Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

RỦI RO TÍN DỤNG VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (183.84 KB, 14 trang )

RỦI RO TÍN DỤNG VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG
1.1 Rủi ro trong kinh doanh ngân hàng:
1.1.1.Định nghĩa rủi ro trong kinh doanh ngân hàng:
“Rủi ro trong kinh doanh ngân hàng là những tác động tiềm năng có tính tiêu cực
đến tài sản hoặc giá trị của ngân hàng phát sinh từ một vài tiến trình hiện tại hoặc
sự kiện tương lai.”[2,tr.1].
1.1.2.Phân loại rủi ro:
1.1.2.1 Căn cứ vào tác động:
Rủi ro có thể phân thành 2 loại cơ bản:
- Rủi ro thuần túy: là loại rủi ro chỉ thuần túy gây nên tác động tiêu cực, ví dụ: các loại rủi
ro hoạt động, rủi ro công nghệ trong kinh doanh ngân hàng...
- Rủi ro suy đoán/Rủi ro đầu cơ: là loại rủi ro mà có thể tạo nên 2 tác động: tiêu cực hay
tích cực, ví dụ: rủi ro lãi suất, rủi ro thị trường... trong kinh doanh ngân hàng. Đối với
những rủi ro này, ngân hàng có thể thu lợi hoặc thiệt hại tùy theo từng bối cảnh cụ thể.
1.1.2.2. Căn cứ vào tính chất:
Rủi ro chia làm 2 loại:
- Rủi ro đặc thù (Specific risk/unsystematic risk): là những rủi ro chỉ liên quan đến một
lĩnh vực, một ngành, một hoạt động cụ thể... Loại rủi ro này có thể tối thiểu hóa nhờ đa
dạng hóa. Vì vậy, loại rủi ro này còn được gọi là rủi ro đa dạng hóa (Diversified risk).
- Rủi ro hệ thống (Systematic risk): là loại rủi ro thường liên quan đến bối cảnh chung của
nền kinh tế và có ảnh hưởng đến tất cả các ngành, các lĩnh vực ví dụ: lạm phát, suy thoái,
khủng hoảng kinh tế... Đây là những loại rủi ro không thể đa dạng hóa (Undiversified
Risk).
1.1.3. Các loại rủi ro chủ yếu trong kinh doanh ngân hàng:
Tùy theo cách tiếp cận mà rủi ro trong kinh doanh ngân hàng có thể được xem xét dưới
các góc độ khác nhau. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đều thống nhất về các rủi ro chủ yếu
trong kinh doanh ngân hàng bao gồm các loại rủi ro sau:
- Rủi ro lãi suất (interest rate risk)
- Rủi ro thị trường (Market risk)
- Rủi ro tín dụng (Credit risk)
- Rủi ro ngoại bảng (Off-balance sheet risk)


- Rủi ro công nghệ và hoạt động (Technology and operational risk)
- Rủi ro ngoại hối ( Foreign exchange risk)
- Rủi ro quốc gia (Country or sovereign risk)
-Rủi ro vỡ nợ (Insolvency risk)
-Rủi ro khác (Other risks)
1.2.Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng:
1.2.1. Khái niệm rủi ro tín dụng:
Rủi ro tín dụng là “rủi ro mà các dòng tiền (cash flows) được hẹn trả theo hợp đồng
(tiền lãi, tiền gốc hoặc cả hai) từ các khoản cho vay và các chứng khoán đầu tư sẽ không
được trả đầy đủ.” [2,tr.5].
Khái niệm rủi ro tín dụng bao gồm rủi ro cho vay và rủi ro từ các khoản đầu tư vào
chứng khoán. Tuy nhiên, trong chuyên đề tốt nghiệp này, rủi ro tín dụng chỉ được xem xét
ở khía cạnh là rủi ro trong hoạt động cho vay thuần túy của ngân hàng.
1.2.2. Phân loại rủi ro tín dụng:
Rủi ro tín dụng thường được phân loại thành rủi ro tín dụng đặc thù và rủi ro tín dụng
hệ thống, đây là cách phân loại thường được dùng trong nghiên cứu học thuật cũng như
trong thực tế:
- Rủi ro tín dụng đặc thù (Firm-specific Credit Risk / Unsystematic credit risk): là rủi ro
tín dụng của một người vay cụ thể phát sinh do những kiểu đặc thù của rủi ro dự án mà
người vay thực hiện.
- Rủi ro tín dụng hệ thống (Systematic credit risk): là rủi ro tín dụng phát sinh do bối cảnh
chung của nền kinh tế hoặc những điều kiện vĩ mô tác động lên toàn bộ các người vay.
1.3. Quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM:
1.3.1 Khái niệm quản trị rủi ro:
“Quản trị rủi ro là quá trình tiếp cận rủi ro một cách khoa học, toàn diện và có hệ
thống nhằm nhận dạng, đo lường, kiểm soát, và tối thiểu hóa những tác động bất lợi của
rủi ro.” [2, tr.37]
1.3.2. Sự cần thiết của quản trị rủi ro tín dụng trong NHTM:
Để hạn chế những rủi ro phải làm tốt từ khâu phòng ngừa cho đến khâu giải quyết
hậu quả do rủi ro gây ra, cụ thể như:

- Dự báo, phát hiện rủi ro tiềm ẩn: phát hiện những biến cố không có lợi, ngăn chặn các
tình huống không có lợi đã và đang xảy ra và có thể lan ra phạm vi rộng.
- Giải quyết hậu quả rủi ro để hạn chế các thiệt hại đối với tài sản và thu nhập của ngân
hàng. Đây là quá trình logic chặt chẽ. Do đó, cần có quản trị để đảm bảo tính thống
nhất.
- Phòng chống rủi ro được thực hiện bởi các nhân viên, cán bộ lãnh đạo ngân hàng. Trong
ngân hàng, nhân viên có suy nghĩ và hành động khác, có thể trái ngược hoặc cản trở
nhau. Vì vậy, cần phải có quản trị để mọi người hành động một cách thống nhất.
- Quản trị đề ra những mục tiêu cụ thể giúp ngân hàng đi đúng hướng. Phải có kế hoạch
hành động cụ thể và hiệu quả phù hợp với mục tiêu đề ra.
1.3.3. Nội dung quản trị rủi ro tín dụng:
1.3.3.1 Nhận diện rủi ro:
Kinh doanh ngân hàng là kinh doanh rủi ro hay nói cách khác hoạt động ngân hàng
luôn phải đối diện với rủi ro. Vì vậy, nhận diện những nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng
giúp ngân hàng có biện pháp phòng ngừa hiệu quả, giảm thiệt hại. Có 3 nhóm nguyên nhân
cơ bản sau đây:
a.Nguyên nhân xuất phát từ phía ngân hàng:
- Chính sách tín dụng không hợp lý, quá nhấn mạnh vào mục tiêu lợi nhuận dẫn đến cho
vay đầu tư quá liều lĩnh, tập trung nguồn vốn cho vay quá nhiều vào một doanh nghiệp
hoặc một ngành kinh tế nào đó.
- Do thiếu am hiểu thị trường, thiếu thông tin hoặc phân tích thông tin không đầy đủ dẫn
đến cho vay và đầu tư không hợp lý.
- Do cạnh tranh của các ngân hàng mong muốn có tỷ trọng, thị phần cao hơn các ngân hàng
khác.
- CBTD không tuân thủ chính sách tín dụng, không chấp hành đúng quy trình cho vay.
CBTD yếu kém về trình độ nghiệp vụ; CBTD vi phạm đạo đức kinh doanh.
- Định giá tài sản không chính xác; không thực hiện đầy đủ các thủ tục pháp lý cần thiết;
hoặc không đảm bảo các nguyên tắc của tài sản đảm bảo là: dễ định giá; dễ chuyển nhượng
quyền sở hữu; dễ tiêu thụ.
b.Nguyên nhân xuất phát từ phía khách hàng:

- Do khách hàng vay vốn thiếu năng lực pháp lý.
- Sử dụng vốn vay sai mục đích, kém hiệu quả.
- Do kinh doanh thua lỗ liên tục, hàng hóa không tiêu thụ được.
- Quản lý vốn không hợp lý dẫn đến thiếu thanh khoản.
- Chủ doanh nghiệp vay vốn thiếu năng lực điều hành, tham ô, lừa đảo.
- Do mất đoàn kết trong nội bộ Hội đồng quản trị, ban điều hành.
c.Các nguyên nhân khách quan:
- Do thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn…
- Tình hình an ninh, trong nước, trong khu vực bất ổn.
- Do khủng hoảng hoặc suy thoái kinh tế, lạm phát, mất thăng bằng cán cân.
thanh toán quốc tế, tỷ giá hối đoái biến động bất thường.
- Môi trường pháp lý không thuận lợi, lỏng lẻo trong quản lý vĩ mô.Tóm lại, các nguyên
nhân gây ra rủi ro tín dụng rất đa dạng, có những nguyên nhân khách quan và những
nguyên nhân do chủ thể tham gia quan hệ tín dụng. Nhữngnguyên nhân chủ quan, do các
chủ thể có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng tín dụng và ngân hàng có thể kiểm soát được
nếu có những biện pháp thích hợp.
1.3.3.2. Đo lường rủi ro tín dụng:
a. Sử dụng các mô hình và chỉ tiêu định tính:
a.1. Mô hình 6C:
Đối với mỗi khoản vay, câu hỏi đầu tiên của ngân hàng là liệu khách hàng có thiện chí và
khả thanh toán toán khi khoản vay đến hạn hay không? Điều này liên quan đến việc nghiên cứu chi
tiết “6 khía cạnh – 6C” của khách hàng bao gồm:
- Tư cách người vay (Character): CBTD phải chắc chắn rằng người vay có mục đích tín dụng rõ
ràng và có thiện chí nghiêm chỉnh trả nợ khi đến hạn.
- Năng lực của người vay (Capacity): Người đi vay phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi
dân sự, người vay có phải là đại diện hợp pháp của doanh nghiệp.
- Thu nhập của người vay (Cashflow): xác định nguồn trả nợ của khách hàng vay.
- Bảo đảm tiền vay (Collateral): là nguồn thu thứ hai có thể dùng để trả nợ vay cho ngân hàng.
- Các điều kiện (Conditions): ngân hàng quy định các điều kiện tùy theo chính sách tín dụng từng
thời kỳ.

- Kiểm soát (Control): đánh giá những ảnh hưởng do sự thay đổi của luật pháp, quy chế hoạt động,
khả năng khách hàng đáp ứng các tiêu chuẩn của ngân hàng. Việc sử dụng mô hình này tương đối
đơn giản, song hạn chế của mô hình này là nó phụ thuộc vào mức độ chính xác của nguồn thông
tin thu thập, khả năng dự báo cũng như trình độ phân tích, đánh giá của CBTD.
a.2. Các chỉ tiêu định tính:
Các chỉ tiêu định tính để đánh giá rủi ro tín dụng của một ngân hàng có thể bao
gồm:
- Sự tuân thủ các quy định chính sách của NHNN và của chính ngân hàng.
- Chính sách quản trị điều hành đúng đắn, chiến lược phát triển phù hợp với thực tế hoạt
động kinh doanh của ngân hàng trong từng giai đoạn.
- Quy trình nghiệp vụ tín dụng khoa học, phù hợp với thực tế, đảm bảo quản lý chặt chẽ
quá trình cho vay, vừa thuận tiện với khách hàng, vừa đảm bảo an toàn tín dụng cho ngân
hàng.
- Khả năng thu hút khách hàng mới, giữ chân khách hàng truyền thống đồng thời đáp ứng
được các yêu cầu từ phía khách hàng. Sẽ là một thiếu sót nếu đánh giá rủi ro tín dụng mà
chỉ quan tâm đến những kết quả thu được của ngân hàng. Sự hài lòng của khách hàng cũng
là một nhân tố đánh giá khách quan cho rủi ro tín dụng của ngân hàng.
b. Sử dụng các mô hình lượng hóa và chỉ tiêu định lượng:
b.1. Các chỉ tiêu định lượng:
Nhóm chỉ tiêu doanh số, dư nợ, và kết cấu dư nợ:
Doanh số cho vay: là chỉ tiêu phản ánh quy mô cho vay, đó là tổng số tiền
mà ngân hàng đã giải ngân cho khách hàng vay vốn trên cơ sở hợp đồng cho vay
trong một thời gian nhất định.
Doanh số thu nợ: là chỉ tiêu phản ánh tổng số tiền mà ngân hàng thu được từ
những khách hàng đã vay vốn của ngân hàng trong một thời gian nhất định.
Dư nợ cho vay: phản ánh số tiền mà ngân hàng hiện đang còn cho vay vao
thời điểm cuối kỳ.
Dư nợ cuối kỳ = Dư nợ đầu kỳ + DS cho vay trong kỳ - DS thu nợ trong kỳ
Tổng dư nợ thấp chứng tỏ hoạt động của ngân hàng yếu kém, không có khả năng mở
rộng tín dụng, trình độ nhân viên còn thấp. Mặc dù vậy, không có nghĩa là chỉ tiêu này

càng cao thì chất lượng tín dụng càng cao, bởi vì đằng sau những khoản tín dụng đó còn có
những rủi ro tiềm ẩn.
Kết cấu dư nợ phản ánh tỷ trọng của các loại dư nợ trong tổng dư nợ. Phân tích kết cấu
dư nợ sẽ giúp ngân hàng biết được ngân hàng cần đẩy mạnh cho vay theo loại hình nào để
cân đối với thực lực của ngân hàng, đồng thời giảm thiểu các loại hình cho vay có rủi ro ở
mức cao.

×