Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Vai trò của giảng dạy đạo đức nghề nghiệp kế toán trong các trường đại học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (232.54 KB, 3 trang )

Tuyển tập Hội nghị Khoa học thường niên năm 2019. ISBN: 978-604-82-2981-8

VAI TRÒ CỦA GIẢNG DẠY ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP KẾ TOÁN
TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC
Lê Thị Tâm
Trường Đại học Thủy lợi, email:

1. GIỚI THIỆU CHUNG

Theo Tổ chức Minh Bạch quốc tế (IT), chỉ
số tham nhũng của Việt Nam (CPI) trong 6
năm liên tiếp (2012 – 2017) đều đạt ngưỡng
35/100 điểm. Năm 2018, chỉ số này tụt xuống
2 điểm, đạt 33/100 điểm và xếp 117/180 quốc
gia toàn cầu. Điều này phản ánh thực tế rằng
tham nhũng Việt Nam đang trở thành vấn đề
nhức nhối. Mặc dù, IT đưa ra những giải
pháp giúp Việt Nam giảm thiểu tham nhũng
song tình hình này vẫn chưa được cải thiện.
Có lẽ dù đưa ra các giải pháp nào đi chăng
nữa nhưng nếu không tìm được nguyên nhân
sâu sa của vấn đề, e rằng những giải pháp
đưa ra chưa hẳn đã là hiệu quả. Gốc rễ cho
hành vi hối lộ và tham nhũng của Việt Nam
gia tăng xuất phát từ đạo đức con người. Bởi
vì đạo đức là chuẩn mực ảnh hưởng đến hành
vi của con người và hành vi đó được coi là
chấp nhận khi nó tuân theo chuẩn mực đạo
đức (Reily, 2012).
Trong những năm gần đây, Việt Nam đang
chứng kiến nhiều vụ bê bối từ các ngân hàng


và tổ chức kinh tế. Kết quả này xuất phát từ
hành vi phi đạo đức của các nhà quản lý kinh
doanh. Những người làm kế tốn ln đóng
góp một phần trong đó, họ có thể là thủ phạm
hoặc đồng phạm tham gia hành vi phi đạo
đức chẳng hạn như gian lận về trình bày báo
cáo tài chính, nhận hối lộ, tham nhũng. Đạo
đức nghề nghiệp kế toán liên quan đến nguyên
tắc đạo đức và đánh giá dựa trên giá trị đạo
đức mà một nhân viên kế toán cần thể hiện
trong trách nhiệm nghề nghiệp của mình
(Hald, 2012). Nhiệm vụ của kế tốn viên là
cung cấp báo cáo tài chính trung thực và tin
cậy cho đối tượng sử dụng để đưa ra quyết
định đúng đắn ở cả cấp độ cá nhân và tổ chức.

Những nghiên cứu về kế toán tại Việt Nam
tập trung nhiều vào vấn đề chun mơn thay
vì xem xét đạo đức nghề nghiệp. Hơn nữa,
cũng chưa có tác giả nào tại Việt Nam tranh
luận về giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho
sinh viên kế tốn trong các trường đại học. Vì
vậy, nghiên cứu về đạo đức nghề nghiệp kế
toán trong các trường đại học là rất cần thiết.
Bài viết này sẽ giải quyết 2 mục tiêu chính
như: Giảng dạy đạo đức kế tốn có thúc đẩy
hành vi đạo đức của sinh viên kế tốn trong
mơi trường kinh doanh khơng; Đạo đức nghề
nghiệp kế tốn có nên giảng dạy như là một
mơn học độc lập không.

2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

Nhiều vụ bê bối tài chính nổi tiếng xảy ra
chẳng hạn như Eron, MCI Wordcom, Arthur
Andersen, AIG đều là kết quả từ những hành
vi phi đạo đức của nhân viên và nhà quản lý
doanh nghiệp. Điều này dấy lên nhiều mối
quan tâm của các nhà giáo dục về vai trò của
họ trong việc cần chuẩn bị những gì cho sinh
viên trước khi ra trường khi phải đối mặt với
các tình huống liên quan đến đạo đức nghề
nghiệp. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng thiếu
đạo đức nghề nghiệp trong lĩnh vực kế tốn
khơng chỉ gây tổn hại cho nghề nghiệp của cá
nhân mà còn là mối nguy hiểm cho xã hội
(Kerr & Smith, 1995). Nhưng chỉ một phần
nhỏ vấn đề nằm ở bản thân họ, còn phần lớn
lại nằm trong môi trường nghề nghiệp và
những người có sức ảnh hưởng lớn nhất để
thay đổi mơi trường nghề nghiệp là các nhà
giáo dục. Họ có thể thực hiện các bước để
chứng minh vai trò rất quan trọng của đạo
đức nghề nghiệp kế toán bằng cách giúp sinh
viên có được những cơng cụ và kỹ năng cần

406


Tuyển tập Hội nghị Khoa học thường niên năm 2019. ISBN: 978-604-82-2981-8


thiết để giải quyết các tình huống đạo đức họ
sẽ phải đối mặt trong tương lai. Sinh viên kế
toán sẽ trở thành những chuyên gia kế toán
trong các tổ chức và giá trị hiện tại của họ sẽ
định hình nên thực hành tương lai trong môi
trường kinh doanh (Ludlum & Moskaloinov,
2005). Vì vậy, phát triển thơng qua giảng dạy
đạo đức kế toán giúp gia tăng giá trị đạo đức,
định hình nên hành vi đạo đức và thậm chí
thay đổi nó theo hướng tích cực (Hashemian
& Loui, 2010; Tang & Tang, 2010).
Đã xuất hiện những nghiên cứu về đạo đức
kế toán trong giảng dạy. Chẳng hạn như
nghiên cứu của Brands (2010) cho rằng
trường đại học nên đưa môn đạo đức kế toán
vào giảng dạy. Jennings (2004) lập luận rằng
sinh viên kế toán nên được học về đạo đức
nghề nghiệp kế tốn bởi vì các vụ bê bối tài
chính lớn như Enron, Worldcom, Arthur
Andersen đều xuất phát từ hành vi phi đạo
đức của kế toán. Giáo dục đạo đức nghề
nghiệp cho sinh viên kế tốn là cần thiết để
thích ứng với trong mơi trường xã hội nói
chung và mơi trường kinh doanh nói riêng
(Efiong, 2012). Kinh doanh thành cơng chỉ
có thể bền vững thơng qua thực hành giáo
dục (Krehmeyer 2007). Vì vậy, các cơ sở
giáo dục đặc biệt là các trường đại học ngồi
tập trung vào đào tạo chun mơn cần giáo
dục đạo đức nghề nghiệp kế tốn hướng tới

tính bền vững. Nhiệm vụ của các nhà giáo
dục là giúp sinh viên kế toán thấm nhuần
được giá trị đạo đức nghề nghiệp. Wright
(1995) lập luận rằng giáo dục đạo đức là cách
tốt nhất giúp sinh viên áp dụng kỹ năng cần
thiết để tạo ra những phán đoán về vấn đề
đạo đức. Lau et al. (2007); Lau (2009);
Donovan (2009) thừa nhận giáo dục là công
cụ quan trọng để gia tăng nhận thức và lý
luận đạo đức. Ngoài ra, giáo dục đạo đức
giúp sinh viên có được nhìn tổng quan về
mơi trường kinh doanh với hành vi phù hợp
(Petocz & Dixon, 2011).
Nhiều nghiên cứu về đạo đức kế toán và
giáo dục đạo đức cũng đã chỉ ra rằng sinh
viên đánh giá cao tầm quan trọng của đạo
đức nghề nghiệp và họ đề xuất cần thiết lập
khóa học về đạo đức nghề nghiệp kế tốn
như mơn học độc lập (Adkins & Radtke,
2004, Cooper & cộng sự, 2008). Giá trị đạo

đức được phát triển thông qua giáo dục (Huss
& Patterson 1993) và nó sẽ ảnh hưởng đến
hành vi đạo đức (Mayhew & Murphy, 2009).
Sinh viên có xu hướng thể hiện hành vi đạo
đức tích cực sau khi được giáo dục về đạo
đức. Vì vậy, đạo đức nghề nghiệp kế toán
nên được giảng dạy như một mơn học cụ thể
để đưa sinh viên tiếp xúc tình huống đạo đức
cần thiết trong nhà trường cái có thể ảnh

hưởng đến hành vi tương lai. Stokes & cộng
sự (2011) phát hiện ra rằng những sinh viên
được tiếp xúc với những tình huống đạo đức
trong trường đại học sẽ thể hiện ý thức đạo
đức mạnh mẽ hơn để giải quyết các tình
huống đạo đức thực tế. Đạo đức nghề nghiệp
kế tốn như là một phần cốt lõi trong chương
trình đào tạo ngành Kế tốn và nếu khơng có
đạo đức nghề nghiệp kế toán, sinh viên sẽ bị
tước đi cơ hội để phát triển ý kiến đạo đức
bền vững cái sẽ định hình nên nghề nghiệp
cũng như mơi trường kinh doanh của họ
trong tương lai (Stokes & cộng sự, 2011;
Efiong, 2012).
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Để giải quyết hai mục tiêu nghiên cứu
trên, phương pháp định lượng được sử dụng
thông qua khảo sát sinh viên kế toán năm
cuối. Các câu hỏi được thiết kế theo thang đo
likert 5 điểm với 1 = rất không đồng ý,
5 = rất đồng ý. Kết quả khảo sát thu được 75
phiếu hợp lệ. Các phiếu khảo sát được nhập
liệu vào phần mềm SPSS 22.0 và xử lý thông
qua kỹ thuật như thống kê mô tả, Chi-square
nhằm kiểm định 2 giả thuyết nghiên cứu:
H1: Giảng dạy đạo đức kế toán thúc đẩy
hành vi đạo đức của sinh viên kế tốn trong
mơi trường kinh doanh.
H2: Đạo đức nghề nghiệp kế tốn nên

được giảng dạy như là mơn học độc lập.
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Kết quả nghiên cứu ở bảng 1 cho thấy
17,3% sinh viên kế toán rất đồng ý rằng
giảng dạy đạo đức thúc đẩy hành vi đạo đức
của sinh viên kế tốn khi bước vào mơi
trường kinh doanh, 53,3% sinh viên đưa ra ý
kiến đồng ý, còn lại là đưa ra ý kiến trung lập
(18,7%) và không đồng ý (10,7%).

407


Tuyển tập Hội nghị Khoa học thường niên năm 2019. ISBN: 978-604-82-2981-8

Bảng 1. Giảng dạy kế toán thúc đẩy hành vi
đạo đức của sinh viên kế tốn
Khơng đồng ý
Bình thường
Đồng ý
Rất đồng ý
Total

Frequency Percent Cumulative
Percent
8
10.7
10.7
14

18.7
29.3
40
53.3
82.7
13
17.3
100.0
75
100.0

Bảng 2. Đạo đức kế toán nên được coi
là môn học độc lập
Frequency Percent Cumulative
Percent
Không đồng ý
4
5.3
5.3
Bình thường
15
20.0
25.3
Đồng ý
40
53.3
78.7
Rất đồng ý
16
21.3

100.0
Total
75
100.0

Bảng 2 về quan điểm đạo đức kế tốn
được coi là mơn học độc lập, tập trung vào ý
kiến đồng ý chiếm 53.3%, tiếp theo là ý kiến
hồn tồn đồng ý chiếm 21,3%, trung lập
20%, cịn lại khơng đồng ý 5.3%.
Ngồi ra, giá trị mean của 2 biến trên lần
lượt là 3,77 và 3,91, giá trị mode và median
đều bằng 4. Điều này cho thấy, hầu hết sinh
viên kế toán đều đánh giá cao đạo đức nghề
nghiệp kế tốn cũng như việc giảng dạy mơn
học này trong nhà trường.
Bảng 3. Kiểm định Chi - square
Giảng dạy đạo Đạo đức kế
đức kế toán
nên là
thúc đẩy hành vi tốn
mơn học
đạo đức của
sinh viên kế tốn độc lập
Pearson Chi-Square
df
Asymp. Sig.

30.798a
9

0.000

23.359a
9
0.005

Kiểm định Chi-square trong bảng 3 cho
thấy ở cả 2 giả thuyết, giá trị Sig đều nhỏ hơn
0.05 chứng tỏ 2 giả thuyết H1 và H2 được
chấp nhận; giảng dạy đạo đức kế toán giúp
thúc đẩy hành vi đạo đức của sinh viên kế
tốn trong mơi trường kinh doanh và đạo đức
kế tốn nên là mơn học độc lập.
5. KẾT LUẬN
Những phát hiện trên chỉ ra rằng đạo đức
nghề nghiệp kế toán nên được giảng dạy cho
sinh viên kế toán để giúp họ thấm nhuần giá
trị đạo đức và hình thành văn hóa đạo đức
trong mơi trường kinh doanh. Kết này được

ủng hộ từ nghiên cứu của Brands (2010),
(Efiong, 2012). Nghiêu cứu phần nào khẳng
định rằng đạo đức là một phần khơng thể
thiếu của nghề kế tốn và nghề kế toán đứng
trên nền tảng của đạo đức kế toán. Việc giáo
dục đạo đức được coi là phương thuốc hiệu
quả để giải quyết vấn đề đạo đức nảy sinh
trong xã hội nói chung và mơi trường kinh
doanh nói riêng.
Tầm quan trọng của giáo dục đạo đức kế

toán tại Việt Nam là không thể phủ nhận
trong bối cảnh vấn đề tham nhũng đang ngày
càng trở nên nhức nhối. Những phát hiện từ
kết quả nghiên cứu đã ủng hộ đạo đức nghề
nghiệp kế tốn nên được xem xét như một
mơn học độc lập thay vì lồng ghép vào những
mơn học chun sâu khác (Adkins & Radtke,
2004; Cooper & cộng sự, 2008; Stokes &
cộng sự, 2011). Việc xem đạo đức nghề
nghiệp kế toán như là một phần trong mơn
học chẳng hạn kiểm tốn tài chính, kiểm tốn
nội bộ, kế tốn tài chính sẽ làm thu hẹp phạm
vi của nó và thiếu đi những thơng tin cần
thiết để trang bị cho những sinh viên tốt
nghiệp vừa có tài vừa có đức.
Tuy nhiên hầu hết các trường đại học Việt
Nam hiện nay đều giảng dạy cho sinh viên kế
toán một khối lượng lớn về kiến thức chuyên
ngành nhưng lại bỏ qua hoặc không tập trung
về đạo đức nghề nghiệp kế tốn như là mơn
học cần thiết cho sinh viên trước khi ra
trường. Giảng dạy đạo đức kế toán cũng sẽ
cho phép sinh viên ứng dụng và giải quyết
những vấn đề tương tự một cách phù hợp
nhất đối phó với tình huống phi đạo đức
trong mơi trường kinh doanh. Điều này rất
quan trọng trong bối cảnh kinh tế xã hội Việt
Nam nơi mà giá trị đạo đức của con người
đang đi xuống. Ngoài ra, giáo dục đạo đức kế
toán sẽ giúp cho các tổ chức giảm thiểu hành

vi phi đạo đức và đưa ra quyết định đúng đắn.
6. TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Brands, K. 2010. A framework for teaching
ethics and values in accounting courses.
13th Annual Colleagues in Jesuit Business
Education (CJBE) Conference.
[2] Efiong, E. J. 2012. Forensic Accounting
Education: An Exploration of the Level of
Awareness in Developing Economies:
Nigeria as a Case Study. International Journal
of Business and Management. 7(4): 26-34.
[3] Stokes, L. E., Marcuccio, E. A., & Arpey, J. W.
2011. Ethical Intervention During the College
Years: Increasing the Moral Awareness of
Future Business Leaders. Mustang Journal of
Business Ethics. pp. 152-161.

408



×