ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
NCS. NGUYỄN VĂN TUN
NGHIÊN CỨU NHIỄM GIUN, SÁN ĐƯỜNG TIÊU HĨA
VÀ HƠ HẤP Ở LỢN BẢN ĐỊA TỈNH ĐIỆN BIÊN,
ĐẶC ĐIỂM BỆNH DO GIUN PHỔI Metastrongylus spp. GÂY RA
VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ
LUẬN ÁN TIẾN SĨ THÚ Y
Thái Nguyên - 2022
2
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
NCS. NGUYỄN VĂN TUN
NGHIÊN CỨU NHIỄM GIUN, SÁN ĐƯỜNG TIÊU HĨA
VÀ HƠ HẤP Ở LỢN BẢN ĐỊA TỈNH ĐIỆN BIÊN,
ĐẶC ĐIỂM BỆNH DO GIUN PHỔI Metastrongylus spp. GÂY RA
VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ
Ngành: Ký sinh trùng và Vi sinh vật học Thú y
Mã số: 9. 64. 01. 04
LUẬN ÁN TIẾN SĨ THÚ Y
Người hướng dẫn khoa học: GS. TS. Nguyễn Thị Kim Lan
PGS. TS. Nguyễn Thị Ngân
Thái Nguyên - 2022
LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi với sự hướng dẫn
của GS.TS Nguyễn Thị Kim Lan và PGS.TS Nguyễn Thị Ngân. Các số liệu, kết
quả nghiên cứu trong luận án này là hồn tồn trung thực và chưa được cơng bố
trong bất kỳ cơng trình khoa học nào khác. Mọi thơng tin trích dẫn trong luận án đều được chỉ
rõ nguồn gốc.
TÁC GIẢ
Nguyễn Văn Tuyên
LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành luận án này, tơi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy
hướng dẫn: GS. TS. Nguyễn Thị Kim Lan và PGS. TS. Nguyễn Thị Ngân - người
đã hướng dẫn, chỉ bảo, động viên tơi hết sức tận tình trong suốt q trình nghiên cứu
và hồn thành Luận án.
Tơi xin chân thành cảm ơn các Thầy giáo, Cô giáo trường Đại học Nông Lâm
- Đại học Thái Nguyên đã giảng dạy, hướng dẫn tơi hồn thành các học phần và các
chun đề trong suốt q trình đào tạo.
Nhân dịp này, tơi xin gửi lời cảm ơn tới Ban Giám đốc, Ban Đào tạo sau đại
học - Đại học Thái Nguyên; Ban Giám hiệu, phịng Đào tạo, Ban Chủ nhiệm Khoa
Chăn ni - Thú y, trường Đại học Nông Lâm đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi học
tập và nghiên cứu.
Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc đến Ban Giám hiệu trường Cao đẳng Kinh tế
- Kỹ thuật Điện Biên đã tạo điều kiện về thời gian, hỗ trợ một phần kinh phí cho tơi
trong q trình học tập.
Tơi xin trân trọng cảm ơn PGS. TS. Phạm Ngọc Doanh - Viện Sinh thái và Tài
nguyên sinh vật Việt Nam; PGS. TS Nguyễn Thanh Tùng - Trường Đại học Cần
Thơ; các kỹ thuật viên phòng Siêu cấu trúc - Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, kỹ
thuật viên khoa xét nghiệm Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên, Chi cục
Thú y tỉnh Điện Biên đã giúp đỡ tơi trong q trình thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn và chia sẻ thành quả này với các Cựu học sinh Lị
Văn Dung (khóa 29); Khồng Văn Liễu, Nguyễn Thị Dung, Chu Dèn Sơn, Thào A
Chìa, Vừ A Tủa, Lị Văn Thức, Sào Khóa Lèn (khóa 32) ngành Chăn ni Thú y và
các cựu sinh viên Vàng A Sình (khóa 8); Cháng A Hạng, Hồ A Ly, Giàng Thị Dí
(khóa 9); Quàng Văn Dy, Vừ A Dơ (khóa 10) ngành Chăn nuôi, trường Cao đẳng
Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên đã tham gia thu thập mẫu giúp tôi trong quá trình triển
khai thực hiện đề tài.
Tơi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới những người bạn, người thân
trong gia đình, nhất là bố, mẹ, chị và em gái đã luôn giúp đỡ, kịp thời động viên và
tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn
thành luận án.
Xin trân trọng cảm ơn tất cả những sự giúp đỡ quý báu này.
Thái Nguyên, ngày
tháng
năm 2022
NGHIÊN CỨU SINH
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN..................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN .........................................................................................................ii
MỤC LỤC ..............................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC BẢNG .....................................................................................vi
DANH MỤC CÁC HÌNH ....................................................................................viii
MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................1
2. Mục tiêu của đề tài................................................................................................ 2
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài........................................................ 2
4. Những đóng góp mới của đề tài ..............................................................................3
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ....................................................................4
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài.................................................................................... 4
1.1.1. Giun, sán ký sinh ở lợn............................................................................. 4
1.1.2. Bệnh giun phổi lợn ...................................................................................8
1.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam .................................................14
1.2.1. Trên thế giới........................................................................................... 14
1.2.2. Ở Việt Nam ............................................................................................23
1.3. Điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội và tình hình chăn ni lợn của
tỉnh Điện Biên .....................................................................................................28
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU...................................................................................................... 32
2.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu......................................................... 32
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................32
2.1.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ..........................................................32
2.2. Vật liệu nghiên cứu ...........................................................................................32
2.2.1. Động vật và các loại mẫu nghiên cứu .....................................................32
2.2.2. Dụng cụ và hóa chất sử dụng trong nghiên cứu...................................... 33
2.3. Nội dung nghiên cứu .........................................................................................33
2.3.1. Nghiên cứu thành phần loài và đặc điểm nhiễm giun, sán đường tiêu
hóa và hơ hấp ở lợn bản địa tại tỉnh Điện Biên................................................ 33
2.3.2. Nghiên cứu giun phổi Metastrongylus spp. và bệnh do giun phổi gây
ra ở lợn bản địa .................................................................................................34
2.4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................35
2.4.1. Phương pháp nghiên cứu thành phần loài và đặc điểm nhiễm giun,
sán đường tiêu hóa và hơ hấp ở lợn bản địa tại tỉnh Điện Biên ........................35
2.4.2. Phương pháp nghiên cứu giun phổi Metastrongylus spp. và bệnh giun
phổi gây ra ở lợn bản địa ..................................................................................40
2.4.3. Phương pháp xử lý số liệu ......................................................................48
Chương 3 : KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................49
3.1. Thành phần lồi và đặc điểm nhiễm giun, sán đường tiêu hóa và hơ hấp................... 49
3.1.1. Thành phần lồi giun, sán ký sinh ở lợn bản địa .....................................49
3.1.2. Đặc điểm nhiễm giun, sán đường tiêu hóa và hơ hấp ở lợn bản địa........ 55
3.2. Giun phổi Metastrongylus spp. và bệnh giun phổi gây ra ở lợn ...............................65
3.2.1. Định danh loài giun phổi thu được từ lợn bản địa .......................................65
3.2.2. Đặc điểm dịch tễ bệnh giun phổi Metastrongylus spp. ở lợn bản địa
.......................................................................................................................... 75
3.2.3. Nguy cơ nhiễm giun phổi ở lợn theo các phương thức chăn nuôi ..........88
3.2.4. Vật chủ trung gian của giun phổi ............................................................89
3.2.5. Đặc điểm bệnh lý và lâm sàng bệnh giun phổi ở lợn bản địa..................98
3.2.6. Nghiên cứu biện pháp phòng chống bệnh giun phổi cho lợn bản địa .........109
3.2.7. Đề xuất biện pháp phòng chống tổng hợp bệnh giun phổi cho lợn .......112
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .................................................................................114
1. Kết luận............................................................................................................ 114
2. Đề nghị............................................................................................................ 115
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................. 117
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
bp:
base pair
ĐC:
Đối chứng
n:
dung lượng mẫu
Nxb:
Nhà xuất bản
P:
độ tin cậy
PCR:
Polymerase Chain Reaction
SGN:
Sau gây nhiễm
STT
Số thứ tự
spp.:
species pluralis
TN:
Thí nghiệm
TT:
Thể trọng
A. sufrartyfex
Artyfechinostomum sufrartyfex
A. suum:
Ascaris suum
A. strongylina
Ascarops strongylina
F. buski:
Fasciolopsis buski
H. rubidus
Hyostrongylus rubidus
O. dentatum
Oesophagostomum dentatum
M. elongatus:
Metastrongylus elongatus
M. pudendotectus:
Metastrongylus pudendotectus
M. salmi:
Metastrongylus salmi
M. asymmetricus:
Metastrongylus asymmetricus
M. hirudinaceus:
Macracanthorhynchus hirudinaceus
P. sexalatus
Physocephalus sexalatus
T. suis
Trichocephalus suis
S. ransomi:
Strongyloides ransomi
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Thành phần loài giun, sán ký sinh trong ống tiêu hóa và hơ hấp
ở lợn .........................................................................................................4
Bảng 1.2. Tỷ lệ nhiễm các loài giun, sán ở lợn trên thế giới................................... 15
Bảng 1.3. Tỷ lệ nhiễm các loài giun phổi lợn trên thế giới .....................................18
Bảng 1.4. Tỷ lệ nhiễm các loài giun, sán ở lợn Việt Nam .......................................24
Bảng 1.5. Tỷ lệ nhiễm các loài giun phổi lợn tại Việt Nam.................................... 27
Bảng 2.1. Số lượng mẫu đã kiểm tra theo các chỉ tiêu nghiên cứu .........................36
Bảng 2.2. Sơ đồ bố trí thí nghiệm gây nhiễm giun phổi cho lợn bản địa ................44
Bảng 2.3. Sơ đồ bố trí thí nghiệm tẩy giun phổi trên lợn gây nhiễm ......................46
Bảng 3.1. Thành phần loài và sự phân bố các loài giun, sán đường tiêu hóa
và hơ hấp ở lợn bản địa tại tỉnh Điện Biên .............................................49
Bảng 3.2. Tỷ lệ nhiễm giun, sán ở lợn bản địa tại tỉnh Điện Biên (qua mổ khám)
................................................................................................................ 55
Bảng 3.3. Tỷ lệ nhiễm giun, sán ở lợn bản địa tại tỉnh Điện Biên (qua xét
nghiệm phân) .........................................................................................57
Bảng 3.4. Tỷ lệ nhiễm giun, sán ở lợn bản địa theo lứa tuổi................................... 59
Bảng 3.5. Tỷ lệ nhiễm giun, sán ở lợn bản địa theo phương thức chăn nuôi
................................................................................................................ 61
Bảng 3.6. Tỷ lệ nhiễm giun, sán ở lợn bản địa theo mùa trong năm....................... 62
Bảng 3.7. Tỷ lệ nhiễm giun, sán ở lợn bản địa theo địa hình ..................................64
Bảng 3.8. Kết quả định danh các loài giun phổi ở lợn bản địa tại tỉnh Điện Biên
................................................................................................................ 65
Bảng 3.9. Kết quả đo kích thước của giun M. elongatus và M. pudendotectus
ký sinh ở lợn bản địa tại tỉnh Điện Biên .................................................66
Bảng 3.10. Khoảng cách di truyền của loài Metastrongylus elongatus dựa
trên phân tích trình tự ITS2 ....................................................................71
Bảng 3.11. Khoảng cách di truyền giữa của loài M. elongatus và M. pudendotectus
dựa trên phân tích trình tự cox1............................................................. 73
Bảng 3.12. Kết quả mổ khám và thu thập giun phổi ở lợn bản địa tại Điện Biên
................................................................................................................ 75
Bảng 3.13. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun phổi ở lợn bản địa tại tỉnh Điện Biên.............. 76
Bảng 3.14. Tỷ lệ và cường độ nhiễm đơn lẻ và hỗn hợp giun phổi........................ 79
Bảng 3.15. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun phổi ở lợn bản địa theo lứa tuổi
................................................................................................................ 81
Bảng 3.16. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun phổi ở lợn bản địa theo mùa trong năm
................................................................................................................ 83
Bảng 3.17. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun phổi ở lợn bản địa theo vùng địa hình..................
84
Bảng 3.18. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun phổi ở lợn bản địa theo phương
thức chăn nuôi........................................................................................ 86
Bảng 3.19. Nguy cơ nhiễm giun phổi ở lợn theo phương thức chăn nuôi ...............88
Bảng 3.20. Thành phần và sự phân bố các loài giun đất tại tỉnh Điện Biên
................................................................................................................ 90
Bảng 3.21. Tỷ lệ cá thể theo loài giun đất thu thập tại tỉnh Điện Biên ....................96
Bảng 3.22. Tỷ lệ và cường độ nhiễm ấu trùng giun phổi ở giun đất thu thập
tại Điện Biên ..........................................................................................97
Bảng 3.23. Thời gian giun phổi hồn thành vịng đời ở lợn gây nhiễm.................. 99
Bảng 3.24. Diễn biến lâm sàng của lợn bản địa sau gây nhiễm giun phổi
..............................................................................................................100
Bảng 3.25. Sự thay đổi các chỉ tiêu hệ bạch cầu của lợn bản địa sau khi gây nhiễm
..............................................................................................................101
Bảng 3.26. Tổn thương đại thể của lợn mắc bệnh giun phổi do gây nhiễm
..............................................................................................................103
Bảng 3.27. Tổn thương vi thể của lợn mắc bệnh giun phổi do gây nhiễm
..............................................................................................................105
Bảng 3.28. Triệu chứng lâm sàng của lợn nhiễm giun phổi ở các địa phương .................107
Bảng 3.29. Tổn thương đại thể của lợn mắc bệnh giun phổi ở các địa phương .................108
Bảng 3.30. Thử nghiệm hiệu lực của thuốc tẩy giun phổi trên lợn gây nhiễm ..................109
Bảng 3.31. Hiệu lực của thuốc tẩy giun phổi cho lợn trên diện hẹp ngoài thực địa
..............................................................................................................110
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Phân loại trứng ký sinh ở lợn (Soulsby, 1988) ...............................................6
Hình 1.2. Vịng đời phát triển của giun phổi lợn Metastrongylus spp............................. 9
Hình 1.3. Bản đồ Việt Nam....................................................................................... 29
Hình 1.4. Bản đồ tỉnh Điện Biên ................................................................................29
Hình 3.1. Giun dạ dày Gnathostoma sp. thu thập từ dạ dày lợn ở tỉnh Điện Biên
................................................................................................................52
Hình 3.2. Hình thái giun dạ dày Gnathostoma sp. (hình kẻ vẽ) ....................................52
Hình 3.3. Ảnh đầu và phần thân trước của giun Gnathostoma sp................................. 52
Hình 3.4. Ảnh gai móc phần đầu của giun Gnathostoma sp. .......................................52
Hình 3.5. Ảnh gai phần thân của giun Gnathostoma sp. ..............................................53
Hình 3.6. Ảnh gai phần đi của giun Gnathostoma sp.............................................. 53
Hình 3.7. Cây phát sinh chủng loại của các lồi Gnathostoma được xây dựng
từ trình tự ITS2 bằng phương pháp Maximum Likelihood.......................... 54
Hình 3.8. Cây phát sinh chủng loại của các lồi Gnathostoma được xây dựng
từ trình tự cox1 bằng phương pháp Maximum Likelihood ...........................54
Hình 3.9. Giun trịn Metastrongylus elongatus Gmelin, 1790 ký sinh ở lợn tại
Điện Biên................................................................................................ 67
Hình 3.10. Giun tròn Metastrongylus pudendotectus Wostokow, 1905 ký sinh
ở lợn tại Điện Biên ...................................................................................69
Hình 3.11. Cây phát sinh chủng loại của các lồi Metastrongylus được xây
dựng từ trình tự ITS2 bằng phương pháp Maximum Likekliwood.
................................................................................................................72
Hình 3.12. Cây phát sinh chủng loại của các lồi Metastrongylus được xây
dựng từ trình tự cox1 bằng phương pháp Maximum Likekliwood ................74
Hình 3.13. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm giun phổi ở lợn bản địa tại tỉnh Điện Biên ...................78
Hình 3.14. Biểu đồ cường độ nhiễm giun phổi ở lợn bản địa tại tỉnh Điện Biên
................................................................................................................78
Hình 3.15. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm đơn lẻ và hỗn hợp giun phổi....................................... 79
Hình 3.16. Đồ thị biến động nhiễm giun phổi ở lợn bản địa theo tuổi.......................... 82
Hình 3.17. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm giun phổi ở lợn bản địa theo mùa trong năm ................83
Hình 3.18. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm giun phổi ở lợn bản địa theo địa hình ..........................85
Hình 3.19. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm giun phổi ở lợn bản địa theo phương thức
chăn ni................................................................................................ 86
Hình 3.20. Lồi Pontoscolex corethrurus tại Điện Biên ..............................................91
Hình 3.21. Lồi Amynthas aspergillum tại Điện Biên................................................. 92
Hình 3.22. Lồi Amynthas robustus tại Điện Biên...................................................... 92
Hình 3.23. Lồi Amynthas morrisi tại Điện Biên ........................................................93
Hình 3.24. Lồi Amynthas corticis tại Điện Biên ........................................................94
Hình 3.25. Lồi Amynthas plantoporophoratus tại Điện Biên .....................................94
Hình 3.26. Lồi Amynthas pauxillulus tại Điện Biên ..................................................95
Hình 3.27. Biểu đồ tỷ lệ cá thể các lồi giun đất thu thập tại tỉnh Điện Biên................. 96
Hình 3.28. Biểu đồ công thức bạch cầu của lợn bản địa mắc bệnh giun phổi do
gây nhiễm ..............................................................................................102
Hình 3.29. Bệnh tích đại thể trên lợn bản địa nhiễm giun phổi ...................................104
Hình 3.30: Bệnh tích vi thể trên lợn bản địa nhiễm giun phổi ....................................106
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Chăn ni lợn chiếm một vị trí vơ cùng quan trọng trong ngành chăn nuôi gia
súc ở các nước trên thế giới cũng như ở Việt Nam, bởi chăn nuôi lợn cung cấp
lượng lớn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng
trong nước và xuất khẩu, đồng thời cịn cung cấp lượng lớn phân bón cho ngành
nông nghiệp và nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến.
Trong những năm qua nhà nước đã có nhiều chính sách khuyến khích, đầu tư,
cải tiến, nâng cao chất lượng con giống, thức ăn, kỹ thuật chăm sóc ni dưỡng nhằm
thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển, đặc biệt là chăn nuôi lợn. Theo niên giám thống
kê năm 2021 [31], cả nước có gần 22,03 triệu con lợn, sản lượng thịt hơi đạt 3,55
triệu tấn.
Bên cạnh những thuận lợi, ngành chăn ni lợn cũng đang gặp rất nhiều khó
khăn, đặc biệt là vấn đề dịch bệnh. Ngoài bệnh truyền nhiễm, lợn còn dễ mắc bệnh ký
sinh trùng. Thống kê cho thấy, đã phát hiện được trên 50 loài ký sinh trùng gây bệnh
ở lợn [16]. Những bệnh ký sinh trùng đã làm ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng
của lợn, làm tăng tiêu tốn thức ăn, giảm tăng trọng và các chi phí như thuốc điều trị,
cơng chăm sóc ni dưỡng so với lợn không bị bệnh. Khi lợn con nhiễm giun đũa,
tốc độ sinh trưởng, phát triển chậm, tăng trọng giảm tới 30% so với lợn không nhiễm
bệnh [13]. Khơng chỉ vậy, giun, sán ký sinh cịn gây ra các tổn thương làm giảm sức
đề kháng của lợn và mở đường cho nhiều loại vi khuẩn, virus xâm nhập, gây bệnh.
Trong đó có các lồi giun phổi ký sinh và gây bệnh ở đường hô hấp lợn.
Bệnh giun phổi do một số lồi giun trịn thuộc giống Metastrongylus gây ra.
Giun phổi gây các tổn thương ở đường hô hấp, gây viêm phế quản, viêm phổi, làm
giảm tăng trọng so với lợn không mắc bệnh và dễ chết nếu không được điều trị kịp
thời [14, 68].
Điện Biên là một tỉnh miền núi ở khu vực Tây Bắc Việt Nam. Theo thống kê,
tồn tỉnh hiện có trên 290.000 con lợn [31], trong đó giống lợn bản địa được ni
phổ biến với quy mơ một vài con tại các hộ gia đình. Lợn bản địa gồm các giống
lợn nội của đồng bào các dân tộc tỉnh Điện Biên, có đặc điểm tai nhỏ, mõm dài,
lơng đen tuyền hoặc đen có 4 - 6 chấm trắng trên cơ thể, được nuôi dưỡng lâu đời
tại các huyện, thành phố, thị xã của tỉnh. Lợn bản địa chịu đựng tốt với điều kiện
chăn ni ở các nơng hộ nghèo, ít bệnh tật, thịt thơm ngon.
Tuy nhiên, với điều kiện là tỉnh miền núi, điều kiện kinh tế còn gặp rất nhiều
khó khăn, mặt bằng dân trí cịn thấp, chăn ni lợn tại tỉnh Điện Biên chủ yếu vẫn
theo phương thức truyền thống, thả rông, việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật
vào sản xuất chăn ni cịn nhiều hạn chế nên nguy cơ nhiễm giun, sán vẫn cao.
Cho đến nay, tuy đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về giun, sán ký sinh ở lợn
nhưng chưa có cơng trình nào nghiên cứu đầy đủ về tình hình nhiễm giun, sán
đường tiêu hóa và hơ hấp, đặc biệt là đặc điểm bệnh do giun phổi Metastrongylus
spp. gây ra trên đối tượng là lợn bản địa tỉnh Điện Biên. Do đó, cũng chưa có biện
pháp phịng chống bệnh hiệu quả.
Xuất phát từ nhu cầu cấp bách của thực tiễn chăn nuôi và phòng chống bệnh
cho đàn lợn bản địa tại tỉnh Điện Biên, chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu
nhiễm giun, sán đường tiêu hóa và hơ hấp ở lợn bản địa tỉnh Điện Biên, đặc
điểm bệnh do giun phổi Metastrongylus spp. gây ra và biện pháp phòng trị”.
2. Mục tiêu của đề tài
Xác định thành phần loài, sự phân bố, tình hình nhiễm giun, sán đường tiêu
hóa và hơ hấp, đặc điểm bệnh giun phổi do Metastrongylus spp. gây ra trên lợn bản
địa tại tỉnh Điện Biên. Xác định các yếu tố nguy cơ mắc bệnh giun phổi ở lợn bản
địa theo phương thức chăn nuôi tại tỉnh Điện Biên. Từ đó, đề xuất được biện pháp
phịng trị bệnh giun, sán nói chung và bệnh giun phổi nói riêng cho lợn bản địa ở
tỉnh Điện Biên có hiệu quả.
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
Đề tài là cơng trình nghiên cứu có hệ thống về thực trạng nhiễm các lồi giun,
sán ở đường tiêu hóa và hơ hấp của lợn bản địa; xác định được thành phần loài, thời
gian hồn thành vịng đời của giun phổi trên lợn bản địa, thành phần loài vật chủ
trung gian; đặc điểm bệnh lý và lâm sàng của bệnh giun phổi trên lợn bản địa; xác
định được các yếu tố nguy cơ có liên quan đến tỷ lệ nhiễm giun phổi ở lợn bản địa.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả của luận án là cơ sở khoa học để khuyến cáo người chăn nuôi lợn tại
tỉnh Điện Biên áp dụng các biện pháp phòng chống bệnh giun, sán hữu hiệu nhằm
giảm thiểu tác động có hại do các lồi giun, sán gây ra ở lợn nói chung và hạn chế
tỷ lệ nhiễm bệnh giun phổi cho lợn nói riêng, góp phần phát triển chăn ni lợn theo
hướng bền vững.
4. Những đóng góp mới của đề tài
Đề tài là cơng trình đầu tiên ở khu vực Tây Bắc Việt Nam, nghiên cứu có hệ
thống và có một số đóng góp mới cho khoa học:
- Đã xác định được thành phần lồi và tình hình nhiễm giun, sán đường tiêu hóa
và hơ hấp trên lợn bản địa.
- Định danh được loài M. elongatus và M. pudendotectus gây bệnh giun phổi trên
đàn lợn bản địa bằng kỹ thuật sinh học phân tử.
- Phát hiện được 1 loài giun trịn thuộc giống Gnathostoma hồn tồn mới về
đặc điểm di truyền so với những lồi đã cơng bố trên ngân hàng gen quốc tế.
- Định danh được 2 loài giun đất - vật chủ trung gian của giun phổi lợn; xác
định được thời gian hồn thành vịng đời của giun phổi Metastrongylus spp. ở lợn
bản địa là 31 - 36 ngày.
- Đề xuất được biện pháp phòng, trị bệnh do giun phổi Metastrongylus spp.
gây ra cho lợn có hiệu quả, khuyến cáo và áp dụng rộng rãi tại các nông hộ nuôi lợn
trên địa bàn tỉnh Điện Biên và các tỉnh khác.
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
1.1.1. Giun, sán ký sinh ở lợn
1.1.1.1. Thành phần loài giun, sán ký sinh ở lợn
Mỗi loài vật chủ có thành phần lồi giun, sán đặc trưng riêng. Mỗi lồi giun, sán
có vị trí ký sinh chun biệt: đường tiêu hóa (thực quản, dạ dày, ruột, gan , mật, tuy),
hơ hấp, tuần hồn, bài tiết… Thành phần lồi giun, sán ký sinh trong ống tiêu hóa và
cơ quan hơ hấp trong cơ thể của lợn đã được tổng kết và trình bày ở bảng 1.1.
Bảng 1.1. Thành phần lồi giun, sán ký sinh
trong ống tiêu hóa và hơ hấp ở lợn
Tên lồi giun, sán
Tên Việt Nam
Vị trí ký sinh
I. Trematoda
Paragonimus westermani
Sán lá phổi
Phổi
Paragonimus ohirai
Sán lá phổi
Phổi
Artyfechinostomum sufrartyfex
Sán lá ruột
Ruột non
Echinostoma revolutum
Sán lá ruột
Ruột
Echinostoma sp
Sán lá ruột
Ruột
Fasciolopsis buski
Sán lá ruột lợn
Ruột non
Gastrodiscoides hominis
Sán lá ruột
Ruột non
Heterophyes heterophyes
Sán lá ruột
Ruột non
Plagiorchis elegans
Sán lá ruột
Ruột
Metastrongylus elongatus
Giun phổi
Phổi, khí quản
Metastrongylus pudendotectus
Giun phổi
Phổi, khí quản
Metastrongylus salmi
Giun phổi
Phổi, khí quản
Metastrongylus confusus
Giun phổi
Phổi, khí quản
Metastrongylus asymetricus
Giun phổi
Phổi, khí quản
Dictyocaulus khawi
Giun phổi
Phổi, khí quản
Filaria bauchei
Giun chỉ
Phổi
Ascarops strongylina
Giun dạ dày
Dạ dày
II. Nematoda
Tên lồi giun, sán
Tên Việt Nam
Vị trí ký sinh
Ascarops dentata
Giun dạ dày
Dạ dày
Gnathostoma dororesi
Giun dạ dày
Dạ dày
Gnathotoma hispidum
Giun dạ dày
Dạ dày
Physocephalus sexalatus
Giun dạ dày
Dạ dày
Simondia paradoxa
Giun dạ dày
Dạ dày
Bourgelatia diducta
Giun xoăn
Ruột
Ascaris suum
Giun đũa lợn
Ruột non
Globocephalus
longemucronatus
Giun móc
Ruột non
Globocephalus urosubulatus
Giun móc
Ruột non
Strongyloides papillosus
Giun lươn
Ruột non
Strongyloides ransoni
Giun lươn
Ruột non
Raillietostrongylus samoensis
Giun xoăn
Ruột non
Triodontophorus serratus
Giun xoăn
Ruột già
Oesophagostomum dentatum
Giun kết hạt
Ruột già
Oesophagostomum
brevicaudatum
Giun kết hạt
Ruột già
Oesphagostomum longicaudum
Giun kết hạt
Ruột già
Trichocephalus suis
Giun tóc
Ruột già
Giun đầu gai
Ruột non
III. Acanthocephala
Macracanthorhynchus
hirudinaceus
Hiện nay, việc định loại giun, sán chủ yếu dựa vào đặc điểm hình thái. Ngồi
ra, lồi vật chủ, vị trí ký sinh giúp định loại một số loài giun, sán ký sinh chun
biệt. Với một số lồi có quan hệ gần trong cùng một giống có đặc điểm hình thái
tương tự nhau thì kỹ thuật phân tử giúp định lồi chính xác, đồng thời cung cấp số
liệu để phân tích mối quan hệ tiến hóa di truyền. Các chỉ thị phân tử thường dùng là
các gen và đoạn chèn của hệ gen nhân (28S, ITS…) và gen ty thể (cox1, Cytb,…).
Giun, sán có thể đẻ trứng hoặc ấu trùng. Trứng/ấu trùng được thải ra khỏi cơ
thể vật chủ cùng với chất thải/chất tiết: phân, đờm, nước tiểu… Vì vậy, xét nghiệm
chất thải của gia súc để tìm trứng/ấu trùng giun, sán và định loại có thể xác định vật
chủ nhiễm loài giun, sán nào. Tùy thuộc từng loài giun, sán, trứng có thể định loại đến giống, lồi.
Trong mẫu phân của lợn có thể thấy các loại trứng giun, sán sau:
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.
10.
11.
12.
13.
A. suum
F. buski
Paragonimus westermani
A. strongylina
Stephanusus dentatus
T. suis
M. elongatus
Bourgelatia diducta
O. dentatum
H. rubidus
P. sexalatus
Brachylaemus suis
M. hirudinaceus
14. Globocephalus connorfilii
15. Necator sp.
16. Schistosoma suis
Hình 1.1. Phân loại trứng ký sinh ở lợn (Soulsby, 1988)
1.1.1.2. Vòng đời phát triển của giun, sán ký sinh ở lợn
Con đường nhiễm bệnh giun, sán liên quan đến vòng đời của giun, sán. Có 2
kiểu vịng đời phát triển: trực tiếp và gián tiếp.
Trong q trình hồn thành vịng đời của giun, sán có những loại khơng cần sự
có mặt của vật chủ trung gian được gọi là bệnh giun, sán truyền trực tiếp. Trứng, ấu
trùng của chúng phát triển bên ngồi, khơng cần vật chủ trung gian đã thành trứng
hoặc ấu trùng gây bệnh, lẫn vào thức ăn, nước uống vào đường tiêu hoá ký chủ mà
thành giun, sán trưởng thành, trường hợp này thường thấy trong các bệnh giun đũa,
bệnh giun tóc, bệnh giun móc hay bệnh giun kết hạt ....
Những bệnh giun, sán trong quá trình phát triển để hồn thành vịng đời cần
phải trải qua các giai đoạn ấu trùng ở vật chủ trung gian được gọi là bệnh giun, sán
truyền gián tiếp (qua sinh vật), thường thấy trong các bệnh sán lá ruột lợn, bệnh
giun đầu gai, bệnh giun phổi lợn ... Tuy nhiên, vật chủ trung gian cũng rất đa dạng,
tùy thuộc vào từng lồi giun, sán mà có sự khác nhau, chẳng hạn các loài ốc nước
ngọt là vật chủ trung gian trong bệnh sán lá ruột, giun đất trong bệnh giun phổi lợn
hoặc các loài động vật chân đốt ở dưới nước như giáp xác và côn trùng đối với bệnh
giun đầu gai …
Trong thực tế, việc phòng trừ bệnh do giun, sán truyền trực tiếp khó khăn hơn
bệnh giun, sán truyền gián tiếp (qua sinh vật) bởi sự dễ hoàn thành vòng đời của
chúng [13].
1.1.1.3. Bệnh lý học các bệnh giun, sán.
Trạng thái bệnh lý do các bệnh giun, sán gây ra thể hiện bằng những biểu hiện
triệu chứng lâm sàng và bệnh tích. Phần lớn các bệnh giun, sán thường làm con vật
kém ăn, gầy yếu, chậm lớn… Tuy nhiên, mỗi bệnh có những biểu hiện đặc trưng
riêng, ví dụ: bệnh giun, sán đường tiêu hóa thường gây tiêu chảy hoặc rối loạn tiêu
hóa, bệnh giun, sán đường hơ hấp có những triệu chứng ho, khó thở …
Những biểu hiện triệu chứng và bệnh tích của bệnh ký sinh trùng phụ thuộc
nhiều vào độc lực của mỗi loại giun, sán và sức chống đỡ của vật chủ. Độc lực của
giun, sán lại phụ thuộc nhiều vào các giai đoạn phát dục của nó cũng như số lượng
và các độc tố do chúng tiết ra, dù nó cư trú ở bộ phận nào của cơ thể (ống tiêu hóa,
đường hơ hấp, tiết niệu, tuần hồn …). Độc lực này có thể tăng khi chúng tiếp xúc
với một cơ thể chưa thích ứng với nó [28].
Ngồi ra, bệnh giun, sán cịn làm thay đổi thành phần tế bào máu. Khi giun,
sán xâm nhập vào cơ thể vật chủ, cơ thể vật chủ cũng có những đáp ứng lại bằng
những phản ứng tế bào như viêm, tăng cường chức năng thực bào, hiện tượng tăng
bạch cầu eosin, tăng bạch cầu lâm ba và giảm bạch cầu trung tính. Do vậy, hiện
tượng tăng bạch cầu eosin là cơ sở trong chẩn đoán bệnh giun, sán ở vật ni.
1.1.1.4. Chẩn đốn và phịng trị các bệnh giun, sán
Do triệu chứng của bệnh giun, sán khơng điển hình nên việc chẩn đốn bệnh
giun, sán khơng chỉ dựa vào biểu hiện triệu chứng lâm sàng như các bệnh khác mà
cần phải tìm thấy căn nguyên gây bệnh (trứng, ấu trùng hoặc giun, sán trưởng
thành). Hiện nay, có 2 cách chẩn đốn bệnh ký sinh trùng là chẩn đoán trên con vật
sống và chẩn đoán khi con vật chết [13].
Trên con vật cịn sống, có thể dựa vào những biểu hiện triệu chứng lâm sàng,
những dẫn liệu về tình hình dịch tễ học nhưng điều đó là rất khó để chẩn đốn phân
biệt và khơng chính xác. Cách tốt nhất là dùng các phương pháp xét nghiệm để tìm
trứng, ấu trùng, giun, sán trưởng thành hoặc chẩn đoán bằng các phương pháp miễn
dịch học ...
Bên cạnh đó, việc chẩn đốn, xác định giun, sán có thể dựa trên việc mổ khám
khi động vật đã chết. Việc mổ khám để tìm và thu thập giun, sán theo phương pháp
mổ khám tồn diện và khơng tồn diện của Skrjabin. Phương pháp này có thể phát
hiện được tất cả các lồi giun, sán ở tất cả mọi khí quan, tổ chức của động vật (kể cả
giun, sán rất nhỏ), phát hiện được các tổn thương đại thể điển hình của bệnh. Đây
được coi là phương pháp chẩn đốn chính xác và có ý nghĩa lớn trong cơng tác
nghiên cứu, đồng thời làm cơ sở khoa học cho các biện pháp phòng trừ thích hợp.
Việc phịng trị các bệnh giun, sán ở Việt Nam hiện nay đều áp dụng dựa trên
học thuyết về tiêu diệt nguyên nhân gây bệnh giun, sán của Skrjabin, bao gồm: 1)
diệt giun, sán ở động vật, mục đích làm cho cơ thể động vật khỏe mạnh và ngăn
ngừa ngoại cảnh không bị ô nhiễm; 2) diệt giun, sán ở ngoại cảnh, mục đích là đề
phịng cho động vật không bị nhiễm bệnh như diệt trứng giun, sán ở phân, diệt
giun, sán theo phương pháp sinh học ở các trại chăn nuôi và bãi chăn thả, vệ sinh
nguồn nước uống…
Hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, nhiều loại hóa dược ra đời
và được sử dụng rộng rãi trong việc điều trị các bệnh do giun, sán gây ra. Những
loại thuốc tẩy thường được sử dụng trong chăn ni có thể kể đến như piperazin,
levamisol, fenbendazol, ivermectin … Bên cạnh đó, việc sử dụng những loại thuốc
có nguồn gốc thảo mộc có tác dụng trị giun, sán (lá, vỏ, thân cây, quả, hạt, rễ …),
tránh tồn dư hóa dược, đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng cũng đã và đang được
nghiên cứu và ứng dụng trong điều trị bệnh do giun, sán gây ra như sử quân tử, vỏ
rễ xoan, vỏ rễ lựu, hạt cau, lá đu đủ, hạt bí đỏ … [28].
1.1.2. Bệnh giun phổi lợn
1.1.2.1. Đặc điểm hình thái, cấu tạo của giun phổi ký sinh ở lợn
Tại Việt Nam, tác nhân gây bệnh giun phổi ở lợn là ba loài giun M. elongatus,
M. pudendotectus và M. salmi. Chúng thường ký sinh ở chi nhánh khí quản lợn.
Giun có màu trắng hoặc trắng ngà, đầu có 2 mơi chia thành 3 thùy. Giun cái đẻ
trứng có ấu trùng, âm hộ ở gần hậu mơn và có nắp [14].
1.1.2.2. Vịng đời phát triển của giun phổi lợn
Trong vòng đời phát triển, giun phổi lợn cần trải qua 4 giai đoạn, bao gồm: (i)
thải trứng khỏi vật chủ ra mơi trường ngồi và tiếp tục phát triển; (ii) Ấu trùng xâm
nhập vào vật chủ trung gian là các lồi giun đất thích hợp như Allobophoca
chloritica, Lumbricus terrestris hoặc E. foetida …; (iii) Lột xác, phát triển trong cơ
thể giun đất; (iv) ấu trùng cảm nhiễm được vật chủ cuối cùng ăn phải thì phát triển
thành giun trưởng thành (hình 1.2).
Lợn ăn
giun đất
Trứng có
ấu trùng
Ấu trùng L3
Ấu trùng L1
Hình 1.2. Vịng đời phát triển của giun phổi lợn Metastrongylus spp.
Qua chu trình phát triển trên có thể thấy sự phát triển của giun phổi lợn phụ
thuộc vào nhiều yếu tố, vật chủ và môi trường. Vì vậy, nghiên cứu được các yếu tố
ảnh hưởng đến sự phân bố của các loài vật chủ trung gian và phát triển của giun
phổi lợn sẽ cung cấp cơ sở khoa học cho việc phịng bệnh thích hợp.
1.1.2.3. Dịch tễ học bệnh giun phổi lợn
Bệnh phổ biến ở hầu khắp các nước trên thế giới, nhưng lợn bị nhiễm với tỷ lệ
cao ở các nước thuộc vùng nhiệt đới ẩm của châu Á và châu Phi. Bệnh thường xuất
hiện ở những vùng chăn nuôi kém phát triển, chăn nuôi theo phương thức thả rơng.
Trước đây, có nhiều cơng trình nghiên cứu cho thấy tỷ lệ nhiễm giun phổi ở lợn
khá cao. Hiện nay, do điều kiện chăn nuôi thay đổi nên tỷ lệ nhiễm giun phổi đã giảm
nhiều. Mặt khác, thời tiết, khí hậu của một vùng, một khu vực có liên quan trực tiếp
đến sự tồn tại và phát triển của giun đất - vật chủ trung gian của giun phổi lợn. Môi
trường ẩm ướt, mưa nhiều tạo điều kiện thuận lợi cho giun đất sống và sinh sản.
Ở Việt Nam, bệnh giun phổi lợn được phát hiện ở khắp các vùng sinh thái,
phổ biến ở các tỉnh trung du miền núi phía Bắc, các tỉnh ven biển miền Trung, Tây
Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long [16, 27].
Lợn nhiễm giun phổi nhiều hơn vào mùa vật chủ trung gian phát triển. Những
năm mưa nhiều, tỷ lệ nhiễm giun phổi tăng lên so với những năm nắng ráo và khô
hạn. Mùa vụ gắn liền với sự thay đổi thời tiết, khí hậu. Mùa Hè và đầu mùa Thu, lợn
nhiễm giun phổi tăng cao hơn các mùa khác trong năm. Mặt khác, lợn đào bới
quanh chuồng nên dễ ăn phải giun đất có ấu trùng giun phổi. Lợn ni nhốt vẫn
nhiễm giun phổi do ăn rau, củ có lẫn ấu trùng có sức gây bệnh. Lợn ni nhốt trong
chuồng nền đất cũng có nguy cơ ăn phải giun đất nhiễm ấu trùng giun phổi. Giun
đất ít gặp ở vùng đất cát và khô hạn nhưng gặp nhiều ở những vùng ẩm ướt và có
nhiều phân, rác, lá cây. Vì vậy, tỷ lệ nhiễm giun phổi ở vùng núi thường cao hơn
vùng trung du và đồng bằng [14, 42].
1.1.2.4. Đặc điểm bệnh lý và lâm sàng bệnh giun phổi lợn
* Bệnh lý của bệnh giun phổi lợn
Trong quá trình phát triển, ấu trùng giun phổi có sự thay đổi vị trí ký sinh. Sự
thay đổi vị trí ký sinh của ấu trùng giun phổi trong giun đất - vật chủ trung gian có
liên quan đến q trình lột xác của ấu trùng để phát triển tới giai đoạn ấu trùng có sức
gây bệnh.
Ấu trùng di hành gây tổn thương ruột, phá hoại thành mạch, hạch lâm ba, hệ
mao mạch và tổ chức phổi; đồng thời mang vi khuẩn vào những nơi đó, gây viêm
thứ phát. Trong q trình ký sinh, giun phổi còn tiết ra độc tố, độc tố hấp thu vào
máu làm con vật nhiễm độc, lợn còi cọc, chậm lớn, giảm sức đề kháng, dễ mắc các
bệnh khác. Xét nghiệm máu thấy bạch cầu ái toan tăng, số lượng hồng cầu giảm.
Nếu nặng, lợn có thể chết do khó thở [14, 18, 111].
Giun phổi Metastrongylus spp. ký sinh trong khí quản phổi gây khó thở, giảm
tăng trọng do sự phá hủy mô kẽ và gây tắc nghẽn phổi [37]. Bên cạnh đó, giun phổi
làm suy giảm miễn dịch và gây nhiễm trùng kế phát, có thể làm viêm phế quản, gây
tử vong [57, 92].
* Triệu chứng của bệnh giun phổi lợn
Sau khi nhiễm ấu trùng giun phổi Metastrongylus spp. 4 ngày, lợn bắt đầu xuất
hiện triệu chứng lâm sàng [18].
Khi lợn bị nhiễm giun phổi nhẹ và trung bình thì khơng có triệu chứng lâm
sàng rõ rệt. Khi bị nặng, con vật mệt mỏi, kém ăn, gầy còm, suy dinh dưỡng, lông
da trở nên khô cứng, ho. Hiện tượng ho rõ nhất vào sáng sớm và buổi tối. Giai đoạn
đầu con vật vẫn ăn bình thường nhưng gầy dần, giai đoạn cuối ăn ít hoặc bỏ ăn, ít
vận động. Kiểm tra máu thấy bạch cầu ái toan tăng, hồng cầu giảm. Giai đoạn cuối
con vật có thể bị viêm phổi nên thường khó thở, suy nhược. Nếu khơng điều trị kịp
thời và ni dưỡng chăm sóc chu đáo thì tỷ lệ chết cao (khoảng 15 - 30%) [14].
Về lâm sàng, lợn con nhiễm bệnh thường ho nhiều. Có sự xâm nhập của nhiều
bạch cầu ái toan ở phổi, tế bào phổi bị xơ hóa. Phân tích huyết thanh lợn nhiễm
bệnh cho thấy hàm lượng glucose trong huyết thanh tăng, protein tổng số và
albumin huyết thanh giảm. Lợn nhiễm giun phổi gây ra chứng giảm protein huyết
thanh, tăng đường huyết và rối loạn chức năng gan, thận [106].
1.1.2.5. Bệnh tích của bệnh giun phổi ở lợn
Lợn mắc bệnh giun phổi thấy các phế nang có hiện tượng viêm, trong chi
nhánh khí quản có nhiều giun rải rác, có những chỗ khí thũng, có những vùng gan
hóa, hạch lâm ba phổi sưng to [15]; cơ tim nhão, xoang bao tim có nước, cơ nhão, dạ
dày và ruột trống rỗng [18].
Về mặt mô học, tổ chức phổi của lợn nhiễm giun tròn Metastrongylus trở nên
cứng, rắn chắc và có màu xám hoặc trắng, khí thũng ở phổi, phổi phù và xuất huyết,
suy giảm chức năng phổi; bạch cầu ái toan tăng, tế bào phổi bị xơ hóa, hạch phổi
sưng to [85, 106].
1.1.2.6. Chẩn đốn bệnh giun phổi lợn
Chẩn đốn bệnh giun phổi lợn đơi khi gặp phải nhiều khó khăn do các triệu
chứng của bệnh thường khơng rõ ràng [14]. Ngồi ra, do có sự tương đồng về đặc
điểm lâm sàng và chồng chéo về dịch tễ học nên chẩn đoán thường dễ nhầm lẫn với
các bệnh viêm đường hô hấp khác.
Mổ khám lợn để thu thập và định loại giun là phương pháp đơn giản cho phép
xác định chính xác các lồi giun trong phổi lợn [17].
Đối với lợn còn sống: kết hợp theo dõi triệu chứng lâm sàng với kiểm tra phân
tìm trứng giun phổi bằng phương pháp Cherbovick. Có thể chẩn đốn bằng phản ứng
biến thái nội bì: chế kháng ngun, tiêm nội bì vành tai 0,2 ml, sau 5 - 15 phút chỗ
tiêm sưng đỏ, đường kính trên 1 cm là dương tính, ngược lại là âm tính [14].
Đối với lợn chết: việc chẩn đốn bệnh và tìm giun phổi Metastrongylus spp.
được tiến hành qua mổ khám, thu thập, kiểm tra bệnh tích ở chi nhánh khí quản lợn.
Có thể sử dụng dung dịch Barbagallo để bảo quản giun phổi [14].
* Định danh giun phổi ở lợn
Theo Diana và cs. (2014) [57], căn cứ vào chiều dài gai giao cấu đối với giun
đực và chiều dài âm đạo đối với giun cái để phân biệt năm loài giun phổi gồm M.
elongatus, M. pudendotectus, M. salmi, M. confusus và M. asymetricus. Tuy nhiên,
nếu chỉ sử dụng các đặc điểm hình thái và bằng chứng về dịch tễ học để định danh
những lồi giun phổi trên thì chưa thực sự thuyết phục.
Ngày nay, sự ra đời của sinh học phân tử đã giúp thúc đẩy nhiều nghiên cứu ở
mức độ phân tử của giống Metastrongylus. Các trình tự Deoxyribonucleic acid
(DNA) của hệ gen nhân (bao gồm các gen và các đoạn chèn) và hệ gen ty thể từ lâu
đã được sử dụng để nghiên cứu mối quan hệ phân tử và phân loại giun, sán. Đối với
giun phổi lợn, chẩn đoán phân tử bằng cách khuếch đại trình tự đoạn chèn thứ hai
the second internal transcribed spacer (ITS2) của hệ gen nhân là chỉ thị tốt để phân
biệt giữa các loài và trình tự gen Cytochrome c oxidase subunit 1 (cox1) của hệ gen
ty thể là chỉ thị hữu ích để nghiên cứu các quần thể trong loài.
Kỹ thuật khuếch đại ngẫu nhiên DNA đa hình (Random amplified
polymorphic DNA = RAPD) đã được sử dụng để đánh giá sự tương đồng về mặt di
truyền của 4 loài giun phổi M. asymmetricus, M. confusus, M. pudendotectus và M.
salmi tại Pháp [87]. Kỹ thuật này cho phép phát hiện tính đa hình các đoạn DNA
được nhân bản ngẫu nhiên bằng việc dùng 1 primer chứa một trật tự nucleotide
ngẫu nhiên.
Do vậy, để xác định chính xác lồi giun phổi Metastrongylus spp. thì việc kết
hợp phương pháp định loại bằng hình thái học với phân tích đặc điểm phân tử (đặc
biệt là trình tự cox1 và ITS2) là việc làm cần thiết và thường được sử dụng trong
các cơng bố gần đây.
1.1.2.7. Phịng bệnh giun phổi cho lợn
Để phịng bệnh giun, sán thì việc phá vỡ vịng đời của chúng rất cần thiết. Có
thể dùng các phương pháp hóa học, vật lý… để tiêu diệt trứng giun phổi ở ngoại
cảnh [21].
Để ngăn ngừa bệnh do giun phổi gây ra cho lợn, cần ngăn cản sự tiếp cận của
lợn đối với đất, từ đó có thể làm giảm đáng kể tỷ lệ nhiễm giun phổi [115, 121].
Ngoài ra, cần tẩy giun phổi cho lợn để ngăn chặn nguồn reo rắc mầm bệnh ra
ngoại cảnh, đảm bảo cung cấp thức ăn và nước uống sạch sẽ, không nhiễm ấu trùng
giun phổi cho lợn. Trước khi đưa lợn mới vào nhập đàn, phải nhốt riêng và kiểm tra
xem lợn có nhiễm giun, sán khơng. Nếu phát hiện lợn nhiễm giun, sán thì cần phải
tẩy cho lợn rồi mới cho nhập đàn.
1.1.2.8. Điều trị bệnh giun phổi cho lợn
* Một số thuốc có tác dụng tẩy giun phổi cho lợn
Có thể tẩy giun phổi cho lợn bằng một trong các loại thuốc [131] sau:
Fenbendazol: liều 5 mg/kg TT trộn thức ăn;
Doramectin: 0,3 mg/kg TT, tiêm bắp;
Ivermectin: 0,3 - 0,5 mg/kg TT, tiêm bắp hoặc tiêm dưới da hoặc trộn thức ăn;
Levamisole: 5 - 8 mg/kg TT, cho uống.
Khi lợn nhiễm giun phổi có thể cho uống tetramisol, liều 15 mg/kg TT;
levamisol liều 6,5 mg/kg TT; mebenvet liều 20 mg/kg TT, ivermectin liều 0,2 mg/kg
TT [18].
Từ những nghiên cứu trong và ngồi nước về tác dụng tẩy giun, sán nói chung
và giun phổi lợn nói riêng, trong phạm vi đề tài chúng tôi thử nghiệm hiệu lực tẩy
trừ của tetramisol, ivermectin và fenbendazol.
* Hiểu biết về các loại thuốc sử dụng trong đề tài
- Thuốc tetramisol
Tetramisol là một loại thuốc trị ký sinh trùng có phổ hoạt lực rộng, có tác dụng
đặc hiệu đối với giun tròn, nhất là giun đũa, giun phổi, giun tóc, giun lươn … dạng
trưởng thành cũng như các dạng ấu trùng. Thuốc gây tê liệt ký sinh trùng và tăng
cường co bóp của ruột, làm bài xuất nhanh chóng ký sinh trùng ra ngồi theo phân.
Tác dụng đó xảy ra 1 - 2 giờ sau khi tiêm thuốc dưới da. Liều dùng: 7,5 - 15 mg/kg
thể trọng (cho uống); 7,5 mg/kg thể trọng (tiêm dưới da) [3].
- Thuốc ivermectin
Ivermectin là thuốc trị ký sinh trùng phổ rộng, có tác dụng phong bế sự dẫn
truyền xung động thần kinh của các loài giun, sán, tẩy được cả nội và ngoại ký sinh