Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

văn bản nghị luận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (156.22 KB, 17 trang )

VĂN BẢN VÀ VĂN BẢN NGHỊ LUẬN
1.1. Văn bản và văn bản văn học
1.1.1. Văn bản
Theo Từ điển Tiếng Việt, VB là bản viết hoặc in mang nội dung nhất định
thường để lưu lại (văn bản chữ Nôm, văn bản kí kết giữa hai nước ), là chuỗi kí
hiệu ngôn ngữ hay nói chung những kí hiệu thuộc một hệ thống nào đó làm thành
một chỉnh thể mang một nội dung ý nghĩa trọn vẹn.[10; 1360]
Trong Từ điển thuật ngữ văn học, khái niệm VB được hiểu theo nghĩa rộng
" là bất cứ chuỗi kí hiệu nào có khả năng tiềm tàng có thể đọc ra nghĩa được, bất
kể là có do kí hiệu ngôn ngữ tạo thành hay không. Do đó, một nghi thức, một điệu
múa, một nét mặt, một bài thơ đều là VB”.
Khái niệm VB còn được hiểu theo nghĩa hẹp “VB là một chỉnh thể, một khối
thống nhất có tổ chức của các thành tố hợp thành, một thông báo mà tác giả
(người phát) gửi tới người đọc, người xem (người nhận). Nghĩa của VB được xác
định bởi quan hệ của nó với thực tại ngoài VB với các VB khác, với từng cá nhân,
với kí ức và các phẩm chất khác nữa của người phát và người nhận thông báo”.[5;
395].
Trên cơ sở các quan niệm trên, VB được hiểu là sản phẩm của hoạt động
giao tiếp bằng ngôn ngữ. Nó là tập hợp hệ thống các kí hiệu ngôn ngữ được tổ
chức theo hình thức chặt chẽ, hướng tới nội dung thông báo trọn vẹn, nhằm mục
đích nhất định trong giao tiếp. Căn cứ vào nội dung thông tin của VB, VB được
chia làm hai loại:
- VB thông thường (VB chức năng): Chứa đựng nội dung thông thường, khi
hiểu nghĩa của VB (nghĩa ngôn từ) thì hiểu được thông tin chứa đựng trong VB.
- VBVH (văn bản nghệ thuật): Chứa đựng nội dung thông tin thẩm mĩ.
1.1.2. Văn bản văn học
VBVH là một tổ chức nghệ thuật gồm từ, câu, nhóm, đoạn nhằm tạo thành
một thế giới nghệ thuật mang tính khái quát, nhằm phản ánh đời sống và biểu hiện
sự cảm thông trước đời sống của tác giả, nhằm thức tỉnh những thái độ, tình cảm
nhất định đối với thực tại đời sống thông qua việc xây dựng nhân vật, không gian,
thời gian, qua việc sắp xếp các chi tiết để tạo thành bức tranh đời sống sinh động


nhằm biểu hiện quan niệm về con người của tác giả. [9; 8]
Theo người viết, VBVH trước hết là một loại VB nên nó mang đầy đủ tính
chất của một VB thông thường, cũng có chức năng truyền đạt, bảo quản thông tin.
Nhưng nó là VB của các TPVH nên nó có thêm một số đặc trưng riêng biệt nằm ở
phẩm chất nghệ thuật của nó. Đó là những đặc trưng nghệ thuật có tính chất đặc
thù của loại hình nghệ thuật ngôn từ.
1.1.3. So sánh văn bản và văn bản văn học
Trước hết, VB và VBVH đều là tập hợp kí hiệu ngôn ngữ được tổ chức một
cách chặt chẽ, thể hiện một nội dung thông báo trọn vẹn, nhằm mục đích thông tin
trong giao tiếp, cùng dùng ngôn ngữ làm phương thức biểu đạt.
Tuy nhiên, giữa VB và VBVH có sự khác biệt rõ nét:
Về phương diện ngôn ngữ: Nếu ngôn ngữ của VB thông thường mang tính
khái niệm, khoa học thì ngôn ngữ trong VBVH có đặc trưng riêng (tính cảm xúc,
tính hàm súc, tính hình tượng, đa nghĩa).
Về nội dung thông tin: Nếu VB thông thường có nội dung thông tin khoa
học thì VBVH mang nội dung thông tin thẩm mĩ.
Về sự tác động: Nếu VB thông thường tác động đến lí trí người đọc, đem
đến cho người đọc những hiểu biết về các lĩnh vực trong đời sống thì VBVH
không chỉ tác động đến lí trí người đọc mà còn tác động vào tình cảm, tư tưởng
thẩm mĩ của người đọc.
Về sự tiếp nhận: Vì VB thông thường có nội dung thông báo tường minh nên
sự tiếp nhận của độc giả là tương đối giống nhau. Còn VBVH với nội dung thông
tin đến người đọc không chỉ là một mà còn là nhiều nên sự tiếp nhận của người đọc
là không như nhau. Hơn nữa, sự tiếp nhận VBVH còn phụ thuộc vào năng lực
tưởng tượng cũng như kinh nghiệm, vốn sống, trình độ của người đọc. Chính vì
vậy, bao nhiêu độc giả đọc VBVH thì sẽ có bấy nhiêu cách hiểu.
Tóm lại: VBVH mang đầy đủ đặc điểm của một VB thông thường nhưng nó
còn có những đặc trưng riêng. Vì vậy, nó là dạng VB đặc biệt, độc đáo.
1.1.4. Phân biệt văn bản văn học và tác phẩm văn học
1.1.4.1. Khái niệm tác phẩm văn học

Trong Từ điển thuật ngữ văn học, các tác giả khẳng định: “TPVH là công
trình nghệ thuật ngôn từ do một cá nhân hoặc tập thể sáng tạo, nhằm thể hiện
những khái quát bằng hình tượng về cuộc sống con người, biểu hiện tâm tư, tình
cảm, thái độ của chủ thể trước thực tại”.[5; 290]. Theo khái niệm này, các tác giả
đã đưa ra các đặc trưng của TPVH với chất liệu đặc thù là ngôn từ, phương thức
biểu hiện đời sống đặc thù là hình tượng nghệ thuật.
1.1.4.2. Phân biệt văn bản văn học và tác phẩm văn học
Nếu VBVH chỉ là hệ thống các kí hiệu ngôn ngữ cố định, những con chữ vô
hồn trên trang giấy thì TPVH là kết quả tiếp nhận của độc giả, và là cái vô hình tồn
tại trong thế giới tinh thần của người đọc. TPVH là phần tinh thần, cái không thể
nhìn thấy được bằng thị giác mà phải là sự tổng hợp của của mọi giác quan, có khi
lấy cả hồn mình ra để cảm nhận. VBVH chỉ trở thành TPVH khi có người đọc nó.
1.2. Văn bản nghị luận
1.2.1. Khái niệm
Văn nghị luận là thể văn ra đời từ rất lâu. Ở Trung Hoa, sự ra đời của văn
nghị luận được đánh dấu bởi những cuốn Kinh Thi, Luận ngữ Ở nước ta, văn
nghị luận đã xuất hiện trong dòng văn học dân gian dưới hình thức những câu tục
ngữ của nhân dân lao động.
Xoay quanh khái niệm VBNL tồn tại rất nhiều quan niệm khác nhau. Trong
cuốn Từ điển bách khoa của Mĩ, các tác giả đã khẳng định văn nghị luận thuộc
dạng thức văn không hư cấu (form of nonfiction). Điều này có nghĩa văn nghị luận
không dùng đến một hoạt động cơ bản của tư duy hình tượng - hư cấu mà văn nghị
luận dựa vào tư duy logic để trình bày tư tưởng, quan điểm nào đó của người viết.
Theo quan điểm này, văn nghị luận cũng là một TPVH nhưng không dùng đến hư
cấu.
Trong Từ điển thuật ngữ văn học, các tác giả khẳng định văn chính luận là
một dạng của văn nghị luận: " viết về những vấn đề nóng bỏng thuộc nhiều lĩnh
vực đời sống khác nhau (chính trị, kinh tế, triết học, văn hoá ). Mục đích của văn
chính luận là bàn bạc, thảo luận, phê phán hay truyền bá tức thời một tư tưởng,
một quan điểm nào đó nhằm phục vụ trực tiếp cho lợi ích một tầng lớp, một giai

cấp nhất định. Chính vì thế, tác phẩm chính luận bao giờ cũng thể hiện khuynh
hướng tư tưởng, lập trường công dân rõ ràng. Tình cảm sôi sục, luận chiến quyết
liệt, và tính khuynh hướng công khai là dấu hiệu quan trọng của phong cách chính
luận. Tất cả những cái đó làm cho giọng điệu cấu trúc và chức năng của lời văn
tuyên truyền, hùng biện".[5; 400].
"Văn nghị luận là một loại văn bản nhằm bàn bạc, thảo luận với người khác
về thực tại đời sống xã hội, bao gồm những vấn đề về văn hoá, triết học, đạo đức,
lịch sử, chính trị, văn học nghệ thuật " [1; 4]. Văn nghị luận luôn “ xem trọng
năng lực lập luận dựa trên quy tắc logic và đặc điểm tư duy, nhưng nó vẫn không
loại trừ hình thức mĩ cảm của tư tưởng" và "nét nổi bật trong văn nghị luận là hệ
thống lí lẽ, dẫn chứng đầy đủ, tiêu biểu, để làm sáng tỏ một vấn đề nào đó nhằm
thuyết phục người đọc, người nghe, hiểu rõ vấn đề tin vào tính minh xác của sự
lập luận và tán thành với quan điểm tư tưởng của người viết và để người đọc có
thể vận dụng chúng vào cuộc sống xã hội và cá nhân."[1; 6]
Trên cơ sở các quan niệm trên, khái niệm VBNL được hiểu trước hết là thể
loại văn học không dùng đến hư cấu tưởng tượng. Về nội dung: Nó thể hiện trực
tiếp tư tưởng, quan điểm, thái độ của người viết về các vấn đề của đời sống văn
hoá nhân sinh (chính trị, xã hội, tư tưởng, văn hoá ). Về hình thức thể hiện: Các
nội dung của VBNL được trình bày bằng hệ thống lí lẽ, dẫn chứng tiêu biểu, với
những lập luận chặt chẽ, thuyết phục và bằng một thứ ngôn ngữ trong sáng, hùng
hồn, có màu sắc biểu cảm.
1.2.2. Các đặc trưng của văn bản nghị luận
1.2.2.1. Người viết phát biểu một cách trực tiếp tư tưởng, quan điểm, thái
độ, tình cảm về các vấn đề của cuộc sống
Trong mối tương quan so sánh VBNL với các loại VB khác, đặc biệt là loại
VB có sử dụng tư duy hư cấu - hình tượng, nét khác biệt đầu tiên dễ dàng nhận
thấy: Nếu các loại VB khác tư tưởng, tình cảm, thái độ của người viết thường được
thể hiện một cách kín đáo thông qua các hình tượng thẩm mĩ thì VBNL những điều
đó lại được trình bày một cách trực tiếp tường minh, đầy đủ để người đọc dễ dàng
nhận ra.

VD: "Tiếng trống thu không trên cái chòi của huyện nhỏ từng tiếng một
vang lên để gọi buổi chiều. Phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây
ánh hồng như hòn than sắp tàn. Dãy tre làng trước mặt đen lại và cắt hình rõ rệt
trên nền trời Chiều, chiều rồi, một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái
kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào "
Trên đây là đoạn văn miêu tả được trích trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của
Thạch Lam. Trong đoạn văn này, tình cảm, thái độ, tư tưởng của tác giả không
được thể hiện trực tiếp mà được gửi gắm đằng sau bức tranh thiên nhiên buổi chiều
phố huyện.
Trong khi đó, Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn đã giãi bày trực tiếp tâm
trạng của tác giả: "Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt,
nước mắt đầm đìa, chỉ căm tức sao chưa được xả thịt, lột da, nuốt gan, uống máu
quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da
ngựa. Ta cũng cam lòng ". Người đọc dễ dàng cảm nhận được tình cảm yêu nước,
căm thù giặc sâu sắc của tác giả Trần Quốc Tuấn.
Với Đại cáo bình Ngô - áng thiên cổ hùng văn của dân tộc Việt Nam, quan
điểm nhân nghĩa cũng được Nguyễn Trãi thể hiện một cách trực tiếp:
" Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo "
" Đem đại nghĩa để thắng hung tàn
Lấy trí nhân để thay cường bạo "
Trong cuốn Thi nhân Việt Nam, tác giả Hoài Thanh cũng trực tiếp thể hiện
quan điểm, nhận định riêng, độc đáo của mình về cái tôi của thời đại Thơ mới: "
Tôi quyết rằng trong lịch sử thi ca Việt Nam chưa bao giờ có một thời đại phong
phú như thời đại này. Chưa bao giờ người ta thấy xuất hiện cùng một lần một hồn
thơ rộng mở như Thế Lữ, mơ màng như Lưu Trọng Lư, hùng tráng như Huy
Thông, trong sáng như Nguyễn Nhược Pháp, ảo não như Huy Cận, quê mùa như
Nguyễn Bính, kì dị như Chế Lan Viên và thiết tha, rạo rực, băn khoăn như Xuân
Diệu ".
Có thể nói, người viết phát biểu một cách trực tiếp quan điểm, thái độ, tư

tưởng về một vấn đề nào đó là đặc trưng đầu tiên của văn nghị luận.
1.2.2.2. Văn nghị luận thuyết phục người đọc bằng hệ thống luận điểm, luận
cứ xác đáng, tin cậy và bằng cách lập luận chặt chẽ, hùng hồn
a. Luận điểm trong văn bản nghị luận
Luận điểm là tư tưởng, quan điểm của người viết đối với vấn đề cơ bản đặt
ra trong bài văn cần phải làm sáng tỏ để thuyết phục người đọc, người nghe,
thường được thể hiện dưới hình thức những câu văn ngắn gọn với những phán
đoán có tính chất khẳng định hoặc phủ định.
Luận điểm phải được diễn đạt sáng rõ, dễ hiểu nhất quán trong một hoặc hai
câu văn khẳng định hoặc phủ định. Giá trị của luận điểm thể hiện ở tính đúng đắn,
chân thật, phù hợp với thực tiễn.
Luận điểm có vai trò giường cột trong VBNL, để hiểu rõ hơn điều này đặt
luận điểm trong mối quan hệ so sánh với luận đề, luận cứ.
Trước hết, luận đề là vấn đề bao trùm cần được làm sáng tỏ, được đem ra
bàn luận, bảo vệ, chứng minh trong toàn bộ bài viết và nó thường thể hiện ở ngay
nhan đề. Trong khi đó, luận điểm có vai trò quan trọng, triển khai và làm sáng rõ
luận đề.
Tuy nhiên, để khẳng định hay phủ định các luận điểm, người ta dùng hệ
thống các luận cứ. Mà luận cứ là các lí lẽ, dẫn chứng đưa ra làm cơ sở cho luận
điểm. Cụ thể, lí lẽ là những đạo lí, lẽ phải đã được thừa nhận, nêu ra là được sự
đồng tình. Dẫn chứng là sự việc, số liệu, bằng chứng để xác định cho luận điểm.
Sự khác nhau giữa luận điểm và luận cứ được hệ thống hoá bằng bảng so sánh sau:
Luận điểm Luận cứ
- Là ý kiến mà người viết tin là đúng
đắn, trong khi đó người đọc còn có
thể chưa tỏ tường.
- Là điều cần được chứng minh,
thuyết phục.
- Quyết định đến sự lựa chọn các luận
cứ.

- Là lẽ phải và sự thật hiển nhiên mà
cả người viết và người đọc đều thừa
nhận.
- Là cái dùng để chứng minh, thuyết
phục.
- Bị chi phối, quy định bởi luận điểm.
Từ sự phân tích trên, cấp độ của một VBNL được mô hình hoá như sau:
Luận đề
Luận điểm
Luận cứ
Lí lẽ
Dẫn chứng
Tuy nhiên, không phải cứ VBNL nào có luận điểm cũng là VBNL hay mà
điều quan trọng quyết định một VBNL hay là các luận điểm phải độc đáo, mới mẻ,
sâu sắc. Nếu chỉ dừng lại ở những luận điểm cũ đã quen thuộc thì sẽ không tránh
khỏi sự nhàm chán, đơn điệu. Do vậy, yêu cầu đặt ra với các luận điểm trong
VBNL phải là các ý hay. Mà ý hay được hiểu trước hết là những ý đúng, ý sâu, rồi
tiếp đó phải là những ý mới, ý riêng, tập trung làm nổi bật luận đề. Đồng thời, nó
phải có cơ sở đạo lí và khoa học vững chắc, có sức thuyết phục với người đọc,
người nghe.
VD: Luận điểm mở rộng trong bài viết Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng
trong văn nghệ của dân tộc của Phạm Văn Đồng: "Trên trời có những vì sao có
ánh sáng khác thường, nhưng con mắt của chúng ta phải chăm chú nhìn thì mới
thấy, và càng nhìn thì càng thấy sáng. Văn thơ của Nguyễn Đình Chiểu cũng vậy.”
Có thể nói, đây là một ý hay, độc đáo trong bài viết này.
VBNL còn có luận điểm chính và luận điểm phụ. Trong đó, luận điểm chính
thường được dùng làm kết luận của VB, là cái đích mà nghệ thuật lập luận dẫn dắt
người đọc đạt tới. Còn luận điểm phụ thường được dùng làm luận điểm xuất phát
hay luận điểm mở rộng trong quá trình lập luận.
Tóm lại: VBNL không thể không có luận điểm hay nói khác đi luận điểm là

điểm tựa lớn nhất của toàn bộ VBNL.
b. Lập luận trong văn bản nghị luận
Khái niệm lập luận trong VBNL được các tác giả SGK Ngữ văn 7 khẳng
định là cách nêu luận điểm và vận dụng lí lẽ, dẫn chứng sao cho luận điểm được
nổi bật và có sức thuyết phục. Bao gồm các suy lí, quy nạp, diễn dịch, phân tích,
chứng minh, so sánh sao cho luận điểm đưa ra là hợp lí, không thể bác bỏ.
Trong cuốn Văn nghị luận trong chương trình Ngữ văn THCS, các tác giả
cũng đã đưa ra khái niệm của lập luận là cách nêu ra các luận điểm mở rộng dẫn
đến luận điểm chính, là cách nêu luận cứ dẫn đến luận điểm. [12; 18]. Từ các cách
hiểu trên, lập luận trong VBNL được hiểu một cách ngắn gọn là cách tổ chức lí lẽ,
dẫn chứng để làm nổi bật luận điểm.
Lập luận trong mối quan hệ so sánh với luận điểm được cụ thể như sau: Nếu
luận điểm là nội dung, là lời nói thì lập luận là hình thức thể hiện nội dung và
chính là cách nói. Có thể nói, nghệ thuật lập luận là vô cùng quan trọng. Bởi lẽ,
cùng một nội dung, cùng hướng đến một đích giống nhau nhưng với cách nói khác
nhau, cách lập luận khác nhau sẽ dẫn đến những kết quả khác nhau.
Yêu cầu của lập luận phải logic, chặt chẽ. Tính logic, chặt chẽ được tạo nên
bởi việc sử dụng những lí lẽ rõ ràng, những chứng cứ hiển nhiên được người đọc,
người nghe công nhận.
VD: Trong truyện Khéo can được vua (trích Cổ học tinh hoa), Án Tử đã đã
thuyết phục vua Cảnh Công nước Tề tha chết cho người chăn ngựa vì không may
làm chết con ngựa quý của vua bằng cách lập luận sắc sảo, mẫu mực: " Nhà
ngươi có ba tội đáng chết, vua sai nuôi ngựa mà để ngựa chết là một tội đáng chết.
Lại để chết ngựa quý của vua là hai tội đáng chết. Để vua mang tiếng vì một con
ngựa mà giết chết một mạng người, làm cho trăm họ ai nghe thấy cũng oán vua,
các nước chư hầu ai nghe thấy cũng khinh vua, ngươi làm chết ngựa vua mà đến
nỗi dân gian đem lòng oán hận, nước ngoài có bụng dòm dỏ là ba tội đáng chết.
Ngươi đã biết chưa. Bây giờ hãy tạm giam ngươi vào ngục "
Tuy nhiên, yêu cầu của lập luận trong VBNL không chỉ logic, chặt chẽ mà
còn phải mang màu sắc đối thoại, tranh luận. Màu sắc đối thoại, tranh luận thể hiện

khi người viết thường giả định là người đọc, người nghe không đồng tình với ý
kiến của mình để từ đó lập luận ngược lại. Người viết dùng tất cả lí lẽ và dẫn
chứng hòng đánh đổ luận lí của đối phương và buộc đối phương phải tâm phục,
khẩu phục. Yêu cầu này của lập luận làm tăng sức thuyết phục của VBNL.
VD: Trong Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn, màu sắc đối thoại, tranh luận
thể hiện rất rõ: " Nếu có giặc Mông Thát tràn sang thì cựa gà trống không thể
đâm thủng áo giáp của giặc, mẹo cờ bạc không thể dùng làm mưu lược nhà binh,
dẫu rằng ruộng lắm vườn nhiều, tấm thân quý ngàn vàng khôn chuộc và lại vợ con
bìu ríu, việc quân cơ trăm sự ích chi, tiền của tuy nhiều không mua được đầu giặc,
chó săn tuy khoẻ không đuổi được quân thù, chén rượu ngon không thể làm cho
giặc say chết, tiếng hát hay không thể làm cho giặc điếc tai. Lúc bấy giờ ta cùng
các ngươi sẽ bị bắt, đau xót biết chừng nào!". Trong đoạn văn này, Trần Quốc
Tuấn đang đối thoại, tranh luận với tướng sĩ nhằm mục đích bác bỏ thú vui vô bổ
của họ, kêu gọi họ tập trung vào rèn luyện võ thuật, mưu lược để đương đầu với kẻ
thù.
Thực tế viết văn có rất nhiều cách lập luận khác nhau. Tuy nhiên, một số
cách lập luận thường xuất hiện trong VBNL:
- Lập luận theo hướng tổng phân hợp
- Lập luận theo hướng diễn dịch: Luận điểm được đưa ra trước, các lí lẽ và
dẫn chứng được nêu ra sau.
- Lập luận theo hướng quy nạp: Là cách lập luận đi từ luận cứ đến luận
điểm, từ luận điểm mở rộng đến luận điểm chính.
- Lập luận so sánh: Là cách tổ chức lí lẽ, dẫn chứng theo phương thức đối
chiếu hai hay nhiều sự vật hoặc là các mặt trong cùng một sự vật để chỉ ra sự giống
và khác nhau. Từ đó, làm rõ đặc điểm một sự vật hoặc mỗi sự vật được đem ra so
sánh.
- Lập luận phân tích: Trên cơ sở nêu ra và phân tích, đánh giá các luận cứ,
người viết dẫn dắt người đọc đến luận điểm cần nhận thức.
- Ngoài ra, còn có các cách lập luận khác: nêu câu hỏi, lập luận móc xích,
lập luận tương đồng và lập luận tương phản

Tóm lại: Nghệ thuật lập luận có vai trò quan trọng trong VBNL. Người viết
có thể sử dụng một cách lập luận nhưng cũng có thể sử dụng kết hợp khéo léo hai
hay nhiều cách lập luận để tạo nên sức hấp dẫn, thuyết phục của VBNL.
1.2.2.3. Ngôn ngữ chính xác, trong sáng, gợi cảm; cú pháp rõ ràng, chặt chẽ
và giọng điệu mang tính hùng biện, có sức lôi cuốn mạnh mẽ
a. Ngôn ngữ
Ngôn ngữ là phương tiện không thể thiếu trong VBNL. Yêu cầu đầu tiên đối
với ngôn ngữ của VBNL là phải trong sáng, chính xác, rành mạch, có khi phải
"dùng từ với một cách chính xác đến nghiệt ngã" (M.Gorki). Bởi lẽ, ngôn ngữ
trong VBNL phải diễn tả trung thành, sáng rõ, chính xác làm nổi bật điều người
viết muốn thể hiện. Đặc điểm này của ngôn ngữ được biểu hiện ở việc sử dụng hệ
thống từ lập luận, những từ có vai trò liên kết các ý, các vế, các đoạn trong VBNL
tạo nên tính chặt chẽ trong lập luận.
VD: Trong Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh, tác giả sử dụng từ ngữ
lập luận hết sức chặt chẽ và chuẩn xác. Từ "tuy vậy" để liên kết hai đoạn văn gồm
đoạn trên với nội dung tố cáo tội ác của thực dân Pháp đối với đồng bào ta, còn
đoạn dưới viết về việc làm nhân đạo của đồng bào ta với người Pháp ở Việt Nam.
Cách dùng từ như vậy rất chính xác vừa có tác dụng liên kết vừa nhấn mạnh được
nội dung thông báo.
VBNL tác động chủ yếu đến lí trí của người đọc bằng hệ thống lập luận
nhưng không vì thế mà bỏ qua yếu tố ngôn ngữ gợi cảm, giàu hình ảnh, những yếu
tố trữ tình tác động vào tình cảm của người đọc, người nghe. Bởi lẽ, việc sử dụng
yếu tố ngôn ngữ gợi cảm, giàu hình ảnh đem lại hiệu quả thuyết phục cao. Có thể
nói, trong VBNL việc sử dụng ngôn ngữ vừa chính xác vừa gợi cảm đã tác động cả
vào lí trí và tình cảm của người đọc nên sức thuyết phục của VBNL tăng lên gấp
đôi.
VD: Trong Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh, khi tố cáo tội ác của thực
dân Pháp, tác giả không chỉ dùng từ ngữ lập luận chính xác mà còn sử dụng ngôn
từ giàu hình ảnh, có sức gợi cảm cao, tác động mạnh mẽ vào trái tim độc giả. Do
vậy, sức tố cáo tội ác của bọn thực dân Pháp mạnh mẽ, quyết liệt hơn: "Chúng tắm

các cuộc khởi nghĩa của chúng ta trong bể máu"
"Chúng bóc lột dân ta đến xương tuỷ"
c. Câu văn
Xuất phát từ hai đặc trưng trên của VBNL nên câu văn trong VBNL ít dùng
loại câu mô tả, trần thuật, kể lể sự việc như trong văn miêu tả, văn kể chuyện mà
chủ yếu là câu khẳng định hoặc phủ định với nội dung hầu hết là các phán đoán,
nhận xét, đánh giá sâu sắc, chắc chắn.
VD: Trong bài tiểu luận Một thời đại trong thi ca, Hoài Thanh đã viết:
"Nhưng ta trách gì Xuân Diệu, Xuân Diệu nhà thơ đại biểu đầy đủ nhất
cho thời đại, chỉ nói cái khổ sở, thảm hại nhất của hết thảy chúng ta."
" Đó, tất cả bi kịch đương diễn ra ngấm ngầm dưới những phù hiệu dễ dãi
trong hồn người thanh niên."
Những câu văn đó là những lời phán đoán, nhận xét nhưng cũng rất độc đáo,
riêng biệt của Hoài Thanh về bi kịch của cái "tôi" trong thời đại Thơ mới.
Bên cạnh những câu văn chặt chẽ, mạch lạc như vậy thì trong VBNL còn sử
dụng những câu văn giàu hình ảnh, có sức mạnh lôi cuốn và nhiều khi có ngữ điệu
độc đáo.
VD: Những câu văn rất ấn tượng, lôi cuốn của Hoài Thanh trong Một thời
đại trong thi ca khi viết về các hướng mà Thơ mới khai thác, đào sâu vào cái tôi:
"Đời chúng ta nằm trong vòng chữ tôi. Mất bề rộng ta đi tìm bề sâu. Nhưng càng
đi sâu càng lạnh. Ta thoắt lên tiên cùng Thế Lữ, ta phiêu lưu trong trường tình
cùng Lưu Trọng Lư, ta điên cuồng với Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, ta say đắm
cùng Xuân Diệu. Nhưng động tiên đã khép, tình yêu không bền, điên cuồng rồi
tỉnh, say đắm vẫn bơ vơ. Ta ngơ ngẩn buồn trở về hồn ta cùng Huy Cận".
Đặc điểm này của câu văn góp phần không nhỏ vào hiệu quả tạo nên tính
thuyết phục của những VBNL cũng như đem lại chất trữ tình cho những áng văn
nghị luận.
c. Giọng điệu
Giọng điệu là một trong những yếu tố quan trọng của VBNL bởi nó góp
phần tạo nên sức thuyết phục của VBNL. Hiệu quả thuyết phục của giọng điệu thể

hiện rõ nhất trong các áng văn nghị luận chính trị xã hội. Giọng điệu rất đa dạng và
luôn biến đổi linh hoạt phù hợp với nội dung nghị luận và đích nghị luận
VD: Trong Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi, giọng điệu luôn biến đổi
linh hoạt, phù hợp từng đích nghị luận của tác giả. Khi tác giả viết về tư tưởng
nhân nghĩa, lịch sử văn hóa nghìn năm của dân tộc thì giọng điệu tràn đầy sự tự
hào, tự tôn dân tộc. Khi nêu lên tội ác của giặc Minh thì giọng sục sôi căm thù. Khi
miêu tả cuộc kháng chiến chống quân Minh với những thắng lợi liên tiếp thì giọng
điệu hùng hồn, sôi nổi, mạnh mẽ. Cuối cùng là lời tuyên ngôn độc lập thì giọng
điệu khảng khái, dứt khoát, tràn đầy lạc quan hi vọng vào tương lai.
1.2.3. Phân loại văn bản nghị luận
Dựa trên các tiêu chí khác nhau sẽ có những cách phân chia VBNL khác
nhau.
- Dựa trên tiêu chí loại hình văn học và giai đoạn văn học, chia VBNL làm 3
loại: VBNL dân gian (tục ngữ); VBNL trung đại (cáo, biểu, chiếu, hịch ); VBNL
hiện đại (tuyên ngôn, phê bình văn học )
- Dựa trên tiêu chí nội dung, đề tài chia VBNL thành 2 loại: VBNL văn học
và VBNL xã hội.
1.2.4. Văn bản nghị luận văn học hiện đại
1.2.4.1. Khái niệm
VBNLVHHĐ là VBNL mang đầy đủ các đặc trưng của VBNL như đã phân
tích ở trên. Tuy nhiên, đây là những sáng tác nghị luận từ đầu thế kỉ XX đến nay,
được khoanh vùng trong mảng nội dung, đề tài cụ thể là các vấn đề về văn học.
1.2.4.2. Đặc trưng của văn bản nghị luận văn học hiện đại
a. Văn bản nghị luận văn học hiện đại phong phú về đối tượng nghị luận và
đa dạng về cách thức lập luận
Trong VBNLVHHĐ, người ta có thể nghị luận về các vấn đề của văn học
như: tác gia văn học, tác phẩm văn học, khuynh hướng văn học, trào lưu văn học
VD: Nghị luận về tác phẩm văn học: Chó, sói và cừu trong thơ ngụ ngôn
La Phôngten (SGK Ngữ văn 9)
Nghị luận về tác gia văn học: Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong

văn nghệ của dân tộc (Phạm Văn Đồng); Thương tiếc nhà văn Nguyên Hồng
(Nguyễn Đăng Mạnh)
Nghị luận về trào lưu văn học: Một thời đại trong thi ca (Hoài Thanh)
Nghị luận về văn học nghệ thuật: Ý nghĩa văn chương (Hoài Thanh), Tiếng
nói của văn nghệ (Nguyễn Đình Thi), Mấy ý nghĩ về thơ (Nguyễn Đình Thi)
Chính sự phong phú về đề tài kéo theo sự đa dạng của các hình thức lập luận
như: giải thích, chứng minh, phân tích, tổng hợp
VD: “Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc”, tác
giả Phạm Văn Đồng vận dụng nhiều phép lập luận như: phép lập luận so sánh,
phép lập luận tổng-phân-hợp, phép lập luận có tính chất đòn bẩy
b. Bố cục của văn bản nghị luận văn học hiện đại rất đa dạng nhưng thường
gồm có ba phần: mở bài-thân bài-kết bài
Bố cục của VBNLVHHĐ thường gồm ba phần: mở bài, thân bài, kết bài.
Phần mở bài là đoạn văn ngắn trong đó toát lên vấn đề cần nghị luận (luận điểm
chính). Phần thân bài trình bày các nội dung nghị luận tức là phân tích bằng các
luận điểm, luận cứ cụ thể để làm rõ luận điểm chính của bài văn. Phần kết bài
thường liên hệ vấn đề nghị luận với đời sống nhận thức của người đọc.
VD: Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc
(Phạm Văn Đồng) rất tiêu biểu cho bố cục ba phần như trên.
c. Văn bản nghị luận văn học hiện đại sử dụng ngôn ngữ hàng ngày và mang
đậm dấu ấn chủ quan của người viết
- VBNLVHHĐ sử dụng ngôn ngữ hàng ngày, cách hành văn gần gũi, đời
thường, dễ hiểu, không sử dụng nhiều điển tích, điển cố như trong VBNL trung
đại.
- VBNLVHHĐ in đậm dấu ấn chủ quan của người viết
VD: Cùng là nghị luận văn học, nhưng Hoài Thanh trong các bài viết của
mình thể hiện một phong cách viết phê bình tài hoa, hóm hỉnh lấy hồn ta để hiểu
hồn người với lời văn gợi cảm, gợi nghĩ qua các hình ảnh ẩn dụ. Còn Nguyễn Đình
Thi qua các bài viết của mình thì thể hiện một phong cách phê bình độc đáo, sắc
sảo với lời văn giàu tính phân tích, tổng hợp, so sánh

Tóm lại: VBNLVHHĐ bên cạnh những đặc điểm chung của VBNL còn có
đặc trưng riêng. Những đặc trưng này là cơ sở định hướng cho người viết xây dựng
quy trình dạy đọc hiểu VBNLVHHĐ.
1.2.4.3. Thống kê các văn bản nghị luận văn học hiện đại trong chương
trình sách giáo khoa Ngữ văn Trung học phổ thông
a. Thống kê
Lớp Bộ cơ bản Bộ nâng cao
Lớp 11-
tập 2
- Một thời đại trong thi ca
(Hoài Thanh)
- Một thời đại trong thi ca
(Hoài Thanh)
Lớp 12-
tập 1.
- Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao
sáng trong văn nghệ của dân
tộc (Phạm Văn Đồng)
- Đọc thêm:
+ Mấy ý nghĩ về thơ (Nguyễn
Đình Thi)
+ Đôx-tôi-ép-xki (X.Xvaigơ)
- Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao
sáng trong văn nghệ của dân
tộc (Phạm Văn Đồng)
- Đọc thêm:
+ Mấy ý nghĩ về thơ (Nguyễn
Đình Thi)
+ Đôx-tôi-ép-xki (X.Xvaigơ)
+ Thương tiếc nhà văn

Nguyên Hồng (Nguyễn Đăng
Mạnh)
b. Nhận xét
Các VBNLVHHĐ trong chương trình SGK Ngữ văn THPT chiếm một số
lượng đáng kể và chủ yếu thuộc thể loại PBVH.
1.2.4.4. Phê bình văn học
a. Khái niệm
PBVH là một bộ phận của văn học, có chức năng thẩm bình, đánh giá, lí giải
các hiện tượng văn học như tác phẩm, tác giả, khuynh hướng, trào lưu văn học
b. Đặc điểm
- PBVH dựa trên cơ sở những cảm thụ tinh tế, phong phú trước những giá trị
văn chương, nhưng cái đích của PBVH là phải đưa ra được các nhận định đúng đắn
về các hiện tượng văn học.
- Trong diễn đạt, văn phê bình cũng thường kết hợp được cả hai yêu cầu vừa
chính xác, chặt chẽ vừa giàu cảm xúc, hình ảnh.
- PBVH có vai trò tích cực đối với đời sống văn học. Trên cơ sở những
khám phá và khẳng định những giá trị chân chính, phê phán những mặt yếu kém
trong văn học, PBVH bao giờ cũng góp phần bồi dưỡng và nâng cao trình độ thẩm
mĩ cho người đọc, góp phần tác động tích cực đến hoạt động của người sáng tác.
Chính vì vậy, người ta đã coi PBVH là bạn đồng hành của sáng tác.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×