Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Đổi mới giảng dạy lý luận chính trị trong bối cảnh cách mạng công nghệ 4.0

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (259.4 KB, 3 trang )

Tuyển tập Hội nghị Khoa học thường niên năm 2019. ISBN: 978-604-82-2981-8

ĐỔI MỚI GIẢNG DẠY LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CƠNG NGHỆ 4.0
Tơ Mạnh Cường
Trường Đại học Thủy lợi, email:

1. GIỚI THIỆU CHUNG

Các môn lý luận chính trị (LLCT) góp phần
hình thành thế giới quan khoa học, trang bị
phương pháp luận, ý thức hệ cho sinh viên,
hình thành tư duy độc lập và vận dụng lý luận
để giải quyết các vấn đề đặt ra trong thực tiễn.
Cuộc cách mạng cơng nghiệp 4.0 bùng nổ và
nhanh chóng tác động tới mọi lĩnh vực của đời
sống xã hội. Cuộc cách mạng lần này đặt ra
yêu cầu phải đổi mới việc giảng dạy LLCT
trong giai đoạn hiện nay.
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

- Bài báo sử dụng phương pháp duy vật
biện chứng và phương pháp duy vật lịch sử;
phương pháp hệ thống; phương pháp lơgíc và
lịch sử,v.v…
- Phương pháp tổng hợp, phân tích, khảo
cứu tài liệu.
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Bối cảnh đổi mới
Cho đến nay, nhân loại đã trải qua 3 cuộc


cách mạng khoa học kỹ thuật lớn:
Cuộc cách mạng công nghiệp đầu tiên từ
năm 1784 được bắt đầu bằng việc phát minh
ra động cơ hơi nước, mở ra một kỷ nguyên
mới trong lịch sử nhân loại – kỷ ngun sản
xuất cơ khí.
Cuộc cách mạng cơng nghiệp lần thứ
hai được bắt đầu vào cuối thế kỷ 19 và đầu
thế kỷ 20 với sự ra đời của điện và dây
chuyền lắp ráp.
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ
ba bắt đầu vào những năm thập niên 1960

với việc con người phát minh ra bóng bán
dẫn, điện tử, kết nối thế giới liên lạc được với
nhau: Vệ tinh, máy bay, máy tính, điện thoại,
Internet…
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ
tư đang diễn ra từ những năm 2000, cịn gọi
là cuộc cách cơng nghệ 4.0. Năm 2013, thuật
ngữ "Công nghiệp 4.0" xuất hiện tại Đức
trong một báo cáo của chính phủ. Ngày nay
chúng ta đang ở giai đoạn đầu của Cuộc cách
mạng công nghiệp lần thứ tư.
Điều khác biệt giữa CMCN 4.0 với ba
cuộc cách mạng trước đó là CMCN 4.0
khơng gắn với sự ra đời của một công nghệ
nào cụ thể mà là kết quả hội tụ của nhiều
công nghệ khác nhau. Cuộc cách mạng này
trực tiếp nảy nở từ cuộc cách mạng lần ba, nó

kết hợp các cơng nghệ lại với nhau, làm mờ
ranh giới giữa vật lý, kỹ thuật số và sinh
học". Những yếu tố cốt lõi của Kỹ thuật số
trong CMCN 4.0 sẽ là: Trí tuệ nhân tạo (AI),
Vạn vật kết nối - Internet of Things (IoT) và
dữ liệu lớn (Big Data).
Bối cảnh phát triển mạnh mẽ của CMCN
4.0 và hội nhập quốc tế sâu rộng của Việt
Nam đã đặt ra yêu cầu tiếp tục đổi mới đối
với việc giảng dạy các mơn LLCT. Bên
cạnh đó, Ban Bí thư đã ra Kết luận 94KL/TW về tiếp tục đổi mới việc học tập
LLCT trong hệ thống giáo dục quốc dân:
“Đổi mới việc học tập lý luận chính trị
trong hệ thống giáo dục quốc dân nhằm tạo
bước tiến mới, có kết quả, chất lượng cao
hơn, góp phần làm cho chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối,
quan điểm của Đảng giữ vai trò chủ đạo trong
đời sống xã hội” [1].

296


Tuyển tập Hội nghị Khoa học thường niên năm 2019. ISBN: 978-604-82-2981-8

Nghị quyết Đại hội lần thứ XII (2016) của
Đảng cũng đã khẳng định: “Tiếp tục đổi mới
mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của
giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát
triển phẩm chất, năng lực của người học. Đổi
mới chương trình, nội dung giáo dục theo

hướng tinh giản, hiện đại, thiết thực, phù hợp
với lứa tuổi, trình độ và ngành nghề. Đa dạng
hóa nội dung, tài liệu học tập, đáp ứng yêu
cầu của các bậc học, các chương trình giáo
dục, đào tạo và nhu cầu học tập suốt đời của
mọi người” [2].
Đó là cơ sở cho việc cần tiếp tục đổi mới
việc giảng dạy các môn LLCT trong giai
đoạn hiện nay.
3.2. Yêu cầu đối với việc giảng dạy Lý
luận chính trị
* Đổi mới nội dung, chương trình:
Các mơn LLCT được giảng dạy trong
các trường đại học hiện nay bao gồm: Triết
học Mác - Lênin; Kinh tế chính trị; Chủ
nghĩa xã hội khoa học; Tư tưởng Hồ Chí
Minh; Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
Học thuyết của Mác là học thuyết mở.
Trong bối cảnh mới, trên cơ sở những
nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin,
chúng ta cần tiếp tục nghiên cứu bổ sung nội
hàm cho các pham trù, khái niệm và vận
dụng quy luật cho phù hợp với cuộc CMCN
4.0. Ví dụ, khái niệm giai cấp công nhân,
phạm trù sứ mệnh lịch sử của giai cấp công
nhân, nội dung của đấu tranh giai cấp và vấn
đề dân tộc, học thuyết giá trị, học thuyết giá
trị thặng dư...
Bên cạnh đó, phải bổ sung thêm những tri
thức mới, tổng hợp những thành tựu khoa

học tự nhiên và khoa học xã hội có tác động
tới sự khái quát triết học. Triết học là “cái
nôi” cho các khoa học và ngược lại, các khoa
học cung cấp chất liệu để triết học đưa ra tri
thức mang tầm khái quát. Các thành tựu của
khoa học tự nhiên và khoa học xã hội cần
phải được cập nhật thường xuyên, tăng tính
thuyết phục cho bài giảng. Với thành tựu của
CMCN 4.0, các tri thức đó có thể tiếp cận
một cách dễ dàng mọi lúc, mọi nơi.
Như chúng ta đã biết, các môn LLCT
trang bị cho sinh viên tri thức khoa học,

niềm tin khoa học, tình cảm trong sáng, ý
chí kiên cường và lý tưởng cách mạng.
Trong các yếu tố này, tri thức khoa học là
yếu tố quyết định. Bởi, có tri thức khoa
học sẽ hình thành niềm tin, tình cảm, và lý
tưởng cách mạng.
* Đổi mới phương pháp giảng dạy:
Những thành tựu của khoa học tự nhiên và
xã hội có tác động to lớn tới sự phát triển của
triết học và các môn học LLCT. Hệ thống tri
thức LLCT có tính lơ gic và khoa học sâu
sắc. Người thầy trong thời đại CMCN 4.0 là
người kiến tạo và kích thích khả năng tự tìm
hiểu của người học. Giáo viên phải giúp
người học định hướng về chất lượng và ý
nghĩa của nguồn thông tin, định hướng cho
người học tự tìm đến những cách hiểu mới.

Vì thế, người giảng viên cần phải ngày
càng bản lĩnh, khơng ngừng trau dồi năng lực
của mình để đáp ứng yêu cầu mới.
Để thực hiện đổi mới phương pháp giảng
dạy đi vào chiều sâu và có hiệu quả thì cần
phải quán triệt một số biện pháp như:
- Áp dụng phương pháp lấy người học làm
trung tâm, giáo viên chủ yếu trang bị phương
pháp học cho sinh viên thay vì cố gắng nhồi
nhét nội dung kiến thức, giáo viên thiết kế lộ
trình học tập và yêu cầu để sinh viên chủ
động nghiên cứu và báo cáo kết quả…
- Đa dạng hóa và kết hợp nhuần nhuyễn
các phương pháp giảng dạy như sử dụng
phương pháp đối thoại trực tiếp giữa người
học và người dạy, kết hợp phương pháp
thuyết trình và thảo luận, cho sinh viên tham
quan thực tế… Giảng viên cần phải liên hệ
với thực tiễn của thế giới, của đất nước; của
địa phương; của bản thân mỗi sinh viên.
Giảng viên có thể gợi mở, đàm thoại với đối
tượng giảng dạy, dẫn ra những thực tiễn của
địa phương, đất nước hay cá nhân và từ đó
khái quát làm sáng tỏ về mặt lý luận.
- Tiến hành các biện pháp đổi mới công
tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, từ
khâu ra đề, hình thức thi, cách thức thi, tổ
chức thi… Giảng viên có thể giao bài và
đánh giá thơng qua mạng hoặc sử dụng các
phần mềm hỗ trợ. Với cách đánh giá này,

sinh viên có thể tự đánh giá kết quả của mình
ỏ mọi thời điểm, biết mình đang ở đâu và bổ

297


Tuyển tập Hội nghị Khoa học thường niên năm 2019. ISBN: 978-604-82-2981-8

sung những gì mình cịn thiếu. Giảng viên
cũng có thể theo dõi kết quả học tập của từng
em sinh viên ở nhiều thời điểm khác nhau,
nắm được điểm mạnh, yếu của từng sinh viên
để từ đó điều chỉnh nội dung và phương pháp
giảng dạy.
- Khuyến khích, gợi mở những đề tài
nghiên cứu cho sinh viên tìm hiểu, khám phá.
Thơng qua đó giúp cho sinh viên say mê với
nghề… Qua việc hướng dẫn nghiên cứu cho
sinh viên, giảng viên cũng trau dồi thêm kiến
thức cho bản thân.
Trong CMCN 4.0, việc đổi mới phương
pháp có điều kiện rất thuận lợi. Ứng dụng
công nghệ thông tin, công nghệ kỹ thuật số
và hệ thống mạng, thực tại ảo, các phần mềm
hỗ trợ học tập, phần mềm kiểm tra, đánh giá
kết quả, các hình thức đào tạo online, đào tạo
ảo, mơ phỏng, số hóa bài giảng… sẽ tác động
mạnh tới việc đổi mới phương pháp giảng
dạy của giảng viên. Điều đó cũng địi hỏi đội
ngũ giảng viên LLCT nâng cao hơn nữa trình

độ chuyên mơn và các kỹ năng của mình.
* Đổi mới đội ngũ giảng viên LLCT:
- Thứ nhất, đội ngũ giảng viên LLCT phải
thực sự tâm huyết với nghề và có chuyên môn
vững vàng:
Giảng viên LLCT phải thực sự là người
tâm huyết với nghề nghiệp và có phơng kiến
thức sâu rộng. Trong bối cảnh tri thức nhân
loại tăng lên rất nhanh, mỗi giảng viên phải
tự trang bị, bổ sung kiến thức chuyên ngành,
liên ngành và phương pháp giảng dạy thường
xuyên; Thực sự u nghề sẽ giúp cho giảng
viên tìm tịi phương pháp giảng dạy mới và
khơng ngừng nâng cao trình độ chun mơn.
- Thứ hai, phải có năng lực sử dụng các
phương tiện cơng nghệ phục vụ q trình
dạy học:
Trước sự phát triển mạnh mẽ của khoa
học, công nghệ hiện đại, sự bùng nổ của cơng
nghệ thơng tin, giảng viên phải có năng lực
quản lý tài nguyên mạng, có khả năng sử
dụng thành thạo các phương tiện cơng nghệ
phục vụ q trình dạy học, các phần mềm hỗ
trợ giảng dạy. Sử dụng các phương tiện kỹ
thuật nhằm thay đổi phương pháp dạy chay,
học chay; giúp sinh viên tiếp cận được khoa
học kỹ thuật, gắn lý luận với thực tiễn, gắn

học với hành, kích thích sự hứng thú, tim tịi
cho sinh viên.

- Thứ ba, có khả năng nghiên cứu khoa
học: Giảng viên cần chú trọng nghiên cứu
khoa học và xem đây là một nhiệm vụ không
thể thiếu trong đổi mới phương pháp. Nghiên
cứu khoa học là động lực thúc đẩy say mê
nghề nghiệp, giúp cho giảng viên làm chủ
được tri thức trên cơ sở độc lập suy nghĩ,
sáng tạo, biết vận dụng tri thức vào bài giảng
cũng như thực tiễn cuộc sống.
- Thứ tư, có trình độ ngoại ngữ: Muốn tiếp
cận những tri thức khoa học và công nghệ
tiên tiến thời đại công nghệ 4.0, chúng ta
không thể thiếu ngoại ngữ. Đây là điều cần
thiết để giảng viên hội nhập với xu hướng kết
nối toàn cầu, hội nhập với giáo dục đại học
thế giới. Vì thế người giảng viên cần nâng
cao trình độ ngoại ngữ bằng nhiều biện pháp
khác nhau.
4. KẾT LUẬN

CMCN 4.0 đang tác động tới mọi lĩnh vực
của đời sống xã hội. Đổi mới nội dung,
phương pháp giảng dạy và đội ngũ giảng viên
đang là yêu cầu cấp bách đặt ra. Cuộc cách
mạng lần này vừa tạo điều kiện thuận lợi cho
hoạt động đổi mới, nâng cao chất lượng
nhưng cũng đặt ra những thách thức, yêu cầu
mới đối với đội ngũ giảng viên giảng dạy.
5. TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Đảng Cộng sản Việt Nam, Ban chấp hành

Trung ương, Kết luận số 94-KL/TW ngày
28 tháng 03 năm 2014 của Ban Bí thư về
việc tiếp tục đổi mới việc học tập lý luận
chính trị trong hệ thống giáo dục quốc dân.
[2] Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội
Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng,
Nxb CTQG - Sự thật, Hà Nội, 2016, tr115.
[3] />[4] />ach-mang-cong-nghiep-4-0-voi-giao-duc-aihoc-noi-chung-va-ai-hoc-ba-ria-vung-taunoi-rieng.

298



×