi
trên con đường học vấn.


iii

NỘI DUNG TĨM TẮT
Tiêu đề: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn
Thương Tín
Tóm tắt:
Một chiến lược kinh doanh hồn hảo là một chiến lược vừa khai thác được tối
ưu nguồn lực doanh nghiệp vừa kiểm soát được rủi ro trong hoạt động kinh doanh.
Tăng trưởng bền vững và an toàn là kim chỉ nam trong hoạt động của mọi lĩnh vực,
mọi ngành nghề trong nền kinh tế - xã hội. Nhận thấy tầm quan trọng của việc quản
trị rủi ro tín dụng trong công tác điều hành quản lý doanh nghiệp, tôi đã quyết định
lựa chọn đề tài: “Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài
Gịn Thương Tín” làm đề tài nghiên cứu với phương pháp định tính.
Các phương pháp nghiên cứu được tác giả sử dụng trong luận văn: phương
pháp phân tích và tổng hợp; phương pháp so sánh; phương pháp thu thập và phân
tích số liệu, tư liệu…Việc vận dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu trên sẽ
đánh giá khách quan thực trạng trong cơng tác quản trị rủi ro tín dụng tại Sacombank.
Kết quả của bài nghiên cứu sẽ đưa ra các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao công
tác quản trị rủi ro tín dụng tại Sacombank dựa trên sự phân tích thực trạng hoạt động
cơng tác tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng tại Sacombank trong giai đoạn 2016 2020.
Từ khố: rủi ro tín dụng, quản trị rủi ro tín dụng, basel, sacombank


iv

ABSTRACT

Title: Credit Risk Management at Saigon Thuong Tin Commercial Joint Stock Bank
Abstract:
An ideal business strategy which not only exploits optimally all enterprise
resources but also manages operational risks that can occur in business activities.
Sustainable and secure growth is a guideline in activities of all fields and industries
in the socioeconomic. Comprehending the importance of managing credit risk in
corporate governance, I decided to choose: “Credit Risk Management at Saigon
Thuong Tin Commercial Joint Stock Bank” as my case study by using Qualitative
Research.
In this thesis, the research methods used by the author are: analysis and
synthesis methods; comparative method; data and documentary collection and
analysis methods…The combined application of these methods will objectively
evaluate the current situation in Credit Risk Management activities at Sacombank.
The result of the study will provide specific solutions to enhance Credit Risk
Management activities at Sacombank, based on analysing current situation of credit
activities and Credit Risk Management during the past years, period 2016 - 2020.
Key word: credit risk, credit risk management, basel, sacombank


v

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT
Từ viết tắt

Cụm từ tiếng Việt

BIDV

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam


CBNV

Cán bộ nhân viên

CSH

Chủ sở hữu

HĐQT

Hội đồng quản trị

KH

Khách hàng

NHNN

Ngân hàng Nhà nước

NHTM

Ngân hàng thương mại

PGD

Phịng giao dịch

RRTD


Rủi ro tín dụng

Sacombank

Ngân hàng TMCP Sài Gịn Thương Tín

TGĐ

Tổng Giám đốc

TMCP

Thương mại Cổ phần

TT

Thông tư

Vietcombank

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

Vietinbank

Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam


vi

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH

Từ viết tắt

Cụm từ tiếng Anh

CAR

Capital Adequacy Ration

CASA

Current

Cụm từ tiếng Việt
Tỷ lệ vốn tối thiểu

Savings Tiền gửi không kỳ hạn

Account

Account
CIC

Credit Information Center

Trung tâm thông tin tín dụng

GDP

Gross Domestic Product


Tổng sản phẩm nội địa

ICAAP

Internal

Capital

Adequacy Quy trình đánh giá tính đầy đủ

Assessment Process

vốn nội bộ

IMF

International Monetary Fund

Quỹ tiền tệ quốc tế

ROA

Return on Assets

Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản

ROE

Return on common equyty


Tỷ lệ sinh lời trên vốn chủ sở hữu

RWA

Risk-Weighted Assets

Tài sản có rủi ro

VAMC

Viet Nam Asset Management Công ty Quản lý tài sản
Company

WB

World Bank

Ngân hàng thế giới


vii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................i
LỜI CÁM ƠN .......................................................................................................... ii
ABSTRACT .............................................................................................................iv
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT .......................................................... v
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH ..........................................................vi
MỤC LỤC .............................................................................................................. vii

DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................... xii
DANH MỤC CÁC HÌNH .................................................................................... xiii
LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ...................................................................... 1
2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI ................................................................................... 3
2.1 Mục tiêu tổng quát.......................................................................................... 3
2.2 Mục tiêu cụ thể................................................................................................ 3
3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ................................................................................... 3
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU .................................................... 3
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................................... 4
6. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI .................................................................................. 4
7. TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU ................................................ 5
7.1 Nghiên cứu nước ngoài................................................................................... 5
7.2 Nghiên cứu trong nước................................................................................... 6
8. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN ................................................................................. 9
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI .............................................................................10


viii

1.1 Hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại ............................................10
1.1.1 Khái niệm về tín dụng ...............................................................................10
1.1.2 Đặc điểm của tín dụng ngân hàng ............................................................10
1.2 Rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại ...................................................11
1.2.1 Khái niệm rủi ro tín dụng .........................................................................11
1.2.2 Phân loại rủi ro tín dụng ...........................................................................12
1.2.3 Các chỉ tiêu đo lường rủi ro tín dụng ngân hàng thương mại ..............13
1.2.3.1 Chỉ số ảnh hưởng trực tiếp .....................................................................13
1.2.3.2 Chỉ số ảnh hưởng gián tiếp .....................................................................15


1.2.4 Các nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng trong ngân hàng thương mại
..............................................................................................................................15
1.2.4.1 Nhóm nguyên nhân khách quan .......................................................15
1.2.4.2 Nhóm nguyên nhân chủ quan ............................................................17
1.3 Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại......................................18
1.3.1 Khái niệm quản trị rủi ro tín dụng ..........................................................18
1.3.2 Vai trị của cơng tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại
..............................................................................................................................18
1.3.3 Quy trình quản trị rủi ro tín dụng ...........................................................19
1.3.3.1 Phát hiện (nhận diện) rủi ro ..............................................................20
1.3.3.2 Đo lường rủi ro tín dụng ....................................................................22
1.3.3.3 Quản lý và kiểm sốt rủi ro tín dụng ................................................26
1.3.3.4 Xử lý rủi ro tín dụng...........................................................................27
1.3.4 Mơ hình quản trị rủi ro tín dụng .............................................................28
1.3.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến cơng tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân
hàng thương mại .................................................................................................29


ix

1.3.5.1 Nhóm nhân tố khách quan (nhóm nhân tố vĩ mơ)...........................29
1.3.5.2 Nhóm nhân tố chủ quan (nhóm nhân tố thuộc về nội tại của ngân
hàng).................................................................................................................30
1.3.6 Lợi ích của việc triển khai áp dụng Basel II trong quản trị rủi ro tín
dụng tại ngân hàng thương mại ........................................................................31
1.4 Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng từ các ngân hàng thương mại tại Việt
Nam ..........................................................................................................................32
1.4.1 Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng từ Ngân hàng Thương mại Cổ
phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam ................................................................32

1.4.2 Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng từ Ngân hàng Thương mại Cổ
phần Công thương Việt Nam.............................................................................33
1.4.3 Bài học kinh nghiệm cho Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gịn
Thương Tín..........................................................................................................34
Kết luận Chương 1 .................................................................................................35
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG
TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GỊN THƯƠNG TÍN ....37
2.1 Tổng quan về Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gịn Thương Tín .......37
2.1.1 Lịch sử hình thành và bộ máy tổ chức ....................................................37
2.1.2 Tổng quan về tình hình hoạt động kinh doanh giai đoạn từ 2016 – 2020
của Sacombank ...................................................................................................39
2.2 Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài
Gịn Thương Tín .....................................................................................................44
2.2.1 Mơ hình quản trị rủi ro tín dụng hiện tại của Ngân hàng Thương mại
Cổ phần Sài Gịn Thương Tín ...........................................................................44
2.2.1.1 Bộ máy tổ chức ....................................................................................44
2.2.1.2 Cơng tác nhận diện rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ
phần Sài Gịn Thương Tín .............................................................................45


x

2.2.1.3 Cơng tác đo lường rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ
phần Sài Gịn Thương Tín .............................................................................48
2.2.1.4 Cơng tác quản lý và kiểm sốt rủi ro tín dụng tại Ngân hàng
Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín .................................................50
2.2.1.5 Cơng tác xử lý rủi ro tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gịn
Thương Tín......................................................................................................52
2.2.1.6 Cơng tác triển khai và thu hồi nợ xấu của Ngân hàng Thương mại
Cổ phần Sài Gịn Thương Tín giai đoạn 2016 – 2020 .................................53

2.2.1.7 Áp dụng công nghệ trong công tác quản trị rủi ro tín dụng ..........54
2.2.2 Tiến trình áp dụng chuẩn Basel trong công tác quản trị rủi ro tín dụng
tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gịn Thương Tín ............................56
2.2.3 Đánh giá chung về cơng tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng
Thương mại Cổ phần Sài Gịn Thương Tín .....................................................57
2.2.3.1 Những mặt đạt được ...........................................................................57
2.2.3.2 Những mặt hạn chế.............................................................................58
2.2.3.3 Nguyên nhân của hạn chế ..................................................................59
Kết luận Chương 2 .................................................................................................61
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO
TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GỊN
THƯƠNG TÍN ........................................................................................................62
3.1 Phân tích SWOT đối với trường hợp Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài
Gịn Thương Tín .....................................................................................................62
3.1.1 Cơ hội ..........................................................................................................62
3.1.2 Thách thức..................................................................................................63
3.1.3 Điểm mạnh .................................................................................................63
3.1.4 Điểm yếu .....................................................................................................64


xi

3.2 Định hướng về hoạt động của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gịn
Thương Tín giai đoạn 2021 – 2025........................................................................65
3.3 Giải pháp hồn thiện cơng tác quản trị rủi ro tại Ngân hàng Thương mại Cổ
phần Sài Gòn Thương Tín .....................................................................................66
3.3.1 Tăng cường xử lý các khoản nợ xấu ........................................................66
3.3.2 Hồn thiện quy trình cấp tín dụng gắn liền công tác nhận diện rủi ro 66
3.3.3 Xây dựng cơ cấu tín dụng cân bằng ........................................................68
3.3.4 Xây dựng hệ thống thông tin nội bộ, minh bạch đi đôi với hệ thống

cảnh báo rủi ro ....................................................................................................69
3.3.5 Tăng cường vai trị cơng tác kiểm tra, rà sốt rủi ro tín dụng..............69
3.3.6 Tổ chức chương trình đạo tạo cho nhân sự tân tuyển, các khoá đào tạo
ngắn hạn chia sẻ kinh nghiệm về nghiệp vụ .....................................................70
3.3.7 Nâng cấp hệ thống tra cứu văn bản lập quy, quy trình, quy định nội bộ
..............................................................................................................................71
3.4 Một số khuyến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước ........................................71
Kết luận chương 3 ..................................................................................................73
KẾT LUẬN CHUNG .............................................................................................75
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................i
PHỤ LỤC ................................................................................................................ iii


xii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng

Tên bảng

Trang

Bảng 1.1

Hạng mục và điểm số được sử dụng ở các ngân hàng tại Mỹ

25

Bảng 2.1


Tiêu chí lựa chọn của từng tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc

49

tế
Bảng 2.2

Nguyên tắc sử dụng kết quả xếp hạng tín nhiệm quốc tế để

50

quy đổi hạng điểm nội bộ tại Sacombank
Bảng 3.1

Định hướng mục tiêu của Sacombank đến năm 2025

65


xiii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình

Tên hình

Trang

Hình 1.1


Phân loại rủi ro tín dụng

12

Hình 1.2

Quy trình quản trị rủi ro tín dụng

20

Hình 1.3

Cơng tác quản lý và kiểm sốt rủi ro tín dụng

26

Hình 2.1

Tổng hợp các điểm giao dịch của Sacombank tính đến

37

31/12/2020
Hình 2.2

Bộ máy quản trị và kiểm sốt của Sacombank

38

Hình 2.3


Bộ máy điều hành của Sacombank

38

Hình 2.4

Tổng tài sản của Sacombank giai đoạn 2016 – 2020

39

Hình 2.5

Tổng nguồn vốn huy động của Sacombank giai đoạn 2016

40

– 2020
Hình 2.6

Dư nợ tín dụng của Sacombank giai đoạn 2016 – 2020

41

Hình 2.7

Tổng hợp lợi nhuận trước thuế của Sacombank giai đoạn

42


2016 – 2020
Hình 2.8

Tỷ lệ nợ xấu của Sacombank giai đoạn 2016 – 2020

43

Hình 2.9

Bộ máy tổ chức quản trị rủi ro tại Sacombank

44


1

LỜI MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Rủi ro tín dụng được biết đến là một trong những loại rủi ro lớn nhất bởi nó
có thể đưa một ngân hàng mà cả thậm chí cả một hệ thống ngân hàng đến bờ vực
khủng hoảng thông qua hiệu ứng dây chuyền. Hơn nữa, ngành ngân hàng là một
ngành vô cùng nhạy cảm và liên quan chặt chẽ đến nền kinh tế quốc gia.
Mỗi lĩnh vực ngành nghề trong nền kinh tế - xã hội đều chứa đựng vô vàn
những cơ hội và thử thách. Ngành ngân hàng là một những ngành nghề mà ở đó yếu
tố cạnh tranh ln thể hiện một cách mạnh mẽ và khóc liệt. Thị trường ngành ngân
hàng tại Việt Nam là một điển hình, bởi chiếc bánh màu mỡ này khơng cịn là “sân
chơi” riêng lẻ giữa các ngân hàng nội địa với nhau mà các ngân hàng nội địa còn
phải đối mặt với sự thâm nhập của các ngân hàng nước ngoài đi cùng với đó là sự
tiên tiến và hiện đại mà sản phẩm dịch vụ họ mang tới.
Cụ thể tại Sacombank trong thời gian qua, cơng tác cấp tín dụng đa phần chủ

yếu tập trung vào phân khúc khách hàng cá nhân với tỷ trọng đóng góp trong tổng
thu nhập thuần lên đến 74%, gấp nhiều lần so với khách hàng doanh nghiệp là 26%.
Một sự chênh lệch phân khúc khách hàng như vậy dễ phát sinh rủi ro tập trung bởi
khách hàng là cá nhân thông thường thời gian vay vốn sẽ dài hơn (trung, dài hạn) so
với khách hàng là tổ chức (ngắn hạn). Hơn nữa, thu nhập đem lại cho Sacombank
hằng năm chủ yếu đến từ hoạt động tín dụng. Theo báo cáo thường niên năm 2020
của Sacombank, tổng thu thập hoạt động của ngân hàng đạt 17.270.869 triệu đồng,
trong đó thu thập từ hoạt động tín dụng chiếm 66,74% tổng thu nhập hoạt động, đạt
11.526.554 triệu đồng. Một con số phụ thuộc vào hoạt động tín dụng tương đối cao.
Tới đến thời điểm năm 2021, Sacombank là ngân hàng duy nhất cấp tín dụng
về mục đích chuyển nhượng bất động sản mà không áp dụng biện pháp phong toả
100% số tiền giải ngân khi quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền
với đất chưa được cập nhật sang tên khách hàng vay. Đây vừa là cơ hội để thu hút hệ


2

khách hàng liên quan đến lĩnh vực bất động sản bởi bên chuyển nhượng không hề
mong muốn ngân hàng phong toả tài khoản giải ngân của mình khi mà họ đã thực
hiện ký kết hợp đồng chuyển nhượng mua bán tại phịng cơng chứng. Tuy nhiên việc
cấp tín dụng như thế này tiềm ẩn nhiều rủi ro cho ngân hàng bởi tính pháp lý của tài
sản chưa đầy đủ bởi trong q trình đăng bộ sang tên khách hàng có thể xảy ra các
vấn đề tranh chấp, khiếu kiện.
Mơ hình quản trị rủi ro tín dụng tại Sacombank đang thực hiện theo mơ hình
phân tán điều này có nghĩa là cơng tác thẩm định cấp tín dụng cho khách hàng và
công tác quản trị rủi ro được thực hiện tại từng chi nhánh và phòng giao dịch riêng
biệt nên dễ bị chi phối bởi người đứng đầu đơn vị trong việc phê duyệt hồ sơ hoặc vì
mục tiêu lợi nhuận, chạy đua theo thành tích mà các bộ phận kiểm sốt rủi ro tại đơn
vị thực hiện cơng tác kiểm soát lỏng lẻo.
Đại dịch Covid – 19 cũng đã và đang ảnh hưởng mạnh mẽ đến toàn bộ nền

kinh tế - xã hội cũng như ngành ngân hàng và Sacombank cũng bị ảnh hưởng. Tình
trạng thiếu nhân sự thực hiện tác nghiệp tại các đơn vị là vấn đề thật sự đáng quan
tâm khi khối lượng công việc cần xử lý quá nhiều. Hơn nữa, nguồn thu nhập của
khách hàng cũng bị ảnh hưởng dẫn đến việc chậm trễ thanh toán gốc lãi cho ngân
hàng khi đến hạn mặc dù Sacombank cũng đã triển khai nhiều gói ưu đãi hỗ trợ cho
khách hàng cá nhân và doanh nghiệp lên đến 44.500 tỷ đồng trong năm 2020 hay
thực hiện việc cơ cấu nợ hay miễn giảm lãi/hạ lãi suất cho vay hơn 8.300 tỷ đồng.
Việc xác minh thẩm định để cấp tín dụng đối với khách hàng mới hoặc tái đánh giá,
kiểm tra sau cho vay đối với khách hàng cũ cũng gặp nhiều khó khăn khi tình hình
giãn cách, phong toả trên diện rộng.
Chính vì thế mà việc nâng cao cơng tác quản trị rủi ro trong kinh doanh là
hồn toàn cần thiết và quan trọng. Tuy nhiên, hiện nay chưa có nhiều nghiên cứu cụ
thể nào hướng đến việc cung cấp các kiến thức tài chính cơ bản trong cơng tác cấp
phát tín dụng tại Sacombank đi kèm với công tác quản trị rủi ro. Nên việc nghiên cứu
đề tài của tác giả là cần thiết và phù hợp với nhu cầu thực tiễn hoạt động của
Sacombank, những đề xuất kiến nghị của bài nghiên cứu sẽ giúp Sacombank giải


3

quyết được bài toán vừa nâng cao năng lực canh tranh vừa đảm bảo an toàn hoạt
động.
2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
2.1 Mục tiêu tổng quát
Đề xuất các giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác quản trị rủi ro tín dụng tại
Sacombank.
2.2 Mục tiêu cụ thể
Đánh giá thực trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Sacombank, chỉ ra
những ưu nhược điểm và nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong cơng tác quản trị rủi ro
tín dụng.

Kiến nghị đề xuất một số giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác quản trị rủi ro
tín dụng tại Sacombank.
3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Thực trạng cơng tác quản trị rủi ro tín dụng tại Sacombank như thế nào?
Cần thực hiện những giải pháp nào nhằm hồn thiện cơng tác quản trị rủi ro
tín dụng tại Sacombank?
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng: Đối tượng nghiên cứu của luận văn là quản trị rủi ro tín dụng tại
Sacombank.
Phạm vi nghiên cứu:
- Khơng gian: Ngân hàng TMCP Sài Gịn Thương Tín
- Thời gian: Số liệu đưa vào nghiên cứu từ năm 2016 - 2020.


4

5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Luận văn được trình bày theo hướng nghiên cứu định tính để tìm câu trả lời
cho các câu hỏi nghiên cứu mà thực tiễn hoạt động quản trị rủi ro tín dụng đang cần.
Luận văn sẽ sử dụng các phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp….để làm sáng tỏ
luận điểm, luận cứ đặt ra.
Phương pháp phân tích và tổng hợp: sử dụng phương pháp này trước hết để
đánh giá những nghiên cứu liên quan đến đề tài trong phạm vi trong và ngồi nước.
Từ đó sẽ xây dựng khung lý thuyết cho luận văn. Ngoài ra, phương pháp còn là cách
để đánh giá chất lượng cơng tác quản trị rủi ro tín dụng của các NHTM thơng qua
các mơ hình quản trị rủi ro trên thế giới, điển hình là các mơ hình áp dụng chuẩn của
Basel trong cơng tác quản trị rủi ro tín dụng…
Phương pháp so sánh: so sánh các mơ hình quản trị rủi ro tín dụng hiện nay
để đưa ra các ưu, nhược điểm của mơ hình quản trị rủi ro tín dụng; so sánh các chỉ
tiêu tín dụng của Sacombank trong giai đoạn 2016 – 2020 để có cơ sở đánh giá thực

trạng cơng tác tín dụng và từ đó đề xuất giải pháp nâng cao công tác quản trị rủi ro
tín dụng tại Sacombank.
Phương pháp thu thập và phân tích số liệu, tư liệu: nguồn số liệu thứ cấp chủ
yếu được thu thập từ các báo cáo thường niên qua các năm của Sacombank cũng như
số liệu được công bố tại các hội nghị, hội thảo được công bố trước đó. Nguồn số liệu
sơ cấp được chọn lọc từ các văn bản, quy định lưu hành nội bộ tại Sacombank.
Việc vận dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu trên sẽ đánh giá khách
quan thực trạng trong công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Sacombank, ưu nhược điểm
như thế nào. Cuối cùng dựa vào kết quả phân tích, đề xuất các giải pháp để nâng cao
cơng tác quản trị rủi ro tín dụng tại Sacombank.
6. ĐĨNG GĨP CỦA ĐỀ TÀI
Việc nghiên cứu đề tài có ý nghĩa quan trọng về mặt thực tiễn. Trong bối cảnh
nền kinh tế thị trường có mức độ cạnh tranh khóc liệt giữa các ngân hàng thương mại
như hiện nay, việc tăng trưởng bền vững và an toàn là một yếu tố then chốt giúp cho


5

vị thế ngân hàng luôn được giữ vững trên thương trường. Kết quả nghiên cứu của đề
tài có thể cung cấp cho Ban lãnh đạo của Ngân hàng TMCP Sài Gịn Thương Tín một
bức tranh tồn cảnh về rủi ro tín dụng cũng như nêu ra những mặt cịn hạn chế trong
cơng tác quản trị tín dụng của đơn vị trên cơ sở phân tích các số liệu thu thập được
từ báo cáo thường niên của ngân hàng. Từ đó tác giả sẽ đề xuất một số giải pháp cụ
thể giúp ngân hàng nâng cao công tác quản trị rủi ro tín dụng đảm bảo một chiến
lược kinh doanh vừa hoạt động hiệu quả vừa an toàn hơn.
7. TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU
Hoạt động của lĩnh vực tài chính – ngân hàng là hoạt động mang tính nhạy
cảm và rủi ro cao. Sự phát triển của hệ thống ngân hàng cũng là điều kiện tiền đề cho
sự phát triển của nền kinh tế - xã hội. Chính vì thế mà đề tài nghiên cứu về rủi ro tín
dụng và cơng tác quản trị rủi ro tín dụng trong ngành ngân hàng chưa bao giờ có dấu

hiệu “nguội” trong bối cảnh nền kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế 4.0.
7.1 Nghiên cứu nước ngoài
Rown, K., & Moles, P. (2014). Credit risk management. K. Brown & P. Moles,
Credit Risk Management, 16. Nội dung của tài liệu bao gồm các quy trình đánh giá
tín dụng chủ yếu liên quan đến việc xác định rủi ro, đánh giá rủi ro và quản lý sau
đánh giá. Thông qua cách tiếp cận dựa trên quy trình và cơng nghệ để đánh giá rủi
ro tín dụng bao gồm một hoặc nhiều phương pháp phán đốn hoặc dựa trên kinh
nghiệm hoặc phân tích các mơ hình đã được nghiên cứu trước đây để đưa ra quyết
định, chiến lược hiệu quả. Tài liệu cũng chỉ ra cách giảm thiểu tổn thất tín dụng khi
rủi ro đã phát sinh và làm sao để thu hồi vốn nếu một khoản tín dụng khơng thực hiện
được nghĩa vụ của mình theo các điều khoản hợp đồng.
Hosna, A., Manzura, B., & Juanjuan, S. (2009). Credit risk management and
profitability in commercial banks in Sweden. rapport nr.: Master Degree Project
2009: 36. Mục đích của nghiên cứu là mơ tả mức độ tác động của quản lý rủi ro tín
dụng đối với khả năng sinh lời tại bốn ngân hàng thương mại ở Thụy Điển: Nordea,
Skandinaviska Enskilda Banken (SEB); Svenska Handelsbanken, Swedbank. Nghiên


6

cứu chỉ giới hạn trong việc xác định mối quan hệ của quản lý rủi ro tín dụng và khả
năng sinh lời của bốn ngân hàng thương mại ở Thụy Điển. Nhóm tác giả đã sử dụng
mơ hình hồi quy để thực hiện phân tích dữ liệu thơng qua mẫu dữ liệu được thu thập
từ các báo cáo thường niên giai đoạn 2000 – 2008 của các ngân hàng. Kết quả mơ
hình cho thấy quản trị rủi ro tín dụng có ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của bốn
ngân hàng, việc áp dụng Basel II đã củng cố các tác động tiêu cực của tỷ lệ nợ xấu
đến khả năng sinh lời (ROE) của ngân hàng. Tuy nhiên, kết quả của nghiên cứu chỉ
giới hạn ở các ngân hàng trong mẫu và khơng được tổng qt hóa cho tất cả các ngân
hàng thương mại ở Thụy Điển.
Fatemi, A., & Fooladi, I. (2006). Credit risk management: a survey of

practices. Managerial Finance. Cuộc khảo sát sử dụng một bảng câu hỏi ngắn, gồm
các câu hỏi gửi cho 100 ngân hàng hàng đầu có trụ sở chính tại Hoa Kỳ để khảo sát
về cách thức quản trị rủi ro tín dụng của các ngân hàng. Kết quả cuộc khảo sát cho
rằng việc xác định rủi ro vỡ nợ của đối tác là mục đích quan trọng nhất trong mơ hình
quản trị rủi ro tín dụng. Theo quan điểm tác giả, đây cũng được xem là một tiêu chí
để xây dựng một mơ hình quản trị rủi ro tín dụng hiện đại, phù hợp với bối cảnh hội
nhập ngày càng sâu rộng. Tuy nhiên, mẫu chọn khảo sát chỉ xoay quanh các ngân
hàng lớn mà không phát triển ở quy mô rộng hơn cũng như bị giới hạn về dữ liệu
khảo sát từ 2006 trở về trước nên tính chuẩn xác để phản ánh tình hình kinh tế hiện
nay của Hoa Kỳ dưới sự ảnh hưởng bởi dịch Covid – 19 là chưa cao.
7.2 Nghiên cứu trong nước
Nguyễn Tuấn Anh (2012), Quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng Nơng
nghiệp và Phát triển Nơng thơn Việt Nam. Mục đích của luận án là nghiên cứu các
vấn đề liên quan đến công tác quản trị rủi ro tín dụng, những kinh nghiệm cũng như
những thông lệ quốc tế tại các quốc gia phát triển và rút kết những bài học có thể áp
dụng cho hệ thống NHTM tại Việt Nam nói chung và cho Agribank nói riêng. Trên
cơ sở phân tích số liệu thu thập được trong giai đoạn 2005 – 2010 bằng các phương
pháp tổng hợp, so sánh cũng như đánh giá thực trạng và đặc thù hoạt động của
Agribank để từ đó đề xuất các giải pháp, chiến lược cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả


7

hoạt động của cơng tác quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank. Tuy nhiên điểm hạn chế
của luận án là bị giới hạn thời gian nghiên cứu từ 2010 trở về trước nên tính áp dụng
thực tiễn của luận án trong giai đoạn hiện nay sẽ không hiệu quả và luận án chỉ phân
tích riêng đặc thù của Agribank.
Nguyễn Hùng Tiến (2016), Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp
và Phát triển Nông thôn Việt Nam. Luận án tập trung tìm ra nguyên nhân dẫn đến rủi
ro tín dụng tại Agribank trong giai đoạn 2009 - 2014 và từ đó đề xuất những giải

pháp giúp Agribank cải thiện tốt hơn công tác quản trị rủi ro tín dụng. Điểm nổi bật
của luận án, tác giả đã sử dụng phương pháp chuyên gia để thu thập dữ liệu từ việc
lấy ý kiến từ nhiều nguồn thông tin khách quan khác nhau: cán bộ tín dụng, cán bộ
quản lý tín dụng (314 phiếu/450 phiếu được trả lời, đạt tỷ lệ 69,8%), các khách hàng
đang giao dịch tại Agribank bao gồm hệ khách hàng doanh nghiệp và cá nhân (469
phiếu/550 phiếu được trả lời, đạt tỷ lệ 85,3%), từ đó tác giả dùng các phương pháp
luận, phần mềm để phân tích và đưa ra những minh chứng cụ thể. Điểm hạn chế của
luận án là giới hạn thời gian nghiên cứu chỉ từ 2014 trở về trước nên những phân tích
và đánh giá thực trạng khơng có tính cập nhật đến giai đoạn hiện nay. Hơn nữa, hoạt
động tín dụng chủ yếu của Agribank chỉ tập trung vào mảng nông nghiệp – nông
thôn, chưa đa đạng so với các NHTM Cổ phần như hiện nay.
Nguyễn Anh Tuấn (2012), Quản trị rủi ro trong kinh doanh của ngân hàng
thương mại Việt Nam theo Hiệp ước Basel. Về mặt lý thuyết, luận án phân tích các
nội dung của Basel bao gồm quá trình hình thành, phát triển, tình hình triển khai áp
dụng Basel tại các quốc gia trên thế giới cũng như trình bày vai trị, ý nghĩa của Basel
trong cơng tác quản trị rủi ro. Về mặt thực tiễn, luận án tập trung phân tích những
mặt cịn tồn tại, yếu kém của công tác quản trị rủi ro tại các NHTM Việt Nam dựa
trên tổng thể hoạt động của một NHTM bao gồm: rủi ro tín dụng, rủi ro thanh
khoản… Từ đó, đưa ra các giải pháp, kiến nghị để cải thiện năng lực quản trị rủi ro
trong kinh doanh tại các NHTM ở Việt Nam theo chuẩn Hiệp ước Basel. Tuy nhiên,
luận án chỉ giới hạn xung quanh các chuẩn mực về quản trị rủi ro được nêu trong các


8

Hiệp ước Basel và số liệu được phân tích từ 2012 trở về trước nên khơng đảm bảo
tính thực tiễn trong giai đoạn kinh tế hiện nay.
Nguyễn Như Dương (2018), Giải pháp quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng
Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam. Về mặt lý thuyết, luận án đã trình bày
một cách tương đối đầy đủ cơ sở lí luận về quản trị rủi ro tín dụng, vận dụng cơ sở lí

luận đó trong trường hợp cụ thể tại Ngân hàng thương mại Cổ phần Công thương
Việt Nam. Điểm nổi bật của nghiên cứu là cách tiếp cận theo các chuẩn mực của
Basel 2 trong quản trị rủi ro tín dụng: khẩu vị rủi ro tín dụng, chiến lược cũng như
chính sách quản trị rủi ro tín dụng… từ đó đề xuất các giải pháp tăng cường cơng tác
quản trị rủi ro tín dụng tại Vietinbank đến năm 2030. Điểm hạn chế của luận án là
giới hạn số liệu nghiên cứu từ 2017 trở về trước và chỉ phân tích cụ thể tại Ngân hàng
thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam nên những phân tích mang tính riêng
lẻ, khó có thể áp dụng chung cho hệ thống các ngân hàng thương mại tại Việt Nam
với những đặc điểm khác nhau tại các ngân hàng thương mại khác nhau.
Nguyễn Thuỳ Linh (2020), Nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng tại
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam. Điểm mới của luận án đã xây
dựng khung năng lực quản trị rủi ro tín dụng tại Techcombank bao gồm 6 yếu tố:
năng lực quản trị điều hành, năng lực xây dựng các cơng cụ đo lường rủi ro tín dụng,
năng lực xử lý rủi ro tín dụng, năng lực nguồn nhân lực, năng lực kiểm sốt rủi ro tín
dụng, năng lực xây dựng và ứng dụng công nghệ thông tin thông qua mơ hình kinh
tế lượng với số liệu phân tích được thu thập từ năm 2014 – 2019. Điểm hạn chế lớn
nhất của luận án đó chính là chỉ phân tích cụ thể trong trường hợp của Ngân hàng
Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam mà chưa hệ thống hố để có thể áp dụng
chung cho các ngân hàng thương mại tại Việt Nam.
Các nghiên cứu trên đã góp phần trong việc đưa ra các lý thuyết cơ bản về
quản trị rủi ro tín dụng. Tuy nhiên điểm hạn chế của các nghiên cứu trên bị giới hạn
bởi thời gian từ năm 2019 về trước cũng như phân tích cụ thể trong từng trường hợp
ngân hàng thương mại cụ thể, nên những phân tích và đánh giá của nghiên cứu khó
có thể áp dụng tại các ngân hàng thương mại khác nhau cũng như khơng cịn phù hợp


9

với tình hình kinh tế - xã hội hiện tại, đặc biệt trong bối cảnh ngày càng phức tạp của
dịch Covid 19. Bên cạnh đó cũng chưa có cơng trình nghiên cứu khoa học nào phân

tích tồn diện về quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gịn Thương Tín,
đặc biệt trong giai đoạn 2016 – 2020 cũng như đề xuất các giải pháp nâng cao công
tác quản trị rủi ro tín dụng tại Sacombank.
Điểm mà tác giả kế thừa của các nghiên cứu trước đây là tiếp tục hoàn thiện
các cơ sở lý thuyết về rủi ro tín dụng, quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân
hàng và vận dụng trong điều kiện thực tế tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài
Gòn Thương Tín. Điểm mới của đề tài sẽ phân tích thực trạng cơng tác quản trị rủi
ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gịn Thương Tín trong bối cảnh
nền kinh tế chịu sự ảnh hưởng mạnh mẽ của dịch Covid – 19 trên cơ sở phân tích số
liệu giai đoạn 2016 – 2020, từ đó đề xuất các giải pháp hồn thiện cơng tác quản trị
rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gịn Thương Tín giai đoạn
2021 – 2025.
8. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN
Ngoài các phần mở đầu, kết luận chương và các danh mục từ viết tắt tiếng
việt, tiếng anh, bảng biểu và sơ đồ… thì nội dung chính của luận văn gồm các chương
sau:
- Chương 1: Cơ sở lý thuyết về quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng
thương mại
- Chương 2: Thực trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng
Thương mại Cổ phần Sài Gịn Thương Tín
- Chương 3: Giải pháp hồn thiện cơng tác quản trị rủi ro tín dụng tại
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gịn Thương Tín


10

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 Hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại
1.1.1 Khái niệm về tín dụng

Quan hệ tín dụng ra đời xuất phát từ việc tuần hoàn vốn trong nền kinh tế xã
hội để giải quyết tình trạng dư thừa và thiếu hụt vốn diễn ra xuyên suốt quá trình vận
động của xã hội giữa các chủ thể kinh tế trong xã hội.
Một cách khái quát, tín dụng là sự chuyển nhượng tạm thời một giá trị tài sản
trong một khoản thời gian nhất định từ người sở hữu tài sản sang người cần tài sản
chuyển nhượng tạm thời đó và khi đến hạn hồn trả thì người được nhận chuyển
nhượng bắt buộc phải hồn trả giá trị tài sản lớn hơn giá trị tài sản ban đầu. Như vậy,
tín dụng là phạm trù ba yếu tố chính: thứ nhất là tính chuyển nhượng tạm thời giá trị
tài sản; thứ hai là tính hồn trả; thứ ba là tính thời hạn.
Theo Nguyễn Văn Tiến (2009), tín dụng ngân hàng là việc ngân hàng và khách
hàng sẽ cùng nhau ký một thoả thuận đồng ý cho khách hàng sử dụng một tài sản có
thể là tiền hoặc tài sản thực với ngun tắc hồn trả có thời hạn bằng các nghiệp vụ:
cho vay, bảo lãnh ngân hàng, chiết khấu, cho thuê tài chính…
1.1.2 Đặc điểm của tín dụng ngân hàng
Theo Nguyễn Văn Tiến (2009), tín dụng ngân hàng sẽ có những đặc điểm cụ
thể sau:
Thứ nhất, tín dụng ngân hàng có cơ sở lịng tin. Điều này có nghĩa là ngân
hàng đồng ý cấp tín dụng cho khách hàng khi khách hàng đã xây dựng một cách đầy
đủ lòng tin cho ngân hàng bao gồm việc sử dụng đúng mục đích vay, tính hồn trả
cả gốc và lãi khi đến hạn thanh tốn.
Thứ hai, tín dụng ngân hàng là sự chuyển nhượng tài sản mang tính thời hạn.
Ngân hàng huy động vốn từ cá nhân và tổ chức để cho vay hay nói cách khác ngân
hàng “đi vay để cho vay” nên tất cả các hợp đồng, thoả thuận đều phải có tính thời
hạn để đảm bảo khả năng thanh khoản vốn huy động. Ngân hàng phải xác định thời
hạn cho vay hợp lý để đảm bảo khả năng thu hồi vốn và khách hàng sử dụng vốn


×