Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ B2B Ở VIỆT NAM: NGHIÊN CỨU CƠ HỘI THỊ TRƯỜNG CHO CÁC DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ ĐỐI VỚI LÀNG NGHỀ GỐM SỨ BÁT TRÀNG – HÀ NỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.47 MB, 30 trang )

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
KHOA KINH TẾ CHÍNH TRỊ
-------------------------

TIỂU LUẬN MÔN
THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

ĐỀ TÀI: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ B2B Ở VIỆT NAM: NGHIÊN CỨU CƠ
HỘI THỊ TRƯỜNG CHO CÁC DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
ĐỐI VỚI LÀNG NGHỀ GỐM SỨ BÁT TRÀNG – HÀ NỘI

Hà Nội, 05/2022


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN.................................................................................................................3
LỜI NÓI ĐẦU................................................................................................................4
1. Đặt vấn đề...............................................................................................................4
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...........................................................................5
3. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................5
4. Kết cấu tiểu luận.....................................................................................................5
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ B2B...........................6
1.1. Khái niệm và đặc điểm của thương mại điện tử B2B...........................................6
1.1.1. Khái niệm......................................................................................................6
1.1.2. Đặc điểm.......................................................................................................6
1.2. Đối tượng tham gia thương mại điện tử B2B.......................................................6
1.3. Các phương thức thương mại điện tử B2B...........................................................7
1.4. Các mơ hình B2B.................................................................................................9
1.5. Xây dựng hệ thống thương mại điện tử của doanh nghiệp...................................9
CHƯƠNG II: CƠ HỘI THỊ TRƯỜNG CHO CÁC DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI
ĐIỆN TỬ ĐỐI VỚI LÀNG NGHỀ GỐM SỨ BÁT TRÀNG – HÀ NỘI.....................11


2.1. Tổng quan về làng gốm Bát Tràng.....................................................................11
2.1.1. Lịch sử làng nghề và dân cư........................................................................11
2.1.2. Sản phẩm.....................................................................................................11
2.1.3. Hoạt động sản xuất kinh doanh...................................................................13
2.2. Sự cần thiết phải ứng dụng thương mại điện tử B2B vào hoạt động kinh doanh
của các doanh nghiệp gốm sứ Bát Tràng...................................................................14
2.3. Hiện trạng ứng dụng Thương mại điện tử B2B của các doanh nghiệp gốm sứ Bát
Tràng......................................................................................................................... 15
2.3.1. Thực trạng...................................................................................................15
2.3.2. Đánh giá chung về website của các doanh nghiệp Bát Tràng......................16
2.4. Phân tích cơ hội thị trường cho các doanh nghiệp thương mại điện tử đối với
làng nghề gốm sứ Bát Tràng......................................................................................20
2.5. Đánh giá cơ hội thị trường cho doanh nghiệp thương mại điện tử đối với làng
nghề gốm sứ Bát Tràng.............................................................................................21
2.5.1. Cơ hội đối với doanh nghiệp thương mại điện tử và làng nghề làm đồ gốm
sứ tại làng nghề Bát Tràng.....................................................................................21
1


2.5.2. Thách thức đối với doanh nghiệp thương mại điện tử và làng nghề truyền
thống Bát Tràng.....................................................................................................22
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG GỐM SỨ BÁT TRÀNG
TRÊN CÁC SÀN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ...............................................................23
3.1 Về phía doanh nghiệp..........................................................................................23
3.2 Về phía hiệp hội gốm sứ......................................................................................25
3.3. Đề xuất riêng của tác giả về xây dựng sàn giao dịch B2B..................................26
KẾT LUẬN................................................................................................................... 27
DANH MỤC THAM KHẢO........................................................................................28

2



LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em xin cảm ơn các Thầy Cơ Học Viện Báo chí và Tun truyền đã
tạo điều kiện cho em được học môn Thương mại điện tử. Em xin chân thành cảm ơn
Thầy giáo Phan Minh Đức đã truyền đạt cho em những kiến thức quý báu của mình về
mơn Thương mại điện tử. Trong suốt thời gian học môn Thương mại điện tử, em học
thêm được kỹ năng thuyết trình, kỹ năng xử lý vấn đề, môn học trở nên thú vị và hấp
dẫn hơn nhờ những ví dụ thực tiễn của Thầy.
Mơn học Thương mại điện tử là một mơn học thú vị, có tính thực tiễn cao, em đã
cố gắng học tập, trau dồi kiến thức. Song, trong quá trình làm bài tiểu luận, do hạn chế
về mặt kiến thức và sự hiểu biết, bài tiểu luận của em không tránh khỏi những thiếu sót,
em mong nhận được góp ý từ Thầy để bài tiểu luận của em được hoàn thiện hơn và rút
kinh nghiệm cho những lần sau.
Em xin chân thành cảm ơn Thầy!

3


LỜI NÓI ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Bát Tràng từ lâu đã được biết đến là một làng nghề thủ công nổi tiếng và lâu đời
với trên 500 năm tuổi, thuộc địa giới hành chính huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.
Trong vài năm trở lại đây, làng nghề đã có những khởi sắc đáng kể. Nhờ những nỗ lực
từ phía địa phương và hỗ trợ của nhà nước, cùng động lực nền kinh tế thị trường, Bát
Tràng không chỉ thành công trong việc khôi phục lại làng nghề truyền thống, mà còn
hứa hẹn tiềm năng phát triển kinh tế cho địa phương dựa vào chính những sản phẩm
gốm sứ của mình.
Nhắc đến Bát Tràng không thể không nhớ tới những sản phẩm gốm sứ tinh xảo
cùng chất men tuyệt hảo được truyền lại từ đời này qua đời khác. Men ngọc, men rạn,

men gio, men lam… là những lớp áo tuyệt mỹ khoác lên những sản phẩm Bát Tràng
mang đậm hồn đất, hồn cát. Du khách nước ngoài đến với Bát Tràng vô cùng mê đắm
trước vẻ đẹp của những tác phẩm gốm nơi đây. Bắt kịp với nhu cầu của thị trường nước
ngoài mới mẻ đầy tiềm năng, Bát Tràng đã và đang đẩy mạnh việc xuất khẩu sản phẩm
của mình. Nhiều doanh nghiệp nhạy bén đã nhanh chóng nắm lấy cơ hội, xúc tiến tìm
kiếm đơn đặt hàng nước ngồi, mở rộng thị trường cho gốm Việt nói chung, gốm Bát
Tràng nói riêng.
Tuy nhu cầu của thị trường thế giới đối với sản phẩm gốm sứ đẹp nổi tiếng như
Bát Tràng là vô cùng triển vọng, việc tiếp cận với thị trường đó như thế nào, bằng cách
nào vừa nhanh, lại vừa mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất dường như vẫn là điều khó
đối với các doanh nghiệp gốm sứ hiện nay. Thương mại điện tử là hình thức kinh doanh
ngày càng mở rộng và phổ cập trên toàn cầu. Quảng bá, giới thiệu sản phẩm qua mạng
điện tử, thậm chí bán hàng, thanh tốn, chuyển khoản qua hệ thống tồn cầu đó đang
dần trở thành xu thế tất yếu của nền kinh tế thế giới.
Các doanh nghiệp gốm sứ Bát Tràng của Việt Nam cũng đã sớm nhận ra những
tác dụng to lớn mà thương mại điện tử mang lại. Trong vài năm gần đây, các trang web
của họ lần lượt ra đời tuy nhiên những trang web này chưa mang lại hiệu quả kinh tế
cho các doanh nghiệp dẫn đến tình trạng một số trang web đã phải ngừng hoạt động.
Hiện nay nước ta đã gia nhập vào tổ chức thương mại thế giới WTO, vì vậy hoạt động
thương mại quốc tế sẽ ngày càng phát triển. Thị trường nước ngoài sẽ là các thị trường
hết sức tiềm năng đối với các doanh nghiệp gốm sứ Bát Tràng. Việc xây dựng và phát
triển các hoạt động thương mại điện tử trở thành ưu tiên hàng đầu hiện nay.
Do tính cấp thiết của vấn đề, tơi xác định đối tượng nghiên cứu trong đề tài này
là: “Thương mại điện tử B2B ở Việt Nam: nghiên cứu cơ hội thị trường cho các
doanh nghiệp thương mại điện tử đối với làng nghề gốm sứ Bát Tràng – Hà Nội”.
4


Trong đó, tơi xin chỉ ra những vấn đề nổi cộm trong việc nhận thức và ứng dụng
thương mại điện tử của các doanh nghiệp thơng qua tìm hiểu thực tiễn, thu thập số liệu,

phân tích, tổng hợp vấn đề. Song song với đó, tơi xin được đưa ra một số biện pháp và
kiến nghị với hy vọng sẽ góp phần giải quyết được phần nào những vấn đề nan giải
đang đặt ra trước mắt ngành kinh doanh gốm sứ Bát Tràng hiện nay.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: hoạt động Thương mại điện tử
- Phạm vi nghiên cứu: làng nghề gốm sứ bát tràng
3. Phương pháp nghiên cứu
- Tổng hợp và phân tích tài liệu
- Nghiên cứu tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp gốm sứ Bát
Tràng
- Khảo sát và điều tra
4. Kết cấu tiểu luận
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tham khảo, phần Nội dung tiểu luận
gồm 3 chương:
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ B2B
CHƯƠNG II: CƠ HỘI THỊ TRƯỜNG CHO CÁC DOANH NGHIỆP
THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ ĐỐI VỚI LÀNG NGHỀ GỐM SỨ BÁT TRÀNG – HÀ
NỘI
CHƯƠNG III: ĐỀ XUẤT PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG GỐM SỨ BÁT
TRÀNG TRÊN CÁC SÀN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

5


CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
B2B
1.1. Khái niệm và đặc điểm của thương mại điện tử B2B
1.1.1. Khái niệm
Giao dịch thương mại điện tử giữa doanh nghiệp và doanh nghiệp (Business to
Business – B2B) là một loại hình giao dịch phổ biến nhất trong tất cả các loại giao dịch

thương mại. Nội dung của phương thức giao dịch này rất phong phú và đa dạng.
Thương mại điện tử B2B là các giao dịch được thực hiện giữa các thành viên
của chuỗi quản lý cung cấp hàng hóa/dịch vụ, hay giữa các đơn vị kinh doanh với bất
kỳ một đối tác kinh doanh khác bằng việc sử dụng phương tiện điện tử qua mạng
Internet, Intranet và Extranet.
Đơn vị kinh doanh ở đây có thể là bất kỳ một tổ chức nào: tổ chức tư hay công,
tổ chức kinh doanh thu lợi nhuận hay phi lợi nhuận.
1.1.2. Đặc điểm
Đặc điểm chính của thương mại điện tử B2B là các cơng ty cố gắng tự động hóa
q trình giao dịch trao đổi và hồn thiện q trình này.
Thương mại điện tử B2B được thực hiện trực tiếp giữa người mua và người bán
hoặc thông qua một đối tác kinh doanh trực tuyến thứ ba. Đối tác trung gian có thể là tổ
chức, là người hoặc là một hệ thống điện tử.
Thương mại điện tử B2B giúp cho quá trình giao dịch trong chuỗi cung cấp hiệu
quả hơn do việc đem lại ít sự thay đổi, hoặc thay đổi hoàn hảo hơn và loại trừ những
người trung gian.
Thương mại điện tử B2B có hai loại giao dịch cơ bản: mua hàng ngay lập tức
(Spot buying) và mua hàng chiến lược (Strategic soureing). Spot buying đề cập tới mua
hàng hóa và dịch vụ theo giá thị trường, mức giá được xác định bởi cung và cầu trên thị
trường biến động. Người mua và người bán thường không biết nhau. Mua bán chứng
khốn và mua bán hàng hố là ví dụ của spot buying. Ngược lại, strategic sourcing liên
quan đến hợp đồng dài hạn và luôn dựa vào thoả thuận giữa người mua và người bản.
Spot buying có thể có nhiều giá trị kinh tế hơn nếu được hỗ trợ bởi sản giao dịch của
bên thứ ba, trong khi đó strategic buying có hiệu quả hơn thơng qua q trình quản lý
chuỗi cung cấp hàng hoá.
1.2. Đối tượng tham gia thương mại điện tử B2B
Đối tượng tham gia vào thương mại điện tử B2B gồm: Người bán, người mua,
6



người trung gian (nhà cung cấp dịch vụ thứ ba cung cấp dịch vụ như sàn giao dịch hay
dịch vụ quản lý chuỗi cung cấp).
Các thông tin trong giao dịch thương mại điện tử B2B:
- Sản phẩm: Thông tin về giá, đặc tính sản phẩm, bán hàng.
- Khách hàng: Tình trạng bán và dự báo.
- Nhà cung cấp: Các loại sản phẩm, thời gian chờ, điều kiện bán hàng.
- Quá trình sản xuất: Cơng suất sản xuất, mức độ thống nhất trong sản xuất.
- Vận chuyển.
- Tồn kho: Lượng tồn kho, chi phí thực hiện tồn kho, địa điểm.
- Chuỗi cung cấp: Những đối tác chính, vai trị của đối tác và trách nhiệm của
đối tác, lịch trình.
- Đối thủ cạnh tranh: So sánh đối thủ cạnh tranh, sản phẩm cạnh tranh, thị phần
thị trường.
- Bán hàng và tiếp thị: Khuyếch trương, nơi bán hàng.
- Quá trình cung cấp hàng hóa và thực hiện: Mơ tả q trình, đo hiệu quả thực
hiện, chất lượng, thời gian phân phối, sự hài lòng khách hàng.
1.3. Các phương thức thương mại điện tử B2B
Phương thức lấy công ty làm trung tâm:
Bên bán hàng xây dựng trang Web, kênh bán hàng riêng biệt thông qua mạng
Extranet cho đối tác khách hàng là doanh nghiệp. Người bán hàng ở đây có thể là
doanh nghiệp sản xuất bán hàng cho nhà bán buôn, nhà bán lẻ hoặc đối tác kinh doanh
lớn. Người bán hàng cũng có thể là nhà phân phối bán cho bán hàng cho nhà bán buôn,
nhà bán lẻ hoặc đối tác kinh doanh. Cả hai cách đều cùng đề cập tới tiềm năng. Trong
phương thức này cả người tiêu dùng và người tiêu dùng cuối cùng là doanh nghiệp đều
sử dụng cùng một thị trường.
Có 3 cách bán hàng trực tuyến trong phưng thức lấy cơng ty làm trung tâm, đó
là: Bán hàng từ ca-ta-log điện tử, bán hàng theo kiểu đấu giá, và bán hàng trực tiếp theo
mối quan hệ một – một.
Thương mại điện tử trong doanh nghiệp:
Mạng Intranet là cơ sở quan trọng phục vụ cho sự phát triển của doanh nghiệp,

mạng Intranet góp phần cung cấp cơ sở hạ tầng trong việc chia sẻ kiến thức và đóng vai
trị cổng giao dịch của doanh nghiệp cho các loại kiến thức này. Hệ thống cho phép truy
cập từ xa thông tin, cung cấp sự an toàn, và được xây dựng ở một mức chi phí hợp lý.
Thương mại điện tử trong nội bộ doanh nghiệp bao gồm: Thương mại điện tử giữa
doanh nghiệp và người lao động, nội dung của thương mại điện tử giữa các bộ phận
chức năng hay trong một bộ phận chức năng, marketing điện tử nội bộ, cổng giao dịch
trong doanh nghiệp.
7


Thương mại điện tử giữa các doanh nghiệp:
Là quá trình hoàn thiện đơn đặt hàng, hậu cần và quản lý chuỗi cung cấp hàng
hóa. Thương mại điện tử giữa các doanh nghiệp gồm:
Hậu cần điện tử cho doanh nghiệp.
Hoàn thiện đơn đặt hàng: Là cung cấp cho khách hàng cái mà họ muốn và đúng
thời hạn, mà còn cung cấp cho họ những dịch vụ có liên quan. Q trình hoàn thiện đơn
đặt hàng bao gồm: Xác định chắc chắn việc khách hàng sẽ thanh toán, kiểm tra sự sẵn
sàng của hàng trong kho, sắp xếp lịch trình vận chuyển, bảo hiểm, sản xuất, dịch vụ của
nhà máy, mua bán và lưu trữ hàng hóa, liên hệ với khách hàng, trả lại hàng hóa (trong
một số trường hợp khách hàng muốn trao đổi hoặc trả lại hàng hóa).
Quản lý chuỗi cung cấp hàng hóa.
Trao đổi dữ liệu điện tử (EDI)
Trao đổi dữ liệu điện tử là việc trao đổi tài liệu giữa các máy tính theo một
chuẩn giữa các đối tác kinh doanh hoặc trong một tổ chức. EDI là một ứng dụng được
sử dụng nhiều trong thương mại điện tử B2B.
Các tài liệu được giao dịch bằng sử dụng EDI thường là: Đơn đặt hàng, hóa đơn,
và xác nhận giữa các đối tác kinh doanh.
EDI thường đóng vai trị như chất xúc tác để cải thiện quá trình giao dịch, EDI
cho phép gửi và nhận thông điệp giữa các máy tính với nhau được kết nối bằng giao
thức giao tiếp của mạng máy tính.

Đặc điểm của EDI:
- Thơng điệp giao dịch là thông điệp sử dụng trong kinh doanh, EDI là việc giao
dịch thông điệp kinh doanh lặp lại nhiều lần, bao gồm: Đơn mua, hóa đơn, chấp nhận
tín dụng, thông báo lịch vận chuyển, xác nhận.
- Dữ liệu theo một dạng chuẩn. Chuẩn có thể giúp cho việc làm ngắn hơn bức
thông điệp và loại trừ nhập dữ liệu nhầm, do nhập dữ liệu chỉ được thực hiện một lần.
Chuẩn quốc tế được phát triển bởi Liên Hợp Quốc được gọi là EDIFACT.
- Sử dụng bộ dịch thông điệp truyền điện tử EDI. Đây là bộ chuyền thông điệp
thành dạng chuẩn.
Tác dụng của EDI: Cho phép doanh nghiệp gửi và nhận một lượng lớn giao dịch
thông tin thông thường nhanh hơn trên phạm vi tồn cầu; rất ít lỗi trong việc truyền dữ
liệu vì được truyền qua mạng máy tính; thơng tin được truyền giữa một vài đối tác kinh
doanh thống nhất; Cơng ty có thể truy cập cơ sở dữ liệu của đối tác kinh doanh để lấy
và lưu trữ giao dịch chuẩn; EDI thúc đẩy mối quan hệ hợp tác chiến lược vì nó liên
quan đến việc cam kết đối với việc đầu tư trong dài hạn và sự tinh lọc lại hệ thống; EDI
tạo ra một mơi trường giao dịch khơng giấy tờ, vì vậy nó tiết kiệm chi phí và tăng tính
hiệu quả; thanh tốn được rút ngắn lại; dữ liệu có thể được nhập khi không cần kết nối
8


Internet; khi nhận được tài liệu được truyền bằng EDI, dữ liệu có thể được sử dụng
ngay; thơng tin về bán hàng được thông báo tới nhà sản xuất, vận chuyển và kho kịp
thời; có thể giúp doanh nghiệp tiết kiệm được một khoản chi phí đáng kể.
Hạn chế của EDI truyền thống: Chi phí đầu tư ban đầu cao do sử dụng hệ thống
đường truyền riêng VANs; chi phí vận hành cao; thời gian khởi động dài; có nhiều
chuẩn EDI nên một cơng ty có thể phải sử dụng nhiều chuẩn khác nhau, phức tạp khi sử
dụng; khơng có các chức năng phối hợp, cơng cụ tìm kiếm, hợp tác cơng việc.
1.4. Các mơ hình B2B
Thị trường/ Sàn giao dịch B2B:
Theo chiều sâu: Giúp người mua và người bán gặp gỡ nhau, giảm chi phí mua

bán trong một lĩnh vực kinh doanh nhất định.
Theo chiều rộng: Cung cấp các sản phẩm đặc thù cho các doanh nghiệp hoạt
động trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
Nhà phân phối điện tử:
Kết nối trực tiếp các doanh nghiệp với các doah nghiệp khác nhằm giảm thiểu
chu trìmh bán hàng và giá thành sản phẩm.
Nhà cung cấp dịch vụ B2B:
Truyền thống: Hỗ trợ các doanh nghiệp thông qua các dịch vụ kinh doanh trực
tuyến như kế tốn, kiểm tốn, dịch vụ tài chính, quản trị nguồn nhân lực, ...
Nhà cung cấp dịch vụ ứng dụng (ASP): Cho các doanh nghiệp thuê các ứng
dụng phần mềm trên cơ sở Internet.
Môi giới giao dịch B2B:
Giúp các doanh nghiệp tìm được các hàng hố và dịch vụ mà họ cần.
Trung gian thông tin:
Môi giới quảng cáo: Thu thập các thông tin về người tiêu dùng và sử dụng
chúng giúp các nhà quảng cáo xây dựng các chương trình quảng cáo phù hợp.
Định hướng kinh doanh: Thu thập các dữ liệu về người tiêu dùng và sử dụng
chúng định hướng hoạt động kinh doanh của các nhà kinh doanh.
1.5. Xây dựng hệ thống thương mại điện tử của doanh nghiệp
Bước khởi đầu:
Tạo ra ý tưởng kinh doanh: Có ý tưởng rõ ràng về sản phẩm và dịch vụ, nghiên
cứu thị trường web, xây dựng kế hoạch kinh doanh.
Phát triển kinh doanh: Đánh giá rủi ro, đánh giá tiềm năng của thị trường hiện
tại.
Huy động vốn, tiếp cận thị trường: Chi phí tiếp cận ban đầu có thể cao, thời gian
tiếp cận có thể kéo dài, xác định hình thức thương mại điện tử (kết hợp hay thương mại
điện tử thuần túy).
9



Hành động:
Lựa chọn tên miền (domain name): Mỗi một tên miền chỉ tồn tại duy nhất trên
Internet. Tên miền thể hiện địa chỉ của máy chủ trên Internet, quốc tế hay quốc gia.
Quản lý chuỗi cung cấp hàng hóa: Nhà phân phối, bán buôn và cung cấp dịch vụ
vận chuyển.
Thuê host (lưu trữ Web): Các công ty cung cấp dịch vụ lưu trữ trang Web cung
cấp sản phẩm dịch vụ, và dịch vụ hỗ trợ cho các công ty, tổ chức, cá nhân giúp họ tạo
dựng trang Web và duy trì trang Web. Một vài doanh nghiệp lại lựa chọn phương pháp
lưu trữ trang Web trên máy chủ tại công ty của họ, đòi hỏi doanh nghiệp phải trang bị
đáng kể về phần cứng như máy chủ của trang Web, máy chủ cho cơ sở dữ liệu, đường
truyền Internet, và người quản trị trang Web để quản lý trang Web.
Thiết kế web: Việc thiết kế trang Web phải hướng tới đối tượng độc giả của
trang Web, khách hàng của công ty; cung cấp các nội dung và dịch vụ mà họ mong
muốn. Tăng cường các ứng dụng cho người sử dụng: Chủ yếu tập trung và khả năng
tìm kiếm, tìm kiếm thông minh (intelligent agent) và đặc điểm, liên quan đến xây dựng
những nhóm cộng đồng ảo giao dịch trên mạng và các công nghệ để xem các sản phẩm
được nhanh nhất.
Phương thức bảo mật: Doanh nghiệp cần có kế hoạch bảo vệ khách hàng và bảo
vệ kinh doanh khỏi sự hiểu sai hay đưa ra các thông điệp sai. Trang Web của doanh
nghiệp cần bao gồm chính sách bảo vệ cá nhân được mô tả một cách chi tiết.
Chuẩn bị để tương thích với cơng nghệ mới: Doang nghiệp có thể cắt giảm được
chi phí đáng kể trong việc tương thích với những cơng nghệ này.
Giải pháp thương mại điện tử:
Giải pháp thương mại điện tử trọn gói: Cung cấp các dịch vụ xây dựng trang
Web từ giai đoạn phôi thai đến giai đoạn thực hiện. Thêm vào việc cung cấp dịch vụ
thiết kế, phát triển và khai thác, các cơng ty này cịn cung cấp dịch vụ thanh tốn trực
tuyến, tiến hành ứng dụng cơng nghệ mới và quản lý dịch vụ. Giải pháp trọn gói cần
thích nghi dễ dàng với hệ thống quản trị bên trong của doanh nghiệp, q trình hồn
thiện và q trình quản lý dữ liệu.
Giải pháp thương mại điện tử từng phần: Cung cấp từng ứng dụng thương mại

điện tử trong doanh nghiệp: Tài chính, quản lý thơng tin, duy trì web, tư vấn phát triển
thương mại điện tử, ...

10


CHƯƠNG II: CƠ HỘI THỊ TRƯỜNG CHO CÁC DOANH
NGHIỆP THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ ĐỐI VỚI LÀNG NGHỀ
GỐM SỨ BÁT TRÀNG – HÀ NỘI
2.1. Tổng quan về làng gốm Bát Tràng
2.1.1. Lịch sử làng nghề và dân cư
Bát Tràng là một trong số ít những làng nghề thủ cơng truyền thống còn giữ lại
được cho đến ngày nay của nước ta. Xã Bát Tràng gồm hai thôn Bát Tràng và Giang
Cao thuộc huyện Gia Lâm, Hà Nội. Trước năm 1945, Bát Tràng và Giang Cao là hai xã
riêng biệt. Xã Bát Tràng (tức làng Bát Tràng ngày nay) thuộc tổng Đông Dư, huyện Gia
Lâm, phủ Thuận An, tỉnh Bắc Ninh) sinh sống chủ yếu bằng nghề làm gốm sứ và buôn
bán, dạy học; xã Giang Cao (thôn Giang Cao, xã Bát Tràng ngày nay) thuộc tổng Đa
Tốn, huyện Gia Lâm, phủ Thuận An, tỉnh Bắc Ninh sinh sống chủ yếu bằng nghề thợ
mộc và hàng sáo. Thời nhà Hậu Lê, xã Bát Tràng thuộc huyện Gia Lâm, phủ Thuận An,
trấn Kinh Bắc. Sang thời nhà Nguyễn, năm 1822 trấn Kinh Bắc đổi làm trấn Bắc Ninh,
năm 1831 đổi làm tỉnh Bắc Ninh, lúc này xã Bát Tràng thuộc tổng Đông Dư, huyện Gia
Lâm, phủ Thuận An. Đến năm 1862 chia về phủ Thuận Thành và năm 1912 chia về phủ
Từ Sơn. Từ tháng 2 đến tháng 11 năm 1949, huyện Gia Lâm thuộc về tỉnh Hưng Yên.
Từ năm 1961 đến nay, huyện Gia Lâm thuộc ngoại thành Hà Nội. Năm 1948, xã Bát
Tràng nhập với xã Giang Cao và xã Kim Lan lập thành xã Quang Minh. Từ năm 1964,
xã Bát Tràng được thành lập gồm 2 thôn Bát Tràng và Giang Cao như hiện nay. Xã Bát
Tràng rộng 153ha; toàn xã có khoảng 6000 người tương đương với 1500 hộ dân trong
đó có 1000 hộ tham gia sản xuất gốm sứ, các hộ cịn lại thì làm dịch vụ.
2.1.2. Sản phẩm
Ngày nay Gốm Bát Tràng được xem là một trong những sản phẩm tuyệt hảo từ

kiểu dáng đến chất liệu gốm. Nhiều loại gốm quý, màu men độc đáo đã trở thành tác
phẩm nghệ thuật nổi tiếng. Như gốm Men Ngọc xuất hiện đời Lý-Trần. Gốm Hoa Nâu
ra đời vào cuối thời Trần, đầu thời Lê. Gốm Men Rạn và Gốm Hoa Lam thời Lê-Trịnh.
Ðặc biệt Gốm Hoa Lam với đặc trưng men trắng ngà, với lối vẽ phóng bút, khống hoạt
trang trí hình, hoa màu chàm đen uyển chuyển, mang đậm dấu ấn thẩm mỹ, mộc mạc
nhưng tinh tế như tâm hồn người Bát Tràng.
Hầu hết, đồ gốm Bát Tràng được sản xuất theo lối thủ công, thể hiện rõ rệt tài
11


năng sáng tạo của người thợ lưu truyền qua nhiều thế hệ. Thợ gốm Bát Tràng thường
dùng bút lông vẽ trực tiếp trên nền mộc các hoa văn hoạ tiết. Thợ vẽ gốm có tay nghề
cao, hoa văn học tiết hài hồ với dáng gốm, các trang trí hoạ tiết này đã nâng nghề gốm
lên mức nghệ thuật, mỗi sản phẩm là một tác phẩm. Thợ gốm Bát Tràng cũng đã dùng
rất nhiều hình thức trang trí khác nhau, có hiệu quả nghệ thuật như đánh chỉ, bôi men
chảy màu, vẽ men màu...
Từ các thế kỷ trước, gốm Bát Tràng chủ yếu là đồ thờ. Về sau gốm Bát Tràng đã
có nhiều đồ gia dụng, phổ biến nhất là bát, đĩa, bình, lọ, ấm chén. Và ngày nay, gốm
Bát Tràng đã có khá nhiều mặt hàng phong phú về chủng loại và kiểu dáng, bao gồm cả
những mặt hàng mỹ nghệ như đĩa treo tường, lọ hoa, con giống, tượng phiên bản và
phù điêu với kỹ thuật và công nghệ cao. Các bộ sưu tập gốm sứ Bát Tràng đã đạt tới
đỉnh cao của nghệ thuật và kĩ thuật chế tạo đồ gốm sứ ở Việt Nam.
Gốm Bát Tràng có 5 dòng men đặc trưng:
Men lam
Đây là loại men sớm nhất được sử dụng tại Bát Tràng từ thế kỷ 14. Thợ Bát
Tràng sử dụng men lam đồng thời với kỹ thuật dùng bút lông làm công cụ vẽ trên đồ
gốm. Men lam không để để trần như men nâu mà bao giờ cũng được phủ lớp men mầu
trắng bóng, có độ thuỷ tinh hố cao sau khi nung. Men lam có sắc độ từ xanh chì đến
xanh sẫm.
Men nâu

Một trong số các loại men sử dụng đầu tiên ở Bát Tràng là men nâu, sắc độ màu
của men phụ thuộc nhiều vào xương gốm (xương gốm Bát tràng dày và thường có mầu
nâu xám). Trong các loại hình của nhóm đồ gốm men nhiều mầu thế kỷ 16-17, men nâu
được dùng xen lẫn với men xanh rêu, men ngà, tạo ra các sắc độ khác nhau. Men nâu
giữ vị trí các đường chỉ chia băng, tơ lên hoa sen hoặc các hình rồng, đối với lư hương
chữ nhật men nâu tô lên phần chân đế... Thế kỷ 19 là thời điểm đánh dấu men nâu đã
chuyển sắc thành một loại men bóng (thường gọi là men da lươn), sử dụng rộng rãi ở
Bát Tràng cho tới tận ngày nay.
Men trắng (ngà)
Đây là loại men trắng, nhiều trường hợp ngả màu vàng ngà, bóng khi nhiệt độ
nung đạt độ cao nhưng cũng nhiều trường hợp có màu trắng xám, trắng sữa, đục. Cùng
với kiểu dáng và trang trí, men trắng ngà cũng tạo nên một nét riêng biệt của đồ gốm
Bát Tràng. Men trắng ngà đã thấy sử dụng phủ lên trang trí men lam hay men nâu,
nhưng trong rất nhiều đồ gốm Bát Tràng chỉ thấy dùng men trắng ngà.
Men xanh rêu
Thế kỷ 14-19 men xanh rêu được dùng khá nổi trội cùng với men trắng ngà và
nâu. Men xanh rêu, men ngà và nâu tạo ra loại Tam thái riêng của gốm Bát Tràng thế kỷ
12


16-17.
Men rạn
Đây là một loại men độc đáo tạo ra do sự chênh lệch về độ co giữa xương gốm
và men. Cho đến nay các tài liệu gốm men cổ ở Việt Nam xác nhận mang men rạn chỉ
được sản xuất tại lò gốm Bát Tràng từ khoảng cuối thế kỷ 16 và kéo dài tới đầu thế kỷ
20.
2.1.3. Hoạt động sản xuất kinh doanh
Có thể thấy một điều rằng hầu hết các doanh nghiệp Bát Tràng đều là các doanh
nghiệp vừa và nhỏ, sản xuất kinh doanh theo hình thức hộ gia đình. Bình quân vốn của
mỗi hộ chỉ vào khoảng 75-100 triệu đồng và doanh thu hàng năm đạt khoảng 15-25

triệu đồng. Với quy mô sản xuất nhỏ như vậy các hộ gia đình chủ yếu cung ứng sản
phẩm cho thị trường trong nước hoặc gia công cho các doanh nghiệp lớn. Cũng vì
nguyên nhân này mà rất nhiều đơn đặt hàng lớn từ nước ngoài đã bị bỏ qua.
Tồn bộ làng nghề hiện nay có khoảng 1000 lị nung trong đó có khoảng 200 lị
gas. Đầu tư một lị lung bằng gas tốn ít nhất 150 triệu đồngmột số tiền không nhỏ so
với một hộ kinh doanh bình thường ở Bát Tràng. Tuy nhiên dùng lị nung bằng gas có
rất nhiều ưu điểm như khi sản xuất một chiếc bình bằng khí ga sẽ rẻ hơn 20% so với lị
nung bằng than, hay chi phí sản xuất một chiếc vại lớn bằng gas sẽ rẻ hơn 60% khi
dùng lò than. Hơn nữa, sử dụng lò ga để nung sản phẩm sẽ hạn chế được lượng khí thải
ơ nhiễm mơi trường. Ngồi ra, sử dụng lị nung bằng gas còn đem lại vẻ đẹp rất riêng
cho gốm sứ Bát Tràng. Mầu men của sản phẩm đều, bóng, sản phẩm chịu lực tốt hơn
(có thể sử dụng để nấu nướng thức ăn trong lị vi sóng). Trong vài năm gần đây, giá gas
liên tục tăng cao đến chóng mặt, chi phí cho mỗi lần nung lên tới 3 triệu đồng. Trong
khi đó giá sản phẩm tăng thì sẽ khơng cạnh tranh được trên thị trường. Trước thực trạng
đó rất nhiều cơ sở sản xuất đã quay trở về dùng lò than truyền thống.
Hiện nay nỗ lực tập trung phát triển kinh tế làng nghề là ưu tiên số một của nhân
dân và chính quyền Bát Tràng. Các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất gốm sứ Bát Tràng
đang áp dụng mơ hình kinh doanh theo kiểu cộng tác, liên kết, thường khoảng 5-7 nhà
với nhau phổ biến kinh nghiệm, tay nghề, chia sẻ bí quyết. Liên kết để ra mắt thương
hiệu chung sẽ rút ngắn con đường quảng bá sản phẩm sang thị trường nước ngoài. Liên
kết các nhà sản xuất gốm sứ hiện là cách tốt nhất để các doanh nghiệp nhỏ và vừa có
thể thực hiện mở rộng sản xuất trong điều kiện không cần trường vốn mà vẫn có thể sẵn
sàng đáp ứng các đơn đặt hàng lớn.
Phương thức quảng bá, giới thiệu sản phẩm làng nghề cũng được làng nghề và
nhà nước hết sức quan tâm. Tháng 11 năm 2003, làng cổ Bát Tràng khai trương Chợ
Gốm làng cổ Bát Tràng (Battrang ancient village ceramics market), là nơi các hộ sản
13


xuất kinh doanh mang sản phẩm tới chợ vừa bán vừa trưng bày, nhằm mục đích chính

là giới thiệu sản phẩm. Mơ hình kết hợp sản phẩm địa phương với du lịch và xuất khẩu
tại chỗ cũng đang phát huy hiệu quả cao tại làng gốm Bát Tràng. Nhà nước cũng tạo
điều kiện thuận lợi cho mơ hình du lịch văn hóa của Bát Tràng phát triển. Ví dụ như
việc cho ra đời tuyến xe bus số 47 Long Biên - Bát Tràng, nối liền làng cổ Bát Tràng
với khu vực nội thành thành phố Hà Nội khánh thành tháng 11 năm 2005 mở ra hướng
đi mới, thúc đẩy phát triển tham quan, du lịch làng gốm cổ truyền Bát Tràng.
Ngoài ra, một nét mới trong việc quảng bá thương hiệu gốm Bát Tràng là sự ra
đời của Trung tâm xúc tiến xuất khẩu Bát Tràng (BTEP) cuối năm 2004. Trung tâm này
được thành lập là kết quả hợp tác giữa Hiệp hội gốm sứ Bát Tràng và Chương trình
phát triển kinh tế tư nhân (MPDF) thuộc Công ty tài chính quốc tế (IFC). Đây là một
bước tiến mới trên con đường phát triển của làng gốm Bát Tràng bởi nó đóng góp một
kinh nghiệm tốt cho các ngành kinh doanh nhỏ và vừa khác ở Việt Nam trên con đường
tìm cách quảng bá thương hiệu.
Đồ gốm Bát Tràng khơng những có mặt trên khắp mọi miền của đất nước mà
cịn nổi tiếng ở thị trường nước ngồi. Sản phẩm của làng gốm Bát Tràng được xuất
khẩu sang Châu Âu, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan..v.v. với tổng kim ngạch xuất
khẩu hàng năm lên đến hơn 40 triệu USD.
Sự phát triển của làng gốm Bát Tràng còn giải quyết được vấn đề thất nghiệp, và
đặc biệt là giải quyết tình trạng thiếu việc làm tại khu vực nơng thơn. Tại làng nghề
này, hầu hết tất cả mọi người, thậm chí cả người già và trẻ nhỏ đều có việc để làm. Hơn
80% người dân trong làng sinh sống bằng nghề sản suất gốm sứ. Sự phát triển sản xuất
nhanh chóng tại làng gốm Bát Tràng khơng chỉ tạo đủ việc làm cho người dân địa
phương mà còn thu hút khoảng 3.000 - 5.000 lao động với mức lương trung bình từ
600.000đ - 700.000đ mỗi tháng ở những khu vực lân cận đến làm việc hàng ngày.
Tuy nhiên trong vài năm trở lại đây, tình hình sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó
khăn do giá cả nguyên vật liệu tăng cao, khó khăn trong việc tìm đầu ra cho sản phẩm
và phải cạnh tranh với gốm sứ nước ngoài đặc biệt là gốm Trung Quốc. Rất nhiều hộ
gia đình đã phải đóng cửa ngừng sản xuất do hoạt động kinh doanh khơng đem lại hiệu
quả. Thực trạng này địi hỏi các doanh nghiệp, tổ chức cũng như chính quyền địa
phương cần nhanh chóng tìm ra giải pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh

của làng nghề.
2.2. Sự cần thiết phải ứng dụng thương mại điện tử B2B vào hoạt động kinh
doanh của các doanh nghiệp gốm sứ Bát Tràng
Doanh thu của gốm sứ Bát Tràng giảm dần trong năm gần đây. Tuy doanh thu
xuất khẩu vẫn khá cao nhưng so với vài năm trở lại đây thì đã bị giảm tương đối. Khách
hàng đến Bát Tràng thời kỳ này có sự suy giảm. Nguyên nhân do giá gas, chiếm đến
14


40%-50% chi phí sản xuất liên tục tăng làm giá thành sản phẩm tăng. Trải qua 700 năm
lịch sử, từ khi nung bằng củi, sau đó đến nung bằng than và cho đến nay, nền khoa học
tiến bộ, lò gas được đưa vào sử dụng. Làng nghề đã có tới 200 lò gas nhưng thời gian
sử dụng chưa được bao lâu thì giá gas trên thị trường biến đổi, trong 6 tháng qua đã
tăng đến 7 lần, tính đến ngày 8 tháng 7 năm 2008 giá cả giao động từ 270.000-275.000
đồng bình 12kg. Dùng gas với giá thành cao, đầu vào lớn, đầu ra giảm gây nhiều biến
cố cho những hộ dùng gas, điều này đang trở thành mối lo cho nhà sản xuất kinh
doanh.
Không chỉ gặp vấn đề giá cả càng ngày càng tăng, gốm sứ Bát Tràng cũng đang
phải đối diện với sự cạnh tranh từ gốm sứ nước ngoài ngày càng lớn, nhất là đối với thị
trường gốm sứ Trung Quốc. Hàng Trung Quốc hiện nay đã chiếm lĩnh thị trường VN
rất lớn, một ngày ở cửa khẩu Tam Thanh tràn sang VN gần 100 tấn hàng gốm. Giá bán
hàng Trung Quốc rất rẻ, một cái bát ăn cơm giá từ 1500 - 3.000 đồng, trong khi đó,
hàng Bát Tràng có giá từ 6000 - 10.000 đồng. Với mức giá dễ chấp nhận, mẫu mã đẹp
rất hợp thị trường Việt Nam, mức cạnh tranh đó gây cho gốm sứ Bát Tràng những khó
khăn đáng kể.
Nhưng liệu có phải thị trường tiềm năng của gốm Bát Tràng không có khả năng
mở rộng thêm nữa? Từ những năm 1998, qua các cuộc khảo sát thị trường và giới thiệu
gốm sứ Bát Tràng tại các Hội chợ quốc tế với các bạn hàng Nhật, Úc, Đài Loan, Hàn
Quốc, Thái Lan, Đức, gian hàng của gốm sứ Việt Nam tại triển lãm đã được đặt ngang
hàng với các gian hàng của Trung Quốc, Nhật Bản, Malaysia. Khách hàng Mỹ đánh giá

cao tính mỹ thuật, tính văn hóa, sự đa dạng của gốm sứ Bát Tràng. Từ việc đổi mới, áp
dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến, cho đến nay các mặt hàng gốm sứ mỹ nghệ của nhiều
doanh nghiệp đã rất đa dạng về chủng loại, mẫu mã, nổi bật hàng gốm sứ nội thất như:
Âu men, những hàng giả cổ có từ thế kỷ XV, XVI, XVII đã được khách hàng các thị
trường Nhật, Mỹ, Đài Loan, Đan Mạch, Rumani, Tiệp Khắc rất ưa chuộng. Đáng chú ý
là khách hàng Mỹ và các nước Tây Âu rất thích đặt hàng chậu hoa cảnh, các đồ trang trí
nội thất. Qua đó cho ta thấy tiềm năng xuất khẩu sang nhiều thị trường khác trên thé
giới của Bát Tràng. Vấn đề đặt ra là tìm cách nào để doanh nghiệp có thẻ tiếp cận với
những khu vực đó, và với mức chi phí trong khả năng của doanh nghiệp Việt Nam vốn
chỉ có quy mơ vừa và nhỏ. Câu trả lời là “Thương mại điện tử B2B”.
2.3. Hiện trạng ứng dụng Thương mại điện tử B2B của các doanh nghiệp gốm sứ
Bát Tràng
2.3.1. Thực trạng
Nhằm phục vụ hoạt động xuất khẩu, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực
thủ công mỹ nghệ trở thành một trong những lực lượng triển khai mạnh nhất các ứng
15


dụng thương mại điện tử. Đối với gốm sứ Bát Tràng, đã có rất nhiều doanh nghiệp thuê
thiết kế các website giới thiệu sản phẩm của mình, từ những cơng ty lớn (Công ty
TNHH Quang Vinh, Hợp tác xã công nghiệp gốm sứ Hợp Lực, Công ty cổ phần sứ
51…) đến các doanh nghiệp tư nhân (Nguyễn Lợi, Mùi Lầu...).
Tới giai đoạn năm 2003, hàng loạt website đã lần lượt ngừng hoạt động vì khơng
đem lại hiệu quả như cửa hàng Mùi Lầu (www.muilauceramics.com), cửa hàng Nguyễn
Lợi (nguyenloiceramic.com) … Các doanh nghiệp nhỏ không thể tiếp tục bỏ ra chi phí
để duy trì hoạt động của website trong khi thống kê cho thấy có chưa tới nổi 500 lượt
khách truy cập mỗi tháng. Ngay cả website của Công ty cổ phần sứ 51
(www.cps51.com), một doanh nghiệp lớn và đi đầu trong phong trào cũng phải ngừng
hoạt động sau đó.
Việc ứng dụng thương mại điện tử vào hoạt động kinh doanh của các doanh

nghiệp gốm sứ Bát Tràng cũng nhận được sự hỗ trợ, đầu tư của Nhà nước và chính
quyền địa phương. Tháng 6 năm 2004, Trung tâm xúc tiến xuất khẩu gốm sứ Bát tràng
(BatTrang Ceramics Export Promotion Center - BTEP) thuộc Hội gốm sứ Bát Tràng
được thành lập dưới sự bảo trợ của Chương trình Phát triển kinh tế tư nhân (MPDF).
Tới cuối năm 2004, BTEP thành lập phòng trưng bày và cho ra mắt website
www.battrangceramics.org với tham vọng tiếp thị sản phẩm gốm Bát Tràng tới thị
trường quốc tế, nâng con số các nhà sản xuất hợp tác với BTEP từ 34 lên 400 trong
vòng 2 đến 3 năm. Thế nhưng, nội dung của website này còn kém hơn cả website của
các doanh nghiệp. Điều tất yếu là tới cuối tháng 7 năm 2008, website này đã dừng hoạt
động.
Theo số liệu thu thập được tính đến tháng 5 năm 2008 từ Hiệp hội gốm sứ Bát
Tràng, trụ sở tại xóm 3, thơn Bát Tràng, xã Bát Tràng, nhóm nghiên cứu thu được
những con số sau: có 100 trên tổng số 1000 doanh nghiệp và hộ kinh doanh cá thể lắp
đặt và sử dụng internet, xấp xỉ 10%. Trong số đó có 60 doanh nghiệp tư nhân và đều
thuộc hiệp hội gốm sứ Bát Tràng. Cũng theo số liệu của hội, hầu hết các website đều có
cung cấp thông tin giới thiệu doanh nghiệp, thông tin giới thiệu sản phẩm. Trong số đó
chỉ khoảng 10% bước đầu có tính năng hỗ trợ giao dịch thương mại điện tử như cho
phép hỏi hàng hoặc gửi yêu cầu, một số ít cho phép đặt hàng trực tuyến.
Thực trạng cho thấy, ứng dụng thương mại điện tử ở các doanh nghiệp Bát Tràng
mới chỉ dừng lại ở mức độ xây dựng website quảng bá hình ảnh doanh nghiệp và sản
phẩm, một số ít có những bước chuẩn bị cho giao dịch điện tử.
2.3.2. Đánh giá chung về website của các doanh nghiệp Bát Tràng
Hiện tại, vẫn có một số website của các doanh nghiệp gốm sứ Bát Tràng cịn duy
trì được hoạt động. Nhóm nghiên cứu đã tiến hành khảo sát 9 website trong số này và
16


rút ra nhận định nội dung các trang web tương tự nhau (từ giới thiệu sản phẩm, giới
thiệu về công ty, về lịch sử của gốm sứ Bát Tràng đến các mục liên hệ, tiếp nhận phản
hồi từ phía khách hàng) không tạo ra được sự khác biệt đáng kể.

- Có tới 4/9 website trên là website tĩnh. Loại website này dễ thiết kế nhưng lại
khó cập nhật thơng tin và sản phẩm mới, chỉ đáp ứng được mức độ giới thiệu thông tin
cho người xem. Và cả 4 hợp đồng thiết kế website tĩnh của Hợp Lực, Hà Phú, Xuân
Thủy và Hoa Thanh đều ký với cùng một công ty thiết kế website.
Bảng 1.1: Đánh giá nội dung website của các doanh nghiệp Bát Tràng
Công
ty

Địa chỉ

Catalogu Giới
e
sản thiệu
phẩm
về
Bát
Tràng
x

Nhậ
n
phản
hồi

/>
Giới
thiệ
u
công
ty

x

Hợp
lực
Hà Phú
Xuân
Thủy
Hoa
Thanh
Phú
Vinh
Hamic
o
Minh
Hải
An Đô
Nam
Việt

/> />
x
x

x
x

x

x


x

x

x

x

/>
x

x

/>
x

x

/>
x

/> />
x
x

Website
động

x


x

x

x
x

x
x
x

x
x
x

x

x
x

Bảng 1.2: Đánh giá nội dung website của các doanh nghiệp Bát Tràng
Cơng
ty

Địa chỉ

Hợp
lực
Hà Phú
Xn

Thủy
Hoa
Thanh

/> /> />
Đặt hàng Hỗ trợ Giới
trực
trực
thiệu
tuyến
tuyến
chính
sách bán
hàng

Giới
thiệu
khách
hàng đối
tác

x

x

/>
17

x


x


Phú
Vinh
Hamic
o
Minh
Hải
An Đô
Nam
Việt

/>
x

x

x

/>
x

/> /> />
x
x

Thời gian đầu, nhiều doanh nghiệp ở Bát Tràng do hiểu biết về website hạn chế,
làm theo phong trào nên dễ bị mắc bẫy những công ty thiết kế khi ký hợp đồng tạo
website tĩnh, dẫn đến tình trạng nhiều website bị bỏ hoang, không được cập nhật đều

đặn nữa. Các site cịn lại tuy cố gắng duy trì hoạt động nhưng cầm chừng với lượng
khách truy cập rất thưa thớt. Sự bê trễ trong việc chăm sóc trang web thể hiện ở tần suất
cập nhật thông tin chậm chạp, khoảng 1 tháng 1 lần; sự rà soát website không được coi
là công việc hàng ngày.
- Hầu hết các website mới chỉ dừng lại ở mức đưa ra catalogue sản phẩm. Chỉ có
2/9 website được khảo sát có module Đặt hàng trực tuyến trong khi đây là tính năng tối
thiểu để hỗ trợ giao dịch thương mại điện tử và cũng khơng khó khăn về mặt kỹ thuật.
- Các website chỉ trọng giới thiệu về sản phẩm, không biết cách tạo niềm tin cho
khách hàng thông qua những mục như Giới thiệu Khách hàng và Đối tác (1/9 website
có), Chính sách bán hàng (2/9 website có), Hỗ trợ trực tuyến (1/9 website có).
Qua khảo sát mơ hình quản lý website của các doanh nghiệp cho thấy có 2 hình
thức chủ yếu là doanh nghiệp tự quản trị website của mình hoặc ký hợp đồng với một
nhà cung cấp dịch vụ thiết kế website để làm việc này.
Về mức độ đầu tư, kết quả khảo sát những doanh nghiệp đã thiết lập website cho
thấy đầu tư về ứng dụng thương mại điện tử chiếm tỷ trọng tương đối thấp trong tổng
chi phí hoạt động thường niên. Các doanh nghiệp trong hiệp hội cho biết họ dành
khơng đến 5% chi phí hoạt động cho việc triển khai thương mại điện tử, bao gồm cả
việc mua các phần mềm thương mại điện tử, duy trì bảo dưỡng website và phân bổ
nguồn nhân lực cho những hoạt động này.
Đánh giá một website điển hình
Đi đầu trong ứng dụng thương mại điện tử, Cơng ty Cổ phần Hà Phú đã xây
dựng một website với những chức năng khá đầy đủ so với các doanh nghiệp khác. Đây
là một trong những số ít website cho phép Đặt hàng trực tuyến, cung cấp đầy đủ thông
tin và giá của sản phẩm.

18


Hình ảnh website: />
Ngồi những những phần chung giống website của các doanh nghiệp khác như:

Giới thiệu công ty, Catalogue sản phẩm, Liên hệ…, website cịn có những tính năng hỗ
trợ cho giao dịch điện tử:
- Đặt hàng trực tuyến
- Có Thơng tin chi tiết sản phẩm (kích thước, trọng lượng).
- Có Giá sản phẩm, cước phí vận chuyển tới cảng khách hàng lựa chọn.

- Giao diện kém thẩm mĩ và chuyên nghiệp. Thậm chí banner và các button cũng
được trình bày bằng dạng text.
- Sản phẩm mỹ nghệ địi hỏi thẩm mĩ cao nhưng catalogue sản phẩm lại không
đạt u cầu. Hình ảnh sản phẩm khơng những chất lượng thấp mà kích thước cũng q
nhỏ (113pixels × 90pixels) khơng thể cuốn hút người xem. Đây là điểm yếu chung
trong website của các doanh nghiệp Bát Tràng.
Mặc dù những điểm yếu trên rất dễ dàng để nhận ra và cũng khơng khó để khắc
19


phục nhưng lại chưa nhận được sự quan tâm đúng mức của doanh nghiệp.
2.4. Phân tích cơ hội thị trường cho các doanh nghiệp thương mại điện tử đối với
làng nghề gốm sứ Bát Tràng
Gốm sứ Bát Tràng được nhiều người yêu thích, với số lượng tiêu thụ mạnh, tuy
nhiên chưa được phân phối nhiều trên các sàn thương mại điện tử, nếu có thì bán theo
mơ hình thương mại điện tử C2C. Thật tuyệt nếu các doanh nghiệp thương mại điện tử
bắt tay với làng nghề gốm Bát Tràng để tăng thêm lựa chọn cho người tiêu dùng, sự
hợp tác giữa làng nghề gốm Bát Tràng với doanh nghiệp thương mại điện tử sẽ làm cho
người tiêu dùng cảm thấy được sự uy tín và tin tưởng vào chất lượng của sản phẩm.
Tuy nhiên, sản phẩm gốm Bát Tràng được phân phối và bán nhiều trên các thị
trường truyền thống nên tính cạnh tranh giữa sàn thương mại điện tử, trang web với thị
trường truyền thống còn cao. Thương mại điện tử B2B phát triển, cơ hội hợp tác giữa
làng nghề gốm Bát Tràng và các doanh nghiệp thương mại điện tử mở rộng, vì vậy giữa
các doanh nghiệp thương mại điện tử cũng có sự cạnh tranh với nhau, ngược lại thị

trường xuất hiện nhiều loại mỳ với nhiều thương hiệu khác nhau làm cho các doanh
nghiệp thương mại điện tử có nhiều sự lựa chọn hơn.
Trong những năm gần đây, việc giao dịch, trao đổi mua bán giữa các doanh
nghiệp hoặc giữa doanh nghiệp với một tổ chức đã khơng hồn tồn chỉ là giao dịch
truyền thống mà đã phát triển đến một tầm cao mới, thương mại điện tử B2B ra đời cho
phép các doanh nghiệp mua bán, giao dịch với nhau thông qua mạng Internet, Intranet
và Extranet, cùng với sự phát triển của làng nghề mỳ Chũ truyền thống và thị hiếu của
người tiêu dùng, đây là một thị trường tiềm năng, nhất là trong giai đoạn người tiêu
dùng phải chịu ảnh hưởng từ đại dịch Covid – nhu cầu mua sắm qua các website hoặc
sàn thương mại điện tử gia tăng so với thời điểm chưa xuất hiện đại dịch.
Để sản phẩm gốm Bát Tràng đến được tay người tiêu dùng cuối cùng cần trải
qua nhiều giai đoạn thương mại điện tử B2B, nghĩa là làng nghề Bát Tràng sẽ đóng vai
trị là nhà sản xuất, cùng hợp tác để cung cấp cho các doanh nghiệp thương mại điện tử
sản phẩm của mình, các doanh nghiệp thương mại điện tử có thể đóng vai nhà cung
cấp, cung cấp một số lượng lớn sản phẩm gốm cho các đại lý hoặc nhà bán lẻ thông qua
sàn thương mại điện tử của mình, hoặc có thể trực tiếp bán cho người tiêu dùng cuối
cùng. Với thương mại điện tử B2B, giao dịch giữa các doanh nghiệp thương mại điện
tử với làng nghề Bát Tràng không cần thiết phải thanh tốn bằng tiền mặt mà thay vào
đó là hình thức thanh tốn trực tuyến, điều này giúp tiết kiệm thời gian của doanh
nghiệp với làng nghề truyền thống.
Làng nghề gốm Bát Tràng cần một đầu ra cho sản phẩm, đẩy mạnh tiêu thụ sản
phẩm, trong tình hình hiện nay thì các doanh nghiệp thương mại điện tử là một lựa
chọn lý tưởng.
20


Thương mại điện tử ngày càng phát triển, nhiều người tiêu dùng lựa chọn mua sắm trực
tuyến thay vì đến cửa hàng, siêu thị, chợ, ... vì vậy thị trường gốm sứ Bát Tràng tại các
trang Web hoặc sàn thương mại điện tử là thị trường có tiềm năng phát triển.
2.5. Đánh giá cơ hội thị trường cho doanh nghiệp thương mại điện tử đối với làng

nghề gốm sứ Bát Tràng
Cơ hội thị trường cho doanh nghiệp thương mại điện tử đối với làng nghề Bát
Tràng mở ra nhiều cơ hội đối với doanh nghiệp thương mại điện tử và làng nghề làm
gốm sứ Bát Tràng. Tuy nhiên, cũng đặt ra những thách thức đòi hỏi doanh nghiệp
thương mại điện tử và làng nghề phải có những giải pháp để phát triển.
2.5.1. Cơ hội đối với doanh nghiệp thương mại điện tử và làng nghề làm đồ gốm sứ
tại làng nghề Bát Tràng
Với doanh nghiệp thương mại điện tử, mở ra một lĩnh vực mới, giúp khách hàng
có nhiều lựa chọn, kết nối khách hàng với doanh nghiệp, tăng thêm lượt mua và lượt
lượt truy cập và trang web hoặc sàn do đảm bảo được chất lượng và tăng sự uy tín của
doanh nghiệp đối với khách hàng khi lựa chọn làng nghề gốm sứ tại Bát Tràng làm đối
tác kinh doanh.
Đây là một thị trường có tiềm năng phát triển nếu doanh nghiệp thương mại điện
tử xác định được khách hàng mục tiêu và có chiến lược tiếp cận khách hàng mục tiêu
với phân khúc thị trường hợp lý.
Khi áp dụng thương mại B2B giữa doanh nghiệp thương mại điện tử và làng
nghề gốm sứ tại Bát Tràng giúp tối ưu hóa chi phí cho doanh nghiệp.
Với làng nghề gốm sứ Bát Tràng: Khi trở thành đối tác kinh doanh của các
doanh nghiệp thương mại điện tử, làng nghề gốm sứ tại Bát Tràng có thêm thị trường
mới để tiêu thụ sản phẩm, mở rộng kênh bán hàng, quảng bá đồ gốm sứ thủ công tới
nhiều khách hàng ở nhiều nơi khác nhau với nhiều độ tuổi, quảng bá hình ảnh của làng
nghề truyền thống với những giá trị văn hóa của Bát Tràng – Hà Nội. Phát triển kinh tế
song song với phát triển làng nghề và lưu giữ những nét đẹp văn hóa của làng nghề Việt
Nam.
Các doanh nghiệp Bát Tràng cũng đã nhận thức được tầm quan trọng của các
trang thương mại điện tử trong việc quảng bá sản phẩm, thương hiệu của mình ra khu
vực và thế giới. Mặc dù chưa phải là thước đo trình độ triển khai ứng dụng thương mại
điện tử của doanh nghiệp, nhưng số lượng các website kinh doanh cũng là một tiêu chí
quan trọng để đánh giá mức độ phát triển thương mại điện tử, đặc biệt trong bối cảnh
doanh nghiệp Việt Nam đang ngày một phát triển và thăng hoa với hình thức mua – bán

trên sàn thương mại điện tử. Khi việc kết nối hệ thống giữa các đối tác chiến lược để
tiến hành trao đổi dữ liệu điện tử trực tiếp ở Việt Nam đang phát triển nhanh chóng, thì
21


các website là kênh phổ biến nhất để doanh nghiệp quảng bá sản phẩm, xúc tiến dịch
vụ và tiến hành giao dịch thương mại điện tử theo hình thức B2B. Do vậy, nếu một
doanh nghiệp xây dựng và duy trì được một website hiệu quả để phục vụ hoạt động sản
xuất kinh doanh của đơn vị mình, điều này đã nói lên một trình độ nhất định về triển
khai ứng dụng thương mại điện tử B2B trong doanh nghiệp đó.
2.5.2. Thách thức đối với doanh nghiệp thương mại điện tử và làng nghề truyền
thống Bát Tràng
Thứ nhất: Sự nghèo nàn về thông tin là vấn đề lớn và nổi cộm nhất. Các nội
dung chung ở các trang là: giới thiệu về làng nghề, về sản phẩm, về các nghệ nhân,
đồng thời nhận đặt hàng, chào hàng qua email, theo dõi diễn biến thị trường trong nước
và thế giới… Tuy nhiên, khơng chỉ nội dung có phần giống nhau, hình thực thể hiện,
nói cách khác là giao diện của trang web cũng tương tự nhau. Sự thuận tiện cho các
doanh nghiệp muốn hợp tác vào xem cũng không được thể hiện tốt, cụ thể như cách đặt
tên gây khó khăn cho việc tìm kiếm, nội dung quá đơn giản nên chưa thực sự thu hút
người xem.
Thứ hai: Công việc cập nhật website bị bê trễ là một vấn đề vô cùng nghiêm
trọng. Thơng tin nóng hổi, cập nhật thường xun là một trong những ưu điểm vượt trội
của các trang web điện tử. Mức độ, tần suất cập nhật thông tin lên web là một trong
những tiêu chí giúp đánh giá chất lượng và tính chuyên nghiệp của một website, là
nhân tố giúp trang web thực sự tồn tại một cách có ích và đem lại lợi ích cho doanh
nghiệp. Nếu không đầu tư công sức, thời gian cho trang web của mình thì đồng nghĩa
với việc doanh nghiệp đang lãng phí những tiềm năng mà cơng nghệ thơng tin mang
lại, và cũng không khác mấy những doanh nghiệp truyền thống hoạt động trong phương
thức cũ, không được biết đến thương mại điện tử. Nói cách khác, một trang web mà
khơng được chăm chút về nội dung và hình thức hàng ngày, thậm chí hàng tháng thì

cũng chỉ như món hàng bày lâu ngày, bụi bặm, chẳng ai muốn nhìn lần thứ hai nói chi
đến bỏ tiền ra mua
Thứ ba: Cách thức quản lý website cũng là một vấn đề. Khi chuyển giao trách
nhiệm quản lý trang web của mình cho đơn vị bên ngồi, doanh nghiệp có lợi là tiết
kiệm được thời gian, nhân lực, chi phí cho cơng việc này. Đây là nhận thức sai lầm của
doanh nghiệp khi họ khơng nhìn nhận đúng mức vai trị của những trang web như là
kênh giao tiếp và tương tác trực tiếp với các doanh nghiệp có thể kết nối, phân phối và
hợp tác. Website là bộ mặt của công ty, là địa chỉ tin cậy nhất mà các doanh nghiệp thu
mua có thể tìm hiểu về sản phẩm và dịch vụ của cơng ty. Do đó sự nghèo nàn về thơng
tin và tính năng giao tiếp của các trang web, sự thiếu thân thiện trong giao diện và tìm
kiếm của các trang web sẽ vơ hình chung đẩy đi những khách hàng tiềm năng, tạo ra
22


những ấn tượng không tốt về sau. Bởi lẽ vậy, để có thể cập nhật thơng tin và duy trì
quan hệ giao tiếp với các doanh nghiệp thu mua một cách thường xuyên, doanh nghiệp
cần phải là người chủ động nắm quyền quản trị website. Khi giao phần việc này vào tay
một cơng ty dịch vụ bên ngồi, doanh nghiệp đã vơ hình chung bỏ đi chức năng tương
tác với khách hàng của website và biến nó thành một cơng cụ quảng cáo thuần túy. Với
những doanh nghiệp đã ý thức được tầm quan trọng của việc tự mình đảm nhận cơng
tác quản trị website thì họ cũng phải ý thức được những thử thách bởi để làm việc này
một cách thật sự chuyên nghiệp cũng là thách thức lớn trong bối cảnh hiện vẫn chưa có
nhiều doanh nghiệp bố trí được cán bộ chun trách về cơng nghệ thơng tin.
Thứ tư: Vấn đề hiệu quả quảng bá của website cịn vơ cùng thấp. Theo ơng
Nguyễn Lợi, Giám đốc cơng ty cùng tên, cho biết ông chưa nhận được một hợp đồng
nào trên mạng. Khách hàng tới doanh nghiệp của ông đều do người quen giới thiệu,
hoặc mối cũ. Từ trường hợp của công ty Nguyễn Lợi, chúng ta nhận thấy mối lo lắng
nhất hiện nay của các doanh nghiệp Bát Tràng là nên tiếp tục hay từ bỏ những trang
web của mình. Để tiếp tục cuộc chơi mạo hiểm với công cụ quảng bá này, doanh
nghiệp phải đầu tư những khoản tiền khá lớn để nâng cấp, thiết kế một trang hiện đại,

hấp dẫn hơn nhưng kết quả thì chưa thể nhìn thấy ngay một sớm một chiều. Đây là một
chiến lược lâu dài cần những tính tốn khơn ngoan.

CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG GỐM SỨ
BÁT TRÀNG TRÊN CÁC SÀN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
3.1 Về phía doanh nghiệp
Khi các doanh nghiệp Bát Tràng cùng bắt tay xây dựng được một thương hiệu
chung thành cơng thì khâu quảng bá cho thương hiệu đó cần phải được thực hiện ngay
sau đó. Các doanh nghiệp có thể cùng nhau xây dựng một phịng trưng bày sản phẩm
ảo quy mơ lớn. Phịng trưng bày đó chính là một trang web chung, nơi có vai trị giới
thiệu thương hiệu và các sản phẩm Bát Tràng cũng như cung cấp dịch vụ có chất lượng
tới các khách hàng hiện tại và tiềm năng.
Làm thế nào để có được trang web đem lại hiệu quả luôn là vấn đề gây đau đầu
của doanh nghiệp. Cái thiếu hiện nay của doanh nghiệp Bát Tràng là một kế hoạch dài
hơi cho xây dựng, marketing và duy trì các website mang tầm chiến lược. Dựa trên cơ
sở đó, dưới đây chúng tơi xin đề xuất một phương án với sáu bước tiến hành cụ thể như
sau:
Thứ nhất là vấn đề mở mang nhận thức của doanh nghiệp: Doanh nghiệp cần thể
hiện ra rằng họ đã sẵn sàng cho sân chơi mới mẻ đầy tiềm năng này. Ai cũng biết rằng
không thể bắt DN ứng dụng CNTT nếu như chính họ khơng nhận thấy đấy là điều cần
thiết. Một khi các nhà lãnh đạo DN nhận thức được tiềm năng kinh tế thực sự của việc
23


triển khai TMĐT thì những đầu tư liên quan đến nguồn lực và tài chính sẽ dễ dàng
được thơng qua.
Thứ hai, đầu tư tạo dựng một website cho riêng mình là điều kiện cần cho mỗi
doanh nghiệp. Website chính là phịng trưng bày sản phẩm của mỗi doanh nghiệp. Do
đó khi xây dựng, website cần đảm bảo mang đến cho khách hàng những thông tin tốt
nhất về sản phẩm. Nội dung website cịn sơ sài và thiếu thơng tin trầm trọng chính là

điểm yếu mà các doanh nghiệp Bát Tràng cần chú ý và sửa đổi. Yếu tố mỹ thuật cũng
rất quan trọng để thu hút sự chú ý của khách hàng. Tuy nhiên trên thực tế những
website nổi tiếng trên thế giới về doanh số bán đều là những website được thiết kế rất
đơn giản về mỹ thuật, quan trọng là bố trí thơng tin sao cho người xem dễ dàng tìm
được điều họ muốn một cách nhanh nhất và cung cấp đủ chức năng đáp ứng nhu cầu
của người xem. Tính năng dễ sử dụng ln được đề cao.
Thứ ba là sau khi đã có một website tốt, chiến lược tiếp theo của doanh nghiệp là
một chiến lược marketing cho trang web thật hiệu quả. Có như vậy họ mới mong có
nhiều khách hàng thường xuyên truy cập vào website và mua hàng. Có những sai lầm
mà website mắc phải là được xây dựng theo kiểu “cứ làm rồi sẽ có người đến thăm”.
Đó là lối mịn cần tránh mắc phải với mỗi doanh nghiệp. Kế hoạch marketing có thể
được đưa ra như sau:
 Quảng bá qua banner trên các trang web có tiếng khác để tăng nhận thức
người dùng về tên tuổi.
 Đăng ký lên các search engine (cơng cụ tìm kiếm)
 Đăng ký liên kết vào các danh bạ.
 Thiết lập các bản tin định kỳ nhằm thiết lập quan hệ thường xuyên với khách
hàng: gửi thư chào hàng, giới thiệu sản phẩm định kỳ, thông tin bán hàng, khuyến mại.
Doanh nghiệp càng tạo được mối liên hệ thường xuyên bền chặt với khách hàng bao
nhiêu, cơ hội quảng bá sản phẩm đến nhiều người càng tăng bấy nhiêu
Thứ tư là về yêu cầu nhân sự chuyên môn, đối với những doanh nghiệp gốm sứ
vừa và nhỏ chỉ cần sử dụng một vài nhân sự có chun mơn về Thương mại điện tử (lập
trình web, thiết kế web, cập nhật thông tin, hỗ trợ khách hàng, marketing qua mạng, an
toàn mạng...). Do phần lớn các doanh nghiệp không chuyên về lĩnh vực Công Nghệ
Thông Tin cho nên doanh nghiệp nên chọn đối tác cung cấp dịch vụ thiết kế, lập trình
website, an tồn mạng. Việc cập nhật thông tin, marketing qua mạng, hỗ trợ khách hàng
phải là việc do doanh nghiệp đảm trách thường xuyên và chuyên nghiệp thì mới mang
lại hiệu quả tốt nhất. Việc bỏ bê hoặc giao phó trách nhiệm này cho đối tác khác có thể
gây ra nhiều thiệt hại như đã phân tích ở những phần trên.
Thứ năm là khâu hỗ trợ khách hàng cần được quan tâm đúng mức. Đây là khâu

24


×