Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Phân tích các yếu tố tác động đến thị trường xăng dầu của Việt Nam từ tháng 12021 cho đến nay? Theo anh (chị) chính sách quản lý, điều hành giá xăng dầu của Chính phủ hiện nay có thực sự phù hợp với nền kinh tế hiện hành?

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (448.23 KB, 7 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
------------

BÀI THI KẾT THÚC
HỌC PHẦN
MÔN: KINH TẾ VI MÔ
ĐỀ BÀI:
Dựa vào các kiến thức kinh tế vi mơ đã học, Anh (Chị)
hãy phân tích các yếu tố tác động đến thị trường xăng
dầu của Việt Nam từ tháng 1/2021 cho đến nay? Theo
anh (chị) chính sách quản lý, điều hành giá xăng dầu
của Chính phủ hiện nay có thực sự phù hợp với nền
kinh tế hiện hành?

HỌ TÊN:
MSSV:

Hà Nội, 2022
1


MỤC LỤC

2


MỞ ĐẦU
Xăng dầu là mặt hàng thiết yếu, có vai trò rất to lớn trong tất cả các lĩnh vực
sản xuất và đời sống xã hội. Kinh tế - xã hội càng phát triển thì nhu cầu xăng dầu
ngày càng lớn và vai trò của xăng dầu càng trở nên quan trọng. Thị trường xăng dầu
ở Việt Nam chịu sự tác động của rất nhiều nhân tố, bao gồm những mặt tích cực và


tiêu cực. Bên cạnh đó, các chính sách quản lý, điều hành giá xăng dầu của Chính
phủ hiện nay còn nhiều lỗ hổng, chưa thực sự phù hợp với nền kinh tế hiện hành.
Để phân tích sâu hơn về vấn đề này, vận dụng những kiến thức kinh tế vi mô đã
học, em xin chọn đề tài “Phân tích các yếu tố tác động đến thị trường xăng dầu
của Việt Nam từ tháng 1/2021 cho đến nay. Theo anh (chị) chính sách quản lý,
điều hành giá xăng dầu của Chính phủ hiện nay có thực sự phù hợp với nền
kinh tế hiện hành?” làm đề tài bài tiểu luận.
NỘI DUNG
A. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG XĂNG DẦU VIỆT NAM
1.Thị trường
Thị trường là một cơ chế trong đó người mua và người bán một thứ hàng
hóa hoặc dịch vụ tương tác với nhau để xác định giá cả và số lượng. 1 Thị trường là
biểu hiện của quá trình vận động, những thay đổi về cung và cầu dẫn đến giá cả và
số lượng hàng hóa mua bán hàng cũng thay đổi làm cho thị trường luôn luôn vận
động.
- Các yếu tố cơ bản của thị trường:
Cầu là số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà người tiêu dùng muốn mua và có
khả năng mua ở các mức giá khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định với
các điều kiện khác không đổi
Cung là số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà hãng kinh doanh muốn bán và
có khả năng bán tại các mức giá khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định
với các điều kiện khác không đổi
Giá cả là sự biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa trên thị trường
Cạnh tranh là sự tranh giành giữa các nhà sản xuất và kinh doanh trên thị trường
nhằm lôi kéo được khách hàng về phía mình

1 Học viện Tài Chính, Giáo trình Kinh tế vi mơ I, NXB Tài Chính

3



2.Thị trường xăng dầu Việt Nam
Thị trường xăng dầu là nơi diễn ra các hoạt động giao dịch, mua bán những
hàng hóa là sản phẩm của quy trình lọc dầu thô, dùng làm nhiên liệu được gọi
chung là xăng dầu.
- Các đặc điểm của thị trường xăng dầu Việt Nam:
+ Thị trường xăng dầu vận động theo các quy luật kinh tế: Quy luật cung,
cầu, quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh, quy luật giá trị thặng dư.
+ Thị trường xăng dầu chịu sự can thiệp rất sâu của Nhà nước: Nhà nước can
thiệp vào thị trường xăng dầu bằng chính sách giá, chính sách thuế; quản lý đầu mối
xuất nhập khẩu xăng dầu; quản lý hạn mức nhập khẩu xăng dầu, quy định quản lý
dự trữ và lưu thông xăng dầu.
B. CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THỊ TRƯỜNG XĂNG DẦU CỦA VIỆT
NAM TỪ THÁNG 1/2021 CHO ĐẾN NAY
I. Những yếu tố tác động đến cung xăng dầu
1. Ảnh hưởng của giá dầu thế giới từ xung đột Nga-Ukraine
Nền kinh tế thế giới đang phải đối mặt với "cú sốc cung cấp năng lượng lớn
nhất từ trước đến nay" vì vai trị chủ chốt của Nga. Giá dầu thế giới khép phiên 8/3
với mức tăng 4% trong bối cảnh Mỹ cấm nhập khẩu dầu Nga. Quyết định này được
cho là sẽ khiến nguồn cung trên thị trường năng lượng toàn cầu càng thắt chặt do
Nga là nước xuất khẩu dầu thô lớn thứ hai thế giới.
Giá dầu đã tăng hơn 30% kể từ khi Nga thực hiện chiến dịch đặc biệt liên
quan tới Ukraine, và Mỹ và các nước khác đã áp đặt một loạt lệnh trừng phạt. Xuất
khẩu dầu và khí đốt của Nga cũng đã chậm lại trước lệnh cấm do các thương nhân
tìm cách tránh né ảnh hưởng của các lệnh trừng phạt.
2. Nguồn cung xăng dầu trong nước
Trong nước, hiện tại có 3 nhà máy là Nghi Sơn, Dung Quất, Bình Sơn đang
đáp ứng 75% nhu cầu thị trường. Thời gian vừa qua, nguồn cung xăng dầu trong
nước chịu ảnh hưởng trực tiếp từ việc gián đoạn nguồn cung từ Nhà máy lọc dầu
Nghi Sơn do những khó khăn về tài chính của nhà máy. Vì vậy, trên thị trường, có

hiện tượng một số doanh nghiệp hạn chế bán hàng, một số cửa hàng ngừng bán
hàng, giảm thời gian bán hàng do nguồn cung bị gián đoạn và tâm lý chờ tăng giá,
gây nên hiện tượng thiếu hụt xăng dầu cho người tiêu dùng nghiêm trọng.
3. Doanh nghiệp nước ngoài tham gia vào thị trường
Sự tham gia của các doanh nghiệp nước ngoài vào phân phối xăng dầu ở Việt
Nam được đánh giá là sẽ tạo cơ hội tăng nguồn cung xăng dầu. Việc mở cửa thị
4


trường xăng dầu cho các doanh nghiệp ngoại tham gia phân phối ở Việt Nam theo
cam kết hội nhập được kỳ vọng sẽ tăng tính cạnh tranh, minh bạch và người tiêu
dùng được hưởng lợi. Tập đoàn Idemitsu Kosan (Nhật) sẽ được phân phối xăng dầu
từ năm 2017 sau khi Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn (Thanh Hóa) đi vào hoạt động. Mở
cửa thị trường xăng dầu cho doanh nghiệp nước ngồi tham gia sẽ mang lại nhiều
lợi ích cho người tiêu dùng hơn vì thị trường Việt Nam mang nặng màu sắc độc
quyền hoặc độc quyền nhóm đã quá lâu. Nhà nước cũng can thiệp nhiều vào thị
trường xăng dầu trong nước nhưng không hiệu quả, nên thị trường này cần thiết
phải có cạnh tranh.
4. Những chính sách quản lý của Nhà nước đối với giá xăng dầu
Các công cụ mà Chính phủ cho phép sử dụng để can thiệp khi thị trường
xăng dầu có đột biến bao gồm thuế, phí và trích quỹ bình ổn giá. Nhà nước cịn có
khung pháp lý để quản lý hoạt động kinh doanh và nhất là giá thành của các doanh
nghiệp. Hướng quản lý này nhằm giảm tối thiểu sai lệch và bất hợp lý trong sản
xuất, kinh doanh; nâng cao năng lực thích nghi của doanh nghiệp trong cơ chế thị
trường, đảm bảo cung cầu, không để đầu cơ gây đột biến về giá cả.
II. Những yếu tố tác động đến cầu xăng dầu
1. Tâm lý của người tiêu dùng trong dịch bệnh Covid-19
Trong giai đoạn 6 tháng đầu năm 2021, đồng USD tăng giá và trạng thái tâm
lý hưng phấn của thị trường dầu thô tạm thời lắng xuống trước lo ngại dịch Covid19 đã kéo giá xăng dầu hôm nay quay đầu giảm mạnh. Giá dầu ngày 6/5 giảm mạnh
chủ yếu do lo ngại dịch Covid-19 tác động ngày càng lớn đến các hoạt động kinh tế,

đặc biệt khi các dự báo đều cho rằng cao điểm của dịch bệnh sẽ diễn ra trong vài
tháng tới.
Tuy nhiên, vào đầu năm 2022, sau khi dịch bệnh đã phần nào được khống chế, nhu
cầu sử dụng xăng dầu cho các phương tiện di chuyển của người dân lại tăng nhanh
để tái hòa nhập với cuộc sống, hồi phục nền kinh tế thị trường.
Kinh tế thế giới đang đối mặt với giá hàng hóa, giá nguyên vật liệu đầu vào, đặc
biệt giá xăng dầu tăng cao do các hoạt động kinh tế toàn cầu đang khởi sắc mạnh
mẽ từ mức đáy của đại dịch.
2. Giá sản phẩm xăng dầu
Trước những biến động mạnh của giá xăng dầu thế giới kể từ đầu năm 2022
đến nay, giá xăng trong nước cũng liên tục được điều chỉnh theo xu hướng tăng. Từ
15 giờ ngày 11/3, giá xăng E5 RON 92 có mức bán lẻ 28.985 đồng/lít, xăng RON
95 có mức giá 29.824 đồng/lít, dầu diesel 25.268 đồng/lít, dầu hỏa 23.918
5


đồng/lít… đây cũng là lần tăng giá xăng, dầu thứ 6 liên tiếp kể từ đầu năm 2022.
Như vậy, so với đầu năm, sau đợt điều chỉnh này, mỗi lít xăng RON95 đã đắt thêm
7.020 đồng; E5 RON92 là 6.900 đồng, dầu diesel cao hơn 7.930 đồng; dầu hoả tăng
7.590 đồng và dầu mazut thêm 5.240 đồng. Ngược lại, thu nhập của người tiêu dùng
sau đại dịch chủ yếu còn khá thấp và bấp bênh. Chính vì sự điều chỉnh giá xăng cao
đột ngột này đã tạo cho người tiêu dùng tâm lý “thắt lưng buộc bụng”, e ngại khi
chi phí để di chuyển q cao, dẫn đến tình trạng hạn chế tối đa nhu cầu sử dụng
xăng dầu.
3. Xuất hiện các sản phẩm thay thế
Với chi phí sử dụng thấp và thân thiện môi trường, xe điện sẽ là xu hướng
trong thời gian ngắn sắp tới. Hầu hết chuyên gia trong ngành đều đồng tình rằng,
"xanh hố" phương tiện giao thơng đang bùng nổ trên tồn thế giới và là hướng đi
chủ đạo của tương lai. VinFast là thương hiệu tiên phong về phát triển xe máy điện
và hệ sinh thái hỗ trợ, hướng đến những đô thị xanh tại Việt Nam trong tương lai.

Trước sự xuất hiện các dịng xe điện VinFast, khơng ít hãng xe lớn trên thế giới như
Porsche, Tesla... đã đưa về Việt Nam nhiều mẫu xe điện ứng dụng công nghệ thông
minh. Tại Việt Nam, tuy xu hướng xe chạy bằng điện thay thế xăng dầu này cịn
mới mẻ và có chi phí khá cao nhưng đã được khách hàng đón nhận và thường xuyên
nằm trong danh sách 10 mẫu xe bán chạy nhất thị trường. Điều này đã tác động một
phần không nhỏ giảm thiểu nhu cầu sử dụng xăng dầu cho phương tiện di chuyển.
C. ĐÁNH GIÁ VỀ CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ, ĐIỀU HÀNH GIÁ XĂNG DẦU
CỦA CHÍNH PHỦ HIỆN NAY ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ HIỆN HÀNH
Mới đây, Chính phủ đã thông qua đề xuất giảm thuế bảo vệ môi trường với
xăng, dầu. Hiện tại, cơ quan quản lý đã lên phương án hỗ trợ việc duy trì nguồn
cung xăng dầu từ các nguồn, kể cả tăng nhập khẩu, và duy trì cơng cụ Quỹ Bình ổn
giá ở mức phù hợp. Đây là thành công rất lớn của Nhà nước trong việc điều tiết giá
xăng dầu. Tuy nhiên, đặt trong bối cảnh đất nước đang phục hồi nền kinh tế hậu
Covid-19 cùng tình hình chiến sự diễn ra phức tạp ở các nước Đơng Âu ảnh hưởng
đến giá xăng dầu tồn thế giới, những chính sách quản lý, điều hành giá xăng dầu
của Chính phủ cịn thiếu linh hoạt và nhiều hạn chế. Cụ thể như sau:
Thứ nhất, Về thuế nhập khẩu: Cách tính thuế nhập khẩu xăng dầu theo tỷ lệ % trên
giá CIF, do yếu tố “động” của giá dầu thế giới nên gây tác động “kép” tới giá bán
xăng dầu trong nước, ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn thu ngân sách từ thuế nhập
khẩu xăng dầu, khó kế hoạch hoá nguồn thu;
6


Thứ hai, Việc điều hành giá bán các mặt hàng xăng vẫn do Nhà nước quy định: hệ
luỵ của quy định đăng ký, giá bán trong nước thường không bắt kịp giá thị trường;
gây bất ổn thị trường do đầu cơ trước thông tin tăng giá; tạo ra tâm lý trơng chờ, ỷ
lại của người tiêu dùng và thường có phản ứng khi có sự tăng giá.
Thứ ba, Cơ chế bù giá duy trì q lâu làm mất đi tính chủ động của doanh nghiệp,
giảm động lực tiết giảm chi phí tăng, doanh nghiệp khơng có tích luỹ cho đầu tư
phát triển, mất cơ hội đầu tư, giảm sức cạnh tranh.

KẾT LUẬN
Thị trường xăng dầu Việt Nam trong thời gian qua đã có xu hướng ngày càng
phát triển; tuy nhiên thị trường cịn mang tính hành chính, chưa thực sự vận hành
theo cơ chế thị trường. Trên cơ sở phân tích các yếu tố tác động đến thị trường xăng
dầu ở Việt Nam từ tháng 1/2021 cho đến nay, từ đó, cần tăng cường sự tác động tích
cực và giảm thiểu tiêu cực của các nhân tố tới thị trường xăng dầu. Đồng thời, chính
sách quản lý, điều hành giá xăng dầu của Chính phủ cần phù hợp hơn với nền kinh
tế hiện hành, nhất là trong bối cảnh đại dịch Covid-19 và những biến động trong
nền kinh tế - chính trị thế giới.

7



×